Nghiệp vụ ngân hàng - Bài: Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại

ppt 101 trang nguyendu 9450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nghiệp vụ ngân hàng - Bài: Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptnghiep_vu_ngan_hang_bai_nghiep_vu_cho_vay_cua_ngan_hang_thuo.ppt

Nội dung text: Nghiệp vụ ngân hàng - Bài: Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại

  1. Nghiệp vụ cho vay của NHTM 1. Một số vấn đề cơ bản về cho vay - Nguyên tắc cho vay - Điều kiện cho vay - Thời hạn cho vay - Phương pháp cho vay - Lãi suất tín dụng - Bảo đảm tiền vay
  2. Nghiệp vụ cho vay của NHTM 1.1. Nguyên tắc cho vay a. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. b. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 1.2. Điều kiện cho vay (1). Có đủ năng lực pháp lý (2). Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp (3). Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết (4). Có DAĐT/phương án sxkd, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; DAĐT/phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với các quy định pháp luật (5). Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN VN
  3. 1.3. Thời hạn cho vay - Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. - Kỳ hạn nợ là những khoảng thời gian nằm trong thời hạn cho vay mà cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải hoàn trả 1 phần hoặc toàn bộ số nợ cho NH Căn cứ xác định: (1) Đặc điểm và chu kỳ hoạt động kinh doanh của KH và đối tượng vay vốn (2) Khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn (3) Thời gian hoàn vốn đầu tư của dự án đầu tư (4) Khả năng cân đối nguồn vốn của NH: về thời hạn (5) Các yếu tố khác: - Yếu tố kỹ thuật trong thực hiện dự án vay vốn - Chính sách cho vay, trình độ CBTD
  4. 1.4. Phương pháp cho vay 1.4.1. Cho vay từng lần Cho vay từng lần là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn khách hàng và NH đều phải làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng Trường hợp áp dụng: • Khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, • NH yêu cầu áp dụng để giám sát, kiểm tra, quản lý việc sử dụng vốn vay chặt chẽ hơn. Cấp vốn vay: • Mỗi hợp đồng tín dụng có thể phát tiền vay 1 hoặc nhiều lần phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn của khách hàng • Tổng số tiền cho vay không được vượt quá số tiền đã ký trong hợp đồng tín dụng Thu nợ: Theo lịch trả nợ đã được thoả thuận trong HĐTD
  5. 1.4.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng • NH và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng, duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. • HMTD là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà NH và KH đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp áp dụng: • Khách hàng có nhu cầu vay vốn - trả nợ thường xuyên • Có uy tín với ngân hàng. • Khách hàng có đặc điểm sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần Tæng chi phÝ cÇn thiÕt H¹n møc tÝn Vèn tù Vèn huy ®éng = - - dông cã kh¸c Sè vßng quay VLĐ Số vòng quay VLĐ = DTT/VLĐ bình quân
  6. Cách thức cấp vốn, thu nợ: • Cấp vốn: – KH được sử dụng một HMTD trong thời hạn nhất định – Kế hoạch rút vốn không được ghi trong hợp đồng – KH rút tiền vay theo nhu cầu thực tế, trong phạm vi hạn mức tín dụng còn lại • Thu nợ: – Lịch trả nợ được thoả thuận vào thời điểm rút tiền vay – Việc điều chỉnh và xử lý nợ như vay từng lần.
  7. 1.5. Phương pháp tính lãi • Tính lãi theo dư nợ thực tế D nî Thêi gian L·i suÊt TiÒn l·i = thùc tÕ d nî cho vay • Tính lãi theo nợ gốc phải trả Nî gèc Thêi gian L·i suÊt TiÒn l·i = ph¶i tr¶ SD tiÒn vay cho vay
  8. Phương pháp tính lãi • Tính lãi theo dư nợ bình quân: lãi thường được tính theo định kỳ hàng tháng D nî bq trong 1 L·i suÊt cho vay TiÒn l·i = kú (th¸ng) 1 kú (th¸ng) Thời gian tính và trả lãi: • Trả trước vào thời gian giải ngân • Trả sau theo định kỳ hoặc theo kỳ trả gốc
  9. 1.6. Phí suất tín dụng Định nghĩa: Là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí thực tế mà người đi vay phải trả so với số tín dụng thực tế được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. PhÝ suÊt Tæng chi phÝ thùc tÕ = 100% tÝn dông Tæng sè tiÒn vay Thêi gian CV thùc tÕ sö dông trung binh Tæng d nî thùc tÕ Thêi gian cho vay = trung binh Tæng sè tiÒn vay
  10. Phí suất tín dụng • Tổng chi phí = Lãi tiền vay + Phí – Lãi tiền gửi (nếu có) • Phí bao gồm: thủ tục phí, phí cam kết, phí dàn xếp, phí trả nợ trước hạn • Tổng số tiền vay thực tế sử dụng = số tiền cho vay – số tiền NH thu ngay – tiền gửi (nếu có)
  11. Phí suất tín dụng Ví dụ: Tính phí suất khoản tín dụng 100.000 USD với các điều kiện: • Tiền vay cấp 1 lần, 7 tháng sau khi cấp trả 70.000 USD, 5 tháng sau khi trả lần đầu trả nốt 30.000 USD • Lãi suất cho vay 6%/năm • Hoa hồng phí trả cho người môi giới là 0,2% số tiền vay • Thủ tục phí là 0,1% số tiền vay. • Ngân hàng thu ngay tiền lãi.
  12. Phí suất tín dụng +100.000 7 th¸ng -70.000 5 th¸ng -30.000 DN: 100.000 30.000 • Thời gian cho vay trung bình: = (100.000 7 + 30.000 5)/100.000 = 8,5 (tháng) • Tổng chi phí thực tế: Lãi tiền vay: 100.000 8,5 6%/12 = 4.250 Thủ tục phí: 100.000 0,1% = 100 Hoa hồng môi giới : 100.000 x 0.2% = 200 Tổng chi phí thực tế: 4.250 + 100 + 200 = 4.550 • Tổng số TV thực tế sử dụng: 100.000 - 4.550 = 95.450 • Phí suất TD = 4.550/(95.450 8,5) 100% = 0,56%/tháng = 6.72%/năm
  13. 1.7. Bảo đảm tiền vay Định nghĩa: Bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được khoản nợ đã cho KH vay. Các biện pháp: Bảo đảm bằng tài sản Bảo đảm không bằng tài sản
  14. Bảo đảm bằng tài sản a. Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay b. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba c. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
  15. a. Cầm cố, thế chấp • Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. (Nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ). • Thế chấp tài sản là bên có nghĩa vụ dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên có quyền.
  16. Tài sản cầm cố a. Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải, NNVL, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác b. Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên TKTG tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng VND và ngoại tệ c. Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ có giá khác. Riêng cổ phiếu của TCTD phát hành, KH vay không được cầm cố tại chính TCTD đó d. Quyền TS phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền TS khác phát sinh từ HĐ hoặc từ các căn cứ pháp lý khác
  17. Tài sản cầm cố e. Quyền với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài f. Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của PL g. Tàu biển theo quy định của Bộ luật hàng hải VN, tàu bay theo quy định của luật hàng không dân dụng VN trong trường hợp được cầm cố h. TS hình thành trong tương lai là động sản hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch cầm cố và sẽ thuộc quyền SH của bên cầm cố như hoa lợi, lợi tức, TS hình thành từ vốn vay, các động sản khác mà bên cầm cố có quyền nhận i. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  18. Tài sản cầm cố • Lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố cũng thuộc tài sản cầm cố nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định; trường hợp tài sản cầm cố được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản cầm cố. • Đối với quyền tài sản quy định tại điểm d, e và f, TCTD nhận cầm cố khi xác định được giá trị cụ thể do các bên thoả thuận, hoặc thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định.
  19. Tài sản thế chấp a. Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất; b. Giá trị quyền sử dụng đất mà pháp luật về đất đai quy định được thế chấp; c. Tàu biển theo quy định của Bộ luật hàng hải VN, tàu bay theo quy định của luật hàng không dân dụng VN trong trường hợp được thế chấp; d. TS hình thành trong tương lai là BĐS hình thành sau thời điểm ký kết giao dịch TC và sẽ thuộc quyền SH của bên TC như hoa lợi, lợi tức, TS hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các BĐS khác mà bên TC có quyền nhận; e. Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  20. Tài sản thế chấp • Trường hợp thế chấp toàn bộ tài sản có vật phụ, thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản thế chấp. Trong thường hợp thế chấp một phần tài sản có vật phụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả thuận. • Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản thế chấp cũng thuộc tài sản thế chấp, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định; trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
  21. Điều kiện của tài sản bảo đảm 1. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh: 2. Tài sản được phép giao dịch: TS mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác. 3. Tài sản không có tranh chấp: TS không có tranh chấp về quyền SH hoặc quyền sử dụng, quản lý của KH vay, bên bảo lãnh tại thời điểm ký kết HĐ bảo đảm. 4. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì KH vay, bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm TS trong thời hạn bảo đảm tiền vay.
  22. Phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản Một TS bảo đảm được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ tại một hoặc nhiều TCTD. TH bảo đảm cho các nghĩa vụ trả nợ tại nhiều TCTD phải có đủ điều kiện: 1. Các giao dịch bảo đảm liên quan đến TS này đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm (thứ tự ưu tiên ) 2. Các TCTD cùng nhận một TS bảo đảm phải thoả thuận bằng văn bản cử đại diện giữ bản chính giấy tờ liên quan đến TS bảo đảm, việc xử lý TS bảo đảm để thu hồi nợ 3. Giá trị TSBĐ xác định tại thời điểm ký HĐ bảo đảm phải lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  23. b. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba Định nghĩa: Bảo lãnh bằng TS của bên thứ ba (bên bảo lãnh) là việc bên bảo lãnh cam kết với TCTD về việc sử dụng TS thuộc quyền quản lý, sử dụng của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho khách hàng vay, nếu KH vay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ. Nội dung: TCTD và bên bảo lãnh thoả thuận về việc áp dụng hay không áp dụng các biện pháp cần cố, thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Việc cần cố, thế chấp TS để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như biện pháp trước.
  24. b. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba Điều kiện của bên Bảo lãnh: • Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật VN đối với bên bảo lãnh là pháp nhân, cá nhân VN. (Pháp nhân, cá nhân nước ngoài ) • Có tài sản đủ điều kiện theo quy định để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp bên bảo lãnh là TCTD, cơ quan quản lý ngân sách Nhà nước, thì thực hiện bảo lãnh theo quy định của pháp luật về bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh của ngân sách Nhà nước.
  25. c. Bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay Điều kiện đối với khách hàng vay: • Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ • Có DADT, pa sxkddv (phục vụ đời sống) khả thi và có hiệu quả (phù hợp với quy định của pháp luật) • Có mức vốn tự có tham gia vào DA/pa sxkddv, đời sống và giá trị TSBĐ tiền vay bằng các biện pháp CC,TC tối thiểu bằng 15% VĐT của dự án/phương án
  26. c. Bảo đảm bằng TS hình thành từ vốn vay Điều kiện đối với tài sản: • TS phải xác định được quyền sở hữu hoặc quyền quản lý sử dụng; xác định được giá trị, số lượng và được phép giao dịch. Ngoài ra đối với tài sản là vật tư hàng hoá, TCTD phải có khả năng quản lý giám sát TS bảo đảm. • Đối với TS pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì KH phải cam kết mua bảo hiểm trong suốt thời hạn vay vốn khi TS hình thành đưa vào sử dụng.
  27. Cho vay không có đảm bảo bằng TS a. Tổ chức tín dụng lựa chọn cho vay không có đảm bảo bằng tài sản (tín chấp). b. TCTD Nhà nước cho vay không có đảm bảo bằng tài sản theo chỉ định của Chính phủ. – NH chịu trách nhiệm đánh giá khả năng trả nợ – Tổn thất do khách quan được Chính phủ xử lý. c. Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn.
  28. a. Cho vay tín chấp Điều kiện của khách hàng: • Sử dụng vốn vay có hiệu quả, trả nợ đúng hạn trong quan hệ tín dụng với các TCTD • Có DAĐT/p.án sx, kd, dv (phục vụ đời sống) khả thi, có hiệu quả (phù hợp với quy định của pháp luật) • Có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng • Cam kết thực hiện biện pháp đảm bảo bằng tài sản nếu vi phạm HĐTD; cam kết trả nợ trước hạn nếu không thực hiện cam kết trên.
  29. 1.8. Qui trình cho vay Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần phải thu thập các thông tin như: năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng khả năng sử dụng vốn vay khả năng hoàn trả nợ vay (vốn vay + lãi) Bước 2: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lại của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay + hoàn trả nợ vay. Mục tiêu: Tìm kiếm những tình huống có thể xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Bước 3: Ra quyết định tín dụng Trong khâu này, ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc 2 sai lầm cơ bản: Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt Từ chối cho vay với một khách hàng tôt. Cả 2 sai lầm đều ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Bước 4: Giải ngân Ở bước này, ngân hàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng phải tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bước 5: Giám sát tín dụng Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thu nợ. Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
  30. • Một số vấn đề quan trọng trong qui trình cho vay – Hồ sơ tín dụng: Giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý, hồ sơ về tài chính khách hàng, hồ sơ về khoản vay, hồ sơ về tài sản bảo đảm – Thẩm định khách hàng và phương án sử dụng vốn: thẩm định phi tài chính, phân tích hiện trạng và triển vọng kinh doanh, phân tích tài chính, thẩm định phương án kinh doanh và kế hoạch trả nợ, thẩm định tài sản bảo đảm – Xử lý nợ có vấn đề • Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ gốc và lãi • Miễn, giảm lãi tiền vay • Chuyển nợ quá hạn • Trả nợ bằng xử lý tài sản bảo đảm
  31. Tài sản đảm bảo trước hết được xử lý theo các phương thức đã thoả thuận. Trường hợp các bên không xử lý được tài sản đảm bảo theo các phương thức đã thoả thuận, thì ngân hàng có quyền chủ động áp dụng các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo một trong các cách:  Trực tiếp bán tài sản đảm bảo một cách công khai.  Uỷ quyền bán tài sản đảm bảo cho tổ chức bán đấu giá tài sản.  Uỷ quyền hoặc chuyển giao việc xử lý tài sản bảo đảm cho tổ chức có chức năng được mua tài sản để bán.  Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm (trừ quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).  Nhận các khoản tiền, tài sản mà bên thứ ba phải trả hoặc phải giao cho bên bảo đảm.
  32. 2. Các loại cho vay (Cho Vay DN) Cho vay Cho vay Cho vay ngắn hạn trung dài hạn CV CV CV theo Cho thuê Cho vay ứng vốn trên tài sản dự án đầu tư tài chính hợp vốn Chiết khấu Bao GTCG thanh toán
  33. 2.1. Cho vay ngắn hạn a. Cho vay ứng vốn b. Chiết khấu GTCG c. Bao thanh toán d. Cho vay theo hạn mức thấu chi e. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng
  34. a. Cho vay ứng vốn Khách hàng 1 2 3 4 5 6 7 8 Hồ Hợp sơ Thẩm Phê đồng Giải Kiểm Thu Thanh TD định duyệt TD ngân tra nợ lý HĐ Ngân hàng
  35. Thẩm định các điều kiện vay vốn • Thẩm định khách hàng vay vốn – Thẩm định phi tài chính: tính cách, khả năng quản lý – Hiện trạng và triển vọng kinh doanh – Thẩm định tình hình tài chính – Quan hệ với các TCTD • Thẩm định phương án kinh doanh – Đánh giá tính khả thi của phương án sxkd – Đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ của phương án – Phân tích rủi ro của phương án kinh doanh • Thẩm định bảo đảm tiền vay
  36. Căn cứ xác định số tiền cho vay  Nhu cầu vay của khách hàng: theo nhu cầu VLĐ  Giá trị tài sản đảm bảo: Mức CV tối đa  Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu tham gia pasxkd  Khả năng trả nợ của khách hàng: căn cứ nguồn thu bán hàng và các nguồn thu khác (nếu có)  Khả năng nguồn vốn của ngân hàng  Các giới hạn cho vay theo quy định  Các quy định riêng của ngân hàng cho vay
  37. b. Chiết khấu giấy tờ có giá. • Định nghĩa • Điều kiện của các GTCG được nhận chiết khấu • Phương thức chiết khấu • Quy trình nghiệp vụ chiết khấu
  38. Định nghĩa • Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. • Tái chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua lại giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và đã được chiết khấu theo phương thức mua hẳn.
  39. Chiết khấu giấy tờ có giá Phát hành Chiết khấu Thanh toán: 100 tr TPKB 1/3/N 1/11/N 1/3/N+1 TPKB TPKB KH NH Tiền NH KBNN 96 tr T. toán 100 tr Thời gian chiết khấu: 4 tháng
  40. Điều kiện của giấy tờ có giá • Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng; • Chưa đến hạn thanh toán; • Được phép giao dịch (mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, bảo lãnh và các giao dịch hợp pháp khác); • Được thanh toán theo quy định của tổ chức phát hành.
  41. Phương thức chiết khấu • Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của GTCG: – NH mua hẳn giấy tờ có giá. – KH chuyển giao ngay quyền sở hữu GTCG đó cho NH - Khi GTCG đó đến hạn thanh toán, NH xuất trình giấy tờ có giá để thanh toán với tổ chức phát hành. • Chiết khấu có thời hạn: – NH mua GTCG theo thời hạn và giá CK – Đồng thời kèm theo cam kết của KH về việc mua lại GTCG vào ngày đến hạn CK. – Hết thời hạn CK mà KH không thực hiện việc mua lại GTCG, thì NH là chủ sở hữu hợp pháp và được hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ GTCG đó
  42. Chiết khấu có thời hạn Phát hành Chiết khấu KH mua lại Thanh toán 1/3/N 1/11/N 1/2/N+1 1/3/N+1 TPKB KH NH T. tiÒn Tiền KH 99 tr NH 96 tr TPKB Thời gian chiết khấu của NH: 3 tháng
  43. Quy trình nghiệp vụ chiết khấu 1. Hồ sơ CK 2. Thẩm định Người PH KH 3. Giao nhận NH 4a. Gửi GTCG (người ký Tiền, GTCG thanh toán nhận nợ) 4b. Mua lại
  44. Xác định số tiền thanh toán Số tiền thanh toán = Giá trị đáo hạn – Mức chiết khấu Trong đó: Mức chiết khấu = Lãi chiết khấu + Phí chiết khấu Lãi chiết khấu = Giá trị đáo hạn x Số ngày chiết khấu x lãi suất chiết khấu Giá trị đáo hạn: Giá trị đến hạn thanh toán bao gồm mệnh giá và lãi chứng từ nếu có Phí chiết khấu: theo quy định cụ thể, có thể tính như lãi chiết khấu hoặc theo một tỷ lệ % trên giá trị đáo hạn hoặc theo một mức cố định
  45. • Ví dụ Ngày 20/11/2006, nhân viên tín dụng của ngân hàng ACB có nhận được của một khách hàng loại chứng từ có giá xin chiết khấu: Hối phiếu số 1247/06 ký phát ngày 15/10/2006 sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 15/04/2007 có mệnh giá là 128.000 USD đã được ngân hàng Citybank New York chấp nhận chi trả khi đáo hạn. Biết rằng ACB áp dụng mức hoa hồng (mức phí chiết khấu) là 0.5% trên mệnh giá chứng từ nhận chiết khấu, lãi suất chiết khấu là 6%/năm đối với USD. Yêu cầu: xác định số tiền mà khách hàng sẽ nhận được khi chiết khấu chứng từ trên.
  46. 1. Mệnh giá Hối phiếu = 128.000 USD. 2. % tỷ lệ hoa hồng = 0.5%/ mệnh giá Hối phiếu. 3. Mức hoa hồng phí = (2) x (1) = 128.000 x 0.5% = 640 ( USD ). 4. Lãi suất chiết khấu tiền USD/năm : 6% 5. Số ngày nhận chiết khấu : ( 145 ngày ) Ngày xin chiết khấu : 20/11/2006. Ngày đáo hạn : 15/04/2007. 6. Lãi chiết khấu = ( 128.000 x 6% x 145 ) / 365 = 3.051 ( USD ) 7. Số tiền khách hàng sẽ nhận = (1) – ( 6) – (3) = 124.309 ( USD)
  47. • Ví dụ 2 Ngày 20/11/2006, nhân viên tín dụng của ngân hàng ACB có nhận được của một khách hàng loại chứng từ có giá xin chiết khấu : Trái phiếu chính phủ có mệnh giá 2 tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, đáo hạn vào ngày 17/10/2007 và được hưởng lãi hàng năm là 8.5%. Biết rằng ACB áp dụng mức hoa hồng là 0.5% trên mệnh giá chứng từ nhận chiết khấu, lãi suất chiết khấu là 1%/tháng đối với VND. Yêu cầu: xác định số tiền mà khách hàng sẽ nhận được khi chiết khấu chứng từ trên.
  48. 1. Mệnh giá TP = 2.000 ( tr.đ ). 2. Thời hạn từ 20/11/2006 đến ngày 17/10/2007 : khoảng 327 ngày. 3. Lãi suất hưởng định kỳ : 8.5%. 4. Lãi hưởng định kỳ = (1) x ( 3) = 170. 5. Trị giá chiết khấu (giá trị đáo hạn) = (1) + (4) = 2.170. 6. Lãi chiết khấu ngân hàng = (5)x 12% x 327/365 = 233.3 7. Hoa hồng phí = (1) x 0.5% = 10. 8. Số tiền khách hàng nhận = (5) – ( 6) – ( 7) = 2.170 – 233.3 – 10 = 1.926.7
  49. c. Bao thanh toán • Định nghĩa • Loại hình bao thanh toán • Phương thức bao thanh toán • Quy trình
  50. Định nghĩa Bao thanh toán là một hình thức cấp tín dụng của TCTD cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hoá đã được bên bán hàng và bên mua hàng thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng.
  51. Bao thanh toán B¸n chÞu: 3 th¸ng Gi¸ tr¶ chËm: 100 tr Bên bán hàng Bên mua hàng Chøng tõ Chøng tõ 80 tr 1 2 100 tr Tr¶ tiÕp 10 tr NH bao thanh toán 3 - Trõ cp: 10 tr - øng tríc: 80 tr
  52. Loại hình bao thanh toán Tổ chức bao thanh toán được thực hiện bao thanh toán trong nước và xuất nhập khẩu: • Bao thanh toán có quyền truy đòi • Bao thanh toán không có quyền truy đòi chỉ truy đòi trong trường hợp: ✓Do lỗi của bên bán ✓Hoặc một lý do khác không liên quan đến khả năng thanh toán của bên mua
  53. Phương thức bao thanh toán • Bao thanh toán từng lần • Bao thanh toán theo hạn mức • Đồng bao thanh toán
  54. Quy trình bao thanh toán 4. Th«ng b¸o H§ 1. ĐÒ nghÞ bao thanh to¸n 2. Thẩm định 3. Tho¶ thuËn H§ NH 5. Cam kÕt Bªn Bªn 6. HĐ mua b¸n, bao thanh to¸n b¸n mua chøng tõ thanh hµng hµng to¸n 8. Theo dâi 7. TiÒn øng tríc & thu nî 9. TÊt to¸n
  55. Ví dụ • KH A cung cấp hàng cho Tổng công ty điện lực ngày 31/08 với giá trị hoá đơn 10 tỷ VND (hoá đơn xuất ngay lúc giao hàng) với điều kiện thanh toán trả chậm 90 ngày kể từ ngày xuất hoá don. • TCT điện lực trả truớc 2 tỷ VND. 8 tỷ còn lại sẽ trả sau 90 ngày. Ngày đáo hạn khoản phải thu là: 30/11 • NH sẽ ứng truớc cho KH ngày 31/08 khoản là: 85 % x 8 tỷ = 6.8 tỷ VND • Phí BTT thu ngay khi giải ngân: 0.4 % x 8 tỷ = 32 triệu. • Lãi BTT: 6.8x1%/30 x 90 = 204 triệu ( truờng hợp TCT điện lực thanh toán đúng hạn) • Phần còn lại ghi có vào TK KH: 8tỷ - 6.8 tỷ - 0.204 tỷ= 996triệu
  56. d. Cho vay theo hạn mức thấu chi • Ngân hàng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho KH chi vượt số dư có trên tài khoản vãng lai, tới một hạn mức nhất định trong thời hạn quy định. • Giới hạn chi tiêu của KH: Số dư Có thực tế trên TKTG (TK vãng lai) + hạn mức thấu chi • Tiền vay được rút trực tiếp từ TKTG (chỉ khi nào trên TK khách hàng xuất hiện dư nợ, khoản tiền đó mới là tiền vay) • Lãi tiền vay phải trả được tính theo số dư nợ thực tế trên tài khoản • Khách hàng có thể hoàn trả số tiền vay vào bất kỳ lúc nào bằng việc gửi tiền vào tài khoản
  57. e. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng • Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng là việc ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định, trong một thời hạn nhất định. • Khách hàng phải trả phí cam kết cho ngân hàng trên cơ sở hạn mức tín dụng được sử dụng.
  58. 2.2. Cho vay trung và dài hạn a. Cho vay theo dự án đầu tư b. Cho thuê tài chính c. Cho vay hợp vốn
  59. a. Cho vay theo dự án đầu tư • Qui trình cho vay theo dự án đầu tư • Trình tự và nội dung thẩm định DAĐT • Thẩm định tài chính dự án đầu tư
  60. Quy trình cho vay theo DAĐT 1 2 3 Phê Chuẩn bị ký HĐ Hồ sơ Thẩm duyệt TD định 4 Ký HĐ Ký HĐ 5 6 7 8 Thực hiện HĐ Giải Kiể Thu Than ngân m nợ h lý tra HĐ
  61. Trình tự và nội dung thẩm định DAĐT  Đánh giá sơ bộ dự án đầu tư.  Thẩm định thị trường đầu ra  Khả năng cung cấp NVL và các yếu tố đầu vào  Thẩm định về phương diện kỹ thuật, công nghệ  Thẩm định về phương diện tổ chức, quản trị dự án  Thẩm định về phương diện tài chính  Phân tích rủi ro dự án
  62. Cho thuê tài chính • Định nghĩa • Các hình thức cho thuê tài chính • Các tài sản thuê • Điều kiện thuê tài chính • Một số nội dung trong hợp đồng CTTC • Qui trình cho thuê tài chính
  63. Định nghĩa CTTC là 1 hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa công ty CTTC với bên thuê  Công ty CTTC cam kết mua tài sản thuê theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê  Bên thuê sử dụng tài sản và thanh toán tiền thuê theo thoả thuận  Kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng
  64. Các hình thức CTTC • Thuê tài chính thông thường: bên thuê lựa chọn tài sản thuê, sau đó công ty CTTC sẽ mua lại tài sản đó từ nhà cung cấp và bàn giao lại cho bên đi thuê sử dụng. • Bán và thuê lại: bên đi thuê bán lại những tài sản hiện có cho công ty CTTC và sau đó thuê lại
  65. CTTC thông thường Quyền sử dụng TS 5 Người cho thuê 2 Người đi thuê HĐ thuª TS Thanh toán tiền thuê Quyền Trả Giao Bảo 6 Lựa sở hữu tiền HĐ tài dưỡng pháp lý mua chọn (nếu muaTS 3 1 sản TS TS có) 5 Nhà cung 4 7 cấp
  66. Giao dịch bán và thuê lại HĐ mua bán TS Công ty 1 Chủ sở hữu cho thuê ban đầu Quyền sở hữu pháp lý 3 Người mua Trả tiền mua TS 4 Người bán Chuyển quyền 5 sử dụng TS Người cho HĐ thuê TS thuê 2 Người thuê Thanh toán tiền thuê 6
  67. Tài sản thuê Tất cả các loại tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển đơn chiếc và dây truyền sản xuất đồng bộ trong mọi lĩnh vực SXKD có giá trị sử dụng hữu ích trên 1 năm được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu, mới 100% hoặc đã qua sử dụng đều có thể là tài sản cho thuê tài chính: ✓ Dây truyền sản xuất, chế biến ✓ Máy móc thiết bị sản xuất, khai thác, xây dựng, thiết bị y tế và văn phòng. ✓ Phương tiện vận tải ✓ Các động sản phục vụ sản xuất kinh doanh khác (không kể đất đai nhà xưởng)
  68. Điều kiện thuê tài chính • Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự (thời gian hoạt động tối thiểu) • Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả khi, có hiệu quả • Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán tiền thuê đúng hạn • Có nguồn thu ngoại tệ hợp pháp hoặc được mua ngoại tệ tại NHTM (GD thuê TC bằng ngoại tệ)
  69. Một số nội dung trong HĐ CTTC • Thời hạn thuê: căn cứ vào thời gian sử dụng kinh tế của tài sản thuê và nhu cầu của bên thuê: mức thông thường hiện nay là 1 - 5 năm, tối đa là 10 năm • Chi phí thuê gồm: lãi suất và phí quản lý • Tiền trả trước (tiền đặt cọc): thường >20% - 30% giá trị tài sản thuê theo từng loại tài sản. • Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: căn cứ vào dòng tiền và khả năng thanh toán của bên thuê. Thường là 1, 3 hoặc 6 tháng • Giá chọn mua: là số tiền bên thuê phải trả để mua lại tài sản thuê khi kết thúc thời hạn thuê (thường nhỏ khoảng 1.000.000 đ) • Phương thức thanh toán tiền thuê: bên thuê chọn phương thức thanh toán gốc trả đều hoặc niên kim cố định
  70. Phương pháp tính tiền thuê  Nợ gốc tiền thuê được trả đều: Tæng sè nî gèc tiÒn thuª. Sè tiÒn tr¶ gèc mét kú = Sè kú thanh to¸n Số tiền lãi trả mỗi kỳ: tính theo dư nợ đầu kỳ  Số tiền thanh toán (gốc và lãi) trả đều vào cuối kỳ: A.i.(1+ i)n P = (1+ i)n −1 Tiền lãi = Dư nợ tiền thuê đầu kỳ x i Tiền gốc = P - tiền lãi
  71. Qui trình cho thuê tài chính Nhà cung cấp 1 3 4 5 6 Bên thuê Bên cho thuê 2
  72. Qui trình cho thuê tài chính 1. Bên thuê được chủ động lựa chọn máy móc thiết bị, thoả thuận với nhà cung cấp bằng hợp đồng hoặc bản ghi nhớ 2. Bên cho thuê thẩm định và ký hợp đồng cho thuê tài chính với bên đi thuê trên cơ sở hồ sơ đề nghị thuê tài chính của bên thuê 3. Bên cho thuê và nhà cung cấp ký hợ đồng mua bán tài sản thuê theo thoả thuận giữa bên thuê và nhà cung cấp 4. Nhà cung cấp lắp đặt, chạy thử, nghiệm thu và bàn giao tài sản cho bên thuê 5. Bên cho thuê thanh toán tiền mua tài sản cho nhà cung cấp 6. Bên thuê thanh toán tiền thuê tài sản cho bên cho thuê theo hợp đồng thuê tài chính
  73. c. Cho vay hợp vốn • Định nghĩa • Nguyên tắc tổ chức • Trường hợp áp dụng • Quy trình cho vay
  74. Định nghĩa Cho vay hợp vốn: hai hay nhiều TCTD tham gia cho vay đối với một DAĐT hoặc phương án sản xuất kinh doanh của một KH vay vốn. – Bên cho vay hợp vốn: Là hai hay nhiều TCTD cam kết với nhau để thực hiện đồng tài trợ cho một DA – Bên nhận tài trợ (bên vay): Là pháp nhân hay thể nhân có nhu cầu và được bên đồng tài trợ cấp tín dụng để thực hiện dự án.
  75. Trường hợp áp dụng – Nhu cầu vay của KH vượt quá giới hạn cho vay của NH. – Nhu cầu vay của KH vượt quá khả năng tài chính và nguồn vốn của một NH – Nhu cầu phân tán rủi ro của ngân hàng – Bên nhận tài trợ có nhu cầu huy động vốn từ nhiều ngân hàng.
  76. Qui trình cho vay hợp vốn • Bước 1: Đề xuất cho vay hợp vốn cho một dự án – Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định sơ bộ khách hàng vay vốn – Mời cho vay hợp vốn: gửi thư mời kèm theo kết quả thẩm định sơ bộ • Bước 2: Phối hợp cho vay hợp vốn – TCTD được mời quyết định và trả lời các đề nghị bằng văn bản. – Thông báo cho khách hàng
  77. Qui trình cho vay hợp vốn • Bước 3: Thẩm định dự án hợp vốn: – Các bên cho vay hợp vốn thống nhất cách thức thẩm định DAĐT. – Kết quả thẩm định gửi cho các thành viên và lưu tại tổ chức đầu mối
  78. Qui trình cho vay hợp vốn • Bước 4: Ký kết và thực hiện hợp đồng: – Ký hợp đồng: • Hợp đồng hợp vốn • Hợp đồng tín dụng – Thực hiện hợp đồng: • NH đầu mối chịu trách nhiệm đôn đốc và theo dõi các bên thực hiện HĐ • Rủi ro phát sinh: các bên cho vay cùng thoả thuận và thống nhất với bên vay để xử lý.
  79. Thanh toán không dùng TM • Thanh toán trong nước – Thanh toán bằng séc – Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – Thanh toán bằng ủy nhiệm thu – Thanh toán bằng thẻ ngân hàng • Thanh toán xuất, nhập khẩu – Thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) – Thanh toán nhờ thu – Chuyển tiền
  80. Thanh toán không dùng tiền mặt qua NH ✓ NĐ 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001 về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng DVTT ✓ QĐ 226/2002/QĐ-NHNN ngày 27/3/2002 ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng DVTT ✓ QĐ 1092/2002/QĐ-NHNN ngày 8/10/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng DVTT ✓ QĐ 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 ban hành “quy chế mở và sử dụng TKTG tại NHNN và TCTD” ✓ NĐ 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 về cung ứng và sử dụng séc ✓ QĐ 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 Ban hành quy chế cung ứng và sử dụng Séc
  81. Một số quy định Mở và sử dụng tài khoản thanh toán Lệnh thanh toán và chứng từ thanh toán Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng và khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán
  82. Mở và sử dụng tài khoản thanh toán • Mở tài khoản: + Khách hàng có quyền lựa chọn NH để mở một hay nhiều tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán. + Điều kiện mở TK giao dịch: • Giấy đăng ký mở tài khoản • Giấy tờ chứng minh đủ tư cách pháp lý: Thành lập, người đại diện; hộ khẩu thường trú (chứng minh nhân dân). • Mẫu dấu, chữ ký để giao dịch với ngân hàng được ký cùng trang trên giấy đăng ký mở tài khoản.
  83. • Sử dụng tài khoản thanh toán. ✓ Chủ tài khoản phải đảm bảo có đủ tiền để chi trả, trừ trường hợp được ngân hàng cho phép thấu chi. ✓ Chủ TK được toàn quyền sử dụng số dư TKTG tại NH. ✓ Chủ TK được uỷ quyền cho người khác bằng văn bản sử dụng TK. Người được uỷ quyền có quyền hạn và nghĩa vụ như chủ TK trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền lại cho người thứ ba. ✓ Trường hợp có đồng chủ TK, mọi giao dịch thanh toán chỉ được thực hiện khi có sự chấp thuận của những người là đồng chủ TK.
  84. • Phong toả tài khoản: TK có thể bị phong toả 1 phần hoặc toàn bộ trong các trường hợp: ✓ Có thoả thuận giữa chủ tài khoản và ngân hàng. ✓ Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền theo qui định của pháp luật. ✓ Các trường hợp khác theo qui định của pháp luật. Việc phong toả TK chấm dứt khi kết thúc thời hạn thoả thuận phong toả TK giữa chủ TK và NH hoặc có quyết định của pháp luật yêu cầu chấm dứt việc phong toả.
  85. • Đóng tài khoản ✓ Chủ tài khoản yêu cầu. ✓ Tổ chức có TK bị chấm dứt hoạt động theo qui định của pháp luật. ✓ Tài khoản hết số dư, sau 6 tháng không có hoạt động. ✓ Cá nhân có TK bị chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. ✓ Chủ TK vi phạm pháp luật trong thanh toán hoặc thoả thuận với NH; TK có số dư thấp và không hoạt động trong thời gian dài. TK được đóng, số dư còn lại được chi trả theo y/c của chủ TK (người được thừa kế), hoặc theo quyết định của toà án.
  86. Lệnh và chứng từ thanh toán • Lệnh thanh toán • Là lệnh của người sử dụng dịch vụ thanh toán đối với NH cung ứng dịch vụ thanh toán dưới hình thức chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử hoặc các hình thức khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu ngân hàng thực hiện giao dịch thanh toán. • Ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời lệnh thanh toán của người sử dụng dịch vụ thanh toán nhưng không trái pháp luật.
  87. • Chứng từ thanh toán  Đối với chứng từ giấy: Khi tạo lập chứng từ, KH cần chú ý đến tính hợp lệ. Trong một bộ chứng từ thanh toán, các nội dung phải được phản ánh thống nhất, không mâu thuẫn nhau. Trên chứng từ (bản chính) phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và đóng dấu đơn vị, mẫu chữ ký và mẫu dấu của khách hàng phải được đăng ký trước tại ngân hàng nơi khách hàng giao dịch.  Đối với chứng từ điện tử: Là chứng từ mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hoá mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ Các dữ liệu thông tin trên chứng từ điện tử phải phản ánh rõ ràng, trung thực và thực hiện mã hoá Chữ ký điện tử được xác lập riêng cho từng cá nhân để xác định quyền hạn và trách nhiệm của người lập và những người liên quan
  88. Quyền, nghĩa vụ của NH và KH Quyền của ngân hàng: • Quy định mức phí dịch vụ KH phải trả, qui định hạn mức thấu chi đối với từng khách hàng. • Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin có liên quan trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán. • Từ chối cung cấp dịch vụ khi khách hàng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện để sử dụng dịch vụ thanh toán, hoặc vi phạm các nguyên tắc thanh toán.
  89. 1.3. Quyền, nghĩa vụ của NH và KH Nghĩa vụ của ngân hàng: • Thanh toán chính xác, kịp thời và an toàn tài sản theo yêu cầu của khách hàng. • Niêm yết công khai phí dịch vụ thanh toán, giữ bí mật về số dư TKTG của KH theo đúng quy định của pháp luật. • Từ chối thực hiện các giao dịch thanh toán đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp. • Cung cấp thông tin về TK định kỳ hoặc theo yêu cầu cho chủ TK.
  90. Khách hàng có quyền: • Yêu cầu NH cung cấp thông tin về tài khoản giao dịch. • Khiếu nại và đòi bồi thường thiệt hại do NH vi phạm các thoả thuận (thanh toán chậm, không đúng số tiền, thu phí thanh toán không theo đúng qui định). Khách hàng có nghĩa vụ: • Trả phí đầy đủ, đúng hạn và thực hiện đầy đủ các qui định khác của ngân hàng. • Hoàn trả NH trong trường hợp thụ hưởng số tiền không có căn cứ pháp luật thông qua DVTT do NH thực hiện.
  91. Thanh toán bằng séc • Định nghĩa: Séc là phương tiện thanh toánn do nguời ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng có tên trên séc hay cho chính người cầm tờ séc . • Các loại séc - Căn cứ người được trả tiền: • Séc theo lệnh: ghi tên người được trả tiền sau cụm từ “trả theo lệnh của ” hoặc chỉ ghi tên người được trả tiền; • Séc đích danh: ghi rõ tên người được trả tiền trên séc sau cụm từ “trả không theo lệnh”; • Séc vô danh: ghi cụm từ: “trả cho người cầm séc” hoặc không ghi tên người được trả tiền. - Căn cứ hình thức thanh toán: – Séc chuyển khoản: ghi cụm từ “trả vào tài khoản”. – Séc tiền mặt: không có cụm từ “trả vào tài khoản”.
  92. - Căn cứ tính chất đảm bảo: • Séc bảo chi: được NH làm thủ tục bảo chi séc • Séc không được bảo chi: séc có thể bị từ chối thanh toán nếu tài khoản của người trả tiền không đủ số dư. - Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng: • Séc có khả năng chuyển nhượng • Séc không được chuyển nhượng: Séc đích danh hoặc có ghi “không được chuyển nhượng”
  93. Quy trình thanh toán séc Ph¸t hµnh Chuyển 1 vµ giao SÐc Ngêi ®îc tr¶ tiÒn 1’’ nhượng Người ký phát Ngêi thô hëng 1’ Ghi Cã Ghi Nî 2a Tr¶ Bảo chi 4 3 Uỷ quyền tiÒn 4 2 XuÊt xuÊt tr×nh b tr×nh NH thùc hiÖn Ng©n hµng 2 thanh to¸n b thu hé Thanh 4a toán
  94. Mét sè quy ®Þnh • Trường hợp: Séc không đủ khả năng thanh toán – NH thông báo ngay cho người ký phát, người xuất trình – Người thụ hưởng có quyền y/c NH xử lý theo cách: i. Từ chối thanh toán toàn bộ và trả lại séc ii. Thanh toán một phần và từ chối thanh toán số tiền còn lại • Trường hợp (ii) Người xuất trình phải lập “Lệnh thu” gửi NH nói rõ y/c thanh toán. • Trong vòng 5 ngày lv kể từ khi NH thông báo từ chối thanh toán, người ký phát phải thanh toán số tiền còn lại của tờ séc
  95. Vi phạm ký phát séc không đủ khả năng thanh toán - Vi phạm lần đầu:Nếu trong 5 ngày lv kể từ ngày séc bị từ chối, người ký phát không gửi được tờ séc đã được thanh toán cho NH: bị đình chỉ ngay và vĩnh viễn quyền ký phát séc - Tái phạm (vi phạm lần 2 cách lần trước dưới 1 năm): nếu vô tình bị đình chỉ tối thiểu 6 tháng, cố tình: đình chỉ vĩnh viễn - Tiếp tục tái phạm (cách lần tái phạm dưới 1 năm): xử lý như cố tình vi phạm
  96. 2. Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi (lệnh chi) - Định nghĩa: Uỷ nhiệm chi (lệnh chi) là lệnh chi tiền của chủ TK yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng có tên trên uỷ nhiệm chi (lệnh chi). - Quy trình thanh toán
  97. Ngêi tr¶ tiÒn Ngêi ®îc hëng 1 Ghi Có Nộp 2 Ghi cã 3 (Tm) UNC b Ghi nî 3 NH phôc vô Chứng từ NH phôc vô 3a ngêi tr¶ tiÒn chuyển tiền ngêi ®îc hëng
  98. 3. Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu (lệnh thu) - Định nghĩa: Uỷ nhiệm thu (nhờ thu) là giấy uỷ nhiệm do người thụ hưởng lập nhờ NH thu hộ tiền trên cơ sở khối lượng hàng hoá đã giao, dịch vụ đã cung ứng. - Điều kiện áp dụng: KH muốn sử dụng UNT cần thoả thuận những điều kiện thanh toán cụ thể, ghi trong hợp đồng (đơn đặt hàng) và thông báo bằng văn bản cho NH - Quy trình thanh toán
  99. Người trả Người được tiền hưởng Ghi cã Ghi nî 1 Báo Có 2 3 1a 3 Nộp UNT UNT b NH phục vụ 1 NH phục vụ người b người trả tiền 3a được hưởng Chuyển tiền
  100. Thanh toán bằng thẻ ngân hàng a. Định nghĩa: Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do NH phát hành và bán cho KH sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanh toán khác hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động. b. Các loại thẻ: – Thẻ ghi nợ – Thẻ tín dụng – Thẻ ký quỹ c. Quy trình thanh toán
  101. Xuất trình thẻ Chủ thẻ 2 Người (Người trả chấp nhận tiền) 3a thẻ Thẻ, ho¸ ®¬n Phát hành Thanh 3 thẻ toán 1 Hoá đơn b 4 BK Thanh toán NH phát NH thanh 5 hành thẻ toán