Một số đề thi và các dạng câu hỏi vào các ngân hàng

doc 147 trang nguyendu 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số đề thi và các dạng câu hỏi vào các ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_de_thi_va_cac_dang_cau_hoi_vao_cac_ngan_hang.doc

Nội dung text: Một số đề thi và các dạng câu hỏi vào các ngân hàng

  1. MỘT SỐ ĐỀ THI VÀ CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀO CÁC NGÂN HÀNG Phần I: KIẾN THỨC CHUNG (31 câu) Câu 1: Thời gian vừa qua, nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trong nước như: Cầu Văn Thánh, lắp đặt điện kế điện tử, các dự án do PMU 18 quản lý đã không đạt được mục tiêu đầu tư ban đầu do chất lượng quá kém, công trình xuống cấp, gây bất bình trong dư luận xã hội, nên Chính phủ đã phải chi thêm tiền để thực hiện việc cải tạo, sửa chữa, thậm chí là thay mới để khắc phục hậu quả nói trên. Vậy, chi phí thực tế phải bỏ ra trong năm để khắc phục những sai sót trong quá trình đầu tư các công trình nêu trên có được phép tính vào trong giá trị GDP của đất nước trong năm tài khoá đó hay không? a. Không, vì đây là việc khắc phục những sai sót do chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư không đúng theo qui định hiện hành của nhà nước; b. Có, vì những chi phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả tại các dự án nêu trên cũng được xem là những khoản chi tiêu của Chính phủ trong năm tài khoá; c. Chỉ được tính vào GNP chứ không tính vào GDP; d. Cả 3 phương án trên đều sai. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án b Công thức xác định GDP theo luồng sản phẩm như sau: GDP = C + I + G + NX, Chính phủ chi thêm tiền để khắc phục hậu quả do sai sót trong quá trình đầu tư các dự án hạ tầng nêu trên được tính vào khoản mục G - Chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ của Chính phủ. Những khoản chi ra này tương ứng với/gắn với việc tạo ra những hàng hoá dịch vụ mới. Câu 2: Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam phát hành trái phiếu không trả lãi có thời hạn 10 năm và mệnh giá là 1.000 USD. Nếu tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư là 12%, nhà đầu tư sẽ chấp nhận mua trái phiếu này ở mức giá nào dưới đây: a. 322 USD; b. 3.106 USD; c. Một mức giá khác. Biết rằng: - Giá trị tương lai theo nhân tố lãi suất của 1 USD tại mức lãi suất 12% trong thời hạn 10 năm là 3,106; - Giá trị hiện tại theo nhân tố lãi suất của 1 USD tại mức lãi suất 12% trong thời hạn 10 năm là 0,322. Hãy giải thích: 1
  2. 1.000 Đáp án: Phương án a, giá trái phiếu: V = = 1.000 x 0,322 = 322 USD (1+12%)10 Câu 3: Theo Anh/Chị, giá trái phiếu phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây: a. Lãi cố định được hưởng từ trái phiếu (I); b. Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của nhà đầu tư (Kđ); c. Mệnh giá trái phiếu (MV); d. Số năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn (n); e. Cả 4 phương án trên. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án e. Theo phương pháp DCF, giá trái phiếu được xác định theo công thức như sau: I I I MV V = 1 + 2 + + n + n (1+ K ® ) (1+ K ® ) (1+ K ® ) (1+ K ® ) Câu 4: Nhận định về sự biến động của giá trái phiếu, người ta cho rằng: a. Khi lãi suất thị trường thấp hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu thấp hơn mệnh giá; b. Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu sẽ tăng; c. Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu sẽ giảm; d. Khi lãi suất thị trường cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu cao hơn mệnh giá. Theo Anh/Chị, nhận định nào là đúng? Hãy giải thích: Đáp án: Phương án b và c. Khi lãi suất thị trường bằng lãi suất trái phiếu, lúc này giá trái phiếu xác định theo mô hình DCF sẽ đúng bằng với mệnh giá trái phiếu. Câu 5: Trong hoạt động ngân hàng, bên cạnh các công cụ như: Hợp đồng trao đổi lãi suất, các hợp đồng kỳ hạn, áp dụng lãi suất thả nổi, một công cụ khá quan trọng trong ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất là thực hiện việc quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất (interest rate sensitive gap management). Theo đó: a. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, khi lãi suất trên thị trường tăng lên, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất tăng; b. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương, khi lãi suất trên thị trường giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất giảm; c. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm, khi lãi suất trên thị trường tăng lên, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất giảm; d. Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm, khi lãi suất trên thị trường giảm xuống, các yếu tố khác không thay đổi, thì chênh lệch lãi suất tăng; e. Cả 4 phương án trên. Theo Anh/Chị, nhận định nào trên đây là chính xác? 2
  3. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án e Khe hở nhạy cảm lãi suất = Tài sản nhạy cảm lãi suất - Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất Khe hë nh¹y c¶ m l·i suÊt x Møc gia t¨ng cña l·i suÊt Chª nh lÖch l·i suÊt gi¶ m (-) hoÆc t¨ng (+) = Tæng tµi s¶ n sinh lêi Câu 6: Mục tiêu được đặt ra ngay từ đầu năm đối với Ngân hàng AMZ là phải đạt chỉ tiêu ROE = 15%, tuy nhiên đến cuối năm Ngân hàng này đạt được một số chỉ tiêu sau: Vèn chñ së h ÷ u - Tỷ trọng vốn chủ sở hữu: = 8% ; Tæng tµi s¶ n - Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản 1%; Như vậy, AMZ đã: a. Đạt được chỉ tiêu ROE = 15% như kế hoạch đặt ra; b. ROE thực tế cao hơn so với mức đặt ra từ đầu năm; c. ROE thực tế thấp hơn so với mức đặt ra từ đầu năm. Hãy giải thích: Tæng tµi s¶ n 1 Đáp án: Phương án c, vì: ROE = ROA x =1% x =12,5% Vèn chñ së h ÷ u 8% Câu 7: Trong ba loại thâm hụt ngân sách sau đây, loại thâm hụt nào được coi là xuất phát từ chính sách chủ quan của chính phủ. a. Thâm hụt ngân sách thực tế; b. Thâm hụt ngân sách cơ cấu; c. Thâm hụt ngân sách chu kỳ. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án b. Hàm ngân sách có dạng B = - G + tY. Thâm hụt ngân sách cơ cấu là thâm hụt tính toán trong trường hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng. Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái, để đạt mục tiêu giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiền năng với mức việc làm đầy đủ, chính phủ sẽ tăng chi tiêu (G) hoặc giảm thuế (T) hoặc thực hiện đồng thời cả hai biện pháp. Đổi lại, ngân sách sẽ bị thâm hụt, thâm hụt đó gọi là thâm hụt do chính sách chủ quan của chính phủ khi thực hiện chính sách tài khoá ngược chiều. Câu 8: Theo Anh/Chị, các biện pháp của chính sách tài khoá chủ động gây nên thâm hụt ngân sách cơ cấu, thì có kéo theo hiện tượng thoái lui đầu tư hay không? a. Chắc chắn có; b. Có dẫn đến hiện tượng tháo lui đầu tư nếu như không có sự điều chỉnh kịp thời và hiệu quả của chính sách tiền tệ; 3
  4. c. Không ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án b. Chính sách tài khóa chủ động, G tăng hoặc T giảm, làm cho GNP tăng theo hệ số nhân, nhu cầu tiền tăng theo. Với mức cung tiền cho trước (không đổi), lãi suất sẽ tăng lên, bóp nghẹt một số hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Câu 9: Khi các biện pháp tăng thu, giảm chi không giải quyết được toàn bộ thâm hụt ngân sách, chính phủ có thể sử dụng được những biện pháp nào dưới đây để tài trợ thâm hụt? a. Phát hành trái phiếu chính phủ trong nước (vay dân); b. Vay nợ nước ngoài; c. Sử dụng dự trữ ngoại tệ; d. In thêm tiền; e. Cả 4 phương án trên. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án e. Câu 10: Đối với một quốc gia nếu GNP lớn hơn GDP, thì: a. Giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở nước đó nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người nước đó tạo ra ở nước ngoài. b. Giá trị sản xuất mà người nước đó tạo ra ở nước ngoài nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở nước đó. c. GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa. d. Giá trị hàng hoá trung gian lớn hơn giá trị hàng hoá cuối cùng. Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án b Giải thích - GNP là tổng sản phẩm quốc dân, gồm tổng giá trị thị trường của mọi hàng hoá dịch vụ được tạo ra bởi các công dân của một quốc gia, bất kể hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành ở trong hay ngoài biên giới trong một thời kỳ nhất định. - GDP là tổng sản phẩm quốc nội, gồm tổng giá trị thị trường của mọi hàng hoá dịch vụ được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, không phân biệt nguồn vốn và chủ sở hữu trong nước hay ngoài nước trong một thời kỳ nhất định. Vì vậy, GNP lớn hơn GDP chỉ khi giá trị sản xuất mà người nước đó tạo ra ở nước ngoài nhiều hơn so với giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở nước đó 4
  5. Câu 11: Nếu GDP thực tế của nước A bằng 60% GDP thực tế của nước B, tỷ lệ tăng trưởng của hai nước lần lượt là 3,5% và 1,0% thì sau 10 năm GDP thực tế của nước A bằng bao nhiêu % GDP thực tế của nước B? a. 72,88%. b. 76,62%. c. 79,52% d. 81,15%. Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án b Giải thích: Sau 10 năm, GDP nước A bằng: 60%x(1,035)10 và bằng 76,62%. 1x (1,01)10 Câu 12: Lạm phát thực tế cao hơn mức lạm phát dự kiến ban đầu có xu hướng phân phối lại thu nhập có lợi cho: a. Những nhóm người có thu nhập cố định b. Những người cho vay theo lãi suất cố định c. Những người đi vay theo lãi suất cố định d. Những người gửi tiền tiết kiệm Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án c Giải thích: - Những người đi vay theo lãi suất cố định chỉ phải chịu lãi thực bằng lãi suất cho vay trừ tỷ lệ lạm phát. - Những người có thu nhập cố định chỉ được hưởng bằng thu nhập/(1+i%), trong đó i là tỷ lệ lạm phát. - Những người còn lại chỉ được hưởng lãi bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Câu 13: Khi giá dầu tăng: a. GDP thực tế ở các nước nhập khẩu dầu mỏ giảm. b. Tỷ lệ lạm phát ở các nước nhập khẩu dầu mỏ tăng. c. Thu nhập quốc dân được phân phối lại từ các nước nhập khẩu dầu sang các nước xuất khẩu dầu. d. Tất cả các câu trên đều đúng. Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án d Giải thích: 5
  6. - Tại quốc gia nhập khẩu dầu: GDP = C + I + G + X - M. Khi M tăng thì GDP giảm; - Tại quốc gia xuất khẩu dầu: Giá dầu tăng, tại quốc gia xuất khẩu dầu có X tăng, nên GDP tăng; - Dầu mỏ là nguyên liệu đầu vào. Khi giá nguyên liệu đầu vào tăng tạo nên lạm phát chi phí đẩy. Câu 14: Không giống các trung gian tài chính khác: a. Các ngân hàng tạo ra phương tiện cất trữ. b. Các ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán. c. Các ngân hàng cung cấp dịch vụ cho vay. d. Các ngân hàng in ra tiền. Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án b Giải thích: Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, chỉ các tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện các dịch vụ thanh toán, tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa tổ chức tín dụng là ngân hàng với các loại hình tổ chức tín dụng khác. Câu 15: Câu nào dưới đây là đúng: a. Cổ phiếu thường có thu nhập thấp hơn trái phiếu. b. Trái phiếu dài hạn thường có lãi suất thấp hơn giấy tờ có giá ngắn hạn. c. Trái phiếu Chính phủ thướng có lãi suất thấp hơn trái phiếu Công ty xét trong cùng một quốc gia. d. Đầu tư qua quỹ tương hỗ (mutual fund) thường rủi ro hơn mua cổ phiếu đơn lẻ. Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án c Giải thích: - Câu a) chưa chính xác vì cổ phiếu có thu nhập không cố định, do cả cổ tức và thị giá cổ phiếu đều thay đổi, mức độ rủi ro cao hơn nên, trong khi trái phiếu có thu nhập cố định, thường chỉ thay đối giá trái phiếu khi lãi suất thị trường tăng giảm, mức độ rủi ro thấp hơn nên mức thu nhập thường thấp và ít biến động hơn. - Câu b) sai, vì về nguyên tắc lãi suất các công cụ nợ phụ thuộc vào kỳ hạn, kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. - Câu c) đúng, vì Chính phủ có mức độ rủi ro thấp hơn công ty, nên lãi suất trái phiếu Chính phủ thường thấp hơn trái phiếu công ty. - Câu d) sai, vì đầu tư vào một quuỹ tương hỗ tức là đầu tư vào một danh mục các cổ phiếu, trái phiếu công ty khác nhau, nên mức độ rủi ro thấp hơn đầu tư vào cổ phiếu đơn lẻ. 6
  7. Câu 16: Ngân hàng có thể tạo tiền cho nền kinh tế bằng cách: a. Tăng mức dự trữ. b. Cho vay phần dự trữ vượt mức. c. Phát hành thêm séc. d. Bán chứng khoán của nó. Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án b Giải thích: Số nhân tiền tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ vượt mức trên tiền gửi, vì vậy khi thực hiện theo phương pháp b) ngân hàng làm giảm tỷ lệ dự trữ vượt mức, làm tăng số nhân tiền, qua đó tạo thêm tiền trong nền kinh tế. Các biện pháp khác không làm ảnh hưởng đến số nhân tiền, do đó không tạo thêm tiền. Câu 17: Ba biện pháp mà Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng để làm tăng cung tiền: a. Tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu và mua trái phiếu Chính phủ. b. Giảm dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất chiết khấu và mua trái phiếu Chính phủ. c. Giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu và mua trái phiếu Chính phủ. d. Giảm dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiết khấu và bán trái phiếu Chính phủ. Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án c Giải thích: Đây là 3 công cụ thực thi chính sách tiền tệ của NHTW: - Giảm dự trữ bắt buộc làm tăng cung tiền và ngược lại. - Giảm lãi suất chiết khấu làm tăng cung tiền và ngược lại. - Mua trái phiếu Chính phủ làm tăng cung tiền và ngược lại. Câu 18: Hoạt động thị trường mở: a. Là việc Ngân hàng trung ương mua/bán các trái phiếu công ty. b. Liên quan đến việc Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại vay tiền. c. Liên quan đến việc Ngân hàng trung ương mua/bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn (tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng trung ương). d. Có thể làm thay đổi lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại nhưng không làm thay đổi lượng cung tiền. Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án c Giải thích: Nghiệp vụ thị trường mở là nghiệp vụ Ngân hàng trung ương mua bán các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, chủ yếu là tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng trung ương để 7
  8. làm tăng/giảm lượng tiền cung ứng tiền tệ, kiểm soát cung ứng tiền tệ để thực hiện chính sách tiền tệ. Câu 19: Khoản mục nào dưới đây không thuộc tài sản có của ngân hàng: a. Dự trữ thanh toán. b. Cho vay. c. Phát hành giấy tờ có giá. d. Đầu tư. Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: câu c Giải thích Phát hành giấy tờ có giá thuộc tài sản nợ của ngân hàng, các khoản mục khác thuộc tài sản có. Câu 20: Giả sử ngân hàng yết các tỷ giá như sau: - JPY/AUD = 135,50 – 135,60 - DEM/AUD = 1,6410 – 1,6415 Vậy tỷ giá chéo JPY/DEM mà ngân hàng sẽ yết là: a. 82,57 – 82,61 b. 82,55 – 82,63 c. 82,56 – 82,62 d. 82,58 – 82,60 Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án b Giải thích Tỷ giá mua JPY/DEM bằng giá mua JPY/giá bán DEM, = 135,50/1,6415 = 82,55 Tỷ giá bán JPY/DEM bằng giá bán JPY/giá mua DEM, = 135,60/1,6410 = 82,63 Câu 21: Một ngân hàng yết giá như sau: USD/GBP = 1,8020 – 1,8025, câu nào dưới đây là sai: a. Khách hàng có thể mua GBP với tỷ giá 1 GBP = 1,8025 USD b. Ngân hàng sẵn sàng mua GBP với tỷ giá 1 GBP = 1,8020 USD c. Khách hàng có thể mua USD với tỷ giá 1 GBP = 1,8025 USD d. Ngân hàng sẵn sàng mua USD với tỷ giá 1 GBP = 1,8025 USD Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án c Theo tỷ giá niêm yết, ngân hàng sẵn sàng mua GBP/bán USD với tỷ giá 1 GBP = 1,8020 USD, và bán GBP/mua USD với tỷ giá 1 GBP = 1,8025 USD. Đối với khách hàng thì ngược lại. 8
  9. Câu 22: Một trái phiếu vĩnh viễn (perpetual bond) – trái phiếu không có ngày đáo hạn, không hoàn trả vốn gốc – được thanh toán coupon định kỳ hàng năm là 100 USD, nếu lãi suất thị trường là 10%, giá của trái phiếu là: a. 1.111 USD b. 1.000 USD c. 909,1 USD d. Không xác định Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án b Giải thích Công thức tính giá trái phiếu vĩnh viễn: P = C/i Trong đó: P: giá trái phiếu C: tiền coupon i: lãi suất thị trường, năm. Câu 23: Trong mô hình IS - LM trong nền kinh tế đóng, nếu chính phủ tăng chi tiêu thì đường IS sẽ dịch chuyển như thế nào: a./ Dịch sang trái b./ Dịch sang phải c./ Không dịch chuyển Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án: Phương án b. Để cân bằng trên thị trường hàng hoá thì trong nền kinh tế đóng thì: Y = C + I + G Ta lại có phương trình đầu tư I = I* - di và phương trình của đường chi tiêu C = a + b(Y-TA) Thay các số liệu đầu bài đã cho vào ta có: Y = a + b(Y-TA) + I* -di + G = a + bY -bTA + I* -di + G di = a + I* + G - bTA + (b-1)Y(1) i = (a+I* + G -bTA)/d + (b-1)/d * Y(2). Ta có thể nhận thấy với phương trình này nếu tăng chi tiêu chính phủ G lên một lượng thì đồ thị dạng tuyến tính (i = a + by; a sẽ tăng lên) sẽ dịch chuyển sang phải. Câu 24: Đối với một nước nhỏ (không làm ảnh hưởng đến giá thế giới), khi thuế quan nhập khẩu của loại hàng hoá đó tăng lên làm giá trong nước tăng từ Pw lên Pt làm sản xuất trong nước bán được sản phẩm từ S 1 tăng lên S2 và tiêu thụ trong nước giảm từ D 1 xuống D2. Tổng lợi ích của các nhóm lợi ích được biểu diến trên đồ thị sau với các khối được đánh ký hiệu là a, b, c, d phía dưới như sau: 9
  10. P DS Pt a b c d Pw S1 S2 D2 D1 Q Theo Anh/Chị, tổng lợi ích xã hội bị mất mát trong trường hợp này là: a./ Là phần diện tích a b./ Là phần diện tích (b + d) c./ Là phần diện tích của (a + b + c + d) d./ Là phần diện tích c d./ Là phần diện tích (b + c + d) Đề nghị có phân tích, giải thích rõ sự lựa chọn của bạn Đáp án: Phương án b, Là phần diện tích (b + d) - Khi sản lượng bán của nhà sản xuất trong nước tăng từ S 1 lên S2 thì tổng lợi ích của nhà sản xuất trong nước thu được là a. - Khi đó phần lợi ích do thu thuế của chính phủ sẽ tăng lên một khoản là c - Trong khi đó tổng thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng là cả a, b, c, d Vì vậy tổng mất mát lợi ích xã hội (DWL) là b và d Câu 25: Đối với trường hợp độc quyền bán trên thị trường đối với một loại sản phẩm, nhà sản xuất quyết định mức sản lượng sản xuất và giá của sản phẩm dựa vào việc tìm ra điểm: a./ Chi phí trung bình bằng doanh thu trung bình b./ Chi phí biên bằng doanh thu biên c./ Chi phí biên bằng chi phí trung bình d./ Doanh thu biên bằng chi phí trung bình. Hãy giải thích ngắn gọn: Đáp án: Phương án b Như chúng ta đã biết việc quyết định sản xuất thêm sản phẩm để bán ra hay không doanh nghiệp đều phải dựa vào việc sản xuất ra sản phẩm đó có lãi hay không tức là chi phí để sản xuất thêm sản phẩm đó có nhỏ hơn doanh thu thu được từ sản phẩm đó 10
  11. hay không. Nếu chi phí sản xuất thêm một sản phẩm lớn hơn doanh thu thu được từ việc sản xuất thêm sản phẩm đó thì doanh nghiệp sẽ không sản xuất. Vì vậy câu trả lời sẽ là chi phí biên bằng doanh thu biên. Câu 26: Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện nay thì đối tượng cho vay của các Ngân hàng sẽ là: a./ Các pháp nhân và cá nhân trong nước b./ Các cá nhân và pháp nhân trong và ngoài nước c./ Các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước d./ Cả 3 nội dung trên đều không đúng Hãy giải thích ngắn gọn: Đáp án: Phương án c Theo qui định hiện nay của Quyết định 127 chỉnh sửa quy chế cho vay ban hành kèm quyết định 1627 của NHNN Việt Nam thì đối tượng cho vay của các Ngân hàng thương mại sẽ là Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Vì vậy đáp án c là đúng. Câu 27: Trên thực tế có đối tượng khách hàng có hai nhóm khách hàng sau: - Nhóm 1: Có tình hình tài chính tốt, mức độ rủi ro thấp, nhưng có nhiều ngân hàng đồng ý tài trợ, do đó lợi nhuận thấp. - Nhóm 2: Doanh nghiệp có độ rủi ro cao nhưng có thể chấp nhận mức lãi suất vay cao. Nếu Anh/Chị là nhà quản trị ngân hàng anh chị sẽ lựa chọn: a./ Cho vay nhóm 1 b./ Cho vay nhóm 2 c./ Cho vay cả hai nhóm d./ Tuỳ thuộc vào phân đoạn thị trường và chiến lược của Ngân hàng đó. Hãy giải thích ngắn gọn: Đáp án: Phương án d Như chúng ta đã biết nguyên lý chung là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận, rủi ro cao thì lợi nhuận cao và rủi ro thấp thì lợi nhuận thấp. Mỗi ngân hàng với thế mạnh của chính mình trong một phân đoạn thị trường nhất định sẽ tập trung vào nhóm khách hàng có rủi ro cao hoặc rủi ro thấp. Ví dụ nếu một ngân hàng mạnh về XNK thì họ sẽ tập trung vào nhóm khách hàng đó và họ sẽ có khả năng quản lý rủi ro tín dụng ở lĩnh vực đó tốt hơn Ngân hàng khác; Hoặc một ngân hàng mạnh về xử lý tài sản đảm bảo thì có thể cho vay trong các lĩnh vực khách hàng có mức lãi suất vay cao, nhưng lợi nhuận cao (cho vay bất động sản); Hoặc có các Ngân hàng chuyên cho vay bán buôn với khối lượng lớn cho các khách hàng lớn có độ an toàn cao thì phải chấp nhận mức rủi ro thấp (cho vay ngành điện). Vì vậy, các Ngân hàng sẽ lựa chọn khách hàng của mình trên cơ sở cân bằng được rủi ro và lợi ích của danh mục cho vay theo chiến lược và phân đoạn thị trường của chính Ngân hàng đó. Do đó đáp án là câu d. 11
  12. Câu 28: Khách hàng vay vốn ngắn hạn với thời gian 6 tháng theo qui định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khách hàng được gia hạn với thời gian tối đa là bao lâu? a/ 6 tháng b/ 12 tháng c/ Tuỳ theo khả năng tài chính của Ngân hàng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay. d/ Bằng một chu kỳ sản suất kinh doanh Hãy giải thích ngắn gọn: Đáp án: Phương án c Theo qui định tại Quyết định 127 chỉnh sửa qui chế cho vay ban hành kèm quyết định 1627 của NHNN Việt Nam thì Ngân hàng sẽ thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng tuỳ thuộc vào khả năng tài chính của Ngân hàng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay. Câu 29: Theo bạn một thị trường chứng khoán hiệu quả là một thị trường: a./ Huy động được nhiều vốn cho nền kinh tế nhất. b./ Suất sinh lời của các nhà đầu tư là lớn nhất. c./ Giá cả của chứng khoán được điều chỉnh cực kỳ nhanh chóng đến mức không một người mua hoặc người bán nào có thể hưởng được chênh lệch giá do thông tin mang lại. Hãy giải thích ngắn gọn: Đáp án: Phương án c Vì thị trường hiệu quả là thị trường minh bạch, công khai do đó mọi thông tin đều minh bạch, công khai và giá cả của chứng khoán đã phản ánh đủ cả thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai của chứng khoán đó. Vì vậy đáp án c là đúng nhất. Câu 30: Cách đây một vài năm, toà án đưa ra một phán quyết nhằm mục đích thúc đẩy cạnh tranh trong ngành điện thoại, họ nghĩ rằng cạnh tranh sẽ đưa đến tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng. Những cuộc điện thoại đường dài gọi vào ban ngày giờ đây đã rẻ hơn so với trước khi có phán quyết của toà án, nhưng chi phí trả tiền điện thoại của người dân thường cho các cuộc điện thoại đường dài lại tăng 25%. Câu nào trong số các câu sau đây nếu đúng sẽ giải thích một cách trực tiếp nhất tại sao chi phí trả tiền điện thoại đường dài của người dân lại tăng? a. Điện thoại đường dài được các công ty kinh doanh sử dụng nhiều hơn là những người dân thường. b. Các công ty điện thoại đang phát triển các dịch vụ vi tính và xử lý thông tin của họ. 12
  13. c. Cước phí điện thoại gọi vào buổi tối đã gia tăng, và đây chính là thời điểm người dân thường thực hiện các cuộc gọi điện thoại đường dài. d. Sự gia tăng cạnh tranh đã dẫn đến việc các công ty điện thoại gia tăng ngân sách của họ dành cho việc phát triển công nghệ mới. Hãy giải thích ngắn gọn: Đáp án: Phương án c - Câu d và câu b không liên quan trực tiếp đến việc tăng phí điện thoại đường dài của người dân. - Câu a so sánh cước điện thoại của công ty kinh doanh so với người dân do đó không có cơ sở khẳng định việc tăng cước điện thoại đường dài. - Chỉ câu c là có liên quan vì có thể tỷ trọng gọi điện thoại đường dài buổi tối là lớn do mức sống tăng, người dân tập trung gọi vào buổi tối là chủ yếu và do vậy làm tăng chi phí gọi điện thoại đường dài. Do đó đáp án c là đúng nhất. Câu 31: Hiện nay việc định giá giá trị doanh nghiệp được chính phủ qui định thực hiện theo hai phương thức chủ yếu, định giá theo phương pháp giá trị tài sản và định giá theo phương pháp chiết khấu dòng cổ tức (DDM - Dividend discount model). Theo Anh/Chị, công thức đúng nhất của phương thức DDM sẽ là: a./ V = D/k, trong đó D là cổ tức, k là suất sinh lời của nhà đầu tư. 1 2 3 t b./ V = {D1/(1+k) } + {D2/(1+k) } + {D3/(1+k) } + +{(Dt+Terminal value)/(1+k) }. Trong đó Dn là cổ tức các năm từ 1 đến t; Terminal value là giá trị bán DN trong năm t, k là suất sinh lời của nhà đầu tư. c./ V = D1/(k-g). Trong đó D1 là cổ tức trả năm 1, g là tỷ lệ tăng trưởng và k là suất sinh lời của nhà đầu tư. Đáp án: Phương án b - Phương án a là công thức định giá trong trường hợp doanh nghiệp không có tăng trưởng và cổ tức cố định hàng năm. - Phương án c là công thức định giá doanh nghiệp tăng trưởng nhưng tỷ lệ không đổi hàng năm. - Phương án b là đúng nhất bởi vì khi cổ phần hoá, doanh Nghiệp phải tính toán lại phương án kinh doanh, tính toán hiệu quả sản xuất và cổ tức hàng năm có thể khác nhau. Mặt khác giá trị của công ty trong ngắn hạn có thể xác định được. Vì vậy đây chính là công thức được sử dụng và áp dụng chính xác trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. Phần II: CÂU HỎI VỀ TÍN DỤNG - THẨM ĐỊNH (50 câu) Câu 1- Số dư bảo lãnh của khách hàng bao gồm: a- Toàn bộ dư mở L/C. b- Không bao gồm dư Mở L/C. 13
  14. c- Không bao gồm dư mở L/C trả ngay ký quỹ đủ hoặc được ngân hàng cam kết cho vay 100% giá trị thanh toán. Lựa chọn câu trả lời đúng và giải thích. Đáp án: c Theo quy định bảo lãnh là cam kết của ngân hàng về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không hoặc thưc hiện không đúng cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng. L/C là một trong những cam kết thanh toán của ngân hàng nên không thể không tính. Tuy nhiên việc mở L/C ký quỹ 100%, hoặc được ngân hàng chỉ là ngân hàng dịch vụ; Trường hợp mở L/C cho vay 100% nằm trong giới hạn tín dụng đã cam kêt nếu tính vào bảo lãnh thì giới hạn với 1 khách hàng sẽ bị tính 2 lần cho một giao dịch . Câu 2- Một tổ hợp nhà thầu gồm 3 doanh nghiệp B,C,D trong đó doanh nghiệp B được cử làm đại diện giao dịch và ký hợp đồng thi công với chủ dự án (bên A), bên A yêu cầu DN B phải xuất trình bảo lãnh thực hiện hợp đồng của ngân hàng. Doanh nghiệp B đề nghị ngân hàng E phát hành bảo lãnh, ngân hàng E đề nghị 2 đơn vị tham gia tổ hợp thầu là DN C và D phải có bảo lãnh của ngân hàng khác cho người thụ hưởng là ngân hàng E. Hãy xác định bảo lãnh đối ứng và bên phát hành bảo lãnh đối ứng: a-Bảo lãnh của ngân hàng E với chủ đầu tư; bên phát hành bảo lãnh đối ứng là ngân hàng E b- Bảo lãnh của 2 ngân hàng khác cho 2 doanh nghiệp C và D, người thụ hưởng là ngân hàng E; bên phát hành bảo lãnh đối ứng là 2 ngân hàng . c - Bảo lãnh của 2 ngân hàng cho 2 doanh nghiệp C và D; bên phát hành bảo lãnh đối ứng là ngân hàng E . Đáp án: b Câu 3- Xác nhận bảo lãnh ngân hàng được thưc hiện : a- Giữa các ngân hàng. b- Giữa ngân hàng và khách hàng. c- Cả hai trường hợp trên. Giait thích . Đáp án : a/ Vì bảo lãnh là cam kết thanh toán của ngân hàng cho nghĩa vụ tài chính của bên bảo lãnh, mang yếu tố rủi ro, vi vậy nếu khách hàng không biết ngân hàng hoặc không tín nhiệm khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành bảo lãnh, khách hàng muốn có bảo lãnh của ngân hàng có uy tín hơn cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh, vì vậy nó là nghiệp vụ phát sinh giũa 2 ngân hàng, trong đó ngân hàng có uy tín có bảo lãnh về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng kia cho khách hàng(người thụ hưởng bảo lãnh.). Câu 4- Một doanh nghiệp VN có thực hiện giao dịch với một đối tác nước ngoài theo hợp đồng kinh tế có yêu cầu phía VN phải có bảo lãnh thưc hiện hợp đồng của ngân hàng A, trong khi đó DN Việt nam chỉ có quan hệ giao dịch với ngân hàng B. Để thực hiện khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện phát hành bảo lãnh theo hình thức sau: 14
  15. a- Bảo lãnh đối ứng. b- Xác nhận bảo lãnh. c-Phát hành bảo lãnh bình thường do bảo lãnh này ngân hàng được phép thực hiện. d- Thực hiện được trường hợp a,b. đ - Cả 3 trường hợp a,b,c. Giai thích. Đáp án: d - Trường hợp a: Ngân hàng B có thể làm việc với ngân hàng A: Đề nghị ngân hàng A phát hành bảo lãnh cho khách hàng theo bảo lãnh đối ứng của ngân hàng B - Trường hơp b: Phát hành bảo lãnh và đề nghị ngân hàng A xác nhận bảo lãnh(Phải được bên nhận bảo lãnh chấp nhận). - Trưòng hợp c: Nếu phát hành bình thường bên nhận bảo lãnh không chấp nhận, không phù hợp với hợp đồng, bảo lãnh vô hiệu. Câu 5- Trường hợp nào các tổ chức tín dụngđược cho khách hàng vay bằng ngoại tệ : a- Thanh toán cho nước ngoài theo các hợp đồng kinh tế. b- Trả nợ cho nước ngòai. c- Theo bất cứ yêu cầu của khách hàng đối với ngân hàng đước phép hoạt động ngoại hối. d- Thanh toán giữa doanh nghiệp Việt nam và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt nam, hợp đồng ký bằng ngoại tệ. Lưa chon phương án đúng - Phương án 1: a,b. - Phương án 2: a,b,c. - Phương án 3: a,b,d. - Phương án 4: a,b,c,d Đáp án: phương án 2.Theo quy chê quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt nam Câu 6- Điều kiện chiết khấu bộ chứng từ L/C (Coi như các điều khoản L/C hợp lý, có tính khả thi): a- L/C trả ngay hoặc trả chậm không quá 90 ngày b- Bất cứ L/C nào. c-L/C có bất đồng đã được ngân hàng phát hành chấp nhận. d- Ngân hàng thanh toán nước ngoài là ngân hàng uy tín . đ- Bất cứ ngân hàng thanh toán nước ngòai nào vì L/C là cam kết thanh toán của ngân hàng không rủi ro. Lưa chọn phương án đúng: - Phương án1: a,đ. - Phương án 2: a,c,d. - Phương án 3:b,đ. - Phương án 4:a,c,đ. Có giải thích. Đáp án:Phương án 2 -Chiết khấu chứng từ là hình thức cấp tín dụng theo lãi suất thời điểm, mức độ rui ro cao cả trong tín dụng(nguồn thanh toán); tỷ giá hối đoái và cả biến động lãi suất thị trường, 15
  16. nhất là các tác động của thị trường thê giới các ngân hàng việt nam không kiểm soát hết được vì vậy chỉ thực hiện với L/C trả ngay và chậm trả ngắn hạn. - Điều kiện chiết khấu là bộ chứng từ sạch sẽ, L/C bất đồng nhưng được ngân hàng phát hành chấp nhận được coi là bộ chứng từi sách sẽ đáp ứng điều kiện chiết khấu. - Đây là khoản tín dụng thu hôi nợ từ nguồn thanh toán của bộ chứng từ nên cần thục hiện với các ngân hàng uy tín để giảm rui ro. Câu 7- trong các hình thức huy đông vốn: a/ Huy động vốn tât cả các kỳ hạn ngắn , trung, dài hạn. b/ Huy động vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. c/ Vay vốn ngắn hạn, dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nươc. d/ Phát hành trái phiếu,chứng chỉ tiền gửi,các giấy tờ có giá trong và ngoài nứớc không phải xin phép ngân hàng nhà nước như các tổ chức tín dụng. Công ty cho thuê tài chính đươc huy động nguồn nào, hãy lựa chọn phương án đúng. - Phương án 1: a,c,d. - Phương án 2: a,c. - Phương án 3:b,c. - Phương án 4:b,c,d. Có giải thích? Đáp án: Phương án 3 - Theo quy định , công ty thuê mua tài chính là tổ chức phi tín dụng, thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chinh là các khoản tín dụng trung dài hạn nên chỉ được huy động nguồn vốn tương ứng với nghiệp vụ cho vay. Tuy nhiên là một tổ chức được phép hoạt động tín dụng nên được phép tham gia thị trường vốn liên ngân hàng theo quy định. Câu 8- Xác định nghiệp vụ cho thuê tài chính: a/ Mua sẵn thiết bị, máy móc đăng ký sở hữu tài sản tên công ty và để doanh nghiệp nào cần thì cho thuê dài hạn, sau thời gian thuê bên thuê được ưu tiên mua tài sản. b/ Cho doanh nghiệp vay, nhận nợ để mua thiết bị máy móc theo nhu cầu đầu tư và thực hiện quản lý tài sản. Sau khi doanh nghiệp trả hêt tiền nhân nợ thì tài sản mặc nhiên thuộc doanh nghiệp. -c/Thưc hiện mua thiết bị, máy móc theo dự án đầu tư của doanh nghiệp và cho thuê lại theo kỳ hạn 2 bên thoả thuận, tài sản sau thời gian thuê bên thuê sẽ mua lại. Sở hưũ tài sản thuôc công ty thuê mua tài chính, quản lý khai thác tài sản thuộc bên thuê. Giải thích. Đáp án:c - a/ nghiệp vụ cho thuê tài sản - b: nghiệp vụ tín dụng. - c/ Thoả mãn các quy chế trong hoạt động cho thuê tài chính theo quy định vì bản chất là cho thuê tài chính( như một khoản tín dụng) để doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư của mình, trong thời hạn thuê tài chính tài sản thuộc sở hữu công ty thuê mua, sau thời gian thuê tài sản được chuyển giao cho doanh nghiệp. Câu 9-Quy chế đồng tài trợ có quy định các tổ chưc sau được tham gia tài trợ gồm: a/ Các tổ chưc tín dụng . b/ Quỹ tín dụng nhân dân . 16
  17. c/ Các công ty cho thuê tài chinh. Các tổ chức nào được phép làm đầu mối theo quy định . Hãy lưa chọn phương án đúng. 1/a 2/ a,b. 3/a,c. 4/ a,b,c. Vì sao? Đáp án: 2/ Vì tổ chức đầu mối phải là tổ chức đáp ứng đầu mối thanh toán được phép cung ứng các dịch vụ thanh toán và đáp ứng các hình thức cấp tín dụng vì vây chỉ có các tổ chức tín dụng mới đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, tuy nhiên vê thanh toán quỹ tín dụng nhân dân không có hệ thông cấp dịch vụ thanh toán nhưng đáp ứng các điều kiện tin dụng nên được phép làm đầu mối khi các tổ chưc này hợp vốn và lưa chon ngân hàng dịch vụ thanh toán, còn công ty thuê mua tài chính không được hoạt động cho vay( không phai là tổ chức tín dụng ) nên không thể làm tổ chức đầu mối khi co các tỏ chức tín dụng cùng tham gia tài trợ. Câu 10- Một doanh nghiệp có uy tín trong quan hệ với ngân hàng, là khách hàng tốt. ngân hàng áp dụng cho vay không áp dụng biện pháp đảm bảo bằng tài sản, đây có phải là hình thức cho vay không có đảm bảo không: a/ Đúng. b/ Sai. Hãy giải thích. Đáp án:b Nếu không áp dụng biện pháp đảm bảo bằng tài sản co thể ngân hàng áp dụng biện pháp đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thư 3 hoặc biện pháp đảm bảo không bằng tài sản (tín chấp), đảm bảo bằng uy tín, khả năng thanh toán của khách hàng, không có hình thức cho vay không có đảm bảo. Câu 11- Điều kiện các tổ chức tín dụng có thể nhận tài sản đảm bảo là tài sản hình thành từ vốn vay: a/ Doanh nghiệp có uy tín với ngân hàng.Có năng lực tài chính và phương án (dự án) kinh doanh khả thi. b/ Có mức vốn tự có tham gia phương án (dự án)kinh doanh tối thiểu 15%. c/ Có vốn tự có tham gia và các tài sản cầm cố thế chấp khác tối thiểu 15%. Lưa chọn phương án đúng nhất theo quy định: 1/ a,b. 2/ a,c. 3/a Đáp án:2/ Câu 12- Các tổ chức tín dụng hiên nay đang áp dụng cho vay đảm bảo không bằng tài sản (tín chấp) với các đối tượng nào sau: a/ Các doanh nhiệp nhà nước . b/ Doanh nghiệp phi nhà nước, kinh doanh cá thể, tư nhân. 17
  18. c/ Cả hai đối tượng trên. Hãy giải thích. Đáp án: c Theo quy chế đảm bảo tiền vay, việc cho vay đảm bảo không bằng tài sản chỉ quy định: Doanh nhiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả, có uy tín với ngân hàng, dự án (Phương án kinh doanh khả thi). Có năng lực tài chính thực hiện nghĩa vụ trả nợ không giới hạn các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp. Câu 13- Giới hạn cho vay, bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho 1 khách hàng được quy định cho các trường hợp nào: a/ Toàn bộ Dư nợ cho vay, bảo lãnh đối với một khách hàng (nhóm khách hàng). b/ Cho vay từ các nguồn uỷ thác. c/Dư nơ cho vay, bảo lãnh sau khi trừ phần dư nợ có đảm bảo đầy đủ bằng tiền hoặc trái phiếu chính phủ của khách hàng(Nhóm khách hàng). d/ Toàn bộ dư nợ vay, bảo lãnh bao gồm cả trái phiếu của chính khách hàng phát hành. Giải thích ngắn gọn. Đáp án: c - Giới hạn tín dụng nhằm giảm rủi ro cho hoạt động ngân hàng, tránh tình trạng tập trung quá lớn vào một khách hàng dẫn đến khả năng không kiểm soát được, gây mất vốn. trường hợp dư nợ và bảo lãnh có đẩm bảo 100% bằng tiền và trái phiếu chính phủ (Coi như đảm bảo bằng tiền)có khả năng thu nợ đảm bảo chắc chắn, không rủi ro cho ngân hàng nên theo quy chế không tính vào giới hạn dư nơ, bảo lãnh của một khách hàng. Câu 14- Trong Quyết định cho vay, ngân hàng xem xét phương án kinh doanh(dự án) khả thi, hiệu quả và khả năng thanh toán của khách hàng là điều kiện cần, điều kiện có tài sản đảm bảo là điều kiện đủ: a/ Đúng. b/ Sai. Hãy giải thích ngắn gọn. Đáp án:a Ngân hàng cho vay để phục vụ sản xuất kinh doanh trên cơ sở phương án (dự án)của doanh nghiệp lập và nguồn thu nợ cũng từ nguồn thu của chính phương án(dự án) cộng với 1 phần vốn huy động khác theo năng lực tài chính của Doanh nghiệp. Ví vây năng lực quản lý, kinh doanh, năng lực tài chính, hiệu quả dự án là điều kiện tiên quyêt, còn tài sản đảm bảo chỉ là điều kiện tăng tính an toàn của khoản vay, trong điều kiện rui ro xảy ra doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, có thể xử lý để thu hồi nợ. Câu 15- Một doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn để tham gia dư án liên doanh và hạch toán đồng thời việc ký cược cho liên doanh. Tài chính của doanh nghiệp được lành mạnh lên do hệ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng lên, lý do bán cổ phiếu ra thi trường làm tăng tài sản lưu động bằng tiền: a/ Đúng. b/ Sai. Hay giải thích ngắn gọn. 18
  19. Đáp án:b Doanh nghiệp thực hiện bán cổ phiếu thu tiền măt nhưng hạch toán ký cược cho dự án liên doanh chỉ làm tăng giá trị đầu tư tài chính dài hạn không làm tăng tiền gủi tại quỹ, hay ngân hàng và Không tăng tài sản lưu động; Làm tăng vốn chủ sở hữu. Trong khi đó : Tổng TSLĐvà ĐTNH - Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn Tổng tiền và tưong đương tiền(ĐTNH & phải thu) - Hệ số thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn Các giá trị trong 2 công thức trên không thay đổi. nên hai chỉ tiêu không đổi. Câu 16- Theo báo cáo tài chính năm trước của 1 doanh nghiệp cho thấy : DN hoàn thành kế họach kinh doanh năm và làm ăn có lãi với tỷ suất cao. Năm nay DN xây dựng kế hoạch kinh doanh bằng năm trước và yêu cầu ngân hàng cấp hạn mức tín dụng bằng năm trước(Các điều kiện vay và tình hình sử dụng vốn không thay đổi). Ngân hàng đồng ý ngay với đề nghị của doanh nghiệp.Theo anh(chi) quyết định này: a/ Đúng. b/ Sai. Vì sao? Đáp án: b Nếu Doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao thì trích lập bổ sung vốn CSH, do đó, vốn CSH tăng lên dẫn đến vốn lưu động tự có tăng lên trong khi Doanh nghiệp không có kế hoạch đầu tư mới, điều này làm vốn vay lưu động ngân hàng giảm Câu 17- Một doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh năm có Giá trị sản lượng là 175 tỷ , doanh thu 150 tỷ; vòng quay vốn lưu động là 2,5; Vốn tự có và coi như tự có là 16% doanh thu,KHCB 5% doanh thu, Thuế các loại 3 % doanh thu, lợi nhuận đơn vị lập 2% doanh thu. Ngân hàng sẽ cấp hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp: a/ 36 tỷ b/ 38,5 tỷ. c/ 40 tỷ. d/ 42,5 tỷ. Nêu các công thức tính toán. Đáp án: c Các công thức tính toán: Chi phí cần thiết HMVLĐ = - Vốn tự có và huy động khác Vòng quay VLĐ Chi phí cần thiết = sản lượng – KHCB - Thuế - Lợi nhuận. Theo đề bài: KHCB: 7,5 tỷ. 19
  20. Thuế: 4,5 tỷ. Lợi nhuận: 3 tỷ. Vốn tự có và coi như tự có: 24 tỷ. => Chi phí cần thiết = 175 – 7,5 – 4,5 – 3 = 160 tỷ. => Hạn mức VLĐ = 160/2,5 – 24 = 40 tỷ đồng Câu 18- Các hình thức nào được coi là tín dụng hỗ trợ xuất khẩu theo quy định: a/Cho vay trung, dài hạn dự án sản xuất hàng xuất khẩu. b/ Cho vay ngắn hạn làm hàng xuất khẩu. c/ Cho vay ngắn hạn kể cả cho vay làm hàng xuất thanh toán chậm trả trung hạn (720 ngày). d/ Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. đ/ Bảo lãnh tín dụng đầu tư. e/ Bảo lãnh dự thầu và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu. f/ Mở L/C với các điều kiện ưu đãi. Đáp án: a, b, c, d, đ, e Câu 19-Hãy xác định các chi phí biến phí trong các khoản chi phí sau khi tính toán hiệu quả của dự án: a/ Chi phí thuê nhà xưởng. b/ Chi phí nguyên vật liệu sản xuất. c/ Chi phí chuyển giao công nghệ. d/ Chi phí điện nước. đ/ Chi phí lương trực tiếp và BHXH. e/ Chi phí quản trị, điều hành. f/ Chi phí trả lãi vay: i. Lãi vay ngắn hạn. ii. Lãi vay dài hạn. h/ Chi phí khấu hao cơ bản. k/ Chi phí bảo hiểm tài sản. l/ Chi phí quảng cáo tiếp thị. Đáp án: b, d, đ, f-i Câu 20-Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là chỉ tiêu phản ánh: a/ Chỉ tiêu đánh giá tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tham gia dự án. b/ Chỉ tiêu xác định thời gian hoàn vốn chiết khấu. c/ Lãi suất chiết khấu để xác định tỷ lệ sinh lời. d/ Chỉ tiêu đánh giá thu nhập thuần cho biết chênh lệch hiện giá lợi ích và hiện giá chi phí e/ Tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của dòng tiền vào cân bằng với giá trị của dòng tiền ra. Đáp án: e. Đáp án: Phương án e. 20
  21. Câu 21: Trong điều kiện bị giới hạn về ngân sách cho hoạt động đầu tư là 4 triệu USD, Công ty ABC đang xem xét cơ hội đầu tư trong nhóm gồm 4 dự án có số liệu như sau: Dự án E tốn 1 triệu USD, NPV là - 24.000 USD; Dự án F tốn 3 triệu USD, NPV là 400.000 USD; Dự án G tốn 2 triệu USD, NPV là 150.000 USD; Dự án H tốn 2 triệu USD, NPV là 225.000 USD; Chiến lược tốt nhất cho Công ty ABC sẽ là lựa chọn: a. Thực hiện hai dự án, gồm E và F; b. Thực hiện hai dự án, gồm: G và H; c. Thực hiện hai dự án, gồm: F và H; d. Thực hiện hai dự án, gồm: G và F; e. Một lựa chọn khác bởi vì cả 4 phương án trên đều không phải là lựa chọn tối ưu đối với Công ty ABC; Đáp án: Phương án e Giải thích: Hạn chế về ngân sách không đòi hỏi tất cả kinh phí phải được sử dụng hết mà chỉ yêu cầu chi phí đầu tư đảm bảo nằm trong giới hạn ngân sách được phép. Sử dụng hết ngân sách, kết hợp [E + F] đem lại cho Công ty mức NPV = 376.000 USD, lớn hơn kết hợp [G + H] có NPV = 375.000 USD. Nhưng chỉ cần thực hiện dự án F thôi, tức là khi tất cả ngân sách còn chưa sử dụng hết thì Công ty đã thu được NPV = 400.000 USD, lớn hơn hai kết hợp nêu trên. Ngoài việc thực hiện dự án F, với 1 triệu USD còn lại, nếu chắc chắn, Công ty có thể đầu tư trên thị trường vốn để tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu. Câu 22: Bàn về tác động của lạm phát ảnh hưởng đến: Các khoản phải thu, các khoản phải trả và NPV của dự án, người ta cho rằng: So sánh với khi không có lạm phát, nếu lạm phát xảy ra sẽ làm cho: a. Các khoản phải thu tăng lên, và nếu như không xem xét tác động của lạm phát lên các yếu tố có liên quan khác, thì kết cục sẽ làm cho NPV của dự án giảm xuống; b. Các khoản phải trả giảm xuống, và nếu như không xem xét tác động của lạm phát lên các yếu tố có liên quan khác, thì kết cục sẽ làm cho NPV của dự án giảm xuống; c. Các khoản phải thu giảm xuống, và nếu như không xem xét tác động của lạm phát lên các yếu tố có liên quan khác, thì kết cục sẽ làm cho NPV của dự án tăng lên; d. Các khoản phải trả tăng lên, và nếu như không xem xét tác động của lạm phát lên các yếu tố có liên quan khác, thì kết cục sẽ làm cho NPV của dự án tăng lên. Theo Anh/Chị, những phương án trả lời nào sau đây là chính xác: i. Phương án (a + b); 21
  22. ii. Phương án (b + c); iii. Phương án (c + d); iv. Phương án (a + d). Hãy giải thích: Đáp án: iv. Phương án (a + d). Câu 23: Để đánh giá dự án đầu tư trên quan điểm tổng thể (quan điểm tổng đầu tư) bằng cách sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi nội bộ (IRR), người ta sẽ so sánh IRR của dự án đó với: a. Suất sinh lợi yêu cầu của phần vốn chủ sở hữu (vốn tự có) tham gia vào dự án; b. Mức lãi suất cao nhất trong các nguồn vốn mà chủ đầu tư dự án phải vay thương mại tại các TCTD để thực hiện dự án; c. Chi phí sử dụng vốn bình quân theo trọng số của dự án; d. Cả 3 trường hợp trên. Hãy giả thích: Đáp án: Phương án c. Chi phí sử dụng vốn bình quân theo trọng số (WACC) phản ánh đầy đủ và chính xác toàn bộ chi phí vốn thực tế mà dự án phải chịu cơ sở cấu trúc vốn và chi phí sử dụng của từng loại nguồn vốn tham gia vào dự án. Phân tích dự án theo theo quan điểm tổng đầu tư nhằm đánh giá khả năng đứng vững về tài chính của toàn bộ dự án, do đó IRR theo quan điểm phân tích này phải được so sánh với WACC. Câu 24: Doanh nghiệp XYZ đang cân nhắc để lựa chọn thực hiện một trong hai cơ hội B kinh doanh do ngân sách có hạn. Dự án thứ nhất có tỷ số lợi ích trên chi phÝ 1 = 1,3 , C1 B Dự án thứ hai cã 2 = 1,7 . Cả hai dự án này đều có thời gian hữu dụng như nhau và đều C 2 đáng giá để thực hiện đầu tư. Qua kết quả tính toán chỉ tiêu Lợi ích trên chi phí của hai dự án này, Doanh nghiệp XYZ có thể quyết định ngay việc lựa chọn Dự án thứ 2 do nó có tỷ số lợi ích trên chi phí lớn nhất? a. Đúng; b. Sai. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án b. Thông thường một dự án có B/C >1 thì cũng có NPV>0, tuy nhiên chỉ dựa vào chỉ tiêu B/Cmax để quyết định lựa chọn một trong nhiều các dự án dự án cùng có B/C>1 sẽ có thể dẫn tới những kết luận sai lầm, do: - Trong một nhóm các dự án đầu tư, dự án có B/Cmax không đồng nghĩa với việc nó luôn có NPVmax, trong khi đó tiêu chuẩn NPVmax luôn là tiêu chí tin cậy để lựa chọn được chính xác các dự án tốt nhất; 22
  23. Câu 25: Công ty AMC dự kiến triển khai một dự án đầu tư trong thời gian 3 năm (1 năm đầu tư, 2 năm khai thác), sau khi tính toán chi tiết, dòng tiền ròng của dự án như sau: Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Dòng tiền ròng - 100 300 - 200 Tỷ suất sinh lời nội bộ của Dự án mà Công ty AMC đang dự kiến thực hiện, là: a. 10% b. 20% c. 100% d. Có nhiều hơn một đáp án trong các phương án trả lời đúng từ 3 phương án trên. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án d. Trường hợp đơn giản này, chỉ tiêu IRR được xác định từ mối 300 - 200 quan hệ: 100 = + . Do đó, có hai giá trị, gồm: IRR1 = 100%, IRR2 = (1+ IRR) (1+ IRR)2 0%. Vấn đề mấu chốt ở đây là khi dòng tiền đổi dấu nhiều lần thì sẽ xảy ra trường hợp có nhiều hơn 1 giá trị IRR, đây là nhược điểm khi sử dụng IRR để đánh giá dự án. Câu 26: Công ty ABC áp dụng phương pháp Nhập sau xuất trước (LIFO) để định giá hàng tồn kho. Trong giai đoạn giá đầu vào tăng lên, những điều kiện kinh doanh khác không thay đổi, khi Công ty ABC xuất hàng để bán (số lượng hàng tồn kho giảm xuống), nếu so sánh với hai cách thức định giá hàng tồn kho khác là: Nhập trước xuất trước (FIFO) và Bình quân gia quyền (Average Cost), thì: a. Khả năng thanh toán hiện thời và Lợi nhuận ròng đều cao hơn; b. Khả năng thanh toán hiện thời tăng, nhưng Lợi nhuận ròng giảm; c. Khả năng thanh toán hiện thời và Lợi nhuận ròng đều thấp hơn; d. Khả năng thanh toán hiện thời giảm, nhưng Lợi nhuận ròng lại tăng lên. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án c. Do giá vốn hàng bán cao nhất, nên lợi nhuận giảm; đồng thời giá trị hàng tồn kho còn lại là thấp nhất nên CR cũng sẽ thấp hơn so với ha phương án còn lại. Câu 27: Khi lạm phát xảy ra, nếu như không xét đến các tác động khác, thì hiệu quả của lá chắn thuế (taxshield) thông qua việc trích khấu hao tài sản cố định sẽ: a. Giảm xuống, và sẽ làm cho NPV của dự án giảm xuống; b. Tăng lên, và sẽ làm cho NPV của dự án giảm xuống; c. Giảm xuống, và sẽ làm cho NPV của dự án tăng lên; 23
  24. d. Tăng lên, và sẽ làm cho NPV của dự án tăng lên. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án a. Khấu hao tạo ra lá chắn thuế, khi không có lạm phát thì giá trị phần khấu trừ thuế danh nghĩa cũng chính là giá trị phần khấu trừ thuế thực. Khi lạm phát xảy, thì chỉ số lạm phát lớn hơn 1, nên giá trị khấu trừ thuế thực = giá trị khấu trừ thuế danh nghĩa chia cho chỉ số lạm phát, sẽ nhỏ hơn giá trị khấu trừ thuế khi không có lạm phát. Do đó, hiện giá của giá trị phần khấu trừ thuế khi chưa có lạm phát lớn hơn hiện giá của giá trị phần khấu trừ thuế khi có lạm phát, điều này làm cho NPV của dự án giảm xuống. Câu 28: Mặc dù các đại lý tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đều phải trả lãi phát sinh trên số tìên chậm trả, nhưng Công ty Á Châu vẫn quyết định rút ngắn hơn nữa thời gian bán chịu, nhằm hạn chế số vốn bị chiếm dụng trong thanh toán. Kết quả là, khách hàng đã trả cho Công ty 300 triệu đồng, gồm cả nợ gốc và lãi trả chậm. Như vậy, khả năng thanh toán hiện thời của Công ty so với trước khi thực hiện chính sách mới đối với các đại lý: a. Không thay đổi, do tổng giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn không thay đổi; b. Tăng, do ngoài nợ gốc thu được, Công ty còn thu được cả phần lãi trả chậm phát sinh nên giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên; c. Giảm, do Giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty giảm; d. Cả 3 phương án trên đều sai. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án b. Ngoài việc thu được tiền mặt (từ các khoản phải thu), Công ty còn thu thêm được lãi phát sinh trên số tiền chậm trả, làm tằn TSLĐ & ĐTNH. Câu 29: Sau một thời gian khai thác, Công ty AMC quyết định nhượng bán một số TSCĐ do xét thấy việc tiếp tục sử dụng không đem lại hiệu qủa như mong muốn. Tuy nhiên, do TSCĐ này hiện rất khó chuyển nhượng trên thị trường nên giá chuyển nhượng của TSCĐ thấp hơn giá trị còn lại trên sổ sách, đồng thời Công ty không thể thu tiền về ngay được mà bên nhận chuyển nhượng được phép trả chậm. Như vậy, khả năng thanh toán hiện thời và Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ của Công ty so với trước khi nhượng bán TSCĐ sẽ: a. Đều không thay đổi, do Công ty thực tế chưa thu được tiền từ nhượng bán TSCĐ ngay; b. Đều giảm, do giá trị nhượng bán TSCĐ thấp hơn giá trị còn lại trên sổ sách; c. Khả năng thanh toán hiện thời tăng, giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ giảm; d. Cả 3 phương án trên đều sai. Hãy giải thích: 24
  25. Đáp án: Phương án c. Các khoản phải thu tăng, làm cho TSLĐ & ĐTNH tăng, kết quả là CR tăng. Bán thanh lý tài sản cố định sẽ xoá khấu hao luỹ kế đã trích của tài sản đó. Câu 30: Trong kỳ, Hội đồng quản trị công ty quyết nghị tăng vốn điều lệ thông qua việc góp bổ sung vốn bằng tiền mặt của các cổ đông. Do khó khăn tạm thời nên một số cổ đông chưa góp đủ vốn điều lệ bổ sung theo tiến độ cam kết, nhưng vì đã đưa vào nghị quyết của HĐQT nên công ty vẫn tiến hành hạch toán tăng vốn chủ sở hữu đúng bằng mức vốn điều lệ mới, đồng thời phần vốn điều lệ các cổ đông đang còn chưa góp đủ được hạch toán vào tài khoản Các khoản phải thu nội bộ. Theo Anh/Chị, việc hạch toán như vậy đã đúng với bản chất kinh tế cũng như qui định hiện hành hay chưa: a. Đúng; b. Sai. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án b. Một trong những nguyên tắc hạch toán tài khoản nguồn vốn kinh doanh là: Chỉ hạch toán vào tài khoản này số vốn thực góp của các đối tác góp vốn. Câu 31: Một dự án có tổng mức vốn đầu tư là 200 triệu đồng, được huy động từ ba nguồn chính, gồm: - Nguồn thứ nhất: Vay 40 triệu đồng với lãi suất 8%/năm; - Nguồn thứ hai: Vay 120 triệu đồng với lãi suất 10%/năm; - Nguồn thứ ba: 40 triệu đồng còn lại, được huy đồng từ vốn tự có của chủ đầu tư. Với số vốn này, nếu không đầu tư vào dự án này, chủ đầu tư có thể gửi ngân hàng và hưởng lãi suất có kỳ hạn 6%/năm hoặc đầu tư vào một dự án nhỏ hơn với tỷ suất lợi nhuận chắc chắn sẽ thu được là 15%/năm. Không tính đến tác động của lá chắn thuế qua việc đi vay, Anh/Chị hãy xác định suất chiết khấu phù hợp được dùng để tính chỉ tiêu NPV của dự án này theo: Quan điểm tổng đầu tư và Quan điểm chủ đầu tư. Đáp án: Chi phí cơ hội của vốn tự có là cơ hội tốt nhất đã bị bỏ qua do phải sử dụng vốn của chủ đầu tư vào dự án đang xem xét. Do đó, suất chiết khấu để tính NPV: Theo quan điểm tổng đầu tư là: 20% * 8% + 60% * 10% + 20% * 15% = 10,64%; Theo quan điểm chủ đầu tư là: 15%. Câu 32: Anh/Chị hãy xác định các chỉ tiêu ROE, ROA của một doanh nghiệp, biết rằng: Vèn chñ së h ÷ u - HÖ sè tù tµi trî = = 0,5 ; Tæng tµi s¶ n Doanh thu rßng - Vßng quay tæng tµi s¶ n = = 1,3 ; Tæng gi¸ trÞ tµi s¶ n Lîi nhuËn rßng sau thuÕ - Tû sè l·i rßng = = 5,04% . Doanh thu rßng 25
  26. Hãy giải thích: Đáp án: Hiểu được cách xác định của từng chỉ tiêu, sau đó dùng phương pháp phân tích Du Pont để biến đổi công thức xác định các chỉ tiêu này về với những yếu tố mà đầu bài đã cho trước. Lîi nhuËn rßng sau thuÕ Lîi nhuËn rßng sau thuÕ Doanh thu rßng ROA = = x . Tæng tµi s¶ n Doanh thu rßng Tæng tµi s¶ n Lîi nhuËn rßng sau thuÕ Lîi nhuËn rßng sau thuÕ Tæng tµi s¶ n ROE = = x . Vèn chñ së h ÷ u Tæng tµi s¶ n Vèn chñ së h ÷ u Thay số vào ta có: ROA = 5,04% x 1,3 = 6,552% 1 1 ROE = ROA x = 6,552% x = 13,104% HÖ sè tù tµi trî 0,5 Câu 33: Điểm khác nhau căn bản giữa ngân lưu (báo cáo lưu chuyển tiền tệ) của dự án được lập theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp là: a. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư được xác định bằng hai cách khác nhau, các nội dung còn lại là giống nhau; b. Dòng tiền từ hoạt động tài chính được xác định bằng hai cách khác nhau, các nội dung còn lại là giống nhau; c.ở cả hai phương pháp lập, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và tài chính được xác định đều bằng phương pháp trực tiếp, còn dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được xác định bằng hai cách khác nhau. Trong đó: Ngân lưu theo phương pháp trực tiếp bắt đầu tư doanh thu, sau đó được điều chỉnh các khoản phải thu để xác định khoản thực thu; tương tự chi phí được điều chỉnh bởi các khoản phải trả để xác định khoản thực chi, Còn ngân lưu theo phương pháp gián tiếp được bắt đầu bằng lợi nhuận ròng (khoản mục cuối cùng trong Báo cáo lỗ lãi), sau đó điều chỉnh các khoản khấu hao, lãi vay, để xác định dòng tiền ròng; d. Không có trường hợp nào ở trên là đúng. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án c. Đây là hai phương pháp mà doanh nghiệp áp dụng để lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, hình thành nên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đối với dự án đầu tư, người ta cũng áp dụng một trong hai phương pháp này để xây dựng báo cáo ngân lưu, làm cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính. Câu 34: Trong thẩm định dự án, để đánh giá mức độ ổn định của hiệu quả tài chính người ta thưởng sử dụng kỹ thuật phân tích độ nhậy và phân tích tình huống. Tuy nhiên, một số hạn chế cơ bản của kỹ thuật phân tích độ nhậy và phân tích tình huống là: 26
  27. a. Số lượng kịch bản xây dựng được và số lượng các biến được dùng để khảo sát đồng thời là hạn chế; b. Không mô hình hoá được dạng thức thay đổi của các yếu tố trọng yếu cũng như không xét đến sự tương quan (tác động, ảnh hưởng qua lại) giữa các yếu tố trọng yếu; c. Không xác định được khả năng thành công hay thất bại đối với dự án ở một kết cục cụ thể; d. Cả 3 trường hợp trên. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án d. Với các công cụ của kỹ thuật phân tích độ nhậy và phân tích tình huống (hàm Table, hàm Scenario trong Excel), không thể khắc phục được những hạn chế trên. Chỉ có phân tích mô phỏng (simulation analysis) mới có thể thực hiện được những phân tích nêu trên. Câu 35: Theo luật dân sự năm 2005 thì việc nhận bảo đảm tiền vay khi ngân hàng chỉ giữ các giấy tờ sở hữu của các phương tiện vận tải được gọi là: a/ hình thức cầm cố tài sản b/ hình thức thế chấp tài sản c/ không được nhận làm tài sản đảm bảo Đề nghị giải thích rõ Đáp án: Phương án b Theo luật dân sự năm 2005, thì cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Còn thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Như vậy trong trường hợp này bên bảo đảm đã dùng tài sản là phương tiện vận tải bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình nhưng không chuyển giao tài sản cho bên nhận bảo đảm (bên nhận thế chấp) vì vậy đây là hình thức thế chấp tài sản. Câu 36: Một doanh nghiệp sẽ quyết định ngừng sản xuất khi: a. Công ty bị lỗ trong kỳ hạch toán với số lỗ bằng một phần chi phí cố định trong kỳ hạch toán. b. Công ty bị lỗ trong kỳ hạch toán với số lỗ lớn hơn chi phí cố định trong kỳ hạch toán. c. Công ty bị lỗ hết phần vốn chủ sở hữu. Hãy giải thích: Đáp án: Phương án b 27
  28. Chúng ta có thể nhận thấy phần chi phí cố định (fixed cost) là phần chi phí phát sinh kể cả trong trường hợp chúng ta không sản xuất vì vậy doanh nghiệp chỉ dừng sản xuất khi phần lỗ bằng hoặc lớn hơn chi phí cố định (lỗ sang cả phần chi phí biến đổi - Variable cost). Câu 37: Các giám đốc doanh nghiệp nhà nước thường cho rằng do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thấp, phải đi vay nhiều do đó chi phí trả lãi lớn dẫn đến hiệu quả hoạt động (tính bằng ROE) thấp. Theo anh/chị câu nói đó đúng hay sai: a./ Đúng b./ Sai Đáp án: Phương án b. Như chúng ta đã biết, chi phí vốn của vốn chủ sở hữu bao giờ cũng cao hơn chi phí vốn của các khoản vay. Mặt khác khi đi vay, chủ doanh nghiệp bao giờ cũng được lợi hơn một khoản do lá chắn thuế mang lại (chi trả lãi được tính trước thuế còn chi phí vốn của chủ sở hữu trừ sau thuế) vì vậy đáp án là b. chi tiết phần chứng minh bằng số học như sau: - Giả sử khi chưa có vay vốn, doanh nghiệp đã sử dụng một nguồn vốn chủ sở hữu là E và tạo ra lợi nhuận là P. Khi đó ROE của DN sẽ là ROE = P/E (1) - Giả định, thay vì phải bỏ toàn bộ vốn chủ sở hữu ra, DN đã đi vay một lượng vốn E1 ROE Như vậy đáp án b là đúng. Câu 38: Tổ chức tín dụng không được phép cho vay đối với khách hàng là các đối tượng sau đây? a/ Thành viên Hội đồng quản trị b/ Tổng Giám đốc, (Giám đốc) c/ Cán bộ tín dụng của chính tổ chức tín dụng đó d./ Cả a, b và c Đáp án: Phương án d Theo Điều 77 Luật các tổ chức tín dụng tất cả các đối tượng trên thuộc đối tượng tổ chức tín dụng không được pháp cho vay. Câu 39: Một công ty đã bị lỗ trong kỳ hạch toán bằng một phần của chi phí khấu hao trong kỳ hạch toán, theo anh chị dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (CFO - Cashflow from Operation) có thể là: 28
  29. a./ 0 c./ Cả hai trường hợp trên. Hãy giải thích ngắn gọn: Đáp án: Phương án c. Như chúng ta đã biết CFO được tính bằng công thức như sau: CFO = Lợi nhuận + khấu hao + khoản phải trả - khoản phải thu - hàng tồn kho. - Nếu chúng ta giả định các khoản phải trả, khoản phải thu, hàng tồn kho của doanh nghiệp trong năm không thay đổi, thì công thức rút gọn sẽ là: CFO = Lợi nhuận + khấu hao Như vậy nếu lợi nhuận 0 - Trường hợp khác: Khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, sản phẩm không bán được thì khoản phải thu, hàng tồn kho tăng lên nhiều hơn toàn bộ chi phí khấu hao trong khi khoản phải trả giảm xuống, thì chắc chắn CFO<0. Từ phân tích tình huống trên đáp án c là đúng nhất. Câu 40: Một công ty có bảng cân đối kế toán năm 2005 như sau: Bảng cân đối kế toán 31/12/2004 31/12/2005 Tài sản Tiền mặt 57,600 52,000 Phải thu 351,200 402,000 Hàng trong kho 715,200 836,000 Tổng tài sản lưu động 1,124,000 1,290,000 Tài sản cố định gộp 491,000 527,000 Trừ: Khấu hao tích lũy 146,200 166,200 Tài sản cố định ròng 344,800 360,800 Tổng tài sản 1,468,800 1,650,800 Nợ và vốn chủ sở hữu Vay ngân hàng 200,000 225,000 Phải trả 145,600 175,200 Các khoản phải trả khác 136,000 140,000 Tổng tài sản Nợ ngắn hạn 481,600 540,200 Nợ dài hạn 323,432 424,612 Cổ phiếu thường 460,000 460,000 Thu nhập giữ lại 203,768 225,988 29
  30. Tổng vốn tự có 663,768 685,988 Tổng tài sản Nợ và vốn chủ sở hữu 1,468,800 1,650,800 Và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2003, 2004 như sau: Báo cáo thu nhập 2003 2004 Doanh số bán 3,432,000 3,850,000 Chi phí hàng bán 2,864,000 3,250,000 Lợi nhuận gộp 568,000 600,000 Chi phí chung, bán hàng, 340,000 430,300 Khấu hao 18,900 20,000 Tổng chi phí hoạt động 358,900 450,300 EBIT1 209,100 149,700 Chi phí trả lãi 62,500 76,000 Lợi nhuận trước thuế 146,600 73,700 Thuế (40%) 58,640 29,480 Thu nhập ròng 87,960 44,220 Số liệu khác Giá cổ phiếu vào 31/12 8.50 6.00 Số dư cổ phiếu 100,000 100,000 Cổ tức trên mỗi cổ phần 0.22 0.22 Câu hỏi: Bằng phương pháp gián tiếp, bạn hãy tính dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Theo bạn dòng tiền của năm 2005 từ hoạt động sản xuất kinh doanh (CFO) sẽ là: a./ - 18.950 b./ - 50.756 c./ - 73.780 d./ - 100.120 (Hãy nêu cách tính) Đáp án: Phương án c 30
  31. Câu 41: Tiếp tục bằng dữ liệu trên và phương pháp trên, bạn hãy tính dòng tiền từ hoạt động đầu tư (CFI) của doanh nghiệp trong năm 2005. Theo bạn kết quả sẽ là: a./ 16.000 b./ - 36.000 c./ 36.000 d./ - 16.000 (Hãy nêu cách tính) Đáp án: Phương án b Câu 42: Bạn tiếp tục sử dụng dữ liệu trên và bằng phương pháp trên, hãy tính dòng tiền từ hoạt động tài chính (CFF) của doanh nghiệp trong năm 2005. Theo bạn kết quả có thể là: a./ 104.180 b./ 126.180 c./ 82.180 d./ 60.180 (Hãy nêu cách tính) Đáp án: Phương án a Đáp án chi tiết: cho câu 40, 41, 42 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2005 Hoạt động sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận ròng 44,220 Cộng: Khấu hao 20,000 Các khoản phải thu -50,800 Hàng tồn kho -120,800 Các khoản phải trả 29,600 Các khoản phải trả khác 4,000 a Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh (CFO) -73,780 Hoạt động đầu tư: Đầu tư vào tài sản cố định -36,000 b Luồng tiền từ hoạt động đầu tư (CFI) -36,000 Hoạt động tài chính: 31
  32. Nợ ngân hàng ngắn hạn 25,000 Nợ dài hạn 101,180 Trả cổ tức -22,000 c Luồng tiền từ hoạt động tài chính (CFF) 104,180 Dòng tiền ròng a + b + c -5,600 Thay đổi thực tế về tiền mặt -5,600 Câu 43: Tiếp tục dữ liệu của câu 40, bạn hãy nêu rõ cách phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua Phương trình Dupont và tính toán cụ thể kết quả. Qua kết quả đó, theo bạn kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong các năm vừa qua là: a./ Có chiều hướng tốt lên b./ Có chiều hướng xấu đi Ghi chú: - Các số liệu của các năm lấy tại thời điểm cuối năm. - Bạn có thể phân tích dựa trên thông tin về ngành theo số liệu sau: P trình ROE = x x Dupont Năm 2004 2005 Ngành 18.2% 3.5% 2.6 2.0 Đáp án: Phương án b Phương trình DuPont được viết như sau: ROE = Tỷ suất x Hệ số quay vòng x Hệ số nhân lợi nhuận biên tài sản vốn CSH (lợi nhuận ròng/doanh (doanh thu/ tổng tài (tổng tài sản /vốn thu) sản) CSH) Kết quả tính toán ROE = (1) x (2) x (3) 2004 13.3% 2.6% 2.3 2.2 2005 6.4% 1.1% 2.3 2.4 Ngành 18.2% 3.5% 2.6 2.0 Phương trình DuPont cho thấy một cái nhìn tổng quát về khả năng sinh lời của công ty đối với cổ đông được đo bằng ROE thông qua (1) khả năng kiểm soát chi phí 32
  33. được đo bằng tỷ suất lợi nhuận biên, (2) mức độ sử dụng tài sản được đo bằng hệ số quay vòng tài sản, và (3) mức độ vay nợ được đo bằng hệ số nhân vốn chủ sở hữu. Kết hợp những hệ số này trong một phương trình cho thấy các nhân tố khác nhau tác động như thế nào đến việc xác định ROE. Qua số liệu tính toán chúng ta có thể nhận thấy tỷ suất lợi nhuận biên vừa thấp so với số liệu của ngành (chứng tỏ việc kiểm soát chi phí không tốt), vừa có xu hướng giảm xuống so với năm trước, mức độ sử dụng tổng tài sản phần nào thấp hơn mức bình quân ngành nhưng duy trì ở mức ổn định, mức độ vay nợ cao hơn mức bình quân và đang tăng lên. Những yếu tố này kết hợp với nhau tạo ra chỉ số ROE rất thấp và đang giảm xuống làm kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi. Câu 44: Nếu bạn là cán bộ tín dụng, khi tính toán khả năng vay trả của một dự án, bạn tính tổng khả năng trả nợ của dự án là: a./ Toàn bộ lợi nhuận của dự án b./ Toàn bộ lợi nhuận và khấu hao của dự án. c./ Tính mức trả từng kỳ theo dòng tiền của dự án trong kỳ đó. hãy giải thích: Đáp án: Phương án c. Vì chỉ tính theo phương pháp dòng tiền mới có thể xác định được tương đối chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp theo từng kỳ. Câu 45: Một công ty cổ phần thuộc loại tăng trưởng, hoạt động có hiệu quả, có mức sinh lời cao hơn mức yêu cầu của cổ đông chi phối, theo bạn thông thường công ty đó sẽ trả cổ tức theo hình thức nào: a./ Trả cổ tức bằng tiền mặt. b./ Trả cổ tức bằng cổ phiếu. Hãy giải thích cụ thể, ngắn gọn: Đáp án: Phương án b - Khi đó các cổ đông chi phối sẽ không có phương án nào tốt hơn là tiếp tục đầu tư cho công ty vì vậy các cổ đông sẽ quyết định tiếp tục đầu tư thay vì rút tiền ra khỏi công ty (chia cổ tức bằng cổ phiếu). Câu 46: Khi đến hạn trả lãi mà khách hàng không trả đúng hạn và không được TCTD chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi và không gia hạn lãi thì TCTD phải xử lý thế nào? a/ Chuyển toàn bộ dư nợ gốc và lãi của HĐTD đó sang nợ quá hạn và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ b/ Giữ nguyên trong hạn cả gốc và lãi . c/ Chuyển toàn bộ nợ lãi sang quá hạn nếu không chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi hoặc không gia hạn nợ lãi 33
  34. Đáp án: Phương án a Theo qui định hiện tại của NHNN Việt Nam nếu một khoản nợ đến hạn, khách hàng không trả đuợc nợ (gốc và lãi) thì toàn bộ dư nợ vay của khách hàng (gốc và lãi) phải chuyển quá hạn nếu không được Ngân hàng cho phép gia hạn nợ. Vì vậy đáp án a là đúng. Câu 47: Một nhà phân tích nhận xét: Doanh nghiệp A được áp dụng hình thức khấu hao nhanh do đó thời gian khấu hao của tài sản từ 10 năm giảm xuống còn 6 năm làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và giảm khả năng trả nợ vay Ngân hàng. Theo bạn điều đó đúng hay sai? a./ Đúng b./ Sai Hãy giải thích Đáp án: Phương án b - Rút ngắn thời gian khấu hao, làm tăng chi phí, dẫn tới lợi nhuận giảm; - Tuy nhiên trên thực tế dòng tiến của doanh nghiệp không giảm xuống mà tăng lên do doanh nghiệp đã giảm được một khoản đóng thuế: Giả định số tiền phải trích khấu hao tăng lên là D, thuế suất thuế thu nhập là t thì dòng tiền của doanh nghiệp tăng lên sẽ là Dt. Do đó trong trường hợp này khả năng trả nợ của khách hàng tăng lên. Câu 48: Một công ty được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm để xây dựng nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu, ngân hàng đã cho vay để xây dựng nhà máy, hai bên thoả thuận áp dụng biện pháp đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Trong trường hợp này, giá trị tài sản bảo đảm sẽ được tính để làm bảo đảm tiền vay từ các tài sản sau: a. Quyền sử dụng đất và nhà xưởng b. Dây chuyền thiết bị và nhà xưởng c. Quyền sử dụng đất và thiết bị d. Quyền sử dụng đất, nhà xưởng và thiết bị Đáp án: Phương án b Theo quy định tại Luật đất đai và Nghị định 181 của Chính phủ thì đất thuê hàng năm không được tính vào giá trị tài sản đảm bảo. Vì vậy đáp án b là đúng nhất. Câu 49: DN đánh giá lại khoản mục tài sản cố định làm tăng khoản mục vốn CSH trên bảng cân đối kế toán (tăng ở mục chênh lệch đánh giá lại tài sản), do đó là tỷ lệ tự tài trợ của DN đó tốt hơn và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp tăng lên, đúng hay sai? a./ Đúng b./ Sai Hãy giải thích: 34
  35. Đáp án: Phương án b Khi doanh nghiệp được phép đánh giá lại tài sản cố định và phần giá trị tăng thêm được hạch toán tăng vốn chủ sở hữu, như vậy tỷ lệ tự tài trợ tính theo công thức sẽ tăng lên. Tuy nhiên về bản chất việc tăng vốn chủ sở hữu và tăng tài sản không làm tăng thêm dòng tiền vào của doanh nghiệp do đó không làm tăng khả năng thanh toán nợ vay của doanh nghiệp. Câu 50: Kết quả phân tích và tính toán ở các bước tính trung gian một dự án đầu tư cho chúng ta một số số liệu như sau: a. Nhu cầu vốn đầu tư, tiến độ đầu tư: Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án (đã tính đến cả yếu tố trượt giá) là 300, thời gian đầu tư xây dựng là 02 năm. Trong đó, tiến độ huy động vốn đầu tư như sau: Năm 1 cần 100, năm 2 cần 200; b. Kết quả khai thác dự án: Dự án sẽ hoạt động trong thời gian 3 năm kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư. Doanh thu, năm 1 đạt 150, năm 2 đạt 200 và năm 3 đạt 300; các khoản phải thu thường xuyên chiếm 10% doanh thu bán hàng. Về chi phí hoạt động hàng năm: Năm 1 là 80, năm 2 là 100 và năm 3 là 160; các khoản mục khác được xác định theo chi phí hoạt động hàng năm là: Các khoản phải trả được tính bằng 10%, tồn quỹ tiền mặt tối thiểu 5%; c. Một số giả định khác: Giá trị tài sản thu hồi thanh lý ở năm cuối của cùng (năm thứ 3) bằng 0; Do dự án kết thúc ở năm cuối cùng (năm thứ 3), nên mọi khoản công nợ (các khoản phải thu, phải trả và tồn quỹ tiền mặt) đều được tất toán trong năm cuối. Dự án được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư nên không phát sinh bất kỳ một khoản thuế/phí nào cả, thuế VAT được hoàn sau quá trình đầu tư cũng bằng 0. Mọi yếu tố khác không được đề cập đến xem như không có. Yêu cầu: Lập bảng ngân lưu dự án theo quan điểm tổng đầu tư (TIP - Total Investment Point of View) bằng phương pháp trực tiếp Đáp án: 35
  36. TÝnh to¸n mét sè chØ tiªu trung gian Sè G§ ®Çu t­ N¨m ho¹t ®éng Kho¶n môc TT -1 0 1 2 3 1 Chi ®Çu t­ ban ®Çu 100 200 0 0 0 2 Doanh thu 150 200 300 3 C¸c kho¶n ph¶i thu 15 20 0 4 Chi phÝ ho¹t ®éng 80 100 160 5 C¸c kho¶n ph¶i tr¶ 8 10 0 6 Tån quü TM tèi thiÓu 4 5 0 B¶ng ng©n l­u theo quan ®iÓm tæng ®Çu t­ Sè G§ ®Çu t­ N¨m ho¹t ®éng Kho¶n môc TT -1 0 1 2 3 1 Doanh thu - - 150 200 300 2 Chªnh lÖch c¸c kho¶n ph¶i thu - - (15) (5) 20 3 Gi¸ trÞ thu håi thanh lý TS - - - - - II Ng©n l­u ra [1 + 2 + 3 + 4] 100 200 76 99 165 1 Chi ®Çu t­ ban ®Çu 100 200 - - - 2 Chi phÝ ho¹t ®éng - - 80 100 160 3 Chªnh lÖch c¸c kho¶n ph¶i tr¶ - - (8) (2) 10 4 Chªnh lÖch tån quü tiÒn mÆt - - 4 1 (5) III Ng©n l­u rßng [ I - II ] (101) (200) (75) (97) (162) 36
  37. Câu 1: Luật NHNN quy định về góp vốn mua cổ phần theo 1 trong 2 phương án nào sau đây: a/ NHNN được góp vốn mua cổ phần của TCTD và các Doanh nghiệp khác. b/ NHNN không được góp vốn, mua cổ phần của TCTD và các Doanh nghiệp khác. Câu 2: Khách hàng vay vốn ngắn hạn với thời gian 6 tháng theo quy chế 1627/NHNN ngày 31/12/2001 của Tống đốc Ngân hàng Nhà nước, vậy khách hàng được gia hạn với thời gian tối đa là bao lâu? a/ 6 tháng b/ 9 tháng c/ 12 tháng c/ Bằng một chu kỳ sản suất kinh doanh Câu 3: Thời gian gia hạn nợ lãi được quy định trong quy chế cho vay 1627 NHNN ngày 31/12/2001 theo một trong các phương án nào sau đây: a/ Tối đa 1/2 thời gian cho vay. b/ Theo thời hạn gia hạn nợ gốc. c/ Cả hai trường hợp Câu 4: Tổ chức tín dụng không được phép cho vay đối với khách hàng là các đối tượng sau đây? a/ Thành viên Hội đồng quản trị b/ Tổng Giám đốc, (Giám đốc) c/ Cả hai trường hợp Câu 5: Việc cho vay đảo nợ được quy định trong quy chế 1627/NHNN ngày 31/12/2001 theo 1 trong các phương án sau đây: a/ Các TCTD được phép đảo nợ. b/ Các TCTD không được phép cho vay đảo nợ. c/ Việc đảo nợ, các TCTD thực hiện theo quy định riêng của NHNN Việt nam. Câu 6: Khách hàng vay vốn trung hạn với thời gian vay 3 năm, 2 năm đầu khách hàng trả đều theo kế hoạch, đến hết năm thứ 3 do việc gặp khó khăn nên khách hàng xin đề nghị Nh gia hạn. Vậy thời gian khách hàng được xem xét gia hạn tối đa đối với số nợ còn lại là bao nhiêu? a/ 12 tháng. 37
  38. b/ 15 tháng c/ 18 tháng Câu 7: Doanh nghiệp B đã nhập khẩu tủ lạnh để kinh doanh, doanh nghiệp đề nghị Ngân hàng bảo lãnh tiền thuế nhập khẩu. Ngân hàng có thể thực hiện món bảo lãnh này không? a/ Được b/ Không được Câu 8: Công ty Xây lắp B ký hợp đồng mua xi măng của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng (VTKTXM) để thi công các công trình mà công ty đang thực hiện. Công ty VTKTXM yêu cầu công ty xây lắp B cung cấp 1 thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng của một ngân hàng với giá trị bảo lãnh 10% giá trị hợp đồng. Đề nghị này của Doanh nghiệp đúng hay chưa đúng? a/ Có b/ Không Câu 9: Doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh dự thầu, doanh nghiệp sẵn sàng ký quỹ 100%. Ngân hàng có cần xem xét khả năng tài chính của doanh nghiệp không? a/ Có b/ Không Câu 10: Tỷ lệ phí bảo lãnh phải thu được quy định trong quy chế bảo lãnh NHNN theo tỷ lệ nào trong các phương án sau: a/ Tối đa 1% năm trên số tiền bảo lãnh b/ Tối đa 1,5 % năm trên số tiền bảo lãnh c/ Không vượt quá 2% năm trên số tiền bảo lãnh d/ Tổ chức tín dụng quy định Câu 11: Nghĩa vụ bảo lãnh của TCTD được chấm dứt trong trường hợp nào sau đây: a/ Đến ngày hết hiệu lực ghi trên thư bảo lãnh b/ Nhận được thư bảo lãnh chính quay về c/ Nhận được văn bản xác nhận của bên nhận bảo lãnh về việc hoành thành nghĩa vụ của bên được bảo lãnh d/ Cả 3 phương án trên đều đúng 38
  39. Câu 12: Theo nghị định của Chính phủ thì gói thầu tư vấn giá trị bao nhiêu thì được chỉ định thầu: a/ Tư vấn đương nhiên được chỉ định thầu không phải đấu thầu b/ 1 tỷ đồng trở xuốn c/ 500 triệu đồng trở xuống Câu 13: Đấu thầu hạn chế cần mời tối thiều bao nhiêu nhà thầu a/ 5 nhà thầu b/ 3 nhà thầu c/ 2 nhà thầu Câu 14: Theo quy định của Chính phủ gói thầu hàng hoá, xây lắp bao nhiêu thì được chỉ định thầu? a/ Bao nhiêu cũng phải đấu thầu b/ Dưới 1 tỷ đồng c/ Dưới 2 tỷ Câu 15: Hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hoá thiết bị có giá trị bao nhiêu? a/ Dưới 500 triệu b/ Dưới 1 tỷ c/ Dưới 2 tỷ Câu 16: Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa không qua bao nhiêu ngày tính từ thời điểm đóng thầu: a/ 60 ngày b/ 90 ngày c/ 180 ngày Câu 17: Căn cứ thông tư 1417/1999/TT-TCĐC ngày 18/9/1999 của Tổng cục địa chính, trong trường hợp xử lý quyền xử dụng đất thế chấp đã được đăng ký giao dịch bảo đảm tại UBND phường thì thu hồi nợ, trình tự thực hiện là: a/ Được UBND phường xoá đăng ký giao dịch bảo đảm, sau đó xử lý quyền sử dụng đất để thu hồi nợ b/ Xử lý quyền sử dụng đất để thu hồi nợ, sau đó thực hiện xoá đăng ký giao dịch bảo đảm tại UBND xã phường 39
  40. Câu 18: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do 1 người làm chủ và chịu trách nhiệm vô hạn đối với nhứng khoản nợ cuả mình. Theo đề nghị số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch đảm bảo và Thông tư số 03/TTLTBTP- BTNMT ngày 04/7/2003 của Liên Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên môi trường, doanh nghiệp tư nhân có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về thừa kế (như đối với cá nhân, hộ gia đình). Doanh nghiệp tư nhân X thế chấp quyền sử dụng đất của mình tại Hà nội để vay vốn tại Ngân hàng ĐT&PT Hà nội. Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện ở cơ quan nào? a/ Sở tài nguyên môi trường và nhà đất thành phố Hà nội b/ UBND phường xã, thị trấn nơi có đất Câu 19: Đối với TSĐB tiền vay không phải là quyền sử dụng đất thì việc xác định giá trị bảo đảm tiền vay là: a/ Do các bên thoả thuận b/ Thuê tổ chức tư vấn, chuyên môn xác định trên cơ sở giá trị thị trường tại thời điểm xác định và có tham khảo đến các yếu tố khác (giá quy định của Nhà nước, giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán) c/ Thuê tổ chức tư vấn, chuyên môn xác định căn cứ vào giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán . d/ Xác định theo điểm a và b trên đây e. Xác định theo điểm a và c rên đây Câu 20: 1 KH có dư nợ quá hạn 2 tỷ đồng, thời gian quá hạn 300 ngày. Khoản vay này cho vay có tài sản đảm bảo. Vậy Ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro bao nhiêu? a/ 400 triệu đồng b/ 800 triệu đồng c/ 1 tỷ đồng d/ 2 tỷ đồng Câu 21: Ngân hàng trả nợ thay cho một khách hàng với số tiền 500 triệu đồng trong nghiệp vụ bảo lãnh; Bảo lãnh này có tài sản bảo đảm đến nay đã được 200 ngày nhưng Ngân hàng vẫn chưa thu hồi được. Vậy Ngân hàng phải trích dự phòng rủ ro bao nhiêu? a/ 100 triệu đồng 40
  41. b/ 250 triệu đồng c/ 500 triệu đồng d/ 750 triệu đồng Câu 22: Luật NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi với mức nào trong các phương án sau: a/ Từ 0% đến 10% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ. a/ Từ 10 % đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ. a/ Từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ. Câu 23: Điều 5 Quy chế đồng tài trợ của TCTD quy định các hình thức cấp tín dụng đối với đồng tài trợ theo một trong các phương án nào sau đây: a/ Cho vay, cho vay hợp vốn b/ Bảo lãnh, đồng bảo lãnh c/ Kết hợp các hình thức trên d/ Cả 3 phương án a,b,c đều đúng Câu 24: Điều 14 việc ký kết hợp đồng cấp tín dụng trong quy chế đồng tài trợ được quy định theo một trong các phương án nào sau đây: a/ Được ký kết giữa các bên tham gia đồng tài trợ với bên nhận tài trợ thông qua thành viên đầu mối cấp tín dụng b/ Được ký trực tiếp giữa TCTD với bên nhận tài trợ phù hợp với quy định tại hợp đồng đồng tài trợ c/ Cả hai phương án a và b đều đúng Câu 25: Tiêu chuẩn tuyển chọn Giám đốc Doanh nghiệp theo các phương án nào sau đây: a/ Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý công ty, có trình độ đại học, có chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của công ty, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm tham gia quản lý, điều hành Doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Công ty. b/ Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, thường trú tại Việt nam c/ Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật, có quốc tịch Việt nam d/ Hai phương án a và b là đúng 41
  42. e/ Hai phương án a và c là đúng f/ Cả ba phương án trên đều đúng Câu 26: Đối với Doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị, được phép quyết định: a/ Các dự án đầu tư, các hợp đồng bán tài sản có giá trị đến 35% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ sách kế toán b/ Các dự án đầu tư, các hợp đồng bán tài sản có giá trị đến 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ sách kế toán c/ Các dự án đầu tư, các hợp đồng bán tài sản của Công ty có tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ Công ty d/ Phương án b và c đều đúng e/ Phương án a và c đều đúng Câu 27: Doanh nghiệp Nhà nước không có HĐQT có quyền huy động vốn dưới các hình thức: a/ Phát hành trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu công ty b/ Vay vốn các cá nhân, tổ chức nước ngoài theo quy định của Chính phủ c/ Có quyền chủ động ký các hợp đồng vay vốn với Ngân hang, thuê mua tài chính d/ Phương án a và b đúng e/ Phương án a và c đúng f/ Phương án a, b và c đều đúng Câu 28: Chủ sở hữu Công ty Nhà nước là: a/ Nhà nước b/ Chính phủ c/ Tổng Công ty, Bộ ngành chủ quản d/ Cả 3 phương án trên đều đúng Câu 29: Chủ sở hữu nhà nước đối với Công ty Nhà nước có quyền: a/ Quyết định các dự án đầu tư có giá trị trên 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ sách kế toán của Công ty Nhà nước không có HĐQT hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ của Công ty; Quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị còn lại trên sổ sách trên sổ sách kế toán của Công ty có HĐQT hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ của Công ty; Quyết định các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác vượt qúa mức vốn điều lệ của Công ty. 42
  43. b/Quyết định các dự án đầu tư có giá trị trên 35% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ sách kế toán của Công ty Nhà nước không có HĐQT hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ của Công ty; Quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 60% tổng giá trị còn lại trên sổ sách trên sổ sách kế toán của Công ty có HĐQT hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại điều lệ của Công ty; Quyết định các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác vượt qúa mức vốn điều lệ của Công ty. c/ Quyết định mức vốn đầu tư ban đầu, mức vốn điều lệ và điều chỉnh vốn điều lệ của Công ty. d/ Phương án a và c là đúng e/ Phương án a và b là đúng Câu 30: Nguyên tắc giải ngân khi cho vay: a/ Phù hợp với đối tượng cho vay và mục đích sử dụng vốn b/ Phù hợp với đối tượng sử dụng vốn và thanh toán trực tiếp cho người hưởng c/ Phù hợp với đối tượng cho vay, tiến độ sử dụng vốn và phương thức thanh toán d/ Cả 3 câu trên đều đúng Câu 31: TCTD khi cho vay Công ty hợp danh cần phải: a/ Kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của đại diện Công ty và các thành viên góp vốn b/ Kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của các thành viên hợp danh và các thành viên góp vốn c/ Chỉ kiểm tra năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của thành viên hợp danh của Công ty Câu 32: Vì sao Ngân hàng quy định chủ đầu tư phải có vốn tự có tham gia vào phương án/ dự án SXKD, đầu tư vay vốn? a/ Giảm thiều rủi ro cho Ngân hàng b/ Tăng cường trách nhiệm của người vay c/ Giảm chi phí tài chính cho PA/DA d/ Cả 3 câu đều đúng Câu 33: Thời hạn cho vay được căn cứ vào: a/ Chu kỳ SXKD, thời hạn thu hồi vốn của PA/DA, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng. 43
  44. b/ Chu kỳ SXKD, thời hạn thu hồi vốn của PA/DA, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của Ngân hàng nhưng phải đảm bảo cho vay vốn lưu động là cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển SXKD, dịch vụ đời sống. c/ Chu kỳ SXKD, thời hạn thu hồi vốn của PA/DA, khả năng trả nợ của khách hàng. Câu 34: Trong khoảng thời gian ân hạn: a/ Khách hàng không phải trả nợ lãi và gốc b/ Khách hàng không phải trả nợ gốc nhưng vẫn phải trả nợ lãi c/ Khách hàng không phải trả nợ lãi nhưng vẫn phải trả nợ gốc d/ Khách hàng vẫn phải trả cả nợ gốc và lãi Câu 35: Gia hạn nợ vay được hiểu là: a/ TCTD và khách hàng thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn nợ gốc đã thoả thuận trước đó trong HĐTD b/ TCTD và khách hàng thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn nợ gốc hoặc lãi đã thoả thuận trước đó trong HĐTD c/ TCTD và khách hàng thoả thuận về việc thay đổi các kỳ hạn nợ gốc đã thoả thuận trước trong HĐTD d/ Cả 3 câu đều sai Câu 36: Khi đến kỳ hạn trả gốc trong thời hạn cho vay đã thoả thuận trong HĐTD, nếu khách hàng không trả đúng hạn số nợ gốc phải trả của kỳ hạn đó và không được Ngân hàng cho vau chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc thì việc thực hiện chuyển nợ quá hạn được thẹc hiện như sau: a/ Chuyển toàn bộ sô sdư nợ gốc thực tế còn lại của HĐTD đó sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn b/ Sau 10 ngày làm việc, nếu khách hàng vẫn chưa trả được số nợ gốc của kỳ hạn đó thì chuyển toàn bộ dư nợ gốc còn lại của HĐTD sang nợ qua hạn và áp dụng lãi suất qua hạn c/ Sau số ngày chậm trả đã thoả thuận trong HĐTD (tối đa 10 ngày làm việc) nếu khách hàng vẫn chưa trả được số nợ gốc của kỳ hạn đó thì chuyển toàn bộ dư nợ gốc còn lại của HĐTD đó sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn 44
  45. d/ Sau số ngày chậm trả đã thoả thuận trong HĐTD (tối đa 10 ngày làm việc) nếu khách hàng vẫn chưa trả được số nợ gốc của kỳ hạn đó thì chuyển toàn bộ dư nợ gốc còn lại của HĐTD đó sang nợ quá hạn và áp dụng lãi suất quá hạn đối với số tiền của kỳ hanh đến hạn mà khách hàng chưa trả. Câu 37: Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng hiện nay quy định thể loại và thời hạn cho vay TDH như sau: a/ TCTD cho khách hàng vay vốn TDH nhằm thực hiện các DA đầu tư phát triển SXKD, dịch vụ, đời sống với thời hạn cho vay từ trên 12 tháng trở lên. b/ TCTD cho khách hàng vay vốn TDH nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống với thời hạn cho vay từ trên 12 tháng trở lên. c/ TCTD cho khách hàng vay vốn TDH nhằm đáp ứng cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các DA đầu tư phát triển với thời hạn cho vay từ trên 12 tháng trở lên. Câu 38: Trường hợp khách hàng không trả hết nợ gốc đúng trong thời hạn đã thoả thuận trong HĐTD và có văn bản đè nghị cho điều chỉnh hạn trả nợ thì TCTD được xem xét gia hạn nợ đối với cho vay ngắn hạn như sau: a/ Bằng 1 chu kỳ SXKD b/ Bằng thời hạn cho vay c/ Tối đa 12 tháng d/ Tối đa bằng 1 chu kỳ SXKD nhưng không quá 12 tháng Câu 39. Theo quy định cho vay hiện hành, TCTD: a/ Không đựoc cho vay đối với đơn vị sự nghiệp có thu b/ Được cho vay đối với đơn vị sự nghiệp có thu nhưng việc cho vay phải theo quy định riêng của Chính phủ và NHNN c/ Được cho vay đối với đơn vị sự nghiệp có thu, việc cho vay thực hiện theo quy định hiện hành của NHNN về cho vay và bảo đảm tiền vay. Câu 40: Theo quy định của quy chế cho vay hiện hành, TCTD được miễn giảm lãi vốn vay phải trả đối với khách hàng nếu (TCTD có năng lực tài chính và có quy chế miễn giảm lãi): 45
  46. a/ Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay dẫn đến bị khó khăn về tài chính (trừ các khách hàng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, điều 78, luật các TCTD) b/ Khách hàng bị tổn thất về tài sản có liên quan đến vốn vay do nguyên nhân khách quan dẫn đến bị khó khăn về tài chính (trừ các khách hàng thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, điều 78, luật các TCTD) c/ TCTD được quyết định miễn, giảm lãi vốn vay phải trả đối với khách hàng trong mọi trường hợp Câu 41: Việc đảo nợ thực hiện theo quy định của: a/ Giám đốc chi nhánh NHTM theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc b/Tổng Giám đốc NHTM c/ NHNN Việt nam d/ Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt nam Câu 42: Khi đến hạn trả lãi mà khách hàng không trả đúng hạn và không được TCTD chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi và không gia hạn lãi thì TCTD phải xử lý thế nào? a/ Chuyển toàn bộ dư nợ gốc của HĐTD đó sang nợ quá hạn và thực hiện các biện pháp thu hồi nợ b/ Chuyển toàn bộ dư nợ gốc sang quá hạn nếu không chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi hoặc không gia hạn nợ lãi. a/ Chuyển toàn bộ nợ lãi sang quá hạn nếu không chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lãi hoặc không gia hạn nợ lãi Câu 43: Khách hàng vay vốn TCTD phải đảm bảo nguyên tắc: a/ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận tại HĐTD b/ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng hạn đã thoả thuận tại HĐTD c/ Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và NHNN d/ Cả a và b đầu đúng Câu 44: Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn được xác định: a/ Bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong HĐTD b/ Tối đa bằng 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong HĐTD 46
  47. a/ Tối đa bằng 150% nhưng phải đảm bảo cao hơn lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong HĐTD Câu 45: Theo quy chế cho vay hiện hành thì các TCTD được phép áp dụng bao nhiêu phương thức cho vay: a/ 8 phương thức cho vay a/ 9 phương thức cho vay a/ Nhiều phương thức cho vay Câu 46: Trong trường hợp đặc biệt, TCTD được cho vay đối với một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có khi được: a/ Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể b/ Thủ tướng Chính phủ cho phép đối với từng trường hợp cụ thể c/ Thống đốc NHNN cho phép đối với từng trường hợp cụ thể d/ Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNNcho phép đối với từng trường hợp cụ thể Câu 47: Thực hiện kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng là: a/ Quyền của TCTD b/ Trách nhiệm của TCTD c/ Cả a và b Câu 48: Các TCTD thực hiện việc đảo nợ, khoanh nợ, xoá nợ theo quy định của: a/ Tổng Giám đốc TCTD b/ Hội đồng quản trị TCTD c/ Thống đốc NHNN d/ Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Câu 49: Theo quy định về cho vay hiện hành của NHNN, khki cho vay có cầm cố giấy tờ có giá thì việc xác định khả năng tài chính nhằm dảm bảo nợ vay của khách hàng là: a/ Xác định giá trị thực tế các giấy tờ có giá mag khách hàng cầm cố để vay vốn theo giá thị trường và ấn định mức cho vay, thời hạn cho vay phù hợp đảm bảo thu hồi nợ đầy đủ nợ vay cả gốc và lãi. b/ Xác định khkả năng về vốn và tài sản của khách hàng để đảm bảo khả năng hoang trả nợ vay trong thời hạn cam kết 47
  48. c/ Cả a và b Câu 50: Khi xác định kỳ hạn trả nợ thì khoảng thời gian của kỳ hạn nợ phải đảm bảo: a/ Nhỏ hơn thời hạn cho vay b/ Nhỏ hơn hoặc băng thời hạn cho vay c/ Bằng thời hạn cho vay Câu 51: Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng không áp dụng khi thực hiện cho vay: a/ Cho vay theo uỷ thác của tổ chưc, cá nhân b/ Cho vay các khách hàng là TCTD khác c/ Cho vay cá nhân, pháp nhân nước ngoài d/ Cả a và b đều đúng Câu 52: Giám đốc công ty Nhà nước được quyền ký kết hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh có giá trị tài sản đảm bảo bằng bao nhiêu lần vốn điều lệ: a. Bằng 2 lần vốn điều lệ b. Tối đa bằng vốn điều lệ c. Theo quy định trong điều lệ nhưng tối đa không vượt quá vốn điều lệ của Công ty d. Không phụ thuộc vốn điều lệ Câu 53: Theo Luật đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai thì Cơ quan nào thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất: a. Sở Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND tỉnh, thành phố; Phòng Tài nguyên và Môi trường trực thuộc UBND quận, huyện b. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất c. Tất cả các cơ quan trên Câu 54: Theo Luật đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai giá trị quyền sử dụng đất trong giao dịch bảo đảm được xác định như thế nào: a. Theo khung giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định b. Do các bên tham gia giao dịch bảo đảm thoả thuận c. Do các bên tham gia giao dịch bảo đảm thoả thuận, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất 48
  49. Câu 55: Theo Luật đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất có hiệu lực từ khi nào: a. Từ ngày các bên ký kết hợp đồng b. Từ ngày các bên ký kết hợp đồng và được chứng nhận của Công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất c. Từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Câu 56: Theo Luật đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất phải được: a. Ghi nhận trong hồ sơ địa chính b. Ghi nhận trong hồ sơ địa chính và trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất c. Cấp giấy chứng nhận về đăng ký giao dịch bảo đảm Câu 57: Theo Luật đất đai năm 2003 và Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai Cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh phải trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kết quả đăng ký cho bên nhận thế chấp, bên nhận bảo lãnh trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: a. 5 ngày làm việc b. 7 ngày làm việc c. 10 ngày làm việc d. 15 ngày làm việc Câu 58: Tổ chức tín dụng và khách hàng định giá tài sản bảo đảm không phải là quyền sử dụng đất căn cứ vào: a. Giá thị trường của tài sản b. Giá quy định của Nhà nước c. Giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách và các yếu tố khác d. Tất cả các ý trên Câu 59: ngân hàng có quyền sử lý tài sản bảo đảm sau một khoảng thời gian mà tài sản chưa được xử lý theo thoả thuận. Khoảng thời gian đó là: a. 10 ngày b. 30 ngày 49
  50. c. 60 ngày d. 90 ngày Câu 60: Pháp luật quy định phải thực hiện công chứng trong trường hợp: a. Cầm cố tài sản b. Thế chấp tài sản c. Thế chấp quyền sử dụng đất d. Thế chấp tài sản gắn liền với đất e. Tất cả các trường hợp trên Câu 61: Các bên không phải đăng ký thay đổi giao dịch bảo đảm, nếu một trong các bên thay đổi các nội dung sau: a. Tên b. Địa chỉ c. Số điện thoại, số fax (nếu có) d. Tất cả các trường hợp trên Câu 62: Pháp luật quy định phải đăng ký giao dịch đảm bảo trong các trường hợp: a. Bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất b. Bảo lãnh bằng sổ tiết kiệm c. Bảo lãnh bằng giấy tờ có giá d. Tất cả các trường hợp trên Câu 63: Theo Quy định của luật đất đai năm 2003, khách hàng không được thế chấp quyền sử dụng đất trong các trường hợp: a. Ca nhân có quyền sử dụng đất được giao không thu tiền sử dụng đất b. Công ty nước ngoài đầu tư ở Việt Nam có quyền sử dụng đất thuê đã trả tiền thuê cho cả thời gian thuê c. Doanh nghiệp nhà nước có quyền sử dụng đất thuê d. Tất cả các trường hợp trên Câu 64: Một công ty được Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm để xây dựng nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng, ngân hàng đã cho vay để cây dựng nhà máy, hai bên thoả thuận áp dụng biện pháp đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Trong trường hợp này, tài sản bảo đảm sẽ là: e. Quyền sử dụng đất và nhà xưởng f. Dây chuyền thiết bị và nhà xưởng 50
  51. g. Quyền ử dụng đất và thiết bị h. Quyền sử dụng đất, nhà xưởng và thiết bị Câu 65: Căn cứ để xác định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ là: a. Đối tượng cho vay là các phương án, dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước, chương trình kinh tế xã hội của Nhà nước. b. Chính phủ có văn bản quy định việc cho vay không có bảo đảmbằng tài sản đối với từng trường hợp cụ thể. c. Khoản vay được chính phủ xử lý tổn thất trong trường hợp khách hàng vay không trả được nợ do nguyên nhân khách quan. Câu 66: Theo quy định của Chính phủ và NHNN về bảo đảm tiền vay: a. TCTD không được nhận bảo lãnh không có tài sản bảo đảm của bên thứ ba b. TCTD được nhận bảo lãnh không có tài sản bảo đảm của bên thứ ba, nếu bên bảo lãnh là Tổng công ty 90, 91. c. TCTD không được nhận bảo lãnh không có tài sản bảo đảm của bên thứ ba (trừ trường hợp bên thứ ba là TCTD khách hoặc Chính phủ, Bộ tài chính, Quỹ hỗ trọ phát triển). Câu 67: Một tài sản được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ tại nhiều tổ chức tín dụng, thì phải có điều kiện sau: a. Giá trị tài sản bảo đảm được xác định tại thời điểm ký hợp đồng bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. b. Các giao dịch bảo đả liên quan đến tài sản này đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo. c. Cả hai câu trên. Câu 68: Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm cho: a. Một nghĩa vụ trả nợ tại một TCTD b. Nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một TCTD c. Nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD d. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 69: Doanh nghiệp trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, cổ phần hoá nếu không trả hết nợ: 51
  52. a. Tài sản bảo đảm cho ác khoản nợ của doanh nghiệp trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, cổ phần hoá được tiếp tục làm tài sản bảo đảm cho các khoản nợ đó của doanh nghiệp mới sau chuyển đổi. b. TCTD và khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp sau chuyển đổi phải thoả thuận ký lại hợp đồng bảo đảm. c. TCTD và khách hàng vay, bên bảo lãnh là doanh nghiệp sau chuyển đổi không phải thoả thuận ký lại hợp đồng bảo đảm. d. A & B đúng e. A & C đúng Câu 70: Một trong các điều kiện để áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay là: a. Có vốn góp tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thếo chấp tối thiểu bằng 50% vốn đầu tư của dự án. b. Có vốn góp tham gia vào dự án và giá trị tài sản bảo đảm tiền vay bằng cầm cố, thếo chấp tối thiểu bằng 15% vốn đầu tư của dự án. c. Có tự có tham gia vào dự án tối thiểu bằng 15% vốn đầu tư của dự án. Câu 71: Trường hợp tài sản cầm cố bị xử lý, bên nhận cầm cố đã có thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản cho bên cầm cố và đăng ký thông bao yêu cầu xử lý tài sản tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Sau bao nhiêu ngày kể từ thời điểm đăng ký thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản: a. 7 ngày b. 7 ngày làm việc c. 15 ngày d. 15 ngày làm việc Câu 72: Trường hợp tài sản thế chấp bị xử lý, bên nhận thế chấp đã có thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản cho bên thế chấp và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm. Sau bao nhiêu ngày kể từ thời điểm đăng ký thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản: e. 7 ngày f. 7 ngày làm việc g. 15 ngày h. 15 ngày làm việc 52
  53. Câu 73: Khi thực hiện nghiệp vụ môi giới tiền tệ, TCTD được phép thu phí môi giới: a. Theo thỏa thuận giữa các bên b. Theo thỏa thuận giữa các bên nhưng tối đa không vượt quá 0.02% trị giá của từng món giao dịch c. Theo thỏa thuận giữa các bên nhưng tối đa không vượt quá 0.03% trị giá của từng món giao dịch d. Theo thỏa thuận giữa các bên nhưng tối đa không vượt quá 0.02% trị giá của hợp đồng thỏa thuận Câu 74: Các TCTD được cấp dịch vụ môi giới đối với những nghiệp vụ a. Vay, cho vay; b. Gửi tiền, nhận tiền gửi; c. Mua bán giấy tờ có giá, mua bán các khoản nợ; d. Giao dịch ngoại hối giao ngay, có kỳ hạn; e. Tất cả các nghiệp vụ trên; Câu 75: Các hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng bảo lãnh là loại hợp đồng a. Hợp đồng kinh tế b. Hợp đồng dân sự c. Hợp đồng thương mại Câu 76: Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa NHNN và các Ngân hàng tại Quyết định 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/07/2001 nhằm mục đích: a. Đáp ứng nhu cầu vốn VND của các Ngân hàng thương mại b. Đáp ứng nhu cầu vốn USD của các Ngân hàng thương mại c. Đáp ứng nhu cầu vốn về các loại ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại d. Cả 3 đáp án trên Câu 77: Kỳ hạn tối đa của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ với Ngân hàng Nhà nước là: a. 60 ngày b. 90 ngày c. 120 ngày d. 360 ngày 53
  54. Câu 78: Mức gia tăng tỷ giá tối đa so với tỷ giá giao ngay ngày ký hợp đồng kỳ hạn của thời hạn 90 ngày theo quy định hiện nay là: a. 1.5% b. 1.6% c. 1.7% d. 1.8% Câu 79: Khi nhận được yêu cầu thực hiện hoán đổi ngoại tệ của các Ngân hàng, Vụ chính sách tiền tệ NHNN cần đưa ra câu trả lời (chấp nhận hoặc từ chối) trong thời gian tối đa: a. 1 ngày b. 2 ngày c. 3 ngày d. 1 tuần Câu 80: Trong những phương án sau, anh (chị) hãy cho biết tổ chức đầu mối đồng tài trợ có thể là những tổ chức nào? a. TCTC hoặc Chi nhánh TCTD được TGĐ/GĐ TCTD ủy quyền hoặc Quỹ tín dụng trung ương b. TCTD hoặc Công ty tài chính thuộc Tổng công ty c. TCTD hoặc Quỹ tín dụng trung ương d. TCTD hoặc Chi nhánh TCTD được TGĐ/GĐ TCTD ủy quyền Câu 81: Theo anh (chị) đồng tài trợ được áp dụng trong những trường hợp nào sau đây? a. Nhu cầu phân tán rủi ro của TCTD. b. Khả năng tài chính và nguồn vốn của một TCTD không đáp ứng được nhu cầu cấp tín dụng của dự án. c. Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn tử nhiều TCTD khác nhau. d. a & b. e. a & b & c. Câu 82: Trong các hình thức cấp tín dụng dưới đây, anh (chị) hãy cho biết hình thức nào là hình thức cấp tín dụng đối với đồng tài trợ được quy định trong Quy chế đồng tài trợ của các TCTD? a. Cho vay, cho vay hợp vốn. 54
  55. b. Bảo lãnh, đồng bảo lãnh. c. Thanh toán, đồng thanh toán. d. a & b. e. a & b & c. Câu 83: Anh (chị) hãy cho biết nguyên tắc nào dưới đây chưa đúng với nguyên tắc môi giới theo QĐ351/2004/QĐ-NHNN? a. Không đưa ra mức giá cả có thể làm cho khách hàng hiểu lầm về giá cả thị trường. b. Không thực hiện những hành vi giao dịch làm ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng. c. Không được phép đối xử ưu đãi đối với các khách hàng có quan hệ thân thiết. d. Không tiết lộ thông tin về tên, địa chỉ giao dịch của khách hàng khi chưa được khách hàng đồng ý trong bất cứ trường hợp nào. Câu 84: Tổ chức nào trong các trường hợp sau đây không thuộc diện khách hàng được môi giới tiền tệ theo QĐ351/2004/QĐ-NHNN? a. Các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo Luật các tổ chức tín dụng. b. Các tổ chức tài chính nước ngoài. c. Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam d. Trường hợp a và b. Câu 85: Những điều kiện nào dưới đây thuộc những điều kiện cơ bản để tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cho thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ theo QĐ351/2004/QĐ-NHNN? a. Có nhu cầu hoạt động môi giới và phương án thực hiện môi giới khả thi. b. Có hệ thống kiểm soát nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và có cơ sở vật chất, hệ thống kỹ thuật tin học và phương tiện thông tin liên lạc (điện thoại, thiết bị ghi âm, máy vi tính và các thiết bị khác) đáp ứng yêu cầu hoạt động môi giới. c. Người quản trị, điều hành của bộ phận hoặc công ty trực thuộc tổ chức tín dụng (Trưởng, phó phòng, hoặc Trưởng, phó ban, hoặc Giám đốc, Phó Giám đốc) có trình độ chuyên môn phù hợp với hoạt động môi giới, có kiến thức và kinh nghiệm về kiểm soát rủi ro. 55
  56. d. Chỉ cần các điều kiện ở trường hợp a và b. e. Cả ba trường hợp a, b, c. Câu 86: Theo quy chế về môi giới tiền tệ, các tổ chức tín dụng được cung cấp dịch vụ môi giới đối với những nghiệp vụ nào dưới đây? a. Vay và cho vay. b. Mua, bán các khoản nợ. c. Mua, bán các giấy tờ có giá. d. Giao dịch ngoại hối giao ngay. e. Các trường hợp a, b, c. f. Tất cả các trường hợp trên. Câu 87: Mức phí môi giới trong hoạt động môi giới tiền tệ được quy định theo QĐ351/2004/QĐ-NHNN như sau: a. Do các bên tham gia môi giới tự thoả thuận. b. Do các bên tham gia môi giới tự thoả thuận, nhưng tối đa không vượt quá 0,02%/giá trị từng món giao dịch. c. Do các bên tham gia môi giới tự thoả thuận, nhưng tối đa không vượt quá 0,05%/trị giá từng món giao dịch. Câu 88: Theo QĐ số 67/1999/QĐ-TTG ngày 30/03/1999 về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp và nông thôn”, đối với HTX sản xuất kinh doanh, khi áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa bằng: a. 75% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay. b. 75% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay và vốn tự có của HTX. c. Vốn tự có của HTX. Câu 89: Nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn theo QĐ số 67/1999/QĐ-TTG ngày 30/03/1999 về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp và nông thôn” chỉ bao gồm: a. Vốn của ngân hàng huy động và vốn ngân sách nhà nước. b. Vốn ngân sách nhà nước và vốn vay. c. Vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài. 56
  57. d. Vốn của ngân hàng huy động, vốn ngân sách nhà nước, vốn vay của các tổ chức tài chính quốc tế và nước ngoài. Câu 90: Mức cho vay tối đa không phải áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn theo QĐ số 67/1999/QĐ- TTG ngày 30/03/1999 của Thủ tướng CP về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển No&NT”: a. Đến 10 triệu đồng. b. Đến 20 triệu đồng. c. Đến 30 triệu đồng. Câu 91: Theo Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 27/09/2002 v/v “Hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá”, người sản xuất, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá ở khu vực III miền núi, hải đảo, vùng đồng bào Khơme sống tập trung vay vốn của các NHTM nhà nước được: a. Giảm 10% so với lãi suất cho vay thông thường. b. Giảm 15% so với lãi suất cho vay thông thường. c. Giảm 30% so với lãi suất cho vay thông thường. Câu 92: Theo Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 27/09/2002 v/v “Hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá”, người sản xuất, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá ở khu vực II miền núi vay vốn của các NHTM nhà nước được áp dụng lãi suất cho vay: a. Giảm 10% so với lãi suất cho vay thông thường. b. Giảm 15% so với lãi suất cho vay thông thường. c. Giảm 30% so với lãi suất cho vay thông thường. Câu 93: Theo Thông tư số 05/2002/TT-NHNN ngày 27/09/2002 v/v “Hướng dẫn việc cho vay vốn đối với người sản xuất, doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá”, người sản xuất, doanh nghiệp vay vốn để sản xuất giống thủy sản không phải thế chấp tài sản khi: a. Vay vốn dưới 50 triệu đồng. b. Vay vốn đến 50 triệu đồng. c. Vay vốn đến 100 triệu đồng. 57