Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Từ câu 27 đến câu 37

doc 4 trang nguyendu 3760
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Từ câu 27 đến câu 37", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_tu_cau_27_den_cau_37.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Từ câu 27 đến câu 37

  1. Câu 27. Quy trình phát hanh L/C ( trang 329 giáo trình ) Rủi ro của NH phát hành khi thanh toán tín dụng chứng từ: Kiểm tra thiếu sai sót trong bộ chứng từ dẫn đến kiện tụng giữa các bên tham gia như người XK, NK và ngân hàng phát hành Đạo đức, khi ngân hàng chấp nhận chứng từ khống Rủi ro về nghiệp vụ tín dụng khi cho người NK hưởng tín dụng ưa đãi về ký quỹ là 0% Phương thức trả tiền, đó là trường hợp mà chứng từ thanh toán được trả theo dạng TTR, NHPH không được kiểm tra chứng từ trước mà đã chuyển tiền sang cho NH chỉ định thanh toán. Một số biện pháp tránh rủi ro: Đào tạo nhân lực tốt trong bộ phận thanh toán quốc tế, có khả năng ứng xử được trong mọi tình huống phát sinh. NHPH có thể thực hiện thêm 1 nghiệp vụ nữa là kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của chừng từ xem có thỏa mãn với quy định trong hợp đồng, tức là tính chân thật của chứng từ được xuất trình, tránh tình trạng chứng từ giả mà NHPH vẫn trả tiền, do UCP không quy định về trường hợp tranh chấp phát sinh khi có chứng tư khống NHPH phải đảm bảo rằng khoản ký quỹ của người yêu cầu phát hành L/C đảm bảo đủ rủi ro mà NHPH chịu, tránh trường hợp NHPH đưa mức ký quỹ về 0% để hấp dẫn KH mà KH không chịu chấp nhận thanh toán đổi chứng từ khi có những biến động xảy ra trong sản xuất kinh doanh.
  2. NHPH nên chủ động hơn trong việc đảm bảo quyền lợi của mình về kiểm tra chứng từ, có thể yêu cầu người lập đơn không chấp nhận hình thức trả tiền TTR Các bạn đọc lại TTR nhé, đây trong phần của t có nhiều câu mang ý kiến cá nhân, mong mọi người đóng góp ý kiến, sai thì sủa nha. Câu 28. Quy trình thông báo L/C trang 330 giáo trình NHTB có thể gặp rủi ro khi thông báo L/C: NHTB thông báo L/C ngay sau khi nhận được L/C cho người thụ hưởng, nếu có hậu quả cho người thụ hưởng thì NHTB phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Trong trường hợp nhận được sửa đổi L/C của NHPH, NHTB không thể thỏa mãn được tính chân thật bề ngoài L/C mà cứ thông báo cho người hưởng lợi với tested trên L/C, sau này xảy ra tranh chấp NHTB phải chịu trách nhiệm ( điều 9f ucp600) Phải làm: Thực hiện đúng quy trình thông báo L/C, có đội ngũ cán bộ tốt để thục hiện quy trình thông báo. Câu 37: phân tích điều 10 10.a. Trong mọi trường hợp sửa đổi L/C cần được thông báo cho người thụ hưởng biết về các sửa đổi để chuẩn bị chứng từ sao cho phù hợp với L/C. Nếu có NHXN thì cũng phải thông báo cho NH này bởi NHXN và NHTB đều là những ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng, do đó họ có quyền được biết
  3. L/C sửa đổi như thế nào để tiến hành xác nhận lại. Điều quan trọng là mọi sửa đổi phải thông qua NHPH mới có hiệu lực 10.b Sau khi L/C được sửa đổi thì NHPH mặc nhiên chấp nhận những sửa đổi đó, và không được phép hủy bỏ nó. NHXN có thể xác nhận thêm hoặc không xác nhận thêm là quyền của NH này. 10.c Tín dụng thư sửa đổi bắt đầu có hiệu lực trong 2 TH Người hưởng lợi thông báo chấp nhận sửa đổi sau khi nhận được thông báo sửa đổi của ngân hàng thông báo sửa đổi này. Nếu người hưởng lợi không thông báo là mặc nhiên sử dụng những chứng từ xuất trình giống với thư sửa đổi thì thời điểm xuất trình này được coi như là thông báo sửa đổi. 10.d 10.e giả sử như sửa đổi 5 điều mà người thụ hưởng chỉ chấp nhận tối đa 4 điều trong sửa đổi thì coi như là thông báo ko chấp nhận sửa đổi này 10.f Nếu quy định trong khoảng thời gian X ngày sau khi gửi thư thông báo sửa đổi, người thụ hưởng sẽ phải chấp nhận thì coi như không có sửa đổi này, sửa đổi mất hiệu lực Một điều khoản trong sửa đổi quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lưc nếu người hưởng lợi chấp nhận trong một thời gian nhât định sẽ không được xem xét đến.
  4. Bình luận: Có phải mọi sự chấp nhận và thỏa thuận sửa đổi L/C của người thụ hưởng và người yêu cầu lập thì L/C được chính thức sửa đổi hay không? Câu trả lời là không, ở đây thể hiện quyền lợi hợp pháp mà các NHPH có được khi thực hiên nghiệp vụ thanh toán. Có phải mọi sủa đổi thực hiện sau thời hạn hiệu lực của L/C được chấp nhận hay không? Câu trả lời ở đây là không được phép, cho dù bất kỳ hoàn cảnh nào người hưởng lợi không kịp lập các chứng từ gửi đi trong thời hạn hiệu lực đã có trước đó. Quyền lợi của NHXN nhiều hơn khi L/C sửa đổi, nếu những điều khoản mới này bất lợi cho nghiệp vụ tín dụng của họ, thì NH này có thể được quyền không xác nhận thêm những sửa đổi đó.