Quản lí rủi ro trong ngân hàng - Tổng quan về quản lí rủi ro trong ngân hàng

pdf 84 trang nguyendu 8970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản lí rủi ro trong ngân hàng - Tổng quan về quản lí rủi ro trong ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_li_rui_ro_trong_ngan_hang_tong_quan_ve_quan_li_rui_ro_t.pdf

Nội dung text: Quản lí rủi ro trong ngân hàng - Tổng quan về quản lí rủi ro trong ngân hàng

  1. Contents A. TỔNG QUAN 4 1. Mục đích 4 2. Khái niệm rủi ro và quản lý rủi ro 5 2.1 Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro 5 2.1.1 Khái niệm rủi ro 5 2.1.2 Phân loại rủi ro 5 2.2 Quản lý rủi ro 6 2.3 Chức năng quản lý rủi ro 7 3. Nguyên tắc 7 4. Hệ thống thông lệ quốc tế về rủi ro và các quy định của Ngân hàng Nhà nước 8 4.1 Basel 8 4.2.1 Sự hình thành và hoạt động của Ủy ban Basel 8 4.2.2 Nội dung cơ bản của Basel 2 9 4.2 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước 12 5. Khung quản trị rủi ro 14 5.1 Quan điểm về rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro 14 5.2 Hoạt động giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành 14 5.2.1 Hội đồng quản trị 14 5.2.2 Ban điều hành 15 5.3 Đảm bảo có đầy đủ chính sách, thủ tục và các giới hạn 15 5.4 Hệ thống thông tin giám sát và quản lý rủi ro thích hợp 15 5.5 Kiểm toán và kiểm soát nội bộ 16 6. Quy trình quản lý rủi ro 17 6.1 Xây dựng bối cảnh 17 6.2 Xác định rủi ro 17 6.3 Đo lường rủi ro 17 6.4 Quản lý và xử lý rủi ro 18 6.5 Kiểm soát rủi ro, xem xét và đánh giá lại 19 7. Mô hình quản trị rủi ro (tham khảo các ngân hàng nước ngoài) 19 7.1. Hội đồng quản trị 19 7.2. Ban điều hành 19 7.3. Ủy ban ALCO và quản lý rủi ro 19 7.4. Khối QLRR: 20 7.5 Các đơn vị trực tiếp kinh doanh và các đơn vị, cá nhân khác 20 B. QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỦI RO 20 1. Quản lý rủi ro tín dụng 20 1.1 Giới thiệu 20 1.2. Giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành 21 1.2.1 Hội đồng quản trị 21 1.2.2 Ban điều hành 22 1.3 Chiến lược tín dụng, chính sách và các giới hạn tín dụng 22 1.3.1 Chiến lược tín dụng 22 1.3.2 Chính sách tín dụng 23 1.3.3 Tiêu chuẩn cấp tín dụng 23 1.3.4 Các giới hạn tín dụng 24 1.3.5 Cơ cấu tổ chức 24 1.3.6 Phê duyệt các khoản tín dụng mới và mở rộng tín dụng hiện tại 25 1.3.7 Quản lý tín dụng 25 1.3.8 Kiểm tra và giám sát tín dụng 26 1.4 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các công cụ đo lường rủi ro tín dụng 26 1.4.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng 26 1.4.2 Các công cụ đo lường rủi ro tín dụng 26 1.5 Hệ thống thông tin quản lý 30 1
  2. 1.6 Kiểm soát và kiểm tra tín dụng 30 1.7 Các báo cáo 30 2. Quản lý rủi ro thanh khoản 30 2.1. Giới thiệu 30 2.2. Giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành 32 2.2.1 Hội đồng quản trị 32 2.2.2 Ban điều hành 32 2.2.3 Vai trò của ủy ban ALCO và QLRR 32 2.3 Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản 33 2.4. Chính sách, quy trình và hạn mức 33 2.4.1 Chính sách thanh khoản 33 2.4.2 Quy trình và giới hạn 34 2.5. Đo lường và theo dõi rủi ro thanh khoản 34 2.5.1. Đo lường và theo dõi rủi ro thanh khoản 34 2.5.2.Quản lý thanh khoản ngoại tệ 39 2.5.3. Quản lý tiếp cận thị trường 39 2.5.4. Xem xét các giả định trong quản lý thanh khoản 39 2.5.5 Kiểm tra khủng hoảng 39 2.6. Hệ thống thông tin quản lý 39 2.7 Kiểm soát nội bộ 40 2.8 Báo cáo rủi ro thanh khoản 41 3.Quản lý rủi ro lãi suất 42 3.1 Giới thiệu 42 3.2. Giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành 44 3.2.1 Hội đồng quản trị 44 3.2.2 Ban điều hành 45 3.2.3 Vai trò của ủy ban ALCO và QLRR 45 3.3 Chiến lược quản lý rủi ro lãi suất 45 3.4 Chính sách, thủ tục và các giới hạn 46 3.4.1 Chính sách và thủ tục 46 3.4.2 Các giới hạn 46 3.5 Đo lường, giám sát rủi ro và kiểm tra khủng hoảng 47 3.5.1 Đo lường và giám sát rủi ro 48 3.5.2 Kiểm tra khủng hoảng 57 3.6 Hệ thống thông tin quản lý 57 3.7 Kiểm soát nội bộ 58 3.8 Các báo cáo 59 4. Quản lý rủi ro tỷ giá 59 4.1 Giới thiệu 59 4.2. Giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành 59 4.3 Chiến lược đối với hoạt động tỷ giá 60 4.4 Chính sách, quy trình và hạn mức 60 4.4.1 Chính sách và quy trình 60 4.4.2 Hạn mức 60 4.5 Đo lường và kiểm soát 61 4.5.1 Đo lường và giám sát rủi ro 61 4.5.2 Kiểm tra khủng hoảng 62 4.5.3 Giám sát và kiểm soát rủi ro 62 4.6 Kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập 62 4.7 Các báo cáo rủi ro 63 5. Quản lý rủi ro giá 63 5.1 Giới thiệu 63 5.2 Giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành 64 5.3 Chiến lược quản lý rủi ro giá 64 5.4 Chính sách, thủ tục và hạn mức 64 5.4.1 Chính sách và thủ tục 64 5.4.2 Hạn mức 64 2
  3. 5.5 Đo lường và giám sát 64 5.5.1 Kiểm tra tính hợp lý của giá và đánh giá theo giá trị thị trường 64 5.5.2 Giá trị rủi ro - VaR 64 5.5.3 Hệ số beta 65 5.5.4 Mức cảnh báo MAT (Management Action Trigger) 65 5.6 Hệ thống thông tin quản lý 65 5.7 Kiểm soát và kiểm toán nội bộ 65 5.8 Các báo cáo 65 6. Quản lý rủi ro hoạt động 66 6.1 Giới thiệu 66 6.2 Giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành 66 6.3 Chiến lược quản lý rủi ro hoạt động 67 6.4 Chính sách và thủ tục 67 6.5 Xác định, đánh giá, giám sát, kiểm soát 68 6.5.1 Xác định rủi ro 68 6.5.2 Các công cụ đánh giá rủi ro 68 6.5.3 Giám sát và kiểm soát 69 6.6 Kiểm soát nội bộ 71 6.7 Các báo cáo 72 7. Quản lý rủi ro danh tiếng 73 7.1 Giới thiệu 73 7.2 Chính sách và thủ tục 73 7.3 Quản lý và giám sát rủi ro danh tiếng 74 7.4 Phương pháp phân tích 74 7.5 Vai trò và trách nhiệm 74 8. Quản lý rủi ro tuân thủ 75 8.2 Giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành 75 8.3 Chính sách và thủ tục 76 8.4 Các công cụ đánh giá 76 8.5 Giám sát tuân thủ và báo cáo 77 C. MỘT SỐ RỦI RO ĐIỂN HÌNH TẠI CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI 78 1. Rủi ro hoạt động tại ngân hàng Barings (1995) 78 2. Rủi ro thanh khỏan của các ngân hàng Agrentina 2001 78 3. Rủi ro tại các ngân hàng Nga 2004 79 4. Rủi ro tại một số ngân hàng trong nước 79 5. Rủi ro tại Northern Rock 2007 – rủi ro thanh khoản và rủi ro danh tiếng 80 6. Rủi ro của một số ngân hàng trong cuộc khủng hoảng 2007-2009 80 D. ALM và ALCO 82 E. TỔNG KẾT 83 3
  4. A. TỔNG QUAN 1. Mục đích Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính, loại bỏ các rào cản thương mại, tài chính và gianh giới toàn cầu đã dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng, đa dạng và phức tạp trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động ngân hàng đối mặt với ngày càng nhiều rủi ro, như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và thanh khoản, rủi ro hoạt động, pháp lý và các loại rủi ro khác. Các rủi ro này có liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng tới nhau. Sự xuất hiện của rủi ro này có thể kéo theo sự xuất hiện của rủi ro khác. Đồng thời cơ quan giám sát và quản lý ngân hàng tập trung hơn vào việc quản lý rủi ro và khả năng sinh lời của các ngân hàng. Điều này đỏi hỏi các ngân hàng phải tập trung và quan tâm nhiều hơn tới việc quản lý rủi ro. Các cuộc khủng kinh tế tài chính toàn cầu ngày càng tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực và ngành ngân hàng – tài chính là ngành chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ, đã có hàng nghìn ngân hàng bị xóa sổ mặc dù có những ngân hàng với lịch sử hàng trăm năm phát triển với kinh nghiệm, đội ngũ lãnh đạo và vốn lớn hàng đầu thế giới. Rủi ro là không thể tránh khỏi đối với bất kỳ ngân hàng nào, hoạt động kinh doanh của ngân hàng vốn đã gắn liền với rủi ro vì thế không thể loại trừ rủi ro mà phải quản lý rủi ro sao cho hạn chế tới mức thấp nhất có thể chấp nhận được và xa hơn là quản lý rủi ro để tạo ra lợi ích cho ngân hàng bởi rủi ro gắn liền với lợi nhuận. Tất nhiên điều này tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Các chính sách về quản lý rủi ro cần xác định rõ các loại rủi ro được quản lý, quy định cơ cấu tổ chức và cung cấp việc đào tạo nguồn nhân lực cần thiết phù hợp với các cấp quản lý rủi ro. Chính sách đưa ra cần đảm bảo đo lường được hiệu quả và phù hợp với cơ cấu quản lý rủi ro, duy trì các biện pháp khác nhau để củng cố, tăng cường sự tinh vi của hệ thống quản lý rủi ro trong việc đưa ra các cảnh báo sớm và có hành động kịp thời cũng như các giải pháp dự phòng. “Quản lý rủi ro phải là một quá trình liên tục tại tất cả các cấp của tổ chức tín dụng và đóng vai trò quan trọng đối với khả năng thực hiện các mục tiêu, duy trì khả năng tài chính và trả nợ của tổ chức đó” – Basel 2. Đồng thời hình thành nên văn hóa kiểm soát rủi ro tại Ngân hàng , mỗi cán bộ nhân viên đều coi quản lý rủi ro là trách nhiệm của mình ở các mức độ và phạm vi khác nhau. Quản lý rủi ro của ngân hàng đứng trên nhiều góc độ khác nhau và cần xem xét quản lý rủi ro ở mọi cấp độ. Cấu trúc quản lý rủi ro theo thông lệ mới gồm ba “hàng phòng thủ”: hàng thứ nhất bản thân bộ phận kinh doanh (bộ phận trực tiếp chấp nhận rủi ro), hàng thứ hai là chức năng quản lý rủi ro độc lập và hàng thứ ba là bộ phận kiểm soát nội bộ. Khối Quản lý Rủi ro là bộ phận độc lập và tách khỏi chức năng kinh doanh, không phải là bộ phận chấp nhận rủi ro. Hoạt động chủ yếu của Khối Quản lý Rủi ro mang tính chất giám sát và cảnh báo toàn bộ hoạt kinh doanh của hệ thống xem có tuân thủ theo chính sách kiểm soát rủi ro do Ban lãnh đạo đề ra không. Từ đó báo cáo kịp thời, đầy đủ và chính xác lên các cấp lãnh đạo các biểu hiện sai phạm có thể dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. 4
  5. 2. Khái niệm rủi ro và quản lý rủi ro 2.1 Khái niệm rủi ro và phân loại rủi ro 2.1.1 Khái niệm rủi ro Theo định nghĩa truyền thống rủi ro là những sự kiện xảy ra có thể làm cho mất mát tài sản hay làm phát sinh một khoản nợ. Định nghĩa về rủi ro hiện đại hơn bao hàm nghĩa rộng hơn và không chỉ tính đến rủi ro tài chính mà còn bao gồm cả những rủi ro liên quan đến những mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược. Rủi ro là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường. Rủi ro không chỉ gây tổn thất về vốn, tài sản của ngân hàng mà còn ảnh hưởng xấu tới mức độ tín nhiệm và thương hiệu của ngân hàng. Chấp nhận rủi ro là trung tâm của hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng cần phải đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro-lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro chấp nhận. Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được và nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng. 2.1.2 Phân loại rủi ro Rủi ro rất đa dạng và có thể được phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phạm vi các hoạt động của Ngân hàng, những rủi ro cơ bản xét đến gồm: Rủi ro tín dụng là là khả năng xảy ra tổn thất của Ngân hàng do khách hàng của Ngân hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Giữa mức độ rủi ro tín dụng và chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp. Một ngân hàng có số lượng các khoản cho vay không thu hồi được nhiều một cách bất thường sẽ được coi như có danh mục cho vay với mức độ rủi ro tín dụng cao. Cách phòng ngừa rủi ro tín dụng tốt nhất là thực hiện việc quản lý danh mục, bao gồm cả việc xây dựng các chuẩn mực cấp tín dụng và chính sách đa dạng hóa phù hợp. Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro dẫn đến tổn thất và/hoặc mất khả năng thanh toán cho Ngân hàng khi Ngân hàng không đủ vốn khả dụng với chi phí hợp lý và/hoặc không thể bán tài sản với chi phí hợp lý và/hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao vào đúng thời điểm mà Ngân hàng cần để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán, tài chính mà Ngân hàng phải thực hiện.Rủi ro thanh khoản lớn nhất khi ngân hàng không thể dự kiến được nhu cầu vay vốn mới hay nhu cầu rút tiền gửi, và ngân hàng không thể tiếp cận được các nguồn bổ sung tiền mặt, ví dụ như thông qua một hạn mức tín dụng đã ký kết. (các nguồn như các khoản cam kết, rủi ro tập trung hay cơ cấu tài sản có và tài sản nợ). Rủi ro thị trường là loại rủi ro bị tổn thất tài sản, xảy ra khi lãi suất, tỷ giá hay giá cả thị trường biến động theo chiều hướng xấu, ví dụ như tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất, giá cổ 5
  6. phiếu. Do rủi ro thị trường bao trùm một phạm vi rất rộng, nên rủi ro thị trường sẽ được chia ra làm ba loại rủi ro cụ thể nhỏ hơn là rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và rủi ro giá cả: o Rủi ro tỷ giá: là khả năng xảy ra những biến động của tỷ giá dẫn đến tác động bất lợi cho các hoạt động kinh doanh, thu nhập và/hoặc giá trị ròng của Ngân hàng. o Rủi ro lãi suất: là khả năng xảy ra những biến động của lãi suất dẫn đến tác động bất lợi tới hoạt động kinh doanh, thu nhập và/hoặc giá trị ròng của Ngân hàng. o Rủi ro giá cả (trừ các rủi ro thị trường ở trên): là khả năng xảy ra những biến động của giá cả dẫn đến tác động bất lợi tới hoạt động kinh doanh, thu nhập và/hoặc giá trị ròng của Ngân hàng. Rủi ro hoạt động (còn gọi là rủi ro vận hành, hoặc rủi ro tác nghiệp) là rủi ro gây tổn thất do nguyên nhân các quy trình nội bộ, con người và các hệ thống không đầy đủ hoặc sai lầm, hoặc bởi các yếu tố, sự kiện bên ngoài. Rủi ro chiến lược là rủi ro phát sinh từ sự bất lực của ngân hàng để thực hiện kế hoạch kinh doanh, chiến lược, quyết định, phân bổ nguồn lực thích hợp và khả năng không thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh của mình. Rủi ro tuân thủ là rủi ro có thể phát sinh từ các vi phạm hay sự không tuân thủ các luật, các quy chế, các quy định hoặc các thông lệ, hoặc khi các quyền lợi cũng như nghĩa vụ hợp pháp của các bên đã được thiết lập. Rủi ro tuân thủ không chỉ gồm tuân thủ pháp lý mà còn cả các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do các hiệp hội đưa ra. Rủi ro danh tiếng là rủi ro phát sinh những quan điểm tiêu cực của công chúng về ngân hàng (khi các thông tin không tốt về ngân hàng được công khai) dẫn đến tình trạng thiệt hại về nguồn huy động vốn, mất khách hàng, giảm thu nhập. Rủi ro danh tiếng có thể kéo theo những hành động gây nên tình trạng kéo dài quan niệm không tốt trong dân chúng về hoạt động chung của ngân hàng, và như vậy khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ khách hàng sẽ trở nên khó khăn và có thể làm “xói mòn” lòng tin của công chúng vào ngân hàng. Mỗi loại rủi ro trên lại có thể được nhìn nhận theo nhiều khía cạnh khác nhau và cần được đo lường và quản lý phù hợp với các đặc điểm riêng biệt của từng loại rủi ro. 2.2 Quản lý rủi ro Quản lý rủi ro là nỗ lực nhằm xác định/nhận dạng, đo lường, theo dõi, giám sát và quản lý sự không chắc chắn (bao gồm cả việc lựa chọn triển khai các biện pháp nhằm hạn chế, kiểm soát rủi ro của Ngân hàng). Mục tiêu của quản lý rủi ro là giảm mức độ rủi ro thuộc những ngành/nội dung đã được lựa chọn xuống một mức độ được chấp nhận đã xác định trước. Theo cách suy nghĩ hiện đại, quản lý rủi ro không chỉ đơn thuần tuân thủ quy định và kiểm soát nội bộ mà trở thành một phần không thể tách rời trong mỗi quyết định kinh doanh và văn hóa rủi ro mang tính đặc trưng của mỗi định chế tài chính. Kỹ năng quản lý rủi ro thay vì cách tiếp cận hậu kiểm đã chuyển sang cách tiếp cận rủi ro mang tính phòng ngừa, dự báo trước và có sự lựa chọn. Các quyết định kinh doanh dựa trên cơ sở rủi ro. Thay vì quản lý rủi ro với vai trò là tác nhân hạn chế chuyển sang quản lý rủi ro đóng vai trò là tác nhân giúp ích. Việc tiếp cận rủi ro của ngân hàng theo các loại rủi ro, gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro khác và quản lý từng loại rủi ro theo đặc điểm của 6
  7. chúng. Ngoài việc quản lý từng rủi ro riêng, ngân hàng thành lập một Ủy ban quản lý rủi ro để xác định và đánh giá rủi ro tổng thể. Trong trường hợp cần thiết, để đưa ra các phản ứng thích hợp và giữ rủi ro trong giới hạn được ủy ban quản lý rủi ro chấp nhận, cần đưa ra các yếu tố định tính và định lượng. Cần xác định được các nhóm rủi ro và có khung phân bổ vốn rủi ro. Cụ thể hơn cần phân bổ vốn rủi ro tới các công ty con của ngân hàng và kiểm soát rủi ro trong giới hạn đặt cho mỗi công ty con. Rủi ro vốn được giao cho các công ty con theo thể loại rủi ro và cụ thể hơn là giao tới các đơn vị kinh doanh của các công ty này. Các rủi ro trên được đưa ra theo loại rủi ro, tuy nhiên nhiều tài sản có thể bao gồm nhiều loại rủi ro, ví dụ trái phiếu ngoại tệ có thể gồm cả rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro về tỷ giá. Việc đánh giá tài sản có tính chất nhiều rủi ro cần kết hợp các rủi ro. Xét trên qui mô toàn hệ thống, cần chỉ rõ các tài sản có nhiều rủi ro và ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của ngân hàng. Quản lý rủi ro là một quá trình liên tục cần phải được phổ biến tới toàn thể nhân viên ở các mức độ khác nhau và nó góp phần hình thành nên văn hóa kiểm soát rủi ro tại Ngân hàng. Walter Wriston (1993), cựu chủ tịch & CEO của citibank/citicorp đã đánh giá về vai trò của quản lý rủi ro của ngân hàng: “thực tế các chuyên viên ngân hàng đang ở trong một ngành kinh doanh về quản lý rủi ro. Nói một cách trực tiếp và đơn giản, đó chính là công việc của ngân hàng”. 2.3 Chức năng quản lý rủi ro Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro và khẩu vị rủi ro; Xác định các rủi ro hiện hành, rủi ro chưa phát hiện và các rủi ro mới; Xây dựng chính sách, quy chế, quy trình, thủ tục, hạn mức và cơ chế kiểm soát rủi ro; Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý, hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro, các biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro; Giám sát đảm bảo việc tuân thủ quy định và hạn mức đặt ra; Đào tạo nhân viên, cập nhật về quản lý rủi ro và tự đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro; Báo cáo kết quả giám sát rủi ro. 3. Nguyên tắc Quản lý rủi ro được gắn với hoạt động quản trị tổng thể, thường xuyên, liên tục và xuyên suốt trong toàn hệ thống; Quản lý rủi ro phải theo thông lệ quốc tế và được chuẩn hóa Theo thông lệ quốc tế, một hệ thống quản lý rủi ro lành mạnh phải có: o Có sự giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành (BOM); o Có chính sách, quy trình và hạn mức thích hợp và đầy đủ (PPL); 7
  8. o Có các hệ thống thông tin quản lý (MIS), hệ thống theo dõi giám sát và đo lường rủi ro thích hợp; o Kiểm soát nội bộ toàn diện (ICs). Quản lý rủi ro đối với tất cả các hoạt động của ngân hàng và hình thành văn hóa kiểm soát rủi ro trong quản trị và cần có nguồn lực để thực hiện; Mục tiêu của quản lý rủi ro không phải là để giảm thiểu rủi ro về mức bằng không mà là tối ưu hóa quan hệ đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi; rủi ro phải được quản lý, không phải loại bỏ rủi ro; rủi ro đến do sự lựa chọn chứ không phải tình cờ; Kết hợp quản lý rủi ro theo hướng hiện đại và truyền thống: trước khi ra quyết định kinh doanh quản lý rủi ro được nhìn trên góc độ hiện đại, tuy nhiên sau khi ra quyết định cần sử dụng thêm quản lý rủi ro theo cách truyền thống; Quản lý rủi ro không đơn thuần ở bộ phân quản lý rủi ro hội sở mà cần phổ biến tới toàn bộ nhân viên, trong đó đặc biệt là bộ phận kinh doanh trực tiếp và có các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. 4. Hệ thống thông lệ quốc tế về rủi ro và các quy định của Ngân hàng Nhà nước 4.1 Basel 4.2.1 Sự hình thành và hoạt động của Ủy ban Basel Ủy ban Basel được thành lập năm 1974 bởi thống đốc ngân hàng trung ương của 10 nước (G10). Hiện nay, các thành viên của ủy ban này gồm các nước: Anh, Pháp, Ý, Đức, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Lucxemembourg, Mỹ, Canada và Nhật. Các quốc gia được đại diện bởi ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng. Ủy ban này nhóm họp định kỳ mỗi năm 4 lần. Ủy ban còn gồm 25 nhóm kỹ thuật và một số bộ phận được nhóm họp thường xuyên để thực hiện các công việc của Ủy ban. Hội đồng thư ký của Ủy ban được đề xuất bởi Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) ở Basel. Hội đồng thư ký gồm 15 thành viên là những nhà giám sát hoạt động ngân hàng chuyên nghiệp được biệt phái tạm thời từ các tổ chức tài chính thành viên. Ủy ban Basel không có bất kỳ cơ quan giám sát nào và những kết luận của nó không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ với việc giám sát hoạt động ngân hàng. Ủy ban này chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất cho các tổ chức. Ủy ban này khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không cố gắng can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các nước thành viên. Ủy ban báo cáo cho thống đốc ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước thành viên. Từ đó tìm kiểm sự hẫu thuẫn cho những sáng kiến của Ủy ban. Một mục tiêu quan trọng của Ủy ban là thu hẹp khoảng cách giám sát quốc tế trên hai nguyên lý cơ bản là (1) không ngân hàng nước ngoài nào được thành lập mà thoát khỏi sự giám sát. (2) việc giám sát phải tương xứng. 8
  9. Năm 1988, Ủy ban đã giới thiệu hệ thống đo lường vốn mà nó được đề cập như là Hiệp ước vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel 1. Hệ thống này cung cấp khung đo lường rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểu là 8%. Nó được phổ biến rỗng rãi trong các nước thành viên và các nước khác. Năm 1997, Ủy ban đã đưa ra “ các nguyên tắc nòng cốt cho việc giám sát hoạt động ngân hàng hiệu quả” - gồm 25 nguyên tắc, nó cung cấp khung khổ cho hệ thống giám sát hiệu quả. Để xúc tiến cho việc thực hiện và đánh giá, tháng 10/1999, Ủy ban đã phát triển “ Phương pháp luận các nguyên lý nòng cốt”. Một sự tổng kết các nguyên lý nòng cốt và phương pháp luận hiện đang được triển khai. Tháng 6/1999, Ủy ban Basel đã ban hành đề xuất khung đo lường mới - chương trình tư vấn lần thứ nhất (First Consultative Package – CP1) với 3 trụ cột chính: - Trụ cột 1: Các yêu cầu vốn tối thiểu - Trụ cột 2: Quy trình xét duyệt giám sát - Trụ cột 3: Kỷ luật thị trường Chương trình tư vấn lần 2 (CP2) và lần 3 lần lượt được hoàn thành vào 1/2001 và tháng 4/2003. Đến quý 4/2003 phiên bản hoàn thiện của Basel 2 được đưa ra và Basel 2 chính thức được ban hành vào ngày 26/06/2004, có hiệu lực từ tháng 1/2007. Tài liệu này có thể làm cơ sở cho các quá trình phê duyệt và xây dựng luật lệ quốc gia về giám sát hoạt động ngân hàng và cho các ngân hàng hoàn chỉnh sự chuẩn bị của họ cho việc thực hiện các tiêu chuẩn mới. So sánh Basel 1 và Basel 2 STT Chỉ tiêu Basel 1 Basel 2 Ba cột trụ nhấn mạnh hơn về phương pháp Cấu trúc và nội Tập trung vào một 1 luận nội tại của ngân hàng, đánh gia của cơ dung loại rủi ro đơn giản quan giám sát và nguyên tắc thị trường Chỉ có một khuôn Linh hoạt hơn, một loạt các cách tiếp cận. Có Tính linh động 2 mẫu cho tất cả đối cơ chế khuyến khích đối với quản lý rủi ro tốt của ứng dụng tượng hơn Nhạy cảm với rủi 3 Đo đạc rủi ro sơ bộ Tăng đọ nhạy với rủi ro ro Có 4 trọng số: 0%, Có 5 trọng số 0%, 20%, 50%, 100%, 150% và 20%, 50%, 100%, 4 Trọng số rủi ro có thể hơn, không có đặc quyền nào, bao gồm ưu đãi hơn với các cả phân cấp bên trong và bên ngoài nước OECD Nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái Kỹ thuật giảm rủi Chỉ hỗ trợ và đảm 5 sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position ro tín dụng bảo netting) 4.2.2 Nội dung cơ bản của Basel 2 9
  10. Mục tiêu của hiệp ước Basel 2 về vốn là: o Tăng cường an toàn và lành mạnh đối với hệ thống tài chính; o Tiếp tục mở rộng cạnh tranh công bằng; o Tạo nên phương pháp toàn diện hơn để xác định rủi ro; o Đưa ra mức vốn tối thiểu nhạy cảm hơn với rủi ro; o Đưa ra các khuyến khích với các ngân hàng nhằm mở rộng khả năng đo lường rủi ro; Nội dung chính của Basel 2 gồm: Khái quát 3 trụ cột của hiệp ước Basel 2: Trụ cột 1 Trụ cột 2 Trụ cột 3 Các yêu cầu vốn tối thiểu Quy trình xét duyệt giám sát Kỷ luật thị trường Ban hành những mức chuẩn tối Tăng thêm trách nhiệm và mức - Ngân hàng được yêu cầu tăng thiểu đối với quản trị vốn trên độ quyền tự quyết đối với các xét cường công khai thông tin, đặc một cơ sở nhạy cảm hơn với các duyệt giám sát và kiểm soát bù biệt các chỉ số đo lường rủi ro tín rủi ro: đắp: dụng và hoạt động. - Rủi ro tín dụng - Đánh giá chiến lược vốn tối - Mở rộng nội dung và tăng tính - Rủi ro vận hành thiểu của ngân hàng minh bạch đối với thị trường về - Rủi ro thị trường - Xác nhận các mô hình nội các công bố tài chính - Mức chi phí vốn - Theo dõi phòng vệ các mức vốn và đảm bảo hành động chống đỡ Trụ cột 1: Các yêu cầu vốn tối thiểu 10
  11. Trụ cột này liên quan tới việc duy trì vốn an toàn tối thiểu. Lượng vốn duy trì được tính toán theo ba yếu tố rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt là rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động/ vận hành và rủi ro thị trường. Những loại rủi ro khác không được coi là có thể lượng hóa hoàn toàn ở bước này. Trong trụ cột này Basel 2 đề cập tới cách tính yêu cầu vốn tối thiểu, các cấu thành của vốn vốn (vốn cấp 1, cấp 2 và cấp 3), cách tính yêu cầu vốn đối với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường. Theo quy định trong Basel, một tổ chức tài chính được gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio – CAR) đạt tối thiểu 4% đối với vốn cấp 1 và 8% đối với vốn cấp 2. Hệ số CAR được tính như sau: CAR = vốn ngân hàng/tài sản có điều chỉnh rủi ro Vốn ngân hàng: được chia thành hai cấp, vốn cấp 1 (tier 1) và vốn cấp 2 (tier2). Vốn cấp 1 bao gồm vốn cổ phần thường và dự trữ được công bố. Vốn cấp 2 gồm dữ trự không được công bố, dự trữ tài sản đánh giá lại, dự phòng chung/dự phòng tổn thất cho vay chung, các công cụ vốn lai (giữa nợ và vốn chủ sở hữu, ví dụ trái phiếu chuyển đổi), nợ thứ cấp. Giới hạn đối với vốn cấp 2 được đưa vào tính toán tỷ lệ đủ vốn không được quá 100% vốn cấp 1; nợ thứ cấp tối đa bằng 50% vốn cấp 1; dự phòng chung tối đa bằng 1,25% tài sản có rủi ro; dự trữ tài sản đánh giá lại được chiết khấu 55%; thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm; vốn ngân hàng không bao gồm vốn vô hình (goodwill). Tài sản có điều chỉnh rủi ro: Mỗi loại tài sản được gắn cho một trọng số rủi ro. Việc xếp trọng số bao nhiêu tùy thuộc mức độ tín nhiệm của chủ nợ. Một điểm khác biệt giữa basel 1 và basel 2 là nợ the basel 2 được chia thành 5 nhóm: nhóm 0%, 20%, 50%, 100% và 150%; basel 1 chỉ có 4 nhóm đầu). Tại Việt Nam đang áp dụng trọng số rủi ro của tài sản được chia thành 5 mức là 0%, 20%, 50%, 100% và 150% (quyết định 457/2005/QĐ - NHNN và các quyết định sửa đổi, bổ dung như quyết định 03/2007/QĐ -NHNN, quyết định số 34/2008/QĐ – NHNN) tùy theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản. Trụ cột 2: Quy trình xét duyệt giám sát Trụ cột này hoạt động tập trung vào việc xây dựng hệ thống quản lý rủi ro cho ngân hàng và các nhà hoạch định chính sách. Quy trình kiểm tra kiểm soát trong Basel 2 không chỉ để đảm bảo rằng ngân hàng có đủ vốn để giải quyết tất cả các rủi ro trong hoạt động kinh doanh mà còn khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn trong việc kiểm soát và quản lý các loại rủi ro. Trụ cột này cũng cung cấp một khung giải pháp cho các rủi ro khác mà ngân hàng phải đối mặt như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro tuân thủ/pháp lý mà Basel tổng hợp lại dưới cái tên rủi ro còn lại – residual risk. Bốn nguyên tắc chính của trụ cột 2: - Ngân hàng nên có quy trình đánh giá sự thích hợp của tổng vốn và hồ sơ rủi ro của ngân hàng và một chiến lược duy trì các mức vốn khác nhau. - Những người giám sát cần kiểm tra lại và đánh giá các chiến lược, đánh giá mức vốn thích hợp nội bộ của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ các mức vốn điều tiết. Những người giám sát cần phải có những hành động giám sát phù hợp nếu họ không thỏa mãn với kết quả cua quy trình đánh giá. - Kiểm soát viên nên yêu cầu ngân hàng duy trì mức cao hơn tỷ lệ vốn điều chỉnh tối thiểu và phải có khả năng yêu cầu các đơn vị thành viên duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu. 11
  12. - Kiểm soát viên cần phải có biện pháp can thiệp ngay ở giai đoạn đầu tiên để ngăn mức vốn không bị rớt xuống thấp hơn mức tối thiểu để giải quyết những thuộc tính rủi ro của một ngân hàng nhất định và cần có hành động giải quyết tức thì nếu vốn không duy trì hoặc khôi phục được. Trụ cột 3: Kỷ luật thị trường Trụ cột này tập trung vào việc đưa các nội dung về việc tuân thủ các kỷ luật thị trường, vấn đề công bố thông tin đầy đủ và minh bạch. Trong đó nhấn mạnh đến việc công bố các loại thông tin về rủi ro, dự trữ, vốn. Điều này giúp thị trường có một bức tranh hoàn thiện hơn về vị thế rủi ro tổng thể của ngân hàng và cho phép đối tác của ngân hàng đánh giá chính xác hơn về ngân hàng. 4.2 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước Ngày 27/5/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN. Đây là một cơ quan cấp tổng cục trực thuộc NHNN, được thành lập trên cơ sở sáp nhập một số Vụ, Cục của NHNN. Cơ quan này có chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và giám sát chuyên ngành về ngân hàng trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN; tham mưu, giúp Thống đốc NHNN quản lý nhà nước đối với các TCTD, tổ chức tài chính quy mô nhỏ, hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác; thực hiện phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật. Theo Quyết định này, thông qua hoạt động giám sát ngân hàng, trong trường hợp phát hiện các vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và quy định của pháp luật hoặc có dấu hiện mất an toàn hoạt động, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Nội dung giám sát được xây dựng với các Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 về hoạt động giám sát từ xa, Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN về xếp loại NHTM cổ phần, Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, Đối chiếu việc thực hiện các nguyên tắc giám sát của Basel trong hoạt động giám sát của NHNN Nguyên Các nguyên tắc cơ bản của Basel về giám sát Chưa đáp Đã đáp ứng Đang xúc tiến tắc số ngân hàng hiệu quả ứng 1. Chức năng, nhiệm vụ, sự độc lập, sự minh bạch và X hợp tác 2. Phạm vi hoạt động ngân hàng X 3. Các tiêu chí cấp phép X 12
  13. 4. Chuyển đổi quyền sở hữu lớn X 5. Các sáp nhập cơ bản X 6. An toàn vốn X 7. Quy trình quản trị rủi ro X 8. Rủi ro tín dụng X 9. Các tài sản có vấn đề, dự trữ và dự phòng X 10. Giới hạn tín dụng với khách hàng lớn X 11. Nguy cơ rủi ro đối với các bên liên quan X 12. Rủi ro chuyển đổi và rủi ro chính trị X 13. Rủi ro thị trường X 14. Rủi ro thanh khoản X 15. Rủi ro hoạt động X 16. Rủi ro lãi suất trong ghi sổ của ngân hàng X 17. Kiểm toán và kiểm soát nội bộ X 18. Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ tài chính X 19. Phương pháp giám sát X 20. Kỹ thuật giám sát X 21. Thông tin báo cáo giám sát X 22. Chế độ kế toán và công bố thông tin X 23. Thực hiện yêu cầu và kết luận thanh tra giám sát X 24. Giám sát tổng thể X 25. Phối hợp giám sát trong và ngoài nước X 13
  14. Tổng 6 13 6 (Nguồn: www.sbv.gov.vn) 5. Khung quản trị rủi ro 5.1 Quan điểm về rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro Rủi ro đi liền với lợi nhuận, và đó chính là sự đánh đổi. Khi đưa ra khẩu vị rủi ro cần xem xét ở khả năng rủi ro, tình trạng tài chính, sức mạnh của thu nhập lõi và khả năng đàn hồi của uy tín và thương hiệu, khả năng quản lý rủi ro của từng ngân hàng. Khẩu vị rủi ro có thể được định nghĩa là khả năng, cách thức, mức độ và phạm vi chấp nhận rủi ro nhằm đạt được những mục tiêu hoạt động, kinh doanh mà ngân hàng theo đuổi. Khẩu vị rủi ro được mô tả định lượng với mỗi rủi ro và được đưa vào trong chiến lược của ngân hàng. Khẩu vị rủi ro là trung tâm của việc tiếp cận rủi ro, quản lý vốn và kinh doanh của ngân hàng. Nó bao gồm cả khía cạnh lợi và bất lợi. Trong mỗi giai đoạn cần xác định rõ khẩu vị rủi ro, và đánh giá mức độ rủi ro mong muốn có xứng đáng với lợi ích, mục tiêu tăng trưởng không và phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty và các bên liên quan không. Khẩu vị rủi ro thực hiện thông qua các các giới hạn hoạt động kiểm soát mức độ rủi ro do ngân hàng, các vùng và nhóm khách hàng. 5.2 Hoạt động giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành 5.2.1 Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng và quyết định về mức độ rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận được. Đồng thời, HĐQT chịu trách nhiệm về quản lý, hướng dẫn và giám sát đối với Ban điều hành, thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt và hiệu quả. Để làm điều này, HĐQT cần phải: Phê duyệt các chiến lược kinh doanh tổng thể và các chính sách, giới hạn về quản lý rủi ro của Ngân hàng và định kỳ có xem xét đánh giá lại; Chủ động theo dõi tình hình thực hiện và danh mục rủi ro của Ngân hàng; Định kỳ rà soát thông tin để nắm bắt và đánh giá tất cả các loại rủi; Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp; Bảo đảm Ban điều hành thực hiện đầy đủ các bước cần thiết để xác định, định lượng, giám sát và quản lý rủi ro; Bảo đảm Ban điều hành giám sát được hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ. 14
  15. Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của minh, Hội đồng quản trị nên phân trách nhiệm cho một bộ phận chuyên trách về Quản lý rủi ro - Uỷ ban Quản lý rủi ro, được điều hành bởi một thành viên Hội đồng quản trị không phải là giám đốc điều hành và có kiến thức về quản lý rủi ro. 5.2.2 Ban điều hành Ban điều hành thực hiện các nhiệm vụ được Hội đồng quản trị giao. Trách nhiệm của Ban điều hành như sau: Thực hiện các chiến lược và chính sách đã được Hội đồng quản trị phê duyệt; Xây dựng các quy trình nhằm xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát những rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng; Duy trì một cơ cấu tổ chức phân công rõ chức năng, nhiệm vụ, và trách nhiệm báo cáo để tránh những trường hợp mâu thuẫn về quyền lợi; Bảo đảm những chức năng nhiệm vụ được phân công được thực hiện một cách hiệu quả; Xây dựng những chính sách kiểm soát nội bộ phù hợp; Giám sát tính hiệu quả và đầy đủ của hệ thống kiểm soát nội bộ. 5.3 Đảm bảo có đầy đủ chính sách, thủ tục và các giới hạn Ngân hàng cần có đầy đủ chính sách, thủ tục và các giới hạn về rủi ro. Mỗi loại rủi ro cần được xác định đúng cách, đảm bảo có chính sách và thủ tục đầy đủ để nhận diện, đánh giá, đo lường, kiểm soát và phòng chống thích hợp. Đồng thời các chính sách, thủ tục và các giới hạn cần chỉnh sửa kịp thời để phù hợp với sự thay đổi trong môi trường hoạt động ngân hàng. Các yêu cầu đối với chính sách, thủ tục và các giới hạn: o Có các tiêu chuẩn về xác định rủi ro, đo lường, giám sát và kiểm soát những rủi ro từ các hoạt động quan trọng của mình; o Phù hợp với kinh nghiệm của cấp quản lý của ngân hàng, phù hợp với các tuyên bố và mục tiêu của ngân hàng và sức mạnh tài chính tổng thể của ngân hàng; o Phân rõ quyền và trách nhiệm của các cấp, cán bộ trong hoạt động; o Có chính sách xem xét lại các hoạt động mới của ngân hàng để đảm bảo ngân hàng có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết để xác định, giám sát và kiểm soát rủi ro liên quan tới hoạt động được đưa ra trước khi hoạt động đó được thực hiện. 5.4 Hệ thống thông tin giám sát và quản lý rủi ro thích hợp Có các hệ thống thông tin quản lý, hệ thống theo dõi và đo lường rủi ro thích hợp. Giám sát rủi ro hiệu quả yêu cầu ngân hàng cần xác định và đo lường tất cả các rủi ro cơ bản. Do đó, hoạt động giám sát rủi ro phải được hỗ trợ bởi hệ thống thông tin cung cấp cho Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo các báo cáo kịp thời về tình trạng tài chính, hiệu quả hoạt động, và các nguy cơ rủi ro của ngân hàng. Đồng thời các báo cáo phải đảm bảo đầy đủ, thường xuyên, chi tiết, đơn giản và dễ hiểu để tham gia vào hoạt động quản lý hàng ngày. 15
  16. Ngân hàng phải có hệ thống thông tin quản lý và giám sát rủi ro để cung cấp cho Ban lãnh đạo một sự hiểu biết rõ ràng về tình trạng của ngân hàng và các nguy cơ rủi ro. Các yêu cầu tối thiểu để đảm bảo hiệu quả của hệ thống đo lường, giám sát rủi ro và hệ thống thông tin: o Giám sát rủi ro được thực hiện và báo cáo đúng địa chỉ và gồm tất cả các rủi ro; o Các giả định chính, các nguồn dữ liệu, các thủ tục/quy trình được sử dụng trong đo lường và giám sát rủi ro cần thích hợp, đầy đủ tài liệu và được kiểm tra thử nghiệm với độ tin cậy nhất định.; o Các báo các và các hình thức giao tiếp khác cần được thống nhất trong hoạt động của ngân hàng, cấu trúc giám sát và tuân thủ hạn mức được thiết lập, đặt ra mục tiêu, so sánh hiệu quả thực tế và dự kiến; o Các báo cáo quản lý phải chính xác, kịp thời và đầy đủ để đánh giá mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. 5.5 Kiểm toán và kiểm soát nội bộ Cấu trúc kiểm soát nội bộ của ngân hàng có vai trò quan trọng đối với an toàn và sự lành mạnh của ngân hàng nói chung và hệ thống quản lý rủi ro nói riêng. Thiết lập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả bao gồm cả việc thực thi quyền hạn, trách nhiệm và phân tách nghiệp vụ của các bộ phận. Khi hệ thống kiểm soát nội bộ đúng cấu trúc sẽ khuyến khích các hoạt động của ngân hàng hoạt động có hiệu quả, các báo cáo tài chính và pháp lý đáng tin cậy, biện pháp bảo vệ tài sản và giúp bảo đảm tuân thủ pháp luật liên quan, các quy định, chính sách và thể chế. Kiểm soát nội bộ nên được kiểm tra bởi kiểm toán nội bộ độc lập báo cáo trực tiếp lên Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo. Để đảm bảo kiểm soát nội bộ và các thủ tục kiểm toán, cần chú ý: o Hệ thống kiểm soát nội bộ phải phù hợp với loại hình và mức độ rủi ro gây ra bởi tính chất và phạm vi hoạt động của ngân hàng; o Cơ cấu tổ chức của ngân hàng phải thiết lập rõ ràng thẩm quyền và trách nhiệm giám sát sự tuân thủ chính sách, thủ tục và các giới hạn; o Các báo cáo cần cung cấp đầy đủ, độc lập của bộ phận kiểm soát từ các lĩnh vực kinh doanh và phân tách nhiệm vụ của các bộ phận trong ngân hàng như bộ phận kinh doanh trực triếp (front –office), bộ phận middle-office, bộ phận back-office; o Cấu trúc của ngân hàng nên phản ánh hoạt động thực tế; o Các báo cáo tài chính, hoạt động và pháp lý phải đảm bảo tin cậy, chính xác, kịp thời; với trường hợp ngoại lệ phải được ghi nhận và nhanh chóng điều tra tìm hiểu; o Kiểm toán nội bộ hoặc hoạt động xem xét kiểm soát khác nên cung cấp độc lập và khách quan; o Hiệu quả của kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ và hệ thống thông tin nên được kiểm tra và xem xét lại định kỳ. 16
  17. 6. Quy trình quản lý rủi ro Một ngân hàng có thể thực hiện những lựa chọn sau đây để quản lý rủi ro: o Tránh rủi ro (risk avoidance): có vẻ hợp lý nhưng không thực tế đối với ngân hàng vì ngân hàng chủ yếu dựa vào việc kinh doanh rủi ro để tìm kiếm lợi nhuận. o Giảm rủi ro (risk mitigation): thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm xác suất xảy ra tổn thết hay các tác động của nó. Ví dụ, ngân hàng có thể cho vay và yêu cầu bên vay có tài sản thế chấp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. o Chuyển rủi ro (risk transfer): việc chuyển rủi ro đến một đối tác thứ ba có thể được thực hiện thông qua các hợp đồng bảo hiểm hoặc các biện pháp phòng ngừa rủi ro (hedging) nhờ vào các công cụ phái sinh như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đông hoán đổi ). o Chấp nhận rủi ro (risk acceptance): ngân hàng chấp nhận các loại rủi ro ở một mức độ nhất định mà không thực hiện hành động cụ thể nào để giảm hoặc chuyển rủi ro vì các biện pháp đó rất tốn kém. Do sự đa dạng của rủi ro, không có những bắt buộc cụ thể về quy trình quản lý rủi ro cho tất cả các ngân hàng, mỗi ngân hàng nên dựa vào nhu cầu và hoàn cảnh của mình để đưa ra chương trình quản lý rủi ro phù hợp. Tuy nhiên, một quy trình quản lý rủi ro nên bao gồm: 6.1 Xây dựng bối cảnh Cần hiểu được mục tiêu và chiến lược kinh doanh, quản trị rủi ro, rà soát môi trường kinh doanh, hiểu được khẩu vị rủi ro và xác định rõ lượng rủi ro mà mình chấp nhận nắm lấy, các tiêu chuẩn cho các rủi ro sẽ được đánh giá 6.2 Xác định rủi ro Tất cả các rủi ro trọng yếu (gồm cả rủi ro đang có, rủi ro chưa được phát hiện và rủi ro mới) ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của ngân hàng phải được ngân hàng nhận ra và hiểu được. Xác định rủi ro phải là quá trình liên tục và nên được hiểu cả ở cấp giao dịch và cấp danh mục. 6.3 Đo lường rủi ro Một khi các rủi ro đã được xác định, chúng ta phải đánh giá được về mức độ thua lỗ và xác suất nảy sinh. Điều này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau, từ các công cụ và mô hình đơn giản đến các công cụ và mô hình phức tạp. Đo lường rủi ro chính xác và kịp thời là rất cần thiết cho hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả. Nếu không có một hệ thống đo lường rủi ro, ngân hàng đã hạn chế khả năng kiểm soát hoặc giám sát mức độ rủi ro của mình. Ngân hàng nên kiểm tra định kỳ các công cụ đo lường rủi ro để chắc chắn rằng chúng chính xác. Hệ thống đo lường rủi ro tốt cần phải đánh giá được rủi ro của các giao dịch cá nhân và danh mục. 17
  18. Các rủi cần phải được định lượng, đo lường được. Có nhiều công thức tính rủi ro nhưng công thức được chấp nhận rộng rãi nhất để định lượng rủi ro là: Rủi ro = Tần suất xuất hiện x Tác động của sự kiện rủi ro Các công cụ để đo lường rủi ro: o Phân tích GAP (GAP Analysis); o Kỳ hạn (Duration): sự nhạy cảm của danh mục đầu tư khi lãi suất thay đổi; o Mô phỏng (Simulation) hay phân tích độ nhạy (nghiên cứu độ nhạy của giá trị tài sản tương ứng với những thay đổi của những yếu tố cấu thành giá trị tài sản đó), phân tích tình huống/kịch bản (lựa chọn nhiều tình huống khác nhau của thị trường và xem xét giá trị tài sản thay đổi như thế nào tương ứng với mỗi tình huống), phân tích Monte Carlo, Stress tests (kiểm định để đánh giá xem một danh mục hay một tổ chức nào đó về khả năng chịu đựng trong điều kiện khủng hoảng); o Value at Risk (VaR): giá trị tổn thất kỳ vọng lớn nhất trong một thời hạn đầu tư nhất định với độ tin cậy xác định; o Độ lệch chuẩn (σ), độ biến động (giá trị thực so với giá trị trung bình) o Beta (β); Tracking error (giá trị thực so với một chỉ số chuẩn) o Risk metrics (metrics rủi ro); 6.4 Quản lý và xử lý rủi ro Ngân hàng nên có hệ thống thông tin quản lý hiệu quả (MIS) để giám sát các mức rủi ro và tạo điều kiện xem xét lại kịp thời trạng thái rủi ro và các trường hợp ngoại lệ. Báo cáo giám sát phải thường xuyên, kịp thời, chính xác, nhiều thông tin và cần được phân phối cho các cá nhân thích hợp để đảm bảo hành động kịp thời khi cần thiết. Việc giám sát các rủi ro nên chú ý: o Tất cả những trạng thái giao dịch liên quan đến lãi suất, ngoại tệ, cổ phiếu, hàng hóa đều cần phải đánh giá lại theo giá thị trường nhằm mục đích quản lý tốt nhất các rủi ro liên quan; o Thiết lập các giới hạn về rủi ro đối với mỗi loại rủi ro ví dụ như đối với trái phiếu có thể định mức về VaR, kỳ hạn hoặc tính lồi; đối với những giao dịch quyền chọn nên đưa ra các định mức về delta, gamma và vega; định mức thanh khoản; o Đưa ra các định mức về trạng thái và giới hạn tổn thất (Stop – loss limits); o Đối với rủi ro tín dụng cần có hệ thống theo dõi và đánh giá mức độ tín nhiệm khách hàng. Xử lý rủi ro tiềm năng: Sau khi xác định và đánh giá rủi ro, có thể sử dụng một trong 4 nhóm các kỹ thuật để quản lý rủi ro sau: Tránh – hạn chế (avoidance – elimination); Giảm thiểu – Phòng ngừa (reduction –hedging); Chuyển đi – Mua bảo hiểm (transfer – buying insurance) và chấp nhận rủi ro (risk acceptance). 18
  19. 6.5 Kiểm soát rủi ro, xem xét và đánh giá lại Hoạt động kiểm soát phải được thực hiện ở nhiều cấp với các mức độ khác nhau. Ở cấp Hội đồng Quản trị và Ban điều hành được thực hiện thông qua nhận được các bản trình bày và các báo cáo định kỳ về vị thế rủi ro, sự tuân thủ và các ngoại lệ về rủi ro, báo cáo thực trạng rủi ro. Ở cấp độ phòng ban gồm việc kiểm tra các hoạt động rủi ro, các báo cáo vị thế rủi ro, tình trạng và các ngoại lệ về rủi ro. Các báo cáo về rủi ro phải cung cấp thông tin thích hợp, chính xác và kịp thời. Bên cạnh đó, cần đánh giá tính hiệu quả trong quản lý rủi ro với quan điểm phát hiện sai sót để sửa chữa và hoàn thiện hơn. Để kiểm soát rủi ro, ngân hàng nên thiết lập và truyền đạt các hạn mức rủi ro thông qua các chính sách hạn chế rủi ro, các tiêu chuẩn và các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn của các cán bộ, các cấp lãnh đạo. Các giới hạn rủi ro sẽ được sử dụng như một phương tiện để kiểm soát các rủi ro khác nhau liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cũng cần thẩm tra và đối chiếu trực tiếp để phát hiện các sai sót hoặc các vấn đề ẩn chưa trong các hoạt động. Kết quả của việc thẩm tra và đối chiếu cần được báo cáo lên lãnh đạo cấp cao phù hợp. Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh một điều rằng, mục tiêu áp dụng quy trình quản lý rủi ro này không phải là để giảm thiểu mức rủi ro tuyệt đối mà chính là tối ưu hóa quan hệ đánh đổi giữa rủi ro – lợi nhuận. 7. Mô hình quản trị rủi ro (tham khảo các ngân hàng nước ngoài) 7.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị thực hiện quản lý rủi ro ở tầm chiến lược, vai trò của Hội đồng quản trị ở mục 5.2.1. 7.2. Ban điều hành Ban điều hành thực hiện quản lý rủi ro ở tầm vĩ mô và thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro là khối QLRR. Vai trò của Ban điều hành ở mục 5.2.2 7.3. Ủy ban ALCO và quản lý rủi ro Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro cho toàn bộ hoạt động của Ngân hàng; Xây dựng và trình Hội đồng Quản trị, Đại hội Cổ đông phê duyệt chiến lược quản lý rủi ro và khẩu vị rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng; Xây dựng các chiến lược ứng phó với rủi ro trong đó có các chương trình dự phòng và duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên; Phê duyệt mô hình tổ chức, phương pháp, quy trình, hệ thống các công cụ đo lường, định dạng rủi ro và các biện pháp quản lý rủi ro do Khối QLRR đệ trình; 19
  20. Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề Theo dõi việc thực hiện chiến lược đã vạch ra. 7.4. Khối QLRR: Khối quản lý rủi ro là Khối nghiệp vụ trực thuộc Ban điều hành, được thành lập để thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro của Ngân hàng. Các chức năng của khối QLRR như sau: Xây dựng chiến lược và các chính sách quản lý rủi ro trình lên Hội đồng Quản trị, Ban điều hành; Xác định các rủi ro hiện hành, rủi ro chưa phát hiện và các rủi ro mới của Ngân hàng Ngân hàng; Đề xuất chính sách, quy chế, quy trình, thủ tục, hạn mức và cơ chế kiểm soát rủi ro; Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý, hệ thống đo lường, đánh giá rủi ro, các biện pháp phòng chống, giảm thiểu rủi ro; Giám sát đảm bảo việc tuân thủ quy định và hạn mức đặt ra; Đào tạo nhân viên, cập nhật về quản lý rủi ro và tự đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro; Báo cáo kết quả giám sát rủi ro lên Hội đồng quản trị, Ban điều hành. 7.5 Các đơn vị trực tiếp kinh doanh và các đơn vị, cá nhân khác Các đơn vị trực tiếp kinh doanh thực hiện quản lý rủi ro ở tầm vi mô. Họ là người trực tiếp chấp nhận mức độ rủi ro và cũng phải quản lý rủi ro theo các quy định của Ngân hàng. Ngoài ra quản lý rủi ro không chỉ ở bộ phận kinh doanh, mà tất cả các cán bộ trong ngân hàng đều phải tham gia quản lý rủi ro ở các mức độ khác nhau. Qua đó hình thành nên văn hóa kiểm soát rủi ro tại Ngân hàng. Rủi ro gắn liền với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro và lợi ích luôn tồn tại thống nhất trong 2 mặt đối lập. Với sự phát triển và hội nhập, các rủi ro mới được phát hiện càng nhiều và mức độ tinh vi của các rủi ro càng cao. Cùng với thời gian, cần phải cập nhật cho khung quản lý rủi ro tổng thể để phù hợp với tình hình mới. Ghi chú: Để thuận lợi cho việc đi sâu vào các rủi ro, chúng tôi tách quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường riêng biệt khi viết. Riêng quản lý rủi ro thị trường sẽ được nhấn mạnh và viết thành quản lý rủi ro lãi suất, quản lý rủi ro hối đoái và quản lý rủi ro giá. Ngoài ra chúng tôi đề cập tới quản lý rủi ro tuân thủ, quản lý rủi ro uy tín/danh tiếng. B. QUẢN LÝ CÁC LOẠI RỦI RO 1. Quản lý rủi ro tín dụng 1.1 Giới thiệu 20
  21. Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng tại Việt Nam. Rủi ro tín dụng nếu xảy ra có thể dẫn tới thiệt hại lớn cho ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của ngân hàng và có thể dẫn tới các rủi ro khác vì vậy việc hiểu và nhận biết tốt về rủi ro tín dụng là cơ sở để quản lý rủi ro tín dụng. Việc ngân hàng phát hiện tất cả các rủi ro tín dụng trong các sản phẩm và hoạt động của mình là rất quan trọng. Để làm được như vậy ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng các đặc thù rủi ro tín dụng của từng sản phẩm hay hoạt động. Quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả liên quan đến việc quản lý chặt chẽ mối quan hệ giữa rủi ro/lợi nhuận và kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tín dụng trong nhiều khía cạnh khác nhau, chẳng hạn như chất lượng tín dụng, mức độ tập trung, loại tiền tệ, thời gian đáo hạn, các hình thức bảo đảm và các loại công cụ tín dụng. Khi xem xét rủi ro tín dụng cần chú ý tới các yếu tổ tạo nên rủi ro tín dụng: o Các khách hàng khác nhau và các ngành nghề khác nhau có các rủi ro khác nhau; o Các sản phẩm khác nhau (các hình thức cho vay hoặc theo loại tiền tệ) thể hiện các rủi ro khác nhau; o Rủi ro thanh toán gắn với các công cụ tài chính (các giao dịch MM, FX); o Chuyên môn của cán bộ tín dụng và các nguồn lực của ngân hàng (trong đó có hệ thống công nghệ thông tin); o Mức độ tập trung của danh mục tín dụng. 1.2. Giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành 1.2.1 Hội đồng quản trị Hội đồng Quản trị có vai trò quan trọng đối với việc giám sát cấp tín dụng và chức năng quản lý rủi to tín dụng trong ngân hàng. Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị là phê duyệt chiến lược rủi ro tín dụng, các chính sách quan trọng liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nó dựa trên chiến lược kinh doanh tổng thể của ngân hàng. Các chiến lược tổng thể và các chính sách quan trọng phải được xem xét lại hàng năm. Trách nhiệm của Hội đồng quản trị đối với quản lý rủi ro tín dụng gồm: o Phê duyệt chiến lược, chính sách tín dụng, cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng và phổ biến tới toàn bộ nhân viên; o Đảm bảo rằng rủi ro tín dụng mà ngân hàng tiếp xúc được duy trì ở mức độ thận trọng và phù hợp khả năng về vốn của ngân hàng, cần phải đặt trong mối tương quan với mức độ chấp nhận rủi ro chung của ngân hàng; o Đảm bảo rằng các nhà quản lý cấp cao và cá nhân chịu trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm chuyên môn và kiến thức tốt, cập nhật để thực hiện chức năng quản lý rủi ro; o Đảm bảo ngân hàng có khung quản lý rủi ro đủ mạnh để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro tín dụng; 21
  22. o Đảm bảo kiểm toán nội bộ xem xét hoạt động tín dụng để đánh giá, các chính sách, thủ tục có được tôn trọng và đầy đủ không; o Xem xét chính sách tín dụng nội bộ và người liên quan; o Phê duyệt các khoản tín dụng vượt mức/thẩm quyền; o Xem xét báo cáo định kỳ của Ban điều hành, thanh tra và kiểm toán (nội bộ và bên ngoài) nhằm đảm bảo tính tuân thủ và hiệu quả hoạt động của chính sách. 1.2.2 Ban điều hành Ban điều hành có nhiệm vụ thực hiện chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đồng thời, đảm bảo rằng các quy trình, thủ tục đặt ra để quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng phù hợp với chiến lược và chính sách về quản lý rủi ro tín dụng. Trách nhiệm của Ban điều hành gồm: o Thiết lập và phát triển chính sách tín dụng, quy trình/thủ tục quản lý tín dụng như là một phần trong khuôn khổ tổng thể quản lý rủi ro tín dụng được phê duyệt bởi Hội đồng Quản trị; o Triển khai thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng; o Đảm bảo thực hiên và phát triển hệ thống báo cáo phù hợp về nội dung, hình thức, tần số thông tin liên quan đến danh mục tín dụng và rủi ro tín dụng, cho phép phân tích hiệu quả, quản lý thận trọng và kiểm soát rủi ro tín dụng hiện tại và tiềm năng; o Giám sát và kiểm soát bản chất và thành phần của danh mục tín dụng; o Giám sát chất lượng tín dụng; o Thiết lập kiểm soát nội bộ được phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn để đảm bảo hiệu quả quá trình quản lý rủi ro tín dụng;\ o Phổ biến kịp thời chính sách quản lý rủi ro tín dụng, các thủ tục tới tất cả các cá nhân trong quy trình; o Trình lên Hội đồng Quản trị các khoản vượt mức thẩm quyền phán quyết; o Báo cáo toàn diện các khoản tín dụng quan trọng, thành phần và bản chất của danh mục tín dụng, vấn đề quản lý rủi ro tín dụng lên Hội đồng Quản trị ít nhất 1 năm một lần. 1.3 Chiến lược tín dụng, chính sách và các giới hạn tín dụng 1.3.1 Chiến lược tín dụng Mục đích cơ bản của chiến lược tín dụng là xác định khẩu vị rủi ro tín dụng. Khi đã xác định được khẩu vị rủi ro tín dụng, ngân hàng có thể phát triển kế hoạch để tối ưu hóa lợi ích trong khi vẫn giữ rủi ro tín dụng trong giới hạn đã định trước. Chiến lược tín dụng cần diễn tả được: o Tiêu chuẩn để cấp một khoản tín dụng dựa trên các phân đoạn khách hàng khác nhau, sản phẩm, ngành, vị trí địa lý, tiền tệ và kỳ hạn; o Mục tiêu cho từng phân khúc thị trường cho vay và mức độ đa dạng hóa hoặc mức độ tập trung ; 22
  23. o Chiến lược giá. Điều cần thiết để đưa ra chiến lược rủi ro tín dụng đòi hỏi ngân hàng cần xem xét đến thị trường mục tiêu của mình. Các thủ tục tín dụng phải nhằm mục đích hiểu sâu sắc và đầy đủ các khách hàng của ngân hàng. Chiến lược tín dụng nên cung cấp cách tiếp cận liên tục và đưa vào tài khoản khía cạnh tình hình kinh tế đất nước, ngành và những kết quả thay đổi trong thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng. Chiến lược này sẽ được xem xét định kỳ và sửa đổi là cần thiết nhưng nên tồn tại lâu dài và qua các chu kỳ kinh tế khác nhau. 1.3.2 Chính sách tín dụng Việc thiết lập khuôn khổ chính sách tín dụng cho đầu tư và quyết định cho vay phản ánh sức chịu đựng của tổ chức tín dụng với rủi ro tín dụng. Để có hiệu quả, chính sách cần phải được truyền đạt kịp thời và ở tất cả các cấp, với toàn bộ nhân viên. Định kỳ sửa đổi để đưa vào tài khoản thay đổi hoàn cảnh nội bộ và bên ngoài. Chính sách tín dụng gồm các nội dung tối thiểu như sau: o Tiêu chuẩn cấp tín dụng (thị trường, đối tượng khách hàng theo ngành, địa lý, tài sản đảm bảo; chi tiết và chính thức hoá việc đánh giá tín dụng/quá trình thẩm định, hệ thống đánh giá nội bộ ,cấu trúc khoản tín dụng); o Thẩm quyền phê duyệt các cấp (thiết lập hệ thống phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm trong phê duyệt các khoản tín dụng và thay đổi trong điều khoản tín dụng; thẩm quyền cho vay của cán bộ phải phù hợp với kinh nghiệm, khả năng và tính cách của cá nhân; các khoản tín dụng vượt thẩm quyền); o Hạn mức tín dụng đối với một khách hàng và nhóm khách hàng liên quan, với ngành hoặc lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể. Đảm bảo tuân thủ các giới hạn của cơ quan quản lý nhà nước;\ o Thẩm quyền phê duyệt các thiệt hại có thể xảy ra và các khoản nợ có khả năng mất vốn; o Giá cả tín dụng; o Vai trò và trách nhiệm của các đơn vị/cá nhân liên quan đến tổ chức và quản lý tín dụng; o Quản lý tín dụng (hồ sơ tín dụng, hợp đồng tín dụng, tài liệu, tài sản bảo đảm và bảo lãnh); o Kiểm tra tín dụng; o Hướng dẫn và xử lý các khoản cho vay có vấn đề; o Hướng dẫn rõ ràng về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. 1.3.3 Tiêu chuẩn cấp tín dụng Tập hợp thông tin về khách hàng xin vay. Tới thăm các khách hàng tiềm năng Phân tích nguồn trả nợ Cấu trúc của khoản tín dụng 23
  24. Các khoản cho vay hợp vốn 1.3.4 Các giới hạn tín dụng Một yếu tố quan trọng trong quản lý rủi ro tín dụng là thiết lập các giới hạn tín dụng bao trùm trên bảng cân đối kế toán và các khoản ngoại bảng cho mỗi khách hàng và nhóm khách hàng liên quan. Mục đích là để ngăn chặn ngân hàng dựa quá nhiều vào một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng đi vay và đảm bảo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Mức độ giới hạn cho khách hàng phụ thuộc vào khả năng trả nợ của khách hàng, các yêu cầu tín dụng, điều kiện kinh tế và khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Giới hạn cũng nên được đặt cho các sản phẩm tương ứng, các hoạt động, ngành nghề cụ thể, thành phần kinh tế và/hoặc khu vực địa lý để tránh rủi ro tập trung. Đối với việc cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng, cần được xem xét thường xuyên và định kỳ. Các yêu cầu về tăng hạn mức của khách hàng cần được chứng minh. Những hướng dẫn sau đây cần phải được xem xét trong quá trình đặt ra các giới hạn: o Các giới hạn cần bao gồm toàn bộ các rủi ro đối với từng khách hàng cụ thể đối với toàn bộ các hoạt động của ngân hàng, như tín dụng, tài trợ thương mại (ngoài bảng cân đối kế toán), hoạt động liên ngân hàng và hoạt động nguồn vốn (tỷ giá hối đoái) và các giao dịch khác liên quan đến rủi ro tín dụng; o Những khoản vượt quá giới hạn trên cần được Hội đồng tín dụng phê duyệt theo từng trường hợp cụ thể, có xem xét đến chất lượng của khoản thế chấp bổ sung mà đơn vị vay vốn có thể cung cấp cho ngân hàng; o Phương pháp bù trừ số dư có thể được áp dụng để hạn chể rủi ro tín dụng, chẳng hạn như các giao dịch liên ngân hàng. Để có thể thực sự hạn chể rủi ro những thoả thuận bù trừ như vậy cần phải có thể thực hiện được trong khuôn khổ pháp luật; o Giới hạn cho từng khách hàng có thể được tạo lập ban đầu dựa trên xếp hạng rủi ro tính từ Hệ thống xếp hạng tín dụng. Giới hạn cao hơn có thể được áp dụng cho các khách hàng có điểm cao; o Giới hạn đối với từng nhóm khách hàng vay có quan hệ với nhau cần được tạo lập song song với giới hạn cho vay cho từng khách hàng đơn lẻ. Giới hạn nhóm rất quan trọng do mối tương quan tiềm năng của các nhân tố liên quan đến rủi ro tín dụng của các đơn vị thành viên trong nhóm, và sự gia tăng mức độ tập trung rủi ro mà mối tương quan này tạo ra cho ngân hàng. Nhóm đơn vị vay vốn được xem là “có quan hệ với nhau” khi họ có chung giám đốc/lãnh đạo, hoặc có sự đồng sở hữu tư nhân về cổ phiếu, hoặc nắm giữ cổ phiếu lẫn nhau. Một ví dụ về tập trung rủi ro là khi các hoạt động của đơn vị vay này phụ thuộc vào quan hệ thương mại với đơn vị vay khác. Nguyên lý “domino” có thể được áp dụng, phát sinh từ việc sự thất bại của một đơn vị kéo theo sự thất bại của các đơn vị khác trong nhóm; o Các giới hạn áp dụng cho sự phối hợp trong danh mục tín dụng được xác định dựa vào chiến lược tín dụng của ngân hàng và dựa vào sự phối hợp danh mục mục tiêu được phê duyệt trong chiến lược tín dụng đó; o Rủi ro thực tế đối với các giới hạn cần được giám sát ở cấp độ từng đơn vị vay riêng lẻ, từng nhóm đơn vị vay có quan hệ với nhau và từng danh mục tín dụng. 1.3.5 Cơ cấu tổ chức 24
  25. a. Hội đồng Quản trị b. Ban điều hành c. Ủy ban ALCO và QLRR d. Ủy ban tín dụng/Hội đồng tín dụng e. Ban giám đốc chi nhánh 1.3.6 Phê duyệt các khoản tín dụng mới và mở rộng tín dụng hiện tại Để duy trì một danh mục tín dụng lành mạnh, ngân hàng phải quy định rõ ràng và hợp lý quy trình phê duyệt tín dụng. Các quyết định phải được thực hiện theo hướng dẫn bằng văn bản và được cấp bởi các cấp quản lý thích hợp. Ngân hàng nên có bộ phận kiểm tra để đảm bảo rằng quá trình phê duyệt đã được tuân thủ và phù hợp. Các cấp phê duyệt tín dụng cần được ghi rõ thành văn bản và bao gồm tối thiểu những mục sau: o Cấp phê duyệt tín dụng theo giá trị tuyệt đối và giá trị tăng dần; o Cấp phê duyệt dự phòng và xoá sổ khoản vay; o Cán bộ tín dụng và các vị trí hay uỷ ban được cấp quyền phê duyệt; o Khả năng người được uỷ quyền tiếp tục uỷ quyền phê duyệt về rủi ro và xoá sổ khoả vay; o Các hạn chế, nếu có, áp dụng đối với việc sử dụng các cấp phê duyệt. Đối với mỗi khoản tín dụng được đề nghị cần phải tuân thủ các quy định, được chuyên viên tín dụng có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với giá trị và độ phức tạp của khoản tín dụng đánh giá một cách cẩn trọng. Ngân hàng nên quy định cụ thể thông tin và tài liệu cần thiết để chấp nhận các khoản tín dụng mới, gia hạn tín dụng hiện có và/hoặc thay đổi các điều khoản và điều kiện của các khoản tín dụng trước đây đã được duyệt. Những thông tin nhận được sẽ là cơ sở cho các đánh giá nội bộ, độ chính xác và đầy đủ của nó có vai trò quan trọng để ra quyết định tín dụng thích hợp. Giao dịch với các bên liên quan phải chịu sự chấp thuận của Hội đồng Quản trị (không bao gồm các thành viên hội đồng với các xung đột quan tâm). 1.3.7 Quản lý tín dụng Quản lý tín dụng là là yếu tố quan trọng bảo đảm khoản cho vay được duy trì một cách đúng đắn, an toàn sau khi vốn đã được giải ngân. Quản lý tín dụng gồm việc lưu giữ hồ sơ tín dụng, hợp đồng tín dụng và các tài liệu liên quan, thu thập thông tin tài chính hiện hành, các hoạt động liên quan tới tài sản thế chấp, gửi ra thông báo mới và chuẩn bị các tài liệu khác như thỏa thuận cho vay. Hồ sơ tín dụng. Hợp đồng tín dụng và những tài liệu có liên quan 25
  26. Tài sản bảo đảm và bảo lãnh 1.3.8 Kiểm tra và giám sát tín dụng a. Giám sát từng khoản vay b. Giám sát tổng thể danh mục tín dụng c. Bộ phận xử lý nợ 1.4 Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các công cụ đo lường rủi ro tín dụng 1.4.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tổ hợp các quy trình phân loại khách hàng theo ngành nghề, quy mô, tính chất sở hữu, bộ chỉ tiêu tài chính và bộ phi tài chính để chấm điểm khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là một công cụ quan trọng trong việc quản lý và giám sát chất lượng đối với từng khách hàng cũng như toàn bộ danh mục tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tốt là một phương tiện tốt cho thấy sự khác biệt về mức độ rủi ro tín dụng của các khách hàng của ngân hàng. Nó cũng cho phép xác định chính xác hơn về đặc điểm của danh mục tín dụng, mức độ, các khoản tín dụng có vấn đề và đẩy đủ các dự phòng tổn thất tín dụng. Khi dự phòng tổn thất tín dụng các ngân hàng ít nhất phải đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Mục đích của xếp hạng tín dụng:  Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay, phê duyệt hay không phê duyệt;  Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép ngân hàng lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời;  Quản lý, giám sát chất lượng của danh mục tín dụng và xu hướng của nó;  Phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn;  Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cụ thể riêng cho ba nhóm đối tượng khách hàng gồm: khách hàng doanh nghiệp; tổ chức tín dụng và khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. Tổng số điểm của khách hàng được xác định theo thang điểm tối đa là 100, được chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định. Ngân hàng cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho riêng mình và đảm bảo các quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nhà nước đưa ra (tham khảo dự thảo 493 mới của Ngân hàng Nhà nước). 1.4.2 Các công cụ đo lường rủi ro tín dụng 26
  27. Mô hình điểm số Z (Z – credit scoring model): Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay, phụ thuộc vào: chỉ số tài chính của người vay, tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ trong quá khứ. Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 X1 là hệ số vốn lưu động /tổng tải sản X2 là hệ số lãi chưa phân phối/tổng tài sản X3 là hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản X4 là hệ số giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu/giá trị hạch toán của tổng nợ X5 là hệ số doanh thu/tổng tài sản Điểm Z càng cao thì xác suất vỡ nợ càng thấp, nếu Z thấp hoặc là một số âm là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm nguy cơ rủi ro vỡ nợ cao. Z 3: khách hàng không có khả năng vỡ nợ Bất kỳ doanh nghiệp nào có Z<1.81 phải được xếp và o nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Phương pháp này đơn giản song mô hình này chỉ cho phép phân loại khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi, không được trả lãi cho đến mất hoàn toàn cả vốn gốc và lãi vay. Ngoài ra không tính đến các yếu tố khó định lượng như điều kiện kinh doanh, thị trường thay đổi, danh tiếng khách hàng, mối quan hệ gắn bó lâu dài với khách hàng, sự biến động của chu kỳ kinh tế. Đánh giá rủi ro khoản vay: Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ IRB (Internal Ratings Based). EL = EAD x PD x LGD Trong đó: EL (expected loss) là tổn thất tín dụng dự kiến; EAD (Exposure at Defaut) là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ; PD (Probability of default) là xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD (Loss given default) là tỷ trọng tổn thất ước tính. PD - xác suất không trả được nợ 27
  28. Cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được. Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó. Những dữ liệu được phân theo 3 nhóm sau: - Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như các đánh giá của các tổ chức xếp hạng - Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữ liệu về khả năng tăng trưởng của ngành, - Những dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ cho ngân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó tính được xác xuất không trả được nợ của khách hàng. Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. EAD - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp. Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp. Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau: EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ. “LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân” chính là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân. Việc xác định LEQ - tỷ trọng phần vốn rút thêm có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các số liệu quá khứ. Điều này dẫn đến những khó khăn lớn trong tính toán. Ví dụ, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường hiếm khi rơi vào tình trạng này, do đó, không thể tính chính xác được LEQ của một khách hàng tốt. Ngoài ra, một số vấn đề dẫn đến sự phức tạp của LEQ có thể còn gồm: loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô hạn mức tín dụng, tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức, LGD - tỷ trọng tổn thất ước tính Đây là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan. Tỷ trọng tổng thất ước tính có thể tính toán theo công thức sau đây: LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD. Trong đó, số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố. LGD cũng có thể được coi là 100% - tỷ lệ vốn có 28
  29. thể thu hồi được. Theo thống kê của ủy ban Basel, tỷ lệ thu hồi vốn thường mang giá trị rất cao (70% - 80%) hoặc rất thấp (20 - 30%). Do đó, chúng ta không nên sử dụng tỷ lệ thu hồi vốn bình quân. Theo nghiên cứu của ủy ban Basel, hai yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng. Cơ cấu tài sản của khách hàng được nhắc đến ở đây với ý nghĩa thứ tự ưu tiên trả nợ khác nhau của các khoản phải trả trong trường hợp doanh nghiệp phải phá sản. Trên thực tế, khi một doanh nghiệp phá sản, tỷ lệ thu hồi vốn từ các khoản vay của ngân hàng thường cao hơn tỷ lệ thu hồi vốn từ trái phiếu bởi ngân hàng có quyền được ưu tiên trả nợ trước các nhà đầu tư trái phiếu. Bên cạnh đó, khi kinh tế trong tình trạng suy thoái, tỷ lệ thu hồi vốn cũng sụt giảm. Ngành nghề kinh doanh cũng ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ thu hồi vốn: các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng thường cho tỷ lệ thu hồi vốn cao hơn các khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ. Hiện nay, tồn tại ba phương pháp chính để tính LGD:  Một là, Market LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường. Phương pháp này được sử dụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị trường. Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xếp vào hạng không trả được nợ. Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện tại hóa tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được của khoản vay trong tương lai.  Hai là, Workout LGD - tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý các khoản tín dụng không trả được nợ. Ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền trong tương lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu các luồng tiền này. Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vấn đề mấu chốt và nan giải nhất.  Ba là, Implied Market LGD - xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường. Như vậy, thông qua các biến số LGD, PD và EAD, ngân hàng sẽ xác định được EL - tổn thất ước tính của các khoản cho vay. Nếu ngân hàng tính chính xác được tổn thất ước tính của khoản cho vay thì sẽ mang lại cho ngân hàng rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ đơn thuần giúp ngân hàng xác định chính xác hơn hệ số an toàn vốn tối thiểu trong mối quan hệ giữa vốn tự có với rủi ro tín dụng. Đánh giá rủi ro danh mục: Phương pháp xác định giá trị rủi ro VaR VaR của danh mục được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định nếu loại trừ những trường hợp xấu nhất hiếm khi xảy ra . Đây là phương pháp đánh giá rủi ro theo hai tiêu chuẩn: giá trị danh mục cho vay và khả năng chịu đựng rủi ro tín dụng của ngân hàng. VaR có thể hiểu như sau: “nếu không tồn tại sự kiện đặc biệt thì tổn thất tối đa trong X% các trường hợp sẽ không vượt quá V đồng trong vòng N ngày”. V là giá trị rủi ro phụ thuộc vào độ tin cậy, thời gian đo lường VaR, và sự phân bổ lời/lỗ trong khoảng thời gian này (độ lệch chuẩn). 29
  30. 1.5 Hệ thống thông tin quản lý Hiệu quả của quá trình đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng phụ thuộc nhiều vào chất lượng của hệ thống thông tin quản lý. Các thông tin được tạo ra từ hệ thống cho phép Ban lãnh đạo và các cấp quản lý hoàn thành vai trò giám sát của mình, bao gồm cả việc xác định mức vốn tự có của ngân hàng cần có. Vì vậy, chất lượng, mức độ chi tiết và sự kịp thời của thông tin có vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, thông tin về thành phần và chất lượng của danh mục tín dụng cho phép cấp quản lý đánh giá một cách nhanh chóng và chính xác mức độ rủi ro của ngân hàng hiện tại. Ngân hàng phải có hệ thống thông tin tại chỗ cho phép quản lý xác định mức độ rủi ro của danh mục tín dụng. Phạm vi của thông tin nên được xem xét định kỳ bởi các nhà quản lý kinh doanh, quản lý cấp cao và Hội đồng Quản trị. 1.6 Kiểm soát và kiểm tra tín dụng 1.7 Các báo cáo Cơ cấu danh mục (Theo địa bàn, loại tiền, tài sản bảo đảm ); Rủi ro tập trung tín dụng; Đánh giá rủi ro; Tài sản bảo đảm. 2. Quản lý rủi ro thanh khoản 2.1. Giới thiệu Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro thường trực, bao trùm và là loại rủi ro quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản có thể làm giảm thu nhập, uy tín của ngân hàng, lớn hơn có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán. Rủi ro thanh khoản có thể xuất phát từ những nguyên nhân như đặc điểm tài sản tài chính (như sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi lãi suất); do ngân hàng suy giảm về niềm tin; do dự mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn huy động và đầu tư vốn; do những người rút tiền ổ ạt, tức thời; hoặc liên quan đến các cam kết tín dụng của ngân hàng, các khoản ngoại bảng. Một ngân hàng nếu có các khoản ngoại bảng lớn hoặc phụ thuộc nhiều vào tiền gửi của các doanh nghiệp lớn có mức độ rủi ro thanh khoản cao. Ngoài ra, một ngân hàng có sự gia tăng nhanh chóng về tổng tài sản mức độ rủi ro thanh khoản có thể gia tăng và cần có sự quan tâm đúng mức. Rủi ro thanh khoản cần được xem xét trong mối quan hệ với các rủi ro khác. Rủi ro thanh khoản có thể bị kích hoạt bởi các rủi ro khác như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng Nếu ngân hàng có rủi ro tín dụng gia tăng do việc gia tăng và tập trung tín dụng có thể dẫn tới sự gia tăng rủi ro thanh khoản. Tương tự, một mặc định cho vay lớn hoặc thay đổi lãi suất bất lợi có thể tác động đến tình trạng thanh khoản của ngân hàng. 30
  31. Thanh khoản và khả năng sinh lời có sự đánh đổi với nhau, để đảm bảo quản lý rủi ro thanh khoản hiệu quả, khối Nguồn vốn là bộ phận trực tiếp quản lý thanh khoản. Nguyên tắc quản lý thanh khoản tại khối Nguồn vốn cần đảm bảo: - Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản toàn hệ thống theo nguyên tắc quản lý nguồn vốn tập trung; - Thanh khoản phải được quản lý hàng ngày, theo chiến lược của Hội đồng Quản trị, chính sách và các quy định về giới hạn của ủy ban ALCO và QLRR; - Hội đồng Quản trị, ủy ban ALCO và QLRR phải được thông tin kịp thời về tình hình thanh khoản; - Quản lý thanh khoản được thực hiện thông qua các quy định, quy trình, thiết lập và kiểm soát hạn mức thanh khoản; - Quản lý thanh khoản theo phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh và động: Báo cáo MCO (chia theo thời gian đáo hạn O/N, 2-7 ngày, 8 ngày – 1M, 1M – 2M, 2M – 3M, 3M-6M, 6M- 1Y, 1Y-2Y, 2Y trở đi, riêng đối với các khỏan không kỳ hạn cần tính và chia vào các thang kỳ hạn thích hợp); phân tích các chỉ số thanh khoản; định kỳ lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các thay đổi về lãi suất, vĩ mô và vi mô từ các kịch bản đưa ra các dự báo về kế hoạch cho vay mới, khả năng huy động vốn mới từ tổ chức tín dụng, khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, khả năng vay cầm cố, chiết khấu, khả năng chuyển các tài sản thành tiền mặt; theo từng kịch bản xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào và luông tiền ra, xác định khe hở thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới; - Quản lý thanh khoản bao gồm cả các biện pháp, kế hoạch thực hiện trong trường hợp dư thừa, thiếu hụt và khủng hoảng thanh khoản. Một số chỉ tiêu cảnh báo sớm (không nhất thiết dẫn tới vấn đề thanh khoản của tổ chức) nên được quan tâm: - Xu hướng đáng kể hoặc tiêu cực của nền kinh tế gây ra sự gia tăng các rủi ro đối với lĩnh vực hoạt động hoặc với các dòng sản phẩm; đặc biệt là khủng hoảng tài chính quốc gia hoặc thế giới làm giảm niềm tin vào hệ thống ngân hàng; - Có sự phá sản của một số ngân hàng; - Sự tập trung của tài sản có hoặc tài sản nợ; - Mất cân đối nghiêm trọng về thời gian đáo hạn giữa tài sản nợ và tài sản có; - Sự suy giảm của chất lương danh mục tín dụng; - Sự suy giảm của lợi nhuận thực hiện; - Sự tăng trưởng nhanh chóng của tài sản được tài trợ bởi tiền gửi lớn không ổn định/ hay biến động; - Quy mô của các khoản tín dụng ngoại bảng; - Sự đánh giá xấu đi của bên thứ 3/ tổ chức xếp hạng tín dụng/SBV đối với ngân hàng; - Niềm tin của công chúng giảm; - Lãi suất biến động mạnh và sự căng thẳng vốn của các ngân hàng. Quản lý rủi ro thanh khoản liên quan tới việc không chỉ phân tích bảng cân đối kế toán và các khoản ngoại bảng của ngân hàng mà còn phải dự báo dòng tiền tương lai cũng như các yêu cầu tài trợ mà ngân hàng cần đáp ứng. Đồng thời ngân hàng cần xác định được khả năng huy động/vay mượn trên thị trường, giám sát các dấu hiệu xói mòn lòng tin của thị trường. 31
  32. Quy trình quản rủi ro thanh khoản cần phản ánh được tính chất, kích cỡ và mức độ phức tạp của các hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng cần phải có sự hiểu biết tường tận những yếu tố nội tại có thể đưa đến gia tăng rủi ro thanh khoản và kiểm soát nó để giảm nhẹ tác động. 2.2. Giám sát của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành 2.2.1 Hội đồng quản trị  Phê duyệt chiến lược và các chính sách quan trọng liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản;  Bổ nhiệm các chức danh quản lý cấp cao về quản lý rủi ro thanh khoản;  Giám sát tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ và đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng; xem xét đầy đủ các kế hoạch dự phòng của ngân hàng; 2.2.2 Ban điều hành Ban điều hành có nhiệm vụ thực thi chiến lược và chính sách phù hợp với khẩu vị rủi ro Hội đồng quản trị đưa ra. Để đạt hiệu quả của việc giám sát hàng ngày và định kỳ rủi ro thanh khoản, Ban điều hành nên:  Thực hiện và phát triển các thủ tục theo hướng tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu của Hội đồng quản trị;  Thành lập bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro thanh khoản, quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm;  Giám sát việc thực hiện và duy trì hệ thống thông tin quản lý đảm bảo xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro thanh khoản của ngân hàng;  Thiết lập kiểm soát nội bộ hiệu quả trong quá trình quản lý rủi ro thanh khoản cũng như đảm bảo rằng truyền đạt tới tất cả nhân viên. 2.2.3 Vai trò của ủy ban ALCO và QLRR Hội đồng QLRR:  Đảm bảo hoạt động của ngân hàng phù hợp với chiến lược thanh khoản đã đặt ra;  Đảm bảo các chính sách và thủ tục cần thiết cho quản lý rủi ro thanh khoản được thực hiện;  Quản lý tình hình thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách định kỳ và đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng;  Giám sát hoạt động của hội đồng ALCO và việc xử lý các vấn đề quan trọng của Ủy ban này. Hội đồng ALCO: Có trách nhiệm quản lý khả năng thanh khoản nói chung bao gồm các công việc chính sau:  Xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình/thủ tục, hạn mức quản lý thanh khoản và rủi ro thanh khoản; đảm bảo rằng các thủ tục quy trình luôn được cập nhật để đảm bảo tính đầy đủ, thận trọng; các trường hợp vượt hạn mức được xem xét và phê duyệt;  Phê duyệt các công cụ đo lường, kiểm soát rủi ro thanh khoản và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và xử lý; 32
  33.  Quyết định cơ cấu bảng cân đối kế toán – các tài sản và công nợ theo tính thanh khoản và theo thời gian đáo hạn;  Lập kế hoạch dự phòng chỉ rõ các hoạt động quản lý trong trường hợp có khủng hoảng và khả năng thanh khoản;  Lập báo cáo cho Ủy ban ALCO & QLRR, Hội đồng Quản trị về các hoạt động thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách thường xuyên. 2.3 Chiến lược quản lý rủi ro thanh khoản Ngân hàng cần có chiến lược thanh khoản thích hợp cho việc quản lý thanh khoản hàng ngày. Chiến lược nên đặt ra các phương pháp tiếp cận tổng hợp của ngân hàng về thanh khoản, gồm các mục tiêu định tính và định lượng. Chiến lược nên đặt trong mối tương quan sức mạnh tài chính của ngân hàng và khả năng chịu được của ngân hàng trong bối cảnh khủng hoảng khả năng thanh khoản tạm thời và dài hạn. Chiến lược thanh khoản do Hội đồng Quản trị đề ra phải nêu rõ các chính sách cụ thể về các khía cạnh của quản lý rủi ro thanh khoản, chẳng hạn: - Thành phần của tài sản nợ - tài sản có. Chiến lược cần phác thảo các kết hợp của tài sản nợ và tài sản có để duy trì thanh khoản. Quản lý rủi ro thanh khoản và quản lý tài sản nợ - tài sản có nên được tích hợp với nhau để tránh những chi phí do tác động ngược chiều nhau nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tăng tính thanh khoản. Bên cạnh đó, chiến lược thanh khoản cần phản ánh được đặc điểm của ngân hàng là các khoản huy động đa số là các khoản ngắn hạn. - Đa dạng hóa và sự ổn định của nguồn vốn: Sự phụ thuộc vào một nguồn tiền gửi lớn có thể dẫn đến tính thanh khoản của ngân hàng bị đe dọa khi tổ chức gửi tiền đột ngột rút tiền khiến ngân hàng không kịp đáp ứng có thể dẫn tới mất thanh khoản tạm thời, hoặc ngân hàng phải huy động với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu rút tiền. Đồng thời, việc ngân hàng dùng các nguồn vốn không ổn định, biến động mạnh để cấp tín dụng có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản khi các nguồn này đột nhiên bị rút ra khỏi ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nên có các quy định liên quan đến việc đa dạng hóa nguồn vốn huy động để đảm bảo theo yêu cầu thanh khoản hàng ngày và có nguồn vốn ổn định. Để phân tích toàn diện sự ổn định của nguồn vốn, ngân hàng cần xác định: nguồn vốn sẽ ở lại ngân hàng trong bất kỳ trường hợp nào; nguồn vốn ra khỏi ngân hàng giảm dần nếu phát sinh vấn đề; nguồn vốn ngay lập tức ra khỏi ngân hàng khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên; - Quản lý thanh khoản các loại tiền tệ khác nhau: ngân hàng cần có chiến lược về cách quản lý thanh khoản với các loại tiền tệ khác nhau; - Đối phó với sự gián đoạn thanh khoản: ngân hàng cần đặt ở vị trí chiến lược để đối phó với khả năng thanh khoản bị gián đoạn tạm thời và dài hạn. Chiến lược nên đưa vào tình huống khủng hoảng và việc tiếp cận thị trường liên ngân hàng khó khăn và tốn kém. 2.4. Chính sách, quy trình và hạn mức 2.4.1 Chính sách thanh khoản Hội đồng Quản trị phải đảm bảo rằng có các chính sách phù hợp để quản trị rủi ro thanh khoản. Với các ngân hàng khác nhau, các chi tiết cụ thể khác nhau và phụ thuộc và bản chất 33
  34. kinh doanh của từng ngân hàng. Tuy nhiên, chính sách thanh khoản phải gồm các yếu tố then chốt sau: - Chiến lược thanh khoản tổng thể (ngắn hạn và dài hạn), mục tiêu cụ thể liên quan đến quản lý rủi ro thanh khoản, quy trình xây dựng chiến lược và mức độ được phê duyệt bởi Hội đồng Quản trị; - Vai trò và trách nhiệm của các cá nhân thực hiện chức năng quản lý rủi ro thanh khỏan, bao gồm cả quản lý cấu trúc bảng cân đối kế toán, giá cả, kế hoạch dự phòng, báo cáo quản lý, thẩm quyền và trách nhiệm về quyết định khả năng thanh khoản; - Cấu trúc quản lý rủi ro thanh khoản để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro thanh khoản (gồm các loại hạn mức thanh khoản, tỷ lệ thanh khoản và lý do cho việc thiết lập các giới hạn và hệ số); - Kế hoạch xử lý khủng hoảng thanh khoản. Để có hiệu quả, chính sách thanh khoản phải được truyền đạt xuống các phòng ban và các nhân viên trong hệ thống. Chính sách thanh khoản cần được xem xét lại ít nhất mỗi năm một lần và khi có bất kỳ thay đổi trong hiện tại và tương lai của ngân hàng có nguy cơ gặp phải rủi ro thanh khoản. Thay đổi như vậy có thể xuất phát từ hoàn cảnh nội bộ (ví dụ như thay đổi trong tập trung kinh doanh) hoặc hoàn cảnh bên ngoài (ví dụ như thay đổi trong điều kiện kinh tế). 2.4.2 Quy trình và giới hạn Ngân hàng cần thiết lập quy trình và các giới hạn thích hợp để thực hiện chính sách thanh khoản. Quy trình cần hướng dẫn rõ ràng các bước cần thiết và quá trình hoạt động để thực hiện kiểm soát rủi ro thanh khoản. Quy trình và các giới hạn nên được xem xét lại định kỳ và cập nhật và có thể thay đổi hệ thống và cách tiếp cận quản lý rủi ro. Ngoài những giới hạn theo luật định, ngân hàng cần phải thiết lập giới hạn về tính chất và mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Các giới hạn cần được xem xét định kỳ và điều chỉnh khi điều kiện hoặc mức độ chấp nhận rủi ro thay đổi. Sự phức tạp của bảng cân đối kế toán sẽ xác định có bao nhiêu và những loại giới hạn phải thiết lập của ngân hàng với khung thời gian hàng ngày và thời gian lâu dài. Cần chú ý là các giới hạn này không ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng thanh khoản nhưng nó có thể là chỉ báo sớm của nhiều rủi ro. Trong trường hợp, quản lý rủi ro thanh khoản không đầy đủ hoặc gây ra nhiều rủi ro cần phải sửa đổi mục tiêu hoặc các giới hạn. 2.5. Đo lường và theo dõi rủi ro thanh khoản 2.5.1. Đo lường và theo dõi rủi ro thanh khoản  Kế hoạch vốn dự phòng (CFP - Contingency Funding Plans) Để xây dựng một khuôn khổ quản lý rủi ro thanh khoản toàn diện, ngân hàng nên đặt kế hoạch cho tình huống có khủng hoảng về khả năng thanh khoản (khi ngân hàng có thể bị mất uy tín & thiếu vốn khả dụng và thị trường biến động thiếu vốn khả dụng). Nó gồm tập hợp các chính sách và thủ tục phục vụ cho ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tài trợ của mình một cách kịp thời 34
  35. với chi phí hợp lý. Một kế hoạch vốn dự phòng là một kế hoạch về dòng tiền mặt trong tương lai và các nguồn tài trợ của ngân hàng theo kịch bản thị trường gồm cả sự tăng trưởng tài sản mạnh và sự xói mòn nguồn vốn nhanh chóng. Phạm vi của của CFP gồm:  Sử dụng CFP cho quản lý thanh khoản hàng ngày Đối với quản lý thanh khoản hàng ngày, các kịch bản thanh khoản sẽ đảm bảo ngân hàng có sự chuẩn bị tốt nhất để đối phó với một vấn đề không mong muốn. Trong ý nghĩa này, một CFP là một phần mở rộng của quản lý thanh khỏan đang diễn ra và chính thức hóa mục tiêu quả quản lý thanh khoản bằng cách đảm bảo: một số lượng hợp lý các tài sản lỏng được duy trì; đo lường và đặt kế hoạch các yêu cầu tài trợ trong các kịch bản khác nhau; quản lý các nguồn tài trợ.  Sử dụng CFP cho trường hợp khẩn cấp và khủng hoảng CFP không luôn cho thấy cuộc khủng hoảng thanh khoản đang tới dần dần. Tuy nhiên, trong trường hợp căng thẳng thanh khoản đột ngột, nó đảm bảo cho ngân hàng đáp ứng tốt các nghĩa vụ của mình cho các bên liên quan. Khi có một yêu cầu bất ngờ, ngân hàng đã có kế hoạch đối phó với tình hình như vậy nên có thể giải quyết vấn đề thanh khoản hiệu quả. Thanh khoản của ngân hàng có sự nhạy cảm với xu hướng tiêu cực trong tín dụng, vốn hay danh tiếng. Nó cũng nhạy cảm với tình trạng tài chính xấu đi của ngân hàng (phản ánh trong các hạng mục như chỉ số chất lượng tài sản, thu nhập hoặc vốn), sự thay đổi thành phần quản lý hoặc các vấn đề liên quan khác có thể dẫn đến việc giảm nguồn tài trợ. Kế hoạch vốn khả dụng đánh giá khả năng ngân hàng có thể chịu được  Phạm vi CFP Chất lượng của CFP phụ thuộc vào quy mô, tính chất, mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh, các rủi ro mà ngân hàng tiếp xúc và cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Các CFP nên dự đoán tất cả các nguồn tài trợ của ngân hàng và các nhu cầu thanh khoản bằng cách: Phân tích và lập kế hoạch định lượng tất cả các dòng vốn nội và ngoại bảng và các hiệu ứng của nó; Phù hợp với khả năng lưu lượng tiền mặt và sử dụng nguồn vốn; Thiết lập các chỉ số quản lý để cảnh báo các mức rủi ro tiềm năng. CFP nên gồm kế hoạch tài trợ của ngân hàng trong thời gian tạm thời và dài hạn có ảnh hưởng tới tính thanh khoản của ngân hàng, bao gồm cả nguyên nhân gây ra sự xói mòn tài sản nợ. Các CFP nên xác định rõ ràng, định lượng và xếp hạng tất cả các nguồn tài trợ theo tiêu chí nhất định, như: bán tài sản, thay đổi cấu trúc hoặc tăng tài sản nợ, sử dụng các công cụ phái sinh hoặc các khoản ngoại bảng cho việc kiểm soát các thay đổi của bảng cân đối. CFP nên bao gồm chiến lược về tài sản nợ (Liabilities) và tài sản có (Assets) để đối phó với khủng hoảng thanh khoản. Các chiến lược về tài sản có có thể gồm: thanh lý tài sản thặng dư trên thị trường tiền tệ; bán tài sản lỏng hoặc tài sản dài hạn. Trong khi đó, chiến lược về tài sản nợ ghi rõ các chính sách như chính sách giá cho tài trợ, các đơn vị có thể giúp đỡ khi khủng 35
  36. hoảng thanh khoản, chính sách yêu cầu hoàn nợ sớm, sử dụng cửa số chiết khấu CFP cũng nên chỉ ra vai trò và trách nhiệm của các cá nhân khác nhau vào thời điểm khủng hoảng thanh khoản và hệ thống thông tin quản lý giữa bộ phận quản lý, ALCO, các trader và cộng đồng nói chung.  Thang đáo hạn Thang đáo hạn là một công cụ hữu ích để so sánh các dòng tiền vào và ra khỏi ngân hàng hàng ngày và trên một loạt các khoảng thời gian xác định trong tương lai. Số lượng các khung thời gian trong thang đáo hạn có tầm quan trọng đáng kể và nó phụ thuộc phần lớn vào bản chất nguồn vốn hoặc các nguồn tài trợ của ngân hàng. Ngân hàng dựa vào các nguồn tài trợ ngắn hạn sẽ tập trung chủ yếu vào việc quản lý thanh khoản trên khung kỳ hạn rất ngắn trong khi một số ngân hàng có thể chủ động quản lý các yêu cầu tài trợ ròng trong một khoảng thời gian dài hơn. Trong ngắn hạn, dòng vốn tài trợ của ngân hàng có thể được ước lượng chính xác và điều này rất quan trọng khi đưa ra các quyết định của ngân hàng. Hơn nữa, việc phân tích trong thời gian dài sẽ tối đa hóa cơ hội cho ngân hàng khi quản lý mức chênh lệch của dòng vốn vào và ra khỏi ngân hàng trước khi nó xảy ra. Về khung thời gian trên thang đáo hạn, ngân hàng có thể sử dụng khung thời gian 1 ngày, 2-7 ngày, 8 ngày - 1 tháng, 1-2 tháng, 2-3 tháng, 3-6 tháng, 6M – 1 năm, 1-2 năm và trên 2 năm. Khi ước tính các dòng tiền, các khía cạnh sau đây cần chú ý: * Các yêu cầu vốn phát sinh từ cam kết ngoại bảng (nằm ngoài bảng cân đối kế toán) cũng cần được đưa vào; * Các dòng tiền gắn với các sản phẩm khác nhau chịu ảnh hưởng bởi lãi suất hoặc hành vi của khách hàng. Về điều này, ngân hàng nên đưa vào tài khoản lưu trữ ở mặt hành vi (dự đoán sự đáo hạn) thay vì đáo hạn theo hợp đồng. Ở góc độ này, kinh nghiệm trong quá khứ có thể là chỉ dẫn quan trọng để đưa ra các giả định; * Một số dòng tiền mang tính chu kỳ/mùa vụ; * Nhà quản lý cũng nên xem xét việc tăng hoặc giảm tính thanh khoản thường xảy ra trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh tế. Để đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ và đáp ứng những biến động trong các khoản vay và tiền gửi, ngân hàng nên duy trì/dữ trữ mức thanh khoản dưa thừa so với quy định của cơ quan giám sát ngân hàng. Để đảm bảo mức độ thanh khoản được duy trì, ngân hàng nên ước tính nhu cầu thanh khoản trong một loạt các tình huống có thể xảy ra. MCO là một công cụ để quản lý rủi ro thanh khoản dựa trên thang đáo hạn. MCO đo lường độ lớn của các chênh lệch thông qua các dòng vốn ra cộng dồn tối đa – hay đo lường lượng vốn thanh khoản cần thiết. MCO theo dõi các tài sản có, và tài sản nợ khi đến hạn. Lợi nhuận rủi ro (EAR) đo lường ảnh hưởng của sự dịch chuyển lãi suất lên lợi nhuận tiểm tàng do có các chênh 36
  37. lệch trên bảng cân đối. Do vậy việc xác định thời gian đáo hạn và tái định giá của tài sản nợ, và tài sản có rất quan trọng đối với ngân hàng. Để tính được chênh lệch cộng dồn, tài sản nợ và tài sản có được đưa vào báo cáo MCO theo thời gian đáo hạn. Khoản cộng dồn là khoản chênh lệch giữa tài sản nợ và tài sản có, thể hiện khoản vốn khả dụng cần thiết để loại trừ chênh lệch. Dòng vốn ra thể hiện rủi ro thanh khoản nếu ngân hàng không có khả năng đáp ứng vốn khi đến hạn. Vì vậy, dòng vốn ra cần được giám sát và đặt trong hạn mức. Thông tin cần thiết để theo dõi và đảm bảo duy trì hạn mức vốn khả dụng theo từng ngày được thể hiện trong báo cáo MCO. Cần thiết lập khả năng duy trì số dư cho tất cả các khoản mục trên bảng cân đối và các khoản mục ngoại bảng. Báo cáo MCO bao gồm các nội dung sau: Tài sản nợ và có của ngân hàng với đối tác thứ ba – Tất cả các hoạt động của ngân hàng với đối tác thứ ba (khách hàng) bên ngoài ngân hàng là hạt nhân của bảng cân đối. Tài sản nợ và có giữa các tổ chức bên trong của ngân hàng (nếu có) – Các khoản vay và cho vay giữa các bộ phận hoặc chi nhánh trong ngân hàng. Tài sản nợ và có ngoại bảng: Tất cả các luồng tiền phát sinh từ các khoản mục ngoại bảng, các sản phẩm phái sinh. Các nguồn vốn vào và ra bổ sung – Các nguồn vốn và nguồn cân sử dụng trong trường hợp dự phòng. Báo cáo MCO phải được chuẩn bị dựa trên thời hạn thanh toán thực. Cần phải áp dụng các giả định về khả năng quay vòng và phải xem xét các giả định một cách hợp lý. Các giả định có thể như sau: Cho phép các khoản cho vay có kỳ hạn “ vô hạn” tức không thể giả định tất cả các khoản cho vay đều có thể thu hồi theo đúng hợp đồng cho vay, và nếu có thu hồi thì sẽ có khoản vay mới phát sinh. Thời hạn thanh toán của các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng có thể tính theo đúng hợp đồng Đối với tiền gửi khách hàng cần phải được phân tích và xác định số dư biến động – thiết lập số dư bất biến, cố thể tồn tại lâu dài với ngân hàng ví dụ như có thể tính dựa trên số dư trung bình trong vòng 3 tháng trước và sử dụng phương pháp tính độ lệch chuẩn. Hạn mức MCO Hạn mức MCO phải được thiết lập cho tất cả các hoạt động lớn đáng kể của ngân hàng. Hạn mức MCO phải được thiết lập cho từng loại ngoại tệ và từng kỳ hạn. 37
  38. Hạn mức MCO tổng hợp: đối với loại ngoại tệ có thể chuyển đổi tự do, tức là có thể dùng luồng tiền vào của ngoại tệ này triệt tiêu với luồng tiền ra của ngoại tệ khác qua sản phẩm hoán đổi, ta có thể dùng hạn mức MCO tổng hợp.  Tỷ lệ thanh khoản và hạn mức Ngân hàng có thể sử dụng một loạt các tỷ lệ để định lượng thanh khoản. Tỷ lệ này cũng có thể được dùng để tạo ra giới hạn cho quản lý thanh khoản. Tỷ lệ này luôn được dùng cùng với các thông tin số lượng như khả năng vay vốn, khả năng tăng yêu cầu cho rút tiến sớm, sự suy giảm tín dụng, quy mô giao dịch hoặc thời hạn các nguồn tài trợ có sẵn bị rút ngắn. Ngân hàng cần đưa ra cách thức chuẩn để xây dựng, thành phần, bản chất của các cấu thành nên tỷ lệ thanh khoản và phạm vi các kết luận có thể được rút ra từ các tỷ lệ này. Tỷ lệ thanh khoản Các tỷ lệ thanh khoản là một công cụ quan trọng trong việc xem xét đánh giá vốn khả dụng trên bảng cân đối và là một phần trong kế hoạch vốn khả dụng hàng năm. Phân tích xu hướng phát triển của các tỷ lệ để có thể cảnh báo khi có tình huống xấu đi. Nếu bất cứ tỷ lệ nào đó bị vượt mức cảnh báo, cần phải khẩn cấp đưa trình ngay lên cấp lãnh đạo và tiến hành các biện pháp cần thiết. Trong quá trình đánh giá các tỷ lệ cần đánh giá theo thời gian, so sánh với hạn mức quy định và các mức cảnh bảo, kết hợp các chỉ số thanh khỏan với nhau và so sánh với giá trị tuyệt đối các khỏan mục bảng cân đối để có cái nhìn toàn diện. Ngoài ra cần phân tích trong mối tương quan với tỷ trọng các khoản mục dùng để tính chỉ số so với tổng tài sản và các khoản mục liên quan. Một số tỷ lệ sau nên xem xét:  Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước  Các tỷ lệ được quy định bởi quyết định 457/2005/QĐ-NHNN: tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trong và dài hạn; tỷ lệ tài sản có có thể thanh toán ngay /tài sản nợ sẽ đến hạn thanh toán trong thời gian 1 tháng tiếp theo, tỷ lệ giữa tổng tài sản có có thể thanh toán ngay trong khoảng thời gian 7 ngày làm việc tiếp theo/tổng tài sản nợ phải thanh toan trong khoảng thời gian 7 ngày tiếp theo.  Các tỷ lệ do ngân hàng đưa ra và các mức cảnh báo: tỷ lệ các tài sản đáo hạn trong tuần/các tài sản nợ đáo hạn trong tuần; vốn huy động Interbank/tổng nguồn vốn (theo quy đổi, tiền tệ và theo kỳ hạn và/hoặc thời hạn còn lại); vốn huy động khách hàng/tổng nguồn vốn (theo quy đổi, loại tiền tệ và theo kỳ hạn và/hoặc thời hạn còn lại); khách hàng có tiền gửi lớn/huy động khách hàng; vốn huy động trên Interbank/cho vay Interbank; vốn huy động Interbank/huy động khách hàng; huy động khách hàng/cho vay khách hàng; cho vay khách hàng/tổng tài sản Hạn mức: Một số hạn mức sau ngân hàng nên đưa ra và theo dõi đưa ra cảnh báo: 38
  39.  Hạn mức khe hở trong từng kỳ hạn của thang đáo hạn;  Hạn mức thanh khoản cho từng loại tiền tệ;  Hạn mức khách hàng có tiền gửi lớn. 2.5.2.Quản lý thanh khoản ngoại tệ Ngân hàng cần có hệ thống đo lường, giám sát và kiểm soát trạng thái thanh khoản cho các loại ngoại tệ chính. Ngân hàng nên có chiến lược phân tích riêng biệt mỗi loại tiền tệ. 2.5.3. Quản lý tiếp cận thị trường Ngân hàng nên định kỳ xem xét lại các nỗ lực thiết lập và duy trì mối quan hệ với các chủ nợ, đặc biệt là các khách hàng có tiền gửi lớn để duy trì sự đa dạng hóa các khoản nợ và bảo đảm khả năng bán tài sản không chậm trễ. 2.5.4. Xem xét các giả định trong quản lý thanh khoản Trạng thái thanh khoản trong tương lai của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và không phải lúc nào cũng dự đoán được chính xác. Các giả định cần được xem xét lại thường xuyên để xác định sự phù hợp của chúng, đặc biệt là khi thị trường có những thay đổi nhanh chóng. 2.5.5 Kiểm tra khủng hoảng Ngân hàng cần tiến hành kiểm tra khủng hoảng định kỳ với các kịch bản khác nhau để đảm bảo rằng ngân hàng có đủ khả năng thanh khoản trong điều kiện tồi tệ nhất. Hội đồng quản trị và Ban điều hành cần xem xét kết quả kiểm tra khủng hoảng và xây dựng chiến lược thích hợp để giải quyết nhu cầu dòng tiền bằng cách phân tích kịch bản. Ví dụ, giảm rủi ro thanh khoản bằng cách lấy thêm nguồn vốn dài hạn hoặc tái cơ cấu các thành phần của tài sản. Điều quan trọng là ngân hàng cần xây dựng kịch bản hợp lý khi kiểm tra khủng hoảng thanh khoản và kiểm tra kết quả nhu cầu dòng tiền. Kiểm tra khả năng chịu khủng hoảng của ngân hàng dưới các điều kiện:  Ngân hàng bị khủng hoảng  Thị trường bị khủng hoảng 2.6. Hệ thống thông tin quản lý Yếu tố chủ chốt để quản lý rủi ro tốt bao gồm một hệ thống thông tin quản lý hiệu quả để xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát những rủi ro thanh khoản hiện tại và tương lai, và báo cáo chúng để Hội đồng Quản trị, Ban điều hành có thể phát hiện kịp thời và đưa ra hành động chủ động khắc phục hậu quả. 39
  40. Hệ thống thông tin có liên quan đến hoạt động ngân quỹ, các giao dịch, hoạt động của nguồn vốn và chức năng quản lý rủi ro nên được tích hợp để kiểm soát rủi ro. Hơn nữa cần đảm bảo lưu lượng phù hợp và kịp thời của thông tin giữa các bộ phận trong ngân hàng (front office, middle office và back office), tuy nhiên các báo cáo cần được giữ riêng biệt để đảm bảo sự độc lập của chức năng quản lý rủi ro. Bên cạnh đó, các loại thông tin quan trọng cho việc quản lý các hoạt động hàng ngày và cấu trúc vốn của ngân hàng có thể dẫn tới rủi ro thanh khoản cần được theo dõi và lưu vào hệ thống thông tin gồm: Chất lượng tài sản và xu hướng của nó; Dự báo thu nhập; Danh tiếng của ngân hàng trên thị trường và các điều kiện thị trường; Các loại và thành phần của cấu trúc bảng cân đối kế toán; Các loại tiền gửi mới sẽ thu được cũng như nguồn gốc, thời gian đáo hạn và giá cả của nó. Một hệ thống thông tin mạnh là hệ thống có thể đưa ra các quyết định tốt liên quan tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hệ thống thông tin có thể tính toán được trạng thái thanh khoản và dự đoán thanh khoản của ngân hàng: o Một cách đầy đủ, cho toàn ngân hàng trên cơ sở tổng hợp, bao gồm tất cả các khoản mục nội bảng của tài sản và nguồn vốn; o Được thực hiện hàng ngày; o Được thực hiện theo các mốc thời gian trong ngắn hạn và dài hạn; o Theo các loại tiền tệ chính; o Có thể giúp nhà quản lý ngân hàng nắm bắt các thông tin quan trọng, biết và giám sát thanh khoản; đặc biệt nó cho phép giảm sát thanh khoản trong một cuộc khủng hoảng; o Cung cấp các báo cáo theo yêu cầu về quản lý thanh khoản. Việc báo cáo kịp thời cho phép so sánh rủi ro thanh khoản hiện tại với hạn mức đã lập. Để trợ giúp cho quá trình ra quyết định, các báo cáo này cần bao gồm các thông tin thích hợp cho Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị nhằm cho phép phân tích, đánh giá xu thế của toàn ngân hàng. 2.7 Kiểm soát nội bộ Ngân hàng cần phải có hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ để đảm bảo rằng quá trình quản lý rủi ro thanh khoản của họ được thực hiện toàn diện và đúng với quy định. Điều này là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm thúc đẩy hiệu quả hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ các quy định của pháp luật và chính sách quả ngân hàng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả đối với quản lý rủi ro thanh khoản gồm: 40
  41. o Môi trường kiểm soát lành mạnh; o Một quy trình đầy đủ để xác định và đánh giá rủi ro thanh khoản; o Việc thành lập các hoạt động kiểm soát được cụ thể trong chính sách và quy trình; o Hệ thống thông tin quản lý đầy đủ; o Liên tục xem xét sự tuân thủ các chính sách và thủ tục đã ban thành. Các chính sách và thủ tục kiểm soát nên được đặt trong các quy trình phê duyệt phù hợp, các giới hạn, các cơ chế đánh giá khác để đảm bảo rằng ngân hàng đang đạt được các mục tiêu quản lý rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng là thường xuyên xem xét và đánh giá lại. Điều này bao gồm việc bảo đảm nhân viên đang tuân theo các chính sách và thủ tục của ngân hàng, cũng như đảm bảo rằng các thủ tục đã được ban hành thực hiện được các mục tiêu dự định. Ngân hàng cần đảm bảo rằng tất cả các đánh giá được tiến hành thường xuyên, được phụ trách bởi các cá nhân có chức năng độc lập. Khi các vi phạm xảy ra, cần được nhắc nhở, cảnh báo và giải quyết theo các quy định đã được phê duyệt. 2.8 Báo cáo rủi ro thanh khoản Tên báo cáo Mô tả Mục tiêu Định kỳ Thực hiện 1. Trạng thái thanh khoản Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích luồng tiền hàng ngày Nêu bật xu hướng sử dụng và Hàng ngày Treasury đối với những khoản mục lớn huy động vốn Báo cáo thanh khoản hàng Tóm tắt về tình hình của tài sản Thông tin nhanh và nêu bật Hàng ngày Treasury ngày và công nợ của ngày đó và những thay đổi lớn về tình hình ngày trước đó thanh khoản Tỷ lệ thanh khoản o Các tỷ lệ theo yêu cầu của o Tuân thủ yêu cầu của SBV Hàng tháng Kế toán + SBV o Đánh giá khả năng thanh P.QLRR o Tỷ lệ do ngân hàng đưa ra khoản và xem xét với hạn mức Phân tích tài sản lỏng Danh mục các tài sản lỏng Giá trị các tài sản có thể bán Hàng tháng Treasury/ được ngay để đáp ứng nhu cầu P.QLRR thanh khoản của ngân hàng với chi phí hợp lý Phân tích cơ cấu tài sản nợ Phân tích tài sản nợ theo loại Nêu bật các nguồn công nợ và Hàng tháng P.QLRR hình nguồn vốn và thời hạn các phát hiện sự mất cân bằng giữa nguồn vốn các nguồn và theo kỳ hạn 41