Quản trị ngân hàng - Những hạn chế trong việc sử dụng GDP để đánh giá hiện trạng của nền kinh tế

doc 3 trang nguyendu 11090
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị ngân hàng - Những hạn chế trong việc sử dụng GDP để đánh giá hiện trạng của nền kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docquan_tri_ngan_hang_nhung_han_che_trong_viec_su_dung_gdp_de_d.doc

Nội dung text: Quản trị ngân hàng - Những hạn chế trong việc sử dụng GDP để đánh giá hiện trạng của nền kinh tế

  1. Những hạn chế trong việc sử dụng GDP để đánh giá hiện trạng của nền kinh tế GDP được các nhà kinh tế học sử dụng rộng rãi để nắm bắt hiện trạng kinh tế, vì sự thay đổi của chỉ số này khá dễ nhận ra. Tuy nhiên, giá trị của nó trong việc biểu thị mức sống vẫn bị coi là còn nhiều hạn chế. Những lời phê bình về cách sử dụng GDP như sau: Phân phối mức độ giàu nghèo : GDP ko tính đến sự chênh lệch giữa thụ nhập của người giàu và người nghèo. Các công việc tự nguyện: GDP lờ đi chỉ số về các công việc tự nguyện, ví dụ như việc nội địa chẳng hạn. Các phần mềm mã nguồn mở và miễn phí ( như Linux) chẳng đóng góp chút nào cho GDP, nhưng người ta tính rằng chi phí để phát triển một công ty thương nghiệp như vậy lên đến hàng tỉ đô. Cũng vậy, nếu các chương trình phần mềm mã nguồn mở và miễn phí này giống như các phần mềm độc quyền tương đương khác, và quốc gia sản xuất phần mềm này ngừng không mua các phần mềm độc quyền và chuyển sang dùng các chương trình mã nguồn mở và miễn phí, thì chỉ số GDP của nước này sẽ giảm xuống, tuy nhiên sẽ không có một sự suy giảm nào trong nền sản xuất kinh tế hoặc mức sống. Tác phẩm của nhà kinh tế Marilyn Waring đã nhấn mạnh rằng nếu người ta dự định quản lý một công việc không được trả tiền, thì người ta không chỉ phục hồi lại sự bất công đối với sức lao động không được trả tiền đó ( trong một vài trường hợp là nô lệ), mà còn cung cấp tính trong sáng cho nền chính trị và trách nhiệm cần thiết của chế độ dân chủ  Cái gì đang được sản xuất – GDP tính số lượng công việc mà không gây ra sự thay đổi nào hoặc bắt nguồn từ việc sửa chữa những cái có hại. VD : gây dựng lại từ một thảm hoạ thiên nhiên hoặc từ chiến tranh có thể sẽ sinh ra một khối lượng đáng kể các hoạt động kinh tế và vì vậy mà thúc đẩy GDP. Giá trị kinh tế của việc đầu tư trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cũng là một ví dụ một điển hình khác – điều này sẽ giúp tăng chỉ số GDP nếu nhiều ngươì bị ốm và cần sự điều trị đắt đỏ , nhưng đó không phải là điều được mong muốn. Những thước đo kinh tế khác, như mức sống hoặc thu nhập tuỳ ý trung bình một đầu người có thể đánh giá ích lợi của con người trong các hoạt động kinh tế. Chất lượng sản phẩm: Con người có thể mua hàng rẻ và không bền nhiều, hoặc có thể mua hàng lâu bền với số lần ít hơn. Có thể giá trị thu được tiền của những sản phẩm trong trường hợp đầu thì cao hơn thì cao hơn trường hợp thứ 2. Theo trường hợp đầu tiên này, thì GDP cao hơn đơn giản chỉ vì đó là kết quả của một quá trình lãng phí và không hiểu quả. ( Không phải lúc nào cũng vậy, các mặt hàng bền thường khó sản xuất hơn các mặt hàng mỏng manh và khách hàng thường được khuyến khích để lựa chọn những mặt hàng rẻ nhất để dùng về lâu về dài. Với những mặt hàng có tính chất dễ dàng thay đổi một cách nhanh chóng, như thời trang hay kĩ thuật cao, tuổi thọ ngắn có thể càng khiến cho khách hàng thích thú vì điều đó cho phép họ mua những mặt hàng mới hơn.  Những yếu tố bên ngoài: GDP bỏ qua những yếu tố bên ngoài như sự nguy hoại môi trường. GDP thậm chí còn nhìn nhận những yếu tố bên ngoài này là có lợi nếu những yếu tố bên ngoài này cần có sự tham gia của sản phẩm/sản xuất.  Sức bền của sự phát triển: GDP không đánh giá sức bền của sự phát triển. Một đấ nước có thể đạt được một chỉ số GDP tạm thời rất cao bằng khai thác triệt để những nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc bằng cách đầu tư không đều. VD: Người Nauro trở thành một trong những người có nguồn thu nhập bình quân một đầu người cao nhất trên thế giới nhờ có những mỏ Phốtpho với trữ lượng khổng lồ, nhưng từ năm
  2. 1989, mức sống của họ đã giảm mạnh vì nguồn dự trữ này đã bắt đầu hết. Các quốc gia có trữ lượng dầu lớn có thể có chỉ số GDP rất cao trong một khoảng thời gian dài mà không cần công nghiệp hoá, nhưng mức sống cao này không thể lâu dài nữa nếu đất nước ấy hết dầu. Các nền kinh tế trại nghiệm quá trình bong bóng kinh tế, như bong bóng nhà cửa chẳng hạn, hoặc chứng khoán, hoặc một tỉ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, có xu thế phát triển nhanh hơn vì mức tiêu thụ cao hơn, nguyện hy sinh tương lai của họ vì hiện trạng phát triển. Phát triển kinh tế với cái giá phải trả là sự suy thoái môi trường có thể dẫn đến một cái giá đắt đỏ để giải quyết tất cả những hậu quả xảy ra. Và GDP thì không hề tính đến yếu tố này. Thị trường ngầm: Chỉ số GDP chính thống không tính đến những giao dịch chơ đen, nơi mà người ta không đăng kí số tiền mà họ chi tiêu, và những nền kinh tế không tiền tệ, nơi mà tiền chẳng có nghĩa lí gì cả. Điều này dẫn đến các chỉ số GDP thấp đến mức không chính xác thậm chí còn là bất thường. VD: những nước thường có các giao dịch kinh doanh không chính thức, các phần kinh tế địa phương không dễ gì được ghi vào sổ sách. Sự đổi chác có thể nổi bật hơn là dùng tiền, kể cả đối với các loại vụ ( Tôi giúp anh xây nhà 10 năm trước, thì bây giờ anh lại giúp tôi  Vấn đề chính trong việc ước lượng sức tăng trưởng của GDP theo thời gian là sức mua bằng tiền rất khác nhau với từng phần của từng loại sản phẩm khác nhau, nên khi chỉ số GDP hạ theo thời gian, sinh trưởng GDP có thể khác rất nhiều phụ thuộc vào nhóm sản phẩm được dùng và khối lượng tương ứng được lấy làm mẫu để làm hạ chỉ số này.  So sánh GDP xuyên biên giới có thể không chính xác vì những phép so sánh này đã không tính đến sự khác nhau về chất lượng sản phẩm của từng địa phương, kể cả khi có sự điều chỉ về PPP. Dạng điều chỉnh tỉ giá trao đổi này gây ra rất nhiều tranh luận vì sự khó khăn trong việc tìm ra những nhóm hàng hoá có thể dùng để so sánh được để so sánh sức mua xuyên các quốc gia. VD: người ở nước A có thể tiêu thụ một số lượng táo sản xuất tại địa phương như người ở nước B, nhưng táo của nước A lại có nhiều mùi vị hơn. Sự khác biệt trong chất lượng này không được thể hiện trên thống kê về GDP. Điều này đặc biệt đúng với các mặt hàng không mang tính toàn cầu hoá, như nhà cửa chẳng hạn.  Việc buôn bán xuyên biên giới giữa các công ty làm sai lệch chỉ số GDP và thường được các nhà kinh doanh dùng để tránh thuế. Trong số các ví dụ ấy có cả vị dụ về Ebay của Đức đã trốn thuế của nước này bằng cách làm kinh doanh với Thuỵ Điển, hay các công ty Mỹ thành lập những quỹ ở Cộng Hoà Ai Len để tự mua sản phẩm của mình với giá rẻ từ những nhà máy của họ trong lục địa (mà không cần vận chuyển) và bán để thu lời qua Ai Len- và vì thế mà được giảm thuế , đồng thời tăng chỉ số GDP của Ai Len.  Được coi là thước đo dùng để đánh giá giá bán thực tế, GDP không nắm được sự thặng dư kinh tế (Xem trade balance để biết thêm về trade surplus hay thặng dư thương mại) giữa giá trả ra và giá trị hữu dụng nhận được, và vì thế mà đánh giá thấp tổng thể mức ưa chuộng của khách hàng. Vì nhiều khi giá trả ra thấp ( vì có sự thặng dư kinh tế) nhưng giá trị hữu dụng lại còn tuỳ thuộc vào từng cá nhân khách hàng. Simon Kuznets người nghĩ ra chỉ số GDP, trong bản báo cáo đầu tiên của ông tới Nghị Vịên Mỹ năm 1934 đã nói rằng: phúc lợi của một quốc gia ( có thể) rất ít khi được đúc kết từ thu nhập của một quốc gia đó
  3. Năm 1962, Kuznets nói rằng: Người ta phải ghi nhớ sự phân biệt giữa số lượng và chất lượng phát, giữa giá cả và số hàng hoá bị trả lại, và giữa đuờng ngắn hay đương dài. Khi đặt mục tiêu để phát triển hơn nữa cần định rõ phát triển cái gì và vì cái gì.