Đề thi tốt nghiệp chuyên ngành: Quan hệ đối ngoại

doc 6 trang nguyendu 4470
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tốt nghiệp chuyên ngành: Quan hệ đối ngoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tot_nghiep_chuyen_nganh_quan_he_doi_ngoai.doc

Nội dung text: Đề thi tốt nghiệp chuyên ngành: Quan hệ đối ngoại

  1. bộ giáo dục và đào tạo cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam trường đại học dân lập đông đô Độc lập - Tự do - Hạnh phúc đề thi tốt nghiệp năm 2006 Hệ đào tạo: Đại học Chuyên ngành: Quan hệ đối ngoại Khoa: Quan hệ Quốc tế Môn thi ( chuyên ngành): Quan hệ kinh tế quốc tế Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1(2 điểm): Quan hệ kinh tế quốc tế là gì? Các tính chất của quan hệ kinh tế quốc tế? Câu 2 (4 điểm): Hãy trình bày: 1.Những tư tưởng chính của Học thuyết Trọng thương? ưu điểm và hạn chế của Học thuyết “Trọng thương” trong giải thích thương mại quốc tế? 2.Những tư tưởng chính của Học thuyết lợi thế tuyệt đối? ưu điểm và hạn chế của Học thuyết “lợi thế tuyệt đối”? Câu 3: Cho các thông số sau: Các chỉ số Việt Nam Thái Lan Tổng cộng Tổng số tài nguyên (đơn vị) 50 50 100 Số đ/v TN để SX 1 tấn gạo 2,5 1 Số đ/v TN để SX 1 tấn thịt 10 5 Cho biết mỗi nước đều dành số đơn vị tài nguyên để SX gạo và thịt là bằng nhau Hãy chỉ ra lợi thế của thương mại quốc tế giữa Việt Nam và Thailand (SV có thể đưa ra giả định để chứng minh lợi thế trao đổi) Ghi chú: - Không được phép sử dụng tài liệu - Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm
  2. Đáp án : Đề thi tốt nghiệp Câu 1: 2đ * Quan hệ KTQT là tổng hoà các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Quan hệ KTQT là yếu tố cơ bản quyết định sự hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới (0,5 đ) *Các tính chất của QHKTQT 1.Quan hệ KTQT là quan hệ quốc tế mang tính chất kinh tế. 2.Quan hệ KTQT là quan hệ kinh tế mang tính chất quốc tế Các quan hệ kinh tế chịu sự tác động của các qui luật kinh tế khách quan (qui luật cung – cầu, qui luật cạnh tranh, qui luật lưu thông tiền tệ ) Ngày nay, quan hệ quốc tế mang tính chất kinh tế và quan hệ kinh tế mang tính chất quốc tế có mối quan hệ đan xen và phức tạp, khó có thể phân biệt một cách tuyệt đối (1,5 đ) Câu 2: 4 đ 1.Những tư tưởng chính của Thuyết Trọng thương (Mercantilism): 2 đ -Quan niệm tiền tích luỹ được (vàng) là tiêu chuẩn đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia và cá nhân. -Hoạt động ngoại thương xét về bản chất là trao đổi hàng hoá không ngang giá. Trong thương mại quốc tế thì dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc kia. -Một quốc gia nếu gia tăng XK, thu hẹp NK (xuất siêu) thì sẽ thu được nhiều vàng về làm giàu cho quốc gia. Nguồn gốc lợi nhuận thu được từ ngoại thương là do trao đổi không ngang giá với nước ngoài -Đề cao vai trò điều tiết ngoại thương của nhà nước thông qua các biện pháp thuế quan, hạn ngạch và các đòn bẩy kinh tế khác để khuyến khích XK, hạn chế NK. *Những ưu điểm: -Đây là học thuyết đầu tiên đề cao vai trò của thương mại quốc tế -Đây là học thuyết kinh tế khá hoàn chỉnh và được luận chứng chặt chẽ, hệ thống. -Đề cao vai trò của nhà nước trong điều tiết ngoại thương nói riêng và hoạt động kinh tế nói chung * Những hạn chế -Nhiều luận điểm không chính xác, và khá phiến diện: -Học thuyết chỉ giải thích các hiện tượng bề ngoài của TMQT mà chưa phân tích các quan hệ bên trong của quá trình TSXXH. -Chưa giải thích được cơ cấu hàng hoá trong TMQT được xác định như thế nào, chưa thấy được hiệu quả và lợi ích từ quá trình CMH sản xuất và trao đổi 2.Học thuyết về Lợi thế tuyệt đối (Absolute Advatage): 2đ *. Những tư tưởng chính -Sự giàu có của một quốc gia chủ yếu là do số lượng giá trị hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra.
  3. -Ngoại thương muốn bền vững phải mang tính chất bình đẳng (trao đổi ngang giá) và mang lại lợi ích cho cả 2 bên -Một nước sẽ có lợi nếu tập trung CMH SX những SP mà mình có lợi thế tuyệt đối (gồm lợi thế tự nhiên và lợi thế do tay nghề) và trao đổi lấy những sản phẩm khác mà nước ngoài sản xuất có lợi thế tuyệt đối - điều đó sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho cả 2 nước -Về vai trò của nhà nước: Nên hạn chế can thiệp vào kinh tế, chỉ tập trung can thiệp vào các lĩnh vực an ninh, quốc phòng * Ưu điểm: -Thuyết lợi thế tuyệt đối là bước tiến bộ vượt bậc so với thuyết trọng thương, giải thích bản chất kinh tế và lợi ích của TMQT, giải thích sự phát triển của TMQT 2 chiều giữa các nước thời kỳ đầu CNH ở Châu Âu -Được ứng dụng mạnh trong chính sách kinh tế của các nước để phát triển TMQT -Khuyến khích tự do thương mại và tự do định giá trao đổi, có tác động lành mạnh hoá quan hệ thương mại trên thế giới * Hạn chế -Chỉ giải thích thương mại giữa các nước đều có lợi thế tuyệt đối (giưã các nước phát triển) mà không giải thích được quan hệ thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển. -Chưa tính toán hết các yếu tố về vận tải, văn hoá, sở thích Câu 3: 4 đ *Trường hợp giữa Việt nam và Thailand chưa có ngoại thương: Các chỉ số Việt Nam Thái Lan Tổng cộng Tổng số tài nguyên (đơn vị) 50 50 100 Số đ/v TN để SX 1 tấn gạo 2,5 1 Số đ/v TN để SX 1 tấn thịt 10 5 P/A chưa có ngoại thương - Gạo 25:2,5=10 25:1=25 35 - Thịt 25:10=2,5 25:5=5 7,5 Bảng trên cho thấy: Khi 2 nước VN và Thailand chưa có quan hệ trao đổi thì: ở VN: Số gạo SX được là: 10 tấn; số thịt SX được là 2,5 tấn ở Thailand: Số gạo SX được là 25 tấn; số thịt SX được là 5 tấn *Khi 2 nước có TMQT: Theo lý thuyết về lợi thế tuyệt đối, thì giữa Việt nam và Thái lan không thể có TMQT ở cả 2 mặt hàng gạo và thịt và chỉ có gạo và thịt bán từ Thailand sang Việt nam, chứ không thể có chiều ngược lại. Tuy nhiên, theo thuyết về lợi thế tương đối, thì TMQT giữa Việt nam và Thái Lan vẫn sẽ diễn ra: Ta thấy ở Việt Nam SX 1 tấn gạo tương đương với việc từ bỏ SX 0,25 tấn thịt hay việc SX 1 tấn thị tương đương SX 4 tấn gạo. Tương tự., ở Thái Lan, để SX 1 tấn gạo phải hy sinh SX 0,2 tấn thịt hay để SX 1 tấn thịt phải từ bỏ SX 5 tấn gạo. Như vậy CP cơ hội của việc SX thịt ở Việt Nam thấp hơn so với Thailand. Nếu VN CMH sản xuất thịt và Thailand CMH SX gạo và sau đó trao đổi cho nhau thì cả 2 nước đều có lợi. Khi đó: VN CMH SX thịt và SX được 5 tấn thịt
  4. Thailand giả sử dành 12,5 đ/v tài nguyên để SX thịt được 2,5 tấn thịt, còn lại 37,5 đ/v tài nguyên để sx gạo và được 37,5 tấn gạo. Phương án như sau: Các chỉ số Việt Nam Thái Lan Tổng cộng SX CMH - Gạo (tấn) 0 37,5 37,5 - Thịt (tấn) 5 2,5 7,5 Phương án tiêu dùng: Đổi 11 tấn gạo của Thái Lan lấy 2,5 tấn thịt của Việt nam) 11 26,5 37,5 - Gạo 2,5 5 7,5 - Thịt Lợi ích của thương mại - Gạo 1 1,5 2,5 - Thịt 0 0 0 Kết quả ta thấy cả 2 nước VN và TL đều có lợi sau khi CMH và trao đổi hàng hoá. Lợi ích trong trao đổi: Của VN: 1 tấn gao Của Thailand: 1,5 tấn thịt
  5. bộ giáo dục và đào tạo cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam trờng đại học dân lập đông đô Độc lập - Tự do - Hạnh phúc đề thi tốt nghiệp năm 2004 Hệ đào tạo: Đại học Chuyên ngành: Quan hệ đối ngoại Khoa: Quan hệ quốc tế Môn thi ( chuyên ngành): Quan hệ kinh tế quốc tế Thời gian làm bài: 150 phút Đề thi số 2 Anh (chị) hãy trình bày: - Cơ cấu tổ chức của WTO - Vấn đề thông qua các quyết định của WTO - Vấn đề giải quyết tranh chấp của WTO - Những lợi ích và nghĩa vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO Ghi chú: - Không đợc phép sử dụng tài liệu - Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm
  6. Đáp án : Đề số 2 Trình bày cơ cấu tổ chức của WTO: 2 đ Vấn đề thông qua các quyết định của WTO : 2 đ Vấn đề giải quyết tranh chấp của WTO: 4đ - Việc giải quyết tranh chấp - Về khả năng kháng nghị và thực thi phán quyết tranh chấp Lợi ích và nghĩa vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO : 2đ