Quản trị ngân hàng - Thị trường chứng khoán phái sinh

ppt 41 trang nguyendu 9630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị ngân hàng - Thị trường chứng khoán phái sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptquan_tri_ngan_hang_thi_truong_chung_khoan_phai_sinh.ppt

Nội dung text: Quản trị ngân hàng - Thị trường chứng khoán phái sinh

  1. UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO CHỨNG KHOÁN Ths. Phạm Nguyễn Hoàng TP. Phân tích & Dự báo thị trường Trung tâm NCKH-ĐTCK (UBCKNN) ĐT: 0989537697 Email:phamnguyenhoang@ssc.gov.vn
  2. Nội dung 1) Các vấn đề chung về thị trường chứng khoán phái sinh 2) Các loại chứng khoán phái sinh cơ bản và cơ chế hoạt động 7/13/2021 2
  3. (I) Các vấn đề chung về thị trường chứng khoán phái sinh 7/13/2021 3
  4. Khái niệm  Còn gọi là công cụ phái sinh, là một loại chứng khoán có giá trị dựa trên giá trị và trạng thái của một công cụ cơ sở khác  Công cụ cơ sở: Chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hàng hóa, tài sản vật chất, các chỉ số tài chính khác  Ví dụ: - Hợp đồng tương lai mua gạo sau 6 tháng - Quyền chọn mua cổ phiếu sau 1 quý 7/13/2021 4
  5. Phân loại 1. Quyền mua cổ phần (Right) 2. Chứng quyền (Warrant) 3. Hợp đồng hoán đổi (Swaps) 4. Quyền chọn mua (Call option) 5. Quyền chọn bán (Put option) 6. Hợp đồng tương lai (Futures) 7. Hợp đồng kỳ hạn (Forward) 7/13/2021 5
  6. Lịch sử phát triển Xuất phát từ hàng hoá thông thường và sản phẩm nông nghiệp; sau đó sang các tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối và chỉ số chứng khoán) Giao dịch sôi động trước thập kỷ 80; Bị ảnh hưởng xấu vào thập kỷ 90 do biến động lãi suất và thua lỗ của các tổ chức tài chính làm ảnh hưởng lớn đến giá trị của CK phái sinh Hiện nay: Ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng tài chính toàn cầu (MBS)  7/13/2021 6
  7. Đối tượng sử dụng - Nhà sản xuất và/hoặc người phòng ngừa rủi ro (hedger): Giảm thiệt hại do biến động giá bất lợi của hàng hóa cơ sở trong tương lai - Nhà đầu cơ (speculator): Kiếm lợi nhuận dựa trên dự đoán biến động giá của tài sản cơ sở - Nhà kinh doanh chênh lệch giá (arbitrager): Nhằm tận dụng các cơ hội chênh lệch giá để kiếm lợi nhuận
  8. Ưu nhược điểm  Nhược điểm: - Tính “đánh bạc” cao hơn thị trường công cụ cơ sở - Nạn đầu cơ, trục lợi  Ưu điểm: - Giúp tăng tính thanh khoản của công cụ cơ sở - Tạo điều kiện phát triển thị trường sơ cấp - Phòng ngừa rủi ro (đặc biệt trong quản lý danh mục đầu tư) - Cho phép sử dụng đòn bẩy nâng cao lợi nhuận 7/13/2021 8
  9. Phương thức giao dịch  Giao dịch CK phái sinh: - Sở giao dịch tập trung - Thị trường OTC  Phương thức thanh toán: - Vật chất (giao hàng hóa cơ sở) - Tiền mặt 7/13/2021 9
  10. Các thị trường chính  Mỹ: Sàn giao dịch Chicago (CBT, hoặc CBOT), Sở giao dịch hàng hóa Chicago (CME) và Thị trường Tiền tệ Quốc tế (IMM), Sở giao dịch hàng hóa kỳ hạn New York (NYMEX), Bảng giao dịch New York (NYBOT), Sàn giao dịch ngũ cốc Minneapolis, và Sở giao dịch chứng khoán Philadelphia (PHLX).  Anh: SGD dầu quốc tế Luân Đôn (IPE), SGD HĐTL tài chính Quốc tế Luân Đôn (LIFFE), và SGD Kim loại Luân Đôn (LME). 7/13/2021 10
  11.  Nhật: SGD hàng hóa Tokyo (TCE), SGD chứng khoán Tokyo (TSE), và SGD ngoại hối tài chính quốc tế Tokyo (TIFFE).  Đức và Thụy Sỹ: Thị trường giao dịch CK phái sinh châu Âu Eurex (1996).  Pháp: Sàn giao dịch các công cụ tài chính (MATIF). 7/13/2021 11
  12. Các yếu tố liên quan đến giá  Ngày bắt đầu hợp đồng (t)  Ngày đáo hạn hợp đồng (T)  Giá thực hiện (K hoặc S)  Giá quyền (premium)  Giá giao ngay tại ngày bắt đầu hợp đồng (St)  Giá giao ngay tại ngày đáo hạn hợp đồng (ST)  Giá hợp đồng Ft,T 7/13/2021 12
  13. (II) Các loại chứng khoán phái sinh cơ bản và cơ chế hoạt động 7/13/2021 13
  14. Quyền mua cổ phần (Right) Là loại CK phái sinh do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu thường bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định Ví dụ: - Quyền dành cho cổ đông hiện hữu được mua cổ phiếu mới với giá 10.000đ/cp theo tỷ lệ 10:3 7/13/2021 14
  15. Right_Điều kiện xác định và giá Điều kiện xác định: - Thời hạn đăng ký mua so với công chúng - Giá mua so với công chúng - Thời gian đáo hạn - Slượng quyền cần có để mua 1 cổ phiếu mới Giá lý thuyết của quyền mua cổ phần (Giá thị trường của cổ phiếu – Giá mua theo quyền)/Số quyền cần có để mua 1 cổ phiếu + 1) 7/13/2021 15
  16. Chứng quyền (Warrant)  Là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu quyền được mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo một số điều kiện xác định 7/13/2021 16
  17. Warrant_Điều kiện xác định 1. Giá mua xác định trước: Cao hơn giá thị trường 2. Thời gian đáo hạn: 5, 10, 15 năm hoặc lâu hơn 3. Hệ số chuyển đổi: SL chứng quyền để mua một cổ phiếu thường
  18. Warrant_Giá thị trường  Chứng quyền có thể được giao dịch tự do  Giá thị trường của chứng quyền = Giá nội tại của chứng quyền + Chênh lệch (premium) Trong đó: Giá nội tại = Giá thị trường của cổ phiếu – Giá mua cổ phiếu theo chứng quyền
  19. Warrant_Phân loại  Chứng quyền kiểu Mỹ: Thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong thời gian kỳ hạn  Chứng quyền kiểu châu Âu: Thực hiện quyền tại thời điểm đáo hạn  Chứng quyền vĩnh viễn (perpetual): Không có thời gian đáo hạn  Chứng quyền có thể thu hồi (callable): Theo một mức giá xác định; do DN phát hành
  20. Hợp đồng hoán đổi (swap)  Ví dụ: Một DN đang vay ngân hàng với ls thả nổi nhưng lo ngại rằng ls có thể sẽ tăng (Vd, DN vay VND và USD dài hạn ls thả nổi trong giai đoạn vừa qua tại VN). DN này sẽ rào chắn rủi ro bằng cách nào? - Không có swap - Sử dụng swap  Mục đích: Đạt được chi phí tài trợ (vay) thấp, hoặc có công cụ có thu nhập cao hơn, phòng ngừa rủi ro lãi suất hoặc tỷ giá, hoặc là đầu cơ
  21. Swap_Khái niệm  Khái niệm: Là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó hai bên đối tác đồng ý thanh toán định kỳ cho nhau các dòng tiền trong tương lai theo thể thức định sẵn  HĐHĐ lãi suất: Các khoản thanh toán gắn với ls trong tương lai của một đồng tiền cụ thể  Thoả thuận hoán đổi tiền tệ: Các khoản thanh toán được xác định bởi cả ls và tỷ giá giữa hai đồng tiền khác nhau
  22. Swap_Lịch sử phát triển  Lịch sử phát triển: - Hình thành từ giữa thập kỷ 70 - Phát triển mạnh từ cuối thập kỷ 80  Truyền thống: Hoán đổi một cổ phiếu lấy danh mục trái phiếu  Tiêu biểu nhất: Hợp đồng hoán đổi lãi suất cố định với thả nổi (fixed-for-floating rate swap)
  23. Ls cố định Đối tác hợp đồng Doanh nghiệp hoán đổi Ls thả nổi Thanh Vốn vay toán ls ls Hợp đồng hoán đổi lãi suất thả nổi thả nổi thả nổi với cố định Ngân hàng
  24. Swap_Đặc điểm tổng quát 1) Không bao gồm cho vay vốn 2) Chỉ bao gồm trao đổi các khoản thanh toán lãi 3) Yết giá bằng lãi suất cố định Ví dụ: Một HĐHĐ 5 năm trả theo quý ls LIBOR 3 tháng được yết giá là 9% ls cố định
  25.  Ví dụ: Một doanh nghiệp tham gia vào giao dịch hoán đổi lãi suất (swap) 5 năm trị giá 100 triệu USD với một NH, theo đó DN này phải thanh toán ls cố định 10%/năm cho NH và nhận lại lãi suất LIBOR tính theo năm. Giả sử khi đến hạn, ls LIBOR là 7% và DN phá sản. → NH: Mất 3 triệu < 100 triệu vốn gốc hoặc 10 triệu lãi → DN: Chỉ phải trả 3 triệu<7 triệu nếu vay LIBOR và không bị phá sản → Nếu LIBOR tăng lên 15% → NH nợ DN (không mất tín dụng)
  26. Hợp đồng kỳ hạn (Forward)  Là một thỏa thuận mang tính chất hợp đồng dân sự giữa hai bên trong đó bên bán đồng ý giao cho bên mua một khối lượng hàng hóa xác định (quy mô hợp đồng) của tài sản cơ sở, với một mức giá thống nhất (giá kỳ hạn) vào một ngày tương lai (ngày đáo hạn/ngày giao hàng)  Không có thanh toán tiền vào ngày bắt đầu hợp đồng 7/13/2021 26
  27. Ví dụ: Ông A cần 15.000 US$ vào ngày 15/11/2009 cho một mục đích nào đó, để đề phòng tỷ giá có thể tăng cao ông A ký một hợp đồng kỳ hạn 6 tháng vào 15/5 với một ngân hàng, theo đó ông A sẽ mua 15.000 $ từ ngân hàng này vào ngày ông cần tiền là 15/11 với giá là 17.800đ/1$ - ST > Ft,T : Người có vị thế mua có lãi là ST - Ft,T - ST < Ft,T : Người có vị thế bán có lãi là Ft,T - ST - FTT = ST : Không có ai lãi/lỗ (ít xẩy ra)
  28. Hợp đồng tương lai (Futures)  Là một hợp đồng được chuẩn hóa giữa hai bên theo đó bên bán đồng ý giao cho bên mua vào ngày đáo hạn một khối lượng xác định hàng hóa cơ sở với một mức giá thống nhất xác định trước  Không thanh toán tiền vào ngày bắt đầu hợp đồng  Được giao dịch trên các SGD HĐTL 7/13/2021 28
  29. Futures_Vị thế HĐTL  Vị thế mua (long position): “Mua HĐTL”; người nắm giữ có nghĩa vụ mua tài sản cơ sở vào ngày đáo hạn theo giá thực hiện  Vị thế bán (short position): “Bán HĐTL”; người nắm giữ có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở vào ngày đáo hạn theo giá thực hiện
  30. Futures_Phân loại  Hợp đồng tương lai hàng hóa  Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu  Hợp đồng tương lai lãi suất  Hợp đồng tương lại ngoại hối
  31.  HĐTL ngoại hối: Hợp đồng tương lai tháng Chín EUR/USD tại SGD hàng hoá Chicago với giá 1.9646 → Giao EUR với giá 1.9646 USD/EUR  HĐTL chỉ số CK SMI tháng Hai với giá 7.750 EUR → Nếu SMI tăng lên 7.810, giá trị ròng của vị thế là 10 x (7.810-7.750) = 600 EUR
  32. Futures_Yết giá Thời gian hiệu lực Đáo hạn Mở Cao Thấp Thanh Thay Cao Thấp Vị thế cửa toán đổi mở Tháng Ba 56.25 57.08 56.15 56.96 0.79 57.09 50.37 14.697 Tháng Sáu 58.10 Tháng Chín 59.28
  33. Futures_So sánh với Forward HĐKH: - Tất cả các điều khoản đều có thể thoả thuận - Thoả thuận song phương - Rủi ro vỡ nợ cao - Chi phí tốn kém - Không có thị trường thứ cấp - Ngày đáo hạn được quy định chính xác  HĐTL: - Các điều khoản được chuẩn hoá - Có thị trường thứ cấp - Chi phí giao dịch thấp - Ít rủi ro thanh toán - Ngày đáo hạn được quy định theo khoảng thời gian 7/13/2021 33
  34. Futures_Điều chỉnh theo giá TT
  35. Quyền chọn (Option)  Quyền chọn cổ phiếu: Là loại chứng khoán phái sinh có giá trị dựa trên kết quả của một cổ phiếu cơ sở  Quyền chọn hợp đồng tương lai: Giá trị của quyền chọn thay đổi theo giá trị của hợp đồng tương lai; và giá trị hợp đồng tương lai này cũng thay đổi theo giá trị của một hàng hóa/chứng khoán cơ sở  Quyền chọn trên các công cụ cơ sở khác. 7/13/2021 35
  36. Option_Phân loại  Quyền chọn kiểu châu Âu: Cho phép người nắm giữ quyền thực hiện tại thời điểm đáo hạn;  Quyền chọn kiểu Mỹ: Cho phép người có quyền thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào cho đến khi đáo hạn.  Quyền chọn mua  Quyền chọn bán (xem vdụ)
  37. Call Option_Quyền chọn mua  Quyền chọn mua: Trao cho người nắm giữ quyền mua một hàng hóa cơ sở vào một ngày xác định (thông lệ sau 3-9 tháng) Vd: Quyền chọn mua 1000 cổ phiếu XYZ với giá 100K/cp sau 3 tháng - Nếu giá thị trường là 110K/cp → Lãi 10K * 1000 = 10 triệu - Nếu giá thị trường là 80k/cp → Lỗ (Hợp đồng vô giá trị) 7/13/2021 37
  38. Call Option_Ngày bắt đầu Giá mua quyền (premium) Người mua quyền Người bán quyền Quyền chọn mua (call option)
  39. Call Option_Ngày đáo hạn Ngày đáo hạn Giá thực hiện + Quyền chọn mua Người mua quyền Người bán quyền Công cụ cơ sở
  40. Call Option_Quyền chọn bán  Quyền chọn bán (Put option): Trao cho người nắm giữ quyền bán một hàng hóa cơ sở vào một ngày xác định Vd: Quyền chọn bán 1000 cổ phiếu XYZ với giá 100 sau 3 tháng - Nếu giá thị trường là 110K/cp → Lỗ (Hợp đồng vô giá trị) - Nếu giá thị trường là 80k/cp → Lãi 20k *1000 = 20 triệu
  41.  Câu hỏi 1: Quyền chọn mua được mua bởi những người dự đoán giá của hàng hoá cơ sở sẽ tăng ?  Câu hỏi 2: Nếu bạn mua quyền chọn bán, bạn đang dự đoán giá của hàng hoá cơ sở sẽ tăng?