Đề thi nhân viên Tín dụng vào Eximbank

pdf 4 trang nguyendu 8150
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi nhân viên Tín dụng vào Eximbank", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_nhan_vien_tin_dung_vao_eximbank.pdf

Nội dung text: Đề thi nhân viên Tín dụng vào Eximbank

  1. © taichinh2a.com – www.taichinh2a.com Chúc các bạn thành công! $$$ Đề thi nhân viên tín dụng vào Eximbank Ngày thi: 23/8/2010 Phần thi: Nghiệp vụ Thời gian thi: 90 phút Trong đợt thi này, các thí sinh phải thi 2 bài: Thi nghiệp vụ (90') và thi tiếng Anh (60'). Hiện ko có đề tiếng Anh. Chỉ có đề nghiệp vụ dưới đây. 1. Bạn là nhân viên tín dụng. Bạn yêu cầu doanh nghiệp vay vốn nộp những hồ sơ, giấy tờ nào? Trong số hồ sơ, giấy tờ đó theo anh/chị hồ sơ, giấy tờ nào là quan trọng nhất? Vì sao? 2. Phân biệt rủi ro của L/c trả ngay và L/c trả chậm 3. Trong nguyên tắc 5C của tín dụng. Anh/chị coi trọng chữ C nào nhất? Vì sao? 4. Trong báo cáo tài chính của DN, cần phân tích những nhóm chỉ tiêu nào? === NHẬN XÉT ĐỀ: - Đề thi rất cơ bản - Đề thi không đánh đố, các thí sinh tha hồ 'chém gió'. Tuy nhiên, chém cũng phải biết gạch ý để viết, đừng dài dòng sẽ dính ngay 'vỏ chuối' - Đề thi Eximbank lần nào cũng vậy, xác suất có 1 câu hỏi về L/C là 80%. Các bạn chú ý học về L/C khi đi thi tại Eximbank. GỢI Ý GIẢI ĐỀ:
  2. Câu 1: Hồ sơ vay vốn phân biệt đối với 2 loại khách hàng: Cá nhân và Doanh nghiệp a) Đối với Cá nhân, hồ sơ vay vốn gồm có: 1. Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn (theo mẫu của ngân hàng). 2. Hồ sơ pháp lý cá nhân: Chứng minh thư người vay, người hôn phối và bên bảo lãnh. Sổ hộ khẩu (hoặc hộ chiếu) Giấy đăng ký kết hôn (hoặc không cần nếu trong sổ hộ khẩu đã nhập tên vợ và chồng) Giấy xác nhận độc thân của UBND phường nơi cư trú (nếu chưa có vợ/ chồng) Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập DN tư nhân (nếu có). 3. Hồ sơ tài chính Bản sao kê lương 3 tháng gần nhất (Cần thiết thì sẽ là bảng lương có đóng dấu xác nhận của công ty) Các kê khai thu nhập hợp pháp khác như: + Hợp đồng sở hữu xe (Giấy phép đăng ký xe, hợp đồng mua bán ) + Hợp đồng sở hữu nhà ở, đất ở (Sổ đỏ, sổ hồng, hợp đồng mua bán ) + Các hợp đồng sở hữu động sản, bất động sản khác có giá trị cho thuê mua. (biên lai thuế, hóa đơn, chứng từ, hợp đồng mua bán, ) 4. Phương án vay vốn và các hồ sơ thuyết minh mục đích sử dụng vốn, bao gồm: Kinh nghiệm kinh doanh và năng lực kinh doanh của cty (nếu bạn mở DN tư nhân): vốn hiện tại, tài sản hiện tại, báo cáo tài chính, hợp đồng đã ký, doanh số, bằng cấp của bạn. Phương án kinh doanh mà theo đó, bạn sẽ sử dụng vốn của ngân hàng, và vốn của bạn có để đưa vào cùng triển khai (tỷ lệ đẹp mà ngân hàng thích là 50/50)
  3. 5. Hồ sơ Tài sản thế chấp cầm cố 1) Trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo - Giấy cam kết của khách hàng về việc thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi được đơn vị trực tiếp cho vay yêu cầu (theo các quy định của pháp luật). Thông thường nội dung cam kết này có thể thể hiện thành một điều khoản trong hợp đồng tín dụng. - Chỉ định của Chính phủ về việc cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng (nếu việc cho vay không có bảo đảm theo chỉ thị của Chính phủ) 2) Trường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng Tuỳ từng loại tài sản có các giấy tờ khác nhau. Trong đó một số loại giấy tờ chủ yếu gồm: - Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Trong đó, một số loại chủ yếu như sau: Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu: Giấy tờ bản chính quyền sở hữu tài sản. Phương tiện vận tải tầu thuyền: Giấy chứng nhận đăng ký, giấy phép lưu hành. Đất đai và tài sản gắn liền trên đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan đến tài sản gắn liền trên đất. Hoá đơn, vận đơn chứng từ liên quan, các biên bản bàn giao, quyết định giao tài sản (nếu tài sản do cấp trên của khách giao) Các chứng từ có giá ( sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu ) - Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản ( nêú tài sản phải bảo hiểm theo quy định của pháp luật). - Các loại giấy tờ khác liên quan. 3) Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay - Giấy cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay trong đó nêu rõ quá trình hình thành tài sản và bàn giao ngay các giấy tờ liên quan đến tài sản khi được hình thành.
  4. - Công văn của Chính phủ cho phép được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (nếu việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo chỉ thị của Chính phủ). 4) Trường hợp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba Ngoài các giấy tờ như điểm (2) còn cần có: - Cam kết bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba để khách hàng vay vốn. 5. Hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng b) Đối với Doanh nghiệp, hồ sơ vay vốn gồm có: 1. Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng). 2. Hồ sơ pháp lý doanh nghiệp: Giấy phép thành lập nếu doanh nghiệp thành lập trước 01/01/2000. Giấy đăng ký kinh doanh (hoặc giấy phép đầu tư nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Điều lệ công ty (nếu có). Quyết định bổ nhiệm Giám đốc. Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng (nếu có). Giấy chứng nhận đăng ký thuế.