Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 16: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

doc 26 trang nguyendu 5040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 16: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_trong_ngoai_thuong_chu_de_16_phuong_thuc.doc
  • pptxC15. Phương thức thanh toán LC.pptx

Nội dung text: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 16: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

  1. Chủ đề 16 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ A. Khái quát về L/C 1.Khái niệm: - Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. - Theo điều 3 của UCP 500: những thuật ngữ ‘Documentary credit(s) và “stanby Letter(s) of Credit” sau đây gọi tắt là Tín dụng thư , có nghĩa là bất cứ sự thỏa thuận nào, dù được gọi hoặc mô tả như thế này, theo đó một Ngân hàng ( Ngân hàng mở) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng ( Người yêu cầu) hoặc thay mặt chính mình. i. Phải tiến hành việc trả tiền cho một người thứ ba (người hưởng) hoặc theo lệnh người này, hoặc phải chấp nhận và trả tiền những hối phiếu do người hưởng ký phát, hoặc ii. Ủy nhiệm cho một ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền đó, hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu đó hoặc iii. Ủy nhiệm cho Ngân hàng khác chiết khấu khi các chứng từ quy định được xuất trình, nếu các điều kiện của Tín dụng thư được thực hiện đúng. - Theo điều 2 của UCP 600: tín dụng là một thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên như thế nào, nhưng không thể hủy bỏ và do đó là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành về việc thanh toán cho một xuất trình phù hợp. => Thư tín dụng được lập trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, song sau khi được thiết lập thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương.Tính độc lập của nó được thể hiện là nhà xuất khẩu chỉ cần xuất trình một bộ hồ sơ phù hợp với những điều kiện và nội dung của L/C đã được mở thì ngân hàng phải trả tiền cho người bán cho dù thực trạng của hàng hóa như thế nào. Nếu hàng hóa không đúng như trong chứng từ thì 2 bên phải trực tiếp giải quyết với nhau. Trong trường hợp bên nhập khẩu không trả tiền thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả tiền cho nhà xuất khẩu, thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã được quy định trong L/C. 2. Đặc điểm L/C - Ngân hàng và các bên tham gia liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không dựa trên hàng hóa hoặc dịch vụ. - L/C phải chỉ rõ là hủy ngang hay không hủy ngang,nếu không chỉ ra như vậy nó sẽ được coi là không hủy ngang - Chứng từ được coi như không phù hợp với các điều khoản quy định trong L/C nếu chứng từ mâu thuẫn với các điều khoản quy định của L/C hay các chứng từ mâu thuẫn nhau. 1
  2. -NH có một khoảng thời gian hợp lý không quá 5 ngày làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ và xác định chứng từ phù hợp hay không phù hợp. -Ngân hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C -Ngân hàng không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ do truyền tin, về lỗi chính tả phát sinh trong quá trình chuyển giao hoặc truyền tin. 3. Chức năng L/C - Chức năng thanh toán: khi người xuất khẩu gửi bộ hồ sơ đòi tiền cho ngân hàng thì trong đó có các chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hóa, chứng mình người bán đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng theo hợp đồng đã kí với người mua , và là cơ sở để ngân hàng thanh toán cho người xuất khẩu. - Chức năng tín dụng : thư tín dụng là văn bản thể hiện loại tín dụng do ngân hàng cung cấp cho nhà nhập khẩu và là sự cam kết trực tiếp của ngân hàng cho người xuất khẩu. “tín dụng “ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là tín nhiệm chứ không hẳn là một khoản vay theo nghĩa thông thường, ví dụ như nếu nhà nhấp khẩu yêu cầu ngân hàng mở L/C thì ngân hàng chỉ chấp nhận khi khách hàng ký quỹ 100% giá trị của thư. Như vậy là ngân hàng không cấp một khoản tín dụng nào. - Chức năng đảm bảo thanh toán : Nghĩa là ngân hàng cam kết độc lập đối với nhà xuất khẩu là sẽ thanh toán ngay khi nhận được bộ chứng từ phù hợp mà không phụ thuộc vào ý muốn hay khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Đồng thời quyền lợi bên nhập khẩu cũng được bảo vệ vì ngân hàng mở L/C đóng vai trò trung gian kiểm soát chứng từ liên quan đến hợp đồng thương mại và L/C. 4. Các văn bản điều chỉnh Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều tiết đồng thời bởi các nguồn luật,công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia, bên cạnh đó còn chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế, đó là: -“ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP) - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (ISBP) -Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (eUCP) -Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C(URR) B. Nội dung Số hiệu địa điểm ngày mở L/C Tên, địa chỉ những người có liên quan Số tiền của thư tín dụng Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng Những nội dung về hàng hóa 2
  3. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C Những điều khoản đặc biệt khác Chữ kí của ngân hàng mở L/C Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C: Số hiệu: tạo thuận tiện trong việc trao đổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch thanh toán, tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng. Số hiệu còn được dùng để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộ chứng từ thanh toán như hối phiếu và các chứng từ có liên quan khác. Địa điểm phát hành L/C: là nơi ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho người thụ hưởng. Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng, để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có). Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người thụ hưởng, là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người XK kiểm tra xem người NK có mở L/C đúng thời hạn không Tên, địa chỉ những người có liên quan + Người yêu cầu mở thư tín dụng + Người hưởng lợi + Ngân hàng mở thư tín dụng + Ngân hàng thông báo + Ngân hàng trả tiền (nếu có) + Ngân hàng xác nhận (nếu có) + Các tổ chức khác: cung cấp các chứng từ có liên quan như Bộ thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Số tiền của thư tín dụng Số tiền phải được ghi vừa bằng số và bằng chữ và phải thống nhất với nhau. Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác. Không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khó khăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được hoặc là một giới hạn chênh lệch hơn kém % của tổng số tiền. Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng - Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng: Là thời hạn mà ngân hàng mở cam kết trả tiền cho người hưởng lợi, nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực đó và phù hợp với quy định trong thư tín dụng đó, được tính từ lúc mở L/C đến hết ngày hiệu lực của L/C - Thời hạn trả tiền: Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm). Ðiều này hoàn toàn tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã 3
  4. ký kết.Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngoài thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp này, cần lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng - Thời hạn giao hàng: Ðược ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Ðây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng. Những nội dung liên quan tới hàng hoá: tên hàng,số lượng,trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu cũng được ghi cụ thể trong nội dung thư tín dụng. Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB,CIF ) nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng, cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung thư tín dụng. Những nội dung về hàng hóa Bao gồm tên hàng số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì mã ký hiệu Nhưng nội dung về vận tải, giao nhận hàng Bao gồm điều kiện cơ sở giao hàng(FOB,CIF,CFR) noi gửi nơi giao hàng cách vận chuyển cách giao hàng Những chứng từ người xuất khẩu phải xuất trình Ðây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thanh nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho người hưởng lợi. Thông thường bộ chứng từ bao gồm: - Bản gốc thư tín dụng - Hóa đơn thương mại - Giấy tờ bảo hiểm - Vận đơn - Giấy chứng nhận kiểm định, giấy chứng nhận xuất xứ - Bản kê khai hàng hóa - Và một số giấy tờ khác theo yêu cầu của người nhập khẩu Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C 4
  5. Nội dung này ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C, cam kết trả tiền bằng uy tín và trách nhiệm của mình đối với khách hàng. Cam kết này là một cam kết có điều kiện tức là ngân hàng chỉ thực hiện cam kết nếu người xuất khẩu phải trình được toàn bộ chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong L/C. Những điều khoản đặc biệt khác Ngân hàng mở L/C nhập khẩu có thể thêm những nội dung khác Chữ ký của ngân hàng mở L/C Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên tham gia phải thỏa thuận ghi vào văn bản của hợp đồng và có dẫn chiếu trong L/C. C. Các loại L/C và quy trình nghiệp vụ chung I. Quy trình nghiệp vụ chung Quy trình nghiệp vụ chung: H ợp đồng ngoại thương Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu (3) (9) (4) (2) (1) (6) (7) Ngân hàng thông (2) báo Ngân hàng phát (5) (5) (ngân hàng trả hành tiền) (8) (1) Người NK làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình. (2) Ngân hàng mở L/C và gửi cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C , đồng ý -> ký xác nhận và gửi cho người xuất khẩu. (3) Người xuất khẩu kiểm tra L/C: 5
  6. - Đồng ý -> tiến hành giao hàng - Không đồng ý -> yêu cầu tu chỉnh (4) Sau khi giao hàng, người XK lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản ghi trong L/C gửi ngân hàng thông báo và xác nhận yêu cầu thanh toán (5) Ngân hàng thông báo xác nhận và tiến hành kiểm tra, nếu bộ chứng từ phù hợp -> chuyển chứng từ + hối phiếu + thư đòi tiền qua ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán (6) Ngân hàng phát hành gửi hối phiếu và bản copy bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu yêu cầu thanh toán (7) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ: - Phù hợp: thanh toán - Không phù hợp: từ chối thanh toán - Sau khi thanh toán, ngân hàng mở L/C gửi bộ chứng từ gốc cho người NK đi nhận hàng (8) (9) Ngân hàng mở L/C thanh toán cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo II. Phân loại L/C 1. Theo công dụng của thư tín dụng, L/C gồm các loại: 1.1. L/C có thể hủy ngang: (Revocable letter of credit) - Khái niệm: là loại L/C có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo cho người hưởng lợi. - Thuận lợi đối với người mua: thư tín dụng hủy ngang tạo cho người mua sự chủ động tối đa vì nó có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ mà không cần thông báo cho người bán. - Bất lợi đối với người bán: vì việc sửa đổi hoặc hủy thư tín dụng có thể xảy ra khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển hoặc trước khi việc thanh toán được thực hiện nên hình thức này chứa đựng những rủi ro đối với người bán. - Trường hợp sử dụng: vì những rủi ro có thể gây ra cho người bán nên loại L/C có thể hủy ngang chỉ được sử dụng trong các trường hợp: + Việc giao hàng được thực hiện giữa công ty mẹ và công ty con. + Giữa người mua và người bán có quan hệ tín dụng tốt. Tuy nhiên khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏ hoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị. 1.2. L/C không thể hủy ngang: (Irrevocable letter of credit) 6
  7. - Khái niệm: là loại L/C sau khi đã được ngân hàng mở thì không thể sửa đổi bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu chưa có sự thỏa thuận của các bên tham gia. - Điều kiện để L/C không thể hủy ngang có thể hủy bỏ: Trong trường hợp các bên cùng đồng ý hủy bỏ L/C thì nó được công nhận không còn giá trị thực hiện. Song sau khi thỏa thuận với người thụ hưởng về hủy bỏ L/C, người mở L/C phải thương lượng với ngân hàng phát hành, ngân hàng này liên hệ với ngân hàng xác nhận (nếu có) để có được sự xác thực đồng ý hủy bỏ L/C. Do vậy, muốn hủy bỏ L/C trong trường hợp là loại L/C không hủy ngang đã được thiết lập phải được sự đồng thuận của người thụ hưởng, ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận (nếu có). - Trường hợp sử dụng: được sử dụng rộng rãi trong thanh toán xuất nhập khẩu vì nó đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia. Qui trình nghiệp vụ L/C không thể hủy ngang: Hợp đồng ngoại thương Nhà xuất Nhà nhập khẩu khẩu 3.Hàng hóa 9.Thanh 7.Thanh toán toán 4.Bộ H1.Đơn 6.Bộ chứng chứng 2.L/C xin mở từ L/C từ 2.L/C NHTB/NH Tương tự qui trình5.Bộ L/C chứng chung ươngtừ + HP NHPH 1.3. L/Ctrả xác tiền nhận: (Confirming+ Thư đòi tiền L/C) - Khái niệm: là loại 8.Thanhthư tín toán dụng không thể hủy ngang, được một ngân hàng khác xác nhận, điều đó có nghĩa là ngoài cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành L/C còn có thêm sự cam kết thanh toán của ngân hàng xác nhận. - Mục đích của việc xác nhận: Xuất phát từ yêu cầu của người hưởng lợi khi họ nghi ngờ khả năng thanh toán và uy tín của ngân hàng phát hành hoặc lo lắng về tình hình chin trị và khả năng an toàn của nước người mua. - Lựa chọn ngân hàng xác nhận: để đảm bảo an toàn, NHXN có thể yêu cầu NHPH kí quỹ theo tỷ lệ nhất định. Ngược lại, để đảm bảo quyền lợi của mình, NHPH sẽ thỏa thuận với khách hàng để chọn ngân hàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu làm NHXN. 7
  8. - Phí xác nhận: thường được tính trên cơ sở mức rủi ro cao nhất có thể xảy ra, căn cứ vào: độ rủi ro tại nước của ngân hàng phát hành LC, thời hạn hiệu lực của LC, mức xếp hạng của ngân hàng phát hành LC *Qui trình nghiệp vụ của L/C xác nhận: Hợp đồng ngoại thương Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu 4.Hàng hóa 10.Thanh 5.Bộ 3.L/C đã 1.Đơn 7.Bộ 8.Thanh toán chứng được xác xin mở chứng toán từ + HP nhận L/C từ 2.L/C NH thông báo/ 6.Bộ chứng từ + HP NHPH xác nhận 9.Thanh toán 1.Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình 2. Ngân hàng mở L/C gửi cho NHXN 3.NHXN kiểm tra và xác nhận L/C theo yêu cầu của NHPH Các bước sau tương tự L/C không hủy ngang 2.Phân loại căn cứ vào thời hạn thanh toán: 2.1. L/C trả ngay: (L/C payable by draft at sight) Là loại L/C không thể hủy ngang, phải thanh toán ngay khi hối phiếu (hối phiếu trả ngay) được xuất trình. Rủi ro tiềm ẩn là Người nhập khẩu phải thanh toán trước khi nhận được hàng do hối phiếu và bộ chứng từ thường đến trước khi hàng nhập cảng. 2.2. L/C trả chậm: (L/C available by deffered payment) Là loại L/C trong đó NHPH cam kết thanh toán cho người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng một số ngày sau khi bộ chứng từ hoàn hảo đượ xuất trình hoặc sau ngày giao hàng. Gồm: L/C có kỳ hạn, L/C trả dần a.L/C có kỳ hạn: NHPH chấp nhận hối phiếu (do Người nhập khẩu ký chấp nhận thanh toán) có kỳ hạn của người hưởng lợi ký phát khi họ xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo, Người xuất khẩu giữ hối phiếu đến kỳ hạn thanh toán trình cho NHPH để được thanh toán hoặc có thể bán/ chuyển nhượng trên thị 8
  9. trường. Các NHPH có thể mua hối phiếu chấp nhận thanh toán cho chính mình. (trong trường hợp này NHPH đóng vai trò là người được nhờ thu hối phiếu đã được chấp nhận, tuy nhiên vẫn có nghĩa vụ thanh toán cho Người xuất khẩu). (ở bước 6 tách thành 2 bước, 6. bộ chứng từ( không hối phiếu), 7 bộ chứng từ, 8 hối phiếu từ NXK đến NHTB, 9 hối phiếu từ NHTB đến NHPH, 10. thanh toán từ NNK đến NHPH, 11. thanh toán ) b.L/C trả dần: không ký phát hối phiếu, mà NHPH cam kết thanh toán theo những thời hạn quy định rõ trong L/C. L/C do người bán kí phát. Do đó người bán không có quyền lợi pháp lý đối với hối phiếu và quyền truy đòi liên quan đến hối phiếu đó. Qui trình nghiệp vụ L/C có kỳ hạn Giai đoạn 1: thực hiện L/C trả chậm Hợp đồng ngoại thương Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu 4.Hàng hóa 1.Đơn 7a.Bộ 7b.Chấp 6b.HP 5.Bộ 3.L/C được chấp chứng xin mở chứng nhận Thanh nhận từ + HP L/C từ toán 2.L/C NHTB NHPH 6a.Bộ chứng từ + HP 6b.HP được chấp nhận 1-4 tương tự 1-3 L/C không hủy ngang 5. Sau khi giao hàng, người XK lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản ghi trong L/C và ký phát hối phiếu gửi ngân hàng thông báo và xác nhận yêu cầu thanh toán. 6a. Ngân hàng thông báo xác nhận và tiến hành kiểm tra, nếu bộ chứng từ phù hợp -> chuyển chứng từ + hối phiếu qua ngân hàng mở L/C yêu cầu thanh toán 6b. NHPH gửi hối phiếu được chấp nhận cho nhà xuất khẩu thông qua NHTB. 7a. Ngân hàng phát hành gửi hối phiếu và bản copy bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu yêu cầu thanh toán 9
  10. 7b. Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ: - Phù hợp: thanh toán - Không phù hợp: từ chối thanh toán Sau khi thanh toán, ngân hàng mở L/C gửi bộ chứng từ gốc cho người NK đi nhận hàng Giai đoạn 2: Khi hối phiếu đáo hạn, chuyển sang nhờ thu hối phiếu đã được chấp nhận Nhà xuất Nhà nhập khẩu khẩu 1.HP 4.Ghi nợ được 3.Thanh toán 2.HP đã chấp nhận TK nhà chấp nhập khẩu nhận + điện đòi tiền 3.Thanh toán NHTB NHPH (1)Nhà xuất khẩu gửi hối phiếu được chấp nhận cho NHTB (2)NHTB gửi hối phiếu đã chấp nhận + điện đòi tiền đến NHPH (3)NHPH thanh toán cho nhà xuất khẩu thông qua NHTB (4)NHPH ghi nợ TK cho nhà nhập khẩu 2.3. L/C chấp nhận: (L/C available by acceptance)là loại L/C trong đó NHPH L/C thực hiện chấp nhận hối phiếu hoặc chỉ định bên thứ ba chấp nhận hối phiếu, với điều kiện người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ theo qui định của L/C. 3. Trên giác độ quan hệ với đối tác: 3.1. L/C trực tiếp: ( Straight L/C) - Khái niệm: Là lọai L/C trong đó nghĩa vụ thanh toán của NHPH chỉ giới hạn duy nhất đối với người thụ hưởng của L/C. Người thụ hưởng xuất trình chứng từ trực tiếp cho NHPH L/C tại địa điểm giao dịch của NHPH L/C khi hết hạn hiệu lực. 3.2. L/C cho phép chiết khấu: (L/C available by negotiation) - Khái niệm: Là loại L/C trong đó NHPH L/C ủy quyền cho một ngân hàng nhất định (trường hợp hạn chế - Restricted negotiation) hoặc cho phép bất kỳ ngân hàng nào(trường hợp không hạn chế - Freely negotiation) mua lại bộ chứng từ hoàn hảo do người thụ hưởng xuất trình. L/C chiết khấu có thể được xác nhận hoặc không được xác nhận. Thông thường ngân hàng được ủy quyền sẽ chỉ mua 10
  11. chứng từ với điều kiện được bảo lưu, nghĩa là NHCK giành quyền truy đòi lại từ người thụ hưởng số tiền đã chiết khấu nếu không thu được từ NHPH L/C. 4. Các loại L/C đặc biệt. 4.1. L/C ĐIỀU KHOẢN ĐỎ ( Red clause L/C) : là loại L/C trong đó có 1 điều khoản ghi rõ điều khoản đặc biệt ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo (hay ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông báo) để thực hiện ứng trước cho người hưởng 1 số tiền nhất định trước khi giao hàng , thông thường số tiền ứng trước tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị L/C và phải xuất trình chứng từ tại ngân hàng mà họ đã nhận tiền ứng trước và phải bồi hoàn lại số tiền này nếu không xuất trình đủ chứng từ hợp lệ trong thời hạn quy định. Số tiền ứng trước này được thực hiện theo yêu cầu của người mở L/C. VD: “ người XK được ứng trước 50% giá trị của L/C bằng xuất trình hối phiếu đòi tiền kèm theo cam kết các chứng từ giao hàng sẽ được xuất trình qua ngân hàng chiết khấu (ngân hàng chỉ định) trong 1 thời hạn hiệu lực cho phép”. Rủi ro xảy xảy ra là tiền ứng trước có thể bị sử dụng không đúng mục đích, chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình có thể không phù hợp hoặc người xuất khẩu không hoàn thành được việc sản xuất hàng hóa mà cũng không hoàn lại được tiền ứng trước cho ngân hàng. Để tăng thêm độ an toàn cho khoản tiền ứng trước các bên có thể thỏa thuận về việc phát hành 1 L/C điều khoản đỏ có đảm bảo, còn gọi là tín dụng điều khoản xanh. Nghĩa là bên cạnh các chứng từ như ví dụ trên người hưởng lợi còn phải xuất trình thêm thư bảo lãnh của 1 ngân hàng, hoặc 1 giấy nhập kho chứng minh việc hàng tập kết chuẩn bị giao cho mua. Điều khoản ứng trước này phải được người yêu cầu mở L/C quy định cụ thể và chịu trách nhiệm đối với ngân hàng phát hành L/C về điều khoản đó. *Quy trình nghiệp vụ : HĐ ngoại thương NHÀ XUẤT NHÀ NHẬP KHẨU KHẨU (9) (5) (2) (3) (1) (6) (7) (3) (3) (2) (5) NGÂN HÀNG (8) NGÂN HÀNG THÔNG BÁO/ PHÁT HÀNH NGÂN HÀNG 11 TRẢ TIỀN
  12. 1. Đơn xin mở L/C 2.Tiền ứng trước 3. L/C 4. Hàng hóa 5. Bộ chứng từ + hối phiếu 6. Bộ chứng từ 7. Thanh toán 8. Thanh toán Với “điều khoản đỏ” NH phát hành cam kết ứng trước 1 số tiền nhất định của L/C khi nhận được các chứng từ như : _ Hối phiếu của số tiền ứng trước. _ Hóa đơn. _ Giấy nhận nợ hoặc cam kết giao hàng. *Lợi thế L/C điều khoản đỏ: _ Dùng rộng rãi trong thanh toán XNK, đặc biệt đối với hàng hóa nông, lâm sản Với hình thức này bên bán nhận được 1 số tiền trước khi giao hàng từ 10- 25% tùy theo thỏa thuận giữa 2 bên nhằm giảm khó khăn tài chính, chuẩn bị hàng XK và có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. _ Đối với bên mua (nhập khẩu) L/C theo điều khoản đỏ buộc họ phải mở L/C tương đối sớm trước khi giao hàng, chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước tiền , nhưng đổi lại họ được bù đắp bằng gía hàng thấp hơn và ổn định được nguồn hàng nhập, đặc biệt khi giá quốc tế biến động bất lợi . _ Đối với ngân hàng ứng trước tiền L/C theo điều khoản đỏ chính là khoản cho vay ứng trước tiền hàng xuất khẩu. 4.2. L/C TUẦN HOÀN ( REVOLVING L/C): là loại L/C không thể hủy ngang mà sau khi sử dụng xong ,hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì sẽ tự động khôi phục lại giá trị như cũ mà không cần mở L/C mới. Quy trình giống như L/C không thể hủy ngang, sau khi thực hiện bước 9 thì quy trình được lặp lại từ bước thứ 3 cho tới khi hết tổng giá trị L/C . Được sử dụng trong thanh toán với các bạn hàng quen biết ,với số lượng hàng, chủng loại hàng mua bán ổn định trong 1 thời gian dài. VD: 1 HĐ nhập khẩu trị gía 100.000 USD thực hiện trong 12 tháng, hàng giao là 4 đợt, trị giá trong từng lần giao hàng như nhau. * L/C tuần hoàn có thể khống chế việc thực hiện tuần hoàn theo 2 cách: _ Theo thời gian: là khống chế thời hạn hiệu lực của L/C trong mỗi lần tuần hoàn và tổng giá trị L/C. +L/C tích lũy. +L/C không tích lũy. 12
  13. _Theo giá trị: là L/C được phép khôi phục lại giá trị ngay khi giá trị cũ đã được sử dụng. Loại L/C này ít được sử dụng vì nó tạo ra 1 cam kết vô hạn của ngân hàng phát hành. Có 3 cách tuần hoàn: tự động, không tự động và hạn chế. L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn, số tiền tối thiểu của mỗi lần. Đồng thời phải ghi rõ là loại nào, có được cộng dồn số dư tiền vào L/C kế tiếp không 4.3.L/C CHUYỂN NHƯỢNG ( TRANSFERABLE L/C): là 1 L/C mà người hưởng đầu tiên ( First beneficiary) có thể yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển nhượng toàn bộ hoặc 1 phần giá trị L/C gốc(Prime L/C) cho 1 hoặc nhiều người hưởng lợi thứ 2 . Mục đích : giúp cho NXK (thực chất là đối tác trung gian ) tiến hành dịch vụ XK mà không cần đến vốn của mình. Trong L/C chuyển nhượng , người hưởng lợi thứ nhất không tự động cung cấp được hàng hóa mà chỉ là trung gian môi giới giữa người cung cấp hàng hóa và người môi giới cuối cùng và L/C chỉ được chuyển nhượng 1 lần, có nghĩa là người hưởng lợi thứ 2 không được chuyển nhượng cho người hưởng lợi thứ 3. L/C chuyển nhượng thường được sử dụng khi người hưởng lợi thứ nhất là đại lý cho NNK , khi đó họ không cần phải giữ bí mật về người cung cấp hàng hóa. Trong nghiệp vụ này, người hưởng lợi thứ 2 chịu nhiều rủi ro hơn cả. Họ chỉ nhận được tiền khi người hưởng lợi thứ nhất được người mua thanh toán. Vì vậy họ gánh chịu rủi ro không những về người mua và ngân hàng phát hành , mà cả về người hưởng lợi thứ nhất và ngân hàng chuyển nhượng. Quy trình ngiệp vụ: (5) NGƯỜI NGƯỜI NHÀ NHẬP CUNG CẤP TRUNG GIAN KHẨU (4) (3) (1) (9) (6) (2) (8) NH THÔNG13 BÁO/ NGÂN HÀNG NH CHUYỂN NHƯỢNG PHÁT HÀNH
  14. (2) (11) (7) (10) 1. Đơn xin mở L/C. 2. L/C. 3. Yêu cầu chuyển nhượng L/C. 4. L/C đã được chuyển nhượng. 5. Hàng hóa. 6. Bộ chứng từ- hối phiếu. 7. Chứng từ+ bộ hối phiếu. 8. Bộ chứng từ. 9. Thanh toán. 10. Thanh toán. 11. Thanh toán. 4.4.L/C GIÁP LƯNG( BACK TO BACK L/C): Khi người hưởng nhận được 1 L/C ( L/C gốc không phải L/C chuyển nhượng) song không thể tự mình cung cấp hàng hóa, khi đó họ có thể thỏa thuận với ngân hàng của mình phát hành 1 L/C thứ 2, L/C đối( L/C giáp lưng) với nội dung tương tự cho người cung cấp hàng hóa. Như vậy điều khác biệt cơ bản và quan trọng nhất so với nghiệp vụ L/C chuyển nhượng là L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau, ngân hàng phát hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ của L/C giáp lưng, hay nói cách khác nghĩa vụ và trách nhiệm của 2 ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng hoàn toàn độc lập với nhau. Vì vậy người cung cấp hàng hóa có thể yên tâm về mặt thanh toán. Giữa L/C chủ và L/C đối(L/C giáp lưng) không có mối liên hệ pháp lý nào. Người thụ hưởng L/C giáp lưng không có liên quan gì đến L/C chủ. Đây cũng là 1 rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C giáp lưng nếu ngân hàng phát hành L/C gốc từ chối thanh toán, vì vậy không phải lúc nào ngân hàng cũng coi L/C gốc là vật đảm bảo để phát hành L/C giáp lưng(có thể sử dụng chế độ ký quỹ và thế chấp đối với người hưởng lợi thứ nhất (người hưởng lợi trung gian)). 14
  15. Tuy 2 L/C gốc và L/C giáp lưng là giống nhau, nhưng xét cụ thể phải chú ý sự khác biệt sau: -Số tiền của L/C giáp lưng thường nhỏ hơn số tiền của L/C gốc. Số chênh lệch này thường bao gồm chi phí cho nhà trung gian. - Đơn giá của L/C giáp lưng thường thấp hơn đơn giá của L/C gốc. -Thời hạn giao hàng L/C giáp lưng sớm hơn L/C gốc. - Thời hạn hiệu lực của L/C giáp lưng ngắn hơn L/C gốc. Người cung Người trung (9a) Nhà nhập cấp gian khẩu (5) (8) (4) (6) (9b) (2) (1) (11) (3) 12 (7) (14) (2) NH THÔNG BÁO/ NH PHÁT HÀNH NH CHUYỂN L/C GỐC NHƯỢNG (10) (13) 1. Đơn xin mở L/C. 2. L/C 3. Đơn xin mở L/C giáp lưng 15
  16. 4. L/C giáp lưng. 5. Hàng hóa. 6. Bộ chứng từ L/C giáp lưng 7. Thanh toán L/C giáp lưng 8. Bộ chứng từ L/C giáp lưng 9a. Hàng hoá 9b. Bộ chứng từ 10 Bộ chứng từ 11 Bộ chứng từ 12 Thanh toán 13 Thanh toán 4.5 L/C DỰ PHÒNG( STANDBY L/C): Để bảo vệ quyền lợi cho NNK trong trường hợp NXK đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng khó khăn trong giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, người NK đòi hỏi ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành 1 L/C trong đó cam kết với người NK là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc , tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà NK , L/C này được gọi là L/C dự phòng. Thực chất đây là 1 hình thức bảo lãnh của ngân hàng, là 1 loại tín dụng chứng từ hoặc 1 thỏa thuận tương tự, dù được gọi hay miêu tả bằng cách nào, theo đó ngân hàng phát hành L/C cam kết với người thụ hưởng: _ Trả khoản tiền mà người yêu cầu mở thư tín dụng đã vay hoặc nhận ứng trước. _ Bồi hoàn về những thiệt hại do người yêu cầu mở không thực hiện được nghĩa vụ của chính mình. Đồng thời đây cũng là cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người hưởng lợi. Song khác với thư tín dụng truyền thống là phương tiện thanh toán của người mua cho người bán theo hợp đồng thương mại, thì thư tín dụng dự phòng chỉ được sử dụng để phòng ngừa đối tác vi phạm nghĩa vụ hay cam kết, gây hậu quả xấu cho người hưởng, đúng như tiêu đề của nó là “dự phòng” và việc thanh toán sẽ được thực hiện khi người hưởng xuất trình được những bằng chứng nêu lên những điều kiện cam kết không được tôn trọng. Như vậy thực chất thư tín dụng giống như 1 thư bảo lãnh của ngân hàng. 16
  17. Quy trình thanh toán: NHÀ XUẤT NHÀ NHẬP Hợp đồng ngoại thương KHẨU KHẨU 4.Đơn 3.L/C thương 1. Đơn xin mở L/C mại xin mở L/C 6.L/C dự dự phòng thương mại phòng 2.L/C thương mại NH PHỤC VỤ NH PHỤC VỤ 5.L/C dự phòng NGƯỜI XK NGƯỜI NK Điểm khác biệt giữa thư tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng: _ Trong thư tín dụng thương mại yêu cầu bộ chứng từ xuất trình để thanh toán phải chứng minh việc người hưởng lợi đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. _ Trong thư tín dụng dự phòng, việc xuất trình chứng từ nhằm mục đích chứng minh việc người yêu cầu mở thư tín dụng không thực hiện cam kết trong hợp đồng, khi đó ngân hàng mở thư tín dụng phải thanh toán ngay số tiền mở L/C cho người thụ hưởng. Thư tín dụng thương mại Thư tín dụng dự phòng Là phương thức thanh toán Là công cụ bảo lãnh Nghĩa vụ thanh toán được các bên Nghĩa vụ thanh toán các bên không 17
  18. mong muốn thực hiện mong muốn thực hiện Chứng từ thanh toán phức tạp Chứng từ thanh toán đơn giản Áp dụng UCP-500 Áp dụng UCP500 hoặc ISP 98 ISP 98 (Quy tắc thực hành tín dụng dự phòng quốc tế - International Standby Letter of credit) là 1 tài liệu do Phòng thương mại quốc tế ban hành quy định các quy tắc thực hành về Thư Tín Dụng dự phòng, được xuất bản năm 1998 và có hiệu lực từ1/1/1999. ISP được phát triển từ UCP 600. 4.6 L/C ĐỐI ỨNG (RECIPROCAL L/C): L/C thông thường chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở. Trong 2 L/C phải có 1 L/C mở trước và trên đó có ghi “ L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở lại 1 L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng” và ngược lại trong L/C đối ứng phải ghi câu :” L/C này đối ứng với L/C số mở ngày tại ngân hàng ” L/C đối ứng được sử dụng trong các trường hợp: _ Trong phương thức mua bán hàng đổi hàng (mua nguyên liệu, bán lại thành phẩm) _ Nhà cung cấp nguyên liệu và nhà gia công ở 2 nước khác nhau. + Đảm bảo quyền lợi cho người gia công vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng quy định , nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ sử dụng. + Trong giao dịch người bán đồng thời là người mua và ngược lại. D. Các bên tham gia thanh toán trong L/C 1. Người yêu cầu (Applicant) 1.1 Người yêu cầu là bên mà theo yêu cầu của bên đó, tín dụng được phát hành. 18
  19. 1.2 Điều kiện để mở L/C: người nhập khẩu phải nộp tại ngân hàng. Giấy đăng kí kinh doanh. Tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng. 1.3 Thủ tục mở L/C: a. Nộp các giấy tờ. Đối với L/C trả ngay: - Giấy phép nhập khẩu. - Quota (với hàng hóa quản lí bằng hạn ngạch). - Hợp đồng nhập khẩu (bản sao). - Đơn xin mở L/C at sigh (theo mẫu in sẵn của ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã kí kết. Đối với L/C trả chậm: - Giấy phép nhập khẩu (nếu có) hoặc Quota nhập khẩu. - Phương án bán hàng để thanh toán hập khẩu. - Đơn xin mở L/C trả chậm (theo mẫu in sẵn của ngân hàng). - Đơn xin bảo lãnh và cam kết trả nợ (theo mẫu của Ngân hàng). Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã kí kết. Nội dung của đơn mở L/C: 1) Tên, địa chỉ đầy đủ của người thụ hưởng. 2) Loại L/C, theo điều 3 UCP600 một L/C sẽ là không hủy ngang ngay cả khi L/C không quy định như thế, bởi vậy, để là L/C có thể hủy ngang thì thì phải ghi rõ là có thể hủy ngang. 3) Chi tiết của L/C chuyển qua NH thông báo bằng thư hay bằng điện. Nếu bằng thư cần kiểm tra thời gian xem có đủ trước khi L/C hết hạn. 4) Giá trị của L/C. 5) Những chứng từ yêu cầu xuất trình. 6) Mô tả hàng hóa, đây là yếu tố hết sức quan trọng, đối với hóa đơn phải mô tả chính xác như mô tả của L/C, các chứng từ khác chỉ cần mô tả chung và không mâu thuẫn với L/C. 7) Ngày giao hàng cuối cùng và ngày hết hạn. Không cần chỉ ra ngày giao hàng cuối cùng, nhưng nếu chỉ ra thì không được muộn hơn ngày hết hạn hiệu lực của L/C. 8) Nếu giá trị L/C ghi bằng ngoại tệ khách hàng và ngân hàng nên kí hợp đồng đảm bảo phòng ngừa rủi ro hối đoái. 9) Người xin mở L/C phải kí vào đơn xin mở L/C. ( Mẫu đơn xin mở L/C của Vietcombank.) Lưu ý khi làm đơn mở L/C: 1. Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã kí kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình. 19
  20. 2. Trên đơn phải có chữ kí của Giám đốc và Kế toán trưởng đon vị nhập khẩu. Nếu nhập khẩu ủy thác thì trên đon mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ kí: Giám đốc, kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu ủy thác, Giám đốc, kế toán trưởng của đon vị nhận ủy thác. 3. Có thể fax đơn xin mở L/C cho nhà xuất khẩu xem trước để tránh sửa chữa nhiều lần. 4. Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị chỉnh sửa nếu cần để bảo vệ quyền lợi của mình. b. Kí quỹ mở L/C: Số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng lớn hơn số tiền kí quỹ ngân hàng trích từ khoản tiền gửi chuyển sang tài khoản kí quỹ. Số dư tài khoản tiền gửi của khách hàng nhỏ hơn số tiền kí quỹ giải quyết bằng hai cách sau: - Mua ngoại tệ để kí quỹ. - Vay ngoại tệ để kí quỹ. c. Thanh toán phí mở L/C: Phí mở L/C tùy theo mức nhà nhập khẩu thực hiện kí quỹ. Biểu phí dịch vụ của Vietcombank. 1.4 Lợi ích và rủi ro của người yêu cầu: a. Lợi ích: i. Được sự trợ giúp của ngân hàng trong việc đảm bảo các điều kiện của L/C được tuân thủ. ii. Dễ dàng được ngân hàng tài trợ về vốn. iii. Được các điều khoản UCP500 bảo vệ. b. Bất lợi: i. Buộc phải thanh toán bất kể hàng hoá tốt hay xấu do ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ. Rủi ro thuộc về phía người mua.Nếu người bán cố ý lập các chứng từ hàng hoá giả mạo, người mua sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do lừa đảo từ phía người bán. 2. Người thụ hưởng L/C (Benificiary) 2.1 Người thụ hưởng là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một tín dụng được phát hành. 2.2 Trách nhiệm của người thụ hưởng: - Người thụ hưởng phải kiểm tra kỹ nội dung của thư tín dụng, nếu chấp thuận thì giao hàng cho người mua theo thư tín dụng, nếu không chấp nhận hoặc cần phải sửa đổi hoặc bổ sung những nội dung trong thư tín dụng thì người bán 20
  21. điện cho người mua hoặc ngân hàng cho ngân hàng mở thư tín dụng để ngân hàng đề nghị người mua sửa thư tín dụng. - Theo Điều 10 UCP 600: người hưởng thụ phải thông báo việc chấp nhận, sửa đổi, từ chối thư tín dụng. Nếu người thụ hưởng không thông báo như thế mà xuất trình lại phù hợp với tín dụng và với bất cứ sửa đổi nào chưa được chấp nhận, thì sẽ được coi như là thông báo chấp nhận sửa đổi của người thụ hưởng. Tín dụng được xem như là sửa đổi tại thời điểm xuất trình. - Sau khi hoàn thành việc giao hàng, người bán lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C và đưa đến ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng được chỉ định trong thời hạn xuất trình chứng từ. Người bán chỉ nhận được tiền khi xuất trình chứng từ phù hợp. 2.3 Lợi ích và rủi ro của người thụ hưởng. a. Lợi ích: i. Được đảm bảo thanh toán khi tuân thủ các điều khoản và điều kiện của L/C và nhận được thanh toán nhanh nhất. ii. Người bán được ngân hàng giúp đỡ tư vấn, giảm thiểu các rủi ro trong thanh toán. iii. Người bán có thể sử dụng L/C như là một phương thức tài trợ cho xuất khẩu: chiết khấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho ngân hàng hay vay vốn ngân hàng bằng thế chấp bộ chứng từ . b. Bất lợi: i. Chi phí cao. ii. Đôi khi người bán không đáp ứng được yêu cầu của L/C, nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán. 3. Các ngân hàng a. Ngân hàng phát hành L/C A1. Ngân hàng phát hành là ngân hàng theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc nhân danh chính mình phát hành một tín dụng. A2. Trách nhiệm của NHPH bao gồm 3 trách nhiệm chính Kiểm tra và phát hành L/C. Ngân hàng kiểm tra những nội dung liên quan đến phát hàng L/C, các nội dung cần được phản ánh đầy đủ, trung thực. - Số hiệu L/C. - Tên, chỉ tư cách và chữ kí của người yêu cầu, tên và địa chỉ đầy đủ của người thụ hưởng. - Ngày phát hành L/C. - Địa điểm phát hành L/C. - Số tiền, loại tiền, khối lượng và đơn giá. - Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C. 21
  22. - Thời hạn trả tiền của L/C. - Ngày giao hàng. - Những nội dung liên quan đến hàng hóa. - Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa. - Bộ chứng từ mà nhà xuất khẩu phải xuất trình. Kiểm tra chứng từ. Điều 14a: Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận nếu có và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ trên cơ sở chứng từ để quyết định chứng từ, thể hiện trên bề mặt của chúng, có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Bản chất L/C là chỉ giao dịch bằng chứng từ, do đó các chứng từ giao dịch trong L/C có tầm quan trọng đặc biệt. Ngân hàng chỉ trả tiền khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp, không chịu trách nhiệm về sự thật của hàng hóa mà bất kì chứng từ nào đại diện. Nhược điểm của phương pháp này là ngân hàng chỉ xem xét trên “ bề mặt chứng từ chứ” chứ không xem xét đến “tính chất bên trong của chứng từ”. Điều này thường hay xảy ra tranh chấp về tính tuân thủ chặt chẽ của chứng từ. Điều 14b: Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận nếu có và ngân hàng phát hành sẽ có tối đa cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không. Ngân hàng phát hành có một khoảng thời gian hợp lí không quá 5 ngày làm việc sau khi nhận được chứng từ để kiểm tra chứng từ có phù hợp hay không, nếu quá thời gian này thì NHPH không có quyền thông báo sai sót. Cam kết thanh toán. Điều 7: UCP 600 a. Với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc tới ngân hàng phát hành và với điều kiện việc xuất trình là phù hợp, ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu tín dụng có giá trị thanh toán. b. Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán kể từ khi ngân hàng đó phát hành tín dụng. c. Ngân hàng phát hành cam kết hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ định mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng phát hành. Việc hoàn trả số tiền của một xuất trình phù hợp thuộc một tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả tiền sau là vào lúc đáo hạn, dù cho ngân hàng chỉ định đã trả tiền trước hoặc đã mua trước khi đến hạn. Cam kết của ngân hàng phát hành về việc hoàn trả cho một ngân hàng chỉ định là độc lập với cam kết của ngân hàng phát hành với người thụ hưởng. 22
  23. b. Ngân hàng thông báo B1. Ngân hàng thông báo là ngân hàng tiến hành thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. NHTB xuất hiện để đảm bảo an toàn cho người thụ hưởng tránh nhận phải một L/C giả gây hậu quả nghiêm trọng. NHTB luôn phải do NHPH chỉ định và thường là NH phục vụ nhà xuất khẩu và là chi nhánh hay ngân hàng đại lí của NHPH. Mục đích chuyển L/C cho nhà xuất khẩu thông qua NHTB là để xác minh tính chân thật bề ngoài của L/C. B2. Trách nhiệm của ngân hàng thông báo: Kiểm tra tính chân thật của L/C Điều 9b: Khi tiến hành thông báo tín dụng hay sửa đổi, NHTB phải đảm bảo rằng tín dụng hoặc sửa đổi đã thỏa mãn tính chân thật bề ngoài, và thông báo phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng hoặc sửa đổi đã nhận được. Điều 9e: Nếu một ngân hàng được thông báo tín dụng hoặc sửa đổi nhưng quyết định không làm việc đó, thì nó phải thông báo không chậm trể cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được tín dụng, sửa đổi hoặc thông báo. Điều 9f: Nếu ngân hàng được thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, nhưng tự mình đã không thể xác định được tính chân thật bề ngoài của tín dụng, sửa đổi, hoặc thông báo, thì phải thông báo vấn đề đó không chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó đã nhận được các chỉ thị. Tuy nhiên nếu NHTB hoặc NHTB thứ hai quyết định thông báo tín dụng hoặc sửa đổi thì phải thông báo cho người thụ hưởng hoặc NHTB thứ hai biết rằng tự mình đã không thể xác định được tính chân thật bề ngoài của tín dụng, sửa đổi hoặc thông báo. Chuyển nguyên văn L/C cho người thụ hưởng. Điều 9a: Tín dụng và bất cứ sửa đồi nào có thể được thông báo cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng thông báo, nhưng không phải là ngân hàng xác nhận, thông báo tín dụng và các sửa đổi mà không cam kết về thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. Ngân hàng thông báo phải chuyển chính xác và đầy đủ các điều kiện và điều khoản của L/C hoặc sửa đổi L/C đã nhận được cho người thụ hưởng mà không cần có lời dịch hay giải thích nào. c. Ngân hàng xác nhận C1. Ngân hàng xác nhận là ngân hàng theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành, thực hiện xác nhận của mình đối với một tín dụng. - Theo quy định của UCP 600 thì việc xác nhận của NH khác sẽ tạo nên một cam kết chắc chắn, không hủy ngang, bổ sung vào cam kết của NHPH. 23
  24. - NHXN về lý thuyết phải là NH lớn có uy tín, tuy nhiên trong thực tế thì người thụ hưởng có thể chỉ định NHXN, nếu không chỉ định thì NHPH sẽ tự chọn, và NHTB thường được đề nghị làm NHXN. - Trách nhiệm trả tiền trước hết thuộc về NHPH, nếu NH này không trả tiền thì NHXN phải trả thay. C2. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận. Điều 8 UCP 600: a. Nếu L/C quy định chứng từ xuất trình tới NHXN hoặc đến bất cứ NHđCĐ nào khác cà xuất trình là phù hợp thì NHXN phải: i. Thanh toán, nếu L\C có giá trị. ii. Chiết khấu miễn truy đòi, nếu L/C có giá trị chiết khấu tại NHXN. b. NHXN bị ràng buộc không hủy ngang đối với việc thanh toán hoặc chiết khấu kể từ thời điểm xác nhận L/C. c. NHXN cam kết hoàn trả tiền cho một NHđCĐ khác khi ngân hàng này đã thanh toán hoặc đã chiết khấu đối với xuất trình phù hợp và đã chuyển giao chứng từ cho NHXN. Sự cam kết hoàn trả tiền của NHXN cho NHđCĐ là độc lập với sự cam kết của NHXN đối với người thụ hưởng. d. Nếu một ngân hàng được NHPH ủy quyền hoặc yêu cầu xác nhận L/C nhưng không sẵn sàng xác nhận thì phải thông báo chậm trễ cho NHPH và có thể thông báo L/C mà không có xác nhận của mình. Điều 15b: Khi NHXN quyết định rằng xuất trình là phù hợp thì nó phải thanh toán hoặc chiết khấu cà chuyển giao chứng từ tới NHPH. d. Ngân hàng chỉ định D1. Ngân hàng chỉ định là ngân hàng mà với ngân hàng đó tín dụng có giá trị thanh toán, hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trường hợp tín dụng có giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào. Ngân hàng chiết khấu là ngân hàng đứng ra mua hối phiếu có kì hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán kí phát cho ngân hàng trả tiền theeo yêu cầu của người mở L/C Ngân hàng trả tiền là ngân hàng mở L/C hoặc có thể một ngân hàng khác do ngân hàng mở L/C chỉ định. D2. Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định. Điều 14b: NHđCĐ hành động theo sự chỉ định, NHXN, nếu có, và NHPH sẽ có tối đa cho mối NH là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem xuất trình có phù hợp hay không. Thời hạn này không bị rút ngắn hoặc bị ảnh hưởng nào khác bởi sự cố xảy ra vào hoặc sau ngày xuất trình rơi đúng vào ngày hết hạn hay ngày xuất trình chậm nhất. 24
  25. Điều 12: a. Trừ phi ngân hàng chỉ định là ngân hàng xác nhận, việc ủy quyền thanh toán, thương lượng thanh toán không ràng buộc thêm nghĩa vụ đối với ngân hàng chỉ định về thanh toán hoặc thương lượng thanh toán, trừ khi có sự đồng ý rõ ràng của ngân hàng chỉ định và được truyền đạt đến người thụ hưởng. Đối với NHCĐ không phải NHXN sẽ không ràng buộc NHCĐ phải trách nhiệm thanh toán hay chiết khấu. Trừ khi NHCĐ đồng ý sẽ thanh toán hoặc chiết khấu mới phát sinh trách nhiệm thanh toán hoặc chiết khấu. b. Bằng cách chỉ định một ngân hàng chấp nhận một hối phiếu hoặc thực hiện cam kết trả tiền sau, ngân hàng phát hành đã ủy quyền cho ngân hàng chỉ định đó trả tiền trước, hoặc mua một hối phiếu đã được chấp nhận hoặc thực hiện cam kết trả tiền sau của NH chỉ định đó. c. Việc tiếp nhận hoặc kiểm tra và gửi chứng từ của NH chỉ định mà không phải là NH xác nhận, không làm cho NH chỉ định đó có trách nhiệm thanh toán hoặc thương lượng thanh toán, đồng thời cũng không phải là việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. - Khi NHCĐ quyết định rằng xuất trình là phù hợp và thanh toán hoặc chiết khấu, thì phải chuyển giao chứng từ đến NHXN hoặc NHPH. - Khi NHCĐ hành động theo sự chỉ định, quyết định rằng xuất trình là không phù hợp, thì có thể từ chối thanh toán hoặc chiết khấu. (Điều 16a). - Khi NHCĐ hành động theo sự chỉ định, quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu thì phải gửi một thông báo riêng về quyết định đó cho người xuất trình. (Điều 16c). - NHCĐ hành động theo sự chỉ định, sau khi gửi thông báo từ chối thanh toán có thể gửi trả chứng từ cho người xuất trình và bất cứ thời gian nào. (Điều 16e). Lợi ích và bất lợi của các ngân hàng thành viên tham gia : a. Lợi ích: i. Thu được các khoản khá lớn từ phí dịch vụ. ii. Tạo điều kiện mở rộng tín dụng, bảo lãnh quốc tế kinh doanh ngoại tệ. b. Bất lợi : i. Bị ràng buộc bởi trách nhiệm của mình với người mua với người bán với tư cách 1 thành viên tham gia vào phương thức thanh toán. 4. Mối quan hệ pháp lí giữa các bên - Giữa ngân hàng phát hành và người mở L/C: Chấp nhận thư yêu cầu mở L/C và thực hiện mở L/C: hợp đồng thực hiện dịch vụ. 25
  26. Khi L/C được mở và người mua kí quỹ: quan hệ tín dụng. - Giữa ngân hàng phát hành và người hưởng lợi: Ngân hàng phát hành sẽ trả tiền cho người thụ hưởng thực hiện đầy đủ các điều kiện ngay khi người mở không trả hay không muốn trả theo L/C. Rủi ro này thuộc về quan hệ tín dụng. - Giữa ngân hàng thông báo và người hưởng lợi: Khi ngân hàng thông báo chỉ thực hiện thông báo tín dụng chứng từ mà không có cam kết nào về thanh toán với L/C thì chỉ có vai trò người đưa thư. - Giữa ngân hàng xác nhận và người hưởng lợi: Cam kết thanh toán cho người hưởng lợi. - Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận: NHXN yêu cầu NHPH kí quỹ thì trở thành quan hệ tín dụng. - Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo: Quan hệ đồng nghiệp. - Giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng hoàn trả: Không có quan hệ trách nhiệm trong trường hợp ngân hàng phát hành không đủ tiền thanh toán. 26