Phân tích tài chính - Bài 2: Giới thiệu các Báo cáo tài chính công ty

pdf 13 trang nguyendu 7290
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tài chính - Bài 2: Giới thiệu các Báo cáo tài chính công ty", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_tich_tai_chinh_bai_2_gioi_thieu_cac_bao_cao_tai_chinh_c.pdf

Nội dung text: Phân tích tài chính - Bài 2: Giới thiệu các Báo cáo tài chính công ty

  1. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 GIỚI THIỆU CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠNG TY MỤC TIÊU Bài này nhằm giới thiệu nội dung và kết cấu của từng loại báo cáo trong bộ báo cáo tài chính của cơng ty. Đọc xong bài này học viên cĩ thể hiểu được ý nghĩa, kết cấu và nội dung từng khoản mục của mỗi loại báo cáo tài chính, bao gồm bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiển tệ. 1. MỤC ĐÍCH XEM XÉT CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠNG TY Bài 1 đã đề cập đến các quyết định tài chính cơng ty bao gồm quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và phân phối lợi nhuận. Các quyết định này làm phát sinh các giao dịch trong quá trình hoạt động của cơng ty. Các báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ là nơi ghi nhận và phản ánh tất cả các giao dịch phát sinh từ các quyết định tài chính của ban quản lý cơng ty. Sau một thời kỳ nhất định thường là quý hoặc năm, ban giám đốc cần xem xét và đánh giá xem các quyết định này đã được thực hiện và mang lại kết quả như thế nào. Mục đích của việc xem xét các báo cáo tài chính là để xem các giao dịch này được ghi nhận và phản ánh như thế nào tình hình tài chính của cơng ty. Từ đĩ, ban giám đốc sẽ thực hiện phân tích, đánh giá hoạt động của cơng ty trong quá khứ cũng như hoạch định tài chính cơng ty trong tương lai. Trong bài này chúng ta xem xét nội dung và kết cấu các khoản mục của báo cáo tài chính. Phần phân tích và đánh giá hoạt động và tình hình tài chính cơng ty sẽ được trình bày ở bài sau. 2. CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠNG TY Các cơng ty hàng năm phải chuẩn bị và trình trước đại hội cổ đơng một báo cáo gọi là báo cáo thường niên (annual report). Báo cáo thường niên gồm cĩ hai phần chính. Phần thứ nhất, trước tiên, trình bày thư của chủ tịch cơng ty, kế đến mơ tả kết quả hoạt động của năm qua và thảo luận kế hoạch và triển vọng của cơng ty trong những năm tới. Phần thứ hai, quan trọng hơn, trình bày các báo cáo tài chính của cơng ty1. Một bộ báo cáo tài chính của cơng ty gồm cĩ bốn báo cáo: - Bảng cân đối tài sản (balance sheet) - Báo cáo thu nhập (income statement) - Báo cáo lợi nhuận giữ lại (statement of retained earnings) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (statement of cash flows). Các phần tiếp theo sẽ xem xét chi tiết từng khoản mục của mỗi loại báo cáo tài chính vừa được liệt kê trên đây. 2.1 Bảng cân đối tài sản Bảng cân đối tài sản hay cịn gọi là bảng cân đối kế tốn là bảng báo cáo trình bày tĩm tắt tình hình tài sản và nguồn vốn của cơng ty ở một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hoặc cuối 1 Brigham, E., and Ehrhardt M., (2002), Financial Management, 10th Edition, South-Western Nguyễn Minh Kiều 1
  2. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 năm. Trong bài này chúng ta sử dụng bảng cân đối tài sản của MicroDrive Inc2. như là ví dụ điển hình về bảng cân đối tài sản của một cơng ty thường thấy trong lý thuyết (bảng 2.1) Bảng 2.1: Bảng cân đối tài sản của MicroDrive (triệu $) Năm Năm Năm Năm Tài sản nay trước Nợ và vốn chủ sở hữu nay trước Tiền mặt và tiền gửi 10 15 Phải trả nhà cung cấp 60 30 Đầu tư ngắn hạn - 65 Nợ ngắn hạn NH 110 60 Khoản phải thu 375 315 Phải trả khác 140 130 Tồn kho 615 415 Tổng nợ ngắn hạn phải trả 310 220 Tổng tài sản lưu động 1,000 810 Nợ dài hạn 754 580 Tài sản cố định rịng 1,000 870 Tổng nợ phải trả 1,064 800 Cổ phiếu ưu đãi 40 40 Cổ phiếu thường 130 130 Lợi nhuận giữ lại 766 710 Tổng cộng vốn chủ sở hữu 936 880 Tổng tài sản 2,000 1,680 Tổng nợ và vốn chủ sở hữu 2,000 1,680 Bên trái của bảng 2.1 tĩm tắt tình hình tài sản của cơng ty. Ở đây tất cả tài sản của cơng ty được liệt kê theo thứ tự thanh khoản giảm dần, trong đĩ bao gồm hai khoản mục tài sản chính là tài sản lưu động và tài sản cố định rịng. Chú ý tài sản cố định rịng bằng nguyên giá tài sản cố định trừ khấu hao tích lũy đến thời điểm lập báo cáo. Phía bên phải của bảng cân đối tài sản trình bày tĩm tắt tất cả nguồn vốn cơng ty sử dụng để tài trợ cho tài sản. Nguồn vốn của cơng ty nĩi chung chia thành nguốn vốn chủ sở hữu và nợ. Nguồn vốn được sắp xếp theo thứ tự khoản nào đến hạn trả trước được sắp xếp lên trước. Cuối cùng là nguồn vốn chủ sở hữu, tức là nguồn vốn cơng ty khơng phải trả lại, trừ khi cơng ty giải thể. Cần chú ý nguyên tắc chung của bảng cân đối tài sản là luơn luơn bảo đảm được cân bằng sau đây (thường được gọi là phương trình kế tốn): Tài sản – Nợ phải trả – Vốn cổ phần ưu đãi = Vốn cổ phần thường Trong đĩ, vốn cổ phần thường bao gồm cổ phiếu thường và lợi nhuận giữ lại. Chẳng hạn đối với cơng ty MicroDrive, nhìn vào bảng cân đối tài sản ở thời điểm cuối năm nay chúng ta cĩ quan hệ cân bằng: Tài sản – Nợ phải trả – Vốn cổ phần ưu đãi = Vốn cổ phần thường 2000 – 1064 – 40 = 896 triệu $ 2.2 Báo cáo thu nhập Báo cáo thu nhập (income statement) hay cịn gọi là báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo trình bày các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của cơng ty qua một thời kỳ nhất định, 2 Brigham, E., and Ehrhardt M., (2002), Financial Management, 10th Edition, South-Western, page 34 Nguyễn Minh Kiều 2
  3. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 thường là quý hoặc năm. Trong bài này chúng ta sử dụng báo cáo thu nhập của MicroDrive Inc3. như là ví dụ điển hình về báo cáo thu nhập của một cơng ty (bảng 2.2). Bảng 2.2 trình bày doanh thu (doanh thu rịng), chi phí bao gồm chi phí hoạt động; chi phí lãi vay; thuế và thu nhập bao gồm thu nhập dành cho cổ đơng nắm cổ phiếu ưu đãi và cổ đơng nắm cổ phiếu thường. Đặc biệt trong chi phí hoạt động thường cĩ hai khoản chi phí quan trọng đĩ là khấu hao tài sản hữu hình (depreciation) và khấu hao tài sản vơ hình (amortization). Nếu lấy doanh thu rịng trừ đi chi phí hoạt động chưa kể khấu hao tài sản hữu hình và tài sản vơ hình chúng ta được lợi nhuận trước thuế, lãi và khấu hao (EBITDA). Các nhà phân tích chứng khốn và nhân viên tín dụng của ngân hàng thường quan tâm đến chỉ tiêu này vì nĩ cho phép xác định khả năng trả nợ của cơng ty. Phần cuối của báo cáo thu nhập là một số thơng tin quan trọng liên quan đến giá trị cổ phần như giá cổ phiếu, lợi nhuận trên cổ phần (EPS), cổ tức trên cổ phần (DPS), giá trị sổ sách của cổ phần (BVPS) và dịng tiền trên cổ phần (CFPS). Cơng thức tính các chỉ tiêu này lần lượt được trình bày dưới đây, lưu ý cơng ty hiện cĩ 50 triệu cổ phần đang lưu hành. Thu nhập ròng 113,48 EPS = = = 2,27$ Số cổ phần đang lưu hành 50 Cổ tức dành cho cổ đông thường 56,74 DPS = = =1,13$ Số cổ phần đang lưu hành 50 Tổng giá trị vốn cổ phần thường 896 BVPS = = =17,92$ Số cổ phần đang lưu hành 50 Thu nhập ròng + Khấu hao TSHH + Khấu hao TSVH 113,48 +100 CFPS = = = 4,27$ Số cổ phần đang lưu hành 50 Để hiểu được cách vận dụng cơng thức và tính tốn các chỉ tiêu trên, bạn tự liên hệ nhặt số liệu từ bảng 2.1 và 2.2 để lắp vào cơng thức tính tốn. Tương tự, bạn nên thực hiện tính tốn các chỉ tiêu như trên cho năm trước. Bảng 2.2: Báo cáo thu nhập của MicroDrive Inc. (triệu $) Năm Năm nay trước Doanh thu rịng 3,000.00 2,850.00 Chí phí hoạt động chưa kể khấu hao 2,616.20 2,497.00 Thu nhập trước thuế, lãi, khấu hao TSHH và khấu hao TSVH (EBITDA) 383.80 353.00 Khấu hao tài sản hữu hình (TSHH) 100.00 90.00 Khấu hao tài sản vơ hình (TSVH) - - Khấu hao tài sản 100.00 90.00 Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) 283.80 263.00 Trừ lãi vay 88.00 60.00 Thu nhập trước thuế (EBT) 195.80 203.00 3 Brigham, E., and Ehrhardt M., (2002), Financial Management, 10th Edition, South-Western, page 34 Nguyễn Minh Kiều 3
  4. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 Trừ thuế 78.32 81.20 Thu nhập trước khi chia cổ tức ưu đãi 117.48 121.80 Cổ tức ưu đãi 4.00 4.00 Thu nhập rịng 113.48 117.80 Cổ tức cổ phần thường 56.74 53.01 Lợi nhuận giữ lại 56.74 64.79 Thơng tin trên cổ phần Giá cổ phần 23.00 26.00 Thu nhập trên cổ phần (EPS) 2.27 2.36 Cổ tức trên cổ phần 1.13 1.06 Giá trị sổ sách trên cổ phần 17.92 16.80 Dịng tiền trên cổ phần 4.27 4.16 2.3 Báo cáo lợi nhuận giữ lại Báo cáo lợi nhuận giữ lại là báo cáo cho thấy tình hình thay đổi lợi nhuận giữ lại giữa hai thời điểm lập bảng cân đối tài sản. Trong bài này chúng ta sử dụng báo cáo lợi nhuận giữ lại của cơng ty MicroDrive Inc. như là ví dụ điển hình. Báo cáo lợi nhuận giữ lại của MicroDrive của năm nay được trình bày ở bảng 2.3 dưới đây. Bảng 2.3: Báo cáo lợi nhuận giữ lại năm nay của MicroDrive (triệu $) Số dư lợi nhuận giữ lại thời điểm 31/12 năm trước 710.00 Cộng thêm: Lợi nhuận giữ lại năm nay 113.48 Trừ ra: Cổ tức chia cho cổ đơng thường 56.74 Số dư lợi nhuận giữ lại thời điểm 31/12 năm nay 766.74 Bảng 2.3 cho thấy tình hình thay đổi lợi nhuận giữ lại của MicroDrive năm nay. Đầu kỳ cơng ty cĩ 710 triệu $, trong kỳ bổ sung thêm 113,48 triệu nhưng lại chia cho cổ đơng thường hết 56,74 triệu $ cổ tức. Do đĩ, cuối kỳ lợi nhuận giữ lại của cơng ty là 766,74 triệu $. Cần lưu ý rằng lợi nhuận giữ lại khơng phải là tài sản mà chỉ là nguồn vốn dùng để tái đầu tư thay vì chi trả cổ tức. Do vậy, lợi nhận giữ lại được báo cáo trên bảng cân đối tài sản khơng thể hiện như là tiền mặt và cũng khơng phải là nguồn dành chi trả cổ tức hay chi trả khác mà nĩ là nguồn dành để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo trình bày tình hình số dư tiền đầu kỳ, tình hình các dịng tiền thu vào, chi ra và tình hình số sư tiền cuối kỳ của cơng ty. Lưu ý khái niệm tiền ở đây bao gồm tiền mặt và tiền gửi ở ngân hàng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp phản ánh bổ sung tình hình tài chính cơng ty mà bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập chưa phản ánh hết được. Chẳng hạn, ngay cả khi cơng ty báo cáo trên báo cáo thu nhập rằng cơng ty kiếm được lợi nhuận lớn trong năm nhưng trên bảng cân đối tài sản cĩ thể tiền khơng tăng lên hoặc thậm chí giảm đi. Điều này dễ đưa đến nghịch lý là cơng ty làm ăn cĩ lãi nhiều nhưng lại thiếu tiền chi tiêu. Tại sao vậy? Lý do là cơng ty cĩ thể sử dụng lợi nhuận rịng vào nhiều mục đích khác nhau chứ khơng phải chỉ cĩ để trên tài khoản tiền. Chẳng hạn cơng ty cĩ thể đã sử dụng lợi nhuận rịng để tài trợ cho khoản phải thu, tồn kho, đầu tư tài sản cố định, trả nợ vay, chia cổ tức và ngay cả đầu tư vào chứng Nguyễn Minh Kiều 4
  5. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 khốn. Thật ra, tình hình tiền được báo cáo trên bảng cân đối tài sản chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm: • Thu nhập hay lợi nhuận rịng (TN rịng) – Nếu các yếu tố khác khơng đổi, cơng ty cĩ thu nhập rịng thì số dư tiền sẽ tăng lên. Nhưng nếu các yếu tố khác thay đổi thì sao? Tình hình tiền tăng hay giảm cịn tùy thuộc cái nào lớn hơn giữa dịng tiền vào và dịng tiền ra. • Điều chỉnh các khoản thu nhập và chi phí khơng bằng tiền – Do báo cáo thu nhập phản ánh tồn bộ các khoản thu nhập và chi phí kể bằng tiền và khơng bằng tiền trong khi báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ phản ánh những khoản thu nhập và chi phí bằng tiền nên cần thiết phải cĩ điều chỉnh. Cơng thức điều chỉnh như sau: Dịng tiền rịng = TN rịng – DT khơng bằng tiền + CP khơng bằng tiền Trên thực tế, về cơ bản cơng ty ít khi cĩ doanh thu (DT) khơng bằng tiền trong khi chi phí (CP) khơng bằng tiền chủ yếu là khấu hao (kể cả khấu hao tài sản hữu hình và tài sản vơ hình) cho nên cơng thức điều chỉnh thường được áp dụng như sau: Dịng tiền rịng = TN rịng + CP khấu hao • Thay đổi vốn lưu động (working capital) – Ở đây dùng khái niệm thay đổi vốn lưu động để ám chỉ sự thay đổi của cả hai phía tài sản lưu động và nợ ngắn hạn phải trả. Một sự gia tăng các khoản tài sản lưu động khơng phải bằng tiền, như khoản phải thu, tồn kho và tài sản lưu động khác sẽ làm cho tiền giảm và ngược lại. Mặt khác, một sự gia tăng nợ ngắn hạn phải trả, ví dụ phải trả nhà cung cấp, khiến cho cơng ty khỏi phải chi tiền, do đĩ, làm cho tiền tăng lên và ngược lại. • Đầu tư tài sản cố định – Nếu cơng ty đầu tư mua sắm thêm tài sản cố định thì tiền giảm nhưng nếu cơng ty bán bớt đi tài sản cố định thì tiền sẽ tăng. • Giao dịch chứng khốn – Nếu trong kỳ cơng ty cĩ phát hành cổ phiếu hay trái phiếu để huy động vốn thì tiền tăng lên. Ngược lại, nếu cơng ty sử dụng tiền để mua lại cổ phiếu đang lưu hành hoặc trả bớt nợ hay trả cổ tức thì tiền sẽ giảm đi. Tất cả các yếu tố làm ảnh hưởng đến tình hình tiền của cơng ty như vừa đề cập trên đây được phản ánh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của cơng ty. Do đĩ, cĩ thể nĩi ngắn gọn, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo về sự thay đổi tình hình tiền của cơng ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường bao gồm báo cáo các dịng tiền thu và chi từ ba loại hoạt động chính: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, và báo cáo tĩm tắt tình hình tiền đầu kỳ, thay đổi trong kỳ và tiền cuối kỳ. Trong bài này chúng ta sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của MicroDrive Inc. như là ví dụ điển hình về báo cáo lưu chuyển tiền tệ của cơng ty. Bảng 2.4 trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay của MicroDirive. Chú ý mỗi loại dịng tiền phản ánh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ đều bao gồm dịng tiền vào (inflows) cĩ dấu cộng (+), dịng tiền ra (outflows) cĩ dấu trừ (-) và dịng tiền rịng bằng dịng tiền vào trừ dịng tiền ra. Bảng 2.4: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm nay của MicroDrive (triệu $) Khoản mục Số tiền Hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận thu rịng 117.5 Điều chỉnh Nguyễn Minh Kiều 5
  6. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 Điều chỉnh các khoản thu, chi khơng phải bằng tiền Khấu hao 100.0 Thay đổi vốn lưu động rịng Gia tăng khoản phải thu (60.0) Gia tăng tồn kho (200.0) Gia tăng khoản phải trả người bán 30.0 Gia tăng phải trả khác 10.0 Tiền rịng từ hoạt động sản xuất kinh doanh (2.5) Hoạt động đầu tư Mua tài sản cố định (230.0) Hoạt động tài trợ Bán chứng khốn ngắn hạn 65.0 Gia tăng vay ngắn hạn NH 50.0 Gia tăng phát hành trái phiếu 174.0 Trả cổ tức (61.5) Tiền rịng từ hoạt động tài trợ 227.5 Tĩm tắt Thay đổi dịng tiền rịng (5.0) Tiền đầu kỳ 15.0 Tiền cuối kỳ 10.0 Phần 2 đã trình bày sơ bộ các báo cáo tài chính của cơng ty ở Mỹ, bao gồm bảng cân đối tài sản, báo cáo thu nhập, báo cáo lợi nhuận giữ lại và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Ở Việt Nam, về nguyên tắc, cơng ty cũng chuẩn bị và trình trước đại hội cổ đơng các báo cáo tài chính tương tự. Tuy nhiên, do tập quán cũng như qui định thể lệ kế tốn Việt Nam cĩ khác với kế tốn Mỹ nên bộ báo cáo tài chính cơng ty ở Việt Nam hơi khác chút ít so với báo cáo tài chính ở Mỹ. Phần 3 sẽ trình bày các báo cáo tài chính cơng ty Việt Nam trước khi chỉ ra những khác biệt so với báo cáo tài chính cơng ty Mỹ ở phần 4. 3. BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠNG TY Ở VIỆT NAM Về nguyên tắc, các báo cáo tài chính cơng ty Việt Nam tương tự như các báo cáo tài chính cơng ty Mỹ. Nhưng trên thực tế đi sâu vào chi tiết cũng cĩ một số khác biệt nhỏ. Trong phần này chúng ta sẽ xem xét kết cấu và nội dung từng báo cáo tài chính cơng ty Việt Nam. Ở đây sử dụng báo cáo tài chính của Cơng ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF) làm ví dụ minh họa. Các báo cáo tài chính này thu thập được từ website của Cơng ty Cổ phần chứng khốn Sài Gịn (www.ssi.com.vn). Do trên website chỉ cơng bố bảng cân đối kế tốn và báo cáo kết quả kinh doanh nên ở đây chúng ta khơng cĩ báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Mặc dù Bộ Tài chính cĩ qui định một bộ báo cáo tài chính của cơng ty phải bao gồm bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Trên thực tế do báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài Nguyễn Minh Kiều 6
  7. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 chính ít khi được sử dụng trong phân tích nên các cơng ty chứng khốn khơng đưa hai báo cáo này lên website. Trong ví dụ minh họa này, bạn cĩ thể nhận thấy bảng cân đối kế tốn trên thực tế khá chi tiết và dài dịng chứ khơng đơn giản như bảng cân đối kế tốn rút gọn như trong lý thuyết. Sở dĩ ở đây khơng rút gọn bảng cân đối kế tốn là vì muốn các bạn tiếp cận dần và khỏi bở ngỡ khi ra thực tế. Do bảng cân đối kế tốn của LAF quá dài nên để tiện lợi, ở đây trình bày phần tài sản và nguồn vốn thành hai bảng riêng biệt: bảng 2.5a và 2.5b. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh được trình bày trên bảng 2.6 tuy vẫn sử dụng đúng như báo cáo được cơng bố trên website cơng ty Chứng khốn Sài Gịn nhưng so với báo cáo kết quả kinh doanh gốc của cơng ty thì báo cáo này cũng đã được rút gọn phần nào. Bảng 2.5a: Bảng cân đối kế tốn cơng ty LAF – Phần tài sản (triệu đồng) Ti sản Năm nay Năm trước Ti sản lưu động v đầu tư ngắn hạn 210.764 120.055 Tiền mặt 9.986 2.070 Tiền mặt tại quỹ 340 188 Tiền gửi ngn hng 9.646 1.882 Các khoản đầu tư ti chính ngắn hạn 3.980 6.455 Đầu tư chứng khốn ngắn hạn 3.980 6.880 Dự phịng giảm gi đầu tư ngắn hạn -425 Cc khoản phải thu 39.720 35.237 Phải thu của khch hng 35.192 30.134 Trả trước ngưịi bn 1.311 768 Thuế V.A.T được hon lại 2.725 4.312 Cc khoản phải thu khc 493 23 Dự phịng nợ xấu Hng tồn kho 151.179 70.071 Nguyn liệu, vật liệu tồn kho 74.269 34.236 Cơng cụ, dụng cụ trong kho 229 106 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 12.874 5.494 Thnh phẩm tồn kho 37.263 25.219 Hng hố tồn kho 26.545 5.015 Dự phịng giảm gi hng tồn kho Ti sản lưu động khác 5.899 5.998 Tạm ứng 247 532 Chi phí trả trước 277 33 Chi phí chờ kết chuyển 224 Ti sản chờ xử lý 154 Cc khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 4.997 5.433 Chi sự nghiệp 224 Nguyễn Minh Kiều 7
  8. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 Ti sản cố định v đầu tư di hạn 21.516 20.563 Ti sản cố định 17.658 17.513 Ti sản cố định hữu hình 12.306 11.525 Nguyn gi ti sản cố định hữu hình 22.536 19.607 Hao mịn luỹ kế ti sản cố định hữu hình -10.230 -8.082 Ti sản cố định vơ hình 5.352 5.988 Nguyn gi ti sản cố định vơ hình 6.377 6.377 Hoa mịn luỹ kế ti sản cố định vơ hình -1.025 -389 Các khoản đầu tư ti chính di hạn Gĩp vốn lin doanh Chi phí xy dựng cơ bản dở dang 3.858 3.050 Tổng cộng ti sản 232.281 140.618 Bảng 2.5b: Bảng cân đối kế tốn cơng ty LAF – Phần nguồn vốn (triệu đồng) Nguồn vốn Năm nay Năm trước Nợ phải trả 175.549 87.907 Nợ ngắn hạn 174.768 86.912 Vay ngắn hạn 125.338 55.335 Phải trả cho người bn 18.584 13.553 Người mua trả tiền trước 2 Thuế v cc khoản phải nộp nh nước 26.313 9.731 Phải trả cơng nhn vin 3.408 4.662 Nợ khc 1.126 3.630 Nợ di hạn Vay di hạn Nợ khc 781 995 Chi phí phải trả 781 995 Nguồn vốn chủ sở hữu 56.732 52.711 Vốn v quỹ 55.838 52.265 Nguồn vốn kinh doanh 38.992 31.162 Chnh lệch tỷ gi 7 2 Quỹ đầu tư phát triển 11.321 4.704 Quỹ dự trữ 412 966 Lợi nhuận chưa phn phối 5.106 19.817 Cổ phiếu quỹ -4.385 Nguồn kinh phí, quỹ khc 894 446 Quỹ dự phịng về trợ cấp việc lm Quỹ khen thưởng v phc lợi 665 217 Nguyễn Minh Kiều 8
  9. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 Nguồn kinh phí sự nghiệp 229 229 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay Tổng cộng nguồn vốn 232.281 140.618 Bảng 2.6: Báo cáo kết quả kinh doanh của LAF (triệu đồng) Khoản mục Năm nay* Năm trước Doanh thu tổng 699.982 521.319 Cc khoản giảm trừ 78 Hng bn bị trả lại Doanh thu thuần 699.904 521.319 Gi vốn bn hng 690.670 460.890 Lợi nhuận tổng 9.234 60.430 Chi phí bn hng 14.566 9.739 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8.807 11.650 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD -14.139 39.040 Thu nhập hoạt động ti chính 8.976 1.575 Chi phí hoạt động ti chính 10.831 10.068 Interest payable 8.447 Lợi nhuận từ hoạt động ti chính -1.856 -8.493 Thu nhập bất thường 2.777 546 Chi phí bất thường 27 304 Lợi nhuận bất thường 2.750 242 Lợi nhuận trước thuế -13.245 30.789 Thuế thu nhập doanh nghiệp 7.675 Lợi nhuận thuần -13.245 23.114 (*) Unaudited report(s). Với bảng cân đối kế tốn và báo cáo kết quả kinh doanh thực tế như được trình bày trên bảng 2.5a, 2.5b và 2.6, sinh viên mới tiếp cận với thực tế dễ bị “chống ngợp” vì trơng nĩ quá khác xa so với bảng cân đối kế tốn và báo cáo kết quả kinh doanh đã học trong lý thuyết. Lời khuyên là bạn nên bình tĩnh, thật ra lý thuyết và thực tiễn, về nguyên tắc, vẫn vậy thơi. Điều khác biệt là lý thuyết trình bày giản lược thực tiễn trong khi thực tiễn lại chi tiết hĩa như những gì thực tế xảy ra. Đứng trước tình hình này, bạn cĩ hai cách xử lý: • Gộp các khoản mục chi tiết vào khoản mục chung để rút ngắn bảng cân đối kế tốn và báo cáo kết quả kinh doanh lại, nhưng vẫn đảm bảo phản ánh chính xác và trung thực tình hình tài chính cơng ty, chẳng hạn những khoản mục nào liên quan đến khoản phải thu thì gộp chung vào vào khoản phải thu. • Khơng thay đổi bảng cân đối kế tốn và báo cáo kết quả kinh doanh nhưng phải biết “nhặt” số liệu chính xác và đầy đủ khi phân tích. Nguyễn Minh Kiều 9
  10. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 Khơng cĩ mơ thức chung nào cho lời khuyên trên đây. Tùy bạn thấy cách nào tiện nhất cho mình thì lựa chọn. Điều quan trọng là xử lý số liệu chính xác chứ khơng phải nên lựa chọn cách nào. 4. NHẬN XÉT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH Về nguyên tắc, báo cáo tài chính cơng ty Mỹ và cơng ty Việt Nam tương tự nhau vì nĩi chung ngày nay kế tốn ở các nước đều dần dần tiếp cận đến chuẩn mực kế tốn quốc tế. Tuy nhiên, nếu so sánh các báo cáo tài chính cơng ty Việt Nam với các báo cáo tài chính cơng ty Mỹ mà chúng ta tiếp cận trong lý thyết cĩ thể nhận ra một số khác biệt cơ bản sau: • Báo cáo tài chính cơng ty tiếp cận trong lý thuyết thường bao gồm bốn bảng báo cáo: Bảng cân đối kế tốn, báo cáo thu nhập, báo cáo lợi nhuận giữ lại và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong khi thực tế bộ báo cáo tài chính cơng ty Việt Nam thường bao gồm bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh các báo cáo tài chính. • Bảng cân đối kế tốn cơng ty Mỹ và cơng ty Việt Nam, về căn bản là như nhau, chỉ khác nhau ở mức độ chi tiết. Chẳng hạn, cơng ty Mỹ thường báo cáo rất gọn khoản mục tiền trong khi cơng ty Việt Nam thường chi tiết khoản mục này thành nhiều loại tiền khác nhau. Cơng ty Mỹ thường chi tiết nguồn vốn chủ sở hữu thành vốn cổ phần ưu đãi, vốn cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại trong khi cơng ty Việt Nam lại chi tiết thành vốn và rất nhiều loại quỹ khác nhau. • Báo cáo thu nhập của cơng ty Mỹ thường tách các khoản mục chi phí như khấu hao, lãi vay, thành khoản mục riêng để tiện phân tích sau này, trong khi báo cáo kết quả kinh doanh của cơng ty Việt Nam thì ẩn các khoản chi này trong chi phí hoạt động, chi phí quản lý, và chi phí tài chính. Điều này khiến cơng việc phân tích sau này gặp một số trở ngại, do phải bốc tách chính xác các khoản chi phí này. • Báo cáo thu nhập cơng ty Mỹ thường khơng dừng lại ở lợi nhuận rịng mà cịn báo cáo chi tiết hơn đến chia cổ tức và lợi nhuận giữ lại cũng như cung cấp thêm một số thơng tin quan trọng liên quan đến giá trị thị trường của cổ phiếu, trong khi báo cáo kết quả kinh doanh của cơng ty Việt Nam chỉ dừng lại ở lợi nhuận rịng. Nên nhớ rằng khơng phải tồn bộ lợi nhuận rịng đều thuộc về cổ đơng vì cơng ty cịn phải trích lập một số quỹ và nguồn kinh phí khác. 5. HIỆU CHỈNH DỮ LIỆU KẾ TỐN PHỤC VỤ QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ Trong phần 2 và 3 chúng ta đã xem xét kết cấu và nội dung của các báo cáo tài chính cơng ty ở Mỹ và ở Việt Nam. Tuy nhiên, các báo cáo này được thiết kế dành cung cấp thơng tin kế tốn chủ yếu cho những người bên ngồi cơng ty như chủ nợ và cơ quan thuế. Đối với ban quản lý cơng ty và các nhà phân tích đầu tư dữ liệu kế tốn trên đây cần hiệu chỉnh để cĩ được thơng tin cần thiết và phản ánh trung thực hơn. Hiệu chỉnh dữ liệu kế tốn cần tập trung vào các vấn đề sau đây. 5.1 Tài sản hoạt động và vốn hoạt động Trên thực tế, các cơng ty cĩ cơ cấu tài chính khác nhau, tình hình thuế khác nhau, và khối lượng tài sản khơng hoạt động cũng khác nhau. Sự khác biệt này cĩ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kế tốn truyền thống chẳng hạn như chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cổ phần. Điều này khiến cho hai cơng ty hoặc hai bộ phận trong cơng ty thật ra cĩ hoạt động tương tự nhau nhưng hiệu quả lại khác nhau. Do đĩ, cần thiết phải cĩ sự hiệu chỉnh để đánh giá đúng hơn hiệu quả điều hành của giám đốc cơng ty bởi vì chúng ta chỉ cĩ thể đánh giá tài năng điều hành của các giám đốc cơng ty dựa vào Nguyễn Minh Kiều 10
  11. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 những gì nằm trong sự kiểm sốt, chứ khơng thể đánh giá dựa vào những gì nằm ngồi sự kiểm sốt của họ. Bước hiệu chỉnh đầu tiên là chia tài sản thành hai loại: tài sản hoạt động (operating assets) và tài sản khơng hoạt động (non-operating assets). Tài sản hoạt động cịn được chia thành tài sản lưu động chẳng hạn như tồn kho và tài sản cố định, chẳng hạn như máy mĩc và thiết bị. Rõ ràng, giám đốc chỉ cĩ thể tạo ra lợi nhuận và dịng tiền từ tài sản hoạt động cho nên nếu cơng ty cĩ quá nhiều tài sản khơng hoạt động thì chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản cần được hiệu chỉnh. Vốn hoạt động của cơng ty do cổ đơng, trái chủ, chủ nợ và ngân hàng cung cấp. Một bộ phận nguồn vốn, thường là ngắn hạn, sẽ được sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động. Tuy nhiên, khơng phải tất cả nhu cầu vốn tài trợ cho tài sản lưu động đều do cổ đơng hay ngân hàng cung cấp, giám đốc cịn cĩ thể sử dụng các nguồn từ nợ phải trả như phải trả nhà cung cấp, phải trả nhân viên, phải trả thuế và các nguồn phải trả khác. Do đĩ, muốn đánh giá đúng hiệu quả quản lý chúng ta cần hiệu chỉnh bằng cách sử dụng chỉ tiêu vốn lưu động rịng (net working capital) thay vì sử dụng chỉ tiêu tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn một cách riêng biệt. Vốn lưu động rịng = Tất cả tài sản lưu động khơng được hưởng lãi – Tất cả nợ ngắn hạn khơng phải trả lãi = Tài sản hoạt động – Nợ phải trả hoạt động Trong ví dụ chúng ta đang xem xét, vốn lưu động rịng của MicroDrive năm nay được xác định như sau: Vốn lưu động rịng = (Tiền mặt + Khoản phải thu + Tồn kho) – (Phải trả người bán + Phải trả khác = (10 + 375 + 615) – (60 + 140) = 800 triệu $. Vốn lưu động rịng cùng với nguồn vốn dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản cố định sẽ hình thành nên tổng vốn hoạt động của cơng ty. Vốn hoạt động năm nay của MicroDrive bằng: Tổng vốn hoạt động = Vốn lưu động rịng + Tài sản cố định hoạt động = 800 + 1000 = 1800 triệu $ Tương tự, đối với năm trước chúng ta cĩ: Vốn lưu động rịng = (Tiền mặt + Khoản phải thu + Tồn kho) – (Phải trả người bán + Phải trả khác = (15 + 315 + 415) – (30 + 130) = 585 triệu $. Vốn lưu động rịng cùng với nguồn vốn dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản cố định sẽ hình thành nên tổng vốn hoạt động của cơng ty. Vốn hoạt động năm trước của MicroDrive bằng: Tổng vốn hoạt động = Vốn lưu động rịng + Tài sản cố định hoạt động = 585 + 870 = 1455 triệu $ 5.2 Lợi nhuận hoạt động rịng sau thuế Nếu hai cơng ty cĩ mức độ sử dụng nợ khác nhau, do đĩ chi phí trả lãi khác nhau, thì mặc dù hoạt động giống hệt nhau nhưng lợi nhuận rịng khác nhau – cơng ty nào sử dụng nợ nhiều hơn sẽ cĩ lợi nhuận rịng thấp hơn. Lợi nhuận rịng chắc chắn là chỉ tiêu quan trọng nhưng khơng phải luơn phản ánh đúng hoạt động của cơng ty hay hiệu quả điều hành của ban quản lý. Do đĩ, để đánh giá đúng hơn hiệu quả điều hành của ban quan quản lý chúng ta nên sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận hoạt động rịng sau thuế (net operating profit after taxes – NOPAT). Cơng thức tính NOPAT như sau: NOPAT = EBIT(1 – T), với T là thuế suất thuế thu nhập cơng ty. Trong cơng thức này, chúng ta Nguyễn Minh Kiều 11
  12. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 đã giả định cơng ty tạo ra lợi nhuận trong trường hợp khơng cĩ sử dụng nợ vay và cũng khơng cĩ tài sản tài chính, do đĩ, khơng cĩ thu nhập cũng như chi trả lãi. Nĩi cách khác, NOPAT là chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận cơng ty sau khi đã loại ra ảnh hưởng của địn bẩy tài chính. Sử dụng cơng thức này và thuế suất thuế thu nhập cơng ty là 40%, chúng ta cĩ lợi nhuận hoạt động rịng sau thuế của MicroDrive năm nay bằng: NOPAT = 283,8(1 – 0,4) = 283,8(0,6) = 170,3 triệu $. 5.3 Dịng tiền tự do Trong phần 3 chúng ta đã biết cách thức tính dịng tiền của cơng ty. Về cơ bản dịng tiền của cơng ty bằng lợi nhuận rịng cộng với khấu hao. Tuy nhiên, ban giám đốc chưa hẳn được tự do sử dụng dịng tiền. Do đĩ, cần hiệu chỉnh dịng tiền bằng một chỉ tiêu khác, gọi là dịng tiền tự do (free cash flows – FCF). Dịng tiền tự do là dịng tiền thật sự dành cho cổ đơng sau khi cơng ty đã đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động rịng cần thiết để tiếp tục duy trì hoạt động. Dịng tiền tự do được xác định theo cơng thức sau: FCF = Dịng tiền hoạt động – Tổng đầu tư vào tài sản hoạt động Dịng tiền hoạt động = NOPAT + Khấu hao Tổng đầu tư tài sản hoạt động = Đầu tư rịng tài sản hoạt động + Khấu hao Do đĩ: FCF = (NOPAT + Khấu hao) – (Đầu tư rịng tài sản hoạt động + Khấu hao) = NOPAT – Đầu tư rịng tài sản hoạt động Trong phần 5.2 chúng ta đã xác định được NOPAT của MicroDrive là 170,3 triệu $ và trong phần 5.1 chúng ta cĩ tổng vốn hoạt động năm nay là 1800 triệu $, trong khi tổng vốn hoạt động năm trước là 1455 triệu $. Như vậy, đầu tư rịng tài sản hoạt động là 1800 – 1455 = 345 triệu $. Thay những giá trị này vào cơng thức tính FCF, chúng ta được: FCF = 170,3 – 345 = - 174,7 triệu $. Như vậy năm nay, MicroDrive cĩ dịng tiền tự do âm. Điều này cĩ phải luơn luơn xấu khơng? Khơng nhất thiết. Nĩ cịn tùy thuộc vào lý do nào khiến cho dịng tiền tự do âm. Nếu dịng tiền tự do âm do NOPAT âm thì đĩ là dấu hiệu xấu. Tuy nhiên, nếu dịng tiền tự do âm do cơng ty đầu tư nhiều vào tài sản hoạt động nhằm cĩ được tăng trưởng trong tương lai thì chưa hẳn xấu. Trong trường hợp này chúng ta cịn xem xét xem lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) cĩ lớn hơn chi phí sử dụng vốn hay khơng để xem việc đầu tư của cơng ty cĩ tạo ra được lợi nhuận trong tương lai khơng. 5.4 Giá trị thị trường gia tăng và giá trị kinh tế gia tăng Dữ liệu kế tốn cĩ hiệu chỉnh vừa trình bày trên đây giúp đánh giá chính xác hơn hiệu quả điều hành cơng ty của ban quản lý. Tuy nhiên, dữ liệu này vẫn chưa đánh giá được mục tiêu sau cùng của quản trị tài chính là tối đa hĩa giá trị tài sản cho cổ đơng. Do vậy, các nhà phân tích tài chính phải phát triển thêm hai chỉ tiêu đánh giá mới, đĩ là giá trị thị trường gia tăng (market value added – MVA) và giá trị kinh tế gia tăng (economic value added – EVA). Cơng thức tính các chỉ tiêu này như sau: MVA = Giá trị thị trường của cơng ty – Vốn cổ phần do cổ đơng cung cấp = (Số cổ phần lưu hành) x (Giá cổ phiếu) – Tổng cộng vốn cổ phần EVA = NOPAT – Chi phí sử dụng vốn sau thuế bằng tiền = EBIT(1 – Thuế suất thuế thu nhập) – (Vốn hoạt động) x (WACC) Để minh họa cách tính MVA và EVA, chúng ta sử dụng dữ liệu của cơng ty MicroDrive trong các phần trước để tính tốn và trình bày kết quả ở bảng 2.5. Bảng 2.5: MVA và EVA của MicroDrive (triệu $) Nguyễn Minh Kiều 12
  13. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phân tích tài chính Bài 2 2007-08 Khoản mục Năm nay Năm trước Cách tính MVA Giá cổ phiếu 23.0 26.0 Số cổ phần lưu hành 50.0 50.0 Giá trị thị trường của vốn cổ phần 1150.0 1300.0 Giá trị sổ sách của vốn cổ phần 896.0 840.0 MVA = Giá trị thị trường - GT sổ sách 254.0 460.0 Cách tính EVA EBIT 283.8 263.0 Thuế suất 0.4 0.4 NOPAT = EBIT(1 - T) 170.3 157.8 Tổng vốn hoạt động do cổ đơng cấp4 1800.0 1455.0 Chi phí sử dụng vốn sau thuế (WACC%) 0.11 0.1079 Chi phí sử dụng vốn sau thuế (WACC$) 198.0 157.1 EVA = NOPAT - Chi phí sử dụng vốn tính bằng $ -27.7 0.7 Chỉ tiêu giá trị kinh tế gia tăng cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chính xác hơn là chỉ tiêu lợi nhuận rịng. Thứ nhất, là trong chỉ tiêu này chúng ta sử dụng NOPAT thay cho lợi nhuận rịng nên đã loại ra được ảnh hưởng của yếu tố đị bẩy tài chính. Thứ hai, chỉ tiêu này phụ thuộc vào chi phí sử dụng vốn, do đĩ, hạ thấp chi phí sử dụng vốn cũng là một cách gia tăng hiệu quả hoạt động chứ khơng phải chỉ cĩ gia tăng lợi nhuận mới nâng cao hiệu quả hoạt động. Làm thế nào để hạ thấp chi phí sử dụng vốn sẽ được xem xét ở phần 3 của mơn học. Tĩm tắt Một bộ báo cáo tài chính của cơng ty nĩi chung bao gồm bảng cân đối kế tốn, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo lợi nhuận giữ lại. Mục đích chính của báo cáo tài chính là nhằm ghi nhận và phản ánh các giao dịch đã diễn ra và tình hình tài chính của cơng ty. Tuy nhiên, do báo cáo tài chính thường được soạn thảo theo nội dung và kết cấu chuẩn nên đơi khi khĩ cung cấp đầy đủ thơng tin cho mục đích nghiên cứu riêng. Khi ấy, cần hiệu chỉnh số liệu để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu riêng. Hơn nữa, bản thân báo cáo tài chính chỉ cung cấp dữ liệu kế tốn chứ chưa cung cấp được nhiều thơng tin về tài chính cơng ty. Muốn cĩ thơng tin thêm về tình hình tài chính cơng ty, báo cáo tài chính phải được đưa vào phân tích. Bài sau sẽ trình bày chi tiết hơn về phân tích các báo cáo tài chính cơng ty. 4 Đã tính trong phần 5.1 trên đây Nguyễn Minh Kiều 13