Quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại

ppt 92 trang nguyendu 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptquan_ly_rui_ro_tai_cac_ngan_hang_thuong_mai.ppt

Nội dung text: Quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại

  1. Quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại Trình bày: Cấn Văn Lực 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 1
  2. NỘI DUNG TRÌNH BÀY A. Câu hỏi khởi động B. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động của NHTM (bổ sung: một số lưu ý) C. Quản lý rủi ro thanh khoản (bổ sung) (Kèm theo một số trường hợp rủi ro trong hoạt động NHTM trên thế giới và phân tích thực tiễn QLRR tại Việt Nam và BIDV). D. Qui định quốc tế về an toàn vốn E. Giải pháp QLRR đối với BIDV. F. Trao đổi. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 2
  3. A. Câu hỏi “khởi động” • Người Trung Quốc cho rằng: Rủi ro vừa là nguy cơ, vừa là cơ hội. Đúng hay sai? • “Rủi ro đạo đức” trong họat động mua bảo hiểm được hiểu thế nào? • Đi làm sớm 5 phút sẽ giảm thiểu rủi ro. Bạn hiểu vấn đề này thế nào? • Làm gì để giảm thiểu rủi ro hàng ngày? 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 3
  4. Câu hỏi “kiểm nghiệm” • Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ thị trường tín dụng địa ốc dưới chuẩn (subprime mortgages); lan rộng sang các lĩnh vực khác và tác động mạnh đến các nước khác, ở phạm vi toàn cầu. • Gây hậu quả nghiêm trọng nhất từ sau cuộc Đại Suy thoái (1929-1933). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 4
  5. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Bong bóng BĐS, giá nhà giảm là một nguyên nhân quan trọng. Giá nhà giảm Giá trị CK liên quan giảm Giá trị nhà thấp hơn dư nợ Nợ quá NH thua hạn tăng lỗ Đóng cửa nhà/giao cho NH Kinh tế NH giảm trì trệ cho vay Tăng cung nhà 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 5
  6. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính 1. Các tổ chức tài chính quá “dễ dãi” và “tham lam” 2. Thị trường tài chính phát triển quá nhanh và ngày càng tinh vi 3. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng trở nên “dễ dãi” 4. Chính sách và thiết chế lỏng lẻo 5. Những người đi vay say sưa “lướt sóng” 6. Sự mất cân bằng của tài khoản vãng lai toàn cầu. (Theo kết quả nghiên cứu của tác giả C.V. Lực trong thời gian làm việc tại FED-Boston năm 2008). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 6
  7. Câu hỏi • Về góc độ rủi ro, cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ thuộc loại rủi ro nào? Giải thích! • Làm gì để hạn chế các rủi ro đó? • Bài học kinh nghiệm? 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 7
  8. B. Tổng quan về rủi ro trong hoạt động NHTM • Phân loại rủi ro • Nguyên tắc QLRR • Qui trình quản lý rủi ro • Cơ cấu tổ chức trong QLRR • Mức độ chấp nhận rủi ro • Một số mô hình định lượng rủi ro theo thông lệ quốc tế 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 8
  9. Rủi ro và phòng ngừa 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 9
  10. Hình 1: Rủi ro trong họat động TC-NH RR kinh RR giá CK doanh CK RR thị trường RR lãi suất RR do độ lệch RR ngoại hối RR giá hàng hóa Rủi ro RR khoản vay RR người RR tín dụng đi vay RR do không đa RR tác nghiệp dạng hóa DMĐT RR người phát hành RR thanh khoản công cụ nợ RR pháp lý RR danh tiếng 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 10
  11. Rủi ro trong họat động TC-NH (2) • Rủi ro nào là chính? • Các loại rủi ro có liên quan đến nhau không? • Có thể định lượng được rủi ro không? Quản lý rủi ro như thế nào? 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 11
  12. Nguyên tắc QLRR 1. Chấp nhận và quản lý “rủi ro cho phép” 2. Tính tương quan giữa mức độ rủi ro và thu nhập (risk-return trade-off) 3. Nguyên tắc phân tán rủi ro (chuyển/san sẻ các rủi ro không được phép) 4. Tính phù hợp với chiến lược chung của Tổ chức 5. Tính tương quan giữa các loại rủi ro: rủi ro này có liên quan đến rủi ro khác. 6. Tính độc lập: bộ phận QLRR báo cáo trực tiếp lên BLĐ Ngân hàng. 7. Tính liên tục: đảm bảo theo kịp thay đổi của thị trường. 8. Tính cần thiết khi triển khai 1 sản phẩm mới. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 12
  13. Qui trình quản lý rủi ro Hình 2: Quản lý rủi ro thông thường Nhận biết Kiểm soát và xử lý Đo lường Quản lý 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 13
  14. 1. Phương pháp nhận biết rủi ro • Phương pháp dựa vào mục tiêu: – Bất kỳ những gì cản trở việc thực hiện mục tiêu được coi là “rủi ro”. • Phương pháp đưa ra tình huống: – Đặt giả thiết nếu một việc xảy ra thì sẽ như thế nào? • Phương pháp dựa vào kinh nghiệm/tiền lệ • Phương pháp hỗn hợp: kết hợp các phương pháp nêu trên. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 14
  15. 2. Đánh giá/đo lường rủi ro • Phân tích định tính (lịch sử, sở hữu, mô hình tổ chức, đội ngũ QT-ĐH, đánh giá tín nhiệm bên ngoài (Moody’s, S&P vv), đánh giá tín nhiệm nội bộ (nếu có), chế độ kế toán-kiểm toán vv. • Phân tích định lượng (các hệ số/tỷ lệ cơ bản trên cơ sở tính toán) • Phân tích ngành, đối thủ cạnh tranh (thị phần, so với đối thủ cạnh tranh) • Phân tích xu hướng (tốt nhất là 3 năm trở lên) • Yếu tố khác (mức độ tập trung, tính đa dạng vv). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 15
  16. 3. Quản lý rủi ro • Tuân thủ các nguyên tắc QLRR cẩn trọng (các nguyên tắc QLRR của Basel và các thông lệ tốt nhất) • Đánh giá rủi ro và xác lập hạn mức (HM tín dụng, HM ngoại hối, HM ngành nghề vv) • Xác lập trạng thái giao dịch • Xác lập sản phẩm/dịch vụ không được phép cung ứng • Xác lập lượng vốn tương ứng mức rủi ro (Hệ số Vốn tối thiểu – CAR) • Xây dựng “văn hóa rủi ro” trong tổ chức • Thiết lập chiến lược, chính sách và nguồn lực (con người, công nghệ, qui trình QLRR). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 16
  17. 4. Kiểm soát rủi ro • Kiểm soát theo qui trình: trước, trong và sau giao dịch → xử lý rủi ro: bộ phận chuyên trách. • Tận dụng cơ chế giám sát bên ngoài (kiểm toán độc lập, cơ quan quản lý và sự giám sát của thị trường) • Chiến lược QLRR của ACB: “chỉ tăng trưởng trên cơ sở kiểm soát được rủi ro”. • Với SSI: “Chúng tôi tuân thủ khắt khe các chuẩn mực đạo đức kinh doanh trên mọi phương diện”. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 17
  18. Hình 3: Cơ cấu tổ chức trong QLRR HĐQT • Mức độ chấp nhận rủi ro Báo cáo cơ quan chức • Vốn đối ứng năng và cổ đông (nếu có) • Thông qua chiến lược, cơ chế, chính sách Ban điều hành Triển khai thực hiện; (các Ban/phòng tại HSC) đánh giá, tổng kết; kiểm tra, giám sát • Xây dựng và thực hiện chiến lược, cơ chế, chính sách, qui trình Chi nhánh/đơn vị thành viên • Tối đa hóa rủi ro-thu nhập Thực hiện, báo cáo, • Phân tán rủi ro tuân thủ, kiến nghị • Thông tin đầu vào • Cảnh báo 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 18
  19. Hình 4: Cơ cấu tổ chức QLRR thông dụng nhất HĐQT Ủy ban QLRR Ban TGĐ CRO Các Phòng/Ban RRTD RRTT&TK RRTN QL TSN-C Nguồn: Phỏng theo Deutche Bank (2004). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 19
  20. Hình 5: Cơ cấu tổ chức QLRR của NHTMVN HĐQT Ban KS Hội đồng QLTD Cấp Ban TGĐ HSC Ban Bộ phận Bộ phận KTNB QLRRTT&TN QLRRTD QLRR2 QLRR1 Cấp chi nhánh Có vấn đề gì với mô hình tổ chức này??? 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 20
  21. Mức độ chấp nhận rủi ro (risk appetite) • Thái độ của ĐCTC đối với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được; theo đó, ĐCTC có khả năng và sẵn sàng chấp nhận rủi ro và khắc phục được trong 1 khoảng thời gian nào đó. • Thí dụ: – Rủi ro không thể chấp nhận được (thư nặc danh, tham nhũng, “cho trứng vào 1 giỏ” vv) – Rủi ro chấp nhận được (tín chấp; triển khai SP mới, qui trình mới; khuyến mại vv). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 21
  22. Quản lý các loại rủi ro chính • Rủi ro tín dụng (đã giới thiệu) • Rủi ro thị trường (đã giới thiệu) • Rủi ro tác nghiệp (đã giới thiệu) • Rủi ro thanh khoản (Lưu ý: trong bài thuyết trình này, các loại rủi ro trên được quản lý xét từ góc độ 1 NHTM; có nghĩa là cần phân tích, đánh giá bản thân NH, chứ không phải doanh nghiệp). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 22
  23. 1. Quản lý RRTD: một số lưu ý • Mô hình định lượng rủi ro theo thông lệ quốc tế: – Mô hình CAMEL (Capital adequacy, Asset quality, Management quality, Earnings and Liquidity) – Mô hình các chỉ tiêu rủi ro chính (key risk indicators – KRIs) – Mô hình tính toán (Lỗ dự kiến – EL hoặc VAR): đã được ứng dụng trong 1 số NH – Xếp hạng tín dụng nội bộ • Bài học kinh nghiệm. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 23
  24. Đánh giá RRTD: Mô hình CAMEL Table 1: Bank-level (CAMEL-type) Financial Performance Measures Measure Proxy ratio Expected sign Capital Adequacy Total capital to total risk-weighted assets (+) Asset Quality Non-performing loans to gross loans (-) Loan loss provisions to gross loans (-) Loan loss reserves to gross loans (-) Gross loans to total assets (+/-) Management Total costs to total assets (-) Quality (Total costs = interest expense + overheads + loan loss provisions + other operating expenses) Cost to income (-) Non-interest expenses to total assets (-) Non-interest income to total income (+) Earnings Pre-tax profits to total assets (+) Pre-tax profits to total equity (+) Liquidity Liquid assets to total assets (+/-) (Liquid assets = cash + reserves + government bonds + other marketable securities) Gross loans to total deposits (+/-) Nguồn: Phỏng theo Luc Can và Ariff (2009). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 24
  25. Đánh giá RRTD: Mô hình các chỉ tiêu chính Bảng 2: Chỉ tiêu chất lượng tài sản Chỉ tiêu Cách tính Thông lệ (*) Tốc độ tăng trưởng +10-20% ở nước đang PT Dunocuoiky − Dunodauky tín dụng *100 + 5-10% ở nước PT Dunodauky Qui mô TD Dư nợ/Tổng TS 60% 10%: có vấn đề Khả năng bù đắp VonCSH + DPRR 10 lần *100 rủi ro TongNQH Chất lượng cam kết 3% GiatriCKNBxeploaixau ngoại bảng *100 TonggiatriCKNB (*) Thông lệ theo Golin (2001) và theo qui định của Cơ quan quản lý Việt Nam (trên cơ sở tham khảo thông lệ quốc tế). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 25
  26. Đánh giá RRTD: Mô hình các chỉ tiêu chính Bảng 2: Chỉ tiêu chất lượng tài sản (tiếp) Chỉ tiêu Cách tính Thông lệ Tình hình cho vay lĩnh DunochovayKDCK 20% *100 vực nhạy cảm VonDieule Tỷ trọng cho vay 20 Duno20KHlonnhat 50% *100 KH lớn nhất VonCap1 Tỷ trọng cho vay Dunonganhlonnhat 50% *100 ngành lớn nhất VonCap1 Tỷ trọng cho vay 1 KH DunoTDvaBL1KHlon 25% *100 lớn Vontuco Tỷ trọng cho vay 1 DunoTDvaBL1n hom KHlq 60% *100 nhóm KH lquan Vontuco (*) Thông lệ theo Golin (2001) và theo qui định của Cơ quan quản lý Việt Nam (trên cơ sở tham khảo thông lệ quốc tế). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 26
  27. Đánh giá RRTD: Mô hình tính toán “Lỗ dự kiến – EL/VAR) 1. Lỗ dự kiến EL = EAD x PD x LGD 2. Lỗ ngoài dự kiến UL = √EL(EAD x LGD – EL) Trong đó: • EL = Expected Loss (Lỗ dự kiến) • UL = Unexpected Loss (Lỗ ngoài dự kiến) • EAD = Exposure at Default (Giá trị có rủi ro) • PD = Probability of Default (Khả năng xảy ra rủi ro) • LGD = Loss Given Default (Số vốn mất khi xảy ra rủi ro). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 27
  28. Hình 6: Đề tài ứng dụng Mô hình EL Input data Báo cáo Ban Thông tin xếp hạng Tổng/Giám đốc TD nội bộ Xây dựng hàm dự Back testing Quản lý báo rủi ro TD Danh mục TD Stress testing Xác suất vỡ nợ Trích lập dự Probability of phòng RR Default (PD) Định giá khoản Số vốn mất khi rủi ro vay/danh mục xảy ra (Loss Given Quản lý lợi Default - LGD) nhuận Giá trị có rủi ro (UEL) (EAD) toán Tính Phân bổ vốn cho RRTD Unexpected Loss Unexpected Exposure at Default Amount Credit Risk Expected (EL) Loss Expected Nội bộ Kiểm nghiệm tương quan – Correlation Định lượng RRTD 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 28
  29. Đề tài EL (tiếp): Thu thập số liệu thực tế • Số liệu trực tiêp (cấp 1): Chỉ tiêu tài chính: 14 chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống xếp hạng TD Chỉ tiêu phi tài chính: 54 chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống xếp hạng TD ➢ Nguồn cung cấp: Phòng/Ban nghiệp vụ liên quan ➢ Quy mô chọn mẫu khảo sát: 1500 doanh nghiệp có quan hệ vay vốn ➢ Loại hình doanh nghiệp: tất cả các ngành nghề KD và quy mô DN ➢ Thời điểm khảo sát: 1 năm 30/9/2008 - 30/9/2009 • Số liệu gián tiếp (thứ cấp): ➢ Quan sát từ tích luỹ kinh nghiệm thực tế ➢ Quy trình cấp tín dụng & Báo cáo thường niên ➢ Từ các định chế tài chính ngân hàng: WB, IMF, ADB, BIS /. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 29
  30. Mô hình Đa biến phân biệt trong dự báo RRTD • Nguồn gốc: • Xuất hiện từ năm 1930’s tại Mỹ, tập trung vào việc phân tích các chỉ tiêu tài chính đơn giản → dự báo RRTD • Phát triển mô hình vào năm 1960’s - 1970’s: Mô hình dự báo RRTD, Z score (Altman, 1968) • MDA (Multivariate Discriminant Analysis): phương pháp hữu hiệu trong dự báo RRTD: → Xây dựng một hàm tuyến tính bao gồm 2 hoặc nhiều biến độc lập (biến phân loại/nhận dạng 2 nhóm khách hàng vay vốn) Z = W1X1 + W2X2 + W3X3 + + WnXn → Hệ số phân loại 2 nhóm khách hàng: KH trả nợ tốt - KH trả nợ không đúng cam kết. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 30
  31. Ứng dụng thực tiễn của Mô hình EL ➢ Bổ sung chức năng dự báo rủi ro tín dụng chính xác hơn ➢ Tính khả thi: có thể ứng dụng vào thực tiễn QLRR tại 1 ngân hàng; kết hợp với chương trình xếp hạng tín dụng nội bộ → Sử dụng số liệu sẵn có. ➢ Kỹ thuật MDA rõ ràng → đào tạo nhanh ➢ Cách thức Quản lý RRTD: chủ động & có cơ sở khoa học ➢ Cách tiếp cận mới về QLRR đang được sử dụng rộng rãi tại các ngân hàng hiện đại. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 31
  32. Đánh giá RRTD: Xếp hạng tín dụng nội bộ Bảng 4: Hệ thống xếp hạng tín dụng của 1 NH Mỹ Theo Tương Định nghĩa Đặc điểm Citibank ứng S&P 1 AAA Hầu như không Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả, triển vọng (Thượng có rủi ro tốt, thiện chí tốt; giao dịch được đảm bảo bởi NH AAA hạng) 2 AA Rủi ro ở mức Hoạt động hiệu quả, triển vọng tốt, thiện chí tốt; giao dịch được (Rất tốt) thấp đảm bảo bởi NH AA; gồm cả các tổ chức có TSĐB bằng giấy tờ có giá (CDs ) 3 A (Tốt) Rủi ro ở mức Hoạt động hiệu quả, tình hình tài chính tương đối tốt, khả năng trả thấp nợ bảo đảm, có thiện chí; giao dịch được đảm bảo bởi NH A; NH tự tin trong việc QLRR 4 BBB Rủi ro ở mức Hoạt động hiệu quả, có triển vọng phát triển, có một só hạn chế về (Khá) trung bình tài chính và quản lý; NH không phải là nguồn tài trợ chính 5 BB Rủi ro ở mức Hoạt động hiệu quả nhưng thấp, tiềm lực tài chính và năng lực quản (Trung trung bình lý ở mức TB, triển vọng ngành ổn định (bão hòa), có thể khó khăn bình) khi điều kiện kinh tế trở nên khó khăn và kéo dài 6 B (Trung Rủi ro Hiệu quả không cao và dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế, bình) chưa có nguy cơ mất vốn nhưng sẽ khó khăn nếu tình hình KD không được cải thiện. 7 CCC Rủi ro có nguy Hiệu quả hiệu quả thấp, năng lực tài chính không đảm bảo, trình độ (dưới cơ cao quản lý kém, có thể đã có NQH, có nguy cơ mất vốn nếu không TB) khắc phục kịp thời. 8 CC Rủi ro cao Hiệu quả hiệu quả thấp, tài chính không đảm bảo, trình độ quản lý (Dưới kém, có NQH, sẽ mất vốn nếu không khắc phục kịp thời. chuẩn) Nguồn: Sổ tay rủi ro tín dụng của 1 NH Mỹ. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 32
  33. 20 trường hợp tiềm ẩn rủi ro tín dụng 1. Giá trị tài sản thế chấp được định giá quá cao 2. Giải ngân trước khi hồ sơ hoàn tất 3. Quan hệ cá nhân giữa CB tín dụng/đầu tư và bên vay 4. Cho vay/đầu tư khách hàng mới với ông chủ thiếu kinh nghiệm 5. Tăng số tiền vay/đầu tư nhưng không tăng hình thức bảo đảm 6. Cho vay/đầu tư để trả nợ quá hạn (“đảo nợ”) 7. Không đánh giá đầy đủ luồng tiền của khách hàng 8. Không đánh giá lại khoản vay/đầu tư 1 cách thường xuyên 9. Không kiểm tra đầy đủ mục đích sử dụng vốn vay/kêu gọi đầu tư 10. Kế họach trả nợ/thu hồi vốn không rõ ràng 11. Không nhận được báo cáo tài chính thường xuyên của K/h. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 33
  34. 20 trường hợp tiềm ẩn RRTD (tiếp) 12. Không tuân thủ qui trình và chính sách tín dụng/đầu tư 13. BLĐ Tổ chức can thiệp mạnh vào khoản vay/đầu tư 14. Bỏ qua tình trạng thấu chi khi khách hàng gặp khó khăn 15. Không kiểm tra nơi làm việc của khách hàng 16. Không kiểm tra tính xác thực BCTC của khách hàng 17. Không thu thập thông tin từ các trung tâm thông tin tín dụng và/hoặc nguồn khác 18. Tập trung quá nhiều vào 1 lĩnh vực/khách hàng 19. Thiếu giám sát đối với cán bộ tín dụng/đầu tư 20. Cho vay/đầu tư vào lĩnh vực mới, không phải thế mạnh của Tổ chức. (Nguồn: dựa theo Kết quả khảo sát của Trường Ngân hàng Western States, Mỹ; năm 1990). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 34
  35. QLRR tín dụng tại các NHTM ở VN • Đã có nhiều tiến bộ trong quản lý RRTD: – Tập trung hóa cơ sở dữ liệu khách hàng – Xếp hạng tín dụng nội bộ – Phân loại nợ đã tiếp cận thông lệ quốc tế – Xây dựng hạn mức TD ngành nghề, hạn mức TD cho từng k/h và nhóm k/h liên quan – Phương pháp phân tích/đánh giá TD gần với thông lệ – Tách bạch các khâu đề xuất, thẩm định và giải ngân – Có bộ phận chuyên xử lý nợ xấu/nợ chỉ định – Có bộ phận chuyên quản lý RRTD. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 35
  36. QLRRTD tại các NHTM VN (2): Hạn chế • Phân bổ nguồn lực chưa hợp lý: Chưa chú Nhận biết trọng Kiểm soát và xử lý Đo lường Quản lý 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 36
  37. QLRRTD tại NHTM VN (3): Hạn chế • Chưa có đủ thông tin. Nếu có đủ, độ chính xác chưa cao • Phân loại nợ chưa đáp ứng đầy đủ thông lệ quốc tế • Tài sản đảm bảo còn nhiều vấn đề (hồ sơ pháp lý không đầy đủ, định giá chưa thường xuyên và chưa sát với thị trường v.v) • Xếp hạng/chấm điểm DN còn định tính, mang tính chủ quan • DN không thực hiện đúng, đủ các cam kết (về cung cấp thông tin, chuyển doanh thu về TK tại NH v.v.) • Khó kiểm soát (do DN mở TK tại nhiều ĐCTC, hàng hóa lưu chuyển thường xuyên v.v.) • Còn dựa quá nhiều vào TSĐB, trong khi đó chưa tập trung phân tích dòng tiền. • ??? 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 37
  38. QLRRTD theo hướng nào? • Tuân thủ nguyên tắc, chính sách và qui trình tín dụng/đầu tư một cách thận trọng • Xác lập hạn mức (ngành nghề, khách hàng, loại tiền, quốc gia, thời hạn) • Xây dựng và thực thi tốt chiến lược, chính sách, qui trình và “văn hóa” QLRRTD • Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu, thông tin về khách hàng và tín dụng • Nghiên cứu sử dụng các sản phẩm phái sinh tín dụng (chứng khoán hóa, hoán đổi, CDSs, vv) • Chia sẻ rủi ro (risk-participation arrangement) và hoặc ủy thác đầu tư. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 38
  39. Giao dịch chứng khoán hóa khoản vay 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 39
  40. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 40
  41. Thí dụ cụ thể (1) • Khu du lịch sinh thái An Khánh do Tập đoàn Bảo Sơn làm chủ đầu tư, được giao lại cho Công ty D&T theo HĐ hợp tác đầu tư. • D&T vay vốn NH, thế chấp tài sản hình thành trong tương lai (QSD đất và 47 biệt thự). Tuy nhiên, 47 lô đất này đã được bán cho dân (>100 tỷ đ). • Tháng 12/2008, D&T không trả nợ NH. NH này ra thông báo chuyển nhượng 47 lô đất trên. Người dân mới vỡ lẽ. • Ngày 22/4/2009, Công An đã bắt giam nguyên PTGĐ NH này và 1 số cán bộ liên quan đến việc cho vay thế chấp các lô đất trên. Bằng các hành vi hợp pháp hóa hồ sơ với các hợp đồng và hóa đơn giả, không thực hiện đăng ký GDĐB, các cán bộ NH này đã tiếp tay DN được vay hơn 66 tỷ đ. • Ngày 20/3/2010, thêm 1 PTGĐ và 4 cán bộ khác bị bắt. • Trong sự việc này, Cán bộ NH đã vi phạm qui định cho vay và tiếp tay DN lợi dụng kinh doanh BĐS để lừa đảo. (Theo VNExpress). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 41
  42. Thí dụ cụ thể (2) • Thành lập 3 công ty, sau đó ký hợp đồng mua bán café “ảo” giữa các công ty này với nhau, vợ chồng Hồ Minh Hậu đã dùng các hợp đồng này vay vốn của nhiều ngân hàng, chiếm đoạt 400 tỷ đồng. • Sự việc chỉ đổ bể khi các ngân hàng phát hiện ra các hợp đồng “ma”, đồng thời không nhận được bất kỳ đồng lãi nào từ phía vợ chồng Hậu nên đã tố cáo với công an. Vợ chồng giám đốc này cũng đã bỏ trốn ra nước ngoài từ cuối năm 2009. Vụ việc đang điều tra. (Theo VnExpress ngày 19/3/2010). • Xem lại nguyên nhân khủng hoảng tài chính toàn cầu. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 42
  43. Một số bài học trong QLRRTD 1. Chất lượng quan trọng hơn là mở rộng tín dụng/đầu tư 2. Các khoản vay/đầu tư cần tính đến cả 2 phương án: - Hiệu quả, trả nợ đúng hạn (thực hiện đúng cam kết) - Kinh doanh không hiệu quả, phải xử lý TS đảm bảo (dự phòng). 3. Thiện chí, tính trung thực của người vay/kêu gọi đầu tư là rất quan trọng 4. Nếu không hiểu rõ về DN, đừng cho vay/đầu tư 5. Mục tiêu của khoản vay/đầu tư phải hàm chứa cơ sở của việc trả nợ/thu hồi vốn 6. Không thể biết trước chu kỳ KD; mà từ tình hình hiện tại, có nhận định về tương lai để có quyết định phù hợp 7. Cẩn trọng khi cho vay/đầu tư vào đối tượng hay lĩnh vực mới 8. Phải đánh giá cả yếu tố tài chính và phi tài chính. Trong các yếu tố tài chính, lưu ý: đòn bẩy tài chính, đòn cân nợ, vốn thực góp v.v.). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 43
  44. Một số bài học trong QLRRTD (tiếp) 9. Tài sản bảo đảm không thể coi là thay thế việc trả nợ. Đồng thời TS bảo đảm phải đủ 4 đặc tính (pháp lý, giá trị, tính khả mại và khả năng quản lý của ĐCTC) 10. Cần xem xét thái độ vay/kêu gọi đầu tư nôn nóng của DN 11. Luôn nghĩ đến lợi ích của Tổ chức mình 12. Công nghệ mới, nhưng không quên vai trò kiểm tra, kiểm soát truyền thống 13. Cẩn trọng với nhóm khách hàng liên quan 14. Cẩn trọng với các DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đặc biệt trong trường hợp DN có quan hệ mua-bán, sản xuất, gia công với công ty mẹ/công ty liên quan ở nước ngoài. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 44
  45. 2. Quản lý rủi ro thị trường: Một số lưu ý • Thí dụ về RRTT ??? • Quan hệ giữa RRTT và các loại rủi ro khác • Tại sao phải Quản lý RRTT? • Đo lường rủi ro thị trường: mô hình VAR • Làm thế nào để quản lý và kiểm soát RRTT? • Quản lý RRTT tại các NHTM VN • Một số vụ việc “nổi tiếng” trên thế giới. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 45
  46. Bảng 5: Quan hệ giữa RRTT và các loại rủi ro khác RRTT RR th/khoản RR TD Chênh lệch Đồng tiền Châu Thanh khoản L/suất HĐ-CV Á mất giá thấp tăng Giá chứng khoán Thanh khoản Chất lượng TD giám thấp giảm Lãi suất Hệ thống tài Vi phạm HĐ không ổn định Chính căng thẳng (NQH) tăng 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 46
  47. Hình 7: Tại sao phải Quản lý RRTT? Điều gì đã xảy ra??? Giải pháp hạn chế rủi ro này??? 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 47
  48. Hình 8: VAR ngoại hối của 1 NHTM VN 12,000 VND 10,000 Triệu 8,000 6,000 4,000 2,000 0 VaR giỏ ngoại tệ (USD, EUR, JPY) VaR giỏ ngoại tệ (USD, EUR, JPY) Nguồn: Ban/Phòng nghiệp vụ liên quan. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 48
  49. Bảng 6: VAR của 1 NH Mỹ 2004 2003 Average High Low Average High Low VAR VAR VAR VAR VAR VAR (Dollars in millions) (1) (1) (1) (1) Foreign exchange $ 3.6 $ 8.1 $ 1.4 $ 4.1 $ 7.8 $ 2.1 Interest rate 26.2 51.5 10.7 27.0 65.2 15.1 Credit (2) 35.7 61.4 21.9 20.7 32.6 14.9 Real estate/mortgage (3) 10.5 26.0 4.6 14.1 41.4 3.6 Equities 21.8 51.5 7.9 19.9 53.8 6.6 Commodities 6.5 10.2 3.8 8.7 19.3 4.1 Portfolio diversification (56.3) - - (60.9) - - Total trading portfolio $ 48.0 $ 78.5 $ 29.4 $ 33.6 $ 91.0 $ 11.2 Total market-based trading portfolio (4) $ 44.1 $ 79.0 $ 23.7 $ 33.2 $ 82.0 $ 11.8 Nguồn: Báo cáo thường niên của 1 NH Mỹ năm 2004. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 49
  50. Quản lý và kiểm soát RRTT • Xác lập các thông số rủi ro: – Hạn mức (HM VaR, HM kinh doanh ngoại tệ, các lệnh stop-loss, giới hạn trần-sàn vv) – Trạng thái định kỳ (hàng ngày, tuần vv) – Thông số phi tài chính: các sản phẩm, dịch vụ được phép kinh doanh. • Thực hiện chế độ báo cáo về các thông số rủi ro • Xây dựng và thực hiện tốt chiến lược, chính sách và qui trình QLRRTT • Giám sát tuân thủ • Báo cáo, phân tích và ứng xử đối với các trường hợp vượt hạn mức • Áp dụng thông lệ QLRR tốt nhất (phần sau). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 50
  51. Quản lý RRTT tại các NHTM VN • Mặt được: – Hiểu biết, nhận thức đã tăng lên – Đã thành lập Ban/phòng chuyên trách – Một số đã ban hành chính sách QLRRTT – Đã áp dụng các hạn mức kinh doanh – Đã tính toán, theo dõi VAR (ngoại hối, lãi suất và gần đây chứng khoán) hàng ngày – Đầu tư mua nguồn thông tin (Bloomberg) – Một số cán bộ được đào tạo cơ bản. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 51
  52. Quản lý RRTT tại các NHTM VN (tiếp) • Mặt chưa được: – Nhận thức còn rất hạn chế – BLĐ chưa thực sự quan tâm đầy đủ, thích đáng – Bộ máy tổ chức chưa đầy đủ (chưa có Ủy ban QLRR thuộc HĐQT vv) – Công nghệ còn chưa theo kịp – Tính tuân thủ chưa cao (vẫn vượt VAR vv) – Cán bộ thiếu và còn yếu (có rất ít chuyên gia) – Sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro (HĐ kỳ hạn, HĐ tương lai, swap ) còn hạn chế. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 52
  53. Một số vụ việc “nổi tiếng” • Nick Leeson (GĐ Barings Bank tại Singapore) đầu cơ các HĐ tương lai trên TTCK Osaka, lỗ 1,4 tỷ USD, khiến Barings Bank phá sản năm 1995. • LTCM (a hedge fund, Mỹ) đầu cơ các chứng khoán định giá thấp (underpriced securities). Khủng hoảng xảy ra ở Nga (1998) + hội chứng lan truyền đã khiến LTCM lỗ 4,6 tỷ USD, buộc Fed kêu gọi 14 NH bơm 3,5 tỷ USD ứng cứu. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 53
  54. Hình 9: Citic Pacific (HK) và Rủi ro tỷ giá! Mua quá mức cần thiết các HĐ kỳ hạn đồng AUD. Cuối năm 2008, AUD giảm mạnh (gần 30%); Citic lỗ 1,6 tỷ USD năm 2008. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 54
  55. 3. Quản lý rủi ro tác nghiệp: Một số lưu ý • Cách phân loại RRTN • Quan hệ giữa các cấu phần trong RRTN • Đo lường rủi ro tác nghiệp • Khung quản lý RRTN • Quản lý và kiểm soát RRTN theo thông lệ • Quản lý RRTN tại các NHTM VN • Một số vụ việc nổi tiếng và bài học kinh nghiệm. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 55
  56. Hình 10: RRTN -Phân loại theo nguyên nhân RRTN Con Qui Hệ Khách người trình thống quan - Hệ thống - Hành vi của nhân viên Bất cập, chưa CNTT - Lừa đảo - Cơ quan quản lý cán hoàn chỉnh, chưa - Các hệ thống - Bất khả kháng phù hợp bộ không hiệu quả hỗ trợ/dự phòng - Chính sách khác 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 56
  57. Hình 11: Quan hệ giữa các cấu phần trong RRTN Kế họach phòng ngừa RRTN Nguyên nhân Sự kiện RR Ảnh hưởng - Gian lận nội - Con người bộ/bên ngoài - Trách nhiệm pháp lý - Qui trình - Thiệt hại về TS - Tổn thất, mất mát TS, con người - Hệ thống - Ngưng trệ kinh doanh - Mất viện trợ, bồi - Khách quan thường - Lỗi hệ thống Cơ sở dữ liệu tổn thất Nguồn: Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (2001). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 57
  58. Đo lường rủi ro tác nghiệp • Định tính: – Xếp hạng của kiểm toán nội bộ – Khuyến cáo của kiểm toán, thanh tra bên ngoài – Thông tin báo chí. • Định lượng: – Các chỉ số rủi ro chính (KRIs) – Xếp hạng mức độ rủi ro (Risk rating) – Ma Trận rủi ro tác nghiệp. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 58
  59. Bảng 7: Chỉ tiêu đo lường RRTN Sự cố Chỉ số rủi ro (KRIs) Gian lận Số lượng gian lận nội bộ Số lượng gian lận bên ngoài Khiếu nại và tranh Số lượng khiếu nại và tranh chấp chấp của K/h Số lượng khiếu nại vượt quá X ngày Vị trí công việc bị Tỷ lệ % vị trí bị bỏ trống bỏ trống Số lượng các vị trí bỏ trống vượt quá X ngày Chính sách sản Số SP được đưa ra nhưng không hoàn thành như dự kiến phẩm Số SP triển khai chậm Lỗi, sai sót Số lượng đối với từng mặt nghiệp vụ/sản phẩm Số vi phạm quá giới hạn Xử lý giao dịch Khối lượng giao dịch Số giao dịch quá hạn trong quá trình xử lý CNTT Số lượng và thời gian ngừng hệ thống theo kế họach Số lượng và thời gian ngừng hệ thống không theo kế họach Vi phạm qui định Số vi phạm/phạt/cảnh cáo vi phạm qui định của cơ quan/luật pháp Nguồn: KPMG International 2007. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 59
  60. Hình 12: Khung quản lý RRTN Chiến lược RR Cơ cấu tổ chức Luồng báo cáo Chính sách CSDL Đánh giá Chỉ số RR Giảm thiểu RR Mô hình vốn Công nghệ thông tin Nguồn: KPMG International 2007. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 60
  61. Quản lý rủi ro tác nghiệp theo thông lệ • Áp dụng khung quản lý RRTN (gồm 10 nguyên tắc của Ủy ban Basel). • Xác định đây là trách nhiệm của cả hệ thống Tổ chức (không phải của 1 người/bộ phận) • Có cơ cấu tổ chức phù hợp và phân chia cấp độ quản lý rõ ràng, minh bạch • Xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách và qui trình QLRRTN • Ứng dụng công nghệ thông tin. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 61
  62. Bảng 8: Kiểm soát rủi ro tác nghiệp Mức độ Kế họach hành động RR 1-4 - Kiểm soát nhanh chóng Mức thấp - Giám sát bảo đảm duy trì kiểm soát - Quản lý theo các qui trình thông thường - Cải tiến nếu có thể - Lập báo cáo rủi ro 5-8 - Có kế họach nhằm giảm bớt rủi ro Trung bình - Đánh giá rủi ro và có hành động thích hợp - Các hành động phải được kiểm soát - Lập báo cáo rủi ro và theo dõi 9-12 - Đánh giá rủi ro càng sớm càng tốt (đối với công việc đang Đáng kể tiến hành) - Chỉ thực hiện họat động KD trong giới hạn RR chấp nhận được; và liên hệ với người QLRR về những họat động đó - Lập báo cáo sự cố và theo dõi 15-25 - Không họat động cho đến khi hoàn thành đánh giá RR Nghiêm - Nếu không giảm thiểu được RR đó, phải báo cáo GĐ, trọng người QLRR - Lập báo cáo sự cố và theo dõi Nguồn: KPMG International 2007. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 62
  63. Quản lý RRTN tại các NHTM VN ✓ Một số NHTM đã thành lâp bộ phận QLRRTN: Incombank, Techcombank, VCB, BIDV v.v ✓ Hiệp hội ngân hàng Việt Nam đang nghiên cứu để thành lập Ngân hàng dữ liệu tổn thất về RRTN-LDC ✓ Một số NH đã ban hành chính sách QLRRTN, chế tài đối với RRTN; đã và đang áp dụng Qui trình ISO và qui trình phòng-chống rửa tiền; ✓ Đã có 1 số hội thảo về vấn đề này. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 63 63
  64. QLRRTN tại các NHTM VN • Mặt chưa được: RRTN Con Qui Hệ Khách người trình thống quan - Nhận thức chưa đầy đủ về RRTN và trách - Manh mún, chưa - Lừa đảo bên nhiệm QLRR Bất cập, chưa có phần mềm ngoài còn nhiều - Chỉ tập trung vào hoàn chỉnh, chồng chuyên biệt - Chưa có dự báo báo cáo, xử lý RR chéo - CSDL, thông tin tốt về thay đổi - Sai phạm, vụ việc rất hạn chế chính sách còn nhiều 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 64
  65. Hình 10: Thống kê mức độ lỗi RRTN tại 1 NH nhỏ ở VN năm 2009 TTQT TCCB Huy động vốn Chuyển tiền 1% 0% 5% 5% Ngân quỹ 1% Mã số KH 17% Kế toán 13% Điện toán 21% Thẻ 24% TD, bảo lãnh 13% Nguồn: số liệu tham khảo tại 1 NHTM nhỏ Việt Nam. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 65
  66. Một số vụ việc “nổi tiếng” Điều gì đã xảy ra??? Giải pháp hạn chế rủi ro này??? 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 66
  67. Một số vụ việc “nổi tiếng” • Vụ KD ngoại tệ lỗ 450 tỷ VNĐ tại Agribank cuối năm 2004 và vụ sai qui định về KD ngoại tệ giữa Vietinbank Haiphong và ABN-AMRO Bank Hanoi năm 2006. • Vụ gian lận tại NH Societe General (Pháp) làm NH mất đến 4,9 tỷ EUR (chủ mưu: Jerome Kerviel – Phòng KDNT, sinh năm 1977). Thủ thuật: giấu đi lệnh mua bằng cách tạo ra một lệnh bán ra không có thật (lệnh ảo). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 67
  68. C. Quản lý rủi ro thanh khoản • Rủi ro thanh khoản (RRTK) là rủi ro khi ngân hàng không có khả năng thanh toán họăc phải huy động vốn với chi phí cao để thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. • RRTK ngày càng phức tạp, do: – Sản phẩm-dịch vụ tài chính ngày càng phát triển đa dạng (thí dụ, chứng khoán hóa vv) – NH huy động vốn từ thị trường vốn nhiều hơn – Toàn cầu hóa (rủi ro lan truyền: contagion effect) – Sử dụng công cụ bảo đảm (TSTC, ký quỹ ) ngày càng tăng → yêu cầu đáp ứng đủ, nhanh về ký quỹ/đảm bảo cũng tăng lên. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 68
  69. Qui trình quản lý RRTK Hình 11: Quản lý RRTK theo thông lệ Nhận biết Kiểm soát và xử lý Đo lường Quản lý 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 69
  70. 4.1. Nhận biết rủi ro thanh khoản • Khách hàng rút tiền gửi nhiều cùng 1 lúc • Tăng trưởng tín dụng nhanh hơn vốn huy động • Thiếu chiến lược huy động vốn cạnh tranh • Khó tiếp cận/phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn không ổn định (tiền gửi tổ chức) • Giảm các hạn mức vay trên thị trường tiền tệ • Nguồn vốn không đa dạng • Bị giảm mức xếp hạng tín nhiệm • Thiếu TS đảm bảo (tiền ký quỹ) đối với các khoản cho vay • Độ lệch lớn về kỳ hạn và loại tiền giữa TSN-TSC (mismatch) • Hệ thống thanh toán bị gián đoạn • Khách hàng tăng sử dụng các hạn mức được cam kết. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 70
  71. 4.2. Đo lường rủi ro thanh khoản Bảng 9: Chỉ tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản của NH Chỉ tiêu Các hệ số Thông lệ Dự trữ thanh Tiền gửi tại NH Nhà nước Theo qui định NHTW toán Nắm giữ giấy tờ có giá TSC có thể thanh toán ngay - 25% trong tháng x 100% - 1 trong 7 ngày Khả năng chi TSN phải thanh toán ngay TSC có thể thanh toán ngay trả 20% x 100% Tổng tài sản Cân đối giữa Tổng dư nợ 80% HĐV-SDV (Hệ số Q)= x 100% Tổng vốn huy động Tăng trưởng TD/ĐT so với Vốn huy 1/1 động Vốn ngắn hạn cho vay TDH 30% Độ lệch kỳ hạn Chênh lệch kỳ hạn giữa TSC và TSN N/A cùng kỳ hạn Tính đa dạng -Đa dạng về kỳ hạn, về đồng tiền, đối và cơ cấu VHĐ tượng khách hàng - Cơ cấu Vốn huy động theo k/h và kỳ hạn Nguồn: qui định của Cơ quan quản lý NH và kinh nghiệm. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 71
  72. 4.3. Quản lý rủi ro thanh khoản • Xây dựng và thực thi chính sách và qui trình quản lý rủi ro thanh khoản • Thiết lập các chỉ số và hạn mức (độ lệch kỳ hạn tối đa vv) • Luôn đảm bảo tuân thủ qui định, qui trình (vai trò của Hội đồng ALCO và Bộ phận KTNB) • Đảm bảo đủ dự trữ thanh toán (TSC với tính thanh khoản cao) • Đa dạng hóa nguồn vốn (loại tiền, kỳ hạn, đối tượng khách hàng) 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 72
  73. Quản lý rủi ro thanh khoản (tiếp) • Xác định rõ kế hoạch luồng tiền vào/ra theo định kỳ (ngày, tuần, tháng và năm) • Lưu ý các luồng tiền: – Tỷ lệ TSC và TSN đến hạn nhưng sẽ được quay vòng hoặc gia hạn – Tăng trưởng dự kiến về tín dụng và HĐV – Diễn biến của TSC và TSN có kỳ hạn không chắc chắn – Diễn biến lãi suất HĐV và cho vay – Diễn biến luồng tiền liên quan đến TS ngoại bảng – Khả năng tiếp cận nguồn vốn dự phòng và vay nội bộ. (Theo Qui định của NHTW Fiji, 2008). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 73
  74. 4.4. Kiểm soát rủi ro thanh khoản • Thành lập và vận hành hiệu quả Hội đồng quản lý TSN-TSC (ALCO) • Vận hành hiệu quả bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ • Đảm bảo Hệ thống thông tin quản lý, trong đó có RRTK được đầy đủ, chính xác • Phổ biến rộng rãi (communication) đến tất cả các đối tượng liên quan • Có kế họach dự phòng, đặc biệt là trường hợp xấu nhất xảy ra (scenario/stress planning) • Áp dụng thông lệ tốt nhất (17 nguyên tắc về QLRRTK của BIS). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 74
  75. Kiểm soát rủi ro thanh khoản (tiếp) Bảng 10: Kế họach huy động vốn dự phòng khả thi Khung báo cáo và quản lý đầy đủ: - Hành động ngay sau khi có dấu hiệu cảnh báo - Tránh hoặc giảm thiểu khủng hoảng ngay lập tức Kế họach hành động về QLRRTK rõ ràng: - Có các nguồn thanh khoản khác nhau - Các ngưỡng cần có hành động Đánh giá các tình huống khác nhau Có kế họach truyền tải thông tin (nội bộ và bên ngoài) và ngăn chặn “phản ứng dây chuyền” Được HĐQT phê duyệt và đòi hỏi 1 số thành viên BLĐ tham gia. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 75
  76. Kiểm soát rủi ro thanh khoản (tiếp) Hình 12: Kế họach xử lý xảy ra RRTK Nhận diện Các nhân tố Lập mô hình nguyên nhân khủng hoảng xử lý RRTK • Giá trị TS thanh • Khủng hoảng các • Bước 1: Định khoản giảm nước đang phát lượng số tiền giải mạnh triển ngân/bị rút • Phải bổ sung ký • Xảy ra RRTN tại quỹ NH • Bước 2: Xác định • Nguồn vốn sụt • Bị xếp tụt hạng luồng tiền vào bổ giảm • Một ngành nào đó sung phần giảm đi • KH rút nhiều khó khăn tiền cùng 1 lúc • Bước 3: Xác định lượng tiền ròng (vào-ra) cho mỗi trường hợp Nguồn: PriceWaterhouseCoopers 2007. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 76
  77. Thí dụ cụ thể về RRTK • NR Bank tham gia đầu tư vào chứng khoán được thế chấp bằng các khoản vay địa ốc (dưới chuẩn) từ Mỹ. Khủng hoảng xảy ra; CP Anh phải bơm 51 tỷ USD tháng 9/2007. • Vụ đổ bể của NH Lehman Brothers (Mỹ) ngày 15/9/2008. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 77
  78. D. Qui định quốc tế về an toàn vốn • Hiệp ước An toàn vốn (Basel Capital Accord 1 và 2) qui định: đối với mỗi loại tài sản/họat động có rủi ro; cần có lượng vốn chủ sở hữu tương ứng. • Các NH cần định lượng các loại rủi ro đó với mô hình do mình tự xây dựng hoặc mô hình tiên tiến theo thông lệ. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 78
  79. Hiệp ước an toàn vốn I (Basel Capital Accord - Basel I) • Được Ủy ban Basel (đặt tại Thụy Sỹ) ban hành năm 1988. • Hiệp ước 1 này tập trung vào: – Xác định trọng số rủi ro cho từng loại tài sản – Phạm vi cho cả tập đoàn ngân hàng – Bao gồm cả tài sản ngoại bảng (off-balance-sheet items) – Có tính đến/điều chỉnh đối với các giao dịch trên thị trường; – Theo đó, đưa ra yêu cầu mức vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio = CAR) là 8% tài sản chứa rủi ro (risk- weighted assets). 16/9/2010C.V.Lực/BIDV 79
  80. Trọng số rủi ro của tài sản (nội bảng), theo Basel 2 Tài sản Trọng số rủi ro Tiền mặt, tiền gửi tại NHTW, trái 0% phiếu chính phủ Đầu tư trái phiếu chính quyền địa 20% phương, tiền gửi tại họăc cho vay các NHTM khối OECD Cho vay thế chấp nhà ở 50% Cho vay thương mại và cho vay khác 100% Nguồn: Ngân hàng Thanh toán Quốc tế - BIS. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 80
  81. Cách tính tài sản chứa rủi ro (nội bảng) Giá trị Trọng số Tài sản rủi ro chứa RR Tiền mặt $100 0 0 Tiền gửi (tại NH khối OECD) $100 .20 20 Cho vay xây/mua nhà ở $100 .50 50 Cho vay thương mại $100 1.00 100 Tổng số $400 170 16/9/2010C.V.Lực/BIDV 81
  82. Cách tính tài sản chứa rủi ro (ngoại bảng) Giá trị Hệ số Trọng số TS chứa qui đổi RR RR Bảo lãnh vay vốn $100 100% 100% 100 Cam kết BL phát hành $100 50% 20% 10 chứng chỉ bởi C/quyền ĐP Thư tín dụng $100 20% 100% 20 Thư tín dụng dự phòng $100 50% 100% 50 Tổng TS (ngoại bảng) chứa rủi ro qui đổi 180 → Tổng TS chứa rủi ro = 170 + 180 = 350 → → Vốn tối thiểu = 350 * 8% = USD28 . 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV82
  83. Tài sản chứa rủi ro thị trường (Market risk – adjusted assets) • Năm 1998, Basel 1 được sửa đổi để bao gồm cả rủi ro thị trường. • Cách tính: – Xác định các tài sản chứa RRTT – Tính mức vốn cần có, rồi nhân với 12.5 để có được tổng tài sản chứa RRTT – Cộng với tài sản chứa RRTD, sẽ tính được tổng số TS chứa rủi ro và số vốn cần có . 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV83
  84. Thí dụ về tính hệ số vốn tối thiểu (CAR) Tính tổng số vốn tối thiểu và vốn cấp I: Tổng vốn tối thiểu - Tỷ lệ vốn tối thiểu (CAR) = = Tổng tài sản chứa rủi ro Tổng vốn tối thiểu = = TS chứa RRTD + TS chứa RRTT 119,000 119,000 = = = 9.5 % 1,236,300 + (1,430 * 12.5) 1,252,175 83,000 - Tỷ lệ vốn cấp 1 = = 6.7 % 1,252,175 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 84
  85. Tại sao lại phải thay đổi Basel I? • Trọng số rủi ro quá rộng (tất cả các khoản cho vay thương mại đều có trọng số như nhau) • Chưa tính đến sự tương quan giữa các tài sản cùng danh mục • Chưa bao hàm hết các loại rủi ro chính (thí dụ, chưa có RRTN) • Vì vậy, việc QLRR hiệu quả chưa được đánh giá thích đáng • Các NH có xu hướng cơ cấu tài sản sao cho phải có ít vốn đối ứng tối thiểu. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 85
  86. BASEL II (2006) Ba trụ cột Yêu cầu về vốn Yêu cầu giám sát Yêu cầu đáp ứng tối thiểu của cơ quan quản lý Kỷ luật thị trường So với Basel I, Basel II có 6 sự khác biệt: • Chi tiết hơn về trọng số rủi ro của các loại tài sản khi tính vốn tối thiểu • Bổ sung yêu cầu tính đến rủi ro tác nghiệp • Bổ sung vai trò giám sát của cơ quan quản lý • Bổ sung yêu cầu đáp ứng kỷ luật thị trường (yêu cầu tiết lộ thông tin, công khai, minh bạch) • Phạm vi áp dụng rộng hơn (đối với cả tập đoàn tài chính) • Chi tiết hơn về các phương pháp tính vốn tối thiểu. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 86
  87. Basel 2: Phạm vi áp dụng Tập đoàn tài chính NH 1 NH2 NH trong Cty bảo Cty CK nước hiểm 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 87
  88. Basel 2 – Phương pháp tính vốn tối thiểu Tổng vốn tối thiểu RRTD RRTT RRTN Phương pháp Phương Phương pháp chuẩn (SA) pháp chuẩn chỉ số cơ bản Phương pháp Phương Phương pháp nội bộ (IRBA) pháp nội bộ chuẩn Phương pháp Phương pháp tiên tiến (MR) tiên tiến Nguồn: BIS (2006). 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 88
  89. Basel 2: Tiến độ áp dụng ở các nước Nước Thời điểm Phương Phương áp dụng pháp áp pháp khác dụng Argentina 1Q.2010 SSA/MR Brazil 3Q.2007 MR Chile 4Q.2007 MR/IM China 2010 SA, IRBA MR/IM Hong Kong 1Q.2007/2008 SA IRBA MR/IM India 3Q.2008/2009 SA MR Indonesia 2010 MR/IM Korea 4Q.2007 All MR/IM Malaysia 1Q.2008/2010 SA, FIRBA Philippines 3Q.2007 SA MR/IM Singapore 2008 All MR/IM Taiwan 2007 Thailand 2008 SA Source: G-24 Report on Basel 2 Implementation (2008) 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 89
  90. E. GIẢI PHÁP QLRR ĐỐI VỚI BIDV Áp dụng thông lệ tốt nhất: 1. Nghiên cứu đầy đủ các vấn đề về rủi ro và QLRR 2. Cần có sự quan tâm, sát sao của BLĐ 3. Thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp 4. Đầu tư vào công nghệ cần thiết 5. Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro (Hedging) 6. Đảm bảo định giá theo giá thị trường 7. Xây dựng và thực hiện chiến lược, chính sách và qui trình QLRR 8. Áp dụng hệ thống các chỉ tiêu theo thông lệ (KRIs) 9. Nghiên cứu, ứng dụng các mô hình định lượng rủi ro. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 90
  91. GIẢI PHÁP QLRR ĐỐI VỚI BIDV (tiếp) 10. Áp dụng các chuẩn mực/nguyên tắc QLRR của Ủy ban Basel; bao gồm: • 16 nguyên tắc về quản lý RRTD • 10 nguyên tắc về QLRR lãi suất • 7 nguyên tắc về quản lý RRTN • 17 nguyên tắc của BIS về quản lý RRTK. 11. Nghiên cứu và thực hiện qui định của Hiệp ước an toàn vốn (Basel 2), NĐ 59 và Thông tư 13. 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 91
  92. F. Trao đổi 1. Khó khăn, thách thức đổi với cán bộ QLRR? 2. Tiêu chuẩn cán bộ làm công tác QLRR? Phụ trách QLRR? 3. Xu thế QLRR tại các NHTM VN? 4. Basel 2 và vấn đề QLRR tại Việt Nam? Xin cảm ơn! 16/9/2010 C.V.Lực/BIDV 92