Đề thi số 3 tuyển chọn nhân viên thanh toán quốc tế (vietinbank)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi số 3 tuyển chọn nhân viên thanh toán quốc tế (vietinbank)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_so_3_tuyen_chon_nhan_vien_thanh_toan_quoc_te_vietinba.pdf
Nội dung text: Đề thi số 3 tuyển chọn nhân viên thanh toán quốc tế (vietinbank)
- ĐỀ THI SỐ 3 TTQT TUYỂN CHỌN NHÂN VIÊN (VIETCOMBANK) ( Thời gian 180 phút ) Câu số1: Trình bầy các loại tỷ giá hối đoái nếu phân loại theo các phương tiện thanh toán quốc tế ( Tỷ giá T/T , M/T , Séc , Hối phiếu )? Câu số 2 : Kiểm tra kiến thức về UCP , ISBP và eUCP 1- Trên cùng một chứng từ mà có phông chữ khác nhau, thậm chí có cả chữ viết tay , thì có coi chứng từ đó đã bị sửa chữa và thay đổi a- Đúng , b- Sai . 2-Một L/C quy định “ Không muộn hơn 2 ngày sau ngày giao hàng , người xuất khẩu phải thông báo bằng điện cho người nhập khẩu về ETA ”. Nếu ngày giao hàng là ngày 1/10/2004 thì ngày phải thông báo là ngày nào ? a- 28/9/2004 , b- 3/10/2004 , c- 4/10/2004 . 3- Ngân hàng phát hành đã từ chối thanh toán với lý do ngày tháng ghi giữa các chứng từ mâu thuẫn nhau : 25 November 2003 , 25 Nov 03 , 2003.11.25 là a- Đúng , b- Sai . 4- Khi nào thì sửa đổi L/C của ngân hàng phát hành có hiệu lực ? a- Nếu người hưởng lợi không thông báo từ chối sửa đổi , b- Ngân hàng phát hành có bằng chứng là người hưởng lợi L/C đã nhận được đề nghi sửa đổi ,
- c- Ngay sau khi ngân hàng trả tiền nhận được các chứng từ xuất trình phù hợp với L/C sửa đổi . 5- Ngân hàng phát hành : a- Có thể huỷ bỏ sửa đổi của mình nếu người hưởng lợi vẫn chưa thông báo chấp nhận sửa đổi , b- Bị ràng buộc không thể huỷ ngang vào sửa đổi ngay cả khi người hưởng lợi chưa chấp nhận sửa đổi . 6- Người hưởng lợi có thể chấp nhận một phần sửa đổi L/C trong văn bản chấp nhận của mình a- Có , b- Không . 7- Ngân hàng phát hành L/C có quyền từ chối các chứng từ như hối phiếu , chứng từ bảo hiểm đã không ghi ngày tháng ký phát chứng từ : a- Đúng , b- Sai . 8- Ngân hàng phát hành L/C có quyền từ chối hoá đơn thương mại đã không được ký , cho dù L/C không yêu cầu a- Đúng , b- Sai . 9- Khi phát hành L/C, ngân hàng phát hành L/C đã không ghi từ "có thể huỷ ngang" trong nội dung L/C a- Dẫu sao L/C vẫn có thể huỷ ngang vì thuật ngữ “không thể huỷ ngang" không được ghi vào. b- Ngân hàng có thể thêm thuật ngữ "có thể huỷ ngang" bằng cách đưa ra bản sửa đổi. c- L/C chỉ có thể huỷ ngang nếu người hưởng lợi chấp nhận sự tu chỉnh L/C một cách rõ ràng. 10- Điều 43a UCP quy định nếu L/C không quy định thời hạn xuất trình , thì ngân hàng sẽ có quyền từ chối tiếp nhận chứng từ sau 21 ngày kể từ ngày giao hàng , thời hạn này áp dụng cho những chứng từ nào : a- Hoá đơn thương mại , b- Chứng từ vận tải bản gốc ,
- c- Tất cả các chứng từ quy định trong L/C . 11- Các chứng từ Delivery Order , Forwarder´s Certificate of Receipt , Mate´s Receipt sẽ được kiểm tra : a- Như các chứng từ vận tải quy định ở các điều 23 – 29 UCP b- Như các chứng từ khác . 12- Ngân hàng xác nhận vẫn phải thanh toán các chứng từ phù hợp được xuất trình đến ngân hàng sau ngày L/C xác nhận hết hạn, nếu Ngân hàng kiểm tra chứng từ gửi văn bản xác nhận rằng chứng từ đã được xuất trình đến ngân hàng này trong thời hạn hiệu lực của L/C. a- Đúng. b- Sai. 13- Shipping documents gồm những chứng từ : a- Hoá đơn , b- Hối phiếu , c- C/O. 14- Ngân hàng phát hành: a- Có thể huỷ bỏ sửa đổi của mình nếu như người hưởng lợi vẫn chưa chấp nhận sửa đổi. b- Có thể thay đổi sửa đổi trước khi người hưởng lợi chấp nhận. c- Bị ràng buộc không thể huỷ ngang vào sửa đổi ngay cả khi người hưởng lợi chưa chấp nhận. 15- Nếu L/C không quy định gì khác ,Stale documents acceptable là những chứng từ được xuất trình : a- Sau khi L/C hết hạn hiệu lực , b- Sau thời hạn xuất trình quy định trong L/C , c- Sau 21 ngày kể từ ngày giao hàng , nếu L/C không quy định thời hạn xuất trình chứng từ . Câu số 3 : Hãy trình bầy phương thức nhờ thu kèm chứng từ ( Documentary Collection ) và đặc điểm vận dụng ?
- Câu số 4: Hãy trình bầy L/C xác nhận ( Confirmed Letter of Credit ) và đặc điểm vận dụng ? Câu số 5 : 5.1- Căn cứ vào các dữ liệu sau đây , hãy ký phát một hối phiếu thương mại : Tổng công ty may Chiến Thắng , Hà Nội là Người hưởng lợi Irrevocable Letter of Credit trả chậm 180 ngày kể từ ngày xuất trình , số 00105LCS BOC của Bank of China Singapore , mở ngày 28/06/2005 với tổng số tiền là 400.000 USD +/- 5% theo yêu cầu của Hanway Co , Ltd Singapore . Ngân hàng thông báo : Ngân hàng Ngoại thương Việt nam . Hoá đơn thương mại ký ngày 18/07/2005 với tổng trị giá là 390.000 USD . 5.2- Ai là người phải ký chấp nhận trả tiền hối phiếu nói trên ? 5.3-Ai là người có thể ký hậu chuyển nhượng hối phiếu này ? 5.4- Nếu chuyển sang phương thức thanh toán nhờ thu ( collection ) , hối phiếu này sẽ được ký phát lại như thế nào ? ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 TUYỂN CHỌN NHÂN VIÊN TTQT ( VIETCOMBANK ) ( thời gia 180 phút ) Câu số1:( 2 điểm : 5 loại ) 1.1- Tỷ giá chuyển tiền bằng điện ( Telegraphic Transfer Exchange Rate ): là tỷ giá bán ngoại tệ cho khách hàng mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển số ngoại tệ đó cho người chỉ định bằng phương tiện điện tín . Đặc điểm : - Tốc độ chuyển tiền nhanh ,
- - Chi phí cao ; - Là tỷ giá cơ sở để tính ra các loại tỷ giá khác . 1.2- Tỷ giá chuyển tiền bằng thư ( Mail Transfer Exchange Rate) là tỷ giá bán ngoại tệ cho khách hàng mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển số ngoại tệ đó cho người chỉ định bằng phương tiện thư tín . Đặc điểm : - Tốc độ chuyển tiền chậm , - Chi phí rẻ ; 1.3- Tỷ giá séc ( Check Exchange Rate) là tỷ giá bán séc ngoại tệ cho khách hàng . Đặc điểm : - Người hưởng lợi séc muốn thu tiền séc phải nhờ ngân hàng thu hộ , do vậy tốc độ thu tiền rất chậm ; - Tỷ giá séc bằng tỷ giá T/T trừ đi số tiền lãi phát sinh trong thời gian kể từ khi mua séc đến lúc séc nhận được tiền . Ví dụ : + Tỷ giá T/T Việt Nam – Hoa Kỳ (USD/VND) = 15.600/15.680 + Lãi suất huy động của NHTM Việt Nam = 10% năm + Thời gian chuyển séc Việt Nam – Hoa kỳ = 1 tháng . Tỷ giá séc 1 USD = 15.680 – [( 15.680 x 0,10):12] = 15.549,33 VND. 1.4- Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay( At sight Draft Exchange Rate ) là tỷ giá bán “hối phiếu trả tiền ngay ngoại tệ” cho khách hàng . Đặc điểm : - Người hưởng lợi hối phiếu phải xuất trình hối phiếu đến ngân hàng chỉ định để thu tiền . - Cách tính giống như tỷ giá séc , tuy nhiên lãi suất để tính tỷ giá là lãi suất huy động ngoại tệ . 1.5- Tỷ giá hối phiếu kỳ hạn ( Usance Draft Exchange Rate ) là tỷ giá bán “hối phiếu kỳ hạn ngoại tệ” cho khách hàng .
- Đặc điểm : - Tốc độ thu tiền chậm hơn hối phiếu trả ngay . - Thời hạn tính lãi bằng kỳ hạn hối phiếu cộng với thời hạn chuyển hối phiếu . Câu số 2 :( 2 điểm ) 1(b) ; 2(b) ; 3(b) ; 4(c) ; 5(b) ; 6(b) ; 7(a) ; 8(b) ; 9(c) ; 10(c) ; 11(b) ; 12(a) ; 13(a,c) ; 14(c) ; 15(c) . Trả lời 1 ý đúng : + 0,1333 điểm Trả lời 1 ý sai : - 0,0666 điểm Câu số 3 : ( 2điểm ) 3.1- Khái niệm (0,5 điểm ) Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó quy định người bán hoặc người cung ứng dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quy định trong hợp đồng sẽ xuất trình kỳ phiếu đã tiếp nhận hoặc lập một hối phiếu đòi tiền( hoặc hoá đơn ) kèm với các chứng từ thực hiện hợp đồng để uỷ thác cho ngân hàng thu tiền kỳ phiếu hoặc hối phiếu ( hoặc hoá đơn ) từ người trả tiền quy định trên kỳ phiếu hoặc hối phiếu ( hoặc hoá đơn ) với điều kiện : - D/P ( Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ ) hoặc , - D/A ( nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ ) hoặc , - D/TC ( Nhờ thu thực hiên các điều kiện khác đổi chứng từ ) 3.2- Trường hợp áp dụng (0,5 điểm ) - Áp dụng phổ biến trong thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu , - Nhờ thu trong các lĩnh vực phi thương mại : kết quả đầu tư ở nước ngoài , các loại cước phí , bảo hiểm phí , hoa hồng môi giới , tiền lãi cho vay , tiền lời trong đầu tư vào thị trường chứng khoán 3.3- Đặc điểm ( 1 điểm ) - URC 522 1995 ICC ( Quy tắc thống nhất nhờ thu bản sửa đổi năm 1995 , số 522 của Phòng thương mại quốc tế ) là văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức này .
- - Phương thức này đảm bảo quyền lợi cho người bán , nếu như người mua muốn nhận hàng . - Tốc độ thu tiền rất chậm ; - Phương thức chuyển tiền là công đoạn cuối cùng của phương thức nhờ thu , do vậy hai bên phải thống nhất cách áp dụng phương thức chuyển tiền . - Ngân hàng chỉ giữ vai trò là người trung gian thu hộ và chi hộ , ngoài ra ngân hàng không chịu trách nhiệm gì cả . Câu số 4: ( 1,5 điểm ) 4.1- Khái niệm (0,5 điểm ) L/C xác nhận ( Confirmed L/C ) là một loại thư tín dụng do ngân hàng phát hành ra và được một ngân hàng khác chấp nhận trả tiền cho người hưởng lợi L/C theo các điều kiện và điều khoản của L/C đó . 4.2- Đặc điểm vận dụng (1 điểm ) - Nguồn pháp lý điều chỉnh : UCP 500 , ISBP 645 , eUCP 1.0 ICC ; - Có ba mô hình xác nhận : + Ngân hàng xác nhận ở nước thứ ba ; + Ngân hàng xác nhận là ngân hàng khác ở nước người hưởng lợi L/C ; + Ngân hàng xác nhận đồng thời là ngân hàng thông báo L/C . - Tu chỉnh L/C cũng phải được xác nhận bởi ngân hàng xác nhận . - Thủ tục phí xác nhận thường rất cao , do vậy trong L/C phải quy định rõ ai là người trả thủ tục phí xác nhận . Câu số 5 :( 2,5 điểm ) 5.1- Ký phát hối phiếu ( 1 điểm ) Số 134/XK Hà nội ngày 18 tháng 07 năm 2005 Số tiền: 390.000,00 USD HỐI PHIẾU 180 ngày sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của Hối phiếu này ( Bản thứ hai cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền ) trả theo lệnh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam một số tiền là Ba trăm chín mươi ngàn Đô la Mỹ chẵn .
- Số tiền thu được và chi phí cùng loại là do Hanway Co Ltd Singapore gánh chịu . Ký phát đòi tiền Bank of China Singapore . Theo Irrevocable L/C số 00105LCS BOC mở ngày 28/06/2005 Gửi : Bank of China Singapore Tổng công ty may Chiến thắng , Hà Nội 5.2-Bank of China Singapore (0,25 điểm) 5.3-Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (0,25 điểm ) 5.4-Nếu chuyển sang phương thức Collection , Hối phiếu ký phát như sau (1 điểm ): Số 134/XK Hà nội ngày 18 tháng 07 năm 2005 Số tiền: 390.000,00 USD HỐI PHIẾU 180 ngày sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của Hối phiếu này ( Bản thứ hai cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền ) trả theo lệnh của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam một số tiền là Ba trăm chín mươi ngàn Đô la Mỹ chẵn . Gửi : Hanway Co Ltd Singapore Tổng công ty may Chiến thắng,Hà Nội