Đề thi Vietcombank - Vị trí Tín dụng và Kế toán

doc 3 trang nguyendu 4850
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Vietcombank - Vị trí Tín dụng và Kế toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_vietcombank_vi_tri_tin_dung_va_ke_toan.doc

Nội dung text: Đề thi Vietcombank - Vị trí Tín dụng và Kế toán

  1. Đề thi Vietcombank Thành Công năm 2008, đề chung cho vị trí Tín dụng và Kế toán, các bạn tham khảo nha! I. Trắc nghiệm 1.1. Rủi ro tín dụng được thể hiện qua các tiêu chí: a) Nợ nhóm 2,3,4,5; b) Tỉ lệ VCSH của người vay thấp; c) Tỉ lệ sinh lời của người vay thấp hơn mức trung bình của ngành; d) Tất cả 1.2. Hệ số an toàn vốn chủ sở hữu của NHTM là: a) VCSH/ Tổng TS; b) VCSH/ Tổng TS nội bảng và ngoại bảng đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro; (QD457) c) VCSH loại 1/ Tổng TS nội bảng và ngoại đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro; d) Không câu nào đúng hoàn toàn 1.3. Trong hồ sơ đề nghị vay vốn của KH là Dn có: Giấy đề nghị vay vốn/ bảo lãnh/ mở LC, biên bản họp hội đồng quản trị, p.á kinh doanh/ trả nợ a) Đã đủ; b) Còn thiếu 1.4. Tín dụng NHTM (theo luật các tổ chức tín dụng VN) gồm: a) Cho vay, chiết khấu , cho thuê, bảo lãnh; b) Cho vay, chiết khấu, cho thuê, bảo lãnh, đi vay; c)Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cho thuê, đi vay, huy động tiết kiệm 1.5. Theo QĐ 493, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: a) Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại; b) các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày có TSBĐ và các khoản nợ cơ cấu lại; c) nợ khoanh chờ CP xử lý 1.6. Yếu tố nào sau đây không thuộc nội dung của phân tích tín dụng của NHTM: a) TSBĐ của người vay; b) Mối quan hệ tín dụng của người đi vay với các TCTD khác; c) Chính sách TD của NHTM; d) P.á kinh doanh của người vay 1.7. NHNN quy định: Những trường hợp TCTD hạn chế cho vay. TCTD không được cho vay không có bảo đảm, cho vay với những điều kiện ưu đãi về lãi suất, về mức cho vay với: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán lại TCTD cho vay; Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra lại TCTD cho vay, kế toán trưởng của TCTD cho vay; Các cổ đông lớn của TCTD; DN có 1 trong những đối tượng thuộc nhóm không được giải ngân cho vay sở hữu trên 10% vốn điều lệ của DN đó. a) Đúng; b) Sai 1.8. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất cho NH ngoài dự kiến khi: a) Thiên tai xảy ra làm KH thất thu; b) Tỉ giá hối đoái tăng làm KH thua lỗ; c) Cán bộ NH biển thủ số tiền thu nợ; d) Cả 3 câu trên; e) Chỉ a và b 1.9. Lọai hàng trong kho nào dưới đây là đối tượng tài trợ của NH: a) Hàng của DN, chất lượng tốt, tiêu thụ đúng kế hoạch; b)Hàng của DN xong tồn kho đã lâu, chậm tiêu thụ; c) Hàng DN khác gửi bán Chọn nhóm: 1(a, c) 2(a) 1.10. Khi cho vay hộ nông dân, NHTM VN thường áp dụng phương pháp cho vay: a) chiết khấu bộ chứng từ; b) Cho vay theo HMTD; c) Cho vay từng lần (Cho vay
  2. theo món); d) Cho vay theo chỉ định của CP; e) Cho vay lưu vụ II. Lý thuyết Trong thanh toán quốc tế, tất cả các chi nhánh của 1 NHTM có nên mở TK tiền gửi ngoại tệ ở nước ngoài hay không? Tại sao? III. Bài tập Tín dụng Lập bảng cân đối kế toán dự tính của c.ty Tiến Đạt năm 2008 Biết rằng: Doang thu dự tính cho năm kế hoạch (2008) là 40000 triệu tăng 35% so với năm trước. 1. Số dư tiền mặt tối thiểu là 2500 triệu đồng 2. Các giấy tờ có giá ngắn hạn không thay đổi so với thời điểm cuối năm trước là 1500 triệu đồng. 3. Khoản phải thu trung bình là 45 ngày bán hàng. 4. Hàng tồn kho cuối kỳ là 6000 triệu, trong đó 35% là NVL, 65% là thành phẩm. 5. TSCĐ ròng hiện tại là 16000 triệu đồng và đầu tư mới máy móc thiết bị trong năm kế hoạch là 1800 triệu đồng với tổng số tiền khấu hao trong năm là 600 triệu đồng. 6. Các khoản mua sắm chiếm 30% doanh thu hàng năm, và c.ty dự tính mất 60 ngày để trả các khoản phải trả. 7. Các khoản thuế phải trả chiếm ¼ khoản thếu của năm kế hoạch. (Theo báo cáo thu nhập dự tính năm 2008, giá trị thuế thu nhập phải nộp là 306 triệu). 8. Các giấy nợ ngắn hạn vẫn là 1980 triệu đồng 9. Các khoản nợ khác vẫn không đổi là 980 triệu đồng 10. Nợ dài hạn và cổ phiếu thường vẫn ở mức 5400 triệu và 9000 triệu đồng tương ứng vì không có việc mua lại hay phát hành thêm cổ phiếu mới. 11. Lợi nhuận để lại lũy kế đến năm 2007 là 6600 triệu đồng. Biết rằng lợi nhuận để lại để tái đầu tư dự kiến của năm 2008 là 1800 triệu đồng. Yêu cầu: Lập bảng cân đối kế toán dự tính năm 2008 của c.ty Tiến Đạt bằng phương pháp phán đoán. Cho biết để đáp ứng mức tăng doanh thu lên 40000 triệu đồng thì c.ty cần nguồn tài trợ từ bên ngoài là bn? VI. Bài tập kế toán Ngày 15/08/0X tại NHTM X – Hà Nội có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Ngiệp vụ huy động vốn: a) Bà Hà đến xin rút sổ tiết kiệm không kì hạn, gốc 10 triệu, gửi tròn 2 tháng trước, lãi suất 0,3%/tháng. b) NH thanh toán số kỳ phiếu tổng mệnh giá 1000 trđ, loại trả lãi trước. Lãi suất 12%/năm, kỳ hạn 12 tháng. NH phân bổ nốt lãi và chiết khấu kỳ cuối cùng. Số chiết khấu phân bổ là 0,5 trđ. 2. NH nhận được các chứng từ trong thanh toán vốn sau: a) Bảng kí nộp séc kèm tờ séc 56 triệu từ NHCT Đống Đa. Tờ séc này do C.ty Đức Linh phát hành ngày 01/07/200X. NH kiểm tra thấy c.ty Đức Linh đã có
  3. thông báo đình chỉ thanh toán séc, nhưng số dư vẫn đủ để thanh toán séc. b) Báo có từ NHNN 30 triệu về việc thanh toán UNC do c.ty Thu Nga trả tiền cho c.ty Thanh Xuân. c) LCN trong chuyển tiền điện tử, nội dung thanh toán SBC 46 triệu đồng. Người trả tiền là c.ty Ngọc Sơn. d) Bảng KQ thanh toán bù trừ từ NHNN Hà Nội, số chênh lệch phải thu là 550 triệu. 3. Nghiệp vụ tín dụng sau: a) Giải ngân cho c.ty Bảo Ngọc 250 triệu bằng tiền mặt. Khách hàng đã hoàn thành thủ tục thế chấp nhà xưởng 400 triệu. b) NH phân bổ 1 triệu phí nghiệp vụ bảo lãnh. 4. NH tính lãi kinh doanh ngoại tệ USD là 10 triệu. Số lãi kinh doanh EUR là 5 triệu. Giả sử NH chỉ chi 2 loại USD và EUR. Tính hạch toán VAT. Yêu cầu: Xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên. Giải thích những trường hợp cần thiết Biết rằng: - NH tính và hạch toán lãi cho các khoản tiết kiệm có kỳ hạn vào ngày KH gửi tiền ở tháng kế tiếp, vào đầu ngày. - NH áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền điên tử với các chi nhánh trong hệ thống, phương thức thanh toán bù trừ điện tử với các chi nhánh NH trong cùng địa bàn HN, phương thức thanh toán qua TKTG tại NHNN với các NH khác địa bàn, khác hệ thống.