Thanh toán quốc tế - Một số tình huống

doc 37 trang nguyendu 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế - Một số tình huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_mot_so_tinh_huong.doc

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Một số tình huống

  1. I. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN CHUYỂN TIỀN: TÌNH HUỐNG 1 Một nhà NK A sau khi nhận được hàng từ nhà XK B đã thực hiện việc thanh toán bằng phương thức chuyển tiền bằng điện T/T. Sau khi lập lệnh chuyển tiền tại NH nhà NK và được NH ghi nợ tài khoản của nhà NK tại NH, nhà NK gọi điện thông báo cho nhà XK là đã thực hiện thanh toán chuyển tiền. Tuy nhiên, sau 7 ngày mà nhà XK vẫn chưa thấy thông báo nhận được tiền từ NH. Nhà NK lên NH của mình phàn nàn và yêu cầu NH giải thích. Hỏi: Ngân hàng của nhà NK phải làm gì trong trường hợp này? Trong tình huống này, thanh toán viên của NH nhà NK phải lập tức lập điện MT 199/299 đến NH đại lý tra soát xem bức điện chuyển tiền đang ở đâu, tình trạng nó như thế nào để có hướng giải quyết. TÌNH HUỐNG 2 Công ty Thanh Mai ở Việt Nam có kí hợp đồng thương mại nhập khẩu một lô hàng với Công ty TIAMO tại Nhật Bản. Công ty Thanh Mai ra lệnh cho Ngân hàng VCB tại Việt Nam trả 5 triệu USD từ tài khoản thanh toán của Ngân hàng cho công ty TIAMO có tài khoản Ngân hàng TAKAHA tại Nhật Bản. Nhưng Ngân hàng VCB muốn dùng tài khoản thanh toán của mình tại Ngân hàng KAGAKI cũng ở Nhật Bản để thực hiện việc thanh toán này. Hỏi: Theo các bạn, điều này Ngân hàng VCB có thể thực hiện được hay không? Giải thích. Việc Ngân hàng VCB dùng tài khoản của mình tại Ngân hàng KAGAKI ở Nhật Bản để thực hiện việc thanh toán này là hoàn toàn có thể. Chỉ cần Ngân Hàng VCB lập hai bức điện: một bức điện MT 103 và gởi đến Ngân hàng TAKAHA và một bức điện MT 202 và gởi đến Ngân hàng KAGAKI là xong. Và Ngân hàng KAGAKI sẽ lập bức điện MT 950 gởi đến Ngân hàng TAKAHA. TÌNH HUỐNG 3
  2. A ở Mỹ sau khi nhận được Bankdraft do NH Việt Nam ký phát cho A theo yêu cầu của Mẹ A với mục đích chu cấp tiền học, chi phí ăn ở cho A. Sau đó, mẹ A đã gửi tờ Bankdraft theo đường bưu điện cho A. Nhưng một thời gian dài, A vẫn chưa nhận được tờ Bankdraft đó. Hỏi: - Tờ Bankdraft đó có thể đã bị rơi vào tay người khác, vậy thì người đó có thể nhận được tiền từ NH không? - Nếu là A, bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Tờ Bankdraft được ký phát theo tên của A thì chỉ có A mới có thể đến NH để nhận tiền. Tuy nhiên, trong trường hợp người khác làm giả giấy ủy quyền thì họ vẫn có thể lấy được tiền. Nhưng NH có thể từ chối thanh toán nếu thấy không an toàn. Do đó, trong tình huống này, A cần phải lập tức báo cho NH trả tiền về việc mất Bankdraft và đề nghị NH phong tỏa Bankdraft. Sau đó, cần phải thông báo lại cho mẹ A để yêu cầu NH ký phát hủy Bankdraft cũ và ký phát lại Bankdraft mới. A sẽ phải mất thời gian và tốn phí cho việc phát hành lại này. TÌNH HUỐNG 4 Một nhà NK Việt Nam đến điểm giao dịch của Western Union để thực hiện chuyển tiền thanh toán cho nhà XK. Nhưng nhà NK bị từ chối chuyển tiền vì Western Union chỉ áp dụng cho việc chuyển tiền cá nhân là Công dân Việt Nam cho các mục đích được phép và người thụ hưởng là cá nhân. Nhà NK này thắc mắc tại sao lại như vậy thì nhân viên giao dịch không thể trả lời được. Hỏi: Nếu bạn là nhân viên giao dịch, bạn sẽ giải thích cho khách hàng trong tình huống này như thế nào? Chuyển tiền nhanh Western Union là phương thức chuyển tiền nhanh qua dịch vụ của Công ty Weston Union (công ty chuyển tiền nhanh của Mỹ). Điểm giao dịch Western Union có ở hơn 140 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, không phải điểm giao dịch nào của họ cũng ở ngân hàng mà có ở: các ngân hàng, đại lý du lịch, bưu điện, sân bay, điểm thu đổi ngoại tệ, siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Trong khi đó, pháp lệnh ngoại hối của Việt Nam có quy định rằng “Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến
  3. xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép”. Do đó, người NK phải đến NH của mình thực hiện việc chuyển tiền. II. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU: 1. Nhóm tình huống về mối quan hệ giữa nhà Xuất khẩu và Ngân Hàng thu hộ: TÌNH HUỐNG 1 Nhà xuất khẩu A Ngân hàng gửi nhờ thu B Ngân hàng thu hộ C Nhà nhập khẩu E Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu kèm chứng từ”. Nhà xuất khẩu A gửi đơn yêu cầu nhờ thu cho ngân hàng gửi nhờ thu B để nhờ thu tiền từ E và trong lệnh nhờ thu có chỉ thị ngân hàng thu hộ C. Vì ngân hàng C có một kho bãi rộng và gần cảng nên ngân hàng B chỉ thị lưu kho hàng hóa ở đây một thời gian để nhà nhập khẩu đến nhận hàng. Tuy nhiên khi hàng đến nơi thì ngân hàng C đã không cho phép hàng hóa được tồn kho tại kho bãi của mình và cũng không thông báo cho ngân hàng B về quyết định của mình. Do đó chi phí lưu kho hàng của nhà xuất khẩu đã tăng lên 2000USD. Nhà xuất khẩu đòi ngân hàng C bồi thường mức phí lưu kho tăng lên. Hỏi: Mức phí tăng lên do ai chịu? Khoản b điều 10 Quy tắc thống nhất nhờ thu URC-522 quy định: Các ngân hàng không có nghĩa vụ thực hiện bất cứ hành động nào đối với hàng hoá và phương thức nhờ thu kèm theo chứng từ có liên quan bao gồm việc lưu kho và bảo hiểm hàng hoá ngay cả khi chỉ thị nhờ thu nếu quy định cụ thể điều đó. Các ngân hàng sẽ chỉ làm điều đó nếu khi và ở chừng mực khi mà họ đồng ý là như vậy trong từng trường hợp. Dù cho có điều khoản ở Điều 1 (c), quy định này được áp dụng ngay cả khi không có bất cứ thông báo cụ thể nào về vấn đề này của ngân hàng thu. Theo đó, ngân hàng thu hộ C không chịu trách nhiệm về việc lưu kho hàng hóa và họ cũng không cần thiết phải thông báo cho ngân hàng B. Do vậy việc họ từ chối
  4. cho lưu hàng ở kho bãi của mình và số phí tăng lên họ sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường. “Ngân hàng không chịu trách nhiệm phải có bất kỳ hành động nào đối với hàng hóa” do đó chi phí lưu kho không NH nào phải chịu, và chi phí lưu kho hàng do A hay E chịu là phụ thuộc vào hợp đồng ngoại thương giữa A và E. TÌNH HUỐNG 2 Sau khi ký kết hợp đồng giữa nhà xuất khẩu A (Mỹ) và nhà nhập khẩu B (Việt Nam), trong điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương pháp “nhờ thu trơn”. Ngân hàng nhờ thu đã chuyển bộ chứng tứ cùng lệnh nhờ thu cho ngân hàng thu hộ. Ngân hàng thu hộ đã thực hiện thu đối với nhà nhập khẩu bằng đồng VND. Nhưng khi chuyển về thì nhà xuất khẩu đã đòi ngân hàng thu hộ bồi thường khoản chênh lệch tỷ giá do lỗ là 500USD. Nhưng ngân hàng thu hộ không chịu vì đã bảo đảm làm xong nhiệm vụ và không chịu trách nhiệm nào hết. Hỏi:NH thu hộ có phải chịu trách nhiệm bồi thường khoản chênh lệch tỷ giá không? Tình huống ở đây là thanh toán bằng đồng bản tệ (đồng tiền của nước thanh toán) – theo điều 17 URC 522. Trong chỉ thị nhờ thu có quy định rõ số tiền phải thu bằng VND/hay bất cứ đồng tiền nào, có ghi rõ tỷ giá áp dụng. NH chỉ làm theo lệnh NT và không chịu trách nhiệm phải bồi thường rủi ro tỷ giá cho nhà XK. TÌNH HUỐNG 3 Sau khi ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu kèm chứng từ” theo điều kiện D/P, nhà xuất khẩu A gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho ngân hàng nhờ thu B. Trên lệnh nhờ thu không ghi rõ nơi chứng từ được xuất trình. Ngân hàng thu hộ C đã không hỏi ý kiến của ngân hàng B mà tự ý xác định địa chỉ và tiến hành việc trao chứng từ và thu tiền. Việc thu tiền bị chậm trễ và nhà xuất khẩu A đòi ngân hàng thu hộ C bồi thường vì tiến hành thu tiền chậm. Ngân hàng thu hộ C không chịu chi trả. Hỏi: Trong trường hợp này bên nào chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này? Theo khoản 11 điều 4 Quy tắc thống nhất nhờ thu URC-522:
  5. Các trường hợp chỉ dẫn không thanh toán hay không chấp nhận thanh toán và/hoặc không tuân theo các chỉ dẫn khác. c.1. Các chỉ dẫn nhờ thu phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ người trả tiền hoặc nơi xuất trình chứng từ. Nếu địa chỉ không đầy đủ hoặc sai thì ngân hàng thu có thể cố gắng xác định địa chỉ thích hợp nhưng không chịu trách nhiệm về phía mình. c.2. Ngân hàng thu sẽ không có trách nhiệm đối với bất cứ sự chậm chễ nào do địa chỉ cùng cấp không đầy đủ, không đúng gây ra. Căn cứ điều khoản trên thì ngân hàng thu hộ không chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong việc thu tiền và không bồi thường khoản tiền mà nhà xuất khẩu đòi mặc dù việc lựa chọn nơi thu tiền là họ tự ý. Sai lầm của nhà xuất khẩu là đã không ghi rõ nơi chứng từ được xuất trình dẫn đến những rắc rối về sau. TÌNH HUỐNG 4 Nhà xuất khẩu A Ngân hàng nhận nhờ thu B Nhà nhập khẩu C Ngân hàng thu hộ D Sau khi hợp đồng thương mại được ký kết giữa nhà xuất khẩu A và nhà nhập khẩu C, trong điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương pháp “nhờ thu kèm hối phiếu trả sau”. Lệnh nhờ thu được chuyển đến ngân hàng thu hộ D không nói rõ là trao chứng từ khi được chấp nhận hối phiếu hay trao chứng từ khi được thanh toán. Ngân hàng D đã tự quyết định trao chứng từ cho nhà nhập khẩu C khi nhận được thanh toán và đã làm chậm trễ trong việc giao chứng từ. Hỏi:Ai là người chịu trách nhiệm về sự chậm trễ này? Khoản b. điều 7 Quy tắc thống nhất nhờ thu URC-522 quy định: Nếu nhờ thu bao gồm một hối phiếu có thể thanh toán vào một ngày trong tương lai thì chỉ thị nhờ thu phải ghi rõ chứng từ thương mại hoặc sẽ được giao cho người trả tiền để chấp nhận thanh toán (D/A) hay thanh toán ngay (D/P).
  6. Nếu không có quy định như thế thì chứng từ thương mại sẽ chỉ được giao khi thanh toán (D/P) và ngân hàng thu sẽ không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào phát sinh do bất cứ sự chậm trễ nào trong việc trao chứng từ. Căn cứ điều khoản trên ta thấy rằng ngân hàng thu hộ D đã thực hiện đúng luật là khi chỉ thị không nói cụ thể chứng từ được giao lúc chấp nhận thanh toán hay lúc thanh toán thì họ sẽ giao chứng từ khi thanh toán. Nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm về sự chậm trễ của việc giao chứng từ vì họ không quy định rõ các điều khoản trong chỉ thị nhờ thu. TÌNH HUỐNG 5 Các bên liên quan: Nguyên đơn: Công ty nhập khẩu Việt Nam Bị đơn : Ngân hàng liên doanh A Việt Nam Các vấn đề được đề cập: Nguyên đơn không phải trả phí nhờ thu; Bị đơn không giao chứng từ; Phạt tàu 40.000 USD. Tóm tắt vụ việc: Nguyên đơn ký hợp đồng nhập khẩu máy thiết bị của Công ty xuất khẩu Cộng hòa liên bang Đức, thanh toán theo phương thức nhờ thu trả tiền ngay. Điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ bằng hối phiếu trả tiền ngay, tham chiếu Quy tắc thống nhất nhờ thu số 522 1995 của Phòng thương mại quốc tế ban hành (Uniform Rules for Collection, Publication No 522, Version 1995, ICC viết tắt URC 522 ICC). Công ty xuất khẩu Cộng hòa liên bang Đức lập bộ chứng từ gửi hàng (shipping documents) kèm hối phiếu trả tiền ngay (at sight Bill of Exchange ) thông qua Ngân hàng của mình để ủy thác cho Bị đơn thu hộ tiền từ Nguyên đơn với điều kiện là “ trả tiền ngay thì lấy chứng từ Documents against Payment- D/P”. B/L được lập cho nhà XK và ký hậu để trắng.
  7. Bị đơn nhận được Thư ủy thác nhờ thu cùng với bộ chứng từ nhờ thu từ Ngân hàng Đức, trong đó, quy định phí nhờ thu có thể bỏ qua do Người trả tiền chịu và xuất trình đòi tiền Nguyên đơn. Nguyên đơn chấp nhận thanh toán toàn bộ trị giá hối phiếu của Công ty xuất khẩu Công hòa liên bang Đức ký phát, ngoài trừ phí nhờ thu, vì cho rằng theo sự thỏa thuận của hai bên trước đây trong đàm phán và ký kết hợp đồng, phí này là do Công ty xuất khẩu Cộng hòa liên bang Đức gánh chịu. Vì không thu được phí nhờ thu, cho nên Bị đơn đã không giao chứng từ cho Nguyên đơn để nhận hàng. Sau một thời gian dài thương thảo giữa ba bên: Công ty xuất khẩu Cộng hòa liên bang Đức, Nguyên đơn và Bị đơn, Bị đơn mới giao chứng từ cho Nguyên đơn đi nhận hàng . Do nhận hàng chậm, tầu chở hàng phải chịu phạt 40.000USD. Hãng tàu yêu cầu Nguyên đơn phải nộp đủ số tiền phạt nói trên mới được quyền nhận hàng. Nguyên đơn cho rằng, trách nhiệm này là thuộc về Bị đơn, cho nên yêu cầu Bị đơn phải hoàn trả lại số tiền phạt cho mình. Bị đơn không thừa nhận trách nhiệm. Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn ra Trọng tài. Hỏi: Theo bạn, trọng tài sẽ quyết định như thế nào? Quyết định của trọng tài: Thư ủy thác nhờ thu quy định trách nhiệm trả phí nhờ thu như thế nào ? Phương thức thanh toán nhờ thu áp dụng trong thương mại quốc tế là một phương thức mà nhà xuất khẩu có các khoản phải thu (hối phiếu hoặc kỳ phiếu), nhưng không thể tự mình đứng ra thu tiền trực tiếp từ nhà nhập khẩu, cho nên nhờ ngân hàng nước mình ủy thác cho ngân hàng nước nhập khẩu thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu. Phương thức nhờ thu ngoài ý nghĩa là một phương thức thanh toán, còn ý nghĩa là một loại hình tài trợ xuất khẩu, bởi vì ngân hàng cung ứng dịch vụ nhờ thu cho nhà xuất khẩu nhưng không thu phí ngay, mà sẽ thu phí sau khi thu được tiền từ nhà nhập khẩu, tức là bán chịu dịch vụ cho nhà xuất khẩu. Chính vì lẽ đó, trong hợp đồng và đặc biệt trong Thư ủy thác nhờ thu cần phải quy định rõ phí nhờ thu do ai chịu, chi trả từ
  8. nguồn nào, nếu không trả phí, thì ngân hàng có giao chứng từ cho nhà nhập khẩu hay không? Vì vậy, Hội đồng Trọng tài sẽ phải nghiên cứu Hợp đồng hoặc Thư ủy thác nhờ thu xem phí nhờ thu được quy định như thế nào để xác định trách nhiệm. Sau khi kiểm tra Thư ủy thác nhờ thu, Hội đồng trọng tài nhận thấy trách nhiệm trả phí nhờ thu thuộc về Nguyên đơn. URC 522 1995 ICC quy định phí nhờ thu + Thư ủy thác nhờ thu ( Letter of Collection ) của Ngân hàng Đức gửi cho Bị đơn có dẫn chiếu áp dụng Quy tắc thống nhất nhờ thu 522 1995 ICC- URC 1995 ICC. Điều 21 URC 522 1995 ICC quy định như sau: (a) Nếu Thư ủy thác nhờ thu quy định cụ thể rằng mọi lệ phí và chi phí nhờ thu là do người trả tiền chịu nhưng người này lại không chịu trả thì ngân hàng xuất trình có thể giao chứng từ để được thanh toán hay chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác, nếu là cần thiết, không cần thu lệ phí và chi phí, trừ khi Điều 21 (b) được áp dụng. Nếu như vậy thì bên yêu cầu nhờ thu sẽ chịu những chi phí này hoặc có thể trừ vào số tiền thu được. (b) Nếu Thư ủy thác nhờ thu quy định rõ ràng là việc thu các chi phí và lệ phí là không có thể bỏ qua và nếu người trả tiền từ chối thanh toán thì ngân hàng xuất trình sẽ không giao chứng từ và không chịu trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào sinh ra từ bất cứ sự chậm trễ nào trong việc giao chứng từ. Khi việc thanh toán chi phí và lệ phí nhờ thu này bị từ chối thì ngân hàng xuất trình phải thông báo ngay bằng đường viễn thông hay phương tiện hỏa tốc cho ngân hàng đã gửi thư ủy thác nhờ thu đến. (c) Trong mọi trường hợp nếu như Thư ủy thác nhờ thu hoặc theo bản quy tắc này quy định rõ ràng rằng mọi chi phí và tiền ứng chi do bên yêu cầu nhờ thu gánh chịu, thì ngân hàng thu sẽ được phép thu lại ngay các chi phí này từ ngân hàng đã gửi Thư ủy thác nhờ thu, và ngân hàng chuyển sẽ được phép thu lại ngay bất kì số tiền nào mà nó đã chi từ bên yêu cầu nhờ thu mà không cần biết có thu được tiền hay không. (d) Các ngân hàng có quyền đòi thanh toán trước những lệ phí, chi phí đối với bên đã gửi Thư ủy thác nhờ thu để bù lại những chi phí nhằm để thực hiện tốt các chỉ
  9. thị nhờ thu và khi chưa nhận được sự thanh toán trước này thì họ có quyền không thực hiện Thư ủy thác nhờ thu này” + Căn cứ vào quy định của Điều 21 URC 522 nói trên, Hội đồng Trọng tài nhận thấy rằng, việc Bị đơn không giao chứng từ cho Nguyên đơn là trái với Điều 21a URC 522 1995 ICC, bởi vì Thư ủy thác nhờ thu không có quy định trách nhiệm của ngân hàng là “ phí và lệ phí nhờ thu không được bỏ qua” từ người trả tiền như quy định tại điều 21b URC 522 1995 ICC. (5) Kết luận: Bị đơn không giao chứng từ cho Nguyên đơn là trái với quy định của Điều 21a URC 1995 ICC và do đó đã gây nên việc nhận hàng chậm, tàu giao hàng bị phạt. Để nhận hàng, Công ty nhập khẩu Việt Nam đã nộp thay tiền phạt 40.000,00 USD, nay Hội đồng Trọng tài quyết định buộc Bị đơn phải hoàn trả lại số tiền nộp phạt 40.000,00 USD nói trên cho Nguyên đơn và chịu phí trọng tài. TÌNH HUỐNG 6 Nhà xuất khẩu A Ngân hàng nhận nhờ thu B Nhà nhập khẩu C Ngân hàng thu hộ D Hợp đồng thương mại được ký kết giữa nhà xuất khẩu A và nhà nhập khẩu C trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu kèm chứng từ” theo điều kiện D/P. Ngân hàng nhận nhờ thu không chỉ định ngân hàng xuất trình. Ngân hàng thu hộ D đã tự chọn ngân hàng xuất trình là ngân hàng E. Tuy nhiên trong quá trình xuất trình chứng từ, ngân hàng E đã chậm trễ trong việc xuất trình chứng từ để thanh toán. Nhà nhập khẩu kiện ngân hàng xuất trình và đòi bồi thường thiệt hại. Hỏi: Trong trường hợp này bên nào chịu trách nhiệm? Theo khoản 6 Quy tắc thống nhất nhờ thu URC-522 Nếu chứng từ là chứng từ trả ngay thì Ngân hàng xuất trình phải không chậm trễ xuất trình chứng từ để thanh toán.
  10. Do vậy Ngân Hàng xuất trình có lỗi và phải chịu trách nhiệm. Nhóm tình huống về quan hệ nhà xuất khẩu và Ngân Hàng Nhờ thu: TÌNH HUỐNG 7 Nhà xuất khẩu A Ngân hàng nhận nhờ thu B Nhà nhập khẩu C Sau khi ký kết hợp đồng mua bán trị giá 1000000USD, nhà xuất khẩu A gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho ngân hàng nhờ thu B. Ngân hàng B đã tự đề xuất chọn D làm ngân hàng thu hộ. Tuy nhiên khi D thực hiện việc thu hộ thì đã làm chậm trễ một thời gian so với lệnh nhờ thu và chỉ thu lại được 80% giá trị hóa đơn. Nhà xuất khẩu đã kiện ngân hàng nhờ thu B lên hội đồng trọng tài để đòi lại số tiền 20% còn lại và cộng thêm phí chậm trễ 5000USD. Hỏi: Hội đồng trọng tại xử lý như thế nào? Khoản b điều 11 Quy tắc thống nhất nhờ thu URC-522 quy định về “Sự miễn trách đối với hành động của một bên ra chỉ thị”: Các ngân hàng sẽ không có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm gì nếu những chỉ thị nhờ thu mà họ chuyển không được thực hiện, thậm chí ngay cả khi bản thân họ lựa chọn các ngân hàng đó. Căn cứ vào điều khoản trên Hội đồng trọng tài ra quyết định: Ngân hàng nhờ thu B không có nghĩa vụ và không chịu trách nhiệm về khoản tiền 20% (20000USD) chưa thu được của nhà nhập khẩu C. Đồng thời họ cũng không chịu trách nhiệm về khoản chi phí 5000USD do chậm trễ mặc dù chính họ lựa chọn ngân hàng thu hộ là D. Vì ngân hàng B chỉ là trung gian trong việc nhờ thu nên nhà xuất khẩu phải gánh chịu khoản tiền chưa được thu và làm việc với nhà nhập khẩu C để lấy lại số tiền. Nhà xuất khẩu A chịu phí trọng tài. TÌNH HUỐNG 8 Nhà xuất khẩu A Ngân hàng nhận nhờ thu B
  11. Ngân hàng thu hộ đồng thời cũng là ngân hàng xuất trình C Nhà nhập khẩu D Sau khi hợp đồng đã ký kết, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu kèm chứng từ” theo điều kiện D/P, nhà xuất khẩu A đã gửi bộ chứng từ trực tiếp cho ngân hàng nhờ thu B. Trong lệnh nhờ thu nói rõ rằng lãi suất không được miễn và nhập khẩu D phải trả mức lãi suất là 2% trên khoản tiền trong hợp đồng là 1000000USD. Tuy nhiên khi ngân hàng thu hộ đến thu thì nhà nhập khẩu D chỉ đồng ý trả mức lãi suất là 1% (tương đương khoản tiền là 10000USD). Ngân hàng xuất trình đã trao chứng từ cho D. Khi tiền được chuyển về cho nhà xuất khẩu thì thấy thiếu 10000USD. Nhà xuất khẩu A đã đòi tiền ngân hàng B. B không chịu thanh toán. Hỏi: Trong trường hợp này ai là người chịu trách nhiệm về số tiền trên? Theo khoản c điều 20 Quy trình thống nhất về nhờ thu URC-522: “Nếu bản chỉ thị nhờ thu nói rõ không bỏ qua tiền lãi mà người trả tiền từ chối thanh toán tiền lãi đó thì ngân hàng xuất trình sẽ không giao các chứng từ và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất cứ hậu quả nào phát sinh từ bất cứ sự chậm chễ nào trong việc giao chứng từ. Khi việc thanh toán tiền lãi đã bị từ chối, ngân hàng xuất trình phải thông báo ngay cho ngân hàng gửi chứng từ đến bằng đường viễn thông hoặc nếu không thể, bằng bất kỳ phương tiện hoả tốc nào” thì ngân hàng xuất trình C phải chịu trách nhiệm về khoản tiền trên vì họ đã làm sai. Lẽ ra họ không được trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu D vì dù D đã thanh toán nhưng đã không thanh toán đầy đủ. TÌNH HUỐNG 9 Nhà xuất khẩu A của Việt Nam Ngân hàng nhận nhờ thu B Nhà nhập khẩu C của Anh Ngân hàng thu hộ D Nhà xuất khẩu A ký hợp đồng với nhà nhập khẩu, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu phiếu kèm chứng từ” theo điều kiện D/P, nhà xuất khẩu A đã gửi bộ chứng từ trực tiếp cho ngân hàng nhờ thu B. Ngân hàng B đã kiểm tra các chứng từ và thấy chính xác nên đã chấp nhận chỉ thị nhờ thu của A. Tuy
  12. nhiên do có một số hư hỏng trong hệ thống thông tin của B nên ngân hàng B phải nhờ đến dịch vụ của ngân hàng E để thực hiện chỉ thị, sau đó B yêu cầu nhà xuất khẩu A trả chi phí cho ngân hàng E. Khi bộ chứng từ được chuyển đến nhà nhập khẩu C thì bị từ chối thanh toán, ngân hàng thu hộ D đã thông báo cho B. Sau 61 ngày kể từ khi nhận được thông báo của D, B chuyển cho D chỉ thị là phải tìm người mua khác ở nước Anh. Hỏi: Ngân hàng B đã làm sai những điều gì? Căn cứ vào khoản 2 điều 4 Quy trình thống nhất về nhờ thu URC-522: “Các ngân hàng sẽ không kiểm tra các chứng từ để thực hiện các chỉ thị” thì ngân hàng B đã sai khi kiểm tra chứng từ do A gởi đến. Họ sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu như nhà xuất khẩu kiện. Căn cứ vào khoản a) điều 11 Quy trình thống nhất về nhờ thu URC-522: “Các ngân hàng sử dụng dịch vụ của một ngân hàng khác hoặc các ngân hàng khác nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ thị của người nhờ thu thì mọi chi phí và sự rủi ro đó sẽ do người nhờ thu gánh chịu” thì B đã đúng trong việc yêu cầu A hoàn trả chi phí cho E. Trong trường hợp này họ chỉ là trung gian để giúp A thu tiền nên họ không phải thanh toán các khoản phí phát sinh khi nhờ ngân hàng khác thực hiện chỉ thị người nhờ thu. Khi nhận được thông báo nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì phải sau 61 ngày B mới có chỉ thị tìm người mua khác ở Anh. Việc làm này của họ đã sai về cơ bản và không còn mang ý nghĩa gì vì theo quy định tại khoản c.3) điều 26 Quy trình thống nhất về nhờ thu URC-522 thì nếu sau 60 ngày mà B không có chỉ thị gì thêm về việc xử lý bộ chứng từ thì ngân hàng thu hộ C đã chuyển trả bộ chứng từ lại. Việc chậm trễ 1 ngày sau khi nhận được bộ chứng từ có thể là do C chậm trễ trong việc chuyển giao trở lại. TÌNH HUỐNG 10 Nhà xuất khẩu A Ngân hàng nhận nhờ thu B Ngân hàng thu hộ C Nhà nhập khẩu D Chi phí của ngân hàng nhờ thu B là 3000USD. Chi phí và phí phát sinh của ngân hàng thu hộ C là 1000USD. Việc thu hộ của ngân hàng C không đạt kết quả vì nhà
  13. Nhập Khẩu D không chịu trả tiền. Đã hết thời hạn thanh toán nên C đòi tiền phí từ ngân hàng đã gởi lệnh nhờ thu cho mình. Ngân hàng nhận nhờ thu B lại yêu cầu A trả tiền cho C đồng thời trả thêm phần hoa hồng cho chính mình và phần tiền phí là 3000USD. Nhà nhập khẩu A không chấp nhận trả cho C và chỉ trả cho B mức phí là 3000USD, không có hoa hồng vì công việc đã không hoàn thành. Hỏi: Hành động của các bên liên quan đúng hay sai và tiền phí do bên nào thanh toán? Theo khoản c điều 21 Quy tắc thống nhất nhờ thu URC-522: “Trong mọi trường hợp, nếu các điều kiện của chỉ thị nhờ thu nói rõ hoặc theo bản quy tắc này, mọi chi phí và tiền ứng chi cho người nhờ thu gánh chịu thì ngân hàng thu sẽ có quyền thu hồi ngay các khoản tiền chi phí có liên quan đến tiền ứng chi, lệ phí và các chi phí từ ngân hàng để gửi chỉ thị nhờ thu và Ngân hàng chuyển sẽ có quyền thu hồi lại ngay từ người nhờ thu bất cứ số tiền nào đã trả cùng với các lệ phí, chi phí và tiền ứng chi tương ứng, không cần biết đến kết quả nhờ thu như thế nào.” Dựa vào quy định trên ta thấy rằng việc ngân hàng thu hộ C đòi tiền phí 1000USD từ ngân hàng B là hoàn toàn hợp lý. Ngân hàng B yêu cầu nhà xuất khẩu trả tiền cho C là sai, chính họ phải đảm nhận việc này và số phí của C và của họ sẽ được A thanh toán lại sau vì A không có quan hệ với C. Ngân hàng B có quyền yêu cầu A thanh toán cho mình số tiền phí là 3000USD và khoản hoa hồng. Nhà xuất khẩu A lẽ ra phải thanh toán khoản phí là 4000USD cộng thêm hoa hồng cho ngân hàng B. Còn ngân hàng B thì phải trả cho ngân hàng C 1000USD tiền phí và số tiền họ nhận được là 3000USD cộng với hoa hồng mặc dù kết quả nhờ thu là không thành công. TÌNH HUỐNG 11 Nhà xuất khẩu Viêt Nam: Công ty TNHH Hoa Sen Ngân hàng nhận nhờ thu : Vietcombank Nhà nhập khẩu Mỹ: Coca Cola Company Ngân hàng thu hộ: Citybank Công ty TNHH Hoa Sen ký hợp đồng bán hàng hóa cho Coca Cola Company của Mỹ, phương thức thanh toán là nhờ thu kèm chứng từ. Ngân hàng Vietcombank
  14. (Remitting Bank) tiến hành chuyển chứng từ theo yêu cầu của nhà xuất khẩu Việt Nam sang cho ngân hàng Citybank (Collecting Bank) và nhờ Citybank thu tiền Coca Cola Company dùm cho mình. Tuy nhiên, Coca Cola Company không chịu thanh toán. Citybank đã thông báo cho Vietcombank. Sau 50 ngày, Vietcombank chỉ thị cho Citybank tổ chức bán đấu giá lô hàng vì đây là hàng cồng kềnh và lưu kho bãi chi phí quá cao. Cùng lúc đó, Citybank gởi toàn bộ chứng từ cho Vietcombank và thông báo rằng họ đã hết trách nhiệm. Hỏi: Trong trường hợp này thì bên nào sai phạm? Khoản c.3 điều 26 Quy tắc thống nhất nhờ thu URC-522 quy định: “Ngân hàng xuất trình phải không chậm trễ thông báo về việc không thanh toán hoặc không chấp nhận hối phiếu cho ngân hàng mà từ đó nhận được lệnh nhờ thu gởi đến. Khi nhận được thông báo như vậy, ngân hàng gởi nhờ thu phải đưa ra các chỉ thị thích hợp để xử lý tiếp bộ chứng từ. Nếu không có các chỉ thị như vậy, thì trong vòng 60 ngày kể từ sau khi thông báo về việc không thanh toán hoặc không chấp nhận hối phiếu, nhân hàng xuất trình sẽ chuyển trả bộ chứng từ cho ngân hàng mà từ đó nhận được lệnh nhờ thu gởi đến mà không chịu bất kỳ trách nhiệm gì.” Căn cứ vào điều khoản trên thì dù Citybank đã thông báo cho Vietcombank về việc nhà nhập khẩu không chịu thanh toán nhưng vẫn chưa hết thời hạn 60 ngày mà Citybank đã chuyển trả toàn bộ chứng từ lại là sai. Nếu trong vòng 10 ngày nữa mà Vietcombank không có chỉ thị gì thì họ mới có thể gởi lại bộ chứng từ và không chịu trách nhiệm gì. Trong trường hợp này họ phải chịu trách nhiệm về chi phí chuyển hóa đơn đồng thời tiếp tục thực hiện chỉ thị của Vietcombank. TÌNH HUỐNG 12 Các bên: Nguyên đơn: Doanh nghiệp xuất khẩu gạo A Việt Nam. Bị đơn: Ngân hàng Y ở Nhật Bản. Các vấn đề được đề cập: Chất lượng hàng bị giảm phẩm chất.
  15. DN nhập khẩu Nhật Bản yêu cầu giảm giá số hàng giảm phẩm chất với số tiền 20000USD và được Nguyên đơn đồng ý. Nguyên đơn đòi Bị đơn thanh toán số tiền 20000USD. Tóm tắt vụ việc: Nguyên đơn ký hợp đồng xuất khẩu gạo với công ty nhập khẩu của Nhật Bản, thanh toán theo phương thức nhờ thu trả tiền ngay. Điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức nhờ thu trơn bằng hối phiếu trả tiền ngay, tham chiếu Quy tắc thống nhất nhờ thu số 522 1995 của Phòng thương mại quốc tế ban hành (Uniform Rules for Collection, bản sửa đổi năm 1995, có hiệu lực 1/1/1996, xuất bản số 522, viết gọn URC 522). Nguyên đơn ủy thác cho Ngân hàng Y của Việt Nam ở Nhật Bản thu hộ tiền từ DN nhập khẩu. Ngân hàng Y chuyển hối phiếu cho Bị đơn để thông báo và thu tiền DN nhập khẩu. Các bước trong quá trình nhờ thu trơn đều được các bên tham gia thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên trong quá trình vận chuyển và bảo quản hàng, đã phát hiện một bộ phận hàng bị giảm phẩm chất. Nguyên nhân được tìm ra là do khâu bảo quản của Bị đơn (khi hàng đang chờ DN nhập khẩu Nhật Bản nhận hàng) không tốt. Trước đó Nguyên đơn đã có yêu cầu đối với các ngân hàng về việc bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, Nguyên đơn cũng đã cam kết trả phí bảo quản. DN nhập khẩu của Mỹ yêu cầu Nguyên đơn giảm giá số hàng bị giảm phẩm chất. Nguyên đơn vì muốn giữ uy tín nên đã đồng ý. Tổng số tiền giảm giá là 20000USD. Nguyên đơn cho rằng việc hàng bị giảm phẩm chất là do Bị đơn thiếu trách nhiệm trong bảo quản nên yêu cầu Bị đơn thanh toán số tiền 20000USD. Bị đơn không chấp nhận thanh toán. Nguyên đơn khởi kiện Bị đơn ra Trọng tài. Hỏi: Theo bạn, trọng tài sẽ quyết định như thế nào? Quyết định của trọng tài: Phương thức thanh toán nhờ thu áp dụng trong thương mại quốc tế là một phương thức mà nhà xuất khẩu có các khoản phải thu (hối phiếu hoặc kỳ phiếu), nhưng
  16. không thể tự mình đứng ra thu tiền trực tiếp từ nhà nhập khẩu, cho nên nhờ ngân hàng nước mình ủy thác cho ngân hàng nước nhập khẩu thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu. Trong hợp đồng mua bán giữa Nguyên đơn và DN nhập khẩu của Nhật Bản, điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức nhờ thu trơn bằng hối phiếu trả tiền ngay, tham chiếu Quy tắc thống nhất nhờ thu số 522 1995 của Phòng thương mại quốc tế ban hành (Uniform Rules for Collection, bản sửa đổi năm 1995, có hiệu lực 1/1/1996, xuất bản số 522, viết gọn URC 522) để xác định trách nhiệm về số hàng bị giảm chất lượng thuộc về ai. Sau khi xem xét, Hội đồng trọng tài nhận thấy trách nhiệm thuộc về Nguyên đơn. “ĐIỀU 10: Các chứng từ đối với hàng hoá/ Dịch vụ/ Các thực hiện a. Hàng hóa không được gửi trực tiếp đến địa chỉ của một ngân hàng hoặc được chuyển đến hoặc được chuyển theo lệnh của một ngân hàng mà không có sự thoả thuận trước của ngân hàng đó. Tuy vậy, trong trường hợp hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của ngân hàng hoặc được chuyển đến hoặc chuyển theo lệnh của một ngân hàng để trao cho người trả tiền khi họ thanh toán hoặc khi họ chấp nhận thanh toán hoặc khi những điều kiện khác được thực hiện mà không có sự thoả thuận khác hoặc không có sự thoả thuận trước của ngân hàng đó thì ngân hàng đó sẽ không có nghĩa vụ nhận hàng và rủi ro, trách nhiệm đối với hàng hoá vẫn thuộc về người gửi hàng. b. Các ngân hàng không có nghĩa vụ thực hiện bất cứ hành động nào đối với hàng hoá và phương thức nhờ thu kèm theo chứng từ có liên quan bao gồm việc lưu kho và bảo hiểm hàng hoá ngay cả khi chỉ thị nhờ thu nếu quy định cụ thể điều đó. Các ngân hàng sẽ chỉ làm điều đó nếu khi và ở chừng mực khi mà họ đồng ý là như vậy trong từng trường hợp. Dù cho có điều khoản ở Điều 1 (c), quy định này được áp dụng ngay cả khi không có bất cứ thông báo cụ thể nào về vấn đề này của ngân hàng thu. c. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng tiến hành bảo vệ hàng hoá, dù có chỉ thị hay không, các ngân hàng này cũng không chịu trách nhiệm về số phận và/hoặc tình cảnh của hàng hoá và/hoặc về mọi hành động và/hoặc về thiếu sót của bất kỳ bên thứ ba nào
  17. được uỷ nhiệm lưu kho và hoặc bảo vệ hàng hoá. Tuy nhiên, ngân hàng thu phải thông báo ngay cho ngân hàng đã gửi chỉ thị nhờ thu về bất kỳ hành động nào thuộc loại này. d. Mọi lệ phí và hoặc chi phí của các ngân hàng có liên quan tới bất cứ hành động nào trong việc bảo vệ hàng hoá sẽ do bên gửi chỉ thị nhờ thu gánh chịu. e.1. Dù cho có điều khoản trong Điều 10(a) nếu hàng hoá được gửi đến hoặc gửi theo lệnh của ngân hàng thu và người trả tiền đã thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc các điều kịên khác đã được thực hiện và ngân hàng thu bố trí việc giao hàng, thì ngân hàng chuyển sẽ phải cho phép ngân hàng thu làm như vậy.” Căn cứ vào quy định của Điều 10 URC 522 nói trên, Hội đồng Trọng tài nhận thấy rằng, việc Bị đơn thiếu trách nhiệm trong quá trình bảo quản hàng dẫn đến bên Nguyên đơn phải giảm giá số hàng giảm chất lượng tuy vậy bên Bị đơn không phải chịu trách nhiệm về số tiền mà bên Nguyên đơn giảm giá (Theo điều 10c). Số tiền mà Nguyên đơn giảm giá cho DN nhập khẩu của Nhật Bị đơn không phải thanh toán lại cho Nguyên đơn. Kết luận: Bị đơn không phải thanh toán số tiền 20000USD cho Nguyên đơn, mà số tiền này chính Nguyên đơn phải chịu. III. MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ: TÌNH HUỐNG 1 Công ty A xuất khẩu gạo 35% tấm cho Iran. L/C cho phép giao hàng từng phần và quy định như sau: Chuyến 1 giao 10.000T gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất là ngày 01/10/2007. Chuyến 2 giao 10.000T gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất 01/11/2007. Chuyến 3 giao 15.000T gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất 01/12/2007.
  18. Công ty A không kịp thực hiện chuyến giao hàng đầu tiên. Sau đó, công ty A thực hiện hoàn chỉnh chuyến giao hàng thứ hai, thứ ba. Trong chuyến giao hàng thứ hai công ty A đã giao bổ sung hàng của chuyến thứ nhất. Hỏi: Bộ chứng từ do cty A xuất trình có được chấp nhận thanh toán hay không? Theo điều 31a UCP 600 ICC, quy định: “Giao hàng và trả tiền từng lần là được phép” theo quy định này thì không có gì sai phạm. Theo điều 32 UCP 600 ICC, quy đinh : “ Nếu việc trả tiền và giao hàng nhiều lần trong từng thời kì nhất định được quy định trong tín dụng và bất cứ lần nào không trả tiền hoặc không giao hàng trong thời kỳ dành cho lần đó thì tín dụng không còn có giá trị đối với lần đó và bất cứ lần nào tiếp theo”. Theo điều này thì bộ chứng từ của công ty A là không được chấp nhận. Trong trường hợp công ty A đưa ra lí do, sở dĩ lần 1 không giao được hàng đúng như quy định là do bất khả kháng thì việc này sẽ được giải quyết căn cứ trên Hợp đồng kí kết giữa 2 bên , không liên quan đến L/C. ( theo điều 4 UCP 600 ICC ) Thực tế, khi không được chứng nhận để thanh tóan thì 2 bên công ty nên thỏa thuận với nhau, bên Iran sẽ chấp nhận trả tiền, đổi lại bên công ty A sẽ giảm giá hàng. Ngoài ra, nếu đây là L/C tuần hoàn có tích lũy thì việc nhà XK xuất hàng như vậy làm cho bộ chứng từ có thể chấp noận được. TÌNH HUỐNG 2 Công ty H (Việt Nam) ký một hợp đồng nhập hoá chất từ công ty của Trung Quốc. Trong bức điện MT700 NHPH ở Việt Nam gửi cho NHTB ở Trung Quốc có một số trường như sau: 32B: 50.000 USD CIF Hải Phòng 45A: mã hàng 160-4690 và 270-3210 Khi bộ chứng từ được gửi đến NH mở L/C của Việt Nam, hoá đơn thương mại có ghi ba mã hàng như sau: 160-4690 đơn giá 41,00 USD/kg 270-3210 đơn giá 32,50 USD/kg
  19. 511-74 miễn phí Điều kiện giao hàng CIF không ghi trong hoá đơn thương mại. NHPH ở Việt Nam cho rằng bộ CT có lỗi và không thanh toán cho công ty Trung Quốc. Công ty Trung Quốc khiếu nại vì thấy rằng bộ CT không hề làm sai hay ảnh hưởng đến các điều khoản trong L/C. Hỏi: NHPH làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao? Điều 64b ISBP 681 quy định : “ Hoá đơn không được thể hiện hàng hoá mà L/C không yêu cầu, bao gồm cả hàng mẫu, hàng quảng cáo, ngay cả khi nói rõ là miến phí”. Điều 61, ISBP 681 : “Nếu điều kiện thương mại là một bộ phận của mô tả hàng hoá trong L/C, hay được ghi gắn với số tiền, thì hóa đơn phải thể hiện điều kiện thương mại một cách rõ rang, và nếu mô tả hàng hóa chỉ ra nguồn của điều kiện thương mại, thì hóa đơn cũng chỉ ra đúng nguồn đó”. Theo các điều trên thì NHPH từ chối thanh toán bộ CT là đúng. TÌNH HUỐNG 3 Tập đoàn J.Corp của Hàn Quốc ký hợp đồng nhập khẩu giầy đông của công ty G của Việt Nam. Ngân hàng phát hành L/C là NH Hàn Quốc. Người xin mở L/C là J.Corp yêu cầu trong bộ chứng từ đòi tiền phải có Giấy chứng nhận của người mua chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Pusan. Một tháng sau khi mở tín dụng, chuyến hàng đã cập cảng Pusan đúng thời hạn giao hàng quy định của HĐ, nhưng công ty G không thể lấy được Giấy chứng nhận trên của người mua. Ngân hàng mở L/C phía Hàn Quốc đã từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền đó. Mặc dù đã nhiều lần công ty G gửi văn bản sang cho J.Corp. và NH Hàn Quốc yêu cầu được thanh toán nhưng đêu bị NH từ chối thanh toán. Sau hơn 1 năm thương lượng, cuối cùng công ty G mới nhận được thanh toán nhưng đã phải chịu những tổn thất nặng nề.
  20. Hỏi: Công ty G có nên kiện nhà nhập khẩu của Hàn Quốc không? Trong trường hợp này L/C có thực là phương thức thanh toán đảm bảo an toàn nhất cho người XK không? Bài học kinh nghiêm cần rút ra cho người XK là gì? Theo điều 4 ISBP681: “ Một thư tín dụng không nên yêu cầu xuất trình chứng từ do người yêu cầu phát hành hoặc ký đối chứng. Nếu một thư tín dụng được phát hành có quy định điều khoản như thế thì người thụ hưởng phải hoặc là yêu cầu sửa đồi hoặc là tuân theo và phải chịu rủi ro nếu không thực hiện được điều quy định như thế “. Trong tình huống này, người xin mở L/C là phía J.Corp của Hàn Quốc đã yêu cầu bên công ty G phải có Giấy chứng nhận của người mua chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Pusan trong bộ chứng từ. Như vậy, người xin mở L/C đã làm khó bạn hàng của mình, nhưng bên công ty G lại không yêu cầu sửa đổi và cũng không thực hiện được yêu cầu của thư tín dụng nên việc họ chịu những tổn thất do bị thanh toán chậm là vì sự chủ quan của họ. Trong trường hợp này có thể do lợi thế thương mại thuộc về người nhập khẩu nhưng phương thức thanh toán bằng L/C vẫn là phương thức thanh toán đảm bảo an toàn nhất cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu có sự thận trọng nhất định trong khi đàm phán và giao kết hợp đồng, cũng như các điều kiện của L/C. Bài học kinh nghiệm cần rút ra cho người XK là nếu một thư tín dụng được phát hành yêu cầu xuất trình chứng từ do người mua phát hành hoặc ký đối chứng (ở đây là Giấy chứng nhận của người mua chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Pusan ), thì nên yêu cầu bỏ điều khoản này trong L/C. TÌNH HUỐNG 4 Một NHTB tại Việt Nam nhận được một L/C xuất do Ngân hàng tại Nigeria phát hành và xác nhận bởi Ngân hàng Deutschebank, London, trong đó qui định: + 2/3 chứng từ giao hàng gốc gửi đến NHXN. + 1/3 vận đơn gốc và một bộ chứng từ giao hàng không chuyển nhượng gửi đến NHPH. + Field 41A: available with Deutschebank, London by payment. + Chỉ thị chứng từ gửi đến NHXN.
  21. NHTB đã xuất trình 2/3 chứng từ gốc đến NHXN, gửi 1/3 B/L gốc cùng một bộ chứng từ không chuyển nhượng đến NHPH như chỉ thị của LC; đồng thời đòi tiền NHXN. Sau đó, NHTB nhận được điện từ chối của NHXN vì bộ chứng từ có lỗi. Họ nói rằng họ đang nắm giữ chứng từ chờ chỉ thị của NHTB. Trong khi đó, NHTB lại nhận được điện MT998 từ NHPH thể hiện họ đã kiểm tra chứng từ và chứng từ là hợp lệ. Họ chấp nhận thanh toán và ủy quyền cho NHTB đòi tiền Ngân hàng Deutschebank, Frankfurt (NH chỉ định bồi hoàn). NHTB đã làm đúng chỉ dẫn của NHPH, đòi tiền Ngân hàng Deutschebank, Frankfurt; đồng thời lập điện thông báo cho NHXN. Ngay lập tức, NHTB nhận được điện của NHXN nói rằng chỉ có họ mới được phép đòi tiền Ngân hàng Deutschebank, Frankfurt vì họ xác nhận L/C và chứng từ đang do họ nắm giữ; việc NHPH ủy quyền cho NHTB đòi tiền là trái với thông lệ quốc tế. Họ cũng nói thêm rằng họ đã chỉ thị cho Ngân hàng Deutschebank, Frankfurt dừng thanh toán và bây giờ họ mới liên lạc với NHPH để thông báo lỗi và mong tìm kiếm sự chấp nhận thanh toán của người mở L/C. Vài ngày sau, NHTB cũng nhận được điện của Ngân hàng Deutschebank, Frankfurt từ chối điện đòi tiền của NHTB. Hỏi: Trong tình huống trên, các NH, NHPH, NHXN, NHTB, NH chỉ định bồi hoàn, đã hành động đúng hay sai? L/C quy định chứng từ xuất trình thanh toán tại NHXN (Deutsche Bank, London). Do vậy, khi thực hiện thanh toán chứng từ, NHXN được ủy quyền yêu cầu NH chỉ định bồi hoàn (Deutsche Bank Frankfurt) thực hiện hoàn trả. Trong giao dịch này, NHTB không được ủy quyền thực hiện thanh toán hay chiết khấu chứng từ, do vậy, không được ủy quyền để yêu cầu NH chỉ định bồi hoàn thực hiện hoàn trả. NHXN đã đúng khi cho rằng chỉ có họ mới được phép yêu cầu hoàn trả từ NH bồi hoàn được chỉ định. Và NH chỉ định bồi hoàn từ chối điện đòi tiền của NHTB là đúng.
  22. Do chứng từ xuất trình có sai sót nên NHXN từ chối và có thể xin ý kiến của người mở L/C (thông qua NHPH) về việc chấp nhận hay từ chối chứng từ. Trường hợp người mở L/C chấp nhận sai sót thì có thể chỉ thị cho NHXN thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng và ủy quyền cho NHXN đòi tiền hoàn trả từ NH hoàn trả được chỉ định. NHPH đã sai khi ủy quyền đòi tiền từ NH chỉ định bồi hoàn cho NHTB. Cuối cùng tình huống trên đã được các NH giải quyết như sau: NHTB đã gửi điện tra soát đến NHXN tra soát về tình trạng chứng từ, đồng thời điện cho NHPH yêu cầu họ: - Xác nhận bằng điện với NHXN rằng người mở L/C chấp nhận sai sót; và - Đề nghị NHXN thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng. Đồng thời yêu cầu NHPH điện xác nhận cho NHTB về việc thực hiện yêu cầu trên. Sau đó, NHPH cũng đã gửi điện cho NHTB nói rằng đúng là Người yêu cầu đã chấp nhận thanh toán và đã nhận hàng. Nhưng việc họ ủy quyền cho NHTB đòi tiền Deutsche Bank, Frankfurt là nhầm lẫn và đáng lẽ ra việc ủy quyền phải được gửi đến Deutsche Bank, London. Họ cũng nói thêm rằng họ không được thông báo về sự bất hợp lệ của bộ chứng từ từ Deutsche Bank, London. Tuy nhiên, họ cũng đã liên lạc với Deutsche bank, London để giải quyết vấn đề này một cách sớm nhất. TÌNH HUỐNG 5 Công ty A (Việt Nam) nhập khẩu máy tiện. NHPH: Ngân hàng TMCP Á Châu. NHXN: Ngân hàng Tokyo Nhật Bản. Công ty B (Nhật Bản) xuất khẩu máy tiện. Sau khi xuất hàng sang Việt Nam, công ty B xuất trình bộ CT tại NHXN và được NH này chiết khấu có truy đòi bộ CT. Ngân hàng Tokyo Nhật Bản chuyển bộ CT cho NH Á Châu và đòi tiền NH này. Tuy nhiên, Á Châu thấy rằng bộ CT bất hợp lệ và đã điện thông báo lỗi sai của bộ CT cho NH Tokyo. NH Tokyo phủ nhận, chỉ ra rằng bất hợp lệ không có giá trị. NH Á Châu xem lại và thông báo một số bất hợp lệ khác.
  23. Lần này thì NH Tokyo đồng ý với những bất hợp lệ đó. Bị Á Châu từ chối thanh toán, NH Tokyo truy đòi công ty B yêu cầu công ty trả lại tiền vì bộ CT bất hợp lệ. Hỏi: Nghiệp vụ của các NH trong tình huống trên có sai sót gì không? Nếu có hãy chỉ ra cụ thể. Nghiệp vụ của các NH trên có một số sai sót như sau: - NHPH chỉ được thông báo bất hợp lệ của chứng từ một lần duy nhất. Trong thông báo này phải bao gồm tất cả bất hợp lệ, NHPH không được bổ sung bất kỳ bất hợp lệ nào khác. NHPH ở trên làm sai quy tắc nên đã mất quyền từ chối chứng từ. - NHXN phải thương lượng thanh toán, miễn truy đòi, nếu tín dụng có giá trị thương lượng thanh toán tại NHXN. Do vậy, ở tình huống này, NHXN chiết khấu có truy đòi là sai quy tắc. Vì thế, NHXN không có quyền đòi lại tiền từ công ty B. TÌNH HUỐNG 6 L/C là không thể hủy ngang. Nhà XK nhận được thông báo L/C, kiểm tra nội dung L/C và thấy rằng có thể thực hiện được. Sau 5 ngày, một số điều kiện ngoại cảnh khiến nhà XK không có khả năng giao hàng như trong L/C. Nhà XK đã gọi điện cho nhà NK thông báo tình hình của mình. Sau khi thương lượng, hai bên đi đến quyết định hủy bỏ L/C. Nhà XK nói rằng “không gửi hàng là tự động hủy bỏ L/C” rồi nên nhà NK không cần gửi thông báo đề nghị hủy L/C cho NHPH nữa. Hỏi: Việc làm của nhà NK và XK là đúng hay sai? Nhà NK và XK làm như vậy là không có gì sai cả. Vì ở tình huống này nhà XK vẫn chưa giao hàng. L/C cũng chỉ là một phương thức thanh toán cho nên khi thấy không thể thực hiện được thì nhà XK sẽ không làm theo L/C. Vì nếu có làm thì bộ CT sẽ không thể hợp lệ để được thanh toán. Việc nhà XK không xuất trình CT và nhà NK không thông báo gì thì NH cũng không bị ảnh hưởng gì vì NH chỉ là trung gian và đã thu phí. TÌNH HUỐNG 7 Một L/C được Vietcombank mở theo yêu cầu của khách hàng X (Hà Nội) của mình cho công ty Y (Nhật Bản) hưởng lợi có nội dung ghi như sau “Available with Mitsuibank by payment ”.
  24. Công ty xuất khẩu Y Nhật Bản sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình cho khách hàng X tại Việt Nam xuất trình bộ chứng từ cho Mitsuibank để yêu cầu thanh toán. Ngân hàng này đã kiểm tra bộ chứng từ và xác định bộ chứng từ thanh toán hợp lệ và tiến hành thanh toán toàn bộ trị giá L/C cho công ty Y. Sau đó ngân hàng chuyển giao chứng từ đến VCB thông qua công ty chuyển phát nhanh DHL. Trong quá trình vận chuyển DHL làm thất lạc chứng từ thanh toán. Hỏi: VCB có thanh toán lại tiền cho Mitsuibank hay không? Tại sao? Theo điều 35 UCP600 thì: “Nếu một ngân hàng chỉ định quyết định rằng việc xuất trình là phù hợp và chuyển chứng từ đến ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận, dù cho ngân hàng chỉ định đã thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hay chưa, thì ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hoặc hoàn lại tiền cho ngân hàng chỉ định, ngay cả khi các chứng từ đã bị mất trong quá trình chuyển giao giữa ngân hàng chỉ định và ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận hoặc giữa ngân hàng xác nhận và ngân hàng phát hành”. Dựa vào điều trên thì việc VCB thanh toàn lại tiền cho Mitsuibank là chắc chắn. TÌNH HUỐNG 8 L/C gốc quy định ngày giao hàng chậm nhất là 1/7/2006 nhưng sau đó có tu chỉnh LC với hai nội dung sau: - Ngày giao hàng chậm nhất: 30/7/2006; và - Chứng từ yêu cầu xuất trình bổ sung: C/O. Thực tế, chứng từ được xuất trình vào ngày 10/7/2006 nhưng thiếu C/O Hỏi: - Có thể bắt lỗi xuất trình trễ hay không ? - Có thể bắt lỗi xuất trình chứng từ (C/O) thiếu hay không ? Theo điều 10c UCP600: “Các điều khoản của L/C gốc (hoặc một L/C có các tu chỉnh đã được chấp nhận trước đây) vẫn còn hiệu lực đối với người hưởng lợi cho đến khi người hưởng lợi gửi thông báo chấp nhận tu chỉnh cho ngân hàng thông báo tu chỉnh. Người hưởng lợi nên thông báo chấp nhận hoặc bác bỏ tu chỉnh. Nếu người hưởng lợi không thực hiện thông báo thì việc xuất trình chứng từ cho ngân hàng được
  25. chỉ định hoặc ngân hàng phát hành, mà phù hợp với L/C và (phù hợp với) tu chỉnh chưa được chấp nhận, sẽ được xem là thông báo chấp nhận tu chỉnh của người hưởng lợi đối với tu chỉnh và vào lúc đó L/C sẽ được tu chỉnh”. Trong tình huống người hưởng lợi/ngân hàng thông báo không có thông báo về việc chấp nhận hay bác bỏ tu chỉnh. Như vậy, có thể hiểu rằng nếu chứng từ xuất trình phù hợp với L/C và phù hợp với tu chỉnh chưa được chấp nhận sẽ được xem như là thông báo chấp nhận tu chỉnh của người hưởng lợi và lúc đó xem như L/C được tu chỉnh. Tình huống ở đây ngày giao hàng thì phù hợp với tu chỉnh L/C, không phù hợp L/C gốc nhưng việc xuất trình thiếu C/O thì phù hợp với L/C gốc, không phù hợp với tu chỉnh L/C. Bộ CT là không hợp lệ và chỉ ra sai sót như sau: (1) Giao hàng trễ; và/hoặc (2) Thiếu C/O Với các nêu sai sót trên thì sẽ có ít nhất một sai sót có giá trị từ chối chứng từ trong mọi trường hợp. Nếu ngân hàng chuyển CT đến phản đối cho rằng tu chỉnh không có giá trị vì không được người hưởng lợi chấp nhận thì sai sót giao hàng trễ là sai sót có giá trị để ngân hàng phát hành từ chối chứng từ. Còn nếu như ngân hàng chuyển CT đến cho rằng tu chỉnh có giá trị hiệu lực thì sai sót “thiếu C/O” là cơ sở để ngân hàng phát hành từ chối chứng từ. Ngoài ra, điều 10e UCP600 quy định: “Chấp nhận một phần sửa đổi là không được phép và sẽ được coi là thông báo từ chối sửa đổi”. TÌNH HUỐNG 9 L/C cho phép giao hàng từng phần. Trị giá hợp đồng là 10$, trong đó 2$ trả trước bằng TT, 8 $ trả ngay khi xuất trình chứng từ, 2$ trả khi có biên bản nghiệm thu do bên bán và bên mua ký. Hỏi: Tại trường 42C nên quy định như thế nào? Ta có thể hiểu trị giá hợp đồng là 10$, trong đó 20% thanh toán trước bằng TT và 80% thanh toán bằng LC at sight cho phép giao hàng từng phần với cách thanh toán như sau 60% trị giá hợp đồng được thanh toán against chứng từ giao hàng + (các) hối phiếu trả ngay, và 20% trị giá hợp đồng được thanh toán against hối phiếu trả ngay + chứng nhận nghiệm thu.
  26. Có thể quy định trong L/C như sau: 32B: (Curency Code, Amount): USD8 42C: Drafts at sight 46A: (1) USD6.00 (equivalent 60 PCT of contract value - USD10) shall be paid against draft(s) plus the following documents: - Invoice - BL (2) USD2.00 (equivalent 20 PCT of contract value) shall be paid against draft plus Certificate of Acceptance signed by . TÌNH HUỐNG 10 L/C cho phép giao hàng từng phần. 45A : Total amount : USD 7572 - yarn 65/35, quantity: 1500.2 kgs, unit price: USD 2.2/kg - yarn 40/60, quantity: 1400.5 kgs, unit price: USD 3.05/kg Nhà XK xuất trình 2 bộ chứng từ thể hiện 2 lần giao hàng như sau: set 1: invoice shows that: yarn 65/35, quantity: 1500.2 kgs, unit price USD 2.2/kg amount: USD 3300.4 set 2: invoice shows that : yarn 40/60, quantity: 1400.5 kgs, unit price: USD 3.05/kg, amount: USD 4271.5 Hỏi: Bộ chứng từ trên có được chấp nhận hay không? Theo ISBP điều 66: “Ngay cả khi giao hàng từng phần không cho phép thì một dung sai giảm 5% số tiền của L/C được chấp nhận, miễn là số lượng hàng được giao đầy đủ và bất kỳ đơn giá nào (có quy định trong L/C) phải không giảm. Nếu không quy định số lượng hàng hóa trong L/C thì hóa đơn được xem là đã giao hàng đầy đủ”. Tình huống này chỉ là do cách lấy tròn số thập phân nên có sai khác. Vì cho phép giao hàng từng phần nên mỗi bộ chứng từ xuất trình có giá trị hợp lệ.
  27. TÌNH HUỐNG 11 LC quy định xuất trình BL đa phương thức từ Cảng Hải Phòng, Việt Nam đến Cảng Genova, Italy. Người hưởng xuất trình 1 vận đơn có tiêu đề là "Multimodal transport bill of lading". Trên vận đơn thể hiện: Place of receipt: Hai Phong, Vietnam Port of loading: Hai Phong, Vietnam Vessel: ABC Port of discharge: Genova, Italy Place of delivery: Genova, Italy NHPH bắt lỗi vận đơn trên không thể hiện ít nhất 2 phương thức vận tải. Hỏi: NHPH bắt lỗi đúng hay sai? Chứng từ vận tải đa phương thức KHÔNG ĐƯỢC thể hiện rằng việc giao hàng hoặc gửi hàng đã được thực hiện bằng một phương thức duy nhất, nhưng có thể KHÔNG CẦN PHẢI THỂ HIỆN các phương thức vận tải đã được sử dụng. (Theo điều 68 ISBP681) Như vậy, vận đơn đa phương thức không thể hiện ít nhất 2 phương thức vận tải tham gia vận tải không cấu thành bất hợp lệ, do vậy, có thể chấp nhận. TÌNH HUỐNG 12 L/C mở yêu cầu người hưởng phải xuất trình 3/3 orginal airwaybill có ký hậu để trống. Hỏi: L/C trên có thể thực hiện được không? Thứ nhất, vận đơn hàng không (air waybill) thường được phát hành nhiều hơn 3 bản và người gửi hàng chỉ nhận bản thứ 2. Do vậy, yêu cầu xuất trình 3/3 original air waybill là không đúng với tập quán của ngành vận tải hàng không. Thứ hai, vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa. Do vậy, yêu cầu air waybill lập theo lệnh ký hậu để trống là không đúng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn có LC yêu cầu air waybill lập theo lệnh của ngân hàng. Để nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng trong trường hợp này, ngân hàng thường phát hành giấy ủy
  28. quyền cho nhà nhập khẩu nhận hàng thay vì ký hậu tương tự như ký hậu vận đơn đường biển. TÌNH HUỐNG 13 L/C được mở có ghi tên, địa chỉ, quốc gia của cả người mở và người hưởng. Một trong các chứng từ yêu cầu có hóa đơn nhưng không mô tả yêu cầu cụ thể đối với hóa đơn. Vào ngày xuất trình, trong bộ CT có hóa đơn nhưng chỉ thể hiện tên của người mở L/C mà không có địa chỉ hay quốc gia của người mở. Khi phân tích tình huống này, có nhiều ý kiến khác nhau như sau: 1. Tình huống này không được thể hiện trong UCP600 nên bộ CT bất hợp lệ. 2. Theo điều 14j UCP600: “Khi các địa chỉ của người thụ hưởng và của người yêu cầu thể hiện trong các chứng từ quy định thì các địa chỉ đó không nhất thiết là giống như các địa chỉ quy định trong tín dụng hoặc trong bất cứ chứng từ quy định nào khác, nhưng các địa chỉ đó phải ở trong một quốc gia như các địa chỉ tương ứng trong thư tín dụng ”. Như vậy có thể hiểu rằng, ít nhất trong chứng từ quy định phải thể hiện địa chỉ của người mở là trong một nước với địa chỉ trong L/C. Do đó, bộ CT là bất hợp lệ. 3. Bộ CT là chấp nhận được. Vì điều 18a.ii UCP600 chỉ quy định hóa đơn thương mại phải đứng tên người yêu cầu. Và điều này đã được thể hiện trên hóa đơn được xuất trình. 4. Hóa đơn này không chấp nhận được. Vì theo luật pháp châu Âu thì hóa đơn phải thể hiện tên và địa chỉ của người mua và người bán. Hỏi: Các ý kiến trên có hợp lý không? Ý kiến của bạn? 1. Đúng là UCP600 không đề cập đến tình huống này nhưng tình huống gây tranh cãi có thể được đưa ra tòa án. Quyết định của tòa án sẽ dựa trên luật pháp địa phương (có hiệu lực hơn UCP). Khi đó thì chứng từ bất hợp lệ hay không không còn là quyết định của NH nữa. 2. Điều 14j UCP600 không áp dụng trong trường hợp này vì điều này chỉ liên quan đến tình huống “khi địa chỉ của người mở xuất hiện trên hóa đơn”.
  29. 3. Theo điều 18 UCP600 thì bộ CT hợp lệ. 4. Theo điều 2 UCP600, xuất trình phù hợp nghĩa là xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng. Và những điều khoản xuất trình mà tín dụng yêu cầu không nhất thiết phải theo quy tắc địa phương. Tóm lại, bộ CT là hợp lệ nếu dẫn chiếu theo UCP600. Còn nếu có sự tham gia của tòa án thì không thể biết trước được. TÌNH HUỐNG 14 L/C được mở tại nước S bởi NHPH A và thông báo đến NH B ở nước Y qua Swift. NH B thông báo L/C đến NH C cũng ở nước Y. Nhà XK là khách hàng của NH C. L/C quy định một số trường: 41D: Available with Bank B by payment 42A: Confirming Bank 49: Confirm 57A: Bank B Nhà XK đã cố gắng để có được xác nhận của NH B, nhưng NH B đã từ chối. Đến thời điểm này thì đã có 2 lần tu chỉnh L/C được thông báo (L/C + 2 tu chỉnh). Lúc này thì nhà XK đã có được sự xác nhận L/C của NH D (L/C + 2 tu chỉnh). NH C nhận được thông báo tu chỉnh L/C lần thứ 3 vẫn từ NH B. Trong L/C tu chỉnh thể hiện “Available with Bank D”. NH C thông báo cho nhà XK, đồng thời gọi điện thông báo cho Bank D về L/C tu chỉnh thứ 3 này và nó bao gồm tên NH D như là “Available with Bank”. NH D đồng ý tiếp tục xác nhận L/C tu chỉnh này theo lời đề nghị của nhà XK. Hỏi: - L/C tu chỉnh thứ 3 “Available with Bank D” thì có phải từ bây giờ NH B không còn có mặt trong L/C nữa, tức là NH B không giữ vai trò thông báo chỉ thị hay tu chỉnh đến NH C nữa? - Vì NH D đồng ý xác nhận L/C nên từ giờ mọi thông báo hay tu chỉnh L/C đều phải gửi qua NH D rồi mới thông báo cho nhà XK?
  30. Trường 41D “available with bank” không có nghĩa là L/C hay bất cứ tu chỉnh L/C nào cũng phải được thông báo qua NH này, trừ khi NH này là NH được chỉ định xác nhận. Do đó, NH B có thông báo nữa hay không không liên quan gì đến trường 41D. Trong tình huống trên, NHPH không chỉ định NH D là NHXN hoặc chỉ dẫn NHTB thông báo L/C và tất cả tu chỉnh qua NH D. NH D chỉ đóng vai trò là NH được chỉ định thanh toán. TÌNH HUỐNG 15 Công ty A mở L/C thông qua ABC Bank tổng trị giá 250000USD, trả chậm 120 ngày kể từ ngày giao hàng để nhận hàng của Sony. ABC Bank đã ký chấp nhận hối phiếu giá trị 250000USD. Hàng của Sony kém chất lượng nên đã đồng ý giảm giá 50000USD. Đến hạn Công ty A chuyển tiền qua ABC Bank trả cho Sony 200000USD. Ngân hàng Sony đã kiện ABC Bank, yêu cầu thanh toán thêm 50000USD. Hỏi: Trong tình huống trên thì ai đúng, ai sai? Điều 5 UCP600 thì ngân hàng giao dịch với chứng từ chứ không phải hàng hóa, dịch vụ hay việc thực hiên mà chứng từ có liên quan. Do vậy, ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải trả tiền khi chứng từ xuất trình phù hợp, cho dù chất lượng hàng hóa có vấn đề. Tranh chấp liên quan đến chất lượng hàng hóa, nếu có, nên được giải quyết theo hợp đồng giữa người mua và người bán. - Trường hợp Sony đồng ý giảm giá cho Công ty A bằng việc thông báo điều đó cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng của mình, tức là ngân hàng của Sony sẽ xác nhận bằng điện có mã cho ABC Bank rằng người thụ hưởng chấp nhận giảm giá USD50000. Nếu có xác nhận này từ ngân hàng của Sony, ABC Bank có thể chỉ thanh toán USD200000. - Trường hợp không có xác nhận từ ngân hàng của Sony mà đó chỉ là sự thỏa thuận giữa Sony và Công ty A thì ABC Bank phải thanh toán đầy đủ giá trị hối phiếu đã chấp nhận, tức là USD250000, cho ngân hàng của Sony.
  31. Trường hợp chất lượng hàng hóa có vấn đề và nhà xuất khẩu từ chối bù đắp thiệt hại cho nhà nhập khẩu bằng cách giảm giá theo cách thức nêu trên thì nhà nhập khẩu có thể khởi kiện nhà xuất khẩu theo hợp đồng và có thể đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng cách lệnh cho ngân hàng phát hành tạm ngừng thanh toán toàn bộ hoặc một phần tiền hàng để chờ giải quyết tranh chấp. Mặc dù theo UCP, L/C vốn là giao dịch tách rời với hợp đồng và ngân hàng không bị ràng buộc bởi hợp đồng giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu nhưng một khi có lệnh của tòa án thì ngân hàng phát hành không thể không tuân theo. TÌNH HUỐNG 16 Một L/C không hủy ngang trả ngay có giá trị 3.000.000 USD được phát hành cho nhà XK A hưởng lợi. Nhà XK A giao hàng và xuất trình chứng từ để thanh toán. Nhưng bộ chứng từ bị từ chối thanh toán với lí do: -Giao hàng trễ hạn. -Xuất trình chứng từ trễ hạn. Ngay sau đó hàng lên giá. Người bán thoả thuận bán lô hàng đó cho người khác với giá cao hơn. Còn nhà NK cũng đến ngân hàng xin chấp nhận bất hợp lệ, chấp nhận thanh toán để được nhận hàng. Nhà XK không đồng ý. Trong khi đó ngân hàng lại trao bộ chứng từ cho nhà NK đi nhận hàng. Hỏi: Theo tình huống trên thì NH đã làm đúng hay sai? Vì sao? Theo điều 16c khi ngân hàng được chỉ định, ngân hàng xác nhận (nếu có), hoặc ngân hàng phát hành quyết định từ chối thanh toán hoặc chiết khấu, ngân hàng đó phải gửi một thông báo duy nhất thông báo cho người xuất trình về việc từ chối. Thông báo đó phải nêu rõ rằng ngân hàng từ chối thanh toán hoặc chiết khấu và nêu các điểm bất hợp lệ và cũng nêu: (a) rằng ngân hàng đang giữ chứng từ chờ chỉ thị tiếp theo của người xuất trình; hoặc (b) rằng ngân hàng phát hành đang giữ chứng từ cho đến khi nhận được ý kiến của mở L/C về việc chấp nhận bất hợp lệ và đồng ý chấp nhận ý kiến bất hợp lệ đó, hoặc nhận được các chỉ thị tiếp theo của người xuất trình trước khi đồng ý chấp nhận ý kiến chấp nhận bất hợp lệ.; hoặc (c) rằng ngân hàng đang gửi trả lại
  32. chứng từ; hoặc (d) ngân hàng đang hành động theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người xuất trình. Tình huống không nêu rõ là NH đã hành động theo (a), (b), (c) hay (d). - Nếu theo trường hợp (a) hoặc (d) thì ngân hàng phát hành phải thực hiện theo chỉ thị của người xuất trình chứ không tự động giao chứng từ cho người mở L/C. - Nếu theo trường hợp (b) và ngân hàng phát hành nhận được ý kiến của người mở L/C về việc chấp nhận bất hợp lệ trước khi nhận được bất kỳ chỉ thị nào của người xuất trình liên quan đến việc định đoạt chứng từ thì ngân hàng phát hành có thể chấp nhận ý kiến của người mở L/C, giao chứng từ cho người mở L/C để đi nhận hàng và thực hiện thanh toán cho người xuất trình. TÌNH HUỐNG 17 L/C quy định: - Amount : USD40,530 - No tolerance - Quantity: Frozen fish: grade A, 6.000kg, grade B, 15.000kg. - Packing : 10kgs per master carton, unit price 1.93 USD/kg. - Partial shipment : not allowed (Tolerance of quantity was not mentioned in L/C) Chứng từ xuất trình với thông tin khối lượng hàng đã giao như sau: - Frozen fish grade A : 590 cartons, 5.900 kgs, amount 11.387 USD. - Frozen fish grade B : 1.510 cartons, 15.100 kgs, amount 29.143 USD. Total amount : 40.530 USD Hỏi: Chứng từ trên có bất hợp lệ không? Giải thích. Chứng từ hợp lệ. Theo điều 30b UCP 600: “Một dung sai không vượt quá 5% hơn hoặc kém, về số lượng hàng hóa là được phép, miễn là tín dụng không quy định số lượng tính bằng một đơn vị bao kiện hoặc đơn vị chiếc và tổng số tiền thanh toán không vượt qua số tiền của tín dụng”. Như vậy, điều trên có thể áp dụng đối với hàng hóa có đơn vị là kg như trong tình huống. Hơn nữa, tổng số tiền trên chứng từ không lớn hơn số tiền L/C quy định. Do đó, chứng từ là hợp lệ.
  33. TÌNH HUỐNG 18 Một nhà XK ở Thượng Hải, Trung Quốc nhận được một L/C do ngân hàng ở Singapore phát hành. Theo L/C: 31D: 18Sep09, Hong Kong 41D: Available with any bank by negotiation 57A: Advise through bank ABC Bank, Shenzen, China Hỏi: Nhà XK nên xuất trình bộ CT ở đâu? Xuất trình tại NHTB ở Thượng Hải hay xuất trình tại một NH bất kỳ ở Hong Kong vào hoặc trước ngày 18/9/09? Nếu nhà XK không có quan hệ với NH nào ở Hong Kong thì sao? Vì L/C có thể thương lượng tại bất kỳ NH nào nhưng nơi có hiệu lực của L/C lại ở Hong Kong. Điều đó có nghĩa là L/C phải được xuất trình tại một NH Hong Kong bất kỳ vào hoặc trước ngày 18/9/09. Tuy nhiên, thật khó khăn cho nhà XK khi họ lại không có quan hệ với NH nào ở Hong Kong. Do đó, nhà XK có thể làm một trong hai cách sau: - Liên lạc với nhà NK (người mở L/C) đề nghị họ sửa đổi L/C “available with any bank in China” thay vì ở Hong Kong; hoặc - Thu xếp để xuất trình chứng từ tại NHPH ở Singapore trước ngày hết hiệu lực của L/C. Việc xuất trình tại NHPH có thể được làm trực tiếp bởi nhà XK nhưng tốt hơn là thông qua NH của nhà XK ở Trung Quốc. NH này sẽ hành động như là NH chuyển chứng từ. TÌNH HUỐNG 19 L/C quy định mô tả hàng hóa: 250 MT for USD 100,000. Nhà XK xuất trình chứng từ trong đó có hóa đơn: 260 MT for USD 100,400. NHPH đã từ chối bộ chứng từ trên vì bắt lỗi hóa đơn: - Hóa đơn thể hiện giá trị hàng hóa vượt quá giá trị L/C 400USD. - Hóa đơn thể hiện khối lượng hàng hóa vượt quá quy định của L/C 10MT Hỏi: NHPH bắt lỗi bộ CT trên có đúng không? Giải thích. Theo điều 30b UCP600 thì số lượng hàng hóa có thể có dung sai không được hơn hoặc kém 5% nếu thỏa 2 điều kiện:
  34. - Hàng hóa có đơn vị tính không phải là bao kiện hoặc đơn vị chiếc; và - Tổng số tiền thanh toán không vượt số tiền của L/C. Trong tình huống trên thì bắt lỗi giao hàng vượt quá quy định của L/C 10MT là không có giá trị vì đơn vị khối lượng MT có thể chấp nhận dung sai được. Tuy nhiên, bắt lỗi hóa đơn thể hiện số tiền thanh toán lớn hơn số tiền của L/C là hợp lý. TÌNH HUỐNG 20 Trường hợp 1: Ngân hàng nhận được L/C bằng điện đã đầy đủ nội dung và có khóa mã. Sau đó lại nhận được xác nhận L/C bằng thư, nhưng nội dung L/C bằng điện và L/C bằng thư lại khác nhau. Trường hợp 2: Ngân hàng nhận được L/C bằng điện đã đầy đủ nội dung và có khóa mã. Trong nội dung bức điện L/C có câu “Mail confirmation to be operative instrument”. Sau đó lại nhận được xác nhận L/C bằng thư, nhưng nội dung L/C bằng điện và L/C bằng thư lại khác nhau. Hỏi: Trong mỗi trường hợp trên, NH sẽ thông báo L/C bằng điện hay bằng thư? Xác nhận bằng thư theo sau sẽ không có gía trị nếu L/C bằng điện không nêu rõ “full details to follow” hoặc bằng từ ngữ có giá trị tương tự hoặc nêu rằng xác nhận bằng thu sẽ là L/C có giá trị hiệu lực. Nếu L/C có ghi “Mail confirmation to be the operative instrument” thì L/C bằng điện chỉ là sơ báo (preliminary advice) và chưa có hiệu lực và xác nhận L/C bằng thư mới là công cụ có hiệu lực. Trong tình huống này, có thể L/C bằng điện chỉ là sơ báo và xác nhận L/C bằng thư mới là công cụ có hiệu lực. Để tránh rắc rối về sau, NHTB nên liên hệ với NHPH để làm rõ sự mập mờ này. TÌNH HUỐNG 21 Năm 1994, một công ty NK Việt Nam kiện người bán hàng Hàn Quốc tại trọng tài quốc tế Việt Nam do gian lận giao hàng và vi phạm cam kết hợp đồng thương mại. Tình tiết: - Bộ chứng từ hoàn hảo, nên NHPH đã chấp nhận ký hối phiếu. - Nhà NK chấp nhận toàn bộ chứng từ và đã dùng nó đi nhận hàng.
  35. - Trong quá trình nhận hàng, nhà NK đã phát hiện có gian lận và vi phạm hợp đồng thương mại. - Nhà NK kiện nhà XK lên Trọng tài quốc tế Việt Nam. - Tòa phán quyết: “Người bán buộc phải nhận lại hàng, đền bù thiệt hại do việc giao hàng không đúng hợp đồng và chịu án phí” - Căn cứ vào phán quyết của Trọng tài, người NK Việt Nam yêu cầu NHPH L/C trả lại tài sản thế chấp và yêu cầu hủy bỏ thanh toán. Hỏi:NHPH có phải thanh toán hối phiếu khi đến hạn? Căn cứ? - Theo quy tắc UCP và theo luật hối phiếu, khi ngân hàng đã chấp nhận hối phiếu thì phải thanh toán khi đến hạn. - Điều 5 UCP600: Ngân hàng giao dịch bằng chứng từ chứ không phải giao dịch bằng hàng hóa. Người mua kiện người bán theo hợp đồng thương mại; quyết đinh của trọng tài cũng không ảnh hưởng đến việc thanh toán L/C. - Ngoài ra, ở Việt Nam không có một văn bản nào điều chỉnh nghĩa vụ trách nhiệm của ngân hàng phát hành khi có sự kiện tụng giữa 2 bên mua bán. Kết luận: NHPH chỉ được đình chỉ thanh toán L/C khi tòa tuyên án, hoặc trọng tài phán quyết “hủy bỏ việc thanh toán” chứ không thể suy diễn từ phán quyết trên của trọng tài được. Do đó, về lý (theo UCP) NHPH vẫn được phép và vẫn thanh toán và không được giải chấp cho khách hàng. TÌNH HUỐNG 22 Ngân hàng phát hành (NHPH) phát hành một LC không cho phép giao hàng từng phần trị giá USD100.000. Sau đó NHPH phát hành một sửa đổi giảm giá trị xuống còn USD50.000. Người thụ hưởng không gửi thông báo xác nhận về việc chấp nhận hay từ chối sửa đổi nhưng sau đó đã xuất trình một bộ chứng từ trị giá USD50.000 (bằng đúng giá trị LC sau khi được sửa đổi). NHPH từ chối chứng từ nêu một số bất hợp lệ nhưng không có bất hợp lệ liên quan đến giá trị chứng từ và gửi trả toàn bộ chứng từ cho người xuất trình.
  36. Sau đó người thụ hưởng xuất trình một bộ chứng từ mới trị giá USD100.000 (bằng giá trị LC gốc). NHPH từ chối bộ chứng từ nêu bất hợp lệ “ký phát vượt quá giá trị LC”. NHPH cho rằng theo Điều 10c UCP 600 xem như sửa đổi đã được người thụ hưởng chấp nhận kể từ lúc xuất trình chứng từ lần đầu. Người xuất trình không đồng ý với lập luận của NHPH và cho rằng NHPH đã từ chối và gửi trả lại chứng từ xuất trình lần đầu. Do vậy, không thể căn cứ Điều 10c để cho rằng người thụ hưởng đã chấp nhận sửa đổi. Chứng từ xuất trình lần sau phù hợp với LC gốc, do vậy, NHPH phải thanh toán. Hỏi: Theo bạn, trong tình huống trên, NHPH đúng hay người xuất trình đúng? Điều 10c UCP600 quy định các điều kiện và điều khoản của LC gốc sẽ vẫn còn giá trị hiệu lực đối với người thụ hưởng cho đến khi người thụ hưởng thông báo chấp nhận sửa đổi. Người thụ hưởng nên gửi thông báo chấp nhận hoặc bác bỏ sửa đổi. Nếu người thụ hưởng không gửi thông báo như thế, thì chứng từ xuất trình phù hợp với LC gốc và với bất kỳ sửa đổi chưa được chấp nhận sẽ được coi là thông báo của người thụ hưởng chấp nhận sửa đổi đó. LC được sửa đổi kể từ thời điểm đó. Chứng từ xuất trình lần đầu coi như không phù hợp với LC gốc và sửa đổi (mặc dù giá trị chứng từ phù hợp với giá trị LC sau sửa đổi) và đã được gửi trả lại cho người xuất trình, do vậy, không thể cho rằng người thụ hưởng đã chấp nhận sửa đổi. Điều 10c chỉ áp dụng nếu chứng từ hoàn toàn phù hợp với LC được sửa đổi. Điều 10c không áp dụng nếu chứng từ không phù hợp với bất kỳ điều khoản nào của LC được sửa đổi cho dù có vẻ như người thụ hưởng đã xem xét sửa đổi đó. Nếu chứng từ xuất trình không phù hợp với LC và với bất kỳ sửa đổi chưa được chấp nhận thì không thể áp dụng Điều 10c. Tình huống mô tả cho thấy chứng từ xuất trình không phù hợp với LC và sửa đổi chưa được chấp nhận bởi chứng từ xuất trình bị bất hợp lệ và đã bị từ chối. Do vậy, hoàn toàn không có cơ sở để áp dụng Điều 10c đối với sửa đổi giảm giá trị.
  37. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương (Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê) 2. Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C (Nguyễn Văn Tiến, NXB Thống kê) 3. Giáo trình thực hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế (Trường ĐH Ngân hàng TP. HCM, NXB Phương Đông) 4. ình-huống-L-C-3 5. 6.