Tài liệu Thuế - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

doc 59 trang nguyendu 4310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Thuế - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_thue_thue_thu_nhap_doi_voi_nguoi_co_thu_nhap_cao.doc

Nội dung text: Tài liệu Thuế - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

  1. BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Chuyên đề: THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO (Tài liệu dùng cho công chức mới vào ngành Thuế) HÀ NỘI – NĂM 2007
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Phần I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của thuế thu nhập cá nhân ở các nước trên Thế giới 1.2. Sự ra đời và hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở việt nam - Thời kỳ phong kiến, thực dân trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Thuế thu nhập ở miền Nam Việt Nam trước 30/04/1975 - Thuế lợi tức ở miền Bắc Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1990 - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (năm 1991) 2. KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1. Khái niệm thu nhập 2.2. Phân loại thu nhập 2.3. Thu nhập chịu thuế 2.4. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân 2.5. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 3. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Phần II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO 1. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ: 1.1. Người Việt Nam 1.2. Người nước ngoài 2. THU NHẬP CHỊU THUẾ, THU NHẬP KHÔNG THUỘC DIỆN CHỊU THUẾ 2.1. Thu nhập chịu thuế 2.1.1. Thu nhập thường xuyên 2.2.2. Thu nhập không thường xuyên 2.2. Các khoản thu nhập tạm thời chưa thu thuế 2.3. Thu nhập không chịu thuế 3. CĂN CỨ TÍNH SỐ THUẾ PHẢI NỘP: 3.1. Xác định thu nhập chịu thuế a/ Xác định thu nhập thường xuyên chịu thuế b/ Xác định thu nhập không thường xuyên chịu thuế 3.2. Thuế suất (%), Biểu thuế luỹ tiến từng phần a/ Đối với thu nhập thường xuyên 2
  3. b/ Đối với thu nhập không thường xuyên 4. VỀ MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO 5. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG 5.1. Xử lý vi phạm 5.2. Khen thưởng 6. KHIẾU NẠI, THỜI HIỆU 6.1. Khiếu nại 6.2. Thời hiệu Phần III. QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO 1. Tổ chức quản lý thu thuế TNCNNN: a/ Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập): b/ Đối với các trường hợp khác ngoài các trường hợp nêu trên (cá nhân hành nghề độc lập, ) thì cá nhân tự đăng ký, kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế. c/ Trách nhiệm của cơ quan thuế: d/ Trách nhiệm của các tổ chức đón tiếp, quản lý người nước ngoài xuất cảnh. đ/ Tách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước. 2. Thủ tục đăng ký cấp và sử dụng mã số thuế cá nhân 3.2.1. Quy định về mã số thuế 3.2.2. Kết cấu mã số thuế 3.2.3. Đăng ký mã số thuế - Mã số thuế đối với cơ quan chi trả thu nhập - Mã số thuế đối với cá nhân 3. Thủ tục kê khai, nộp thuế 3.1. Đối tượng kê khai thuế 3.2. Thủ tục về đăng ký nộp thuế 3.3. Nơi kê khai thuế, nộp thuế 3.4. Thủ tục kê khai, nộp thuế 3.4.1. Kê khai và nộp thuế đối với thu nhập thường xuyên a/ Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập b/ Kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế 3.4.2- Kê khai, nộp thuế đối với thu nhập không thường xuyên 3.5. Thời hạn kê khai, nộp thuế 4. Thủ tục quyết toán thuế 4.1. Nguyên tắc quyết toán thuế 4.2. Các Tờ khai quyết toán thuế năm 3
  4. 4.2.1. Trường hợp cá nhân nộp thuế thông qua cơ quan chi trả`thu nhập 4.2.2. Đối với cá nhân trực tiếp nộp thuế tại cơ quan Thuế 4.3. Nội dung quyết toán thuế: a/ Đối với người Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam b/ Đối với người nước ngoài b.1/ Xác định thời gian cư trú b.2/ Xác định số thuế phải nộp 4.4. Thủ tục về quyết toán thuế 4.4.1. Quyết toán tại cơ quan chi trả thu nhập 4.4.2. Quyết toán tại cơ quan thuế 4.4.3. Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế năm 4.4.4. Quy trình quyết toán thuế Bước 1/ Nhận báo cáo quyết toán thuế Bước 2/ Kiểm tra thủ tục hồ sơ quyết toán thuế Bước 3/ Nhập quyết toán thuế Bước 4/ Phân tích, đối chiếu số liệu báo cáo quyết toán thuế tại cơ quan thuế Bước 5/ Điều chỉnh báo cáo quyết toán thuế 5. Thủ tục miễn giảm thuế 6. Thủ tục thoái trả thuế 6.1. Đối tượng được thoái trả thuế TNCNNN 6.2. Hồ sơ đề nghị thoái trả tiền thuế 6.3. Quy trình thoái trả thuế Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thoái trả thuế Bước 2: Kiểm tra thủ tục hồ sơ thoái trả thuế Bước 3: Kiểm tra số liệu của hồ sơ thoái trả thuế Bước 4: Lập chứng từ uỷ nhiệm chi thoái trả thuế Bước 5: Lập báo cáo về việc thoái trả thuế và lưu hồ sơ thoái trả thuế 6.4. Thời hạn thoái trả tiền thuế 6.5. Quản lý và thoái trả tiền thuế TNCNtừ tài khoản tạm thu 6.5.1/ Tài khoản tạm thu 6.5.2/ Quy định cụ thể về quản lý tài khoản tạm thu 7. Chứng từ nộp thuế 7.1. Giấy nộp tiền vào NSNN 7.2. Biên lai thuế thu nhập (Mẫu số CTT 10b) 7.3. Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập (mẫu số CTT 54) TÀI LIỆU THAM KHẢO 4
  5. LỜI MỞ ĐẦU Cùng với quá trình chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nền kinh tế mở, sản xuất kinh doanh trong nước và đầu tư nước ngoài đều tăng mạnh, đời sống kinh tế xã hội có những bước chuyển biến đáng kể, nhưng kèm theo đó là phát sinh chênh lệch về mức sống ngày càng rõ rệt, đã xuất hiện mâu thuẫn mới về tiền lương giữa các đơn vị, nhất là khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, hệ thống chính sách thuế được cải cách bước 1 (năm 1990). Bên cạnh Luật Thuế lợi tức áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, Quốc hội uỷ quyền cho Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có vai trò tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước, là công cụ phân phối đảm bảo công bằng xã hội, góp phần quản lý thu nhập dân cư và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuế thu nhập cá nhân) được ban hành ngày /12/1990 và có hiệu lực thi hành ngày /4/1991, điều chỉnh thu nhập của những người làm công ăn lương, nên đối tượng nộp thuế không chỉ các cá nhân làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh mà cả trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức không kinh doanh và không chỉ là người Việt Nam mà điều chỉnh cả đối với người nước ngoài công tác làm việc tại Việt Nam có phát sinh thu nhập chịu thuế. Đồng thời, phương pháp quản lý thuế TNCN chủ yếu là khấu trừ tại nguồn và quyết toán thuế năm với cá nhân nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, nên việc quản lý thuế thu nhập cá nhân rất phức tạp. Do vậy, mỗi công chức, viên chức thuế cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về thuế TNCN và các quy trình, thủ tục trong quản lý thuế TNCN. Tài liệu bồi dưỡng này nhằm trang bị, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thuế mới vào ngành Thuế các kiến thức cơ bản về thuế TNCN và cụ thể về một số kỹ năng cơ bản để thực hiện việc quản lý thuế TNCN ở Việt Nam, tạo cho công chức mới định hướng tự hoàn thiện trong quá trình công tác và để kết thúc khoá học, học viên sẽ làm được cán bộ quản lý thuế TNCN. 5
  6. Phần I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của thuế thu nhập cá nhân ở các nước trên Thế giới Thuế thu nhập cá nhân (còn gọi là thuế thu nhập dân cư, dưới đây viết tắt là thuế TNCN) là loại thuế phổ biến trên Thế giới và có lịch sử hàng trăm năm. Thời kỳ mới ban hành, các Chính phủ thường đánh thuế vào đối tượng dễ đo lường được như đánh thuế trên đất đai, tài sản, hàng hoá hữu hình, các hàng hoá và tàu biển, hoặc số lượng cửa sổ hoặc lò sưởi trong một toà nhà. Thuế thu nhập cá nhân được đưa ra và áp dụng lần đầu tiên tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó là ở Vương quốc Anh vào năm 1799 và ở Phổ vào năm 1808. Việc các nước đánh thuế TNCN lúc đó là chủ yếu nhằm tạo ra nguồn thu tài trợ cho cuộc chiến chống Napoléon và đầu tiên nó được xem như là khoản thuế lợi nhuận tính theo đầu người. Thuế TNCNNN hoàn chỉnh được chính thức ban hành ở Anh vào năm 1842, sau đó được các nước tư bản phát triển áp dụng như: ở Nhật Bản áp dụng vào năm 1887, Hoa Kỳ bắt đầu áp dụng thuế thu nhập vào năm 1864 trong thời kỳ nội chiến nhưng bị gián đoạn vào năm 1872 và áp dụng trở lại vào năm 1913, ở Pháp áp dụng vào năm 1914; các nước Châu Á như Thái Lan bắt đầu áp dụng vào năm 1939, ở Phi-líp-pin năm 1945, Hàn Quốc năm 1948, In-đô-nê-sia năm 1949, Trung Quốc năm 1984; các nước Đông Âu mới áp dụng như: Ru-ma-ni năm 1990, Nga năm 1991, Ba Lan năm 1992 Đến nay, đã có khoảng 180 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập cá nhân đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của nhiều nước, nhất là các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều coi thuế thu nhập cá nhân là một trong những sắc thuế có tầm quan trọng đặc biệt trong việc huy động nguồn thu ngân sách, thực hiện phân phối công bằng xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng có một số nước không áp dụng thuế TNCN như: Bahrain, Cô-oét, Brunei, Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, số người nộp thuế thu nhập cá nhân khoảng 1 triệu người; năm 1939, số người nộp thuế là 5 triệu người thì đến năm 1980 số người nộp thuế này là khoảng 100 triệu người và hiện nay thuế này mang tính đại chúng và tạo nên nguồn thu chủ yếu tại các nước phát triển. Sự cải cách về thuế ở các nước đã cho thấy sự giảm dần về thuế suất cao nhất cũng như số lượng thuế suất trong biểu thuế suất, nhưng mức tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước không giảm đi mà trái lại ngày càng tăng lên. Thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng gần 40% trong tổng thu thuế của Ngân sách Liên bang Mỹ, Tây Ban Nha 38%, Anh 35%, Đan Mạch 50%. Các nước đang phát triển trên thế giới số thu thuế thu nhập cá nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách nhà nước. 1.2. Sự ra đời và hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở việt nam 6
  7. - Thời kỳ phong kiến, thực dân trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945: Thời kỳ này, trên 90% dân số Việt Nam là nông dân. Hai sắc thuế chủ yếu đối với người nông dân là thuế ruộng (thuế điền) và thuế thân (thuế đinh), thực chất là thuế TNCN ra đời từ năm 1378 dưới thời nhà Trần. Thuế được áp dụng với mọi công dân là nam giới từ 18 tuổi trở lên. Mức thuế phải nộp cho mỗi đinh là 3 quan tiền/năm (tương đương 54 kg thóc). Theo báo cáo của Bộ Hộ (phụ trách thu chi tài chính quốc gia) thời Gia Long năm thứ 18 (năm 1819) trong cả nước gồm 26 tỉnh ghi được vào sổ thuế khoảng 600.000 dân đinh nộp thuế thân và khoảng trên 1 triệu ha ruộng cả công và tư nộp thuế điền. - Thuế thu nhập ở miền Nam Việt Nam trước 30/04/1975: Từ năm 1972, chính quyền Sài Gòn đã ban hành thuế lợi tức mang tính chất là một khoản thuế thu nhập và phân biệt: Đối với thể nhân là thuế lợi tức tổng hợp của từng hộ gia đình bao gồm cả lợi tức doanh nghiệp tư nhân và thuế lương bổng; Đối với pháp nhân, có thuế lợi tức công ty và tiền lời được chia về chứng khoán. - Thuế lợi tức ở miền Bắc Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1990: Từ cuối năm 1951, trong chính sách thuế đầu tiên dưới chính quyền Cách mạng, tuy chưa có thuế TNCN nhưng có thuế lợi tức, một dạng thuế TNCN chỉ đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (năm 1991): Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nền kinh tế mở, sản xuất kinh doanh trong nước và đầu tư nước ngoài đều tăng mạnh, đời sống kinh tế xã hội có những bước chuyển biến đáng kể, nhưng kèm theo đó là sự phát sinh chênh lệch về mức sống ngày càng rõ rệt, đã xuất hiện mâu thuẫn mới về tiền lương, tiền công giữa các đơn vị, nhất là khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, hệ thống chính sách thuế được cải cách bước 1 (năm 1990), bên cạnh Luật Thuế lợi tức áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, Quốc hội uỷ quyền cho Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 27/12/1990 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/1991, nhằm động viên sự đóng góp của những cá nhân có thu nhập cao. Trong quá trình thực hiện đến nay Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã có năm lần sửa đổi, bổ sung vào tháng 6/1994, tháng 2/1997, tháng 7/1999, tháng 5/2001 và tháng 3/2004. Các lần sửa đổi Pháp lệnh thuế TNCN nêu trên đã mở rộng phạm vi thu thuế thu nhập cá nhân sang các khu vực hưởng lương khác tại các doanh nghiệp trong nước và một số cơ quan của nhà nước, cá nhân có thu nhập cao, tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế, nhưng chủ yếu các lần sửa đổi vẫn là sửa mức khởi điểm tính thuế, thuế suất, giãn cách thu nhập chịu thuế giữa các bậc thuế của biểu thuế. Thuế TNCN nước ta có đóng góp ngày càng tăng vào tổng số thu từ thuế cho NSNN. Như vậy, ở Việt Nam cho đến nay chưa có Luật thuế thu nhập cá nhân như các quốc gia khác trên thế giới, mà chỉ có Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 7
  8. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành được thực hiện theo Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Nghị định số 147/NĐ-CP ban hành ngày 23/7/2004 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 và Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004, Thông tư số 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 81/2004/TT-BTC và Thông tư số 41/2006/TT-BTC ngày 12/5/2006 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế nhà đất, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và thuế môn bài. 2. KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1. Khái niệm thu nhập Hiện nay, chưa có một định nghĩa đầy đủ, tổng hợp nhất về thu nhập, trên thế giới còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thu nhập, tuỳ theo mục đích nghiên cứu các nhà kinh tế có những quan niệm khác nhau về thu nhập dưới các góc độ khác nhau. Chẳng hạn: - Lý thuyết về sự bổ sung tài sản, thường quan tâm đến sự tăng thêm về tiềm lực kinh tế mà không quan tâm đến tính thường xuyên của thu nhập. Đại diện cho lý thuyết này là G.Schant, coi thu nhập là khả năng kinh tế sẽ được bổ sung cho một người nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. - Hai nhà kinh tế người Anh là R.M.Haig và H.C.Simons đầu thế kỷ XX đưa ra định nghĩa về thu nhập (sau này còn gọi là định nghĩa Haig-Simons) cho rằng thu nhập là tổng giá trị của cải ròng tăng lên của một cá nhân cộng với sự tiêu dùng của người đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm. - Các nhà kinh tế học hiện đại, dựa trên cơ sở định nghĩa Haig-Simons, đưa ra hai quan niệm mới về thu nhập làm cơ sở đánh thuế thu nhập cá nhân, đó là: Quan niệm “thu nhập bao quát” cho rằng, thu nhập là mọi khoản thu nhập ròng từ các nguồn sau khi đã khấu trừ các chi phí để tạo ra chúng, từ đó hình thành một phương thức tính thuế trên tổng tài sản ròng, nghĩa là đánh thuế vào tất cả các lợi ích nhận được, bao gồm cả các lợi ích ngẫu phát-lợi ích có tính chất nhất thời. Quan niệm “thu nhập hạn hẹp” dựa trên cơ sở thu nhập chỉ giới hạn trong những lợi ích phát sinh lặp đi lặp lại, có tính chất liên tục để hình thành một phương thức tính thuế thu nhập dựa trên các nguồn phát sinh thu nhập. Đại diện cho trường phái này là nhà kinh tế học người Mỹ Paul.A.Samuelson đã đưa ra một khái niệm thu nhập tương đối hoàn chỉnh: Thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Thuật ngữ “tiền” ở đây được hiểu là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hay hiện vật được tính thành tiền, nó bao gồm cả phần sản xuất để tự tiêu dùng, nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, 8
  9. dịch vụ, từ lao động hoặc không từ lao động, từ quyền sở hữu về tài sản, về tiền mà có hoặc tiêu dùng các dịch vụ không phải thanh toán. - Về kinh tế, khái niệm thu nhập thường dựa trên cơ sở “lý thuyết về nguồn tài sản” và “lý thuyết về sự tăng thêm tài sản thuần tuý”. Theo lý thuyết về nguồn tài sản thì thu nhập là tổng giá trị của những của cải, tài sản được bổ sung hàng năm cho từng người hoặc từng doanh nghiệp từ những nguồn kinh doanh hay lao động ổn định mang lại. Theo lý thuyết về sự tăng thêm tài sản thuần tuý thì thu nhập là tổng đại số các giá trị trên thị trường của các nguồn lợi được hưởng dưới dạng tiêu dùng và những thay đổi giá trị thuộc các nguồn sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, trường phái thứ hai (thu nhập theo lý thuyết về sự tăng thêm tài sản thuần tuý) được nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ hơn, nhưng nó có nhược điểm là nếu xác định thu nhập căn cứ vào thu nhập quy đổi từ tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ do tự sản xuất hay sở hữu tài sản thì khó thuyết phục để người nộp thuế tuân thủ. Mặt khác, theo trường phái này cũng gây khó khăn cho cơ quan quản lý và định kỳ phải xác định giá trị ban đầu, giá trị tăng thêm trong tổng số tài sản của người nộp thuế. - Về thuế, dựa vào nguyên tắc sự gia tăng giá trị phải thực sự phát sinh trước khi nó được đưa vào tính thu nhập, mỗi nước đưa ra định nghĩa riêng trong luật thuế thu nhập của nước mình. Có thể khái quát: Thu nhập là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật của tổ chức hoặc cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ lao động, từ quyền sở hữu, sử dụng tài sản, tiền vốn mà có hoặc các khoản thu nhập khác mà xã hội dành cho. 2.2. Phân loại thu nhập Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu hay đáp ứng các yêu cầu quản lý, các khoản thu nhập thường được phân loại dựa theo các tiêu thức chủ yếu sau đây: nguồn tạo ra thu nhập, tính đều đặn hay không đều đặn của việc phát sinh thu nhập của các chủ thể, phạm vi lãnh thổ phát sinh thu nhập, chủ thể được hưởng thu nhập và tính pháp lý của thu nhập. - Căn cứ vào nguồn tạo ra thu nhập, có các loại: + Thu nhập từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả thu nhập từ những dịch vụ, hành nghề mang tính chất độc lập của các thầy thuốc, bác sỹ, luật sư, kỹ sư, kiến trúc sư, nha sỹ, kiểm toán viên, ca sỹ, nghệ sỹ + Thu nhập từ lao động chân tay hay trí óc là thu nhập từ tiền công, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập từ hiện vật hay phúc lợi nhận được do đối tượng sử dụng lao động trả. + Thu nhập từ tài sản hoặc tiền vốn là thu nhập từ cho thuê tài sản, tiền bản quyền, từ góp vốn như lãi cổ phần, lãi được chia dưới mọi hình thức, thu nhập từ việc cho vay (bao gồm lãi trái phiếu, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trái phiếu 9
  10. công ty, lãi tín phiếu và lãi từ các khoản cho vay khác), thu từ chuyển nhượng tài sản (là thu nhập từ việc chuyển nhượng các cổ phần, trái phiếu công ty, tín phiếu, trái phiếu, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia góp vốn và tài sản khác). + Thu nhập từ đầu tư, thu nhập từ thừa kế tài sản. + Thu nhập khác: là thu nhập từ quà tặng, trúng thưởng xổ số, thu nhập nhận được từ hội thảo khoa học, hoa hồng môi giới, giảng bài, tham gia đề tài nghiên cứu và các khoản thu nhập khác. - Căn cứ vào tính đều đặn hay không đều đặn của việc phát sinh thu nhập của các chủ thể, có thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. + Thu nhập thường xuyên là những khoản thu nhập phát sinh thường xuyên, có tính đều đặn và ổn định trong một khoảng thời gian nhất định và có thể dự tính được (như tiền công, tiền lương, ); + Thu nhập không thường xuyên là các khoản thu nhập chỉ phát sinh đột xuất, theo từng lần, từng đợt riêng lẻ, không có tính chất đều đặn trong thời kỳ nhất định (như trúng thưởng sổ xố, thu nhập về chuyển giao công nghệ, ). - Căn cứ vào chủ thể được hưởng thu nhập, có thu nhập cá nhân, thu nhập công ty (hay thu nhập doanh nghiệp), thu nhập của Chính phủ, - Căn cứ phạm vi lãnh thổ phát sinh thu nhập, có thu nhập phát sinh ở trong nước và thu nhập phát sinh từ nước ngoài. - Căn cứ vào tính pháp lý của thu nhập, mà chúng có thể được chia thành thu nhập hợp pháp và thu nhập không hợp pháp. + Thu nhập hợp pháp là thu nhập được tạo ra từ hoạt động hợp pháp và được Nhà nước kiểm sóat, bảo vệ. + Thu nhập không hợp pháp là thu nhập được tạo ra từ hoạt động bất hợp pháp nên Nhà nước không thể kiểm sóat được và do đó không được pháp luật bảo vệ. Việc phân loại, phân tích về nguồn gốc, tính chất của các khoản thu nhập để có thể áp dụng cách thức tính thu nhập chịu thuế, áp thuế suất và đánh thuế phù hợp với từng khoản. Thông thường thì thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được loại trừ các khoản chi phí cần thiết để tạo ra thu nhập. Thu nhập không từ tài sản, kinh doanh thì không được loại trừ khoản chi phí nào hoặc chỉ được trừ một số khoản chi phí theo quy định (như chi phí nghề nghiệp hoặc chi phí cho những người phải nuôi dưỡng, ). Mặc dù có nhiều nguồn thu nhập nhưng trong thực tế không phải toàn bộ thu nhập nêu trên đều là đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế. 2.3. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập làm cơ sở tính thuế thu nhập và được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập nhận được sau khi miễn trừ một số khoản chi phí nhất định. 10
  11. Tuỳ theo chính sách thuế thu nhập của mỗi nước mà nội dung, phương pháp xác định các khoản miễn trừ, thu nhập chịu thuế có sự khác nhau. Mức động viên nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quan điểm và mục tiêu điều tiết đối với từng loại thu nhập khác nhau. Do vậy, có khoản thu nhập ở quốc gia này thuộc diện tính thuế nhưng ở quốc gia khác lại không bị tính thuế. 2.4. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân Đến nay, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về thuế TNCN nhưng khái niệm chung nhất: Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Về bản chất, thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế. Điều đó có nghĩa là người nộp thuế cũng là người chịu thuế. Cá nhân khó có thể chuyển thuế được sang cho chủ thể khác. Thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế là thu nhập sau khi đã giảm trừ các khoản chi phí liên quan để tạo ra thu nhập, các khoản giảm trừ mang tính chất xã hội và các khoản giảm trừ khác. 2.5. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân - Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của người nộp thuế; người nộp thuế đồng nhất với người chịu thuế nên khó có thể chuyển gánh nặng thuế sang cho người khác. - Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế và liên quan đến hầu hết mọi cá nhân trong xã hội. - Thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước cao, nhất là ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển. - Thuế TNCN là loại thuế luôn gắn liền với chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Khi tính thuế có xem xét đến hoàn cảnh cá nhân của người nộp thuế bằng việc quy định một số khoản được khấu trừ có tính chất xã hội trước khi tính thuế. - Thuế TNCN thường được tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần vì xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết mạnh người có thu nhập cao và động viên sự góp vốn của những người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình góp phần thực hiện công bằng xã hội. - Thu nhập thông thường được xác định mỗi năm một lần, do đó thuế thu nhập cũng được tính toán xác định chung cho cả năm theo năm dương lịch. Tuy nhiên, thuế thu nhập cũng có thể xác định hằng quý hoặc 6 tháng một lần. 3. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 11
  12. Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng sau đây: Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp trong xã hội. Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã hội của một quốc gia. Mặc dù về quan điểm hoàn thiện chính sách thuế là cần phải xây dựng một chính sách thuế có tính trung lập, không nhằm nhiều mục tiêu khác nhau, nhưng trong thực tế chưa có quốc gia nào tách rời hẳn chính sách thuế thu nhập cá nhân với một số chính sách xã hội. Sự công bằng được biểu thị bởi biểu thuế luỹ tiến từng phần, mức điều tiết về thuế tăng dần đều, người có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều. Chính sách xã hội thể hiện thông qua cơ chế chiết trừ gia cảnh. Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân là một công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn định cho ngân sách nhà nước. Thuế TNCN là một loại thuế có độ co giãn theo thu nhập tương đối lớn nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng không ngừng tăng lên, nếu có chính sách động viên hợp lý, ổn định thì không cần phải thường xuyên thay đổi mà vẫn thu được một mức thu mong muốn. Do sự ổn định trong mức huy động thuế đã tạo ra một môi trường phù hợp với mục tiêu đầu tư kinh tế dài hạn của quốc gia, góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận nhiều, tạo ra mức thu nhập ngày càng cao từ đó tạo nguồn thu ngày càng tăng trưởng cho ngân sách nhà nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế cũng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến cơ cấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích luỹ trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ góp phần nâng cao tỷ trọng thu nội địa để ổn định thu cho ngân sách nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng số thu ngân sách tại các nước trong khối ASEAN, như: Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Phi-lip-pin khoảng 12-16%, các nước đang phát triển khoảng 13-14%, các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức khoảng 30-40% . Tỷ trọng thuế thu nhập của cá nhân (bao gồm cả 3 sắc thuế như đã nêu ở trên) tại Việt Nam hiện nay khoảng 4,1%, riêng thuế TNCNđã đóng góp nguồn thu và ngân sách nhà nước ngày càng tăng: năm 1991 là 62 tỷ, năm 1992 là 153 tỷ, đến năm 1998 là 1.550 tỷ, năm 2005 là 4.400 tỷ và năm 2006 là 5.100 tỷ. Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân có vai trò điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm. Thuế TNCN không chỉ là công cụ huy động nguồn thu ngân sách nhà nước, thực hiện công bằng xã hội, mà còn là một trong những công cụ quan 12
  13. trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua mức thuế TNCNNN và chế độ miễn giảm thuế có thể khuyến khích đầu tư, tiết kiệm Thu nhập xã hội thường được sử dụng chủ yếu vào 3 nội dung: tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm. Nếu ký hiệu Y là thu nhập, C là tiêu dùng, I là đầu tư, S là tiết kiệm, ta có công thức: Y=C+I+S. Những nội dung này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thuế thu nhập cá nhân động viên trực tiếp vào thu nhập của cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc "lợi ích", "công bằng" và "khả năng nộp thuế". Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về luật pháp thể chế, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự , đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế. Nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ: người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ các nguồn khác nhau đều được điều chỉnh thống nhất trong một chính sách thuế; người có thu nhập thấp chưa phải nộp thuế. Bên cạnh đó, trong thời gian qua ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên, nhưng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng (trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2004, khoảng cách này đã tăng từ 3,7 lần lên đến 13,5 lần). Như vậy, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lý, công bằng, hiệu quả của hệ thống chính sách thuế và hạn chế sự gia tăng khoảng cách chênh lệch giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư; đồng thời Nhà nước sẽ nắm được thông tin về thu nhập của cá nhân. Thông qua đó, vừa thực hiện động viên nguồn lực vừa góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân góp phần quản lý thu nhập dân cư Thông qua việc kiểm tra, xác minh thu nhập tính thuế TNCNNN, cơ quan Thuế có thể phát hiện những khoản thu nhập hợp pháp, không hợp pháp để có những biện pháp xử lý phù hợp. Qua tài liệu, số liệu về thuế TNCNNN giúp cho Chính phủ có thêm cơ sở để đánh giá khái quát về tình hình thu nhập xã hội, về cơ cấu thu nhập dân cư để đề ra các chính sách kinh tế-xã hội phù hợp. Qua thời gian thực hiện thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ở Việt Nam, bước đầu đã tạo cho mọi người dân làm quen với việc kê khai thu nhập và nhận thức được trách nhiệm về đóng thuế thu nhập, một loại thuế phổ biến trên thế giới và cũng là tiền đề trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt nam. 13
  14. Phần II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO Chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành được quy định tại Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19/5/2001 và được sửa đổi bổ sung một số điều tại Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004; Nghị định số 147/2004/TT-BTC ngày 23/7/2004 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính số 81/12004/TT-BTB ngày 13/8/2004, số 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 và số 41/2006/TT-BTC ngày 12/5/2006. Nội dung chủ yếu của chính sách thuế TNCNbao gồm: Đối tượng nộp thuế; Thu nhập chịu thuế, thu nhập không chịu thuế; Biểu thuế và các chế độ về miễn giảm thuế; xử lý vi phạm và khiếu nại thuế. I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ: Đối tượng nộp thuế TNCNbao gồm công dân Việt Nam, cá nhân khác định cư tại việt Nam; người nước ngoài là đối tượng cư trú (ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên) hoặc không cư trú tại Việt Nam (ở Việt Nam dưới 183 ngày) có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 1.1. Người Việt Nam. Công dân Việt nam ở trong nước hoặc đi công tác, lao động ở nước ngoài và cá nhân khác định cư tại Việt nam (là người không mang quốc tịch Việt nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt nam) có thu nhập. Như vậy, mọi công dân Việt Nam ở trong nước hay công dân đi lao động, công tác ở nước ngoài có thu nhập đều là đối tượng chịu thuế thu nhập. Quy định này xét diện rất rộng nhưng đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam lại được thu hẹp thông qua quy định công dân Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công và một số khoản thu nhập chịu thuế khác được quy định, cụ thể: - Là công dân Việt nam, có thu nhập từ tiền lương mỗi tháng trên 5 triệu đồng thì thuộc diện nộp thuế. - Là công dân việt nam, đi xuất khẩu lao động hoặc công tác có thời hạn tại các nước ký Hiệp định tránh đánh thuế trùng với Việt nam (như: Hàn quốc hoặc Nhật bản, ) thì thu nhập của họ có được tại Hàn quốc, Nhật bản không chịu thuế TNCNNN tại Việt nam. Họ chịu thuế theo luật thuế thu nhập của nước họ làm việc. Khi chuyển thu nhập về nước thì khoản thu nhập này không chịu thuế. 14
  15. - Là công dân Việt nam, đi xuất khẩu lao động hoặc công tác dài hạn tại các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế trùng với Việt nam (như: Irắc hoặc Angola, ), thì thu nhập của họ ở nước ngoài bị đánh thuế tại Việt nam, nhưng số nộp không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế TNCN Việt nam. 1.2. Người nước ngoài: Người nước ngoài vào Việt nam có nhiều dạng như vào du lịch, thăm quan, khảo sát thị trường, và đầu tư thành lập công ty liên doanh như vậy không phải mọi người nước ngoài vào Việt nam có thu nhập chịu thuế đều thuộc đối tượng chịu thuế TNCN. Vì vậy, pháp lệnh thuế thu nhập đưa ra khái niệm người nước ngoài là đối tượng cư trú hoặc không cư trú tại Việt nam. Pháp lệnh thuế TNCN quy định: “người nước ngoài được coi là cư trú tại Việt Nam nếu ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng liên tục kể từ lần đầu tiên đến Việt Nam; được coi là không cư trú nếu ở tại Việt Nam dưới 183 ngày. Ví dụ1: Về xác định tiêu thức cư trú của người nước ngoài như sau: Ông NG WEE TYE, quốc tịch singapore là trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam. Nơi thường trú: 85 Fishun street, 81#11 - 04 Singapore 768447 Số hộ chiếu: S 1220110 I do Singapore cấp ngày 17/4/2001 Số thị thực nhập cảnh: 1343020 Số lần và ngày ra vào Việt Nam như sau: Số lần Cửa khẩu Ngày đến Việt Ngày rời Việt Số ngày cư đến VN xuất nhập cảnh Nam Nam trú tại Việt Nam 1 Tân sơn nhất 10/12/2001 12/12/2001 02 2 “ 12/01/2002 17/01/2002 05 3 “ 17/02/2002 27/2/2002 10 4 “ 14/4/2002 17/4/2002 03 5 “ 23/4/2002 28/4/2002 05 6 “ 26/5/2002 28/5/2002 02 7 “ 15/6/2002 20/6/2002 05 15
  16. 8 “ 29/6/2002 04/7/2002 05 9 “ 9/9/2002 12/9/2002 03 10 “ 21/9/2002 26/9/2002 05 11 “ 12/10/2002 20/10/2002 08 12 “ 9/11/2002 21/11/2002 12 13 “ 29/11/2002 09/12/2002 10 - Số ngày cư trú tại Việt Nam: Trong phạm vi 12 tháng liên tục (năm tính thuế đầu tiên) từ 10/12/2001 đến ngày 10/12/2002 là 75 ngày. Vậy ông NG WEE TYE là đối tượng không cư trú tại Việt Nam nộp thuế 25 % thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Năm tính thuế thứ hai từ 01/01 2002 đến 31/12/2002: 73 ngày, ông NG WEE TYE là đối tượng không cư trú - Giả sử năm 2002 Ông cư trú tại Việt Nam là 190 ngày thì ông sẽ là đối tượng cư trú tại Việt Nam phải nộp thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. - Giả sử năm 2003 Ông cư trú tại Việt Nam 50 ngày và khẳng định không vào Việt Nam mà (kết thúc nhiệm kỳ công tác) thì quyết toán thuế năm 2003 sẽ tính cho số thời gian ở Việt Nam là 1 tháng 20 ngày và tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần. Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam, bao gồm: - Cá nhân nước ngoài vào Việt nam làm việc trên cơ sở hợp đồng lao động ký với tổ chức, cá nhân Việt nam; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội của nước ngoài; các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài. - Cá nhân nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt nam thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (trừ: các khoản thu nhập từ chuyển giao công nghệ; thu nhập về tiền bản quyền, thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ khác của cá nhân nước ngoài không hiện diện thương mại tại Việt nam – là đối tượng điều chỉnh của Thông tư 05/2005/TT-BTC ngày 11/01/2005 hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam). - Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt nam nhưng không có chứng từ chứng minh là cá nhân được phép hành nghề độc lập, tương ứng với các hoạt động mang lại thu nhập phát sinh tại Việt nam. (Chứng từ chứng minh là cá nhân được phép hành nghề độc lập bao 16
  17. gồm: Giấy phép hành nghề độc lập, chứng nhận đăng ký thuế hoặc mã số thuế do nước mà cá nhân nước ngoài là đối tượng cư trú ban hành.) Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài; các cá nhân hành nghề độc lập tại Việt Nam; II. THU NHẬP CHỊU THUẾ, THU NHẬP KHÔNG THUỘC DIỆN CHỊU THUẾ 2.1. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế bao gồm hai loại: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. 2.1.1. Thu nhập thường xuyên Thu nhập thường xuyên là những khoản thu nhập nhận được có tính chất đều đặn được lặp đi lặp lại hàng tháng, có tính chất ổn định nhất định, như: Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền); Tiền thưởng các hình thức: tiền, hiện vật; Thu nhập do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị; Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; thu nhập về tiền nhuận bút; thu nhập của các cá nhân không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như: thu nhập từ dịch vụ các loại; tiền nhà tính theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. a/ Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền). Riêng khoản tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội kể từ ngày 1/7/2007 thuộc diện thu nhập không chịu thuế. Các khoản tiền lương nêu trên phải được quy định cụ thể (bao gồm mức tiền và các điều kiện được hưởng) tại Hợp đồng lao động hoặc Thoả ước lao động tập thể (gắn liền và phù hợp với kết quả kinh doanh của đơn vị). b/ Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày lễ, tết, ngày thành lập ngành, thưởng từ các nguồn, dưới các hình thức: tiền, hiện vật; Ví dụ 2: cá nhân X, có khoản tiền thưởng năm 2004 và thưởng tết nguyên đán 2005, với tổng số tiền là 5 triệu đồng nhận vào ngày 10/02/2005 , thì khoản tiền thưởng thực nhận này được tính vào thu nhập chịu thuế của năm 2005. Như 17
  18. vậy, mặc dù tiền thưởng năm là nguồn thu nhập phát sinh của năm 2004, nhưng thực nhận vào năm 2005 thì tính vào thu nhậpchịu thuế năm 2005. c/ Thu nhập do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp; Ví dụ 3: Ông A là giám đốc Công ty Y, hưởng lương hàng tháng tại Công ty Y và ông có thêm chức vụ thành viên hội đồng quản trị Công ty X, hàng tháng ông được nhận khoản thù lao là 1 triệu đồng. Thu nhập 1 triệu đồng này từ tham gia hội đồng quản trị là khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCNN. d/ Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; thu nhập về tiền nhuận bút; Ví dụ 4: Để thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Công ty B, Công ty A thuê một số kỹ sư lắp đặt, bảo trì thiết bị, hệ thống. Như vậy các kỹ sư không phải là nhà cung cấp các bí quyết kỹ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ có tính chất bí mật công nghệ. Do đó, thu nhập của các kỹ sư từ hoạt động này không phải là thu nhập không thường xuyên từ chuyển giao công nghệ mà là thu nhập thường xuyên chịu thuế TNCNNN. Lưu ý: Cần phân biệt giữa thu nhập từ quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ theo Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ thì thuộc thu nhập không thường xuyên. đ/ Các khoản thu nhập của các cá nhân không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như: thu nhập từ dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo; hoạt động biểu diễn, tổ chức biểu diễn; quảng cáo; hoạt động thể dục thể thao; dịch vụ đại lý; thu nhập từ hoa hồng môi giới; dịch vụ khác; Ví dụ 5:- Ông N là đạo diễn phim hưởng lương hàng tháng tại Xưởng phim truyện VN, trong năm có khoản thu nhập do làm đạo diễn 2 phim (một phim Hãng phim truyệ VN, một phim ở Hãng phim trẻ) thì khoản thu nhập của ông N từ 2 phim này là khoản thu nhập thường xuyên chịu thuế. - Giảng viênB hưởng lươnghàng tháng tại Trường đại học X, trong năm có giảng dạy ở một số trung tâm. Khoản thu nhập của giảng viên B từ các Trung tâm là khoản thu nhập thường xuyên chịu thuế. - Chị C là hướng dẫn viên của Công ty du lịch Sài gòn, khi đưa khách đến nghỉ ở Khách sạn TC Quảng Ninh, chị C được khách sạn TC Quảng ninh chi tiền hoa hồng là 2 triệu đồng. Khoản thu nhập này của chị C là thu nhập thường xuyên chịu thuế. e/ Các khoản thu nhập không tính trong tiền lương, tiền công được chi trả hộ như tiền nhà, điện, nước; riêng tiền nhà tính theo số thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế trong trường hợp này căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích 18
  19. của căn nhà và cũng được tính tối đa 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp chứng từ chi trả tiền nhà có cả tiền ăn, tiền phục vụ thì số thực tế chi trả hộ chỉ tính trên tiền nhà. Ví dụ 6: Bà A, quốc tịch Hà Lan là đối tượng cư trú tại Việt Nam làm việc cho Công ty điện tử D tại Tp HCM trong năm 2005 có các khoản thu nhập như sau: Tổng thu nhập chịu thuế mỗi tháng là 38 triệu đồng Tiền thuê nhà ở tại Việt nam do Công ty điện tử D trả hộ có hoá đơn chi trả mỗi tháng là 6 triệu đồng. Theo quy định tại Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính thì: - Tiền nhà tối đa chịu thuế là: (38 tr x 12 tháng) x 15% = 68,4 triệu - Tổng tiền nhà bà A được Cty chi trả hộ là: 6 x 12 tháng= 72 triệu Vậy TN chịu thuế đối với tiền nhà cả năm là: 68,4 triệu (không phải 72 triệu. Ngược lại, nếu hoá đơn chi tiền nhà 5 triệu đồng/ tháng thì thu nhập chịu thuế đối với tiền nhà lại xác định theo số thực chi là 60 triệu. e/ Các khoản thu nhập khác mà cá nhân được hưởng từ cơ quan chi trả thu nhập. Ví dụ 7: Tiền nghỉ mát hàng năm của Công ty chi cho cá nhân; tiền bồi dưỡng hội họp, Tổng hợp các khoản thu nhập từ điểm a đến e nêu trên làm căn cứ xác định thu nhập chịu thu- đó là thu nhập trước khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (thu nhập trước thuế-GROSS). Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế thu nhập cá nhân (thu nhập sau thuế-NET) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế (tức là thu nhập bao gồm cả thuế TNCNNN). Ví dụ 8: Cá nhân A ký hợp đồng lao động với Công ty M, tiền lương mỗi tháng là 6 triệu đồng, trong đó ghi rõ khoản tiền lương này là thu nhập sau thuế. Vậy, khi tính thuế đơn vị chi trả thu nhập phải qui đổi ra thu nhập trước thuế (công thức qui đổi tại Phụ lục Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/7/2004 của Bộ Tài chính) là: (6 triệu – 0,5 triệu): 0,9 = 6,111 triệu đồng. Như vậy, thuế phải nộp mỗi tháng là 0,111 triệu đồng. Cơ quan chi trả thu nhập được hạch toán chi phí tiền lương là 6,111 triệu đồng. 2.2.2. Thu nhập không thường xuyên Thu nhập không thường xuyên là những khoản thu nhập không ổn định, lúc có, lúc không, phát sinh đột xuất, bất thường. Theo quy định hiện hành, thu nhập không thường xuyên gồm hai khoản thu nhập là: (i) Thu nhập về chuyển giao công nghệ (trừ trường hợp biếu, tặng);(ii) Trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả trúng thưởng khuyến mại. a/ Thu nhập về chuyển giao công nghệ (trừ các trường hợp biếu, tặng). Nội dung về chuyển giao công nghệ được căn cứ theo quy định hiện hành về 19
  20. chuyển giao công nghệ (Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ). Nội dung về chuyển giao công nghệ, bao gồm: - Chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi, xuất xứ hàng hoá, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và nhãn hiệu hàng hóa đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ và được phép chuyển giao. - Chuyển giao các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính (được chuyển giao theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ), thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao có kèm hoặc không kèm theo máy móc thiết bị. - Chuyển giao các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ. - Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để bên nhận có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm và/hoặc dịch vụ với chất lượng được xác định trong Hợp đồng bao gồm: + Hỗ trợ trong việc lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao; + Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao; + Đào tạo huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao. Ví dụ 9: Cá nhân có thu nhập từ tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ (trong hợp đồng chuyển giao công nghệ có nội dung chuyển giao bản quyền sáng chế, nhãn hiệu) thì cá nhân thực hiện kê khai, nộp thuế theo thu nhập không thường xuyên. Trường hợp có thu nhập từ bản quyền khác thì cá nhân kê khai, nộp thuế đối với thu nhập thường xuyên. b/ Thu nhập từ trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả trúng thưởng khuyến mại. Theo quy định trên, thu nhập từ trúng thưởng xổ số và thu nhập từ trúng thưởng (bằng tiền hay hiện vật) từ các chương trình khuyến mãi của các doanh nghiệp khi bán sản phẩm hàng hoá thông qua các hình thức như : Rút thăm, bật nút chai (hoặc lon) trúng thưởng; tổ chức quay xổ số thông qua hình thức ghi phiếu, phát tích kê, ; phát hành xổ số cào được đặt trong các túi (gói) sản phẩm, mua hàng hoá được doanh nghiệp tặng thưởng hàng khuyến mãi theo đúng quy định của Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05/5/1999 của Chính phủ về khuyến mãi, quảng cáo thương mại và hội chợ quảng cáo thương mại đều thuộc diện phải chịu thuế thu nhập không thường xuyên. 20
  21. Đối với 2 loại thu nhập không thường xuyên này cần lưu ý: đều áp dụng khấu trừ thuế tại nguồn mức khấu trừ 10% đối vơi trúng thưởng xổ số, 5% đối với chuyên giao công nghệ, trong đó đối với thu nhập từ 15 triệu đồng trở lên, cơ quan chi trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập mà thực hiện cấp biên lai thuế thu nhập; cuối năm không phải quyết toán đối với khoản thu nhập này. Đối với khoản thu nhập từ 15 triệu trở xuống thì cơ quan chi trả thu nhậpkhông phải phải khấu trừ thuế TNCNNN. 2.2. Các khoản thu nhập tạm thời chưa thu thuế Tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi tiền cho vay vốn, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán. Riêng đối với các khoản thu nhập từ quyền mua cổ phiếu không dùng tiền mặt tại thị trường chứng khoán nước ngoài thì không được coi là thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán và vẫn thuộc thu nhập thường xuyên chịu thuế TNCNNN. 2.3. Thu nhập không chịu thuế Các khoản thu nhập không chịu thuế bao gồm: Các khoản phụ cấp do Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam: phụ cấp độc hại; phụ cấp khu vực (không bao gồm phụ cấp xa Tổ quốc của người nước ngoài); phụ cấp đặc thù; phụ cấp lưu động, tiền công tác phí, ; các lợi ích được hưởng do cơ quan chi trả thu nhập thanh toán. Các khoản thu nhập được miễn thuế theo thông lệ quốc tế. 2.3.1. Các khoản phụ cấp do Nhà nước Việt Nam quy định áp dụng đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam, cụ thể bao gồm: a/ Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những nghề hoặc công việc ở những nơi có điều kiện độc hại, nguy hiểm; Ví dụ 10: Thông tư số 04/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/1/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm quy định: Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1(29.000 đồng); 0,2(58.000 đồng); 0,3(87.000 đồng) và 0,4(116.000 đồng) so với mức lương tối thiểu. Những người làm các công việc như: - Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc có nồng độ cao, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm. - Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh phát sinh từ công nghệ sản xuất, trong điều kiện thời tiết nguy hiểm. - Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt qúa tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép. 21
  22. - Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép. b/ Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp đặc biệt đối với những nơi xa xôi hẻo lánh, khí hậu xấu, vùng kinh tế mới, đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện khó khăn (không bao gồm phụ cấp xa Tổ quốc của người nước ngoài); Ví dụ 11: Thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-BLĐTBXH-BTC-UBDTMN ngày 18/01/1994 hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực như sau: Phụ cấp khu vực: áp dụng đối với những nơi xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu xấu. Phụ cấp gồm 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7 và 1,0 so với mức lương tối thiểu. Thông tư số 16/LĐTBXH ngày 2/6/1993 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thu hút quy định: Phụ cấp thu hút: áp dụng đối với công chức viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng. Phụ cấp gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% tính trên lương cấp bậc, chức vụ. Thời gian hưởng từ 3 đến 5 năm. c/ Phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề theo quy định của Nhà nước; Ví dụ 12:- chế độ phụ cấp đặc thù nghề đặc biết đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế làm việc tại các chuyên khoa: phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y và phòng chống dịch, bệnhtheo Quyết định số 924/TTg ngày 13/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ về bổ sung chế độ phụ cấp đặc thù nghề đặc biệt đối với công chức, viên chức ngành y tế. - Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập của Nhà nước theo Quyết định số 973/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập của Nhà nước. - Chế độ phụ cấp thanh sắc đối với diễn viên biểu diễn nghệ thuật ngành văn hoá-thông tin theo Quyết định số 174/1999/QĐ-TTg ngày 23/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ; d/ Phụ cấp lưu động áp dụng với một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi địa điểm làm việc và nơi ở; đ/ Phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ, công chức; Ví dụ 13: Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc trong các công ty nhà nước quy định rõ: Phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức: 0,5 (145.000 đồng); 0,3 (87.000 đồng); 0,2 (58.000 đồng); 0,1(29.000 đồng) so với mức lương tối thiểu. Ví dụ 14: Những người được hưởng phụ cấp trách nhiệm như: thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty 22
  23. đặc biệt hoặc tương đương; thành viên không chuyên trách Hội đồng quản trị công ty hạng 1 trở xuống; trưởng ca, đội trưởng trong các công tư hạng I, hạng II; thủ quỹ, kiểm ngân các Ngân hàng thương mại; e/ Phụ cấp thâm niên đối với lực lượng vũ trang, cơ yếu và hải quan; phụ cấp an ninh quốc phòng; g/ Phụ cấp ưu đãi đối với cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945; Ví dụ 15: Thông tư số 10/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 quy định về chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng như sau: - Người hoạt động cách mạng trước năm 1945 (cán bộ "Lão thành cách mạng"): + Người thuộc diện thoát ly: trợ cấp 250.000 đồng/người/tháng + Người thuộc diện không thoát ly: trợ cấp 540.000 đồng/người/tháng - Người hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945: phụ cấp 292.000 đồng/người/tháng. h/ Các khoản phụ cấp khác có nguồn chi từ ngân sách Nhà nước; Mức chi các khoản phụ cấp bằng tiền được xác định theo quy định của cấp có thẩm quyền và phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành. Đối với người nước ngoài, số tiền phụ cấp được xác định trên cơ sở tiền lương cơ bản ghi trong hợp đồng và mức phụ cấp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định chung cho mọi đối tượng. 2.3.2 Tiền công tác phí là các khoản tiền trả cho phương tiện đi lại, tiền thuê phòng ngủ có chứng từ hợp lý, tiền lưu trú theo chế độ; trường hợp khoán công tác phí thì chỉ được trừ những chi phí trên; Ví dụ 16: Thông tư 23/2007/TT-BTC ngày 21/03/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước quy định các khoản thanh toán công tác phí bao gồm: tiền tàu xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác, phụ cấp công tác với mức chi từ 50.000 đồng/ngày/người đến 70.000 đồng/ngày/người, tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác nhưng tối đa không quá 120.000 đồng/ngày/người. Trường hợp khoán tiền công tác phí thì mức khoản tối đa không quá 200.000 đồng/tháng/người. 2.3.3. Tiền ăn định lượng theo chế độ quy định đối với một số công việc, một số nghề đặc biệt; bữa ăn tại chỗ, ăn trưa, ăn giữa ca (trừ trường hợp nhận bằng tiền); 2.3.4. Các khoản trợ cấp xã hội của các đối tượng hưởng chính sách xã hội như: thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công giúp đỡ cách mạng; trợ cấp khó khăn đột xuất, tiền trợ cấp hoặc bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp giải quyết các tệ nạn xã hội; các khoản trợ cấp khác từ ngân sách nhà nước; 23
  24. 2.3.5. Tiền bồi thường bảo hiểm do tham gia bảo hiểm con người và tài sản; 2.3.6. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo chế độ Nhà nước quy định. Trường hợp cá nhân được hưởng khoản trợ cấp khi thôi việc tại một đơn vị này để chuyển sang làm việc ở một đơn vị khác trong cùng một Công ty, Văn phòng Công ty đa quốc gia thì không áp dụng quy định này. Lưu ý: một số trường hợp người nước ngoài trước đây làm việc cho các tập đoàn đa quốc gia ở nước ngoài sau đó nhiệm kỳ cuối làm việc tại 1 đơn vị thành viên tại Việt Nam, khi chấm dứt hợp đồng lao động đã được tập đoàn chi trả 1 khoản trợ cấp thôi việc hẳn tính theo thời gian lao động tính cho cả quá trình làm việc tại tập đoàn thì chỉ có khoản trợ cấp thôi việc tương ứng với thời gian làm việc tại Việt Nam mới không phải chịu thuế TNCN. 2.3.7. Trợ cấp điều động về cơ sở sản xuất theo quy định của Nhà nước, bao gồm cả trợ cấp chuyển vùng một lần của người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. 2.3.8. Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh, các giải thưởng quốc tế, các giải thưởng quốc gia do Nhà nước Việt Nam tổ chức, công nhận; 2.3.9. Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng như: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng Lao động, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú và các danh hiệu khác được Nhà nước phong tặng; tiền thưởng hoặc chế độ đãi ngộ khác từ ngân sách Nhà nước; 2.3.10. Tiền nộp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế từ tiền lương, tiền công của người lao động. Đối với người nước ngoài đã nộp khoản tiền theo chế độ bắt buộc ở nước ngoài có tính chất như tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của Việt Nam thì phải xuất trình chứng từ chứng minh. Lưu ý: Khoản tiền nộp về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do đơn vị chi trả cho cá nhân theo quy định hiện hành không thuộc diện chịu thuế TNCN kể cả đối với người lao động đã nghỉ hưu hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng nhưng có ký hợp đồng lao động làm việc thêm. 2.3.11. Thu nhập của chủ hộ kinh doanh cá thể, của các cá nhân đã thuộc diện chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; 2.3.12. Các lợi ích được hưởng do cơ quan chi trả thu nhập thanh toán như: chi phí đào tạo nhân viên trả cho nơi đào tạo, chi vé máy bay về phép của người nước ngoài (là đối tượng nộp thuế), học phí cho con của người nước ngoài trả trực tiếp cho các cơ sở giáo dục tại Việt Nam thuộc các cấp giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông. Ví dụ 17: - Công ty X cử 2 nhân viên đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, hàng tháng tiền học phí phải trả là 1triệu đồng, tiền mua thêm tài liệu là 24
  25. 0,3 triệu đồng. Như vậy, khoản tiền học phí 1 triệu đồng mà Công ty X trả cho 2 nhân viên không phải chịu thuế thu nhập, còn khoản tiền mua thêm tài liệu là khoản thu nhập chịu thuế TNCN. - Trường hợp, ông David quốc tịch Hà lan làm việc tại Công ty TNHH Y ở Việt Nam, được Công ty Y chi tiền vé máy bay cho ông và cả vợ, con của ông về thăm gia đình ở Hà Lan. Vậy, khoản chi vé máy bay mà Công ty Y trả cho cá nhân ông David không chịu thuế TNCN, còn khoản chi vé máy bay Công ty Y trả cho các thành viên khác trong gia đình của ông phải cộng chung vào thu nhập của ông để tính thu nhập chịu thuế TNCN. 3. CĂN CỨ TÍNH SỐ THUẾ PHẢI NỘP: Xác định số thuế TNCN phải nộp được tính căn cứ vào thu nhập chịu thuế và thuế suất (%), tức là thuế thu nhập phải nộp = thu nhập chịu thuế nhân (x) với thuế suất (%). 3.1. Xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế là các khoản thu nhập được nêu tại điểm 2, phần II nêu trên. Thu nhập chịu thuế được xác định bằng Đồng Việt Nam, trường hợp thu nhập bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập. a/ Xác định thu nhập thường xuyên chịu thuế - Đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam, thu nhập thường xuyên chịu thuế là số tiền của từng cá nhân thực nhận bình quân tháng trong năm trên 5 triệu đồng. Riêng đối với cá nhân là ca sỹ như diễn viên thanh nhạc biểu diễn các loại hình nghệ thuật ca - nhạc kịch, cải lương, tuồng, chèo, dân ca; nghệ sỹ xiếc, múa; cầu thủ bóng đá; vận động viên chuyên nghiệp có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, được trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế. Lưu ý:- Đối với các đối tượng là ca sỹ, nghệ sỹ được trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế. Có nghĩa là việc khấu trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế không áp dụng đối với các khoản thu nhập khác phát sinh từ các hoạt động ngoài lĩnh vực ngành nghề nói trên của nghệ sỹ, vận động viên. Ví dụ như: cầu thủ bóng đá, ca sỹ trong năm có thu nhập từ quảng cáo, đóng phim thì thu nhập từ các hoạt động này không được khấu trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế. Ví dụ 18: Một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp A mỗi tháng nhận lương từ cơ quan chi trả là 15 triệu đồng, các khoản tiền thưởng nhận được là 7 triệu đồng, tổng cộng thu nhập một tháng cầu thủ A nhận được 22 triệu đồng. Vì là cầu thủ bóng đá nên được trừ 25% thu nhập trước khi xác định thu nhập chịu thuế, nên thu nhập chịu thuế của cầu thủ A sẽ là: 22 triệu - (22 triệu x 25%) = 16,5 triệu đồng 25
  26. Số thu nhập này áp dụng biểu thuế luỹ tiến từng phần như sau: - Thu nhập đến 5 triệu đồng không phải nộp thuế - Thu nhập từ trên 5 triệu đến 15 triệu nộp thuế 10% là 1 triệu đồng - Thu nhập từ 15 triệu đên 16,5 triệu nộp thuế 20% là 0,3 triệu đồng. Vậy tổng số thuế cầu thủ A phải nộp là: 1,0 triệu + 0,3 triệu = 1,3 triệu đồng. - Đối với trường hợp công dân Việt Nam trong năm tính thuế vừa có thời gian làm việc tại Việt Nam có thu nhập, vừa có thời gian làm việc và có thu nhập ở nước ngoài thì thu nhập chịu thuế bình quân tháng được xác định bằng tổng thu nhập chịu thuế phát sinh ở trong nước và ở nước ngoài chia cho 12 tháng; hoặc có thể xác định bằng cách khác là tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng cho thời gian ở trong nước để tính thuế theo Biểu thuế đối với người Việt Nam, và thu nhập chịu thuế bình quân tháng cho thời gian ở nước ngoài để tính thuế theo Biểu thuế đối với người nước ngoài (đối tượng nộp thuế được lựa chọn một trong hai cách nêu trên). - Đối với người nước ngoài được coi là cư trú tại Việt Nam (nếu ở tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam), thu nhập thường xuyên chịu thuế là tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh tại nước ngoài, được tính bình quân tháng trong năm trên 8 triệu đồng. Trong trường hợp người nước ngoài kê khai thu nhập ở nước ngoài thấp hơn thu nhập ở Việt Nam mà không chứng minh được thì lấy thu nhập bình quân tháng trong thời gian ở tại Việt Nam để làm căn cứ tính thuế cho thời gian ở nước ngoài. Tháng tính thuế quy ước là 30 ngày. - Đối với người nước ngoài được coi là không cư trú tại Việt Nam (nếu ở tại Việt Nam dưới 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam), thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi nhận thu nhập ở Việt Nam hay ở nước ngoài. b/ Xác định thu nhập không thường xuyên chịu thuế: - Đối với thu nhập về chuyển giao công nghệ là khoản thu nhập có giá trị trên 15 triệu đồng tính cho từng hợp đồng, không phân biệt số lần chi trả; - Đối với thu nhập về trúng thưởng xổ số dưới các hình thức, kể cả trúng thưởng khuyến mại là khoản thu nhập có giá trị trên 15 triệu đồng tính cho từng lần trúng thưởng và nhận giải thưởng 3.2. Thuế suất (%), Biểu thuế luỹ tiến từng phần: a/ Đối với thu nhập thường xuyên: - Biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với người Việt Nam (bao gồm công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam): 26
  27. Bậc Mức thu nhập bình quân tháng Thuế suất (%) 1 Đến 5.000.000 đồng 0 2 Từ trên 5.000.000 đ đến 15.000.000 đ 10 3 Từ trên 15.000.000 đ đến 25.000.000 đ 20 4 Từ trên 25.000.000 đ đến 40.000.000 đ 30 5 Trên 40.000.00 đ 40 - Biểu thuế luỹ tiến từng phần dưới đây áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (mức thuế suất này cũng áp dụng đối với công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài): Bậc Thu nhập bình quân Thuế suất(%) tháng/người 1 Đến 8.000.000 đồng 0 2 Từ trên 8.000.000 đ đến 20.000.000 đ 10 3 Từ trên 20.000.000 đ đến 50.000.000 đ 20 4 Từ trên 50.000.000 đ đến 80.000.000 đ 30 5 Từ trên 80.000.000 đồng 40 - Đối với người nước ngoài được coi là không cư trú tại Việt Nam (nếu ở tại Việt Nam dưới 183 ngày tính cho 12 tháng liên tục kể từ khi đến Việt Nam): Áp dụng thuế suất 25% tính trên tổng thu nhập chịu thuế. Ví dụ 19: Một cá nhân người nước ngoài là thành viên hội đồng quản trị tại Tổng công ty Y, hàng năm đến Việt Nam dự cuộc họp hội đồng quản trị định kỳ trong hai ngày và được Tổng công ty Y chi trả một khoản phụ cấp họp là 200 USD (tương đương 3, 2 triệu đồng VN) thì cá nhân người nước ngoài được xác định là đối tượng không cư trú tại Việt Nam và khoản phụ cấp cá nhân nhận được này phải nộp thuế TNCN tại Việt Nam theo thuế suất 25% . Số tiền thuế phải nộp là: 3,2 triệu đồng x 25% = 0,8 triệu đồng. b/ Đối với thu nhập không thường xuyên: Thuế suất đối với thu nhập không thường xuyên được áp dụng đối với tổng thu nhập chịu thuế: + 5% đối với thu nhập chịu thuế về chuyển giao công nghệ; 27
  28. + 10% đối với thu nhập chịu thuế về trúng thưởng xổ số, trúng thưởng khuyến mại. Ví dụ 20: Chị Y tham gia cuộc thi “Chiếc nón kỳ diệu” do VTV3-Đài truyền hình Việt Nam tổ chức, trúng giải thưởng 01 tivi tương đương trị giá 45 triệu đồng thì khoản tiền trúng thưởng nhận được phải chịu thuế thu nhập không thường xuyên với thuế suất 10% tính trên toàn bộ tiền trúng thưởng; Trường hợp nếu chị Y chỉ trúng giải thưởng 01 bình lọc nước bằng điện tương đương với trị giá 3,5 triệu đồng thì khoản tiền trúng thưởng nhận được 3,5 triệu đồng (nhỏ hơn 15 triệu đồng/lần trúng thưởng) không phải chịu thuế thu nhập không thường xuyên. Lưu ý: Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/7/2004 của Bộ Tài chính có quy định: Thực hiện khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân ngoài cơ quan chi trả (cá nhân vãng lai) có thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên mà khoản thu nhập này có được từ các hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, môi giới (kể cả tiền thưởng); tiền nhuận bút, tiền giảng dạy; tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; tiền thù lao do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên; dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo, hoạt động biểu diễn, hoạt động thể dục thể thao và các khoản tiền chi trả thuộc diện chịu thuế khác. Trường hợp cơ quan chi trả thu nhập chi trả cho cá nhân vãng lai có thu nhập từ hợp đồng lao động ngắn hạn, lao động có tính thời vụ, lao động chân tay, lao động giản đơn, dịch vụ nhỏ lẻ không thường xuyên mà ước tính mức thu nhập chịu thuế không đến 60 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân tháng dưới 5 triệu đồng thì cơ quan chi trả tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế đối với đối tượng này. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm hàng tháng gửi báo cáo cơ quan Thuế bản kê khai chi tiết về: “họ tên, số CMT, mã số thuế (nếu có), địa chỉ, điện thoại liên lạc của cá nhân, số tiền đã chi trả”, để cơ quan Thuế có cơ sở quản lý và kiểm tra. 3.3. Quyết toán thuế a/ Đối với người Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam: Cá nhân tổng hợp toàn bộ thu nhập các tháng trong năm (kể cả tháng không có thu nhập), chia cho 12 tháng để tính thu nhập chịu thuế bình quân tháng làm căn cứ xác định số thuế phải nộp cả năm; đối chiếu với số đã nộp hàng tháng, xác định số thuế còn thiếu phải nộp thêm (hoặc số nộp thừa được thoái trả). - Trường hợp trong năm cá nhân vừa có thời gian làm việc ở trong nước, vừa có thời gian làm việc ở nước ngoài thì được lựa chọn một trong hai phương pháp tính thuế dưới đây để xác định số thuế phải nộp: + Tổng hợp thu nhập phát sinh ở Việt Nam và thu nhập phát sinh ở nước ngoài để tính thu nhập bình quân tháng làm căn cứ xác định số thuế phải nộp theo biểu thuế tương ứng cho thời gian ở Việt Nam và ở nước ngoài; 28
  29. + Xác định thu nhập chịu thuế bình quân tháng của thời gian ở trong nước để áp dụng Biểu thuế đối với công dân Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt nam, thu nhập bình quân tháng của thời gian ở nước ngoài để áp dụng Biểu thuế đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài. Nếu trong tháng có số ngày ở Việt Nam và số ngày ở nước ngoài thì tính bình quân số thuế phải nộp của một ngày theo biểu thuế tương ứng để xác định số thuế phải nộp của số ngày (chưa đủ một tháng) ở Việt Nam hay ở nước ngoài. Tháng tính tròn là 30 ngày. - Trường hợp trong năm tính thuế chỉ công tác, lao động ở nước ngoài thì xác định số thuế phải nộp theo Biểu thuế đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài. Trường hợp đã nộp thuế thu nhập ở nước ngoài và có chứng từ nộp thuế tại các nước đó thì được trừ số thuế đã nộp nhưng không vượt quá số thuế phải nộp theo Biểu thuế của Việt Nam; trường hợp đã nộp thuế thu nhập ở các nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Hiệp định. b/ Đối với người nước ngoài: Thuế thu nhập đối với người nước ngoài được kê khai quyết toán thuế theo tiêu thức đối tượng cư trú. Người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam, kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế để tính thu nhập bình quân tháng và quyết toán số thuế phải nộp. Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế có thu nhập tại nước ngoài và đã nộp thuế tại nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp theo biểu thuế của Việt nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế. Người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam đã nộp thuế khấu trừ tại nguồn thì không phải quyết toán thuế. b.1. Xác định thời gian cư trú: Cá nhân có trách nhiệm lập Bảng kê số ngày cư trú tại Việt Nam theo mẫu số 13a/TNTX ban hành tại Thông tư số 12/2005/TT-BTC để xác định thời gian cư trú tại Việt Nam; trường hợp đã xác định là đối tượng cư trú tại Việt Nam và làm việc ổn định, liên tục trong một số năm ở Việt Nam thì không kê khai theo mẫu 13a/TNTX chỉ kê khai đối với năm mà có tháng rời khỏi Việt Nam. - Thời gian cư trú cho năm tính thuế đầu tiên được xác định bằng cách cộng tất cả số ngày có mặt tại Việt Nam trong phạm vi 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên đến Việt Nam (ngày đến, ngày đi được tính là 01 ngày); năm tính thuế thứ 2 (sau năm đầu tiên) được xác định theo năm dương lịch. Nếu khoảng thời gian của năm thứ 2 thuộc năm tính thuế đầu tiên mà cá nhân có thu nhập đã tính thuế theo đối tượng không cư trú, sang năm tính thuế thứ 2 cá nhân thuộc 29
  30. đối tượng cư trú thì đối với khoản thu nhập đã tính thuế này, cá nhân được lựa chọn quyết toán thuế theo thuế suất áp dụng đối với đối tượng không cư trú hoặc theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với đối tượng cư trú. Trường hợp năm trước đã xác định cá nhân thuộc diện cư trú, thì thời gian kế tiếp của năm sau cũng được xác định là cư trú. Ví dụ: Ông X vào Việt Nam lần đầu tiên và làm việc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam từ 01/5/2004. Năm tính thuế đầu tiên của ông X là 01/5/2004 đến 30/4/2005. Giả sử từ 01/5/2004 đến 31/12/2004 ông có mặt tại Việt Nam là 150 ngày, từ 01/01/2005 đến 30/4/2005 ông có mặt tại Việt Nam là 32 ngày. Trong năm tính thuế đầu tiên ông X có thời gian ở tại Việt Nam là 182 ngày nên thuộc đối tượng không cư trú tại Việt Nam, vậy ông X nộp thuế thu nhập theo thuế suất 25% trên thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Năm tính thuế thứ 2 được tính theo năm dương lịch, giả sử từ 01/5/2005 đến 31/12/2005 ông X có mặt tại Việt Nam là 160 ngày, tổng số ngày có mặt tại Việt Nam trong năm thứ 2 là 32 ngày + 160 ngày = 192 ngày, như vậy ông X thuộc đối tượng cư trú tại Việt Nam, thực hiện kê khai nộp thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần. Thu nhập của 32 ngày đã áp dụng thuế suất 25%, ông X có thể đề nghị được quyết toán lại theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần. Khi cần xác minh thời gian cư trú tại Việt Nam, cơ quan thuế gửi phiếu xác minh thời gian cư trú (mẫu số 13b/TNTX ban hành tại Thông tư số 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính) đến cơ quan Công An tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xác nhận. b.2/ Xác định số thuế phải nộp: - Người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam: kê khai tổng số thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt Nam trong năm tính thuế để tính thu nhập bình quân tháng và quyết toán số thuế phải nộp theo quy định tại Mục II Thông tư này. Để có cơ sở xác định đúng thu nhập chịu thuế ở nước ngoài, cá nhân phải xuất trình chứng từ chi trả thu nhập ở nước ngoài, kèm theo thưư xác nhận thu nhập hàng năm theo mẫu số 12/TNCN ban hành tại Thông tư số 12/2005/TT-BTC; trường hợp cá nhân kê khai không chính xác thu nhập phát sinh tại nước ngoài, cơ quan thuế phối hợp với cơ quan thuế nước ngoài nơi chi trả thu nhập để xác minh thu nhập của cá nhân ở nước ngoài. Việc quyết toán thuế thu nhập tại cơ quan chi trả thu nhập áp dụng đối với cá nhân người nước ngoài thuộc đối tượng cư trú tại Việt nam trong năm tính thuế chỉ có thu nhập phát sinh duy nhất tại một nơi ở tại Việt nam: Trường hợp này, cá nhân lập Giấy uỷ quyền quyết toán thuế TNCN (theo mẫu số 09/TNTX) và nộp cho cơ quan chi trả thu nhập vào tháng 1 của năm sau năm quyết toán hoặc trước khi kết thúc hợp đồng (đối với những cá nhân có hợp đồng kết thúc trước ngày 31/12 và không còn các khoản thu nhập phát sinh trong năm). Trên cơ sở Giấy uỷ quyền quyết toán thuế TNCN, cơ quan chi trả thu nhập lập tờ khai quyết toán thuế (theo mẫu số 10/TNTX) và bảng kê chi tiết của các cá nhân (theo mẫu số 11/TNTX) gửi cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 28/2 năm sau. 30
  31. Đối với người nước ngoài thuộc đối tượng cư trú tại Việt nam trong năm có thu nhập từ hai nơi trở lên (kể cả trường hợp người nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt nam và thu nhập phát sinh tại nước ngoài) thì cá nhân quyết toán thuế trực tiếp tại cơ quan thuế. Trong trường hợp này, cơ quan chi trả thu nhập (nơi cá nhân làm việc ký hợp đồng lao động) chỉ có trách nhiệm cấp Biên lai thuế thu nhập để xác nhận số thu nhập đã chi trả và số thuế TNCN đã khấu trừ của cá nhân. Cá nhân có trách nhiệm kê khai tổng thu nhập phát sinh tại Việt nam và thu nhập phát sinh ngoài Việt nam trong năm tính thuê sđể tính thu nhập bình quân tháng và quyết toán số thuế phải nộp (theo mẫu số 08/TNTX). Để có cơ sở xác định đúng thu nhập chịu thuế ở nước ngoài, cá nhân phải xuất trình với cơ quan thuế chứng từ chi trả thu nhập ở nước ngoài, kèm theo thư xác nhận thu nhập hàng năm (theo mẫu số 12/TNCN). - Trường hợp cá nhân là đối tượng cư trú tại Việt Nam trong năm tính thuế có thu nhập tại nước ngoài và đã nộp thuế tại nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. Số thuế được trừ không vượt quá số thuế phải nộp theo biểu thuế của Việt nam tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế. * Ví dụ: Trong năm 2005, ông A là đối tượng cư trú tại Việt Nam có thu nhập từ tiền làm công trong 8 tháng tại Việt Nam là 70.000.000 đồng (trong đó 30.000.000 đồng nhận ở Việt Nam và 40.000.000 đồng nhận ở nước ngoài) và 4 tháng tại nước X là 50.000.000 đồng. Ông A phải nộp thuế tại X đối với thu nhập có được từ nước X với mức thuế suất theo quy định của Luật thuế nước X là 20%. Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ số thuế đã nộp tại nước X của Ông A ở Việt Nam như sau: + Thu nhập chịu thuế bình quân tháng của ông A (theo pháp luật về thuế của Việt Nam) là: (70.000.000 đồng + 50.000.000 đồng) : 12 tháng = 10.000.000 đồng/tháng + Số thuế phải nộp mỗi tháng (theo pháp luật về thuế của Việt Nam) là: (10.000.000 đồng - 8.000.000đồng ) x 10% = 200.000 đồng + Số thuế phải nộp cho năm 2005 là: 200.000 đ x 12 tháng = 2.400.000 đồng + Số thuế thu nhập đã nộp tại nước X trong năm 2005 đối với phần thu nhập phát sinh tại nước X (theo Luật thuế của nước X) là: 50.000.000 đồng x 20% = 10.000.000 đồng + Số thuế được trừ tính phân bổ cho phần thu nhập phát sinh ở nước ngoài theo tỷ lệ phân bổ giữa thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế tại Việt Nam là: (50.000.000đ /120.000.000đ) x 2,4.000.000 đ = 1.000.000 đ 31
  32. Như vậy, số thuế được tính khấu trừ tối đa tại Việt Nam đối với thu nhập phát sinh ở nước ngoài là 1.000.000 đồng (ở nước ngoài ông A đã nộp thuế là 10.000.000 đồng). + Số thuế thu nhập thực tế ông A phải nộp tại Việt Nam là: 2.400.000đ - 1.000.000 đ = 1.400.000 đ Trường hợp ông A đã nộp thuế ở nước ngoài không phải là 10.000.000 đồng mà là 500.000 đ (giả sử thuế suất 1%) số thuế ông A phải nộp tại Việt Nam là: 1.400.000đ + (1.000.000đ -500.000đ) = 1.900.000 đồng * Ví dụ: Trong năm 2005, ông B có thu nhập từ tiền làm công trong 12 tháng tại Việt Nam là 120.000.000 đồng, ngoài ra còn có thu nhập từ lãi tiền cho vay tại nước X là 10.000.000 đồng. Ông B đã nộp thuế tại nước X đối với khoản thu nhập này theo thuế suất 20%. Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại nước X của Ông B ở Việt Nam như sau: + Thu nhập chịu thuế của ông B (theo pháp luật về thuế của Việt Nam) là: 120.000.000 đồng : 12 tháng = 10.000.000 đồng/tháng + Số thuế thu nhập ông B phải nộp trong năm 2005 (theo pháp luật về thuế của Việt Nam) là: (10.000.000 đ - 8.000.000 đ ) x 10% x 12 tháng = 2.400.000 đồng + Số thuế thu nhập đã nộp tại nước X trong năm 2005 đối với thu nhập từ lãi tiền vay (theo Luật thuế của nước X): 10.000.000 đồng x 20% = 2.000.000 đồng + Do quy định pháp luật thuế Việt Nam tạm thời chưa thu thuế thu nhập đối với khoản thu nhập từ lãi tiền cho vay, vậy thu nhập từ lãi tiền vay của Ông B có nguồn ở nước X không tính vào thu nhập chịu thuế của ông B tại Việt Nam và tương ứng Ông B không được khấu trừ số thuế đã nộp tại nước X đối với phần thu nhập từ lãi tiền vay. Do đó số thuế ông B phải nộp tại Việt Nam là 2.400.000 đồng. 4- VỀ MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO Theo quy định hiện hành, thuế TNCN được xét miễn, giảm trong các trường hợp sau đây: a/ Cá nhân người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, địch họa, tai nạn làm thiệt hại tài sản, thu nhập, ảnh hưởng đến đời sống bản thân thì người nộp thuế được xét giảm thuế, miễn thuế trong năm tuỳ theo mức độ thiệt hại. Số thuế được xét miễn, giảm bằng tỷ lệ giữa số tiền thiệt hại so với thu nhập chịu thuế trong năm nhưng không vượt quá số tiền thuế phải nộp cả năm. b/ Trong trường hợp đặc biệt, nếu việc nộp thuế của cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia thì được miễn, giảm thuế. c/ Trường hợp miễn, giảm thuế theo điều ước Quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia. 32
  33. d/ Trường hợp thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài. 5. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG 5.1. Xử lý vi phạm: a/ Cá nhân, tổ chức không làm đúng những quy định về thủ tục đăng ký, kê khai, quyết toán, lập sổ sách, chứng từ kế toán về thuế thu nhập, không khấu trừ số thuế thu nhập theo đúng quy định, thì bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế; b/ Cá nhân, tổ chức có hành vi khai man, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế thu nhập theo quy định còn bị phạt tiền từ một đến ba lần số thuế gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. c/ Cá nhân, tổ chức nộp chậm tiền thuế hoặc tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn bị phạt 0,1% số tiền nộp chậm; Ví dụ 25: Cơ quan chi trả thu nhập X tháng 5 có số thuế TNCN đã khấu trừ và kê khai vào tờ khai theo mẫu số 03a/TNTX là 10 triệu đồng. Tiền thù lao được hưởng 0,5% là 50.000 đồng. Số thuế phải nộp vào ngân sách Nhà nước là 9.950.000 đồng. Cơ quan đã gửi tờ khai đến cơ quan thuế vào ngày 9/6, tiền thuế nộp vào Ngân sách theo ngày ghi trên giấy nộp tiền bằng chuyển khoản qua Ngân hàng là ngày 27/6. Như vậy, so với quy định về thời hạn nộp thuế là chậm 2 ngày, cơ quan chi trả phải chịu phạt chậm nộp theo quy định là 9.950.000đ x 0,1% x 2 ngày = 19.900 đồng. d/ Trường hợp cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập có hành vi không khai báo, không đăng ký, kê khai các cá nhân thuộc diện chịu thuế, không thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập trước khi chi trả thu nhập gây thất thu thuế thu nhập cá nhân thì ngoài việc phải bồi thường cho ngân sách nhà nước số thuế bị thất thoát còn bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Số tiền thuế phải bồi thường và số tiền nộp phạt được lấy từ thu nhập của cá nhân, cơ quan chi trả thu nhập, từ tiền thù lao đã được hưởng và không được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. đ/ Cá nhân, tổ chức không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau: (i) Trích tiền của tổ chức, cá nhân có tại kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt. Kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân tại kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước trước khi thu hồi nợ; (ii) Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ tiền thuế, tiền phạt còn thiếu. 33
  34. Các hành vi vi phạm hành chính về thuế thu nhập và thẩm quyền xử lý vi phạm được thực hiện theo các quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. 5.2. Khen thưởng Cá nhân phát hiện các vụ vi phạm trốn lậu thuế thu nhập và thông báo cho cơ quan thuế dưới các hình thức: phản ánh trực tiếp, công văn, văn thư, đơn, nêu rõ tên, địa chỉ cá nhân hoặc tổ chức có hành vi trốn thuế thì được cơ quan thuế khen thưởng theo quy định hiện hành. 6. KHIẾU NẠI, THỜI HIỆU 6.1. Khiếu nại a/ Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại việc thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao không đúng đối với tổ chức, cá nhân mình. Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý hoặc quyết định xử lý trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thuế, lệnh thu hoặc quyết định xử lý. Trong khi đợi giải quyết, người khiếu nại phải nộp đủ và đúng thời hạn số tiền thuế, tiền phạt đã được thông báo. Cơ quan nhận đơn khiếu nại có trách nhiệm xem xét, giải quyết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đơn; đối với những vụ phức tạp, có thể kéo dài thời hạn nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đơn. b/ Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan nhận đơn hoặc quá thời hạn quy định tại điểm a mục này mà cơ quan nhận đơn chưa giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan nhận đơn. 6.2. Thời hiệu - Cơ quan thuế có trách nhiệm thoái trả tiền thuế hay tiền phạt thu không đúng và trả tiền bồi thường (nếu có), trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử lý của cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. - Trong trường hợp phát hiện và kết luận có sự khai man trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền thuế trong thời hạn 5 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không đăng ký, kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt được tính kể từ khi có thu nhập chịu thuế. 34
  35. Phần III. CÁC THỦ TỤC KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN, THOÁI TRẢ THUẾ, MIỄN GIẢM THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO 1. Tổ chức quản lý thu a/ Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập): Do đặc điểm của loại thuế thu nhập cá nhân nên phương pháp quản lý thu theo nguyên tắc khấu trừ thuế tại nguồn. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân. Cơ quan chi trả thu nhập như: Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tiền thù lao và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công, Trường hợp cơ quan quản lý không trực tiếp chi trả thu nhập, nhưng do chức năng, nhiệm vụ có thực hiện việc quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức có cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế, nếu đảm bảo việc thu thuế thu nhập tập trung, kịp thời và được cơ quan thuế chấp nhận thì được thu và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước theo quy định. * Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm sau: - Phải chủ động khai báo, đăng ký kê khai với cơ quan thuế địa phương việc thu thuế thu nhập của cá nhân theo phương thức khấu trừ tại đơn vị mình; hướng dẫn người có thu nhập chịu thuế thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân. - Hàng tháng, căn cứ vào danh sách cá nhân thuộc diện nộp thuế thu nhập và số thực tế chi trả thu nhập cho cá nhân, thực hiện việc khấu trừ tiền thuế thu nhập, lập bảng tổng hợp kê khai nộp thuế thu nhập gửi cho cơ quan thuế và nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước, - Giữ sổ sách chứng từ liên quan đến việc tổ chức thu thuế thu nhập: thu nhập chịu thuế, tính thuế, khấu trừ tiền thuế, khai báo thuế, kê khai thu nộp, bảo quản biên lai thuế, tính toán số tiền thù lao được hưởng và nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước. - Cấp biên lai thuế thu nhập cho cá nhân có nhu cầu cấp biên lai và cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cho cá nhân để xác nhận số tiền thuế thu nhập mà cơ quan chi trả đã thực hiện khấu trừ. Cơ quan chi trả thu nhập làm đơn gửi cơ quan Thuế đề nghị cấp biên lai thuế, chứng từ khấu trừ thuế theo mẫu số 07/TNCN (ban hành tại Thông tư 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao) thực hiện báo cáo việc sử dụng biên lai, chứng từ hàng tháng với cơ quan Thuế theo chế độ quy định về quản lý biên lai, ấn chỉ thuế. - Thực hiện chế độ báo cáo; thanh quyết toán tiền thuế, biên lai thu thuế, chứng từ khấu trừ thuế, tiền thù lao được hưởng với cơ quan Thuế và xuất trình đầy đủ các tài liệu liên quan đến thuế thu nhập khi cơ quan Thuế yêu cầu. 35
  36. * Cơ quan chi trả thu nhập có quyền lợi sau: Cơ quan chi trả thu nhập được hưởng khoản tiền thù lao tính trên số tiền thuế thu nhập đã khấu trừ trước khi nộp vào NSNN để dùng vào mục đích trang trải các chi phí cho việc tổ chức thu nộp thuế và khen thưởng cho cá nhân có thành tích trong việc tổ chức thu nộp theo tỷ lệ như sau: + 0,5% (năm phần ngàn) đối với số thuế thu được từ thu nhập thường xuyên. + 1% (một phần trăm) đối với số thuế thu được từ khoản thu nhập không thường xuyên. b/ Đối với các trường hợp khác ngoài các trường hợp nêu trên (cá nhân hành nghề độc lập, ) thì cá nhân tự đăng ký, kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế. Cá nhân có thu nhập chịu thuế phải tự giác đăng ký, kê khai thu nhập chịu thuế, nộp thuế thu nhập qua cơ quan chi trả thu nhập hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Mục III Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính. Cá nhân nộp thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các số liệu đã kê khai. c/ Trách nhiệm của cơ quan thuế: - Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hữu quan để tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, đồng thời kiểm tra và yêu cầu các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đóng trên địa bàn thực hiện việc đăng ký, kê khai thuế thu nhập theo phương pháp khấu trừ tại nguồn. - Tổ chức cấp mã số thuế cho đối tượng nộp thuế. - Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan chi trả thu nhập thực hiện chế độ đăng ký, tổng hợp kê khai, tính thuế, khấu trừ tiền thuế, nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước và tổ chức kiểm tra quyết toán thuế thu nhập cá nhân. - Thực hiện cấp và quyết toán biên lai thu thuế, chứng từ khấu trừ thuế thu nhập, thanh quyết toán tiền thuế, quyết toán tiền thù lao được hưởng với cơ quan chi trả thu nhập. - Tổ chức việc thu thuế, quyết toán thuế thu nhập đối với trường hợp cá nhân đăng ký nộp thuế và cá nhân nộp tờ khai thuế năm tại cơ quan thuế, cấp biên lai thuế thu nhập cho đối tượng nộp thuế. - Thực hiện các biện pháp cưỡng chế, truy thu tiền thuế, tiền phạt đối với các hành vi vi phạm Pháp lệnh thuế thu nhập, quyết định trích thưởng cho người có công phát hiện các vi phạm, giúp cơ quan thuế truy thu tiền thuế. - Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan thuế cấp trên. d/ Các tổ chức đón tiếp, quản lý người nước ngoài có trách nhiệm hướng dẫn cho người nước ngoài khi kết thúc nhiệm kỳ công tác phải hoàn tất thủ tục về quyết toán thuế thu nhập để được cấp biên lai thuế trước khi làm thủ tục xuất cảnh. 36
  37. đ/ Các cơ quan quản lý Nhà nước gồm: Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, cơ quan quản lý lao động và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan thuế các thông tin liên quan đến thu nhập chịu thuế, người nộp thuế khi cơ quan thuế có yêu cầu. 2. Thủ tục đăng ký cấp và sử dụng mã số thuế cá nhân 2.1. Quy định về mã số thuế Mã số thuế là một dãy số được quy định theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc không kinh doanh nhưng có liên quan đến nghĩa vụ nộp thuế hoặc khấu trừ thuế tại nguồn. Đối với thuế Thu nhập cá nhân các cơ quan chi trả các thu nhập cho cá nhân và cá nhân có thu nhập đến mức chịu thuế thuộc diện phải kê khai để được cấp mã số thuế. Mã số thuế được sử dụng để nhận diện đối tượng nộp thuế để kê khai nộp thuế, quyết toán thuế và được cơ quan Thuế quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc. Mã số thuế gắn với sự tồn tại của đối tượng nộp thuế. Mã số thuế đã được cấp sẽ không được sử dụng lại để cấp cho đối tượng nộp thuế khác. Đối tượng nộp thuế chấm dứt tồn tại thì mã số thuế sẽ không còn giá trị sử dụng. Mã số thuế đã cấp cho cá nhân sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Cơ quan thuế chỉ cấp mã số thuế duy nhất một lần cho một cá nhân đăng ký thuế. 2.2. Kết cấu mã số thuế Mã số thuế là một dãy số được chia thành các nhóm như sau: N1N2- N3N4N5N6N7N8N9- N10- N11N12N13 Trong đó: - Hai chữ số đầu N 1N2 là số phân khoảng tỉnh được quy định theo Danh mục mã phân khoảng tỉnh. Ví dụ: Hà Nội là: 01; Hải Phòng là: 02; Thành phố Hồ Chí Minh là: 03, - Mười số từ N 1 đến N10 được cấp cho đối tượng nộp thuế độc lập và đơn vị chính. Trong đó, bảy chữ số N 3N4N5N6N7N8N9 được đánh theo số thứ tự từ 0000001 đến 9999999; chữ số N10 là chữ số kiểm tra. - Ba chữ số N 11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 được đánh theo từng đơn vị trực thuộc. Ví dụ: Công ty A đóng ở Hà Nội, nhưng có Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh thì Chi nhánh này có thêm ba chữ số theo thứ tự đăng ký tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh. Cá nhân nộp thuế theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được cấp mã số thuế 10 số (N1N2 - N3N4N5N6N7N8N9-N10 ). 2.3. Đăng ký mã số thuế Đối tượng thuộc diện phải kê khai để được cấp mã số thuế là: cá nhân có thu nhập đến mức phải nộp thuế thuế thu nhập cá nhân hoặc cá nhân trong năm có thuế khấu trừ tại nguồn 10%, cuối năm tổng hợp thu nhập không đến mức 37
  38. chịu thuế được thoái trả lại tiền thuế đã nộp. Việc đăng ký để cấp mã số thuế được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập hoặc tại cơ quan thuế. - Mã số thuế đối với cơ quan chi trả thu nhập: + Cơ quan chi trả thu nhập là đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh nộp thuế GTGT và thuế TNDN thì lấy theo mã số thuế đã được cơ quan thuế cấp để kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân. + Các cơ quan chi trả thu nhập không phải là đơn vị sản xuất kinh doanh như: các đơn vị hành chính sự nghiệp, Văn phòng Bộ, Ban, ngành, sở ; đơn vị sự nghiệp có thu, các lĩnh vực như giáo dục, y tế, thể thao, các trung tâm đào tạo, dịch vụ, thì kê khai đăng ký cấp mã số thuế với cơ quan thuế. - Mã số thuế đối với cá nhân: Việc đăng ký và cấp mã số thuế cá nhân được thực hiện tại cơ quan chi trả thu nhập hoặc tại cơ quan thuế. + Đăng ký thông qua cơ quan chi trả thu nhập: Cá nhân có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký cấp mã số thuế cho cơ quan chi trả thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập tổng hợp tờ khai đăng ký của từng cá nhân và nộp cho cơ quan thuế quản lý để làm thủ tục cấp mã số thuế cho từng cá nhân. Trường hợp cá nhân cùng một lúc nộp thuế thu nhập cá nhân qua nhiều tổ chức chi trả thu nhập thì thực hiện đăng ký tại một đơn vị chi trả thuận lợi nhất để được cấp mã số thuế, sau đó có trách nhiệm thông báo mã số thuế được cấp với các cơ quan chi trả thu nhập khác. + Đăng ký tại cơ quan thuế: Cá nhân thực hiện nộp tờ khai đăng ký cấp mã số thuế cho cơ quan thuế. Hồ sơ đăng ký mã số thuế của cá nhân nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (theo quy định tại điểm 3.6 điểm 3, mục II Thông tư số 80/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính), bao gồm: - Đề nghị cấp mã số thuế theo mẫu 07-MST. - Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu 05-ĐK-TCT. - 02 ảnh cỡ 2x3 của người đăng ký thuế (01 ảnh dán vào tờ khai đăng ký thuế và 01 ảnh dán thẻ mã số thuế) . 3. Thủ tục kê khai, nộp thuế 3.1. Đối tượng kê khai thuế a/ Cơ quan chi trả thu nhập của cá nhân có thu nhập đến mức phải khấu trừ thuế. Đối tượng áp dụng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là những cá nhân có thu nhập từ hoạt động hành nghề phụ thuộc, tức là thu nhập của họ được chi trả thông qua một tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh có thuê lao động. Vì vậy Pháp lệnh qui định phương pháp thu thuế khấu trừ tại nguồn. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu 38
  39. nhập. Như vậy, hàng tháng hoặc khi phát sinh chi trả thu nhập cho cá nhân mà thu nhập đến mức phải chịu thuế thì cơ quan chi trả có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế để nộp vào ngân sách. b/Cá nhân đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế, kể cả trường hợp ủy quyền cho các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh dịch vụ tư vấn thuế theo quy định của pháp luật. Cụ thể: - Cá nhân có thu nhập nhưng không xác định được cơ quan chi trả thu nhập (Ví dụ như: cá nhân làm việc trong các Văn phòng đại diện tại Việt nam, cá nhân hành nghề độc lập, ). - Cá nhân uỷ quyền cho các tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh dịch vụ tư vấn thuế theo quy định của pháp luật. 3.2. Thủ tục về đăng ký nộp thuế Cá nhân đăng ký nộp thuế tại cơ quan thuế sau khi được cơ quan thuế cấp mã số thuế phải làm các thủ tục về đăng ký nộp thuế cụ thể gồm hai nội dung là: - Ký xác nhận vào Bản ghi nhớ cùng với cơ quan thuế - Lập Tờ khai dự toán thuế phát sinh phải nộp hàng tháng. Bản ghi nhớ nhằm cung cấp các thông tin cơ bản về trách nhiệm của cá nhân nộp thuế và các thủ tục hồ sơ trong việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế và thoái trả tiền thuế. Nếu đối tượng nộp thuế thực hiện không đúng sẽ bị xử lý các vi phạm. Bản ghi nhớ có mẫu sẵn cho cá nhân Việt Nam (theo mẫu số 01a/TNTX) và cá nhân nước ngoài (theo mẫu 01b/TNTX) ban hành kèm theo Thông tư số 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính. Căn cứ vào đề nghị của cá nhân hoặc thư mời của Cục Thuế, đối tượng nộp thuế hoặc người đại diện được uỷ quyền đến trụ sở Cục Thuế để được hướng dẫn về đăng ký, kê khai thuế và cùng lập Bản ghi nhớ giữa hai bên . Bản ghi nhớ có chữ ký của hai bên và lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Mẫu tờ khai đăng ký nộp thuế: Mẫu này yêu cầu khai các thông tin cơ bản, trong đó chủ yếu là thông tin về dự kiến thu nhập chịu thuế năm để có căn cứ xác định số thuế tạm nộp hàng tháng. Để thuận lợi và phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng nộp thuế, có 2 mẫu Tờ khai đăng ký nộp thuế ban hành kèm theo Thông tư số 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính: Đối với cá nhân Việt Nam thì kê khai theo mẫu số 02a/TNTX; Đối với cá nhân nước ngoài thì kê khai theo mẫu số 02b/TNTX. 3.3. Nơi kê khai thuế, nộp thuế a/ Cơ quan chi trả thu nhập có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc cơ quan thuế cấp nào quản lý thì kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân tại cơ quan thuế đó. b/ Cơ quan chi trả thu nhập không có hoạt động sản xuất kinh doanh thì kê khai, nộp thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đóng trụ 39
  40. sở cơ quan. Trường hợp cơ quan chi trả thu nhập đóng tại địa bàn cấp huyện, thị xã thì kê khai, nộp thuế tại Chi cục Thuế nơi đóng trụ sở cơ quan. c/ Cá nhân đăng ký thuế tại cơ quan thuế thì kê khai, nộp thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cá nhân liên hệ với Cục thuế địa phương để có hướng dẫn về đăng ký, kê khai thuế và cùng lập Bản ghi nhớ giữa hai bên theo mẫu số 01/TNTX ban hành kèm theo Thông tư này. Cá nhân có trách nhiệm nộp tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 02a/TNTX (hoặc mẫu số 02b/TNTX) ban hành của Bộ Tài chính cho cơ quan thuế để xác định số thuế tạm nộp hàng tháng. Thời hạn nộp tờ khai đăng ký chậm nhất là ngày 25 của tháng phát sinh thu nhập. 3.4. Thủ tục kê khai, nộp thuế 3.4.1. Kê khai và nộp thuế đối với thu nhập thường xuyên a/ Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập: Đối với cơ quan chi trả thu nhập, việc kê khai, tạm nộp thuế hàng tháng được thực hiện như sau: - Thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với khoản chi trả thu nhập cho cá nhân thuộc sự quản lý của cơ quan chi trả thu nhập; cá nhân có ký hợp đồng lao động ổn định (không xác định thời hạn) và các trường hợp ký hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động thời vụ. Việc lập tờ khai đối với khoản thu nhập này được thực hiện theo mẫu số 03a/TNTX ban hành tại Thông tư số 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004. - Thực hiện khấu trừ thuế 10% trên tổng thu nhập đối với các khoản chi trả cho cá nhân có thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên mà khoản thu nhập này có được từ các hoạt động đại lý hưởng hoa hồng, môi giới (kể cả tiền thưởng); tiền nhuận bút, tiền giảng dạy; tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; tiền thù lao do tham gia dự án, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên; dịch vụ khoa học, kỹ thuật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo, hoạt động biểu diễn, hoạt động thể dục thể thao và các khoản tiền chi trả thuộc diện chịu thuế khác. Riêng đối với cá nhân là ca sỹ như diễn viên thanh nhạc biểu diễn các loại hình nghệ thuật ca - nhạc kịch, cải lương, tuồng, chèo, dân ca; nghệ sỹ xiếc, múa; cầu thủ bóng đá; vận động viên chuyên nghiệp có xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, được trừ 25% thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế thì thu nhập làm căn cứ khấu trừ 10% là khoản thu nhập đã trừ 25%. Cuối tháng, cơ quan chi trả thu nhập lập Tờ khai thuế thu nhập đối với thu nhập thường xuyên của cá nhân theo mẫu số 3b/TNTX ban hành tại Thông tư số 12/2005/TT-BTC để tổng hợp số tiền thuế đã khấu trừ và nộp vào tài khoản tạm thu của cơ quan thuế. Khi chi trả thu nhập, cơ quan chi trả có trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân để làm căn cứ kê khai, tổng hợp quyết toán cuối năm. 40
  41. Trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt nam có thu nhập, nếu đã có cơ sở xác định là đối tượng cư trú tại Việt nam (thông qua hợp đồng lao động ký với tổ chức, cơ quan tại Việt nam) thì tại nơi ký hợp đồng lao động, cơ quan chi trả thu nhập áp dụng khấu trừ thuế theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần, phần thu nhập phát sinh tại những nơi khác áp dụng khấu trừ 10% thuế TNCN đối với các khoản thu nhập chi trả từng lần từ 500.000 đồng trở lên. Đối với người nước ngoài vào Việt nam làm việc có thu nhập, nếu không có cơ sở để xác định là đối tượng cứ trú tại Việt nam thì áp dụng mức khấu trừ 25% thuế TNCN đối với đối tượng không cư trú (tại nơi làm việc ký hợp đồng lao động và thu nhập ở những nơi khác); trường hợp khi rời khỏi Việt nam đã xác định được trong năm tính thuế có số ngày ở Việt nam trên 183 ngày (trở thành đối tượng cư trú tại Việt nam) thì thực hiện quyết toán thuế phải nộp theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần. - Đối với khoản chi trả thu nhập cho cá nhân là người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ tiền thuế và lập tờ khai theo mẫu số 05/TNTX ban hành tại Thông tư số 12/2005/TT-BTC. b/ Kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế: Trường hợp cá nhân có thu nhập từ 2 nơi trở lên thì thực hiện kê khai nộp thuế và quyết toán thuế tại cơ quan thuế. Đối với các khoản thu nhập vãng lai, cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm khấu trừ thuế và cấp Chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân trước khi chi trả thu nhập. Đối với khoản thu nhập cá nhân có ký hợp đồng xác định thời hạn thì cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế hàng tháng nộp vào NSNN. Cuối năm hoặc khi kết thúc hợp đồng lao động, cơ quan chi trả có trách nhiệm cấp Biên lại khấu trừ thuế để cá nhân làm cơ sở quyết toán thuế với cơ quan thuế. Cá nhân đã đăng ký nộp thuế hàng tháng tại cơ quan thuế thì thực hiện nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/TNTX ban hành tại Thông tư số 12/2005/TT-BTC. Trường hợp cá nhân xác định thu nhập ổn định hàng tháng trong tờ khai thuế đầu năm thì tháng đầu tiên nộp tờ khai theo mẫu số 04/TNTX và đánh vào ô trống, các tháng tiếp sau không cần nộp tờ khai này mà nộp thuế hàng tháng theo thời hạn qui định, trừ trường hợp có sự thay đổi về thu nhập. Hướng dẫn kê khai Mẫu số 04/TNTX - Tờ khai nộp thuế thu nhập thường xuyên của cá nhân nộp thuế tại cơ quan thuế : Mẫu này dùng cho cá nhân đã đăng ký nộp thuế thu nhập tại cơ quan thuế, hàng tháng phải lập và gửi cơ quan thuế chậm nhất là ngày 10 của tháng tiếp theo tháng phát sinh thu nhập. Các tháng đều có thu nhập giống nhau thì kê khai nộp tháng đầu tiên và đánh dấu vào ô trống ở phần cuối của mẫu này để cơ quan thuế biết, các tháng sau không phải lập và nộp tờ khai thuế. 3.4.2- Kê khai, nộp thuế đối với thu nhập không thường xuyên 41
  42. Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập không thường xuyên nộp cho từng lần phát sinh thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế và cấp biên lai thuế khi chi trả cho người có thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm lập tờ khai nộp thuế thu nhập không thường xuyên theo mẫu số 06/TNKTX ban hành tại Thông tư số 12/2005/TT-BTC của tháng phát sinh thu nhập về số người, số thu nhập, số tiền thuế đã khấu trừ, số tiền thù lao được hưởng, số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Như vậy, việc kê khai, nộp thuế hàng tháng của cơ quan chi trả thu nhập bao gồm 4 tờ khai dưới đây và hướng dẫn kê khai như sau: (1)- Mẫu 03a/TNTX - Tờ khai nộp thuế thu nhập thường xuyên của cá nhân Mẫu này do cơ quan chi trả thu nhập lập hàng tháng. Cơ quan chi trả căn cứ số tiền chi trả cho cá nhân trong tháng để thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu luỹ tiến từng phần đối với cá nhân người Việt nam có mức thu nhập chịu thuế trên 5 triệu đồng/tháng, người nước ngoài có mức thu nhập trên 8 triệu đồng/tháng. Thời hạn nộp tờ khai cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 10 của tháng tiếp theo tháng phát sinh thu nhập và thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là vào ngày 25 của tháng tiếp theo tháng phát sinh thu nhập. (2)- Mẫu 03b/TNTX - Tờ khai nộp thuế đối với thuế khấu trừ 10% Mẫu số 03b/TNTX do cơ quan chi trả thu nhập lập hàng tháng để kê khai nộp thuế đối với thuế khấu trừ 10% của từng cá nhân không thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động tại đơn vị như cá nhân làm địa lý hưởng hoa hồng môi giới, tiền nhuận bút, tiền giảng dạy, tiền bản quyền, sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm, tiền thù lao do tham gia dự án, Hiệp hội kinh doanh, và các khoản chi trả khác thuộc diện chịu thuế (gọi tắt là cá nhân vãng lai). Trường hợp trong tháng có nhiều đối tượng khấu trừ và cá nhân trong năm có nhiều lần nhận thu nhập thì kê bảng chi tiết đính kèm, cơ quan chi trả ký và đóng dấu. Trường hợp nếu trong tháng cơ quan chi trả thu nhập không có chi trả cho cá nhân vãng lai thì không phải kê khai mẫu này. (3)- Mẫu 05/TNTX - Tờ khai thuế thu nhập của người nuớc ngoài không cư trú tại việt nam Mẫu số 05/TNTX, hàng tháng cơ quan chi trả thu nhập kê khai thuế đối với khoản chi trả thu nhập cho cá nhân là người nước ngoài không cư trú tại Việt nam nếu ở tại Việt nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế. Khi chi trả thu nhập cơ quan chi trả thu nhập khấu trừ 25% và cấp biên lai thuế thu nhập cho cá nhân. Nếu trong tháng không chi trả cho cá nhân người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam thì cơ quan chi trả thu nhập không phải kê khai mẫu này. (4)- Mẫu 06/TNTX - Tờ khai thuế thu nhập của người nuớc ngoài không cư trú tại Việt Nam: Mẫu này do cơ quan chi trả thu nhập lập nếu trong tháng cơ 42