Nghiệp vụ tín dụng - Chương II: Bảo đảm tín dụng

doc 4 trang nguyendu 4530
Bạn đang xem tài liệu "Nghiệp vụ tín dụng - Chương II: Bảo đảm tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docnghiep_vu_tin_dung_chuong_ii_bao_dam_tin_dung.doc

Nội dung text: Nghiệp vụ tín dụng - Chương II: Bảo đảm tín dụng

  1. Chương II: BẢO ĐẢM TÍN DỤNG Câu 1: Trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp để thanh toán một khoản nợ đến hạn, thì các khoản nợ khác chưa đến hạn, cũng được coi là đến hạn Thứ tự ưu tiến thanh toán được xác định theo thứ tự đăng ký thế chấp Theo quy định hiện hành thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai chỉ được thực hiện tại một TCTD Trong tình huống này, có thể coi thế chấp để đảm bảo cho khoản vay tại NHNNo&PTNT là thế chấp thứ nhất, còn thế chấp để đảm bảo cho khoản vay tại Techcombank là thế chấp thứ hai thì khi NHNNo&PTNT xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay tại Techcombank cũng được coi là đến hạn. Và theo quy định hiện hành thì Techcombank không được xử lý tài sản thế chấp đó. Nếu tài sản thế chấp cho nhiều bên cho vay thì vấn đề sẽ phức tạp nếu các bên cho vay ký những hợp đồng độc lập và không có liên hệ chặt chẽ với nhau (hiện nay Nghị định 178 không cho phép thế chấp một TS để vay ở các TCTD khác nhau). Trong trường hợp này NH nhận thế chấp sau có thể phải thanh lý tín dụng bắt buộc trước hạn và nguy cơ không thu hồi đủ sẽ xuất hiện khi giá bán tài sản quá thấp so với giá ban đầu. Tuy nhiên, vấn đề sẽ đơn giản hơn nếu các bên cho vay là thành viên đồng tài trợ 1KH và việc thanh lý TS để trả nợ sẽ theo nội dung của HDDTD theo phương thức đồng tài trợ đã ký trước đó). (Bổ sung: Theo pháp luật quy định, nếu như một khoản vay đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ, các khoản vay chưa đến hạn cũng coi như đến hạn. Khoản tiền 1,5 tỉ tại Tech có thể coi là đến hạn, và Tech có quyền tham gia xử lý TSTC - Quan điểm khác: khoản vay 1,5 tỷ đồng tại Techcombank được coi là đến hạn. Vì nếu để NHNNo&PTNT bán ngôi nhà đó đi thì Tech không còn tài sản thế chấp nữa. Và sau khi bán đc nhà tòa án trả 1,7 tỷ đồng + tiền lãi, chi phí phát sinh trong quá trình kiện tụng xử lý thế chấp cho NHNNo&PTNT và trả tiếp 1,5 tỷ đồng + tiền lãi cho Techcomban. Còn lại bao nhiêu thì trả lại cho Ông X). Câu 2:
  2. Không, tài sản đảm bảo phải đáp ứng yêu cầu không có tranh chấp tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm. Ông A phải giải quyết ổn thỏa vấn đề với ông B thì mới có thể đem thế chấp được. Ở đây ông A định thế chấp ngôi nhà, tức là thế chấp bất động sản, không phải thế chấp quyền sử dụng đất, cho nên việc ông A xây nhà dẫn đến tranh chấp với ông B thì ngôi nhà đó không đáp ứng được yêu cầu để đem ra thế chấp. (Bổ sung: theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc nhận ngôi nhà của ông A như trên đảm bảo đảm cho khoản vay của NHTM X là ko đúng. Vì khi xây nhà mà làm ảnh hưởng đến nhà hàng xóm thì phải dừng ngay việc xây nhà lại). Câu 3: Nếu trong HĐ bảo đảm không có thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản cầm cố, theo quy định hiện hành NH được toàn quyền xử lý tài sản cầm cố đó. Sau khi trừ đi các chi phí phát mại thì số tiền phát mại được ưu tiên trả nợ cho NH, nếu không đủ NH tiếp tục truy đòi người đi vay, nếu còn thừa sẽ trả lại người đi vay. Điều 58. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm 1. Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật. Theo mình nghĩ thì sẽ chuyển tài sản đảm bảo cho bên thứ 3(tòa án) nếu như ông A không chấp nhận tài sản đảm bảo thuộc về ngân hàng. Bên thứ 3 sẽ bán đấu giá tài sản đảm bảo để trả cho khoản nợ. NH ko có quyền xử lý tài sản. (Đối với thế chấp quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng trồng vườn cây và các tài sản khác của người thế chấp gắn liền với đất chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận. Nhưng trong thực tế các NH thường nhận thế chấp toàn bộ BĐS. Thế chấp một phần chỉ có thể áp dụng trong trường hợp phần TS thế chấp có thể phát mại riêng mà không ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận thế chấp. Đối với các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình xây dựng chỉ được nhận thế chấp cùng với giá trị quyền sử dụng đất). Câu 4:
  3. NHTM không được thu tiền thuê nhà, vì khi thế chấp thì bên thế chấp vẫn được nhận lợi tức từ TS, trừ khi trong HĐ ghi thế chấp cả lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp. Cụ thể trong HĐ thế chấp quy định quyền của người đi vay (người thế chấp) là được sử dụng, khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp. Tiếp tục khai thác sử dụng tài sản thế chấp và bảo quản không làm giảm giá trị tài sản thế chấp so với khi ký Hợp đồng (không tính đến hao mòn vô hình và yếu tố trượt giá). Không thay đổi, sửa chữa cấu hình và các bộ phận của tài sản thế chấp làm giảm sút giá trị tài sản thế chấp. Việc sửa chữa lớn phải thông báo cho Ngân hàng biết. Bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết tránh nguy cơ giảm sút hoặc mất giá tài sản thế chấp kể cả việc ngừng ngay việc khai thác, sử dụng các tài sản thế chấp đó. Câu 5: Câu 6: Trong trường hợp này hai ông không qui định phần bảo lãnh cho từng người cụ thể nên ngân hàng có thể yêu cầu bất cứ ai trong hai ông phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ. Chương I: Tổng quan về nghiệp vụ tín dụng Câu 1: Câu 2: Hồ sơ-tài liệu khi có nhu cầu: a) Vay mua nhà trả góp: Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ACB). CMND, Hộ khẩu/KT3 của người vay và người bảo lãnh (nếu có). Giấy tờ liên quan đến nhà/đất dự định mua và tài sản thế chấp. Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh, của người vay và người cùng trả nợ (nếu có). b) Vay mua ô tô trả góp Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ACB). CMND, hộ khẩu/ KT3 của người vay và người bảo lãnh (nếu có). Chứng từ liên quan đến xe mua và tài sản thế chấp. Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương, Hợp đồng cho thuê nhà, thuê xe, giấy phép kinh doanh, của người vay và người cùng trả nợ (nếu có).
  4. c) Sử dụng thẻ tín dụng Giấy đề nghị cấp thẻ tín dụng và Hợp đồng sử dụng thẻ: Theo mẫu của ACB. CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3 (đối với người Việt Nam) Bản sao hộ chiếu, visa hoặc giấy phép cư trú, thư bảo lãnh của công ty (đối với người nước ngoài). Chứng từ sở hữu tài sản đảm bảo. d) Vay xây dựng văn phòng cho thuê: Giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực hoặc giấy tờ pháp lý khác có giá trị tương đương của người đứng tên vay và những người liên quan (Vợ/chồng – nếu có). Sổ hộ khẩu thường trú/Sổ tạm trú và giấy tờ chứng minh/xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có). Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có). Giấy đề nghị cấp/bổ sung GHTD, đề nghị vay vốn kiêm phương án vay vốn và Tờ trình thẩm định theo mẫu của VietinBank Hợp đồng tín dụng theo mẫu của Vietinbank Giấy tờ chứng minh thu nhập ngoài nguồn thu từ phương án vay vốn. Các giấy tờ khác liên quan theo quy định (nếu có). Câu 3: Nội dung phân tích đánh giá khách hàng trước khi cho vay: