Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 13: Các điều kiện trong thanh toán quốc tế

doc 14 trang nguyendu 4980
Bạn đang xem tài liệu "Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 13: Các điều kiện trong thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_trong_ngoai_thuong_chu_de_13_cac_dieu_kie.doc
  • pptxC12. Điều kiện trong TTQT.pptx

Nội dung text: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 13: Các điều kiện trong thanh toán quốc tế

  1. Chủ đề 13 Các điều kiện trong TTQT 1 ĐIỀU KIỆN TIỀN TỆ Trong thanh toán quốc tế, các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó, vì vậy trong hợp đồng và các hiệp định đều có quy định điều kiện tiền tệ. Điều kiện tiền tệ là có nghĩa là việc quy định sử dụng đơn vị tiền tệ của nước nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng thanh toán quốc tế, đồng thời quy định cách xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa và thanh toán 1.1 LỰA CHỌN TIỀN TỆ Đồng tiền nào được lựa chọn sử dụng trong thanh toán quốc tế phải được thỏa thuận giữa 2 bên mua và bán, nhìn chung bên nào cũng muốn chọn đồng tiền nước mình với những lý do sau: - Qua thanh toán có thể nâng vị thế của đồng tiền nước mình trên thị trường tiền tệ quốc tế - Chủ động trong thanh toán không phải dung ngoại tệ để trả nợ nước ngoài - Có thể né tránh được rủi ro khi tỉ giá ngoại tệ biến động - Có thể tạo điều kiện tăng thêm xuất khẩu hàng của mình Hầu hết các nước hiện nay sử dụng tiền giấy không chuyển đổi ra vàng, giá trị đồng tiền của mỗi nước biến động theo cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Để thống nhất trong lựa chọn đồng tiền thanh toán cần thiết phải phân loại tiền trong thanh toán Để phân loại tiền tệ có thể có nhiều cách như căn cứ vào phạm vi sử dụng đồng tiền, căn cứ vào tính chất chuyển đổi của tiền tệ, căn cứ v ào vị trí và vai trò của đồng tiền, căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ hoặc mục đích sử dụng của tiền tệ. 1.1.1 Phân loại tiền tệ căn cứ vào phạm vi lưu thông tiền tệ chia làm 3 loại sau đây: -Tiền tệ thế giới (world currency) là vàng. Hiện nay chưa có một vật nào khác có thể thay thế được vàng trong thực hiện chức năng tiền tệ thế giới -Tiền tệ quốc tế (international currency) là các đồng tiền hiệp định thuộc khối kinh tế và tài chính quốc tế như SDR, EUR v.v. -Tiền tệ quốc gia (national currency) là tiền tệ của từng nước như USD, GBP, VND v.v 1.1.2 Căn cứ vào tính chất chuyển đổi, tiền tệ chia làm 3 loại sau: Tiền tệ tự do chuyển đổi (free convertible currency) là những đồng tiền quốc gia có thể được chuyển đổi tự do ra các đồng tiền khác. Có 2 loại tiền tệ tự do chuyển đổi là tự do chuyển đổi toàn bộ và tự do chuyển đổi từng phần. 1
  2. * Đồng tiền chuyển đổi tự do từng phần là đồng tiền mà việc chuyển đổi của nó phụ thuộc vào một trong 3 điều kiện: i, Chủ thể chuyển đổi, ii, mức độ chuyển đổi iii, nguồn thu nhập tiền tệ từ đâu ra( chuyển đổi cho các khoản vãng lai, chuyển đổi cho các khoản di chuyển vốn, chuyển đổi nội bộ). * Tiền tệ chuyển nhượng (transferable currency) là tiền tệ được quyền chuyển nhượng từ người này qua người khác qua hệ thống tài khoản mở tại ngân hàng. * Tiền tệ song biên (clearing currency) là tiền tệ ghi trên tài khoản và không được chuyển dịch sang một tài khoản khác. 1.1.3 Căn cứ vào hình thức tồn tại, tiền tệ chia làm 2 loại sau: - Tiền mặt (cash) là tiền giấy của từng quốc gia riêng biệt. Tỷ trọng tiền mặt trong thanh toán quốc tế không đáng kể - Tiền tín dụng (credit currency) là tiền tài khoản, tiền ghi sổ. Hình thức tồn tại của tiền tín dụng là các phương tiện thanh toán quốc tế như hối phiếu, séc, v.v Tiền tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trong thanh toán quốc tế. 1.1.4 Căn cứ vào vị trí và vai trò của tiền tệ, tiền tệ chia thành ngoại tệ mạnh và ngoại tệ yếu. - Ngoại tệ mạnh là tiền tệ có năng lực trao đổi cao, có thể đổi lấy bất cứ loại hàng hoá, dịch vụ nào, ở bất cứ thị trường nào trên thế giới. Ví dụ đồng tiền của các nước phát triển như đồgn USD của Mỹ, đồng GBP của Anh, đồng EUR của khối Cộng đồng chung Châu Âu v.v. - Ngoại tệ yếu là đồng tiền quốc gia mà nó không có giá trị gì khi mang ra khỏI nước đó vì hầu như không có nước nào chấp nhận sử dụng đồng tiền này trong thanh toán quốc tế. Ví dụ như đồng tiền của các nước kém phát triển. 1.1.5 Căn cứ vào mục đích sử dụng, tiền tệ trong thanh toán chia làm 2 loại sau: - Tiền tệ tính toán (account currency) là tiền tệ được dùng để thể hiện giá trị hợp đồng - Tiền tệ thanh toán (payment currency) là tiền tệ được dùng để thanh toán nợ nần, thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương. Việc sử dụng đồng tiền nào trong thanh toán các hợp đồng mua bán ngoại th ương nói chung phụ thuộc vào các yếu tố như sự so sánh lực lượng của hai bên mua và bán, vị trí của đồng tiền đó trên thị trường quốc tế, tập quán sử dụng đồng tiền thanh toán tr ên thế giới, đồng tiền thanh toán thống nhất trong các khu vực kinh tế trên thế giới. 2
  3. 1.2 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐẢM BẢO HỐI ĐOÁI CHO TIỀN TỆ 1.2.1 Đảm bảo bằng vàng Dùa vµo vµng (®iÒu kiÖn ®¶m b¶o vµng): §ång tiÒn tÝnh to¸n vµ thanh toán trong hîp ®ång lµ vµng. Có các hình thức: a. Giá cả hàng hóa và tổng giá trị hợp đồng trực tiếp quy định bằng một số vàng nhất định VÝ dô: 1 tÊn ®ưêng = 65 gam vµng nguyªn chÊt. H§ 1000 tÊn ®ưêng= 65 kg vµng nguyªn chÊt. Trong thùc tÕ hiÖn nay kh«ng sö dông mà chủ yếu dùng ngoại tệ mạnh để hạch toán và thanh toán bù trừ. b. Đồng tiền tính toán và thanh toán trong hợp đồng là một đồng tiền đồng thời quy định hàm lượng vàng của đồng tiền đó. Khi hàm lượng vàng của đồng tiền này thay đổi thì điều chỉnh giá trị hợp đồng tương ứng VÝ dô: 1 tÊn g¹o = 25 b¶ng Anh. 1 GBP = 2,48828 gr vµng nguyªn chÊt, ®Õn khi thanh to¸n hµm lưîng vµng cña GBP chØ cßn 2,13281gr (gi¶m 14,3%). H§ nµy cÇn ph¶i ®iÒu chØnh. C¸ch b¶o ®¶m nµy chØ ¸p dông ®èi víi ®ång tiÒn cã c«ng bè hµm lưîng vµng. ¦u ®iÓm: Ph¶n ¸nh nh¹y bÐn t×nh h×nh biÕn ®éng cña gi¸ vµng trªn thÞ trưêng. Nhưîc ®iÓm: Vµng hiÖn nay ®ang trë thµnh hµng ho¸ ®Æc biÖt vµ bÞ ®Çu c¬ m¹nh, nªn gi¸ vµng kh«ng ph¶n ¸nh chÝnh x¸c gi¸ trÞ cña dßng tiÒn. 1.2.2 Điều kiện đảm bảo ngoại hối Điều kiện đảm bảo ngoại hối là lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của tiền tệ thanh toán. Trước 1 ngày thanh toán lấy lại tỷ giá giữa 2 đồng tiền này để đối chiếu với tỷ giá xác định, nếu có thay đổi sẽ điều chỉnh hợp đồng theo thay đổi đó. Ngoài ra, người ta còn kết hợp hai điều kiện đảm bảo vàng và điều kiện đảm bảo ngoại hối để đảm bảo giá trị của tiền tệ, còn gọi là điều kiện đảm bảo hỗn hợp. Với điều kiện này, trong hợp đồng quy định giá cả hàng hoá căn cứ vào một đồng tiền tương đối ổn định và xác định hàm lượng vàng của đồng tiền đó. Đến lúc trả tiền nếu hàm lượng đó thay đổi thì giá cả hàng hoá phải được điều chỉnh lại một cách tương ứng. Đồng thời trả tiền tính bằng một đồng tiền khác căn cứ vào tỷ giá ngoại hối trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp giữa nó với đồng tiền tính toán vào ngày hôm trước hôm thanh toán. Ví dụ: Giá hàng tính bằng bảng Anh có hàm lượng vàng là 2,13281 gam vàng nguyên chất, trả tiền bằng đồng curon Thụy Điển căn cứ vào tỷ giá ngoại hối trung bình giữa tỷ giá cao và tỷ giá thấp giữa curon và bảng Anh vào ngày hôm trước ngày trả tiền. 1.2.3 Điều kiện đảm bảo bằng “rổ” tiền tệ Trong điều kiện hiện nay, khi hàm lượng vàng của tiền tệ không còn có ý nghĩ thiết thực đối với việc xác định tỷ giá hối đoái, hệ thống tỷ giá cố định dưới mọi hinh thức đã bị tan vỡ, 3
  4. tỷ giá trên thị trường thế giới biến đổi mạnh mẽ, sức mua của tiền tệ của nhiều nước giảm sút nghiêm trọng, người ta phải dựa vào nhiều ngoại tệ của nhiều nước để đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập bằng ngoại tệ trên hợp đồng, gọi là đảm bảo theo rổ ngoại tệ được chọn. Khi áp dụng đảm bảo hối đoái theo rổ tiền tệ này, các bên phải thống nhất lựa chọn số lượng ngoại tệ đưa vào rổ tiền tệ và cách lấy tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ đó so với đồng tiền được đảm bảo vào lúc kí kết hợp đồng và lúc thanh toán để điều chỉnh tổng trị giá hợp đồng đó. Trước ngày thanh toán lấy lại tỷ giá giữa các đồng tiền này để đối chiếu với tỷ giá xác định, nếu có thay đổi sẽ điều chỉnh hợp đồng theo thay đổi đó. Ví dụ: (bài 1/208) Tên ngoại tệ Tỷ giá với USD (USD/ngoại tệ) Tỷ lệ biến động USD (%) Thời điểm ký hợp Thời điểm thanh toán đồng GBP 0,5749 0,5709 -0,70% EUR 0,8550 0,8500 -0,58% SEK 7,8310 7,8410 0,13% JPY 155,00 120,00 -22,58% Cả “rổ” 164,2609 129,2619 -23,73% Bình quân 41,0652 32,3155 -5,93% Cách 1(a): Mức bình quân biến động tỷ giá cả rổ là: -23,73% : 4= -5,93%  Tổng trị giá hợp đồng điều chỉnh tăng 5,93%, tức bằng 105,93% Cách 2(b): Tỷ lệ bình quân biến động tỷ giá cả rổ là: 100 – (32,3155: 41,0652x100)= 21,3070 (%)  Tổng trị giá hợp đồng điều chỉnh tăng 21,3070%, tức bằng 121,3070% 1.2.4 Đảm bảo căn cứ vào tiền tệ quốc tế: SDR hoặc EUR - Hình thức biến tướng của đảm bảo bằng “rổ” tiền tệ vì SDR là giá trị nhóm tiền tệ mạnh nhất thế giới và EUR là giá trị nhóm tiền tệ liên minh châu Âu. - Nội dung: giá trị hợp đồng được tính toán và thanh toán theo một ngoại tệ nào đó và chọn SDR hoặc EUR làm đảm bảo. Trước thanh toán lấy lại tỷ giá giữa các đồng tiền này để đối chiếu với tỷ giá xác định, nếu có thay đổi sẽ điều chỉnh hợp đồng theo thay đổi. Ví dụ: 4
  5. Tổng giá trị hợp đồng là 100,000USD Tỷ giá ký kết hợp đồng SDR/USD = 1.20 Tỷ giá thanh toán SDR/USD = 1.8 Tổng giá trị hợp đồng được điều chỉnh: (100,000 x 1.8)/1.2 = 150,000USD Ngoài ra còn có thể đảm bảo bằng giá cả quốc tế. Điều kiện đảm bảo căn cứ vào sự biến động của giá cả: Điều kiện đảm bảo vàng và ngoại hối không thể đảm bảo giá trị thực tế của đồng tiền thu về trong t ình hình tỷ giá và hàm lượng vàng được quy định một cách giả tạo. Vì vậy, để đảm bảo giá trị thực tế của đồng tiền thanh toán trong hợp đồng còn có thể dùng hai cách. Cách thứ nhất, số tiền phải trả căn cứ vào tình hình biến động của chỉ số giá cả mà thay đổi một cách tương ứng. Trong ngoại thương ít dùng cách này bởi vì chỉ số giá cả thay đổi không bao giờ phản ánh đầy đủ và chính xác sự biến động tiền tệ. Cách thứ hai , số tiền phải trả căn cứ vào tình hình biến động của giá cả hàng đó trên thị trường hay của giá thành sản xuất loại hàng đó. Trong tình hình lạm phát tiền tệ thường xuyên và phổ biến ở các nước hiện nay, điều kiện đảm bảo này chỉ đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu, đặc biệt là trong việc ký kết hợp đồng dài hạn, nhưng không có lợi cho người nhập khẩu. 2 ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỊA ĐIỂM THANH TOÁN - Khái niệm: quy định tiền trong hợp đồng thương mại sẽ được trả ở đâu - Về lý thuyết: có thể thanh toán tại nước nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nước thứ ba - Thực tế là cả hai bên tham gia đều muốn thực hiện thanh toán tại nước mình. Với bên mua, thanh toán tại nước mình sẽ àm tăng thêm thời gian giữ vốn, còn với bên bán là vốn được đưa vào kinh doanh sớm hơn. Thanh toán tại nước mình sẽ làm tăng vị thế quốc gia trong quan hệ với các nước khác Mang lại một nguồn lợi cho ngân hàng nước mình là phí nghiệp vụ => Vì vậy, việc thỏa thuận xem thanh toán ở đâu là quan trọng - Hiện nay, với sự phát triển ngày càng hiện đại của hệ thống ngân hàng, việc chuyển tiền giữa các quốc gia ngày càng trở nên dễ dàng và nhanh chóng làm cho yếu tố này bớt đi phần quan trọng. - Việc chọn địa điểm nào để thanh toán cũng giống như thời gian thanh toán, phụ thuộc khá nhiều vào tương quan vị trí của các bên tham gia. Thông thường bên nào có ưu thế kinh tế hay vị thế tốt hơn sẽ chiếm thế chủ động trong việc đưa ra địa điểm thanh toán. 5
  6. 3 Điều kiện về thời gian thanh toán: 3.1 Trả tiền trước: Đây là hình thức trả tiền ngay sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, bên nhập khẩu trả một phần hay toàn bộ số tiền hàng của hợp đồng. Ý nghĩa: - Người nhập khẩu cấp tín dụng, ứng trước tiền cho bên xuất khẩu, tạo điều kiện để bên xuất khẩu đủ vốn để sản xuất hàng cho mình. - Người xuất khẩu hoàn toàn đủ vốn song vẫn yêu cầu bên nhập khẩu trả trước 1 phần tiền mục đích bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhập khẩu Căn cứ để xác định điều kiện trả tiền trước: - Thứ nhất: người nhập khẩu trả tiền trước cho người xuất: + X ngày sau ngày kí hợp đồng + X ngày sau khi hợp đồng có hiệu lực Mục đích trả tiền trước ở trường hợp này là người nhập khẩu cấp tín dụng cho bên xuất khẩu. Thời gian cấp tín dụng ứng trước đc tính từ ngày bắt đầu ứng trước tiền đến ngày hoàn trả. Số tiền trả trước của bên NK phụ thuộc vào nhu cầu vay của bên XK và khả năng cấp tín dụng của bên nhập khẩu Giá hàng hợp đồng trả tiền trước thấp hơn giá hàng hợp đồng trả tiền ngay. Chênh lệch này là tiền lãi phát sinh của số tiền ứng trước mà người bán phải giảm giá cho người mua. Pu [ (1+R)^N – 1] Pc = Q Trong đó: Pc : chiết khấu giá trên 1 đv hàng hoá Pu : số tiền ứng trước R : Lãi suất ( tháng, năm ) N : Thời gian cấp tín dụng ứng trước ( tháng,năm) Q : Số lượng hàng hoá của hợp đồng 6
  7. VD: Một công ty xuất khẩu gạo của VN ký hợp đồng XK 3000 tấn gạo với một công ty của Mỹ đơn giá 556$/ tấn. 2 bên thoả thuận phía Mỹ trả trước 35% thời hạn 3 tháng, lãi suất 2%/tháng để phía VN thu mua gạo. Tính số tiền giảm giá trên 1 tấn Giải: Ta có: Pu 556 *3000 *0.35 Pc = * [(1+ R)^ N -1] = * [(1+0.02)^3-1] Q 3000 = 11,91$ Vậy một tấn gạo được giảm giá 11.91$ Ngoài ra, hai bên ký hợp đồng cần thoả thuận thống nhất cách ứng tiền và hoàn trả tiền ứng trước: + Ứng trước một lần hay nhiều lần + Hoàn trả bằng cách chiếp khấu vào giá trị hàng hoá của từng lần giao + Nếu ứng và hoàn trả nhiều lần phải tính thời hạn tín dụng trung bình - Thứ hai: Người nhập khẩu trả tiền trước cho người xuất khẩu X ngày trước ngày giao hàng. Ngày giao hàng được hiểu là ngày giao chuyến hàng đầu tiên được quy định trong hợp đồng. Mục đích nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng nhập khẩu + Thời gian trả tiền trước thường rất ngắn ( 10 -15 ngày). Người xuất khẩu chỉ giao hàng khi nhận được thông báo đã có tiền ứng trước + Thông thường không tính lãi số tiền ứng trước TH1: Số tiền ứng trước nhiều hay ít theo chênh lệch giá của hợp đồng đó cao hơn giá bình quân của thị trường với số lượng hàng hoá của hợp đồng Pu = Q ( PH – PT) Trong đó : Pu: Tiền ứng trước Q : Khối lượng hàng hoá 7
  8. PH: giá hàng hợp đồng cao PT : giá bình quân thị trường Vd: Một hợp đồng bán 2500 tấn một loại nông sản với giá 400$/ tấn giá FOB, so với giá trung bình của loại nông sản này ở thị trường Trung Quốc là 370$, trong trường hợp này có thể coi là ký được giá cao hơn. Để đề phòng người mua huỷ hợp đồng hoặc từ chối nhận hàng, người bán yêu cầu người mua trả trước 10 ngày giao hàng. Số tiền ứng trước là bao nhiêu? Pu = 2500 * (400-370) = 75000 $ TH2: Người bán không tin tưởng vào khả năng thanh của người mua, yêu cầu người mua ứng trước với số tiền liên quan đến lãi vay ngân hàng đối với tổng giá trị hợp đồng với số tiền vi phạm hợp đồng thoản thuận Pu = THĐ [(1+R)N -1] + Tf Trong đó : Pu: tiền ứng trước THĐ: tổng giá trị hợp đồng N: thời hạn vay của người xuất khẩu Tf :tiền phạt vi phạm hợp đồng VD : một hợp đồng bán hàng giá trị 250000$, lãi suất nhà XK vay NH là 3%/ tháng thời hạn 6 tháng. Thoả thuận nếu vi phạm hợp đồng người mua chị tiền phạt bằng 10% tổng giá trị hợp đồng. Tính số tiền ứng trước cho hợp đồng trên Pu = 250000 [(1+0.03)^ 6 -1] + 10% * 250000 = 73513.07$ 3.2 Trả tiền ngay: Có 4 hình thức cụ thể - Hình thức 1: Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ( chưa đưa lên phương tiện vận tải) tại nơi giao hàng được chỉ định. Nơi giao hàng được chỉ định bao gồm: + Tại kho, xưởng người bán ( điều khoản EXW) + Giao dọc mạn tàu ( FAS) + Giao tại biên giới (DAF) + Giao hàng cho người vận tải ( FCA) - Hình thức 2: Người mua trả tiền ngay cho người bán ngay sau khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải nơi giao hàng quy định 8
  9. Phương tiện vận tải biển: giao hàng trên boong tàu (FOB ) tại cảng giao hàng Phương tiện vận tải đường sắt: “giao hàng tên toa tàu hoả” ga biên giới nước người bán Sau khi nhận được vận đơn của chủ phương tiện vận tải, thuyền trưởng người bán thông báo cho người mua yêu cầu trả tiền ngay. - Hình thức 3: Bên mua trả tiền ngay cho bên bán ngay sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán từ bên bán. Bên bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá sẽ thiết lập bộ hồ sơ chứng từ thanh toán yêu cầu bên mua trả tiền ngay. Bộ chứng từ này có thể trao trực tiếp cho bên mua, hoặc qua hệ thống NH phục vụ. Hình thức trả tiền này có 2 loại là trả ngay sau khi nhìn thấy chứng từ hoặc trả trong vòng 5-7 ngày kể từ ngày nhìn thấy chứng từ - Hình thức 4: Người mua trả ngay tiền cho người bán ngay sau khi nhận xong hàng hoá tại nơi quy định hoặc cảng đến. Nơi quy định có thể là một địa điểm cụ thể tại nước người mua sau khi hàng hoá được giám định xong, tại địa điểm của nước người bán hoặc tên phương tiện vận tải của người mua 3.3 Trả tiền sau: Điều kiện trả tiền sau có ý nghĩa bên bán cấp tín dụng cho bên mua, tạo điều kiện để bên mua được sử dụng hàng hoá khi chưa đủ vốn, đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng đối với người bán là giữ được thị trường, tiêu thụ được hàng hoá trong điều kiện cạnh tranh thương mại gay gắt. Dựa trên cơ sở 4 loại trả tiền ngay làm mốc, trả tiền sau cũng gồm 4 loại mà việc trả tiền diễn ra sau X ngày: - Thứ nhất: bên mua trả tiền cho bên bán sau X ngày kể từ ngày nhận được thông báo của người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (chưa đưa lên phương tiện vận tải) tại nơi giao hàng được quy định. - Thứ 2 : bên mua trả tiền cho bên bán sau X ngày kể từ ngày bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng được quy định - Thứ 3 : Bên mua trả tiền cho bên bán sau X ngày kể từ ngày nhận được bộ chứng từ thanh toán - Thứ 4: bên mua trả tiền cho bên bán sau X ngày kể từ ngày nhận xong hàng hoá Tuỳ theo tính chất của hợp đồng hàng hoá có thể sử dụng 1 trong các hình thức trả tiền trên hoặc sử dụng tổng hợp các hình thức trả tiền Một số câu hỏi về trả tiền ngay và sau: 1/ Một hợp đồng xuất khẩu hàng hoá theo giá FOB ( Incoterms 2010) trong đó bên NK cam kết trả tiền ngay cho bên XK. Thời điểm trả tiền là khi nào? Đáp án: Ngay sau khi hàng được giao trên boong tàu. 9
  10. 2/ Công ty A của VN ký một hợp đồng nhập khẩu với công ty B Trung Quốc theo giá DAP (Incortem 2010), địa điểm giao hàng là tại biên giới Việt - Trung. Trong hợp đồng, công ty B chấp nhận cho công ty A trả chậm 30 ngày. Thời điểm trả tiền là khi nào? Đáp án: sau 30 ngày kể từ ngày bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng ( chưa đưa lên phương tiện vận tải ) tại biên giới Việt – Trung. 4 ĐIỀU KIỆN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 4.1 Các khái niệm Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận - trả tiền hàng trong giao dịch mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Tùy theo từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể các bên đối tác trong quan hệ thương mại quốc tế sẽ lựa chọn và thỏa thuận với nhau cùng sử dụng 1 PTTT, có 4 phương thức chính là: Phương thức chuyển tiền (remittance) Phương thức Mở tài khoản (ghi sổ) (Open account) Phương thức nhờ thu, ( Collection of payment) Phương thức tín dụng chứng từ.( Letter of Credit – L/C) Khái niệm từng phương thức Trong phần này chỉ trình bày 1 cách khái quát, chi tiết cụ thể về: các bên tham gia thanh toán, nội dung quy trình nghiệp vụ và những rủi ro có thể xảy ra của mỗi phương thức sẽ có nhóm tiếp sau trình bày cụ thể 4.1.1 Phương thức chuyển tiền: - Khái niêm: Phương thức chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó người chuyển tiền (Remitter) yêu cầu ngân hàng của mình (Remitting bank) chuyển một số tiền nhất định (một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng tuỳ theo hợp đồng ngoại thương) cho ngân hàng mà người bán (bên thụ hưởng) có tài khoản (Beneficiary bank). 4.1.2 Phương thức mở tài khoản -Khái niệm: Là phương thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu sau khi thực hiện giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu, thì mở một tài khoản (hoặc 1 cuốn sổ) ghi nợ cho người mua và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện sau một thời hạn nhất định do 2 bên mua bán thỏa thuận trước. Chỉ mở tài khoản đơn biền, không mở tài khoản song biên. Nếu người mua muốn tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán. 10
  11. 4.1.3 Phương thức nhờ thu: - Khái niệm: Phương thức thanh toán nhờ thu là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ nào đó cho nhà nhập khẩu tiến hành ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người xuất khẩu lập. -Dựa trên cơ sở, cách thức yêu cầu thanh toán của bên bán có thể phân biệt thành 2 hình thức thu sau: nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ 4.1.4 Phương thức tín dụng chứng từ - Khái niệm: Thư tín dụng L/C là cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của ngân hàng đối với người thụ hưởng L/C (người bán, người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP). 4.2 Các công cụ trả tiền Với các phương thức trên người mua sẽ trả tiền cho bên bán hay bên bán sẽ đòi tiền bên mua theo 2 cách: chuyển tiền bằng điện hoặc chuyển tièn bằng thư 4.2.1Chuyển tiền bằng thư (Mail tranfer – M/T) - Khái niệm: là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức thư mà ngân hàng này gửi yêu cầu ngân hàng thanh toán thực hiện. 4.2.2Chuyển tiền bằng điện (telegrgaphic tranfer – T/T) - Khái niệm : Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tìên được thể hiện trong nội dung 1 bức điện ,à ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT ( Society for Woldwide Interbank Financial Telecommunication - Hiệp hội liên lạc viễn thông Quốc tế tài chính ngân hàng toàn thế giới ) Trên thực tế : về chi phí dịch vụ : chuyển tiền bằng thư so với chuyển tiền bằng điện có chi phi dịch vụ thấp hơn rât nhiều tuy nhiên về mặt thời gian :việc đòi tiền và hoàn trả bằng điện sẽ thu hồi vốn nhanh hơn bằng thư, song muốn sử dụng hình thức này có hiệu quả người bán cần chú ý tới : + Tình hình biến động và các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá của ngoại tệ giao dịch, khiến cho các nhà XK không muốn bị ứ đọng vốn, muốn nhanh chóng thu đc tiền để tránh rủi ro hối đoái. + Nhu cầu sử dụng ngoại tệ của người bán cấp bách, đôi khi họ không cần tính đến lợi nhuận kinh tế mà chỉ vì mục đích chi tiêu cấp bách nên chọn thu tiền bằng điện. 11
  12. + Nếu xét về mặt kinh tế đơn thuận thì việc đòi tiền bằng điện phụ thuộc các yếu tố như : kim ngạch L/C ; lãi suất tiền gửi ;khoảng thời gian thu bằng tiền nhanh giữa thu bằng điện với thu bằng thư ; chi phí thu tiền bằng điện ; chi phí thu tiền bằng thư, Vậy : so sánh mối quan hệ giữa các nhân tố trên người xuất khẩu tính toán chi phí sao cho có lợi cho mình nhất để lựa chọn công cụ thu tiền. Để hiểu rõ hơn có ví dụ sau : (đề bài 11-tr211 GT) Một thư tín dụng có số tiền là 200.000 USD , lãi suất NH ở VN là 4,5%/năm, điện phí là 1050 USD , thư phí là 600 USD. Thu bằng điện sẽ nhanh hơn so với thu bằng thư là 60 ngày. HỎi 1, Người XK nên thu tiền theo hình thức nào ? 2, Nếu lãi suất NH giảm xuống còn 1,35% /năm, mọi yếu tố khác không đổi thì người XK nên thu tiền theo hình thức nào ? Lời giải : 1, Nếu áp dụng đòi tiền bằng điện người XK sẽ thu đc tiền sớm hơn 60 ngày, ta giả sử khi đó người XK sẽ gửi số tiền đó vào NH , thì số lãi họ thu được là : 200000 x 4,5% x 60 ‗ 1500 USD 360 Lấy số tiền này trừ đi số tiền điện phí người XK vẫn được lợi là: 1500 – 1050 = 450 USD Mà lại nhận được số tiền sớm hơn, hạn chế được Rủi ro tỷ giá, nên ngưòi XK sẽ áp dụng thu tiền bằng điện. 2, Khi lãi suất là 1,35%/năm, mọi yếu tố khác không đổi. Nếu người XK thu tiền bằng điện sẽ thu đc tiền sớm hơn 60 ngày, ta giả sử khi đó người XK sẽ gửi số tiền đó vào NH , thì số lãi họ thu được là 200000 x 1,35% x 60 ‗ 450 USD 360 Vì thu tiền bằng điện phí nên ngưòi XK phải bỏ ra thêm 1050 – 450 = 600 USD 12
  13. số tiền này đúng bằng số tiền nguời XK phải bỏ ra nếu chọn thu tiền bằng thư. Nhưng do việc áp dụng thu tiền bằng điện thu được tiền sớm hơn nên người XK chọn thu tiền bằng điện. MỤC LỤC 1 ĐIỀU KIỆN TIỀN TỆ 1 1.1 LỰA CHỌN TIỀN TỆ 1 1.1.1 Phân loại tiền tệ căn cứ vào phạm vi lưu thông tiền tệ chia làm 3 loại sau đây: 2 1.1.2 Căn cứ vào tính chất chuyển đổi, tiền tệ chia làm 3 loại sau: 2 1.1.3 Căn cứ vào hình thức tồn tại, tiền tệ chia làm 2 loại sau: 2 13
  14. 1.1.4 Căn cứ vào vị trí và vai trò của tiền tệ, tiền tệ chia thành ngoại tệ mạnh và ngoại tệ yếu. 3 1.1.5 Căn cứ vào mục đích sử dụng, tiền tệ trong thanh toán chia làm 2 loại sau: 3 1.2 LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐẢM BẢO HỐI ĐOÁI CHO TIỀN TỆ 3 1.2.1 Đảm bảo bằng vàng 3 1.2.2 Điều kiện đảm bảo ngoại hối 4 1.2.3 Điều kiện đảm bảo bằng “rổ” tiền tệ 4 1.2.4 Đảm bảo căn cứ vào tiền tệ quốc tế: SDR hoặc EUR 5 2 ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỊA ĐIỂM THANH TOÁN 6 3 Điều kiện về thời gian thanh toán: 6 3.1 Trả tiền trước: 6 3.2 Trả tiền ngay: 9 3.3 Trả tiền sau: 10 4 ĐIỀU KIỆN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 11 4.1 Các khái niệm 11 4.1.1 Phương thức chuyển tiền: 11 4.1.2 Phương thức mở tài khoản 12 4.1.3 Phương thức nhờ thu: 12 4.1.4 Phương thức tín dụng chứng từ 12 4.2 Các công cụ trả tiền 12 4.2.1 Chuyển tiền bằng thư (Mail tranfer – M/T) 12 4.2.2 Chuyển tiền bằng điện (telegrgaphic tranfer – T/T) 12 14