Phân tích Báo cáo tài chính 2011 của ngân hàng Vietinbank dựa trên mô hình Camels

docx 18 trang nguyendu 5770
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích Báo cáo tài chính 2011 của ngân hàng Vietinbank dựa trên mô hình Camels", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_tich_bao_cao_tai_chinh_2011_cua_ngan_hang_vietinbank_du.docx

Nội dung text: Phân tích Báo cáo tài chính 2011 của ngân hàng Vietinbank dựa trên mô hình Camels

  1. Phân tích Báo cáo tài chính 2011 của ngân hàng Vietinbank dựa trên mô hình Camels 1. Ngân hàng Vietinbank. 1.1 Lịch sử ra đời và một vài nét về ngân hàng Vietinbank: Ngân hàng Công thương Việt Nam được thanh lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghịđịnh số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. VietinBank được Sở giao dịch Chứng khoan TP.HCM (HOSE) chấp thuận niêm yết từ ngay 16/07/2009. Với mã chứng khoán là CTG, mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu, số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 2.022.972.161 cổ phiếu (tại thời điểm 31/12/2011). Một số định hướng của ngân hàng: - Tầm NhìnLa Tập đoan tai chinh ngan hang hang đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm va dịch vụ theochuẩn mực quốc tế, nhằm nang gia trị cuộc sống. - Giá Trị : Trở thanh Tập đoan tai chinh ngan hang hiện đại, hiệu quảhang đầu trong nước va quốc tế. - Cốt Lõi : Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng. • Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại. • Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hếtmình, được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả,hiệu quả của cá nhân đóng góp, được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi. -Triết Lý kinh doanh: • An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; • Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội; • Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của VietinBank. 2. . Đánh giá hoạt động và chất lượng tài sản của ngân hàng Vietinbank. 2.1. Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn):Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của ViettinBank 31/12/2011: Để phân tích chỉ số CAR của ngân hàng, cần sử dụng một số chỉ tiêu sau:
  2. Chỉ tiêu Đơn vị 31/12/2011 31/12/2010 31/12/2009 Tổng tài sản Tỷ đồng 460.6 367.73 243.79 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 28.49 18.2 12.57 Vốn điều lệ Tỷ đồng 20.23 15.17 11.25 Lợi nhuận giữ lại 4.540.639 2.247.814 836.28 Tỷ lệ an toàn vốn CAR % 10.57 8.02 8.06 Nguồn: báo cáo tài chính của ngân hàng Vietinbank 2011 Với quy mô vốn điều lệ trên 20 ngàn tỷ đồng, hệ số an toàn vốn riêng lẻ của VietinBank đến cuối năm 2011 đạt 10,57% vượt mức quy định của NHNN (9%).Mức an toàn vốn tối thiểu tăng qua các năm do vốn CSH tăng dần qua các năm. Vốn chủ sở hữu năm 2009 có trên 12 nghìn tỷ đồng, đến năm 2011 đã tăng lên tới trên 28 nghìn tỷ đồng, tăng 156% so với năm 2010. Thể hiện ngân hàng không ngững mở rộng quy mô hoạt động theo mục tiêu tăng trưởng tài sản – nguồn vốn trung bình 20 – 22%.Mức tăng trưởng nhanh của vốn CSH là do lợi nhuận sau thuế được trích lập vào vốn CSH tăng. Đây là một nguồn tăng vốn chủ sở hữu khá bền vững, điều này chứng tỏ ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt, lợi nhuận sau thuế tăng dần qua các năm. Nguồn vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ cũng không ngừng tăng lên.Năm 2007 vốn diều lệ của ngân hàng chỉ có trên 7000 tỷ đồng, đến năm 2011 đã lên tới trên 20 000 tỷ đồng,so với năm 2010 vốn điều lệ tăng 133%. Vốn chủ sở hữu năm 2007 có tren 10 nghìn tỷ đồng, đến năm 2011 đã tăng lên tới trên 28 nghìn tỷ đồng, tăng 156% so với năm 2010. Thể hiện ngân hàng không ngững mở rộng quy mô hoạt động theo mục tiêu tăng trưởng tài sản – nguồn vốn trung bình 20 – 22%. Chiến lược kinh doanh đúng đắn và kết quả kinh doanh ấn tượng của VietinBank đã được phản ứng tích cực vào giá cổ phiếu CTG. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy giảm mạnh (VNIndex giảm 28%, HNX-Index giảm 48%, chỉ số ngành ngân hàng giảm 12%), thì giá CTG luôn duy trì ở mức giá khá ổn định. Năm 2011, khối lượng giao dịch bình quân của CTG tăng 57%, đạt trên 460.000 đơn vị/phiên, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 17,8 triệu đơn vị, cao gấp đôi so với năm 2010. Ngoài ra, từ tháng 1-3/2011, giá CTG tăng gần 30%, đi ngược với xu thế giảm của thị trường nhờ những thông tin tích cực về việc IFC trở thành cổ đông lớn và cam kết hỗ trợ ngân hàng ở nhiều mảng như nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và chuẩn hóa quản trị rủi ro. Với quy mô vốn điều lệ trên 20 ngàn tỷ đồng, hệ số an toàn vốn hợp nhất của VietinBank đến cuối năm 2011 đạt 10,57% vượt mức quy định của NHNN (9%). Nhờ hiệu quả kinh doanh cao, VietinBank đá chi trả cổ tức năm 2011 ở mức 20% tính trên vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2011. Thể hiện nguồn vốn lớn, có mức tăng trưởng cao và ổn định, tạo lợi thế cho ngân hàng.
  3. 2.2. Asset Quality (Chất lượng tài sản có) Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu quan trọng trong viếc sử dụng mô hình Camels, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay từ trước đến nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng. 2.2.1. Ngân quỹ của ngân hàng. Chỉ tiêu Số tiền(nghìn Tỷ trọng so với tổng ngân đồng) quỹ Tiền mặt, chứng từ có giá trị, 3,713,859 4,57 ngoại tệ Tiền gửi tại NHNN 12,101,060 14,89 Tiền, vàng gửi tại các TCTD 65,451,926 80,54 khác Tổng ngân quỹ 81,266,845 100 (Nguồn: BCTC năm 2011) Năm 2011 tổng ngân quỹ của ngân hàng là 81.267 tỷ đồng chiếm 17,64% tổng tài sản, trong đó tỷ trọng tiền mặt tại quỹ chỉ chiếm 4,57% so với tổng ngân quỹ tránh tình trang dự trữ dư thừa gây lãng phí ,tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác chiếm phần lớn 80,54% tổng ngân quỹ để đáp ứng khả năng thanh toán của ngân hàng. Vì vậy hiệu quả sử dụng ngân quỹ là hợp lý. 2.2.2. Hoạt động cho vay Cùng với sự tăng trưởng mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây,VietinBank đạt tốc độ tăng trưởng mạnh về tài sản. Từ năm 2009 đến cuối năm 2011, tổng tài sản của VietinBank đã tăng gần 2 lần, từ 243.785tỷ đồng lên 460.604 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do tăng dư nợ cho vay từ 161.619 tỷ đồng năm 2009 lên 290.398 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm 2011.
  4. Tốc độ tăng trưởng tài sản và dư nợ cho vay Năm 2011 danh mục cho vay/tổng TS đạt 63,05% . tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản biến động qua các năm. Năm 2009 là 66,3% đến năm 2010 giảm xuống còn 62.94%. Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản của VietinBank giảm do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do VietinBank có chiến lược chuyển dịch cơ cấu hoạt động trực tiếp sang kinh doanh dịch vụ - phù hợp với thông lệ quốc tế và hoạt động của ngân hàng hiện đại. Mặt khác, VietinBank đã nhận thức rõ việc quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay và điều hành hoạt động tín dụng sát hơn với các quy định quốc tế cũng như các quy định của NHNN về quản trị rủi ro, về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động. VietinBank đã nỗ lực xây dựng các hệ thống chính sách, quản lý và theo dõi, đảm bảo cho các khoản vay được kiểm soát chặt chẽ, an toàn và hiệu quả với chiến lược là củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng. - Tốc độ tăng trưởng tín dụng (credit growth rate) = [Dư nợ tín dụng cuối kỳ - dư nợ tín dụng đầu kỳ]/ Dư nợ tín dụng cuối kỳ . Cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng và cũng là nguồn mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Quán triệt mục tiêu tăng trưởng, bền vững, an toàn và hiệu quả, Vietinbank đã bước đầu triển khai công tác chuyển đổi mô hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ quốc tế. Công tác sử dụng vốn được tiến hành hết sức linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả. Kết thúc năm 2011, tổng dư nợ cho vay và đầu tư đạt 430.359 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. VietinBank là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai nhiều chương trình tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất đối với các khu vực kinh tế được Chính phủ khuyến khích, bao gồm: Cho vay hỗ trợ xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ & vừa, cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và cho vay công nghiệp hỗ trợ (với cơ cấu khoảng hơn 30%), cho vay phi sản xuất được hạn chế ở mức 8,5% tổng dư nợ. (Nguồn: bản cáo bạch ngân hàng Vietin) Năm 2011 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng là 20,03%. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2011 đạt 293.434 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm. Nguồn vốn được sử dụng hiệu quả và tập trung cho vay các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm quốc gia, có tiềm năng phát triển bền vững như các dự án điện, dầu khí, vệ tinh viễn thông, xi măng, thép, than và khoáng sản VietinBank là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai nhiều chương trình tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất đối với các khu vực kinh tế được Chính phủ khuyến khích, bao gồm: Cho vay hỗ trợ xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ & vừa, cho vay phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và cho vay công nghiệp hỗ trợ (với cơ cấu khoảng hơn 30%), cho vay phi sản xuất được hạn chế ở mức 8,5% tổng dư nợ.
  5. Cơ cấu danh mục đầu tư: - Đến 31/12/2011, đầu tư trên thị trường liên ngân hàng của VietinBank đạt gần 65,5 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2010.VietinBank luôn giữ được trạng thái thanh khoản tốt, đồng thời đóng vai trò nhà cung ứng thanh khoản, hỗ trợ thị trường. - Tổng số dư đầu tư trái phiếu cuối năm 2011 là 67,8 ngàn tỷ đồng tăng 9,6% so với cuối năm 2010. VietinBank luôn duy trì khối lượng lớn trái phiếu Chính phủ - vừa là nguồn dự trữ thứ cấp vừa góp phần đầu tư vốn vào các dự án lớn góp phần phát triển kinh tế năm 2011.Đến 31/12/2011, tổng số vốn góp đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác là 2.924 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2010. - Tỷ trọng dư nợ theo ngành = Dư nợ tín dụng theo ngành /dư nợ tín dụng Cơ cấu dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng (Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011) Sự phát triển của danh mục tín dụng theo ngành hàng phản ánh tình hình phát triển kinh tế chung của đất nước. Dư nợ tín dụng của VietinBank đối với các ngành nông, lâm, thuỷ sản chiếm 3% tổng dư nợ tín dụng năm 2011. Trong năm 2011, dư nợ tín dụng của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất với 29%, Xu thế này phù hợp với chiến lược tín dụng của VietinBank giai đoạn sắp tới - tập trung vào các ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam đó là: Thương mại, Sản xuất và Chế biến, Xây dựng, Điện, Năng lƣợng và Dầu khí, Viễn thông. Ngoài ra, hầu hết các chi nhánh của VietinBank được đặt tại trung tâm các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu đô thị lớn nên thế mạnh của Ngân hàng là tập trung tín dụng vào các ngành hàng này. Phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, NHCTVN đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như nhập khẩu xăng dầu, sắt thép, thu mua chế biến lương thực, thuỷ hải sản, sản xuất kinh doanh phân bón, thuốc tân dược NHCTVN đã tăng thêm hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp đầu mối nhập xăng dầu hàng ngàn tỷ đồng; Cho vay thu mua chế biến nông sản, thuỷ sản xuất khẩu hơn 5 ngàn tỷ; Đảm bảo tiến độ giải ngân các dự án đã cam kết cho vay. NHCTVN hạn chế và kiểm soát chặt chẽ đối với cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán. Chính vì vậy, NHCTVN vẫn giữ vững các khách hàng truyền thống, gắn bó, sản xuất kinh doanh có hiệu quả và thu hút thêm một số khách hàng mới có uy tín trên thị trường. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của toàn
  6. hệ thống NHCTVN vẫn tăng trưởng 18.000 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 119.000 tỷ đồng. NHCTVN vẫn khẳng định vai trò ngân hàng chủ lực cung ứng vốn tín dụng, đầu tư của nền kinh tế, hỗ trợ và góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. (Nguồn: báo cáo thường niên năm 2011) Hoạt động kinh doanh chính của VietinBank là cung cấp tín dụng cho khách hàng là doanh nghiệp. Từ hoạt động tín dụng truyền thống là cho vay công nghiệp, thương nghiệp, VietinBank đã mở rộng sản phẩm tín dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ và đầu tư phát triển. VietinBank không chỉ chú trọng đến các doanh nghiệp lớn có các dự án trọng điểm, an toàn, có hiệu quả và có khả năng trả nợ tốt, mặt khác để phù hợp với xu hƣớng phát triển của nền kinh tế, VietinBank cũng rất chú trọng phát triển sản phẩm tín dụng đối với khối các DNVVN. Đa dạng hoá danh mục tín dụng theo thành phần kinh tế cũng đã được chú trọng. Năm2011,khách hàng chủ yếu của ngân hàng là công ty cổ phần và công ty TNHH chiếm 49% trong tổng số khách hàng vay. Đây là sự phù hợp với diễn biến chung của nền kinh tế, nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro. 2.2.3. Vấn đề nợ xấu Trong năm 2011, VietinBank tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, phân tán rủi ro, đa dạng hoá các danh mục đầu tư tín dụng, quy định các giới hạn cấp tín dụng, kiểm tra giám sát chặt chẽ tất cả các giai đoạn của quá trình cấp tín dụng nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và ngăn chặn rủi ro tín dụng, giảm thiểu nợ xấu. Tính đến 31/12/2011, nợ xấu 2.204 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,75% tổng dư nợ. Toàn hệ thống có 14 chi nhánh không có nợ nhóm 2 và nợ xấu. 2.3. Earning(Lợi nhuận) 2.3.1. Phân tích chỉ số ROE - Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: +Năm 2011 ROE= x 100%= x 100%= 26,811%
  7. ROE = x x = ROE= ROA x = x = + Năm 2010 ROE = x 100%= x100% = 22,4% ROE= x x = ROE= ROA x = x = Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 ROE 22,4% 26,811% NPM 23,181% 27,975% AU 4,859% 5,4% EM 19,89 lần 17,74 lần ROA 1,126% 1,511% Đánh giá: Thu nhập mà cổ đông nhận được tăng từ 22,4% lên đến 26,811%. Nhìn chung, sự tăng lên của lợi nhuận so với số vốn đầu tư là tốt. Chi tiết: NPM tăng từ 21,181% lên đến 27,975%. Trong đó, lợi nhuận sau thuế tăng từ 3.444.530 triệu động đến 6.259.367 triệu đồng (tương đương 81,719%), thu nhập tăng từ 14.858.696 triệu đồng lên đến 22.374.181 triệu đồng ( tương đương 50,5%) . Vậy lợi nhuận tăng nhanh hơn so sự tăng lên của thu nhập -> chi phí cho một đồng thu nhập thấp hơn. Vậy sự tăng lên của chỉ số này là tốt. AU tăng từ 4,859% lên đến 5,4% Tức là trên một đồng tài sản thì kiếm được nhiều thu nhập hơn -> tốt. EM giảm từ 19,89 lần xuống 17,74 lần. VCSH tăng từ triệu đồng lên đến triệu đồng (tương đương 51,87%). Tổng tài sản tăng từ triệu đồng lên đến đồng (tương đương 35,46%). Trong đó nợ phải trả tăng từ 349.328.196 triệu đồng lên đến 431.904.533 triệu đồng (tương đương 23,638%). Vậy sự sụt giảm của
  8. EM chủ yếu do sự tăng lên của VCSH mà chủ yếu là do lợi nhuận tăng -> tốt. Vậy ROE tăng chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh, trong khi thu nhập cũng tăng nhẹ, vậy chi phí trên thu nhập giảm xuống. 2.3.2. Phân tích chỉ sổ ROA. ROA tăng từ 1,126%lênđến 1,511%phản ánh việc chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng cao lên, vậy là việc sử dụng tài sản đang có hiệu quả cao hơn -> tốt. Chi tiết: ROA= Bảng chi tiết ROA: 2010 2011 Số tương đối TN lãi 31.919.277 55.775.244 74,73% CP lãi 19.830.153 35.727.190 80,16% TN phi lãi 3.173.037 3.264.170 2,87% CP phi lãi 403.465 938.043 132% TN bất thường CP bất thường Phân bổ dự phòng TD 3.025.080 4.904.251 62,11% Tổng TN 14.858.696 22.374.181 50,57% Tổng CP 7.195.334 9.077.909 26,16% Thuế TN 1.193.752 2.132.654 ∑TSBQ 35,46% Đánh giá: So với năm 2010, Thu nhập từ lãi tăng 74,73% trong khi đó chi phí tăng 80,16%. Vậy chi phí đang có xu
  9. hướng tăng nhanh hơn so với thu nhập. Chi phí trên một đồng thu nhập mang lại cao hơn song lợi nhuận mang lại cao hơn, trong bối cảnh khó khắn -> tốt Thu nhập phi lãi tăng nhẹ 2,87% song chi phí phi lãi tăng đến 132%. Chủ yếu việc tăng này là do chi phí hoạt động dịch vụ tăng từ 333.393 triệu đồng lên đến 771.029 triệu đồng (131,2%) và chi phí hoạt động tăng từ 70.072 lên đến 167.014 triệu đồng tương đương (138,3%). Sự tăng lên đột biến từ chi phí dịch vụ và chi hoạt động khác mà không đi kèm với mức tăng thu nhập hợp lý là không tốt. Nguyên nhân có thể do mặt bằng lãi suất cho vay giảm, ngân hàng lại vẫn có xu hướng mở rộng hệ thống. -> k tốt Phân bổ dự phòng tăng mạnh. 62,11% và sẽ còn tăng tiếp trong năm 2012 do ngân hàng phải trích lập dự phòng và phân loại nợ xấu đầy đủ. 2.3.3. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Đơn vị: Triệu đồng 2011 2010 2009 NIM 5.07 4.15 thu nhập lãi thuần 20,048,054 12,089,124.00 4,450,750.00 TỔNG TS sl 438,887,102.00 351,353,209.00 231,848,535.00 tổng tài sản 460,603,925.00 367,730,655.00 243,785,208.00 Tiền mặt tại quĩ 3,746,217.00 2,813,948.00 2,204,060.00 tài sản cố định 3,713,859.00 3,302,346.00 3,297,530.00 tài sản có khác 14,256,747.00 10,261,152.00 6,435,083.00 Tỷ lệ NIM của ngân hàng năm 2011 là 5.17% tăng so với năm 2010 chỉ đạt 4.15%. Nguyên nhân là do vận tốc tăng của thu nhập lãi thuần lớn hơn so với vận tốc tăng của tổng tài sản bình quân. Cụ thể tổng tài sản sinh lời bình quân tăng năm 2011 chỉ tăng 34,45% trong khi đó thu nhập lãi thuần tăng 65,83% so với năm trước. Để có mức tăng trưởng lãi thuần như vậy, ngân hàng đã không ngừng cố gắng đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính (mảng chính mà ngân hàng lựa chọn), từ đó đáp ứng ngày một tốt hơn nữa nhu cầu của khác hàng, làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Mặt khác ngân hàng cũng rất linh hoạt trong hoạt động đầu tư. Thu nhập từ lãi và các khoản tương đương được tạo ra từ những khoản mục như sau:
  10. (Trích báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2011) Khoản mục này của ngân hàng tăng23855967 từ 31.919.277 triệu đồng năm 2010 lên 55.775.244 triệu đồng ở năm 2011(tương đương với nhanh như vậy phần lớn nguyên nhân là do thu nhập từ lãi cho vay khách hàng năm 2011 tăng gần 19 nghìn tỷ đồng (tương đương 56,15%) so với năm 2010. Đây thực sự là một con số đáng nể, cho thấy sự nỗ lực cố gắng không ngừng của cán bộ nhân viên ngân hàng. Khoản mục thu nhập lớn thứ hai của ngân hàng là lãi từ kinh doanh và đầu từ chứng khoán, trong đó phần lớn lợi nhuận mang lại là từ hoạt động chứng khoán đầu tư với hơn 8.37 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy ngân hàng đang tối đa hóa nguồn thu từ lãi. Bên cạnh đó thì chi phí cho lãi và các khoản tương tự cũng có tăng so với năm trước là 15897037 triệu đồng từ 9.830.153 triệu đồng lên 35.727.190 triệu đồng, thấp hơn so với mức tăng của thu nhập từ lãi. Chính vì vậy mà thu nhập lãi thuần của ngân hàng đã tăng cho với năm trước, điều này cho thấy ngân hàng đang sử dụng chính sách chi phí tốt. Mức độ tăng chi phí thấp hơn mức độ tăng của thu nhập. Mặt khác, so với BIDV (một ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước) thì năm 2011 chỉ số NIM chỉ đạt 3,42% . so với VCB ( một ngân hàng cổ phần) chỉ số nay là 4.04%. Điều này cho thấy hoạt động tạo lãi của Vietin tốt hơn so với BIDV và VCB. 2.3.4 Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi thuần. Ngoài thu nhập lãi thuần thì ngân hàng còn có một khoản mục nữa là thu nhập ngoài lãi thuần. khoản mục này được tính theo công thức : N_NIM = Trong đó thu nhập ngoài lãi thuần = thu nhập ngoài lãi - chi phí ngoài lãi (1) = lợi nhuận trước thuế - thu nhập lãi thuần (2) Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng Vietinbank và của một số ngân như sau: Đơn vị: triệu đồng Vietinbank 2011 2010 N_NIM -2.81 -2.44 thu nhập ngoài lãi thuần -11,656,033.00 -7,450,842.00 thu nhập lãi thuần 20,048,054 12,089,124.00
  11. lợi nhuận trước thuế 8,392,021.00 4,638,282.00 TỔNG TS bq 414,167,290.00 305,757,931.50 (Nguồn bảng báo cáo tài chính của ngân hàng Vietinbank) Tỷ lệ N_NIM thường âm vì thu nhập thuần thường âm. Nguyên nhân là theo công thức (1) thì chi phí ngoài lãi thường lớn hơn so với thu nhập ngoài lãi. Điều này chúng ta có thể thấy rõ hơn ở bảng phía dưới. 2011 2010 Thu nhập lãi thuần 20,048,054.00 12,089,124.00 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1,923,360.00 1,807,456.00 Chi phí hoạt động dịch vụ -771,029.00 -333,393.00 Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 1,152,331.00 1,474,063.00 Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động 382,562.00 158,444.00 kinh doanh ngoại hối và vàng Lãi/ lỗ thuần từ mua bán 10,930.00 -38,591.00 chứng khoán kinh doanh Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng -501,144.00 -260,177.00 khoán đầu tư Thu nhập từ hoạt động khác 1,191,117.00 1,341,685.00 Chi phí hoạt động khác -167,014.00 -70,072.00 Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác 1,024,103.00 1,271,613.00 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 257,345.00 164,220.00 TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 22,374,181.00 14,858,696.00 TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG NGOÀI LÃI 2,326,127.00 2,769,572.00 CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG -9,077,909.00 -7,195,334.00 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 13,296,272.00 7,663,362.00
  12. doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng Chi phí DPRR cho các khoản cho vay khách hàng -5,041,507.00 -2,650,973.00 Chi phí DPRR cho các khoản cho vay các TCTD -17,775.00 -9,375.00 (Chi phí)/hoàn nhập DPRR rủi ro cho các 155,031.00 -364,732.00 cam kết ngoại bảng Tổng chi phí dự phòng rủi ro -4,904,251.00 -3,025,080.00 Thu nhập ngoài lãi thuần -11,656,033.00 -7,450,842.00 (Nguồn: báo cáo thường niên của ngân hàng Vietinbank năm 2011) Từ bảng có thể nhận thấy, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng luôn lớn rất nhiều so với thu nhập ngoài lãi và mặt khác: -Thu nhập ngoài lãi giảm từ 2.77 nghìn tỷ năm 2010 xuống chỉ còn 2.33 nghìn tỷ đồng vào năm 2011. -Trong khi đó thì chi phí hoạt động ngoài lãi và chi phí dùng cho dự phòng lại có xu hướng tăng lên. Đối với chi phí hoạt động thì phần lớn chi phí được sử dụng để trả lương nhân viên, khoản mục này thường chiếm trên 50%. Điều này hoàn toàn phù hợp vì trong quá trình hoạt động ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động nên số lượng nhân viên góp phần làm tăng chi phí trả lương lương và sau đó là chi phí hoạt từ lãi. Bên cạnh đó chi phí dự phòng của ngân hàng cũng tăng so với năm trước ( tăng 62%). Trong đó chiếm phần lớn là chi phí dự phòng rủi ro cho các khoản vay của khách hàng. Mặt khác chỉ số N_NIM năm 2011 là -2,81%, giảm so với năm 2010 chi -2,44%. Điều này do thu nhập ngoài lãi thuần giảm trong khi đó tổng tài sản có xu hướng tăng lên. Việc chỉ số N_NIM của ngân hàng giảm cũng không đồng nghĩa với việc ngân hàng đang hoạt động không tốt. Vì chỉ số này giảm nguyên nhân chủ yếu là do chi phí hoạt động và dự phòng tăng, tuy nhiên hai mục này liên quan đến không chỉ thu nhập ngoài lãi mà còn liên quan đến thu nhập từ lãi. 2.4. S: Sensitivity(mức độ nhạy cảm với lãi suất,thị trường) Diến biến chung về lãi suất trên thị trường từ 2010 đến nay
  13. Lãi suất cơ bản, chiết khấu và tái cấp vốn. Nguồn: website của NHNN Trong năm 2010,NHNN điều hành linh hoạt các mức lãi suất điều hành để kiểm soát thị trường ở mức cân bằng.Do đó trong 10 tháng đầu năm 2010,NHNN giữ ổn định lãi suất cơ bản,lãi suất tái cấp vốn,tái chiết khấu ,ban hành thông tư 07, 12 hướng dẫn TCTD cho vay bằng VND đối với khách hàng.Đến tháng 11/2010,NHNN điều chỉnh tăng lscb lên 1%,theo đó các mức lãi suất khác cũng tăng lên nhằm kiểm soát lạm phát,ấn định lãi suất huy động không quá 14%/năm làm cho cuộc đua lãi suất có dấu hiệu khởi động trên thị trương.Lạm phát năm 2011 vượt qua ngưỡng 20% buộc NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.Đầu 2011,hai lần nâng lái suất chiết khấu từ 7% lên 13% và 4 lần nâng lstcv từ 8% lên 14%,điều này tác động đến cả việc huy động và cho vay đối với hệ thống ngân hàng,Vietinbank không phải là ngoại lệ trong cuộc chạy đua cạnh tranh huy động về vốn khi mà lãi suất càng tăng và các đối thủ ngày càng tăng về quy mô và chất lượng. Lãi suất huy động tiền gửi của Vietinbank 2011 2010 lãi suất %/năm) (lãi suất %/năm) tiền gửi không kỳ hạn bằng VND 0 đến 6 0 đến 4,2 tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND 1,2 đến 6 2,2 đến 4,5 tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ 0 đến 2,4 0 đến 1,2 tiền gửi tiết kiệm không kỳ 0 đến 0,2 0,1 đến 0,2 hạn bằng vàng và ngoại tệ tiền gửi có kỳ hạn bằng VND 3,0 đến 14 6 đến 15,5 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND 2,4 đến 14 2,4 đếm 14,4 tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ 0,3 đến 2,2 0,7 đến 2,2 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 0,05 đến 6,0 0,3 đến 6 bằng vàng và ngoại tệ chứng chỉ tiền gửi bằng VND 2 đến 14 2,4 đến 14,4 chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ 1 đến 3,5 0,1 đến 5 Lãi suất cho vay khác hàng 2010 2011 (lãi suất % /năm) (lãi suất %/năm)
  14. cho vay thương mại bằng VND từ 5,5 đến 25 từ 6,8 đến 22,2 cho vay thương mại bằng ngoại tệ từ 2,4 đến 16,5 từ 4,7 đến 14 (nguồn:báo cáo hợp nhất của Vietinbank 2011) Chạy đua cùng với việc tăng lãi suất huy động,vì thế lãi suất cho vay cũng tăng đáng kể,có những thời điểm lãi suất cho vay lên đến 22%, 25% gây nên tình hình khó khăn chung cho các DN khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.Tuy nhiên Vietinbank đã chủ động trong việc phân phối đồng vốn để đạt hiệu quả cao nhất.Vietinbank chú trọng tăng trưởng dư nợ ngắn hạn(chiếm 60% tổng dư nợ) và kiểm soát chặt chẽ cho vay ngoại tệ theo quy định của NHNN)cơ cấu cho vay ngoại tệ đạt 18,4%),chất lượng nợ được kiểm soát,nợ xấu chiếm tỷ lệ thấp,chiếm 0,17% tổng dư nợ. Kể từ khi NHNN có những động thái kiên quyết trong việc thực hiện chính sách trần lãi suất huy động trong tháng 11 và tháng 12/2011, lãi suất cho vay cũng đã có những tín hiệu tích cực. Các NHTM lớn đã có những công bố về hạ mức lãi suất cho vay xuống 17,5% -18% đối với doanh nghiệp. Trước tình hình đó, Vietinbank hạ mức lãi suất cho vay sản xuất nông nghiệp, nông thôn và vay xuất khẩu có lãi suất khá ưu đãi là 17% năm với thời hạn vay dưới một năm. Vay kinh doanh thông thường (với khách hàng cá nhân) lãi suất là 21,5%, còn lãi suất cho doanh nghiệp vay kinh doanh cũng ở mức 21% mỗi năm. Để chia sẻ khó khăn với khách hàng doanh nghiệp, mặc dù lãi suất huy động đang ở mức rất cao, NHCTVN cũng đã tuyên bô giảm lãi suất cho vay từ 0,5%/năm đối với VNĐ và đến 2%/năm đối với USD. Để xác định những biến động lãi suất có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng như thế nào,ta hãy xem xét mức độ nhạy cảm của tài sản có,tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất như thế nào: GAP=RSA-RSL Trong đó :GAP là khe hở nhạy cảm lãi suất RSA : giá trị TSC nhạy cảm với lãi suất RSL: giá trị TSN nhạy cảm với lãi suất tiền gửi tại NHNN 5,036,794 12,101,060 tiền vàng gửi tại và cho vay các TCTD khác 50,960,782 65,451,926 chứng khoán kinh doanh 224,203 542,704 chứng khoán đầu tư 61,585,378 20,236 RSA(VND) 117,807,157 78,115,926
  15. các khoản nợ chính phủ và NHNN 43,220,678 27,293,733 tiền gửi và cho vay từ các TCTD khác 35,096,726 74,407,913 vốn tài trợ,uỷ thác đầu tư,cho vay TCTD 23,840,837 36,824,508 tiền gửi của khách hàng 205,918,705 257,273,708 chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu 10,728,283 11,089,117 RSL(VND) 318,805,229 406,888,979 GAP(VND)=RSA-RSL (200,998,072) (328,773,053) RSA/RSL 36.95% 19.20% (nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất 2011 của Vietinbank) Nhìn vào bảng kết quả tính toán ở trên ta thấy khe hở nhạy cảm lãi suất GAP nặm 2010 và 2011 đều nằn ở trạng thái âm tức là ngân hàng đang ở trạng thái nhạy cảm Nợ .giá trị TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất ngày càng tăng,tình trạng này là hiển nhiên vì quy mô huy động và cho vay của Vietinbank trong năm 2011 tăng so với 2010và mức độ rủi ro với lãi suất ngày càng giảm. Những thay đổi về lãi suất ảnh hưởng 1 phần tới kết quả kinh doanh của Vietinbank: Kết quả kinh doanh năm 2011 của VietinBank 2010 2011 % 2011 Kế hoạch 2011 % so với kế hoạch so với 2010 Tổng tài sản (tỷ đ) 367.731 460.604 25,3% 441.000 104,4% Vốn điều lệ (tỷ đ) 15.172 20.230 33% - - Lợi nhuận trước thuế (tỷ đ) 4.638 8.392 81% 5.100 159% Nguồn: VietinBank (nguồn:báo cáo thường niên 2011 của Vietinbank)
  16. Bên cạnh tổng tài sản và vốn điều lệ tăng mạnh so với năm 2011, lợi nhuận trước thuế của VietinBank tăng 81% so với năm 2010 và đạt mức 8.392 tỷ đồng, cao nhất trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam. Lợi nhuận trên có được là do đóng góp đáng kể từ hoạt động tín dụng và đầu tư. 2010 2011 Kế hoạch 2011 % so với kế hoạch Tăng trưởng huy động vốn 54% 24% 20% Vượt Tăng trưởng tín dụng và đầu tư 53% 25% 19,9% Vượt Nợ xấu 0,66% 0,75% <3% Vượt ROE 22,1% 26,74% 16-18% Vượt ROA 1,50%* 2,03%* 1,2% Vượt Cổ tức 17% 20% 16% Vượt Nguồn: trích báo cáo thường niên của VietinBank 1011 Chú thích: *Tính theo lợi nhuận trước thuế Mặc dù điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn, các nguồn vốn huy động của các ngân hàng liên tục sụt giảm, đặc biệt là trên thị trường 1, VietinBank vẫn có mức tăng trưởng huy động đạt 24%. Điều này giúp cho Ngân hàng luôn ổn định về tính thanh khoản không bị rơi vào vòng xoáy của cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường 1 hay vay nợ đồng lần trên thị trường 2. Tăng trưởng tín dụng và đầu tư của VietinBank, do đó, cũng tăng tương ứng 25%, đóng góp một phần lớn vào lớn nhuận của ngân hàng năm 2011. Như vậy, sau gần 3 năm chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần, với sự cố gắng nỗ lực, có chiến lược định hướng, chỉ đạo kinh doanh tích cực, minh bạch, an toàn, hiệu quả với tinh thần chủ động, sáng tạo, năm qua toàn hệ thống đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Các chỉ tiêu tăng trưởng cao, hoạt động kinh doanh đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, VietinBank tiếp tục đổi mới, nâng cấp công tác tổ chức, quản trị điều hành đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, kiểm soát nợ xấu. Kết quả là mặc dù tăng trưởng tín dụng và đầu tư ở mức cao nhưng nợ xấu của VietinBank vẫn được kiểm soát tốt và ở mức thấp 0,75% so với bình quân của ngành là khoảng 3,6-3,8% vào cuối năm 2011.
  17. So sánh kết quả các ngân hàng năm 2011 Chỉ tiêu Vietinbank BIDV Tổng tài sản (tỷ đ) 460.604 428.000 Vốn điều lệ (tỷ đ) 20.230 14.970 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đ) 8.392 4.296 Huy động vốn (tỷ đ) 420.212 285.000 Tăng trưởng huy động vốn 24% 7% Dư nợ tín dụng (tỷ đ) 293.434 279.000 Tăng trưởng dư nợ tín dụng 25% 17% ROA 2,03% - ROE 26,74% - Nợ xấu 0,75% 2,8% Nguồn: thống kê từ báo cáo của các ngân hàng Nhìn vào bảng kết quả năm 2011, nợ xấu thì ở mức thấp hơn so với BIDV còn lại tất cả các chỉ tiêu của Vietinbank đều ở mức cao hơn so với BIDV, lợi nhuận năm 2011 của Vietinbank tăng gấp 2 lần so với BIDV. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của VietinBank là ROA và ROE tương ứng là 2,03% và 26,74% đã đạt ở mức cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành là ~1,2% và ~15%. Bên cạnh kết quả hoạt động kinh doanh tốt, VietinBank cũng là doanh nghiệp đi đầu đóng góp thực hiện công tác an sinh xã hội. Từ năm 2007 đến nay tài trợ trên 1.500 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2011 tài trợ 664 tỷ đồng. Ngân hàng liên tục đứng trong Top10 doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất Việt Nam trong những năm gần đây. hinh-Camels.html