Thanh toán quốc tế - Chương I: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ giao ngay

doc 32 trang nguyendu 5310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế - Chương I: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ giao ngay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_chuong_i_nhung_van_de_co_ban_ve_nghiep_vu.doc

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Chương I: Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ giao ngay

  1. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NGAY I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1. Khái niệm thị trường ngoại hối 2. Chức năng thị trường ngoại hối 3. Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1. Khái niệm thị trường ngoại hối 2. Chức năng thị trường ngoại hối 3. Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối 1.Khái niệm thị trường ngoại hối: KN ngoại hối:Ngoại hối(the foreign exchange)bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó,phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả,thanh toán lẫn nhau. Đối với 1 QG,ngoại hối(phương tiện thanh toán Quốc tế)bao gồm: -Ngoại tệ:là đồng tiền nước ngoài(bao gồm cả đồng tiền chung của các nước và quyền rút vốn đặc biệt SDR) Ngoại tệ có thể là tiền kim loại,tiền giấy,tiền trên tài khoản,séc du lịch,tiền điện tử và các phương tiện thanh toán khác được xem như tiền. -Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ,như séc thương mại,chấp phiếu ngân hàng,kỳ phiếu,hối phiếu,cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác. -Vàng tiêu chuẩn quốc tế: Đây là vàng được sử dụng với trò là tiền(phương tiện thanh toán)trong thanh toán quốc tế. -Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ. Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối,nhưng trên thực tế,người ta chỉ mua bán ngoại tệ,còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ Nghĩa rộng Vàng tiêu chuẩn quốc tế Ngoại hối Nội tệ do người không cư trú nắm giữ Nghĩa thực tế Ngoại tệ
  2. KN Thị trường ngoại hối (the Foreign Exchange Market,được viết tắt là Forex hay FX): Thị trường ngoại hối là thị trường diễn ra việc mua,bán các đồng tiền khác nhau. Trong thực tế,do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân hàng(chiếm khoảng 85% tổng số giao dịch)chính vì vậy,theo nghĩa hẹp(nghĩa thực tế)thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng,tức thị trường Interbank Nghĩa rộng Bất kỳ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ FOREX Nghĩa hẹp Thị trường ngoại tệ Interbank Vai trò của ngân hàng trên FOREX hiện nay: FOREX=100% Non-Interbank=15% Interbank= 85% Bank-KH=14% KH-KH=1% VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG=99% 2. Chức năng thị trường ngoại hối Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối là kết quả phát triển tự nhiên của một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng Thương mại,đó là:nhằm dịch vụ cho các ngân hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Ngoài các dịch vụ cho khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế,thị trường ngoại hối còn có một số chức năng khác,như: -Giúp luân chuyển các khoản đầu tư,tín dụng quốc tế,các giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia.
  3. -Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối,mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định của một cách khách quan theo quy luật cung cầu thị trường. -Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng kỳ hạn,hoán đổi,quyền chọn,và tương lai. -Thị trường ngoại hối là nới để THTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo xu hướng có lợi cho nền kinh tế. CÁC CHỨC NĂNG CỦA FOREX 1.Phục vụ TM quốc tế (Primary Role) 2.Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế. 3.Nơi hình thành tỷ giá. 4.Nơi NHTW can thiệp lên tỷ giá 5.Nơi kd và phòng ngừa rủi ro tỷ giá Spot Forward Swap Future Option
  4. 3. Các nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối Căn cứ vào tính chất giao dịch trên thị trường ngoại hối và nội dung kinh doanh,các nghiệp vụ ngoại hối được chia thành: 1. Nghiệp vụ giao ngay (The spot operations) 2. Nghiệp vụ kỳ hạn (The forward operations) 3. Nghiệp vụ hoán đổi (The swap operations) 4. Nghiệp vụ tương lai (The currency futures) 5. Nghiệp vụ quyền chọn (The currency options) FOREX PRIMARY OPERATIONS DERIVATIVE OPERATIONS (Nghiệp vụ phái sinh) SPOT FORWAR SWAP OPTION FUTURE D OTC-OTC-OTC-OTC-OTC-OTC-OTC-OTC EXCHANGE Trong đó: -Nghiệp vụ giao ngay,kỳ hạn và hoán đổi được thực hiện phi tập trung-The Over The counter (OTC) -Nghiệp vụ quyền chọn có thể được: Thực hiện phi tập chung (OTC);hoặc là Thực hiện tập trung tại sở giao dịch-The Exchange. -Nghiệp vụ tương lai chỉ được thực hiện trên sở giao dịch.
  5. Ngoài ra nghiệp vụ giao ngay còn được gọi là nghiệp vụ sơ cấp(nghiệp vụ cơ sở);còn các nghiệp vụ như kỳ hạn,tương lai,hoán đổi và quyền chọn là các nghiệp vụ phái sinh,tức là được bắt nguồn từ nghiệp vụ giao ngay (The Derivative Operation) II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NGAY 1. Khái niệm và đặc điểm 2. Sự ra đời và vai trò nghiệp vụ giao ngay 3. Qui trình và mô hình giao dịch giao ngay 4. Phương pháp xác định tỉ giá trong giao dịch giao ngay 5. Chủ thể tham gia giao dịch giao ngay 6. Ứng dụng của giao dịch giao ngay 7. Những hạn chế của giao dịch giao ngay 8. Thực trạng sử dụng giao dịch giao ngay trên thế giới II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NGAY 1. Khái niệm nghiệp vụ ngoại hối giao ngay Nghiệp vụ giao ngay được thống nhất trên thị trường quốc tế chỉ bao gồm việc mua bán các đồng tiền khác nhau có trên tài khoản ngân hàng và các bên tiến hành thanh toán ngay sau khi đã thỏa thuận. Khái niệm giao ngay được hiểu là vào ngày làm việc thứ hai kể từ ngày kí kết hợp đồng. Đây chính là điểm đặc trưng để phân biệt giữa thị trường giao ngay với các thị trường khác. 2. Sự ra đời và vai trò nghiệp vụ giao ngay Đặc điểm của nghiệp vụ giao ngay - Tỷ giá giao ngay được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng. - thị trường giao ngay là thị trường rất sôi động, giao dịch với số tiền cực lớn và với tốc độ giao dịch nhanh như chớp nhằm tận dụng những cơ hội chênh lệch tỷ giá dù là nhỏ nhất - trên thị trường ngoại hối có 5 nghiệp vụ kinh doanh phổ biến, trong đó nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở, còn các nghiệp vụ khác; kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn; là phái sinh. Nghiệp vụ giao ngay gọi là nghiệp vụ cơ sở bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường. Trong khi đó, 4 nghiệp vụ còn lại gọi là phái sinh , bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng này không được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu trên thị trường, mà bắt nguồn từ tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền. - Theo nghĩa rộng, thị trường giao ngay bao gồm thị trường bán buôn (Interbank) và thị trường bán lẻ (với khách hàng phi ngân hàng); do doanh số giao dịch trên Interbank là
  6. chủ yếu, do đó theo nghĩa hẹp người ta coi thị trường giao ngay chính là thị trường liên ngân hàng. Thị trường liên ngân hàng giao ngay là thị trường tài chính lớn nhất toàn cầu. Chỉ riêng doanh số mua bán 1 chiều thì trung bình mỗi ngày doanh số giao dịch lên tới 1000 tỷ USD. Thị trường lớn nhất là thị trường Anh chiếm 27% doanh số giao dịch toàn cầu, tiếp theo là thị trường Mỹ, Nhật, Singapore. - Thị trường ngoại hối giao ngay là thị trường phi tập trung (không giao dịch trên sở giao dịch), các thành viên bao gồm các NHTM, các công ty tài chính, nhà môi giới và cả NHTW,trong đó NHTM đóng vai trò chủ chốt. Các thành viên tham gia thị trường liên hệ với nhau bằng điện thoại, telex, mạng vi tính, và hệ thống SWIFT, hoạt động 24h/ngày. - Thị trường giao ngay là thị trường hoạt động hiệu quả. Thể hiện + chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán là raasts hẹp. + do tốc độ truyền tin nhanh chóng, nên những thay đổi của thị trường đã ảnh hưởng tức thời lên tỷ giá, hay nói cách khác tỷ giá giao ngay trên thị trường luôn biến động để phản ánh những thay đổi của thị trường. + đây là thị trường có tính thanh khoản rất cao (the right amount is available, at the right location, at the right time, in right currency, at the right price) - Thị trường ngoại hối giao ngay có hai cấp: + thị trường liên ngân hàng trực tiếp: là thị trường phi tập trung, liên tục, đấu giá mở và giao dịch hai chiều. + thị trường liên ngân hàng gián tiếp thông qua môi giới: là thị trường bán tập trung , liên tục, đặt lệnh có giới hạn, và thông qua phương thức đấu giá một chiều. Sơ đồ tổ chức thị trường NHTW Đặt lệnh Đặt lệnh Công Đăt NHTM Đấu giá mởNHTM Đặt Công ty Lệnh hai chiều lệnh ty Đặt lệnh Đặt lệnh Giá tay trong Giá tay trong Môi giới
  7. Sự ra đời và vai trò nghiệp vụ giao ngay Trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế được hình thành và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ban đầu phương thức thanh toán là hàng đổi hàng. Nhưng cách đây chừng 4000 năm diễn ra bước ngoặt trong thanh toán quốc tế, bằng việc sử dụng tiền xu. Thương mại phát triển thì nhu cầu trao đổi tiền để mua bán diễn ra. Những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đã có thể đổi được một lượng nhất các đồng xu này lấy một lượng tương ứng các đồng xu khác. Với sự phát triển sơ khai này đánh dấu sự ra đời việc kinh doanh ngoại hối và thị trường ngoại hối. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển đã tạo điều kiện tiền đề cho các ngân hàng quốc tế ra đời và phát triển như ngày nay. Các ngân hàng này mở các chi nhánh và phát triển các mối quan hệ với các ngân hàng đại lý ở các nước bạn hàng là đối tác. Khi các giao dịch chuyển khoản giữa các ngân hàng trở nên nhanh hơn đã trở thành điều kiện thúc đẩy thị trường ngoại hối giao ngay hình thành và phát triển. Vai trò của nghiệp vụ giao ngay: _ thông qua nghiệp vụ giao ngay các ngân hàng vừa giao dịch cho chính mình nhằm thay đổi trạng thái ngoại hối trong tài sản của mình và kiếm lời, đồng thời các ngân hàng cũng giao dịch cho khách hàng để hưởng phí. _ thông qua nghiệp vụ giao ngay khách hàng đáp ứng nhu cầu của mình về việc mua bán ngoại tệ nhằm các mục đích như thanh toán xuất nhập khẩu, đầu tư kinh doanh _ thông qua dịch vụ môi giới trên thị trường giao ngay, nhà môi giới thu từ ngân hàng bán và từ ngân hàng mua một khoản hoa hồng. _ NHTW tham gia thị trường nhằm thay đổi tỷ giá hoặc thực hiện các chuyển đổi cho chính phủ. _ Thị trường giao ngay có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại quốc tế phát 3.Quy trình và mô hình giao dịch giao ngay Trong khi mua bán ngoại tệ tiền mặt được trao đổi ngay lập tức thông qua quầy giao dịch, thì việc trao đổi giữa các đồng tiền trên thị trường giao ngay thường phải làm sau hai ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng. Sự khác biệt giữa ngày giá trị và ngày ký kết hợp đồng có thể minh hoạ thông qua ví dụ như sau: Giả sử rằng, giám đốc tài chính của American corporation (gọi là Amcorp) gọi cho ngân hàng của mình Ambank National để mua 1 triệu GBP. Giả sử lệnh đặt mua là vào thứ 5 ngày 18/5 và số GBP này sẽ được sử dụng để thanh toán nợ của Amcorp cho Britcorp. Ngân hàng Ambank sẽ yết tỷ giá bán GBP cho Amcorp và nếu Amcorp chấp nhận tỷ giá này thì phòng kinh doanh
  8. ngoại tệ của Ambank sẽ yêu cầu Amcorp cung cấp những thông tin chi tiết để tiến hành thanh toán (tức là để ngân hàng Britbank có thể thanh toán cho Britcorp). Những chi tiết này gồm việc chỉ định ngân hàng Britbank sẽ thanh toán cho Britcorp và số hiệu tài khoản. Những chi tiết do Amcorp cung cấp cho Ambank được chuyển đến Britbank bằng một bước điện ngay trong ngày đặt mua GBP, tức là ngày 18/5 thông qua hệ thống SWIFT. Tỷ giá giao ngay đã thoả thuận giữa Ambank National và Amcorp tại ngày 18/5 sẽ không thay đổi cho dù các điều kiện thị trường thay đổi thế nào chăng nữa. Một giấy xác nhận đặt mua 1 triệu GBP với tỷ giá đã thoả thuận, ví dụ GBP/USD = 1,6000, được gửi đến cho Amcorp ngay trong ngày. Do kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài hai ngày, cho nên ngày giá trị sẽ là thứ 2 ngày 22/5. Vào ngày giá trị, Ambank sẽ ghi nợ trên tài khoản của Amcorp mở tại mình là 1,6 triệu USD. Cũng tại ngày giá trị này, Britbank sẽ ghi có trên tài khoản của Britcorp là 1 triệu GBP. Như vậy, việc thanh toán giữa hai công ty đã hoàn tất và kết quả là Britcorp đã nhận được 1 triệu GBP tại nước Anh và Amcorp đã thanh toán một lượng USD tương ứng là 1,6 triệu USD tại Mỹ. Ví dụ trên mới chỉ đề cập đến việc thanh toán giữa hai công ty mà chưa đề cập đến việct hanh toán giữa hai ngân hàng Ambank và Britbank là như thế nào. Cụ thể là ngân hàng Ambank đã mua ngoại tệ để trả cho ngân hàng thanh toán Britbank như thế nào? Việc thanh toán giữa hai ngân hàng thông thường được thực hiện thông qua Trung tâm thanh toán bù trừ. Trung tâm thanh toán bù trừ là một tổ chức mà tại đó các ngân hàng duy trù một lượng tiền trên tài khoản của mình và tiền trên tài khoản của các ngân hàng này có thể được chuyển đến tài khoản của các ngân hàng khác nhằm thanh toán những giao dịch liên ngân hàng. Nếu các giao dịch có USD (tức USD đóng vai trò là đồng bản tệ), thì trung tâm thanh toán bù trừ gọi là CHIPS (Clearing House Interbank Payments System). CHIPS có trụ sở tại Newyork và thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền giữa các ngân hàng thành viên. Trường hợp nếu việc thanh toán các đồng tiền trực tiếp với nhau không có USD, ví dụ thanh toán giữa EUR và GBP, thì việc thanh toán Interbank sẽ sử dụng nhà thanh toán bù trừ ở các nước có đồng tiền tham dự. Tuy nhiên, do khối lượng giao dịch được thanh toán qua USD là chủ yếu, do đó, sau đây ta nghiên cứu mô hình hoạt động của CHIPS làm ví dụ đặc trưng. THANH TOÁN LIÊN NGÂN HÀNG QUA CHIPS
  9. CHIPS là hệ thống được vi tính hoá, thông qua đó các ngân hàng có tài sản là USD sẽ thanh toán cho nhau. CHIPS xử lý hơn 150 000 giao dịch với doanh số lên tới hàng trăm tỷ USD mỗi ngày. Chúng ta sẽ xem xét hoạt động của CHIPS trên cơ sở mở rộng ví dụ nêu trên. Giả sử, sau khi đã đồng ý bán cho Amcorp 1 triệu GBP, Ambank ngay lập tức giao dịch trên thị trường liên ngân hàng để mua lại số GBP này nhằm cân bằng trạng thái đối với GBP. Giả sử, sau khi đã thực hiện một số cuộc gọi hỏi giá, Ambank tìm được giá GBP rẻ nhất tại ngân hàng Ukbank. Sau khi đã thoả thuận mua 1 triệu GBP từ Ukbank, Ambank ra lệnh chuyển số GBP mua được này về tài khoản của mình mở tại Britbank. Số tiền GBP này được chuyển từ Ukbank tới Britbank như một bộ phận thanh toán thông thường giữa các ngân hàng do nhà thanh toán bù trừ ở London thực hiện. Việc thanh toán của Ambank cho Britbank sẽ có hiệu lực khi: - Ambank nhập mã số của mình và lượng USD trả cho Ukbank vào CHIPS - Đồng thời, Ukbank cũng nhập mã số của mình, mã số của Ambank và số lượng USD sẽ nhận. Tất cả các công việc này đều được tiến hành tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán, tức cùng với ngày Amcorp mua GBP (ngày 18/5) CHIPS ghi các thông tin nhận được từ Ambank và Ukbank và tiếp nhận các lệnh chỉ thị và các lệnh thu của hai ngân hàng này cũng như các thành viên khác của CHIPS. Tại ngày giá trị 22/5, các báo cáo thanh toán được gửi tới ngân hàng, bao gồm hai số liệu: số liệu tổng hợp, tức là tổng số USD phải thanh toán và tổng số USD được nhận; và số liệu ròng, tức là sau khi đã bù trừ thì số USD phải thanh toán hay được nhận cuối cùng với mỗi ngân hàng là bao nhiêu tại ngày giá trị. Các báo cáo này được gửi tới các thành viên của CHIPS cho đến 4 giờ 30 phút chiều. Giả sử, giữa hai ngân hàng Ambank và Britbank không có tranh chấp gì về các báo cáo nhận được, cho đến 5 giờ 30 phút chiều ngân hàng con nợ là Ambank phải gửi lệnh chi cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang tại New York để ghi nợ cho Ambank và ghi có cho Ukbank (cả hai ngân hàng này đều có tài khoản mở tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York và gọi là escrow account). Lệnh của Ambank được gửi thông qua hệ thống Fedwire – là hệ thống được sử dụng cho các giao dịch thanh toán nội địa của Mỹ. Các lệnh gửi đến Fedwire có hiệu lực cho tới 6 giờ chiều trong ngày giá trị. Sau đây là cuộc giao dịch trực tiếp giữa các ngân hàng trên thị trường ngoại hối. Trong giao dịch này Mongobank và Loan’n Things đều là hai ngân hàng tạo thị trường.
  10. Mongobank: “Mongobank with a USD – SGD please?” (Mongobank gọi Loans’n Things để hỏi tỷ giá USD/SGD) Loans’n Things: “20 - 30” (Loans’n Things yết tỷ giá USD/SGD = 2,1020 – 2,1030; số 2,10 đều đã được 2 bên ngầm hiểu) Mongobank: “two mine” (Mongobank mua 2 triệu USD và thanh toán 4.206.000 SGD tại tỷ giá USD/SGD = 2,1030; việc thanh toán sẽ có hiệu lực sau hai ngày làm việc) Loans’n Things: “My SGD to Loans’n Things Singapore” (Loans’n Things yêu cầu chuyển SGD vào tài khoản chi nhánh của mình tại Singapore, việc chuyển tiền thường là thông qua hệ thống SWIFT) Mongobank: “My dollars to Mongobank New York” (Mongobank yêu cầu chuyển USD vào tài khoản của mình tại New York, việc chuyển tiền thông thường qua hệ thống CHIPS) Phương pháp thứ hai trong giao dịch ngoại hối trên thị trường liên ngân hàng là qua môi giới. Những nhà môi giới tập hợp các lệnh giới hạn từ các ngân hàng tạo thị trường. Lệnh giới hạn có hiệu cho đến khi người đặt lệnh rút lệnh về thì thôi. Những ưu việt của phương thức giao dịch qua môi giới: 1. Các lệnh đặt mua và đặt bán được chuyển đến những nhà tạo thị trường một cách nhanh chóng và rộng khắp 2. Tỷ giá được yết một chiều (chỉ mua hoặc bán), trong khi đó theo phương thức giao dịch trực tiếp yêu cầu yết giá hai chiều. 3. Cho phép ngân hàng yết giá không phải xưng danh mình là ai (vô danh). Điều này cho phép ngân hàng yết giá dấu được ý định giao dịch của mình. 4. Tạo cho thị trường có độ thanh khoản cao
  11. Nhà tạo thị trường gọi cho nhà môi giới để hỏi giá sẽ được nhà môi giới cung cấp “giá tay trong”, tức là giá tốt nhất. Một giao dịch đặc trưng qua môi giới như sau: Mongobank: “what is sterling, please?” (Ngân hàng Mongobank gọi nhà môi giới để hỏi tỷ giá GBP/USD) Fonmeister: “I deal 40 – 42, one by two” (Nhà môi giới Fonmeister yết tỷ giá mua 1 triệu GBP là GBP/USD = 1,7440; và yết tỷ giá bán 2 triệu GBP là: GBP/USD = 1,7442) Mongobank: “I sell one at 40, to whom?” (Mongobank chấp nhận tỷ giá mua vào và với số lượng là 1 triệu GBP; ngoài ra, Mongobank có thể yêu cầu số lượng GBP khác nhau, muốn vậy thì phải chờ ngân hàng yết giá mua GBP xác nhận bổ sung) Fonmeister: [một chút gián đoạn để giao dịch với Loans’n Things và xin xác nhận của Loans’n Things] “Loans’n Things London” (Fonmeister xác nhận giao dịch và chỉ ra đối tác của Mongobank) Ngày giá trị và các thủ tục thanh toán là giống như trường hợp giao dịch trực tiếp. Thông qua cung cấp dịch vụ, nhà môi giới thu phí từ hai đối tác trong giao dịch. Ở Mỹ phí giao dịch môi giới có thể được thương lượng. Nhìn chung phí môi giới là tương đối thấp, bình quân là $20 trên 1 triệu USD giao dịch. 4.Phương pháp xác định tỉ giá trong giao dịch giao ngay Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được thỏa thuận từ ngày hôm nay nhưng việc thực hiện thanh toán xảy ra vào ngày làm việc thứ hai sau ngày ký kết hợp đồng. Tỷ giá giao ngay được yết ở tất cả các NHTM, trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, Nhìn chung có hai phương pháp yết giá trên thị trường giao ngay dành cho hai đối tượng khách hàng khác nhau.  Cách yết giá theo kiểu Mỹ và Âu dành cho khách hàng là các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng.
  12. Kiểu Mỹ: là cách niêm yết giá bằng số lượng (giá cả) USD cho 1 đồng ngoại tệ Kiểu Châu Âu: là cách yết tỷ giá bằng số lượng ngoại tệ so với 1USD Ví dụ minh họa: Kiểu Mỹ Kiểu Châu Âu 1GBP = 1.3786 USD 1USD = 0.7253GBP 1CHF = 0.8566 USD 1USD = 1.1675 CHF 1EUR = 1.2565 USD 1USD = 0.7959 EUR  Đối với khách hàng không phải là ngân hàng người ta áp dụng cách yết giá trực tiếp (direct quoctation) hoặc yết giá gián tiếp (indirect quoctation). Theo thông lệ quốc tế đồng bảng Anh (GBP), dollar Úc (AUD), dollar Newzealand (NZD) thường được yết gián tiếp, các đồng khác được niêm yết trực tiếp. Riêng USD và EUR được niêm yết theo cả hai cách trực tiếp và gián tiếp. Ở Việt Nam, các NHTM thường sử dụng phương pháp yết trực tiếp, tức là yết giá ngoại tệ qua VND, trong đó VND là đồng tiền định giá. Ngoài ra, do đặc điểm Việt Nam còn giao dịch tiền mặt nên bên cạnh yết giá ngoại tệ chuyển khoản các NHTM còn yết giá ngoại tệ tiền mặt. Ví dụ minh họa: Bảng yết giá của ngân hàng Sacombank 03/03/2010 Đơn vị tính: VND Loại Mua TM Mua CK Bán CK USD 18990 19000 19100 AUD 17197 17229 17467 CAD 18320 18449 18667 CHF 17660 17777 17990 EUR 25893 26052 26312 GBP 28606 28752 29049 JPY 213,78 215,09 218,1 SGD 13573 13628 13761 THB 534 642 HKD 2409 2480 NZD 13438 13783 SEK 2696 2741 CNY 2835 2853 Cần nắm rõ hai loại tỷ giá: tỷ giá chuyển khoản và tỷ giá tiền mặt. Trong đó tỷ giá chuyển khoản người ta yết cả tỷ giá mua ngoại tệ chuyển khoản và tỷ giá bán ngoại tệ chuyển khoản. Lý do là
  13. theo pháp lệnh quản lý ngoại hối NHTM không được phép bán ngoại tệ bằng tiền mặt. Tuy nhiên chỉ là trước đây, khi Việt Nam hội nhập tài chính quốc tế thì cách yết giá của Việt Nam cũng sẽ tương tự như nước ngoài Ví dụ: Công ty Việt Nam có USD nhưng cần JPY để thanh toán hàng nhập khẩu từ Nhật Bản nên phải sử dụng tỷ giá giao ngay USD/VND và JPY/VND. Khi đổi kiểu yết giá từ trực tiếp sang gián tiếp hay từ kiểu Mỹ sang kiểu Châu Âu, thứ tự tỷ giá mua bán phải thay đổi ngược lại. Giá mua kiểu Mỹ đổi thành giá bán kiểu Châu Âu và ngược lại. Lưu ý: Trong giao dịch giao ngay, tỷ giá giao dịch ngân hàng đưa ra luôn thay đổi tùy theo tình hình thực tế về cung cầu trên thị trường. Giao dịch được thực hiện trên tỷ giá do ngân hàng niêm yết tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa thuận. Ở Việt Nam tỷ giá giao ngay trên thị trường ngoại hối chính thức được xác định theo quan hệ cung cầu về ngoại tệ nhưng nằm trong giới hạn biên độ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHNH Việt Nam căn cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ để quy định giới hạn này cho phù hợp. 5. Chủ thể tham gia giao dịch giao ngay Giao dịch giao ngay là việc mua bán số lượng ngoại tệ được thực hiện giữa hai bên theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cam kết mua bán. Các giao dịch giao ngay được thực hiện giữa ngân hàng trung ương và các tổ chức tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng với nhau, và giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức khác và cá nhân. Trong đó ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung tâm trong việc tạo thị trường nhằm mục đích kinh doanh của mình hoặc phục vụ cho khách hàng. NHTM vừa đóng vai trò nhà kinh doanh, vừa đóng vai trò nhà môi giới Thị trường ngoại hối giao ngay là thị trường phi tập trung, các chủ thể tham gia bao gồm các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính lớn, những nhà môi giới ngoại hối, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư và cá nhân. Nói chung là những người có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ giao ngay. 6. Ứng dụng của giao dịch giao ngay - Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở, chính vì vậy giao ngay là nghiệp vụ được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên thị trường ngoại hối. Do tỉ giá giao ngay hình thành trực tiếp dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường nên thị trường giao ngay có khối lượng và tốc độ giao dịch rất lớn.
  14. - Nghiệp vụ giao ngay được sử dụng khi người giao dịch đang cần gấp ngoại tệ và không quan tâm tới sự biến động tỉ giá, phù hợp với nhu cầu mua bán ngoại tệ của những người đi du lịch hoặc các nhà xuất nhập khẩu cần gấp ngoại tệ để thanh toán tiền hàng. - Hiện nay giao dịch giao ngay được sử dụng rộng rãi trong các Ngân Hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào một ngày được định sẵn của khách hàng, nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu, chuyển tiền ra nước ngoài hoặc đầu tư với thủ tục đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng. - Vì là nghiệp vụ cơ sở nên giao ngay là nền tảng cơ bản và được sử dụng rộng rãi trong các nghiệp vụ phái sinh khác: kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn nhằm hạn chế rủi ro tỉ giá, rủi ro lãi suất. 7. Những hạn chế của giao dịch giao ngay Rủi ro về tỉ giá Xuất khẩu có thể bị ảnh hưởng do đánh giá cao đồng nội tệ dẫn đến không xuất khẩu được hoặc xuất khẩu ít Nhập khẩu cũng có thể bị ảnh hưởng nếu đánh giá đồng nội tệ dẫn đến việc nhập khảu được ít hàng hoá hơn so với lượng tiền bỏ ra. Do đó cần tính toán theo dõi thật kĩ trước khi mua bán giao ngay. Mặc dù thị trường giao ngay cho phép công ty của bạn có được đồng tiền mà công ty bạn cần. Nhưng tí giá thay đổi khó đoán trước dù chỉ là trong 1 ngày giao dịch. Vì thế nên xem xét và dựa vào thị trường giao ngay để tránh việc thực hiện hợp đồng không có lợi cho công ty của bạn 1 ví dụ về sự thay đổi trong tỉ giá giao ngay của spot .
  15. 7. Thực trạng sử dụng giao dịch giao ngay trên thế giới CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO NGAY Ở VIỆT NAM I. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH -TIỀN TỆ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 1. Đặc trưng thị trường tài chính trên thế giới 2. Đặc trưng thị trường ngoại hối Việt Nam thời gian qua III. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO NGAY TẠI VIỆT NAM 1. Các qui định pháp lí về nghiệp vụ giao ngay ở Việt Nam 2. Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam 3. Thực trạng tiến hành nghiệp vụ giao ngay của các NHTM 4. Đánh giá tổng quát về tình hình thực hiện giao ngay ở các NHTM Việt Nam 5. Tồn tại và nguyên nhân CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO NGAY Ở VIỆT NAM I. BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH -TIỀN TỆ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
  16. 1. Đặc trưng thị trường tài chính trên thế giới thời gian qua Tình hình chung: Tình hình thị trường tài chính thế giới đang ngày càng xấu đi. Thị trường chứng khoán vận hành yếu kém trong nửa đầu năm 2011. Nền kinh tế toàncầu suy yếu, chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc trở nên kém hỗ trợ hơn, và lo ngại rủi ro tăng lên như tác động từ sự đe dọa của khủng hoảng tài chính trong khu vực đồng Euro. Theo báo cáo của IMF về Triển vọng kinh tế thế giới và Tình hình thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia ngày 21/9/2011 : rủi ro hệ thống tài chính toàn cầu tăng nhanh trong những tháng gần đây. Kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ chậm hơn, châu Âu đang rơi vào tình trạng bất ổn thị trường và sụt giảm tín dụng tại Mỹ đã đè nặng lên hệ thống tài chính toàn cầu. Tại khu vực sử dụng đồng Euro: Tỉ lệ thất nghiệp tại Pháp và toàn khu vực Eurozone đều tăng; căng thẳng trong việc cắt giảm ngân sách của các chính phủ các nước khủng hoảng nợ; EU và ECB nhận định về triển vọng kinh tế không sáng sủa của khu vực EU, sự sụt giảm có đồng EURO là không ngoài dự đoán. Nhiều ngân hàng lớn của Châu Âu cũng đang tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ. Cổ phiếu của các ngân hàng Châu Âu tuột dốc trong thời gian qua khiến Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Bỉ đã cấm bán khống cổ phiếu của các ngân hàng. Tình hình nợ công ở một số quốc gia châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý và điển hình là Hy Lạp diễn biến xấu (Hy Lạp với khoản nợ công chiếm gần 160% GDP, riêng lãi suất đã chiếm 24% GDP nước này). Trước tình hình này, Ngân hàng Trung Ương Châu Âu ECB buộc phải mua vào một số lượng trái phiếu lớn của các nước trên nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ theo hiệu ứng dây chuyền.Hệ thống ngân hàng toàn cầu có tổng cộng 2 nghìn tỷ USD liên quan đến các khoản nợ của các nước Hy Lạp, Ai Len, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý. Nói cách khác, nếu các quốc gia trên vỡ nợ đồng nghĩa với việc phá sản của nhiều tổ chức tài chính lớn. Trong khi đó, những bất đồng chính trị tại Châu Âu đang đe dọa việc đưa ra gói cứu trợ cho Hy Lạp. Mấu chốt của vấn đề là tài sản thế chấp cho gói cứu trợ thứ 2. Phần Lan yêu cầu Châu Âu 500 triệu EUR bảo lãnh khi nước này mua 1,4 tỷ cổ phiếu trong gói cứu trợ thứ 2. Phần Lan, Áo, Hà Lan đều yêu cầu tài sản đảm bảo khi họ tham gia cứu trợ Hy Lạp với lý do ngân hàng của các nước này không có nhiều mối liên hệ với Hy Lạp như các ngân hàng Đức và Pháp. Tại Mỹ: ngày 5/8, Standard & Poor’s đã hạ thấp điểm tín nhiệm của Mỹ từ AAA, xuống còn AA+. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của mình, Mỹ bị hạ điểm uy tín về nợ công, xuất phát từ lòng tin của Standard &Poor's đã bị sứt mẻ trước cuộc tranh luận gay gắt và dai dẳng giữa hai đảng Cộng hoà và Dân chủ về việc gia hạn trần nợ công hôm 2/8. Không chỉ thế, Standard & Poor's còn hạ mức triển vọng của Mỹ xuống thành tiêu cực, mở ra khả năng tiếp tục hạ điểm tín nhiệm của Mỹ trong tương lai.
  17. Thị trường nhà đất Mỹ đang thực sự gặp khó khăn. Giá nhà tại Mỹ quý 2/2011 đã giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước, ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2009. Tuy giá nhà giảm nhưng doanh số bán nhà không tăng mà thậm chí còn giảm. Theo Hiệp hội các nhà kinh doanh bất động sản quốc gia, doanh số bán hàng đã qua qua sử dụng tháng 7 giảm 3,5%, ghi nhận tháng sụt giảm thứ 3 trong vòng 4 tháng qua. Doanh số này thậm chí cũng giảm so với doanh số của năm ngoái – vốn dĩ đã rất thảm hại. Tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức cao và năng suất tiếp tục dư thừa, thất nghiệp hiện cao gấp đôi so với mức trước khủng hoảng. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 8 đã giảm từ mức 59,2 điểm của tháng 7 xuống còn 44,5 điểm - mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua. (Theo Conference Board) Tại Châu Á: Nhiều quốc gia phải đối mặt với áp lực lạm phát, nhất là ở các thị trường mới nổi trong đó có Trung Quốc (lạm phát tháng 3 lên đến 5,2%), bất chấp việc nước này đã liên tục đưa ra những điều chỉnh theo hướng thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ với 4 lần nâng lãi suất cơ bản và 6 lần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc kể từ khoảng giữa năm ngoái. Bên cạnh đó thảm họa kép động đất sóng thần tại Nhật Bản đã gây hậu quả nặng nề đối với 1 trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Theo đó, triển vọng tăng trưởng kinh tế tại khu vực Châu Á sẽ bị suy giảm, đồng thời vấn đề lạm phát cũng sẽ tăng cao trong thời gian tới. 2. Đặc trưng thị trường ngoại hối Việt Nam thời gian qua 2.1 Thị trường tài chính Việt Nam nói chung (2010-2011): - Năm 2010: thị trường tài chính Việt Nam cơ bản thoát khỏi nhiều nguy cơ tái khủng hoảng tài chính. Nền kinh tế Việt Nam vẫn kiểm soát được hầu hết các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nói chung và thị trường tài chính nói riêng ở mức chấp nhận được. Tốc độ tăng tín dụng tổng quát xung quanh 25%, đạt mức kỳ vọng; Chỉ số chứng khoán không mất điểm như các thách thức từng đe dọa từ đầu năm, VNINDEX vẫn giữ ở mức xung quanh 500 điểm.Tăng trưởng GDP khá, ở mức 6,78%. Việt Nam vẫn đứng trong số các nước tăng trưởng khá trong khu vực châu Á. Thị trường tài chính đã từng bước đi đúng địa chỉ để kích hoạt cho nền kinh tế dần hồi phục sau suy giảm. Một số tồn tại: Trước hết, xét trên thị trường tín dụng. Tín dụng từ ngân sách nhà nước tăng quá cao so với tốc độ tăng tín dụng nội tệ Tốc độ tăng tín dụng ngoại tệ lớn hơn gần gấp 2 lần tốc độ tăng tín dụng nội tệ, tốc độ tăng tín dụng vàng cũng rất cao (gần gấp 3 lần tốc độ tăng tín dụng nội tệ) là những nghịch lý không
  18. giống nước nào trong khu vực và trên thế giới. Hậu quả là đã làm tăng tình trạng đô la hóa (thậm chí vàng hóa) vốn đã rất nặng nề, nay lại càng phức tạp thêm. Sự can thiệp hành chính bị lạm dụng hiều, can thiệp trực tiếp vào giá cả, lãi suất, tỷ giá , trong khi những can thiệp hữu dụng khác vào tổng cung, tổng cầu, hay tác động từ nguồn vào thị trường tài chính lại rất ít được sử dụng, làm cho không những Nhà nước không dẫn dắt được thị trường, mà cả thị trường cũng không dẫn dắt được doanh nghiệp và nhà sản suất. -Năm 2011: tốc độ tăng trưởng kinh tế có phần chậm lai do chính phủ hướng mục tiêu vào kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2011 là 5,43%, giảm so với tốc độ tăng 5,83% so với cùng kì năm 2010. Tại thị trường chứng khoán, giai đoạn 6 tháng đầu năm thị trường rơi vào trạng thái suy giảm, ảm đạm khiến số đông nhà đầu tư thua lỗ. Trong giai đoạn tiếp theo, thị trường tiếp tục gặp phải những khó khăn. Động thái đặt trần lãi suất huy động 14%/năm của NHNN đã vô hình chung làm ảnh hưởng tới lợi ích của người gửi tiền khi mà tỉ lệ lạm phát tính cho đến hết tháng 9 là 16.63%, lãi suất thực của người gửi tiền âm. Tại thị trường vàng, mặc dù có sự chênh lêch giá lớn giữa giá trong nước và giá thế giới nhưng vẫn tiếp tục hấp dẫn người dân. Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như chứng khoán và bất động sản hoạt động không hiệu quả thì vàng được ưa chuộng là điều dễ hiểu. 2.2 Thị trường ngoại hối VN: 2.2.1. Những năm trước đây: Được thành lập năm 1991 với Trung tâm Giao dịch ngoại tệ, hoạt động với mục tiêu ban đầu là Thiết lập thị trường ngoại hối chính thức cho giao dịch giữa ngân hàng và các đơn vị kinh tế; Đánh giá và đo lường cung cầu ngoại tệ trên thị trường; Quyết định tỉ giá chính thức hợp lý giữa USD và VND; Chuẩn bị những điều kiện ban đầu cho việc hình thành thị trường tài chính trong tương lai. Năm 1994, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt động thay vào đó là thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức cho giao dịch ngoại tệ giữa các NHTM và tạo cơ sở hình thành thị trường ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai. Giao dịch trên thị trường chỉ là giao dịch giao ngay. Tới năm 1998, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và hoán đổi chính thức được đưa vào giao dịch.
  19. 2.2.2 Thời gian gần đây: Sức ép làm tăng tỷ giá USD/VND do biến động của giá vàng là rất dễ nhận thấy. Ngày 23/9, tỷ giá tự do hiện đã ở mức 21.280. Trong khi đó, tỷ giá USD/VND niêm yết của các NHTM vẫn chỉ ở mức 20.834, thấp hơn so với tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do gần 500 đồng/USD. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng cao hơn so với thị trường liên ngân hàng là do NHNN tiếp tục can thiệp với việc bán ra khoảng 1,5 tỉ USD từ giữa tháng 8.2011. Sự can thiệp này hoàn toàn dựa trên kỳ vọng về sự chuyển biến tích cực của kinh tế vĩ mô trong thời gian tới như lạm phát tiếp tục xu hướng giảm, cán cân thanh toán tổng thể cả năm nay có thể dương từ 1 – 2 tỉ USD. Trạng thái ngoại hối của các NHTM trong tuần từ 10 – 16.9.2011 vẫn tiếp tục dương và hơn hết là việc NHNN tin rằng NHNN có đủ nguồn USD để bình ổn thị trường ngoại hối giữ cho tỷ giá không điều chỉnh từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, việc can thiệp vào thị trường ngoại hối trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả như mong muốn bởi tỷ giá giao dịch của các NHTM với nhau và với khách hàng tiếp tục cao hơn mức tỷ giá trần. II. THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO NGAY TẠI VIỆT NAM 1. Các qui định pháp lí về nghiệp vụ giao ngay ở Việt Nam Hiện tại, nghiệp vụ ngoại hối giao ngay tại Việt Nam được điều chỉnh chủ yếu bằng 2 văn bản: - Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 - Nghị định số 160/2006/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối Thêm vào đó còn có các văn bản khác như quyết định 2635 liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, thông tư 26, thông tư 06, và gần nhất là thông tư số 20/2011 ban hành ngày 29/8/2011, có hiệu lực từ 15/10/2011, quy định về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép. Tóm tắt những nội dung chủ yếu của pháp lệnh ngoại hối số 28: - Một số điều về phân loại ngoại hối (ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn, .) - Quy định thế nào là người cư trú, người không cư trú. - Quy định pháp lý về giao dịch vãng lai. - Quy định việc sử dung ngoại hối tại VN, theo đó mọi giao dịchtrên lãnh thổ VN không được thanh toán hay niêm yết bằng đồng tiền khác ngoài VND. - Quy định về việc mang ngoại tệ, vàng khi xuất khẩu, nhập khẩu. - Quy định về hoạt động xuất nhập khẩu vàng.
  20. - Quy định việc đầu tư ra nước ngoài, đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu nợ nước ngoài. - Quy định việc phát hành chứng khoán trong và ngoài Việt Nam. - Quy định cơ chế tỉ giá, theo đó tỉ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở quan hệ cung cầu thị trường, có điều tiết của nhà nước. - Việc quản lý dự trữ ngoại hối của nhà nước. (NHNN quản lý, bộ tài chính kiểm tra) - Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng và tổ chức khác. Pháp lệnh ngoại hối ra đời đã đáp ứng được nhu cầu cần thiết phải có một hành lang pháp lý điều chỉnh các hoạt động về giao dịch ngoại hối Tuy nhiên trong thực tế thời gian qua, pháp lệnh ngoại hối bị vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, tình trạng chủ dự án niêm yết giá bằng USD rất phổ biến, Pháp lệnh Ngoại hối quy định việc quản lý ngoại hối theo hướng từng bước hạn chế đô la hóa, tiến tới thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam chỉ sử dụng đồng VND. Theo đó, sẽ nghiêm cấm triệt để các giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo bằng ngoại tệ giữa các tổ chức, cá nhân. Hạn chế đến chấm dứt việc các tổ chức được bán hàng, cung cấp dịch vụ thu ngoại tệ. 2. Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM Việt Nam Mô hình tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NHTM thường có 3 phòng như sau: o Phòng kinh doanh: nơi các nhà kinh doanh trực tiếp mua bán trên interbank, trực tiếp đối mặt rủi ro, lỗ lãi. o Phòng thanh toán: xác nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư, sao kê tài khoản, . o Phòng quản lý rủi ro: kiểm tra theo dõi, giám sát hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được sử dụng. Tại Việt Nam, nhìn chung hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn còn ở thời kỳ sơ khai, các NHTM được tổ chứchoạt động kinh doanh ngoại tệ đan xen kết hợp, chỉ gồm phòng kinh doanh, đảm nhiệm mọi hoạt động từ kinh doanh trên interbank, xác nhận giao dịch, thanh toán, cũng như đưa ra hạn mức giao dịch cho mỗi nhà kinh doanh. Các NHTM có phòng kinh doanh ngoại tệ tại hội sở chính cũng như tại các chi nhánh của mình, thực hiện giao dịch với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống, hoặc với các ngân hàng khác. Các nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi được thực hiện ngay tại các chi nhánh với tỷ giá do tự chi nhánh ấn định dựa trên cơ sở tỷ giá do hội sở thông báo. Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, vay và cho vay ngoại tệ, mua bán, chiết khấu, cầm cố các GTCG bằng ngoại tệ thường được tiến hành tại phòng TTQT và phòng tín dụng của các NHTM.
  21. Các nghiệp vụ kinh doanh vàng tiêu chuẩn, chứng khoán ghi bằng ngoại tệ thường được hạch toán độc lập tại các công ty trực thuộc ngân hàng như công ty kinh doanh vàng bạc, công ty chứng khoán. 3. Thực trạng, đánh giá tổng quát nghiệp vụ giao ngay của các NHTM Thủ tục thực hiện nghiệp vụ giao ngay tại các NHTM Việt Nam: Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ sơ cấp cơ bản, các NHTM đã đơn giản hóa về mặt thủ tục nhằm tạo điều kiện cho khách hàng đến giao dịch. Thông thường khách hàng khi muốn mua/bán ngoại tệ chỉ cần liên hệ với các chi nhánh NHTM gần nhất để có được tỷ giá giao dịch giao ngay, ký thỏa thuận về tỷ giá, đặt mức ký quý (nếu có) và có thể thanh toán ngay lập tức hoặc sau 02 ngày kể từ ngày giao dịch. Tuy nhiên, có một thực tế tại VN là sự tồn tại của thị trường ngoại tệ tự do gây ảnh hưởng không nhỏ tới doanh số giao dịch ngoại hối của các NHTM. Việc người dân tìm đến thị trường tự do thay vì các NHTM mỗi khi có nhu cầu về ngoại tệ khiến một khối lượng lớn đô la trôi nổi trong dâncư không được kiểm soát và làm gia tăng tình trạng đô la hoá trong nền kinh tế. Nguyên nhân là do tỷ giá trên thị trường tự do đang dần quá xa cách so với tỷ giá niêm yết trên ngân hàng. Sự tồn tại của thị trường ngoại tệ tự do không chỉ gây bất ổn cho thị trường ngoại hối, gây khó khăn cho điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước, mà còn góp phần gây trở ngại cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát các hoạt động kinh tế ngầm, ngăn ngừa các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp khác. Hiện nay thị trường ngoại tệ tự do đã bị thu hẹp đángkể, không còn sôi động như trước. Các doanh nghiệp và người dân đã bắt đầu bán ngoại tệ cho ngân hàng; bước đầu chuyển dần việc gửi/vay ngoại tệ sang mua/bán đứt đoạn ngoại tệ với ngân hàng; việc niêm yết giá thanh toán.Cùng với sự giảm nhiệt của giao dịch tự do, tỷ giá giao dịch tự do cũng được dần dần hạ xuống. Bắt đầu từ sự giảm xuống của tỷ giá trên thị trường tự do, làm cho chênh lệch tỷ giá giữa thị trường này so với thị trường chính thức từ mức cao ngất ngưởng (có lúc đã lên đến gần 2.000 VND/USD), giảm dần xuống, thậm chí có thời điểm còn thấp hơn cả thị trường chính thức- một hiện tượng hiếm thấy trong nhiều năm qua. Trên thị trường chính thức, tỷ giá giao dịch thực tế thường chưa sử dụng hết biên độ giao dịch theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (±1% so với tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố); xen kẽ những ngày tăng đã có nhiều ngày đứng và nhiều ngày giảm- điều hiếm thấy trước đây- và mức giảm lớn nhất so với tỷ giá sau ngày điều chỉnh tăng 11/2 có lúc lên đến 280 VND/USD. 4. Tồn tại và nguyên nhân
  22. Như đã nói ở trên, sự tồn tại của thị trường tự do đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động giao dịch ngoại hối của các NHTM, khiến các NHTM khó thu hút ngoại tệ đáp ứng cho khách hàng. Kể cả các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn USD cũng không muốn bán lại cho ngân hàng, mà tiếp tục duy trì trên tài khoản, với kỳ vọng tỷ giá tăng. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đồng thời cũng là doanh nghiệp nhập khẩu, nên trong bối cảnh hiện nay khi có nguồn ngoại tệ, thì họ cũng muốn “găm lại” để khi có nhu cầu sử dụng vào mục đích thanh toán, không phải “lụy” ngân hàng hay mua USD trên thị trường tự do với giá cao. Nguyên nhân chính: 4.1. Thị trường ngoại hối chưa phát triển . Thị trường ngoại hối mới ra đời và còn ở mức sơ khai: Thị trường ngoại hối chính thức ở Việt Nam ra đời năm 1994, còn kém phát triển hơn nhiều so với khu vực và trên thế giới, qui mô nhỏ, hàng hoá và dịch vụ tài chính nghèo nàn, đơn giản và tính chuyên nghiệp không cao, chưa liên kết chặt chẽ với các thị trường tiền tệ, thị trường mở. Bên cạnh đó thị trường tự do vẫn hoạt động ngoài sự quản lí của NHNN gây nên ảnh hưởng không nhỏ. 4.2. Các qui định còn chưa đồng bộ và có nhiều thay đổi . Việc chỉnh sửa, bổ sung các qui định còn chồng chéo lên nhau và mang tính thời điểm. 4.3 Dự trữ ngoại hối còn quá thấp để NHNN có thể có những can thiệp rõ nét Dự trữ ngoại hối của Việt Nam quá mỏng, do đó NHNN không thể hoàn toàn chủ động và linh hoạt trong việc điều tiết thị trường ngoại tệ, những can thiệp mang tính chất điều chỉnh tỉ giá hầu như không có. Nguồn dự trữ ngoại tệ hiện nay chủ yếu được sử dụng để cân đối cung-cầu ngoại tệ cho các lĩnh vực quan trọng như xăng dầu , hàng không , điện lực và việc mua bán ngoại tệ còn diễn ra theo chỉ định. Theo số liệu của IMF, trong thỏng 5/2011, Ngân hàng Nhà nước đó mua bổ sung thờm 900 triệu USD, đưa tổng dự trữ ngoại hối hiện tại lên mức 13,5 tỷ USD. Tuy nhiên, con số này mới tương đương nhu cầu ngoại tệ cho khoảng 1,5 tháng nhập khẩu hiện tại của Việt Nam (toàn nền kinh tế ước nhập khẩu khoảng 9,2 tỷ USD trong tháng 5). Trong khi đó, theo khuyến cáo của WB, mức dự trữ này nên được đảm bảo ở mức ít nhất là 2,5 tháng nhập khẩu. 4.4. Năng lực kinh doanh ngoại hối của các NHTM còn nhiều hạn chế. - Chiến lược kinh doanh và chính sách khách hàng. Các hoạt động trong lĩnh vực ngoại hối bao gồm thanh toán quốc tế , kinh doanh tiền gửi ngoại tệ và kinh doanh chuyển đổi ngoại tệ , trong đó , các NHTM Việt Nam chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ mua bán , nhận tiền gửi , cho vay và thanh toán ngoại tệ xuất phát từ nhu cầu khách hàng , chưa chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng cũng như chưa giới thiệu sử dụng các loại hình dịch vụ mới như kì hạn và hoán đổi .
  23. - Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất phòng kinh doanh ngoại tệ còn yếu kém. Cơ cấu tổ chức còn nhiều điểm chưa hợp lí , phần lớn chưa tách biệt giữa nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và các nghiệp vụ kinh doanh khác thành các bộ phận riêng. Trang thiết bị và công nghệ ngân hàng còn nhiều lạc hậu, vừa hạn chế khả năng tiếp cận các thông tin thị trường một cách chủ động và thường xuyên, mặt khác không đủ điều kiện đáp ứng nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường quốc tế. CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ GIAO NGAY Ở CÁC NHTM VIỆT NAM I.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ MỚI 1. Trên lĩnh vực KT-XH 2. Trên phương diện kĩ thuật nghiệp vụ 2. II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ GIAO NGAY TẠI VN 1. Đối với Ngân hàng Nhà nước 2. Các giải pháp về phía NHTM KẾT LUẬN GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ GIAO NGAY Ở CÁC NHTM VIỆT NAM 1.CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC NHTM TRONG THỜI KÌ MỚI. 1.1 CƠ HỘI (O – OPPORTUNITIES) - Thứ nhất: Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm tăng uy tín và vị thế của các NHTM Việt Nam trên thị trường thế giới Việt Nam là thành viên của WTO đã tạo điều kiện cho nền kinh tế nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng có những bước phát triển nhanh chóng. Các NHTM Việt Nam có nhiều cơ hội tăng cường các mối quan hệ với các NH nước ngoài tạo uy tín, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường kinh doanh đến nhiều quốc gia trên thế giới. Điều đó thể hiện ở số lượng NH đại lý của một số NH tăng đều qua các năm. Ngân hàng BIDV VCB Vietinbank Agribank Eximbank ACB MB
  24. Số lượng NH 1600 1.200 1000 1034 852 586 800 đại lý (Nguån: www.BIDV.com.vn, www.agribank.com.vn, www.icb.com.vn,www.Eximbank.com.vn, w ww.Vietcombank.com.vn, ACB.com.vn, mbbank.com.vn ngày 29/9/11) - Thứ hai: Có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngân hàng Việt Nam Cổ đông nước ngoài ACB Standard Chartered Bank (Anh) Techcombank HSBC (Anh) SeAbank Societe Generale (Pháp) AnBinhBank Maybank (Malaysia) Sacombank ANZ (Australia – New Zealand) Habubank Deutsche Bank (Đức) VPBank OCBC (Trung Quốc) Maritimebank Sumitomo Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản) VIB Commonwealth Bank of Australia Ngân hàng Phương Đông BNP Paribas (Pháp) Eximbank Sumitomo Mitsui Banking Corporation (Nhật Bản) Ngân hàng Bảo Việt HSBC (Anh) - Thứ ba: Hội nhập kinh tế quốc tế giúp các NHTM VN học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng trong nước sẽ phải nâng cao trình độ quản lý, cải thiện chất lượng dịch vụ để tăng cường độ tin cậy đối với khách hàng Trong điều kiện hiện nay, với sự mở cửa hệ thống ngân hàng, các NH nước ngoài theo lộ trình sẽ dần dần được nới lỏng hoạt động và đối xử bình đẳng trong kinh doanh, các NHTM Việt Nam không thể chỉ tập trung vào các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống với những khách hàng truyền thống mà phải hướng vào phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như bảo lãnh, bao thanh toán, các hợp đồng phái sinh để trở thành những ngân hàng đa năng, hiện đại. Có như vậy mới
  25. tăng được khả năng cạnh tranh của mình, đồng thời giữ được khách hàng và mở rộng thị phần kinh doanh. - Thứ tư: Hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đây là cơ sở thúc đẩy các nghiệp vụ NHQT phát triển, đặc biệt là thanh toán quốc tế và tài trợ XNK Năm 2008, so với GDP, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 69,5%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 84%, tổng doanh số XNK bằng 153,5%. Sang năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kim ngạch XNK năm 2009 có dấu hiệu giảm sút, tuy nhiên, báo cáo tổng kết năm 2009 của Chính phủ cho thấy Việt Nam vẫn nằm trong tốp các quốc gia dẫn đầu thế giới về tăng trưởng kinh tế (5,32%) và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam có độ mở cửa lớn và tốc độ mở cửa nhanh, đây chính là một cơ hội để các NHTM Việt Nam phát triển các sản phẩm dịch vụ NHQT, đặc biệt là TTQT và tài trợ XNK.9 tháng đầu năm 2011 so với cùng kỳ năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 35,4%, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng 26,9% (Nguồn: Tổng cục thống kê) 2. THÁCH THỨC (T-THREATS) - Thứ nhất: Mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý Điều này sẽ gây áp lực rất lớn đối với hệ thống các ngân hàng trong nước. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện hoạt động tại Việt Nam đều là những thương hiệu nổi tiếng trên thị trường tài chính thế giới như HSBC, Citibank, ANZ Trong khi nhiều NHTM Việt Nam có mức vốn điều lệ chỉ hơn 3.000 tỷ đồng một chút thì ngân hàng con 100% vốn nước ngoài HSBC đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 5/01/2009 với vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng. Các ngân hàng nước ngoài liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. Tại TP. Hồ Chí Minh, ngoài trụ sở chính và Sở giao dịch tại tòa nhà Metropolitan, HSBC còn có 3 phòng giao dịch. Tại Hà Nội, HSBC cũng có 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch. Cũng giống như HSBC, ANZ cũng đang mở rộng mạng lưới giao dịch tại Việt Nam với 01 Sở giao dịch tại Hà Nội, 01 chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh và 6 phòng giao dịch. - Thứ hai: Trong quá trình hội nhập, hệ thống ngân hàng Việt Nam phải chịu tác động rất lớn của thị trường tài chính thế giới. Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới và các NHTM Việt Nam cũng chịu sự tác động không nhỏ. Số lượng các ngân hàng đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản với các NHTM Việt Nam sẽ giảm xuống. Nếu các NHTM Việt Nam không tỉnh táo, quan hệ với các ngân hàng có tình hình tài chính suy yếu thì sẽ gặp rủi ro và đánh mất uy tín của mình. - Thứ ba: Tỷ giá hối đoái còn biến động
  26. Do tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những diễn biến bất thường nên tỷ giá của VND và các đồng tiền khác liên tục thay đổi. Thị trường ngoại tệ tiền mặt Việt Nam phát triển khá mạnh. Thị trường ngầm tiền mặt ngoại tệ phục vụ cho bộ phận nhập khẩu lậu qua đường biên giới cộng với nhu cầu thích sử dụng ngoại tệ tiền mặt của dân chúng nên thị trường này rất sôi động. Tỷ giá ở thị trường này luôn cao hơn ngân hàng. Ngoài ra, chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ của các ngân hàng ở Việt Nam luôn ở mức cao. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi có thu ngoại tệ không muốn bán cho các ngân hàng mà bán qua thị trường chợ đen. Nguồn thu ngoại tệ của các ngân hàng vì thế cũng khan hiếm theo. Khi không có nguồn thu ngoại tệ đảm bảo thì rất khó khăn cho các NHTM trong việc thanh toán hàng nhập khẩu cho các nhà nhập khẩu. Thứ tư, Áp lực cải tiến công nghệ và kỹ thuật cho phù hợp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Thứ năm, Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán, còn nhiều bất cập so với yêu cầu hội nhập quốc tế về ngân hàng. Thứ sáu, Khả năng sinh lời của hầu hết các NHTM VN còn thấp hơn các ngân hàng trong khu vực, do đó hạn chế khả năng thiết lập các quỹ dự phòng rủi ro và quỹ tăng vốn tự có. Thứ bảy, Các ngân hàng thương mại VN đầu tư quá nhiều vào doanh nghiệp nhà nước, trong khi phần lớn các doanh nghiệp này đều có thứ bậc xếp hạng tài chính thấp, và thuộc các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Đây là nguy cơ tiềm tàng rất lớn đối với các NHTM. Thứ tám, Cấu trúc hệ thống Ngân hàng tuy phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh) nhưng còn quá cồng kềnh, dàn trải, chưa dựa trên một mô hình tổ chức khoa học làm cho hiệu quả và chất lượng hoạt động còn ở mức kém xa so với khu vực.(ngoài những ngân hàng lớn) Thứ chín, Việc đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên còn bất cập so với nhu cầu của nghiệp vụ mới, đặc biệt còn coi nhẹ hoạt động nghiên cứu chiến lược và khoa học ứng dụng làm cho khoảng cách tụt hậu về công nghệ ngân hàng của VN còn khá xa so với khu vực. Nền văn minh tiền tệ của nước ta do đó chưa thoát ra khỏi một nền kinh tế tiền mặt. Chảy máu chất xám là vấn đề khó tránh khỏi khi mở cửa hội nhập. II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ GIAO NGAY TẠI VN I. Đối với NHNN
  27. 1. Cần linh hoạt hơn trong vấn đề tỷ giá Theo NHNN, dự trữ ngoại hối đã gia tăng thêm được 5 tỉ USD trong thời gian qua. Dựa trên số liệu của IMF công bố, ước tính dự trữ ngoại hối của VN hiện tại vào khoảng 16 - 17 tỉ USD. Mức dự trữ ngoại hối này tuy không phải quá lớn nhưng cũng có thể giúp NHNN can thiệp vào thị trường ngoại hối trong ngắn hạn. Thế nhưng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa luôn gia tăng vào những tháng cuối năm dẫn đến nhu cầu về thanh toán của DN tăng; lạm phát cao nên cuối năm luôn là thời điểm nhạy cảm biến động về vấn đề tỷ giá. Vì vậy, giảm áp lực tăng giá USD hoặc tránh cho thị trường những cú sốc đột ngột là bài toán mà NHNN phải thực hiện. NHNN nên điều hành tỷ giá linh hoạt theo sát cung cầu của thị trường và không nên xem tỷ giá như một cái neo cố định. NHNN phải xác định tỷ giá mục tiêu đến cuối năm và có lộ trình để thị trường thích nghi. Nếu cứ áp dụng cứng ngắc chính sách hành chính để neo giữ tỷ giá USD cố định thì sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng hai giá trong giao dịch USD như trước đây. Chính sách tỷ giá cần linh hoạt hơn trong từng thời điểm nhưng đồng thời vẫn phải tiếp tục kiên trì chính sách tiền tệ chặt chẽ, giảm việc in thêm tiền hay nguồn vốn đưa vào những khu vực không hiệu quả càng thêm bất lợi trong việc kiểm soát lạm phát và tỷ giá. 2. Tăng cường hệ thống thanh tra giám sát ngân hàng Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng cần được củng cố và tăng cường, vừa tạo áp lực cạnh tranh lành mạnh, đồng thời đảm bảo tính chính xác về số liệu kế toán, phản ánh trung thực kết quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, hạn chế rủi ro cho từng ngân hàng nói riêng và cũng là cho toàn hệ thống nói chung. 3. Tăng cường biện pháp hỗ trợ đối với các ngân hàng  Chấn chỉnh lại hệ thống NHTM, lành mạnh hóa tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó có hoạt động kinh doanh ngoại hối và nghiệp vụ ngoại hối giao ngay.  Thúc đẩy quá trình tăng vốn điều lệ, tăng vốn tự có của các NHTM, đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn là 8%. Vốn tự có tăng sẽ tạo cơ sở cho NHTM thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán (trong đó hiện nay chủ yếu thuộc về nghiệp vụ ngoại hối giao ngay) do có được nguồn vốn đối ứng dồi dào hơn.
  28.  Thực hiện vai trò người cứu cánh cuối cùng, tiến hành can thiệp ngay khi NHTM lâm vào tình trạng rủi ro thanh khoản. Việc này làm giảm rủi ro tối đa trong thanh khoản của toàn hệ thống. 4. Tăng cường các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Các công cụ phái sinh không những làm thay đổi bộ mặt của thị trường ngoại hối, làm cho nó trở nên mới mẻ hấp dẫn hơn, tăng doanh số giao dịch, thổi một luống sinh khí mới vào nghiệp vụ vốn quá cơ bản truyền thống của các NHTM Việt Nam là nghiệp vụ ngoại hối giao ngay mà còn đặc biệt còn có tác dụng hạn chế rủi ro trong kinh doanh. 5. Cần đa dạng hóa các loại tiền tệ kết hợp với việc kiểm soát chặt chẽ Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong hoạt động KDNT. Đầu cơ chỉ một loại ngoại tệ với một số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn nếu đi đúng với xu hướng biến động của tỷ giá. Bên cạnh đó, tiềm ẩn một rủi ro rất lớn và cũng sẽ không lường hết hậu quả. Trong khi thương mại quốc tế của Việt Nam đang ngày càng mở rộng hơn với nhiều quốc gia (chẳng hạn như với các nước sử dụng đồng Euro ), doanh số thương mại song phương tăng mạnh qua từng ngày thì càng cần phải quan tâm quản lý chặt chẽ vấn đề về tỷ giá giao ngay với các đồng tiền mà nước ta sử dụng nhiều trong thương mại quốc tế, không nên để thả nổi theo tỷ giá chéo như hiện nay mà chỉ quan tâm đến tỷ giá song phương với USD. 6. Minh bạch hóa thị trường, quan điểm nhất quán, tránh tình trạng 2 giá  NHNN cần điều chỉnh linh hoạt, cải thiện dự trữ ngoại hối của Việt Nam, bên cạnh đó phải đưa ra các định hướng thị trương rõ ràng, mạnh dạn công bố các dự báo về kinh tế cũng như tỷ giá ngoại tệ hay dự trữ ngoại hối với các kịch bản tốt lẫn xấu vì những tác động của thế giới có thể xảy ra tạo niềm tin cho người dân vì các tín hiệu căng thẳng lên tỷ giá USD hiện nay đã quá rõ. Bởi càng để chậm, việc kỳ vọng vào tỷ giá USD tăng hay giảm đều nguy hiểm như nhau vì nó sẽ khiến cho thị trường tiền tệ không ổn định và sẽ dẫn theo nhiều hệ lụy khác.  Giảm bớt kỳ vọng đầu cơ và cả hoạt động buôn bán vốn và ngoại tệ lòng vòng kiếm lời dựa trên chênh lệch giữa 2 tỷ giá. Điều này còn giúp tăng cường tập trung và quản lý kinh doanh ngoại tệ trên thị trường có tổ chức.
  29.  Bên cạnh đó là giúp cho các doanh nghiệp được tính đúng, tính đủ chi phí vốn ngoại tệ trong bảng hạch toán kinh doanh của mình, mà trước đó thường phải che giấu, hợp lý hóa các khoản mua USD trên thị trường chợ tự do với giá cao hơn giá chính thức.  Cần chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về quản lý ngoại hối, đặc biệt là các hoạt động thu đổi ngoại tệ trái phép. Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ, thanh tra tại chỗ hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm khắc các hành vi cố tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định. II. Đối với các NHTM 1. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể Ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Do dó nghiệp vụ ngoại hối giao ngay cũng cần có hoạch định chiến lược rõ ràng kể cả thị trường ngoài nước và trong nước. Sự biến động của tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định đôi khi dao động chỉ vì một tin đồn hay là lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế, về chính phủ. Tuy vậy, sự biến động này cũng có những chu kỳ theo sự phát triển của nền kinh tế khu vực, giai đoạn phát triển, khả năng phục hồi, kỳ vọng hay là thời điểm kết sổ của quốc gia các công ty sẽ chuyển lợi nhuận về nước. Chính vì thế, NH cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn. Tùy theo thời điểm có thể thay đổi phù hợp. Ngoài ra NHTM nên có chiến lược mở rộng nghiệp vụ ra thị trường ngoại hối quốc tế nhất là trong thời kì các NHTM nước ta đang đổi mới để hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và quốc tế. 2. Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt Một biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu là sử dụng hạn mức trong hoạt động KDNT. Hạn mức là công cụ để quản lý rủi ro. Hạn mức do mỗi ngân hàng đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng đồng thời, quy định hạn mức chi tiết với từng chuyên viên kinh doanh ngoại hối của mình.
  30. 3. Tăng vốn tự có Tăng vốn tự có để tăng hạn mức kinh doanh cũng như khả năng trong thanh toán quốc tế nói chung và nghiệp vụ giao ngay nói riêng. 4. Nâng cao hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh, nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng Uy tín của ngân hàng là yếu tố quan trọng khiến khách hàng quyết định tham gia giao dịch với NH. Uy tín của ngân hàng khiến cho khách hàng thấy yên tâm và có cảm giác an toàn về rủi ro có thể phát sinh, nhất là với các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ như nghiệp vụ ngoại hối giao ngay. 5. Nâng cao trình độ và kỹ năng của đội ngũ cán bộ nhân viên hoạt động trong các ngân hàng TMCP Hiện nay trình độ, số lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng còn nhiều hạn chế về mảng ngoại hối. Để NH ngày càng vững mạnh đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường nội địa và quốc tế đòi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, năng động, với yêu cầu phát triển nghiệp vụ và công nghệ theo hướng hiện đại hoá. Để đạt được mục tiêu trên các ngân hàng phải quan tâm đến công tác quản trị và đào tạo nhân viên về nghiệp vụ, ngoại ngữ, thực hiện tốt công tác tuyển dụng, chế độ khen thưởng, thường xuyên tổ chức hội thảo, tập huấn cho nhân viên KDNT đồng thời hỗ trợ của các phòng nghiên cứu và quan hệ khách hàng trong hoạch định chiến lược. 6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử lý rủi ro Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro, NH cần trích một phần lợi nhuận để dành làm quỹ rủi ro về KDNT. Cũng giống như, hoạt động tín dụng, hàng năm đều phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa cho những khoản nợ khó đòi hay tiểm ẩn nguy cơ khó thu hồi nợ. Trong KDNT, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cần bằng.
  31. 7. Một số biện pháp khác  Cần đa dạng hoá rổ ngoại tệ của mình.  Tăng cường học hỏi trao đổi kinh nghiệm về quy trình, sử dụng nghiệp vụ ngoại hối giao ngay giữa các ngân hàng trong nước với nhau và với cả các ngân hàng các nước phát triển làm sao để quy trình nhanh chóng thuận tiện và hiệu quả cao nhất.  Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, chính sách của NHNN. Để thị trường ngoại hối Việt Nam có thể nhanh chóng phát triển và hoàn thiện , tiến tới hội nhập với các thị trường ngoại hối khu vực và thế giới, đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực không chỉ từ phía NHNN , là người tổ chức, điều hành thị trường, các NHTM, là những thành viên chủ yếu trên thị trường mà còn cả các chủ thể khác tham gia giao dịch trên thị trường. Đây là một nghiệp vụ quan trọng và không thể thiếu được trên thị trường ngoại hối hoàn chỉnh do những lợi ích và hiệu quả thiết thực mà nó mang lại. Những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế đó đồng thời phần nào nâng cao chất lượng nghiệp vụ giao ngay ngoại hối xuất phát từ phía NHNN cũng như bản thân các NHTM, không ngừng hoàn thiện thị trường ngoại hối, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế trên cơ sở mục tiêu chiến lược của ngành NH trong thời gian tới. Kết luận: Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở, là nền tảng cơ bản được sử dụng rộng rãi trong các nghiệp vụ phái sinh khác như: kỳ hạn, hoán đổi, tương lai, quền chọn với mục đích hạn chế rủi ro tỉ giá và rủi ro lãi suất. Vì thế nghiệp vụ giao ngay được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên thị trường ngoại hối. Ngày nay, trên thị trường tài chính quốc tế nghiệp vụ tài chính phái sinh đã phát triển rất mạnh với các nghiệp vụ phái sinh rất đa dạng và thị trường phái sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu do sử dụng nghiệp vụ này đem lại lợi ích cho các thành viên thị trường Ở Việt Nam, thị trường các công cụ tài chính phái sinh tuy vẫn chưa phổ biến nhưng nó đang dần được phát triển. Qua những phân tích ở trên thì nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn còn thấp, trên thị trường cón thiếu vắng các nhà đầu tư am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ
  32. này, bên cạnh đó các nhà môi giới, các nhà cơ lợi cón quá ít trên thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán để thúc đẩy các nhà đầu tư tham gia mạnh mẽ thị trường này. Sự kém phát triển của thị trường phái sinh là một thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập và mở cửa thị trường tài chính ở Việt Nam do các nghiệp vụ phái sinh được coi là lá chắn quan trọng để hạn chế rủi ro của thị trường đối với những nhà đầu tư.Vì thế, việc tập trung phát triển thị trường phái sinh là rất cần thiết, muốn vậy cần phải phát triển vững chắc nghiệp vụ nền tảng của nó là nghiệp vụ giao ngay.