Quản lý vốn ngân hàng

pdf 25 trang nguyendu 9430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý vốn ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_ly_von_ngan_hang.pdf

Nội dung text: Quản lý vốn ngân hàng

  1. QUẢN LÝ VỐN NGÂN HÀNG Long Pham, Assistant Professor, College of Business, Minot State University, Minot, USA 1. Giới thiệu Ngân hàng thương mại đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi thông vốn tới các ngành nghề sử dụng hiệu quả nhất của nền kinh tế. Thuật ngữ sử dụng hiệu quả nhất tương đồng với thuật ngữ lợi tức kinh tế cao nhất. Có thể nói rằng vốn là hàng hóa khan hiếm, do đó ngân hàng phải đảm bảo rằng nó được sử dụng một cách hiệu quả. Nói cách khác, ngân hàng chịu trách nhiệm phân bổ vốn tới địa chỉ sử dụng mang lại lợi tức cao nhất và dẫn vốn ra khỏi lĩnh vực sử dụng kém hiệu quả. Việc sử dụng các chuẩn mục quy định trong Hiệp ước Basel để xác định mức độ đảm bảo vốn tối thiểu của ngân hàng có tác động mạnh đến cách thức quản lý vốn của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của các lý thuyết quản lý vốn, lãnh đạo ngân hàng ngày càng thấy được tầm quan trọng của chức năng vốn ngân hàng và các vấn đề liên quan tới việc phân bổ vốn. Những tiến bộ trong công nghệ ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai những lý thuyết mới vào thực tiễn ngân hàng. Mặc dù vậy, vẫn còn những hạn chế về mặt lý luận và thực tiễn trong việc quản lý vốn ngân hàng. Thực tế mà lãnh đạo ngân hàng luôn phải đối mặt đó là ngân hàng cần bao nhiêu vốn, phân bổ vốn như thế nào giữa các lĩnh vực kinh doanh của nền kinh tế và mức lợi tức có thể chấp nhận của vốn phân bổ là bao nhiêu? Chương này sẽ đề cập tới những vấn đề cơ bản trong quản lý vốn ngân hàng. 1
  2. 2. Vai trò của vốn ngân hàng Để có một bức tranhh tổng thể về quản lý vốn ngân hàng, trước hết chúng ta cần hiểu được các chức năng của vốn ngân hàng: * Chức năng tài trợ. Vốn ngân hàng có thể được xem là nguồn “miễn phí” theo nghĩa ngân hàng không phải trả lãi suất cho nguồn này. Tuy nhiên, nó không phải là miễn phí theo cách các cổ đông của ngân hàng yêu cầu lợi tức đối với vốn của họ và thông thường lợi tức này chính là chi phí vốn chủ sở hữu của ngân hàng (COE). Chính vì vậy, trong quá trình phân bổ vốn cho các bộ phận kinh doanh của ngân hàng, vấn đề cơ bản là phải kiếm được lợi tức ít nhất bằng chi phí vốn chủ sở hữu. * Vốn ngân hàng đóng vai trò hấp thụ rủi ro. Chức năng này có thể hiểu theo nghĩa cơ bản nhất như sau. Vốn ngân hàng luôn là tấm đệm để hấp thụ những tổn thất có thế phát sinh trước khi ngân hàng mất khả năng thanh toán. Vốn hấp thụ rủi ro được xác định trong một khoản thời gian và mức độ tin cậy cụ thể. Vốn hấp thụ rủi ro được xác định bởi lãnh đạo ngân hàng có thể nhiều hơn hoặc thấp hơn mức độ thực tế của ngân hàng. * Chức năng vốn kinh tế của ngân hàng. Vốn kinh tế của ngân hàng được biểu hiện thông qua đầu tư của các cổ đông của ngân hàng (cổ phiếu thường, thặng dư vốn và thu nhập giữ lại). Theo cách hiểu này thì vốn kinh tế bằng với vốn hấp thụ rủi ro thực tế cộng với tài sản vô hình chưa khấu hao (bắt nguồn từ các vụ thôn tính/hợp nhất trong quá khứ). Chúng ta sẽ đề cập đến ở phần sau rằng vốn hấp thụ rủi ro là bộ phận cấu thành chính của vốn pháp định. * Vốn pháp định. Một trong những mục tiêu cơ bản của các cơ quan điều tiết ngân hàng là bảo vệ những người gửi tiền trước nguy cơ đổ vỡ của hệ thống ngân hàng. Có nhiều cách thức để đạt được mục tiêu này. Một trong những cách thức cơ bản mà các cơ quan quản lý ngân hàng thực 2
  3. hiện là yêu cầu mức vốn tối thiểu mà ngân hàng phải nắm giữ. Mức tối thiểu có thể khác nhau giữa các quốc gia do vận dụng những chuẩn mực khác nhau. Mức độ vốn phân bổ cho một bộ phận kinh doanh (có thể là một chi nhánh) có tác động trực tiếp đối với khả năng đáp ứng mục tiêu lợi tức thiết lập bởi lãnh đạo ngân hàng. Phân bổ vốn quá mức cho một bộ phận kinh doanh có thể làm hủy hoại giá trị của các cổ đông. Chúng ta sẽ xem xét lần lượt bốn chức năng trên và những vấn đề nảy sinh trong phân bổ vốn. 2.1. Vốn ngân hàng với tư cách là một nguồn tài trợ Bộ phận vốn chủ sở hữu trong vốn ngân hàng cung cấp một nguồn tài trợ miễn phí theo nghĩa ngân hàng không phải trả chi phí lãi suất. Tuy nhiên, các cổ đông ngân hàng yêu cầu lợi tức đối với khoản đầu tư của họ và theo nghĩa này thì vốn ngân hàng không hề miễn phí, trái lại nó là nguồn vốn đắt nhất của ngân hàng. Lợi tức yêu cầu của các cổ đông được gọi là chi phí vốn chủ sở hữu của ngân hàng (COE). Việc không tính tới chi phí vốn chủ sở hữu có thể làm méo mó kết quả đánh giá khả năng sinh lợi trong một giao dịch, hay một bộ phận kinh doanh của ngân hàng. Ví dụ đơn giản dưới đây minh họa cách thức nhìn nhận chi phí vốn chủ sở hữu khác nhau ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi như thế nào. Một ngân hàng đang xem xét thực hiện một khoản cho vay trị giá 10 triệu đvtt đối với một công ty có định mức tín nhiệm AAA. Nếu cho vay thì lãi suất năm là 9,5%. Ngân hàng phải huy động vốn lãi suất 8,5% để tài trợ cho khoản cho vay này. Vốn chủ sở hữu bằng 4% giá trị cho vay được trích riêng (tương đương với đòi hỏi vốn cấp 1 tối thiểu 4% được quy định trong Basel). Chi phí vốn chủ sở hữu trước thuế là 24%. Có hai cách tiếp cận để đánh giá giao dịch này: 3
  4. * Thiết lập mức lợi tức mục tiêu. Theo cách này, vốn ngân hàng không có chi phí, nhưng ngân hàng thiết lập lợi tức mục tiêu. Nếu lợi tức mục tiêu là COE và ngân hàng kiếm được lợi tức thực tế cao hơn mức này thì đồng nghĩa với việc tạo ra giá trị kinh tế. Một số nhà phân tích ngân hàng ủng hộ cách tiếp cận này vì nó đơn giản trong việc truyền đạt mục tiêu lợi tức ở cấp độ các bộ phận kinh doanh và ở cấp độ tổng thể của ngân hàng. Hơn nữa, với cách tiếp cận này, không cần phải đề cập tới con số lợi tức tuyệt đối. * Đưa chi phí vốn ngân hàng vào công thức xác định thu nhập. Với cách tiếp cận này, việc tính lợi nhuận của ngân hàng trực tiếp tính tới yếu tố chi phí vốn chủ sở hữu. Nếu ngân hàng thu được lợi nhuận tuyệt đối dương, nó sẽ tạo ra giá trị kinh tế. Lợi thế của cách tiếp cận này là xem xét trực diện chi phí vốn ngân hàng và lợi thế thứ hai là lợi tức của ngân hàng được biểu hiện thông qua con số tuyệt đối. Bảng dưới đây chỉ ra kết quả của mỗi phương pháp tiếp cận trên. Với cách tiếp cận thứ nhất, lợi nhuận thu được xấp xỉ là 82000 đvtt và lợi tức vốn phân bổ là 20,5%. Với cách tiếp cận thứ hai, lỗ kinh tế xấp xỉ là 14000 đvtt. Lãnh đạo ngân hàng sử dụng cách tiếp cận thứ nhất có thể lập luận rằng giao dịch này là sinh lợi (thu được lợi nhuận kế toán). Tuy nhiên, sự thực đó là lợi nhuận kế toán không bù đắp được chi phí vốn ngân hàng và xét về mặt bản chất, ngân hàng thu được lợi nhuận kinh tế âm. Bảng 1. Hai phương pháp tiếp cận và tác động đối với ROE (đơn vị: 1000 đvtt) Thiết lập mức lợi tức mục Đưa COE vào công thức xác tiêu định thu nhập Giá trị gốc cho vay 10000 10000 Nguồn huy động trả lãi suất 9600 9600 Vốn chủ sở hữu được phân bổ 400 400 4
  5. (4% gốc cho vay) Lợi nhuận hoạt động Thu nhập lãi suất (@ 9,5%) 950 950 Chi phí lãi suất (@ 8,5%) (768) (768) COE trước thuế (@ 24%) (96) Chi phí hoạt động (100) (100) Lợi nhuận hoạt động 82 (14) Lợi tức trên vốn chủ sở hữu 20,5% -3,5% phân bổ 2.2. Vốn hấp thụ rủi ro Khái niệm vốn hấp thụ rủi ro dường như trực tiếp truyền tải được nội dung của nó. Nó được dựa trên khái niệm VaR (giá trị ở mức độ rủi ro). Cụ thể, vốn hấp thụ rủi ro liên quan tới những khái niệm sau: Bảng 2. Khái niệm vốn hấp thụ rủi ro thực tế và yêu cầu Vốn hấp thụ rủi ro thực tế = Mức vốn sẵn có để hấp thụ những khoản lỗ bắt nguồn từ việc giảm giá trị thị trường tài sản, hay tăng giá thị trường của các khoản nợ, hay tổn thất từ các hợp đồng phái sinh. Vốn hấp thụ rủi ro yêu cầu = Mức vốn mà lãnh đạo ngân hàng xác định cần thiết để hấp thụ những khoản lỗ bắt nguồn từ việc giảm giá trị thị trường tài sản, hay tăng giá thị trường của các khoản nợ, hay tổn thất từ 5
  6. các hợp đồng phái sinh trong một khoản thời gian và mức độ tin cậy xác định. Vốn hấp thụ rủi ro thực tế - Vốn hấp thụ rủi ro = Thặng dư (thiếu hụt) vốn hấp thụ rủi ro yêu cầu Theo cách hiểu đơn giản, vốn hấp thụ rủi ro được xem là vốn thiết lập riêng để đảm bảo rằng ngân hàng có thể bù đắp những tổn thất phát sinh mà không bị mất khả năng thanh toán. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải trả lời hai câu hỏi quan trọng đó là khoảng thời gian và mức tin cậy nào được sử dụng để xác định mức độ vốn hấp thụ rủi ro hợp lý. Tuy nhiên, lãnh đạo cao cấp của ngân hàng sẽ có những đánh giá cần thiết về thời gian và mức độ bất ổn để xác định vốn hấp thụ rủi ro. Vấn đề quan trọng là xác định được giá trị VAR. Thông thường giá trị này dựa trên phân tích của các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Giả sử nếu chúng ta phân tích tổn thất tín dụng và sau đó là tiến hành phân bổ (lập dự phòng) cho những tổn thất này, thì giá trị tổn thất phải được xác định trên cơ sở giá trị hiện tại trong khoảng thời gian đúng bằng với kỳ hạn cho vay của ngân hàng. Tuy nhiên, vốn hấp thụ rủi ro còn phải được dựa trên độ lệch chuẩn của những tổn thất (độ lệch chuẩn của xác xuất mất khả năng thanh toán nhân với tổn thất trong trường hợp mất khả năng thanh toán) và mức độ tin cậy được xác định bởi lãnh đạo ngân hàng. Về mặt thực tế, vấn đề này bị phức tạp hóa bởi danh giới không rõ ràng giữa quỹ lập dự phòng và vốn hấp thụ rủi ro. Danh giới này chịu ảnh hưởng bởi các chuẩn mực kế toán, quy định của các cơ quan quản lý ngân hàng, và quan điểm của lãnh đạo ngân hàng ở các nước khác nhau. 6
  7. Hình 1. Tổn thất tín dụng kỳ vọng và không kỳ vọng trong việc xác định quỹ dự phòng tổn thất tín dụng và vốn hấp thụ rủi ro Tổn thất kỳ vọng PD × LIED Quỹ dự phòng Danh giới có sự (EL) khác biệt, phụ thuộc vào các chuẩn mực kế Vốn hấp thụ rủi toán, cơ quan Tổn thất không ro σ(PD, LIED) quản lý ngân kỳ vọng (UL) hàng, và quan điểm lãnh đạo Mức độ tin cậy, ngân hàng kỳ hạn 2.3. Vốn kinh tế Chúng ta đã tìm hiểu khái niệm giá trị kinh tế của ngân hàng. Giá trị này được xác định bằng chênh lệch giữa giá thị trường của tài sản và giá thị trường của nợ. Vốn kinh tế có thể được xem là vốn mà các cổ đông của ngân hàng cung cấp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bao gồm cả các dòng vốn trực tiếp (vốn huy động ban đầu) cộng với thu nhập giữ lại. Chúng ta cũng cần phải làm rõ khác biệt giữa giá trị kinh tế và vốn kinh tế. Trong khi vốn hấp thụ rủi ro được xác định là vốn sẵn có để hấp thụ rủi ro thì vốn kinh tế được xác định qua công thức sau đây: Vốn kinh tế = Vốn hấp thụ rủi ro – Tài sản vô hình chưa trích khấu hao 7
  8. Khái niệm này có vẻ tương đồng với khái niệm tài sản vô hình ròng và bằng với giá trị kinh tế nếu tổng tài sản và nợ được gắn với giá thị trường và giả định rằng tài sản vô hình có giá trị bằng không. Bảng 3. Vốn kinh tế, vốn hấp thụ rủi ro và vốn pháp định Vốn kinh tế = Vốn được đầu tư bởi các cổ đông = Vốn hấp thụ rủi ro thực tế + Tài sản vô hình chưa khấu hao Vốn kinh tế yêu cầu = Vốn hấp thụ rủi ro yêu cầu + Tài sản vô hình chưa tính khấu hao Vốn pháp định thực tế cấp 1 = Vốn hấp thụ rủi ro thực tế + Vốn chủ sở hữu lưỡng cực Hình dưới đây tổng kết vai trò chính mà vốn ngân hàng thực hiện Hình 2. Vai trò của vốn ngân hàng Vốn pháp định Vốn kinh tế/hấp thụ rủi ro Nguồn tài trợ * Mục tiêu chính của vốn pháp * Mối quan tâm chính là lợi * Không có chi phí trực diện định là để bảo vệ người gửi ích của các cổ đông đối với vốn chủ sở hữu của tiền trước những tổn thất có * Mức độ vốn mà lãnh đạo ngân hàng thể có từ ngân hàng ngân hàng tin tưởng phải được * Một số nguốn vốn của ngân * Mục tiêu tiếp theo là tạo ra duy trì để phản ánh rủi ro kinh hàng (Vốn chủ sở hữu lưỡng một sân chơi bình đẳng cho tế từ các giao dịch (những cực và nợ dài hạn) có chi phí 8
  9. các ngân hàng khoản lỗ không kỳ vọng) trực diện. * Nền tảng để tính các chỉ tiêu * Giá trị có thể thấp hơn hoặc * Chi phí vốn chủ sở hữu đảm bảo vốn yêu cầu tối thiểu cao hơn vốn pháp định cho không trực diện dựa trên lợi * Có sự khác biệt về mặt thực những giao dịch cụ thể tức yêu cầu của cổ đông hiện giữa các quốc gia khác * Ở mức độ tổng thể phải (COE). nhau được duy trì ít nhất bằng CAR * Phương pháp phân bổ vốn * Các quốc gia có thể tiến của vốn pháp định có tác động đến việc xác định hành đàm phán để có một * lượng vốn cấn phải được khả năng sinh lợi của những khuôn khổ thống nhất trong phân bổ để xác định khả năng giao dịch cụ thể tương lai sinh lợi của những giao dịch cụ thể 3. Phân bổ vốn Mặc dù không có một phương pháp chuẩn hóa nào được sử dụng để phân bổ vốn hấp thụ rủi ro, tuy nhiên các ngân hàng thành công rất có thể là những ngân hàng thực hiện tốt việc phân bổ này. Chúng ta cũng đã xem xét những khác biệt chính giữa vốn pháp định, vốn kinh tế và vốn hấp thụ rủi ro. Một số ngân hàng (có thể là phần lớn) phân bổ vốn pháp định theo yêu cầu, có thể bổ sung một tấm đệm an toàn nào đó. Điều này có thể dẫn đến những méo mó trong phân bổ vốn cũng như đánh giá khả năng sinh lợi của những giao dịch. Dưới đây là ví dụ minh họa cho quan điểm trên: Bảng 4. Tác động của phương pháp phân bổ vốn (đơn vị: 1000 đvtt) Vốn pháp định được phân bổ Vốn hấp thụ rủi ro được phân (4% giá trị cho vay) bổ (2% giá trị cho vay) 9
  10. Gốc cho vay 10000 10000 Nguồn tài trợ phải trả lãi suất 9600 9800 Vốn chủ sở hữu được phân bổ 400 200 Lợi nhuận hoạt động Thu nhập lãi suất (@ 9,5%) 950 950 Chi phí nguồn tài trợ (@ (768) (784) 8,5%) Chi phí vốn chủ sở hữu trước (96) (48) thuế (@ 24%) Chi phí hoạt động (100) (100) Giá trị gia tăng: Lợi nhuận (14) 18 hoạt động trước thuế Giá trị gia tăng: biểu diễn -3,5% 9,0% qua con số phần trăm Ở mức độ phân bổ vốn hấp thụ rủi ro này, giá trị gia tăng đã được tạo ra. Có nghĩa rằng khoản cho vay mang lại lợi nhuận nếu vốn chủ sở hữu được xem là không có chi phí và không mang lại lợi nhuận nếu mức vốn pháp định tối thiếu được phân bổ (có tính tới chi phí vốn chủ sở hữu). 4. Phép đo lợi tức Vấn đề làm thế nào để đo lường và đánh giá khả năng sinh lợi (kết quả tài chính) không có sự thống nhất giữa các ngân hàng. Chính bởi lý do này, chúng ta sẽ chỉ đưa ra những vấn đề trọng tâm. Nhiều khái niệm được sử dụng trong các kỹ thuật định giá áp dụng đối với các công ty phi tài chính như chi phí bình quân gia quyền vốn (WACC) và dòng tiền rất khó áp dụng trong ngữ 10
  11. cảnh của ngân hàng. Một số nỗ lực để định nghĩa WACC cho các ngân hàng bằng việc sử dụng nợ được phép tính là vốn pháp định, tuy nhiên điều này là không phổ biến. Một số phép đo lợi tức ngân hàng có thể sử dụng cùng với các công ty phi tài chính bao gồm lợi tức vốn chủ sở hữu và chi phí vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, có sự đồng thuận chung rằng lợi tức phải tính tới rủi ro của các giao dịch. Chính vì vậy, một chỉ tiêu thường được sử dụng nữa đó là lợi tức vốn điều chỉnh theo rủi ro (RAROC). Công thức xác định RAROC được cho dưới đây: RAROC = (Thu nhập – Chi phí)/Vốn hấp thụ rủi ro Chi phí bao gồm các khoản lỗ kỳ vọng, chẳng hạn lỗ từ hoạt động cho vay. 5. Vốn pháp định thặng dư Các cơ quan quản lý ngân hàng giám sát sự tuân thủ những đòi hỏi đủ vốn ở cấp độ tổng thể và không giám sát trực diện việc ngân hàng phân bổ vốn cụ thể của mình thế nào. Phương pháp phân bổ vốn (dựa trên vốn hấp thụ rủi ro) sẽ tạo ra hoặc là thặng dư vốn hấp thụ rủi ro hoặc là thiếu hụt. Thặng dự (thiếu hụt) vốn hấp thụ rủi ro = Vốn pháp định cấp 1 yêu cầu – Vốn sở hữu lưỡng cực - ∑(Phân bổ vốn hấp thụ rủi ro) Công thức trên được xây dựng dựa trên các phương trình và đồng nhất thức sau (ngân hàng phải duy trì nhiều vốn hơn mức đòi hỏi pháp định tối thiểu): Bảng 5. Mối quan hệ giữa các phương trình và đồng nhất thức ∑(Phân bổ vốn hấp thụ rủi ro) = Vốn hấp thụ rủi ro yêu cầu ở cấp độ tổng thể Vốn hấp thụ rủi ro thực tế = Vốn hấp thụ rủi ro yêu cầu +(-) Thặng dư (thiếu hụt) vốn hấp thụ rủi ro Vốn hấp thụ rủi ro thực tế + Vốn chủ sở hữu lưỡng cực > Vốn pháp định cấp 1 yêu cầu 11
  12. Vốn cấp 1 thực tế = Vốn cấp 1 yêu cầu +(-) Thặng dư (thiếu hụt) vốn pháp định Một ngân hàng phải nhận biết được vị thế của mình là thặng dư vốn hấp thụ rủi ro hay thiếu hụt. Các bộ phận kinh doanh trong ví dụ dưới đây của ngân hàng đang đạt được mức lợi tức sau thuế 31%, vượt trên mức COE có giá trị 24%. Sau khi tính đến vốn pháp định thặng dư không phân bổ, lợi tức giảm xuống còn 24,8% ở mức độ tổng thể, cao hơn một chút so với COE của ngân hàng. Bảng 6. Tác động của vốn pháp định thặng dư và vốn pháp định yêu cầu lên COE Lợi nhuận hoạt động trước thuế của các bộ 550 triệu đvtt phận kinh doanh Vốn hấp thụ rủi ro phân bổ cho các bộ phận 2000 triệu đvtt hoạt động Lợi tức vốn chủ sở hữu hấp thụ rủi ro trước 31,0% thuế ở cấp độ bộ phận Vốn chủ sở hữu pháp định yêu cầu ở cấp độ 2500 triệu đvtt tổng thể Lợi tức vốn chủ sở hữu trước thuế ở cấp độ 24,8% tổng thể Có sự khác biệt lớn về lợi tức giữa các bộ phận kinh doanh được thể hiện qua Bảng 7 dưới đây. Cả ba bộ phận kinh doanh đều đạt được mức lợi tức cao hơn chi phí vốn chủ sở hữu. Bộ phận S có mức lợi tức cao hơn 50% so với COE, bộ phận R đạt mức coi như bằng COE. Bây giờ chúng ta sẽ chỉ ra các chính sách phân bổ vốn tác động thế nào đến khả năng sinh lợi của từng bộ phận 12
  13. nói riêng và ngân hàng nói chung. Vốn thặng dư nắm giữ ở hội sở chính hiện không phải chịu chi phí, trong khi đó các bộ phận kinh doanh lại đáp ứng được mục tiêu. Một giải pháp là phân bổ vốn thặng dư này cho các bộ phận theo một tỷ lệ cân nhắc trước bằng việc sử dụng mức độ hiện tại của đòi hỏi vốn hấp thụ rủi ro. Bảng 7. Mức sinh lợi của các bộ phận và của ngân hàng (đơnvị: triệu đvtt) Thu nhập của bộ Vốn hấp thụ rủi ro Lợi tức vốn phận phân bổ Vốn hấp thụ rủi ro 2000 phân bổ Bộ phận R 150 620 24,2% Bộ phận O 150 500 30,0% Bộ phận S 320 880 36,4% Lợi nhuận hoạt động 620 31,0% trước thuế của ngân hàng Sau khi điều chỉnh phân bổ vốn thặng dư, tác động đến các bộ phận là khác nhau. Bộ phận R dường như không đáp ứng mức lợi tức tối thiểu bằng COE. Lợi tức ở cấp độ tổng thể là không đổi. Bảng 8. Tác động của điều chỉnh phân bổ vốn (đơn vị: triệu đvtt) Thu nhập Vốn hấp thụ Vốn thặng dư Tổng vốn Lợi tức vốn rủi ro phân bổ phân bổ phân bổ Bộ phận R 150 620 155 775 19,4% 13
  14. Bộ phận O 150 500 125 625 24,0% Bộ phận S 320 880 220 1100 29,1% Cấp độ tổng 620 500 2500 24,8% thể Có lẽ sau khi điều chỉnh, lãnh đạo ngân hàng dường như sẽ muốn đóng cửa bộ phận R vì nó đang hủy hoại giá trị của các cổ đông. Khi vốn của bộ phận R được phân phối lại cho hai bộ phận còn lại, liệu lợi tức có được cải thiện hơn không. Bảng 9 dưới đây minh họa tình huống này: Bảng 9. Tác động tiếp theo sau khi đóng cửa bộ phận R (đơn vị: triệu đvtt) Thu nhập Vốn sau Vốn phân Vốn tái Tổng vốn Lợi tức trước khi khi đóng bổ trước phân bổ phân bổ vốn đóng cửa cửa bộ khi đóng cho bộ bộ phận R phận R cửa bộ phận O và phận R S Bộ phận R 150 775 Bộ phận O 150 150 625 281 906 16,6% Bộ phận S 320 320 1100 494 1594 20,1% Mức độ 620 470 2500 775 2500 18,8% tổng thể Mọi thứ có lẽ trở nên tồi tệ hơn, ở cấp độ tổng thể lợi tức vốn chủ sở hữu đã thấp hơn COE. Hai bộ phận O và S trở nên hoạt động không tốt và câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có đóng cửa hai bộ phận này và hoàn trả vốn cho các cổ đông hay không? Điều kỳ lạ đó là trước khi có những thay đổi trong chính sách phân bổ vốn, ngân hàng dường như có kết quả rất tốt. Mặc dù ví dụ trên có 14
  15. tính phóng đại, tuy nhiên, rõ ràng chính sách phân bổ vốn không tác động trực tiếp tới dòng tiền, nhưng lại có tác động mạnh mẽ tới việc các nhà quản lý đo lường kết quả và đánh giá khả năng sinh lợi như thế nào. 6. Phân bổ vốn và đa dạng hóa Chúng ta đã lập luận rằng những khoản lỗ kỳ vọng nên được xem là một bộ phận cấu thành của chi phí kinh doanh và rằng vốn hấp thụ rủi ro phải được xác định bởi mức độ của các khoản lỗ không kỳ vọng dựa trên kỳ hạn và độ tin cậy cụ thể. Những giao dịch hay các bộ phận kinh doanh có khả năng sinh lời nhất (theo lợi tức vốn) là những giao dịch hay bộ phận tối đa hóa phương trình tổng quát sau đây: ợ ứ ố ℎấ ℎụ ủ ℎ ℎậ ỳ ọ − ỗ ỳ ọ ℎ ℎậ ỳ ọ − ỗ ỳ ọ = × ỗ ℎô ỳ ọ (ỗ ỳ ọ) Vấn đề đầu tiên nảy sinh ở đây đó là làm thế nào để áp dụng khái niệm lợi ích từ đa dạng hóa cho mục đích phân bổ vốn. Về nguyên tắc, chúng ta có thể ước tính tác động của việc bổ sung một khoản mục vào danh mục cho vay hiện tại. Phương sai của các khoản lỗ kỳ vọng của danh 2 mục đầu tiên là σ p0 và sau khi bổ sung khoản mục cho vay mới, phương sai của danh mục mới là: = + + 2, Tính hiệu độ lệch chuẩn, chúng ta có kết quả sau: / − = + + 2, − = 1 + + 2, − 15
  16. Do <= 1 và vì thế xấp xỉ không, nên có thể bỏ qua . Bằng việc sử dụng khai triển nhị thức bậc 1, chúng ta có kết quả ước lượng như sau: − = ,× Công thức này có thể được sử dụng để xác định lượng vốn cần phân bổ cho một giao dịch hay bộ phận kinh doanh, phụ thuộc vào kỳ hạn và mức độ tin cậy. Có hai cách tiếp cận chính đối với tác động của lợi ích đa dạng hóa: * Phân bổ ở mức độ dao dịch. Lợi ích đa dạng hóa xét trên phương diện phân bổ vốn thấp có thể được phân bổ dựa trên nền tảng gia tăng vào thời điểm định giá. Giả định không có thay đổi trong các khoản lỗ kỳ vọng, cán bộ tín dụng có thể đưa ra một định giá tốt hơn so với việc khi khoản cho vay được định giá biệt lập mà vẫn đạt được cùng mức lợi tức điều chỉnh theo rủi ro. Cũng có những vấn đề với cách tiếp cận này. Định giá luôn biến động phụ thuộc vào tác động đa dạng hóa đến mức độ nào và mức độ tương quan giữa các khoản lỗ kỳ vọng của khoản mục và lỗ kỳ vọng của danh mục. Cũng có những lý do không tốt tại sao cán bộ tín dụng nên được hưởng lợi ích từ một tác động bên ngoài tầm kiểm soát của anh ta. * Phân bổ theo đơn vị kinh doanh. Nếu tác động đa dạng hóa không được xem xét ở cấp độ từng khoản mục thì tổng vốn hấp thụ rủi ro phân bổ cho mỗi khoản mục sẽ lớn hơn vốn hấp thụ rủi ro được xác định ở mức độ đơn vị kinh doanh. Một giải pháp có thể đó là bổ sung thêm các khoản mục cho đến khi vốn thặng dư do tác động đa dạng hóa được sử dụng hết. Trong những điều kiện như thế này, một đơn vị kinh doanh có thể có lợi tức cao hơn đối với vốn hấp thụ rủi ro của mình so với bất kỳ một khoản mục đơn lẻ nào. Nếu đơn vị kinh doanh không quan tâm tới các khoản mục bổ sung này, nó sẽ có thặng dư vốn hấp thụ rủi ro. Vấn đề thứ hai đó là vấn đề thời gian. Những phân tích trên xem xét lợi tức qua một khoảng thời gian xác định và thu nhập được xác định dưới giác độ kế toán, tuy nhiên định giá phải được dựa 16
  17. trên cơ sở dòng tiền để xác định NPV cho toàn bộ kỳ hạn của khoản mục. Thu nhập kỳ vọng, các khoản lỗ kỳ vọng và vốn hấp thụ rủi ro yêu cầu như được xác định ở trên sẽ biến đổi trong suốt kỳ hạn của khoản mục. 7. Mô hình Modegliani và Miller Trong các doanh nghiệp phi tài chính, phân tích cơ cấu vốn dựa trên mô hình Modegliani và Miller là rất phổ biến. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét trong ngữ cảnh định giá rủi ro và mô hình CAPM. Trong định đề hai của mô hình Modegliani và Miller, chúng ta có phương trình sau: = + × ( − ) ố ủ ở ữ ự á ự á ợ Lưu ý rằng hệ số Bê ta của danh mục chứng khoán được xác định bằng bình quân gia quyền của các hệ số Bê ta: ê ụ = Do đó, chúng ta có: ê = × + /( + ) × ê ự á + ợ ố ủ ở ữ Sắp xếp lại phương trình trên, chúng ta sẽ tính được Bê ta vốn chủ sở hữu (tỷ lệ thuận với đòn bẩy). Nói cách khác, tác động của đòn bẩy cao lên lợi tức kỳ vọng vốn chủ sở hữu hoàn toàn phù hợp với mức độ tăng lên của rủi ro. Áp dụng lý thuyết này vào các định chế tài chính thu hút sự quan tâm của các nhà phân tích. Tuy nhiên, khái niệm nợ của ngân hàng là khái niệm trừu tượng. Vai trò kinh tế của vốn ngân hàng là một tấm đệm để hấp thụ những khoản lỗ không kỳ vọng. Một số chuyên gia phân tích ngân hàng tính chi phí bình quân gia quyền vốn trên cơ sở sử dụng các công cụ nợ dài hạn (Trái phiếu, nợ thứ cấp) với tư cách là nợ. Đây là cách tiếp cận không phải là không có tính hợp lý, đặc biệt nếu nợ này được phép tính vào vốn pháp định. Có rất ít 17
  18. bằng chứng cho mối quan hệ tuyến tính giữa các hệ số Bê ta của ngân hàng và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, các chuẩn mực mới trong Basel càng làm phức tạp hóa vấn đề. 8. BASEL 8.1. BASEL I BASEL I là tên một hiệp ước quốc tế được ký kết vào năm 1988 để đặt ra những chuẩn mực vốn pháp định tối thiểu cho các ngân hàng thuộc các nước OECD và các nước không thuộc khối này có thể lựa chọn để áp dụng cho các ngân hàng của mình. BASEL I quan tâm chủ yếu tới vấn đề rủi ro tín dụng. BASEL I đã có một số điều chỉnh trong đó có điều chỉnh đáng kể về quản trị đối với rủi ro thị trường vào năm 1996. Sau đó BASEL I đã được nâng cấp thành BASEL II vào năm 2006 với những yêu cầu mới về vốn pháp định để đối phó với rủi ro tín dụng. Một trong những lý do cho sự ra đời của BASEL I bắt nguồn từ sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá cố định vào đầu những năm 1970s. Sự sụp đổ này dẫn đến những biến động mạnh về tỷ giá và lãi suất kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai. Song hành với động thái trên là những chuyển dịch hướng tới giảm điều tiết, tự do hóa và quốc tế hóa. Đã có quan ngại rằng các ngân hàng đã không nắm giữ đủ vốn để đối phó với những rủi ro tiềm ẩn trong môi trường tài chính ngày càng bất ổn. Những nội dung chính của BASEL I bao gồm: * Tài sản trọng số theo rủi ro. BASEL I đề cập tới khái niệm tài sản trọng số theo rủi ro. Đây là một nỗ lực để xây dựng một phép đo về rủi ro tín dụng của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Cụ thể tài sản được phân thành các nhóm và mỗi nhóm được gắn một trọng số rủi ro và khi áp dụng những trọng số này cho các tài sản của ngân hàng, người ta sẽ tính ra được một con số tổng hợp phản ánh tài sản theo trọng số rủi ro của ngân hàng. Tuy nhiên, lý do chọn các trọng số ở trên đã không được lý giải cụ thể. Về mặt thực tế, chúng ta có thể nhận thấy 18
  19. rằng có thể có hai ngân hàng với cùng tài sản, một ngân hàng có tỷ lệ trái phiếu chính phủ và các khoản cho vay mua nhà trả góp trong tương quan với các khoản cho vay dành cho công ty cao hơn sẽ có tổng tài sản trọng số rủi ro thấp hơn. Đây được xem là một nỗ lực nhằm phân loại ngân hàng dựa trên nền tảng rủi ro tín dụng và lượng hóa sự khác biệt này. * Những khoản mục tương đương tài sản được gắn trọng số theo rủi ro. Ngân hàng cũng có rủi ro tín dụng từ hợp đồng phái sinh và các khoản mục ngoại Bảng cân đối kế toán. BASEL I cố gắng chuyển đổi những khoản mục này sang khoản mục tương đương tài sản được gắn trọng số theo rủi ro. Tuy nhiên, cơ sở khoa học cho việc áp dụng các công thức chuyển đổi chưa được lý giải rõ ràng. * Rủi ro thị trường. Ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro thị trường xuất phát từ những giao dịch của mình (ví dụ các công cụ liên quan tới lãi suất, tỷ giá, v.v ). BASEL I cũng cố gắng chuyển đổi các khoản mục này sang khoản mục tương đương tài sản có gắn trọng số theo rủi ro. * Vốn ngân hàng. Khái niệm vốn ngân hàng đã được mở rộng vượt ra khỏi khuôn khổ khái niệm vốn chủ sở hữu đơn thuần để bao gồm rất nhiều dạng thức khác nhau về nợ dài hạn và công cụ lưỡng cực mà mức độ ưu tiên đứng sau toàn bộ các chủ nợ khác của ngân hàng. Vốn ngân hàng được chia thành hai nhóm chính là vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Vốn cấp 1 chủ yếu được cấu thành bởi vốn chủ sở hữu và vốn cấp 2 chủ yếu là nợ dài hạn. Nỗ lực trong việc mở rộng khái niệm vốn ngân hàng là để xây dựng một chuẩn mực trong việc lập dự phòng cho những tổn thất tín dụng. * Các chỉ tiêu đo mức độ đảm bảo vốn. Có ba chỉ tiêu đo mức độ đảm bảo vốn trong BASEL I. Chỉ tiêu đảm bảo vốn cấp 1 được xác định bằng cách lấy giá trị vốn cấp 1 chia cho tổng tài sản (bao gồm cả các khoản mục quy đổi tương đương) trọng số theo rủi ro. Chỉ tiêu đảm bảo vốn cấp hai được xác định theo cách tương tự. Chỉ tiêu đảm bảo vốn tổng hợp được xác định bằng cách tính tổng hai chỉ tiêu đảm bảo vốn ở trên. 19
  20. * Yêu cầu đảm bảo vốn tối thiểu. BASEL I thiết lập mức đảm bảo vốn tổi thiếu tổng thể là 8%. Ít nhất 50% giá trị tối thiểu này phải bắt nguồn từ vốn cấp 1. Cũng có một số quy chuẩn xác định những công cụ nợ nào trong vốn cấp hai được tính vào trong mức đảm bảo vốn tối thiểu tổng thể. Câu hỏi tại sao lại là 8%, không phải 6% hay 10% không được lý giải cụ thể trong BASEL I. * Việc thực thi. Toàn bộ các cơ quan quản lý ngân hàng của các nước thuộc khối OECD đã đồng ý thực hiện điều tiết trong khuôn khổ BASEL I, tức là phải làm sao để các ngân hàng thuộc điều tiết của mình phải đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu do BASEL I thiết lập. Rất nhiều nước không thuộc khối OECD cũng dựa trên những chuẩn mực của BASEL I, tuy nhiên việc áp dụng khác nhau rất nhiều do khác biệt về hành lang pháp lý và chuẩn mực kế toán. Một số ngoại lệ: BASEL I đã không đề cập tới một số vấn đề sau đây: * Rủi ro lãi suất. BASEL I đã không đề cập tới những tác động của biến động lãi suất đối với giá trị kinh tế và những khoản tổn thất có thể của ngân hàng. * Trách nhiệm điều tiết chính. Trách nhiệm chính trong việc giám sát các ngân hàng vẫn thuộc về các cơ quan điều tiết ngân hàng ở mỗi quốc gia. * Trách nhiệm của lãnh đạo ngân hàng đối với việc phân bổ vốn. Các tỷ lệ đảm bảo vốn trong BASEL I được xác định ở cấp độ tổng thể. Lãnh đạo các ngân hàng có toàn quyền phân bổ vốn cho từng giao dịch. Việc phân bổ cho từng giao dịch có thể nhiều hơn hay thấp hơn mức xác định cho mục tiêu đảm bảo vốn ở cấp độ tổng thể. BASEL I được xem là nỗ lực đánh giá sự khác biệt giữa các ngân hàng về phương diện rủi ro tín dụng và khuyến khích các ngân hàng huy động nợ dài hạn. Nó cũng khuyến khích tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng trên phạm vi quốc tế. Trải qua thời gian, có một số điều chỉnh được thực hiện. Điều chỉnh đầu tiên được thực hiện vào năm 1996. 20
  21. Điều chỉnh về rủi ro thị trường: Điều chỉnh này được thực hiện vào năm 1996. Hai phương pháp tiếp cận với rủi to thị trường là phương pháp chuẩn hóa và phương pháp sử dụng mô hình nội bộ. Phương pháp chuẩn hóa tương tự như phương pháp đề cập trọng BASEL I (dựa trên công thức cho sẵn). Phương pháp thứ hai có nền tảng lý thuyết chặt chẽ. Phương pháp dựa trên mô hình nội bộ là cách tiếp cận đánh giá giá trị tại mức rủi ro trong việc quản lý rủi ro thị trường. Nó có một số đặc điểm cơ bản sau: * Giá trị ở mức rủi ro cho mỗi yếu tố rủi ro (ví dụ, công cụ lãi suất, hối đoái, v.v ) phải được tính toán dựa trên mức độ tin cậy 99% và sử dụng thời gian nắm giữ là 10 ngày. * Tổng giá trị tại mức rủi ro tương đương với tổn thất không kỳ vọng. * Đòi hỏi vốn pháp định tối thiểu được thiết lập bằng với mức độ cao hơn của VAR ngày hôm trước và giá trị trung bình ngày được tính trong thời gian 60 ngày trước. Đòi hỏi vốn sau đó được nhân với một thừa số có giá trị thấp nhất bằng 3 để xác định tấm đệm. 8.2. BASEL II BASEL II bao gồm khoảng 200 trang và có thể được chia thành các bộ phận cơ bản. Một trong những bộ phận cấu thành quan trọng nhất là phương pháp chuẩn hóa (hàng loạt những thay đổi trong việc xem xét rủi ro tín dụng so với BASEL I). Trong BASEL II, có tính tới chi phí vốn phân bổ cho rủi ro hoạt động. Cuối cùng, phần nhận được sự quan tâm lớn nhất và thể hiện sự thay đổi lớn trong cách thức mà rủi ro tín dụng được lượng hóa. Việc lượng hóa được dựa trên những ước tính của các ngân hàng về khả năng tổn thất tín dụng. Phương pháp này còn được gọi là phương pháp đánh giá nội bộ (IRB). BASEL II cũng đề cập tới những tồn tại liên quan đến các tài sản được chứng khoán hóa, trách nhiệm điều tiết của cơ quan quản lý ngân hàng và những yêu cầu về tiết lộ thông tin tối thiểu. 21
  22. Phương pháp IRB nhận được sự quan tâm lớn nhất bởi vì nó thể hiện một sự dịch chuyển cơ bản về phương pháp luận mà căn cứ vào đó vốn pháp định phân bổ cho rủi ro tín dụng được xác định. Chúng ta sẽ xem xét những nội dung khác của BASEL II trước. Những nội dung này không phức tạp và được xây dựng dựa trên nền tảng BASEL I. Phương pháp IRB sẽ được đề cập sau đó với tư cách là một phần riêng. Mặc dù vẫn chưa có những thay đổi rõ ràng nào trong cách định nghĩa vốn pháp định, tuy nhiên đã có những thay đổi thật sự trong một số khái niệm về cách thức lập dự phòng tổn thất tín dụng. Vẫn chưa có thay đổi đáng kể nào về quản lý rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất tiếp tục bị để ngỏ. 8.2.1. Cách tiếp cận chuẩn hóa Cách tiếp cận này là một sự mở rộng từ cách tiếp cận quản lý rủi ro tín dụng trong BASEL I với những thay đổi chủ yếu sau đây; * Số lượng tăng lên trong cách phân nhóm tài sản để đánh trọng số rủi ro. Trong BASEL I có 4 nhóm tài sản. Trong BASEL II, số nhóm tài sản đã tăng lên đáng kể. Các khoản cho vay dành cho công ty và bán lẻ được tách riêng ra. Các khoản cho vay dành cho công ty được chia hơn nữa thành cho vay kinh doanh bất động sản và các khoản mục khác. Khoản mục cho vay mua nhà trả góp được giữ nguyên, tuy nhiên một nhóm mới được tách ra từ cho vay bán lẻ. Khái niệm bán lẻ được mở rộng vượt ra phạm vi các khoản cho vay dành cho cá nhân để bao gồm các công ty nhỏ có doanh số dưới 50 triệu Euro. Các khoản cho vay đã quá hạn thu hồi cũng được xếp vào một nhóm riêng. * Sử dụng đánh giá định mức tín nhiệm từ bên ngoài. Một số tổ chức đánh giá định mức tín nhiệm ví dụ S&P bao gồm các mức đánh giá từ AAA tới AA-; từ A+ tới A-; từ BBB+ tới BBB-; từ BB+ tới B-; và dưới B-. 22
  23. * Trọng số gia quyền tăng lên. Việc tăng lên về số lượng các nhóm tài sản được phân loại và bắt đầu sử dụng xếp hạng theo định mức tín nhiệm (ví dụ 5 mức ở trên cộng với một số khoản mục không được xếp hạng định mức) đã làm cụ thể hóa hơn nữa việc áp dụng trọng số gia quyền (căn cứ vào mức độ rủi ro). * Biện pháp giảm rủi ro tín dụng. Các biện pháp giảm rủi ro tín dụng như sử dụng các tài sản tài chính làm tài sản thế chấp, bảo lãnh của bên thứ 3 và các hợp đồng phái sinh tín dụng. Tác động của việc sử dụng các biện pháp này là làm giảm mức độ rủi ro trong việc chuyển đổi các khoản mục tương đương tài sản sang tài sản có trọng số theo rủi ro. * Các khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán. Các khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán được chuyển đổi sang các khoản mục tương đương tài sản có trọng số theo rủi ro dựa trên việc áp dụng hệ số chuyển đổi. 8.2.2. Rủi ro hoạt động BASEL I không đề cập tới những đòi hỏi vốn liên quan tới rủi ro hoạt động. BASEL II đã đề xuất mức yêu cầu vốn pháp định cụ thể cho những tổn thất có thể phát sinh từ rủi ro hoạt động. Phương pháp cơ bản được sử dụng cho việc lượng hóa yêu cầu vốn được cho dưới đây: Yêu cầu vốn hấp thụ rủi ro hoạt động = Thu nhập hoạt động × Trọng số gia quyền Trong đó thu nhập hoạt động là con số trung bình được tính trong 3 năm gần nhất. Thu nhập hoạt động được tính bằng cách lấy thu nhập lãi suất ròng cộng với thu nhập không từ lãi suất. Tuy nhiên, không tính tới chi phí nợ xấu và chi phí hoạt động. Trọng số gia quyền trong công thức cơ bản trên được xác định trong BASEL II là 0,15. Tuy nhiên, trong các tình huốn khác, trọng số gia quyền sẽ được điều chỉnh. 8.2.3. Phương pháp IRB 23
  24. Có thể nói rằng nội dụng quan trọng nhất trong BASEL II là phương pháp đề xuất để tính những đòi hỏi vốn bằng con số tuyệt đối cho rủi ro tín dụng dựa một phần vào ước tính của ngân hàng về xác suất vỡ nợ và tổn thất tín dụng. Khi người ta đề cập tới BASEL II, thông thường phương pháp IRB là chủ đề được quan tâm hơn cả. Ở đây đã có sự đồng thuận đáng kể giữa lãnh đạo của các ngân hàng và giữa các học giả nghiên cứu ngân hàng về phương pháp tiếp cận trong việc phản ánh rủi ro tín dụng trên các Báo cáo tài chính. Một số nội dung quan trọng của cách tiếp cận này được trình bầy dưới đây: * Giá trị tổn thất kỳ vọng (EL) trong một khoảng thời gian cụ thể (thường là một năm) được xác định bằng cách lấy xác suất vỡ nợ (PD) nhân với giá trị tổn thất trong trường hợp xảy ra vỡ nợ (LIED): EL = PD × LIED * Độ lệch chuẩn của biến tổn thất kỳ vọng phải được xác định. Với giả định trong một khoảng thời gian cụ thể, lãnh đạo ngân hàng phải xác định được một mức độ tin cậy yêu cầu. Giá trị tổn thất không kỳ vọng (UL) được tính bằng cách lấy độ lệch chuẩn của EL nhân với một hệ số (được tính dựa trên phân phối xác suất của EL – chuẩn, Chebyshev, v.v ): UL = Hệ số xác định dựa trên phân phối xác suất của EL × σ(EL) * Tổn thất kỳ vọng phải được phản ánh thông qua chi phí nợ xấu trên Báo cáo kết quả kinh doanh và phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng trên Bảng cân đối kế toán: Phân bổ dự phòng trên Bảng cân đối kế toán = EL * Vốn được nắm giữ cho viêc hấp thụ rủi ro tín dụng được xác định thông qua mức độ tổn thất không kỳ vọng: Vốn yêu cầu cho việc hấp thụ rủi ro tín dụng = UL 24
  25. Mặc dù có sự thống nhất về mặt phương pháp luận (lý thuyết) nêu trên, vẫn còn nhiều quan ngại dựa trên hoạt động thực tế, cụ thể là làm thể nào để vận dụng lý thuyết vào thực tế. Một trong những quan ngại là việc lập dự phòng cho tổn thất tín dụng với các biến số được xác định trong phương pháp trên. Việc đề cập tới phương pháp IRB trong BASEL II được xem là sự thiết lập một hệ thống đánh giá tín dụng nội bộ của ngân hàng với các mức điểm được định nghĩa rõ ràng. Các ngân hàng phải duy trì một hệ thống cơ sở dữ liệu về vỡ nợ tín dụng trong quá khứ. Xác suất vỡ nợ, mức tổn thất, và các biến số khác có thể được xác định dựa trên dữ liệu của ngân hàng, bởi các tổ chức đánh giá định mức tín nhiệm, hay bởi các cơ quan quản lý ngân hàng. 25