Tài liệu ôn tập môn Tiếng Anh

doc 19 trang nguyendu 11100
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_on_tap_mon_tieng_anh.doc

Nội dung text: Tài liệu ôn tập môn Tiếng Anh

  1. THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG * Công thức thể khẳng định: S + V -Lưu ý: + Động từ phù hợp phải ở dạng tương ứng với Chủ ngữ. + Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là một danh từ, ngữ danh từ, ngữ đại từ số nhiều: TA DÙNG DẠNG NGUYÊN MẪU CỦA ĐỘNG TỪ. + Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là bất cứ danh từ số ít nào đó, TA THÊM S HOẶC ES NGAY SAU ĐỘNG TỪ. + Khi nào thêm S, khi nào thêm ES sau động từ? Ta có quy tắc rất dễ nhớ như sau: + ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG LÀ CH, O, S, SH, X, Z THÌ TA THÊM ES. Ví dụ: WATCH >HE WATCHES + KHI ĐỘNG TỪ TẬN CÙNG BẰNG Y, TA ĐỔI Y THÀNH I RỒI THÊM ES: FLY > IT FLIES + TẤT CẢ CÁC ĐỘNG TỪ CÒN LẠI, TA THÊM S. - Thí dụ: + I LIKE ICE-CREAM = Tôi thích kem. + YOU ALWAYS GET UP LATE. = Bạn luôn luôn dậy trễ. - Ngoại lệ: HAVE > HAS I HAVE YOU HAVE SHE HAS * Công thức thể phủ định:
  2. S + DO/DOES + V - Lưu ý: + Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc khi chủ ngữ là danh từ, ngữ danh từ số nhiều, ta dùng DO. + Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ số ít nào, ta dùng DOES + DO NOT viết tắt là DON'T + DOES NOT viết tắt là DOESN'T * Công thức thể nghi vấn: DO / DOES + S +V - Lưu ý: + Dùng DO khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số nhiều nào. + Dùng DOES khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc bất cứ danh từ, ngữ danh từ số ít nào. - Thí dụ: + DO YOU LIKE COFFEE? = Bạn có thích cà phê không? + DOES SHE LIKE ME? Cô ấy có thích tôi không? * Khi nào dùng thì hiện tại đơn: - Khi cần diễn tả một hành động chung chung, thường lặp đi lặp lại trong hiện tại. - Khi nói về một dữ kiện khoa học hoặc một chân lý luôn luôn đúng (mặt trời mọc ở hướng Đông) - Khi đưa ra chỉ dẫn (Đến ngã tư, quẹo trái). - Khi nói về một sự việc diễn ra theo thời khóa biểu nhất định - Khi nói về một thói quen trong hiện tại * Những trạng từ thường dùng trong thì hiện tại đơn:
  3. NEVER = không bao giờ SOMETIMES = thỉnh thoảng OFTEN = thường USUALLY = thường (mức độ thường cao hơn OFTEN) ALWAYS = luôn luôn EVERY DAY = mỗi ngày (có thể thay DAY bằng MONTH (tháng), WEEK (tuần), YEAR (năm) ) THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN Thì hiện tại tiếp diễn dùng diễn tả hành động đang diễn ra trong hiện tại. Ngoài ra nó còn được dùng để diễn tả những hành động mang tính tạm thời. Thì này là thì một trong những thì cơ bản. * Công thức thể khẳng định: S + TO BE+ V- ING - Lưu ý: + TO BE phải được chia đúng theo chủ ngữ (AM hay IS hay ARE + Khi thêm ING ngay đằng sau động từ nguyên mẫu, cần nhớ vài quy tắc sau: Nếu động từ tận cùng bằng 1 chữ cái E, bỏ E đi rồi mới thêm ING ( RIDE > RIDING) Nếu động từ tận cùng bằng 2 chữ cái E, thêm ING bình thường, không bỏ E ( SEE > SEEING) Nếu động từ tận cùng bằng IE, đổi IE thành Y rồi mới thêm ING (DIE > DYING) Nếu động từ đơn âm tận cùng bằng 1 và chỉ 1 trong 5 nguyên âm (A, E, I, O, U) với một và chỉ một phụ âm, ta viết phụ âm đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ING. ( STOP > STOPPING, WRAP > WRAPPING, SHOP > SHOPPING ) Các động từ ngoài các quy tắc trên ta thêm ING bình thường. - Thí dụ:
  4. + I AM TYPING A LESSON = Tôi đang đánh máy 1 bài học * Công thức thể phủ định: S + TO BE + NOT + V-ING - Lưu ý: + TO BE phải được chia tương ứng với chủ ngữ. (AM hay IS hay ARE) + AM NOT không viết tắt nhưng có thể viết tắt I M = I'M + IS NOT viết tắt = ISN'T + ARE NOT viết tắt = AREN'T - Thí dụ: + I'M NOT JOKING, I AM SERIOUS = Tôi không phải đang đùa đâu, tôi nói nghiêm chỉnh đấy! + SHE IS NOT DRINKING WATER, SHE IS DRINKING VODKA. = Cô ta không phải đang uống nước, cô ta đang uống rượu vodka. * Công thức thể nghi vấn: TO BE + S+ V- ING ? - Lưu ý: + TO BE phải chia đúng theo chủ ngữ (AM hay IS hay ARE) - Thí dụ: + ARE YOU KIDDING? = Mầy đang đùa hả? + IS SHE CRYING? Có phải cô ấy đang khóc * Khi nào thì dùng thì hiện tại tiếp diễn: - Khi diễn ta hành động đang xảy ra trong hiện tại ngay khi nói. + I AM TRYING TO EXPLAIN BASIC GRAMMAR TO YOU = Tôi đang cố giải thích ngữ pháp cơ bản cho bạn. - Khi diễn tả hành động đang xảy ra trong hiện tại, nhưng không nhất thiết là trong lúc
  5. đang nói. Nói cách khác, tình huống này mô tả một hành động hiện trong quá trình thực hiện trong hiện tại: + I AM WORKING ON A WEBSITE = Tôi đang làm 1 website (Khi tôi nói câu này, tôi có thể đang uống cà phê với bạn, nhưng tôi đang trong quá trình thực hiện hành động làm website) - Khi diễn ta hành động mà bình thường không xảy ra, hiện giờ chỉ xảy ra tạm thời thôi, vì một lý do nào đó. + I AM NOT WORKING TODAY BECAUSE I HAVE A BAD FEVER .= Hôm nay tôi không làm việc vì tôi bị sốt cao (Bình thường tôi làm việc, tạm thời hôm nay không làm việc vì bị sốt) - Khi diễn tả một hành động sẽ xảy ra trong tương lai rất gần, đã có kế hoạch sẵn, phải nêu rõ trạng ngữ chỉ thời gian trong câu. + I AM SEEING MY DENTIST TOMORROW = Ngày mai tôi đi gặp nha sĩ của tôi. (đã có hẹn sẵn với nha sĩ) + ARE YOU DOING ANYTHING TONIGHT? = Tối nay em có làm gì không? (hỏi xem người ta có lên kế hoạch gì cho tối nay hay chưa) - Vì tính chất của thì hiện tại tiếp diễn là diễn tả hành động đang xảy ra nên ta thường dùng các trạng từ sau với thì này: NOW = bây giờ RIGHT NOW = ngay bây giờ AT THE MOMENT = hiện thời FOR THE TIME BEING = trong thời điểm hiện tại - Một số động từ với bản chất ngữ nghĩa của chúng không thể dùng với thì tiếp diễn được, như: KNOW = biết BELIEVE = tin UNDERSTAND = hiểu HATE = ghét
  6. LOVE = yêu LIKE = thích SOUND = nghe có vẻ NEED = cần (tiếng Việt có thể nói "Tôi đang cần" nhưng tiếng Anh không thể dùng thì hiện tại tiếp diễn với động từ này, nếu muốn nói "Tôi đang cần " bạn phải nói "I AM IN NEED OF " hoặc chỉ là " I NEED ") APPEAR = trông có vẻ SEEM = có vẻ OWN = sở hữu (tiếng Việt có thể nói " Tôi đang có " nhưng tiếng Anh không dùng tiếp diễn với OWN mà chỉ cần nói " I OWN " = Tôi sở hữu THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH * Công thức thể khẳng định: S + HAVE / HAS + V3/V-ed - Giải thích: + Nếu chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc là danh từ, ngữ danh từ số nhiều ta dùng HAVE + Nếu chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là danh từ, ngữ danh từ số ít, ta dùng HAS + Dạng quá khứ hoàn thành của một động từ đa số được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động từ đó. WANTED > WANTED NEEDED > NEEDED Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết: 1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE > DATED, LIVE > LIVED ) 2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY > TRIED, CRY > CRIED ) 3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP > STOPPED, TAP >TAPPED, COMMIT -
  7. -> COMMITTED ) 4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường. + CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ hoàn thành BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ hoàn thành không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ hoàn thành của một động từ nằm ở cột thứ 3 (cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ - ta sẽ học thì quá khứ ở bài sau- và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc: DO > DID GO > GONE SPEAK > SPOKEN WRITE > WRITTEN - Thí dụ: + I HAVE FINISHED DINNER. = Tôi mới ăn tối xong. + SHE HAS JUST COME BACK. = Cô ấy vừa mới quay lại. * Công thức thể phủ định: S + HAVE / HAS + NOT + V3/V-ed - Cách viết tắt: + HAVE NOT viết tắt = HAVEN'T + HAS NOT viết tắt = HASN'T - Lưu ý: + Nếu ta thay NOT trong công thức trên bằng NEVER, ý nghĩa phủ định sẽ mạnh hơn (từ CHƯA thành CHƯA BAO GIỜ) - Thí dụ: YOU HAVEN'T ANSWERED MY QUESTION. = Anh vẫn chưa trả lời câu hỏi của tôi.
  8. HE HASN'T BEEN HERE BEFORE. = Trước giờ anh ta chưa đến đây. * Công thức thể nghi vấn: HAVE / HAS + S + V3/V-ed ? - Thí dụ: + HAVE YOU EVER FELT LONELY IN A CROWD? = Bạn có bao giờ cảm thấy cô đơn trong đám đông? + HAS SHE REPLIED TO YOUR EMAIL? = Cô ấy trả lời email bạn chưa? * Khi nào ta dùng thì hiện tại hoàn thành: - Nói về sự trải nghiệm đã trải qua rồi hay chưa. + HAVE YOU EVER EATEN SUSHI? = Trước giờ bạn ăn món sushi chưa? + I HAVE NEVER BEEN TO SINGAPORE. = Tôi chưa bao giờ đi Singapore. - Diễn tả một hành động đã bắt đầu trong qua khứ và vẫn còn tiếp tục đến hiện tại + I HAVE BEEN A TEACHER FOR FIVE YEARS. = Tôi đã làm giáo viên được 5 năm (đã bắt đầu làm giáo viên và vẫn còn làm giáo viên) + SHE HASN'T COME HERE FOR A LONG TIME - Lâu rồi cô ấy chưa đến đây. (đã bắt đầu ngưng đến đây và vẫn chưa đến đây) - Diễn tả một hành động đã xảy ra trong hiện tại và có để lại kết quả hay hậu quả trong hiện tại. + I HAVE HAD DINNER = Tôi đã ăn tối xong (giờ tôi còn no). + HE HAS LOST HIS WALLET = Anh ấy đã bị mất bóp tiền (giờ anh ấy không có bóp tiền) - Chú ý phân biệt 2 câu sau: + HE HAS GONE TO SINGAPORE = Anh ấy đã đi Singapore rồi (Ý nói anh ta không có ở đây đâu, anh ta đi Singapore chưa về). + HE HAS BEEN TO SINGAPORE = Anh ấy đã đi Singapore rồi (Ý nói anh ta đã được dịp đi Singapre trước đây, hiện tại anh ta không nhất thiết phải đang ở Singapre)
  9. THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI TO BE * Công thức thể khẳng định: S + WAS /WERE * Lưu ý: + Nếu chủ ngữ là I, HE, SHE. IT hoặc là ngôi thứ 3 số ít nói chung, ta dùng WAS. - I WAS DISAPPOINTED TO KNOW MY SCORE. - SHE WAS HAPPY TO SEE ME. + Nếu chủ ngữ là YOU, WE, THEY hoặc là số nhiều nói chung, ta dùng WERE. * Công thức thể phủ định: thêm NOT sau WAS hoặc WERE * Lưu ý: + WAS NOT viết tắt = WASN'T + WERE NOT viết tắt = WEREN'T + Công thức thể nghi vấn: đem WAS hoặc WERE ra trước chủ ngữ - WERE YOU DRUNK LAST NIGHT? = Tối qua anh đã say rượu phải không? QUÁ KHỨ ĐƠN VỚI ĐỘNG TỪ THƯỜNG * Công thức thể khẳng định: S + V2 - Giải thích: + Xét theo đa số, dạng quá khứ của một động từ được tạo ra bằng cách thêm ED đằng sau dạng nguyên mẫu của động từ đó. WANTED > WANTED NEEDED > NEEDED
  10. Tuy nhiên, thêm ED sau động từ cũng có những quy tắc cần biết: 1. Động từ tận cùng bằng E và có 1 phụ âm đứng trước E, ta chỉ cần thêm D ( DATE > DATED, LIVE > LIVED ) 2. Động từ tận cùng bằng Y phải đổi Y thành I rồi mới thêm ED (TRY > TRIED, CRY > CRIED ) 3. Động từ tận cùng bằng 1 nguyên âm + 1 phụ âm ngoài W và Y, ta viết phụ âm cuối đó thêm 1 lần nữa rồi mới thêm ED (STOP > STOPPED, TAP >TAPPED, COMMIT - -> COMMITTED ) 4. Tất cả những động từ khác không rơi vào trường hợp trên chỉ cần thêm ED bình thường. + CHÚ Ý: Có một số động từ có dạng quá khứ BẤT QUY TẮC, tức là chúng ta phải học thuộc lòng danh sách những động từ đó vì cách chuyển chúng từ dạng nguyên mẫu sang dạng quá khứ không theo quy tắc nào cả. Nếu bạn tham khảo Bảng Động Từ Bất Quy Tắc, dạng quá khứ của một động từ nằm ở cột thứ 2 (cột thứ 1 là dạng nguyên mẫu, cột thứ 2 là dạng quá khứ và cột thứ 3 là dạng quá khứ hoàn thành). Thí dụ vài động từ bất quy tắc: DO >DID GO >WENT SPEAK > SPOKE WRITE > WROTE - Thí dụ: + I SAW PETER LAST WEEK. = Tuần trước tôi có nhìn thấy Peter. + SHE LEFT WITHOUT SAYING A WORD. = Cô ấy bỏ đi không nói một lời nào. * Công thức thể phủ định: S+ DID + NOT + V - Lưu ý: + Chủ ngữ có thể là bất kỳ chủ ngữ nào, số ít hay số nhiều không cần quan tâm. - Viết tắt:
  11. + DID NOT viết tắt là DIDN'T (chỉ trong văn viết trang trọng hoặc khi nhấn mạnh mới dùng dạng đầy đủ, bình thường khi nói ta dùng dạng ngắn gọn) + Ta có thể thay DID NOT trong công thức trên bằng NEVER để nhấn mạnh ý phủ định (mạnh hơn cả khi nói ở dạng đầy đủ) - Thí dụ: + HE DIDN'T UNDERSTAND WHAT YOU SAID = Anh ấy đã không hiểu những gì bạn nói. + I NEVER PROMISED YOU ANYTHING. = Anh chưa bao giờ hứa với em điều gì cả. + Công thức thể nghi vấn: DID + S+ V? - Lưu ý: + Cách trả lời câu hỏi YES - NO thì quá khứ đơn: Trả lời YES: YES, Chủ ngữ + DID Trả lời NO: NO, Chủ ngữ + DIDN'T + Có thể thêm từ WH trước công thức trên để có câu hỏi WH với thì quá khứ đơn. - Thí dụ: + DID YOU DO THAT ? Có phải bạn đã làm điều đó? (Trả lời: YES, I DID hoặc NO, I DIDN'T) + WHAT DID YOU DO ? = Bạn đã làm gì? * Khi nào chúng ta sử dụng Thì Quá Khứ Đơn? - Khi muốn diễn tả hành động đã xảy ra xong trong quá khứ. + I LAST SAW HER AT HER HOUSE TWO MONTHS AGO = Lần cuối cùng tôi đã nhìn thấy cô ta ở nhà cô ta là cách đây 2 tháng) - Khi muốn diễn tả hành động đã xảy ra xong trong một giai đoạn nào đó trong quá khứ. + I LIVED IN CHINA FOR 6 MONTHS = Tôi đã sống ở Trung Quốc 6 tháng (đó là chuyện quá khứ, giờ tôi không sống ở TQ)
  12. * Trạng từ thường dùng cho Thì Quá Khứ Đơn: YESTERDAY = hôm qua LAST NIGHT = tối hôm qua LAST WEEK = tuần trước (có thể thay WEEK bằng MONTH (tháng), YEAR(năm), DECADE(thập niên), CENTURY ) TWO DAYS AGO = cách đây 2 ngày (có thể thay TWO DAYS bằng một ngữ danh từ về thời gian nào khác : AN HOUR AGO = Cách đây 1 tiếngđồng hồ, 300 YEARS AGO = cách đây 300 năm. THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN * Công thức thể khẳng định: S+ WILL + V - Thí dụ: + I WILL HELP YOU. = Tôi sẽ giúp bạn. + SHE WILL CALL YOU WHEN SHE ARRIVES. (Cô ấy sẽ gọi điện cho bạn khi cô ấy đến nơi). * Công thức thể phủ định: S+WILL + NOT +V - Viết tắt + WILL NOT = WON'T - Nhấn mạnh phủ định: + Ta có thể thay NOT bằng NEVER để nhấn mạnh ý phủ định. - Thí dụ: + I WILL NOT HELP HIM AGAIN.= Tôi sẽ không giúp nó nữa. + I WILL NEVER HELP HIM AGAIN. = Tôi sẽ không bao giờ giúp nó nữa. * Công thức thể nghi vấn:
  13. WILL + S+V? - Thí dụ: + WILL YOU BE AT THE PARTY TONIGHT? = Tối nay bạn sẽ có mặt ở buổi tiệc hay không? - Câu hỏi WH: + Ta chỉ cần thêm ừ WH trước công thức trên để đặt câu hỏi WH. WHEN WILL YOU GO BACK TO YOUR COUNTRY? = Khi nào bạn sẽ trở về nước? * Khi nào dùng thì tương lai đơn ? - Khi muốn diễn tả một hành động mà người nói quyết định thực hiện ngay khi nói. + I AM SO HUNGRY. I WILL MAKE MYSELF A SANDWICH. = Tôi đói bụng quá. Tôi sẽ tự đi làm cho mình cái bánh mì sandwich. - Khi muốn diễn tả một lời hứa + (I PROMISE) I WILL NOT TELL ANYONE ELSE ABOUT YOUR SECRET. = (Tôi hứa) tôi sẽ không nói cho ai biết về bí mật của bạn. - Khi muốn diễn tả một dự đoán về tương lai. + IT WILL RAIN TOMORROW. = Ngày mai trời sẽ mưa. * Lưu ý: - Trong một câu, nếu có mệnh đề phụ chỉ thời gian tương lai, mệnh đề phụ đó KHÔNG dùng thì tương lai đơn, chỉ dùng thì hiện tại đơn; trong mệnh đề chính ta mới có thể dùng thì tương lai đơn. + WHEN YOU COME HERE TOMORROW, WE WILL DISCUSS IT FURTHER. = Ngày mai khi bạn đến đây, chúng ta sẽ bàn thêm. ("Ngày mai khi bạn đến đây" là mệnh đề phụ chỉ thời gian, ta dùng thì hiện tại đơn, "chúng ta sẽ bàn thêm" là mệnh đề chính, ta dùng thì tương lai đơn) - Ngày xưa, khi học thì tương lai đơn, giáo viên sẽ dạy bạn về từ SHALL, rằng SHALL được dùng thay cho WILL khi chủ ngữ là I hoặc WE. Tuy nhiên, ngày nay, tất cả chủ ngữ đều dùng WILL. SHALL chỉ còn được dùng trong văn bản trang trọng như văn bản luật và các hợp đồng. Thậm chí, người ta còn đang muốn thay thế SHALL bằng WILL trong những văn bản trang trọng đó. Bạn chỉ cần nhớ một trường hợp duy nhất mà
  14. SHALL còn được dùng trong thực tế là: + SHALL WE GO NOW? = Bây giờ chúng ta đi chứ? THÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH * Thì quá khứ hoàn thành dùng để diễn tả một hành động xảy ra trước một hành động khác và cả hai hành động này đều đã xảy ra trong quá khứ. Hành động nào xảy ra trước thì dùng thì quá khứ hoàn thành. Hành động xảy ra sau thì dùng thì quá khứ đơn. * Công thức thì quá khứ hoàn thành: Công thức thể khẳng định: S+ HAD +V3/V-ed - Lưu ý: + Dạng quá khứ hoàn thành của động từ thông thường là động từ nguyên mẫu thêm ED. Đối với động từ bất quy tắc thì ta phải dùng cột 3 của bảng động từ bất quy tắc. - Thí dụ: + I HAD EATEN BEFORE I CAME HERE. = Tôi đã ăn trước khi đến đây. Công thức thể phủ định: S+ HAD + NOT +V3/V-ed - Lưu ý: + HAD NOT có thể viết tắt là HADN'T - Thí dụ: + SHE HADN'T PREPARED FOR THE EXAM BUT SHE STILL PASSED. = Cô ta đã không có chuẩn bị cho kỳ thi nhưng cô ta vẫn đậu. Công thức thể nghi vấn: HAD + S+ V3/V-ed? - Thí dụ: + HAD YOU LOCKED THE DOOR BEFORE YOU LEFT THE HOUSE? = Bạn đã khóa cửa trước khi rời khỏi nhà chứ?
  15. THÌ QUÁ KHỨ TIẾP DIỄN Thì này được dùng để diễn tả một hành động đang diễn ra tại một thời điểm nhất định trong quá khứ. * Công thức thể khẳng định: S+ TO BE + V-ING. - Lưu ý: + TO BE ở dạng quá khứ chỉ có 2 biến thể WAS và WERE, tùy theo chủ ngữ mà dùng WAS hay WERE. + WAS được dùng cho chủ ngữ là I, HE, SHE, IT hoặc bất cứ chủ ngữ số ít nào + WERE được dùng cho chủ ngữ là WE, YOU, THEY hoặc bất cứ chủ ngữ số nhiều nào. - Thí dụ: + I WAS WATCHING TV WHEN YOU CALLED. = Lúc bạn gọi điện thoại đến, tôi đang xem Tivi. + WHEN THEY WERE PLAYING SOCCER, IT STARTED TO RAIN. = Họ đang đá bóng thì trời bắt đầu mưa. * Công thức thể phủ định: THÊM NOT sau TO BE ở công thức thể khẳng định. - Viết tắt: + WAS NOT = WASN'T + WERE NOT = WEREN'T - Thí dụ: + I WAS NOT SLEEPING. I WAS HAVING MY EYES CLOSE TO RELAX. = Lúc đó tôi đâu có ngủ, tôi nhắm mắt để thư giãn. * Công thức thể nghi vấn: Đem TO BE ra trước chủ ngữ. - Có thể thêm từ WH trước TO BE để tạo ra câu hỏi WH. - Thí dụ:
  16. + WHAT WERE YOU DOING AT 10 O'CLOCK LAST NIGHT? = Tối qua lúc 10 giờ anh đang làm gì? * Khi nào ta dùng thì quá khứ tiếp diễn? - Để diễn tả hành động đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ. + SHE WAS TAKING A SHOWER WHEN THE BUGLAR BROKE IN. = Lúc tên trộm đột nhập vào nhà, bà ta đang tắm. - Khi diễn tả hai hoặc nhiều hơn hai hành động đang xảy ra cùng lúc trong quá khứ. + THE BOY WAS DOING HIS HOMEWORK WHILE HIS PARENTS WERE WATCHING TV. = Cậu bé đang làm bài tập trong khi bố mẹ cậu ta đang xem Tivi. - Khi muốn diễn tả một hành động đang xảy ra thì có hành động khác xảy đến. hành động đang xảy ra dùng thì quá khứ tiếp diễn, hành động xảy đến có thể cắt ngang hành động đang xảy ra được chia ở thì quá khứ đơn. + HE STOOD UP AND LEFT THE ROOM WHEN THE PROFESSOR WAS GIVING A LECTURE. = Lúc giáo sư đang giảng bài thì anh ta đứng dậy và rời khỏi phòng. THÌ HIỆN TẠI HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn cũng diễn tả một hành động đã bắt đầu ở quá khứ, tiếp tục đến hiện tại và có thể tiếp tục đến tương lai. Tuy nhiên, thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn có khác ở chỗ nó nhấn mạnh tính liên tục của hành động. Sau đây là công thức của thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn: * Công thức: S+ HAVE /HAS + BEEN + V-ING * Thí dụ: - I HAVE BEEN WAITING FOR YOU SINCE EARLY MORNING. = Anh đã đợi em từ sáng sớm đến giờ. - THE TELEPHONE HAS BEEN RINGING FOR TWO MINUTES. = Điện thoại đã reo
  17. hai phút rồi. (và còn reo nữa) * Lưu ý: - Khi chủ ngữ là HE, SHE, IT hoặc là ngôi thứ 3 số ít nói chung, ta dùng HAS. - Khi chủ ngữ là I, WE, YOU, THEY hoặc là ngôi thứ 3 số nhiều nói chung, ta dùng HAVE. HÌ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH TIẾP DIỄN thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn đạt hành động xảy ra trước một hành động khác trong quá khứ. Điểm khác biệt là thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh tính liên tục của hành động hoặc nhấn mạnh rằng hành động xảy ra trước hành động khác trong quá khứ vẫn tiếp tục xảy ra sau khi hành động sau đã xảy ra. * Công thức: - Thể khẳng định: S+ HAD + BEEN + V_ING - Thí dụ: + THIS MORNING, WHEN I GOT UP, IT HAD BEEN RAINING. = Sáng nay, khi tôi thức dậy, trời đã mưa. (dậy rồi mà trời vẫn còn đang mưa) - Thể phủ định: Thêm NOT sau HAD S+ HAD NOT + BEEN + V_ING + HAD NOT viết gọn là HADN'T - Thể nghi vấn:đem HAD ra trước chủ ngữ HAD + S+ V_ING TUONG LAI VOI GOING TO. * Công thức thể khẳng định: S+ TO BE + GOING TO + V.
  18. - Lưu ý: + TO BE phải được chia tương ứng với chủ ngữ (AM hay IS hay ARE) + GOING TO trong văn nói được rút gọn thành GONNA - Thí dụ: + I AM GOING TO SEE HER TONIGHT. = Tối nay tôi sẽ gặp cô ấy. + SHE IS GOING TO MAD AT ME. = Cô ta sẽ rất giận tôi. + IT IS GOING TO RAIN. = Trời sẽ mưa đây. + Cần phân biệt TO + GOING TO + Động từ nguyên mẫu với thì hiện tại tiếp diễn TO BE + Động từ nguyên mẫu thêm ING. I AM GOING TO GO TO SCHOOL = Tôi sẽ đi học.( Tương lai với GOING TO) I AM GOING TO SCHOOL = Tôi đang đi học (Thì hiện tại tiếp diễn) * Công thức thể phủ định: S+ TO BE + NOT + GOING TO +V - Lưu ý: + TO BE phải chia đúng theo chủ ngữ. + TO BE + NOT có thể viết tắt (xem lại bài về động từ TO BE nếu cần) + GOING TO có thể rút gọn thành GONNA trong văn nói. - Thí dụ: + I AM NOT GOING TO HELP HIM = Tôi sẽ không giúp nó. + THEY ARE NOT GOING TO LISTEN TO ME. = Họ sẽ không nghe tôi nói đâu. * Công thức thể nghi vấn: TO BE + S+ GOING TO + V? - Lưu ý:
  19. + TO BE chia tương ứng với chủ ngữ. + GOING TO có thể rút gọn thành GONNA trong văn nói. + Có thể thêm từ WH trước TO BE trong công thức trên để tạo ra câu hỏi WH. - Thí dụ: + ARE YOU GOING TO BE BACK BEFORE 10pm? = Bạn có về trước 10 giờ tối không? + WHAT ARE YOU GOING TO DO TONIGHT? = Tối nay bạn sẽ làm gì? * Khi nào ta dùng cấu trúc GOING TO: - Khi muốn diễn đạt kế hoạch, dự định cho tương lai mà ta đã có sẵn rồi. (Ở thì tương lai đơn với WILL, người nói ra quyết định sẽ làm ngay khi nói) + WE ARE GOING TO CELEBRATE HIS BIRTHDAY THIS WEEKEND. = Chúng ta sẽ tổ chức ăn mừng sinh nhật của cậu ấy vào cuối tuần này. - Khi muốn tiên đoán một hành động sẽ xảy ra dựa trên bằng chứng trong hiện tại (Thì tương lai đơn dự đoán mang tính chủ quan hơn, không dựa vào bằng chứng cụ thể, chắc chắn như Tương lai với GOING TO) + LOOK AT THOSE CLOUDS! IT IS GOING TO RAIN. = Nhìn những đám mây đó kìa. Trời sẽ mưa đây.