Luật thuế thu nhập cá nhân

ppt 181 trang nguyendu 11550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luật thuế thu nhập cá nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptluat_thue_thu_nhap_ca_nhan.ppt

Nội dung text: Luật thuế thu nhập cá nhân

  1. LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Người trình bày: Ts. Đỗ Thị Thìn Phó chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Web: www.vtca.vn Email: HoiTuVanThue@yahoo.com 1
  2. NỘI DUNG I. Giới thiệu chung về thuế TNCN II. Luật thuế TNCN: ◼ Đối tượng nộp thuế ◼ Thu nhập chịu thuế ◼ Thu nhập miễn thuế ◼ Kỳ tính thuế ◼ Tính và nộp thuế 10 khoản TN của CN cư trú ◼ Tính và nộp thuế 10 khoản TN của CN K. cư trú ◼ Hiệu lực thi hành III. Một số thông tư mới ban hành 2
  3. Giới thiệu chung về thuế TNCN 1. Khái niệm: Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập. Thuế TNCN là loại thuế phổ biến trên thế giới. Các nước áp dụng: Hà Lan 1797, Anh 1799, Phổ 1808. Hoa Kỳ 1864. Các nước Châu Âu còn lại, các nước như Úc, Niu-Di-lân, Nhật Bản áp dụng vào nửa cuối Thế kỷ 19. Các nước Châu Á như: Thái Lan 1939, Philipin 1945, Hàn Quốc 1948, In-đô-nê-xia 1949, Trung quốc 1984; Những nước Đông Âu thuộc các nền kinh tế chuyển đổi như Rumani 1990, Nga 1991, Ba Lan 1992. Đến nay đã có 180 nước áp dụng thuế thu nhập cá nhân 3
  4. Giới thiệu chung về thuế TNCN ◼ Thuế TNCN có diện điều chỉnh rộng, áp dụng đối với hầu hết cá nhân có TNCT. TN chịu thuế rất đa dạng, bao gồm: thu nhập từ TL, TC; thu nhập từ KD; từ đầu tư gián tiếp như cho vay, tham gia mua cổ phần, góp vốn LD; thu nhập từ CN vốn; chuyển nhượng BĐS; ◼ TNCN là có tính đến khả năng của người nộp thuế, hướng tới mục tiêu công bằng xã hội: một số khoản TN không chịu thuế, một số khoản thu nhập được miễn thuế cùng với quy định về giảm trừ gia cảnh. 4
  5. Giới thiệu chung về thuế TNCN Nhiều nước trên TG còn gọi thuế TNCN là VUA hay NỮ HOÀNG, lý do: 1. Chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của NSNN như: Thuế TNCN của Mỹ chiếm 56% tổng thu, Đức và Thụy Điển 45%, Anh 36%, Nhật 29%, Pháp 28%. Một số nước châu Á đang phát triển có thấp hơn như: Philippin 17%, Malayxia 15%, Thái Lan 13%. 2. Điều tiết phân phối lại thu nhập trong xã hội: căn cứ khả năng người nộp thuế 3. Thiết kế biểu thuế LTTP đối với những TN đảm bảo chính sách điều tiết được công bằng 4. Tính nhân văn cũng được thể hiện ở loại thuế này: tính GTGC, trừ khoản chi đóng góp từ thiện, nhân đạo, hỗ trợ phát triển sự nghiệp giáo dục 5
  6. Giới thiệu chung về thuế TNCN Ở Việt nam hệ thống CST được cải cách năm 1990 - Luật Thuế lợi tức áp dụng đối với cơ sở SX, KD, - Quốc hội uỷ quyền cho HĐNN ban hành Pháp lệnh thuế TN đối với người có TN cao có hiệu lực từ ngày 01/04/1991, Pháp lệnh này có năm lần sửa đổi, bổ sung vào tháng 6/1994, tháng 2/1997, tháng 7/1999, tháng 5/2001 và tháng 3/2004. Ngày 21/11/2007, QH đã thông qua Luật thuế TNCN số 04/2007/QH12, có hiệu lực từ ngày 01/01/2009. Sự ra đời của Luật này đánh dấu bước hoàn thiện hệ thống thuế TN của Việt Nam: TN của pháp nhân điều chỉnh bởi Luật thuế TNDN, TN của cá nhân điều chỉnh bởi Luật TNCN. 6
  7. Giới thiệu chung về thuế TNCN ◼ 2. Đặc điểm của thuế TNCN 1. là một loại thuế trực thu người nộp thuế đồng nhất với người chịu thuế . 2. là loại thuế có độ nhạy cảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế và liên quan đến hầu hết mọi cá nhân trong xã hội. 3. là loại thuế luôn gắn liền với chính sách xã hội 4. thuế TNCN thường được tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần 5. thuế TNCN không tác động giá cả hàng hoá, dịch vụ. 7
  8. Giới thiệu chung về thuế TNCN ◼ 3. Vai trò của thuế TNCN 1. là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội, 2. là một công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN. Thuế TN cao ở VN: 1991: 61 tỷ đ, 2007: 7.020 tỷ đ, 2008: 11.000 tỷ, năm 2009 thuế TNCN: 14.300 tỷ. 3. là công cụ kinh tế vĩ mô được Nhà nước sử dụng điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm. 4. góp phần quản lý thu nhập dân cư. 8
  9. LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Luật số: 04 /2007/QH12, ngày 21/11/2007 Luật Thuế TNCN gồm: 35 điều Chương I: Những qui định chung (9 điều) Chương II: Căn cứ tính thuế đối với CNCT (15 điều) Chương III: Căn cứ tính thuế đối với CNKCT (9 điều) Chương IV: Điều khoản thi hành (2 điều) Nghị định 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 TT 84/2008/TT-BTC ngày30/9/2008 TT 62/2009/TT-BTC, ngày 27/3/2009 TT 160/2009/TT-BTC, ngày 19/6/2009 TT 161/2009/TT-BTC, ngày 12/8/2009 TT 02/2010/TT-BTC, ngày 11/01/2010 TT 20/2010/TT-BTC, ngày 05 /02 /2010 9
  10. 1. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ 1. Cá nhân cư trú: - TNCT phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN - Thời gian cư trú: a) Có mặt tại VN từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại VN; b) Có nơi ở thường xuyên tại VN, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại VN theo hợp đồng thuê có thời hạn (từ 90 ngày trở lên). 2. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều ĐK trên. - TNCT phát sinh trong lãnh thổ VN. 10
  11. 1. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ 3. ĐTNT trong một số trường hợp: 3.1. Cá nhân có TN từ KD: (1) Một người đứng tên trong ĐKKD - cá nhân đứng tên trong ĐKKD. (2) Nhiều người cùng đứng tên trong ĐKKD (nhóm cá nhân KD), cùng tham gia KD - từng thành viên có tên ghi trong ĐKKD. (3) Hộ gia đình có nhiều người tham gia KD nhưng chỉ có một người đứng tên trong ĐKKD - người đứng tên trong ĐKKD. (4) CN, hộ gia đình thực tế có KD nhưng không có ĐKKD (hoặc giấy phép hành nghề)- CN đang thực hiện KD. 11
  12. 1. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ (5) Hoạt động cho thuê nhà, cho thuê mặt bằng không có ĐKKD - Nhiều người cùng đứng tên SH nhà, QSDĐ - từng CN ghi trong giấy chứng nhận quyền SH nhà, quyền sử dụng đất. 3.2. Cá nhân có TNCT khác: (1) Chuyển nhượng BĐS là đồng sở hữu- từng CN đồng sở hữu. (2) Chuyển giao, chuyển QSD các đối tượng được bảo hộ theo Luật SH trí tuệ, Luật Chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mại theo QĐ của Luật TM mà đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng SH, đồng tác giả của nhiều cá nhân (nhiều tác giả) - từng CN có quyền sở hữu, quyền tác giả và hưởng TN từ việc chuyển giao, chuyển quyền nêu trên. 12
  13. 1. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ 4. Đối tượng nộp thuế : (1) CN có quốc tịch VN kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có TNCT. (2) CN là người không mang quốc tịch VN nhưng có TNCT, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại VN; người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có TNCT phát sinh tại Việt Nam. 13
  14. 2. THU NHẬP CHỊU THUẾ Thu nhập chịu thuế TNCN gồm: 1. Thu nhập từ kinh doanh 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công 3. Thu nhập từ đầu tư vốn 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn 5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản 6. Thu nhập trúng thưởng 7. Thu nhập từ bản quyền 8. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại 9. Thu nhập từ nhận thừa kế 10. Thu nhập từ quà tặng 14
  15. 3. Kỳ tính thuế ◼ 1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú: a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với TN từ KD; thu nhập từ tiền lương, tiền công; b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh TN áp dụng đối với TN từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng BĐS; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế, quà tặng. 15
  16. 3. Kỳ tính thuế c) TN từ chuyển nhượng CK: Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm. Áp dụng kỳ tính thuế theo năm: đăng ký từ đầu năm với CQT. ◼ 2. Đối với cá nhân không cư trú: Kỳ tính thuế được tính theo từng lần phát sinh TN áp dụng đối với tất cả TNCT. Trường hợp cá nhân KD không cư trú có địa điểm KD cố định như cửa hàng, quầy hàng thì kỳ tính thuế áp dụng như đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ KD. 16
  17. 4. ĐỒNG TIỀN NỘP THUẾ ◼ 1.TNCT nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng VN theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh TN. ◼ 2.TNCT nhận được không bằng tiền phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo giá thị trường của SP, DV đó hoặc SP, DV cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm PS thu nhập. 17
  18. 5.1. Thu nhập miễn thuế: 1. Miễn thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. 2. Hồ sơ miễn thuế đối với từng trường hợp: (1). Chuyển nhượng giữa vợ với chồng: Bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao giấy chứng nhận kết hôn hoặc quyết định của toà án xử ly hôn, tái hôn 18
  19. 5.1 Thu nhập miễn thuế: (2). BĐS chuyển nhượng giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ: Bản sao sổ HK hoặc bản sao giấy khai sinh. con ngoài giá thú thì phải có bản sao quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan có TQ công nhận. (3). BĐS chuyển nhượng giữa cha nuôi mẹ nuôi với con nuôi: Bản sao sổ HK hoặc bản sao quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cơ quan có TQ. 19
  20. 5.1 Thu nhập miễn thuế: (4). BĐS chuyển nhượng giữa ông nội, bà nội với cháu nội: Bản sao Giấy KS của cháu nội và bản sao Giấy KS của bố cháu nội; hoặc bản sao HK có thể hiện mối quan hệ giữa ông nội, bà nội với cháu nội. BĐS chuyển nhượng giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại: Bản sao Giấy KS của cháu ngoại và bản sao Giấy KS của mẹ cháu ngoại; hoặc bản sao sổ HK có thể hiện mối quan hệ giữa ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại. (5). BĐS chuyển nhượng giữa anh, chị, em ruột với nhau: Bản sao HK hoặc bản sao Giấy KS của người chuyển nhượng và của người nhận chuyển nhượng thể hiện mối quan hệ có chung cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha hoặc các giấy tờ khác CM có quan hệ huyết thống. 20
  21. 5.1 Thu nhập miễn thuế: (6). BĐS chuyển nhượng giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể: - Bản sao sổ HK ghi rõ mối quan hệ giữa cha chồng, mẹ chồng với con dâu; giữa cha vợ, mẹ vợ với con rể Hoặc - Bản sao giấy CNKH và giấy KS của chồng hoặc vợ làm căn cứ xác định mối quan hệ giữa người chuyển nhượng là cha chồng, mẹ chồng với con dâu hoặc cha vợ, mẹ vợ và con rể. Trường hợp chuyển nhượng BĐS thuộc đối tượng miễn thuế nêu trên nhưng người chuyển nhượng không có giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu thì phải có xác nhận của UBND cấp xã về mối quan hệ giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng làm căn cứ để xác định TN được miễn thuế.21
  22. 5.2. Thu nhập miễn thuế: ◼ 1. Miễn thuế: TN từ nhận thừa kế, quà tặng là BĐS giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau. ◼ 2. Hồ sơ miễn thuế đối với các trường hợp này được áp dụng tương tự như miễn thuế đối với TN từ chuyển nhượng BĐS. 22
  23. 5.3 Thu nhập miễn thuế: 1. Miễn thuế: TN từ chuyển nhượng nhà ở, quyền SDĐ ở và TS gắn liền với đất ở của CN chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất. 1.1. Cá nhân có nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất là CN chuyển nhượng chỉ có QSH một căn nhà duy nhất hoặc chỉ có QSD một thửa đất duy nhất ở Việt nam kể cả trường hợp trên thửa đất đó đã hoặc chưa được XD nhà. 1.2. Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung QSH, đất ở có chung QSD thì chỉ CN chưa có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nơi khác mới được miễn thuế. Cá nhân có chung quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở còn có quyền sở hữu nhà ở, QSDĐ ở khác không được miễn thuế. 23
  24. 5.3 Thu nhập miễn thuế: ◼ 1.3 Vợ, chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận QSH nhà ở, QSDĐ ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng khác thì khi chuyển nhượng nhà ở đất ở của chung vợ chồng chỉ vợ hoặc chồng chưa có nhà ở, đất ở riêng khác được miễn thuế. ◼ 1.4. Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng. 24
  25. 5.3 Thu nhập miễn thuế: ◼ 2. Căn cứ xác định TN từ chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế do người chuyển nhượng bất động sản tự khai và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong bản khai. Nếu phát hiện không đúng sẽ bị xử lý truy thu thuế và phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. 25
  26. 5.4 Thu nhập miễn thuế: ◼ 1. Miễn thuế: Thu nhập từ giá trị QSDĐ của cá nhân được NN giao đất không phải trả tiền hoặc được giảm tiền SD đất theo quy định của PL. Cá nhân được miễn giảm thì giá vốn của đất chuyển nhượng được xác định theo giá do UBND cấp tỉnh qui định tại thời điểm giao đất. ◼ 2. Hồ sơ miễn thuế gồm Bản sao quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền ghi rõ mức miễn, giảm tiền SDĐ. 26
  27. 5.5 Thu nhập miễn thuế: ◼ 1. Miễn thuế: TN của hộ GĐ, cá nhân trực tiếp SX Nn, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt TS chưa qua chế biến thành các SP khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường, 2 điều kiện: 1.1. Có QSDĐ, quyền thuê đất, QSD mặt nước, quyền thuê mặt nước hợp pháp để SX và trực tiếp tham gia lao động SX nn, Ln, Lm, nuôi trồng TS. ◼ Trường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, CN khác thì phải có VB thuê đất, mặt nước theo quy định của PL. ◼ Đối với hoạt động đánh bắt TS phải có giấy chứng nhận QSH hoặc HĐ thuê tàu, thuyền SD vào mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia đánh bắt TS. 27
  28. 5.5 Thu nhập miễn thuế: ◼ 1.2. Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động SX nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Địa phương là quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là đơn vị hành chính cấp huyện) hoặc huyện giáp ranh nơi diễn ra hoạt động sản xuất. ◼ Riêng đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản thì không phụ thuộc nơi cư trú. 28
  29. 5.6 Thu nhập miễn thuế: ◼ 1. Miễn thuế:Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để SX. (trực tiếp SX nông nghiệp chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hoá sản xuất nông nghiệp). ◼ 2. Hồ sơ miễn thuế gồm: văn bản thoả thuận việc chuyển đổi đất giữa các bên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận; Bản sao các giấy tờ đối với các trường hợp chuyển nhượng BĐS như qui định Miễn thuế chuyển nhượng BĐS. 29
  30. 5.7 Thu nhập miễn thuế: 1. Miễn thuế: Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng BH nhân thọ: 1.1. Lãi tiền gửi là khoản tiền lãi mà CN nhận được từ việc gửi tiền tại các NH, tổ chức TD. 1.2. Lãi từ hợp đồng BH nhân thọ là khoản lãi mà CN nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các DN bảo hiểm. 2. Căn cứ xác định : - Đối với thu nhập từ lãi tiền gửi là Sổ tiết kiệm (hoặc thẻ tiết kiệm) của cá nhân. - Đối với thu nhập từ lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là Chứng từ chi trả tiền lãi từ hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ. 30
  31. 5.8 Thu nhập miễn thuế: 1. Miễn thuế: Thu nhập từ kiều hối. ◼ Kiều hối là khoản tiền CN nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi lao động, công tác, học tập tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước. 2. Căn cứ xác định: các giấy tờ chứng minh nguồn tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ chức trả hộ (nếu có). 31
  32. 5.9 Thu nhập miễn thuế: ◼ 1. Miễn thuế: Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của PL. ◼ 2. căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường. Đơn vị sử dụng LĐ phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người LĐ. Bảng kê này được gửi cho cơ quan thuế cùng với hồ sơ khai QT thuế. 32
  33. 5.10 Thu nhập miễn thuế: 1. Miễn thuế:Tiền lương hưu do BHXH chi trả. ◼ Người lao động có tham gia BHXH được nghỉ hưu theo chế độ quy định thì thu nhập từ tiền lương hưu do bảo hiểm xã hội Việt Nam trả được miễn thuế. ◼ Cá nhân sống tại VN được miễn thuế đối với tiền lương hưu do các tổ chức nước ngoài thành lập theo pháp luật BHXH của nước đó. 33
  34. 5.11 Thu nhập miễn thuế: 1. Miễn thuế:Thu nhập từ học bổng: 1.1. Học bổng nhận được từ NSNN bao gồm: học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ NSNN. 1.2. Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và Nn theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó. 2. Cơ quan trả học bổng cho CN phải lưu giữ các quyết định cấp học bổng và các chứng từ trả học bổng . ◼ Trường hợp CN nhận học bổng trực tiếp từ các tổ chức Nn thì phải lưu giữ tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập nhận được là học bổng do các tổ chức ngoài nước cấp 34
  35. 5.12. Thu nhập miễn thuế: Miễn thuế: TN từ bồi thường hợp đồng BH nhân thọ, phi nhân thọ; tiền bồi thường tai nạn LĐ; khoản bồi thường NN và các khoản bồi thường khác: Bồi thường hợp đồng BH nhân thọ, phi nhân thọ là khoản tiền mà cá nhân nhận được do cơ quan BH nhân thọ, phi nhân thọ trả cho người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. Bồi thường tai nạn LĐ là khoản tiền người lao động nhận được từ cơ quan sử dụng lao động hoặc quỹ BHXH do bị tai nạn trong quá trình tham gia LĐ Bồi thường NN là khoản tiền CN được bồi thường do các quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đúng của người có TQ, của cơ quan NN có TQ gây thiệt hại đến quyền lợi của CN 35
  36. 5.13 Thu nhập miễn thuế: ◼ 1. Miễn thuế: TN nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan NN có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích LN. Quỹ từ thiện là các quỹ từ thiện được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của CP về tổ chức, hoạt động của quỹ XH, quỹ từ thiện. ◼ 2. Căn cứ để xác định là: văn bản hoặc quyết định trao khoản khoản thu nhập của quỹ từ thiện và chứng từ chi tiền, hiện vật từ quỹ từ thiện. 36
  37. 5.14 Thu nhập miễn thuế: ◼ 1. Miễn thuế:Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức CP và phi CP được cơ quan NN có thẩm quyền phê duyệt. ◼ 2. Căn cứ để xác định là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt việc nhận viện trợ. 37
  38. 6. Giảm thuế Giảm thuế: ĐTNT gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế: 1. Xác định số thuế được giảm 1.1. Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm DL – Phát sinh năm nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm đó. 1.2. Số thuế làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế TNCN (10 khoản thu nhập) 38
  39. 6. Giảm thuế 1.3. Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng CP thực tế để khắc phục thiệt hại trừ đi các khoản bồi thường nhận được từ cơ quan bảo hiểm, hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn. 1.4. Xác định số thuế giảm: Số thuế phải nộp > mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ = mức độ thiệt hại. Số thuế phải nộp < mức độ thiệt hại thì số thuế giảm sẽ = số thuế phải nộp. 39
  40. 6. Giảm thuế 2. Hồ sơ, thủ tục xét giảm thuế 2.1. ĐTNT do thiên tai, hoả hoạn: - Văn bản đề nghị giảm thuế (mẫu số 18/MGT-TNCN) - Biên bản xác định mức độ thiệt hại về TS của cơ quan có TQ hoặc bản xác nhận thiệt hại của UBND cấp xã nơi xảy ra thiên tai, hoả hoạn. - CT bồi thường của cơ quan BH (nếu có) hoặc thoả thuận bồi thường của người gây hoả hoạn (nếu có). - Các chứng từ chi liên quan trực tiếp - Tờ khai quyết toán thuế (nếu là đối tượng phải QTT). 40
  41. 6. Giảm thuế 2.2. ĐTNT do bị tai nạn, hồ sơ giảm thuế: - VB đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN - VB hoặc biên bản xác nhận tai nạn có xác nhận của CQCA hoặc xác nhận mức độ thương tật của CQYT. - Giấy tờ xác định việc bồi thường của CQBH hoặc thoả thuận bồi thường của người gây tai nạn (nếu có). - Chứng từ chi liên quan trực tiếp đến việc khắc phục tai nạn. - Tờ khai QTT (nếu là đối tượng QTT). 41
  42. 6. Giảm thuế 2.3. ĐTNT mắc bệnh hiểm nghèo - Bệnh hiểm nghèo được xét giảm thuế là người bị mắc bệnh, nếu không điều trị theo chỉ định của CQYT hoặc bác sỹ sẽ gây ảnh hưởng nguy hại trực tiếp đến tính mạng. - Hồ sơ giảm thuế gồm: + VB đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN + Bản sao hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh. + CT chứng minh chi phí khám chữa bệnh do CQYT cấp; hoặc hoá đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ. + Tờ khai QTT (nếu là đối tượng QTT). 42
  43. 7. Tính thuế: Thu nhập từ kinh doanh 1. Thu nhập từ KD, bao gồm: a) Thu nhập từ hoạt động SX, KD hàng hoá, DV; b) TN từ hoạt động hành nghề ĐL của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của PL. 1. TNCT từ KD = DT - các khoản CPHL liên quan đến việc tạo ra TNCT từ KD trong kỳ tính thuế. 2. DT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng HH, DV phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động SX, KD HH, DV. Thời điểm xác định DT là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu HH, hoàn thành DV hoặc thời điểm lập hoá đơn bán hàng, cung ứng DV. 43
  44. 7. Tính thuế: Thu nhập từ kinh doanh ◼ TT 62 bổ sung hoạt động cho thuê nhà, TS: CN cho thuê nhà, tài sản trước năm 2009 và đã thu tiền cho thuê, đã khai và nộp thuế TNDN Từ ngày 01/01/2009, được quyền lựa chọn: thuế TNDN hoặc thuế TNCN. CN có yêu cầu tính Thuế TNCN làm đơn đề nghị gửi CQT (đã thu thuế TNDN): họ tên người cho thuê, người đi thuê, DT đã thu tiền trước, thời hạn thu tiền trước, số thuế TNDN đã nộp cho DT thu tiền trước; kèm theo HĐ thuê và chứng từ nộp thuế TNDN cho DTPS từ năm 2009. Căn cứ TL trên CQT tính số thuế TNCN phải nộp cho DT phát sinh từ 2009. Nếu thuế thấp hơn thì được hoàn - kể cả HĐồng giá K có thuế 44
  45. 7. Tính thuế: Thu nhập từ kinh doanh ◼ TT 62 bổ sung Cấp hoá đơn lẻ - Cá nhân KD (trừ cho thuê nhà, TS) hoặc cá nhân bán TS có yêu cầu CQT cấp hoá đơn lẻ thì phải tạm nộp thuế TNCN 10% tính trên TNCT từ bán lô hàng/TS. Cá nhân - tạm nộp thuế TNCN đồng thời với việc nộp thuế GTGT khi được cấp hoá đơn lẻ. nếu có yêu cầu hoàn thuế (hoặc bù trừ số thuế nộp thừa vào kỳ sau) thì cuối năm thực hiện QTT để xác định tổng TNCT, số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế xin hoàn hoặc bù trừ vào kỳ sau. 45
  46. 7. Tính thuế: Thu nhập từ kinh doanh ◼ 3. Chi phí hợp lý bao gồm: a) Tiền lương, tiền công, các khoản thù lao và các CP khác trả cho người LĐ; b) Chi phí NL, nhiên liệu, VL, năng lượng, HH sử dụng vào SX, KD, chi phí DV mua ngoài; c) CPKH; d) Chi trả lãi tiền vay; đ) CP quản lý; e) Các khoản thuế, phí và lệ phí PN theo QĐ của PL được tính vào CP; g) Các khoản CP khác liên quan đến việc tạo ra TN. ◼ 4. Việc xác định DT, CP dựa trên cơ sở định mức, tiêu chuẩn, chế độ và chứng từ, sổ KT theo QĐ của PL 46
  47. 7. Tính thuế: Thu nhập từ kinh doanh ◼ 5. Trường hợp nhiều người cùng tham gia KD trong một ĐKKD thì TNCT của mỗi người được xác định : a) Tính theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong ĐKKD; b) Tính theo thoả thuận giữa các CN ghi trong ĐKKD; c) Tính bằng số bình quân TN đầu người trong trường hợp ĐKKD không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia TN giữa các cá nhân. 47
  48. 7. Tính thuế: Thu nhập từ kinh doanh 6. Đối với cá nhân kinh doanh chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ mà không xác định được DT, chi phí và TNCT thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định DT, tỷ lệ TNCT để xác định TNCT phù hợp với từng ngành, nghề SX, KD theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. (CV 15908/BTC-TCT, ngày 26/12/2008 Tỷ lệ TNCT tính trên DT) 48
  49. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương 1.Thu nhập tiền lương bao gồm: 1.1. Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất TL, TC; 1.2. Các khoản phụ cấp, trợ cấp; 1.3. Tiền thù lao dưới các hình thức; 1.4. Tiền nhận được từ tham gia HHKD, HĐQT, ban kiểm soát, hội đồng quản lý và các tổ chức; 49
  50. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương 1.5. Các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc K bằng tiền: a) Tiền nhà, tiền điện, nước và các DV khác kèm theo. TT 62 bổ sung: Khoản tiền thuê nhà do đơn vị SDLĐ chi trả hộ: không vượt quá 15% tổng TNCT (chưa bao gồm tiền thuê nhà). b) Tiền mua BH đối với loại không bắt buộc người SDLĐ phải mua cho người LĐ. c) Khoản phí hội viên phục vụ cho cá nhân như: thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt các câu lạc bộ văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao. TT 62: Phí hội viên: Sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế. 50
  51. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương TT 62 bổ sung: khoản lợi ích khác mà người LĐ được hưởng không tính vào TNCT: - Chi về phương tiện phục vụ đưa đón tập thể người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại - trừ đưa đón riêng từng CN - Chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người LĐ phù hợp với công việc chuyên môn của người LĐ hoặc theo KH của đơn vị sử dụng LĐ. - Tiền ăn giữa ca: + người SDLĐ trực tiếp tổ chức bữa ăn. + chi =tiền: mức chi phù hợp với QĐ của Bộ LĐ-TB và XH. (TT 10/2009/TT- BLĐTBXH, ngày 24/4/2009- 550.000đ) 51
  52. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương 1.5. Các khoản lợi ích khác (tiếp) ◼ d) Các dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ. TT 62 dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí thẩm mỹ ghi tên cá nhân ◼ đ) Các khoản lợi ích khác như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các DVTV: thuê kê khai thuế; chi cho người giúp việc GĐ như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng, trừ các khoản khoán chi như: văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí, trang phục. 52
  53. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương TT62 bổ sung: ◼ f) Chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục: - Cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể, các hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của BTC. - Lao động làm việc trong các TCKD, các VPĐD: mức khoán chi - với mức xác định TNCTcủa thuế TNDN - Lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các VPĐD của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức này. 53
  54. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương 1.6. Các khoản thưởng như tháng, quý, năm, thưởng đột xuất, thưởng tháng lương thứ 13 bằng tiền hoặc không bằng tiền (kể cả thưởng bằng chứng khoán). Thưởng bằng cổ phiếu thì giá trị thưởng được xác định theo mức thưởng ghi trên sổ sách kế toán. 1.7. Các khoản TN nêu trên làm căn cứ xác định TNCT là thu nhập trước khi khấu trừ thuế (thu nhập trước thuế). Trường hợp thu nhập thực nhận không bao gồm thuế TNCN (thu nhập sau thuế) thì phải quy đổi thành thu nhập trước thuế theo phụ lục số 01/PL-TNCN. 54
  55. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương phụ cấp được trừ 2. Khoản phụ cấp được trừ khi xác định TNCT: 2.1 PC đối với người có công với CM theo quy định: phụ cấp, trợ cấp cho TB, BB, cho thân nhân liệt sỹ; phụ cấp, trợ cấp cho cán bộ HĐCM 2.2. Phụ cấp QP, an ninh theo quy định của PL. (Đối với những lĩnh vực công tác, ngành nghề mà Nhà nước có quy định chế độ phụ cấp, trợ cấp, TT 62). 2.3. Các khoản phụ cấp theo quy định: a) PC độc hại, nguy hiểm: ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm. b) PC thu hút: vùng KTM, cơ sở KT và đảo xa đất liền có ĐK sinh hoạt đặc biệt khó khăn. c) Phụ cấp KV đối với người LV ở vùng xa xôi, hẻo lánh và khí hậu xấu. 55
  56. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương trợ cấp được trừ 3. Các khoản trợ cấp được trừ khi xác định TNCT : (1). Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. (2). Trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi. (3). Trợ cấp do suy giảm khả năng lao động. (4). Trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng. (5). Các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp. (6). Các khoản trợ cấp khác do Bảo hiểm xã hội trả. (7). Trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội theo quy định của pháp luật. 56
  57. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương trợ cấp, phụ cấp được trừ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp được trừ khi xác định TNCT nêu trên thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của CQNN có thẩm quyền và được áp dụng thống nhất với tất cả các đối tượng, các thành phần kinh tế. Trường hợp các VB hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực NN thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở KD khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với KVNN để tính trừ. Các trường hợp chi cao hơn mức PC, TC theo QĐ trên thì phần chi vượt phải tính vào TNCT. 57
  58. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Tiền thưởng được trừ 4. Tiền thưởng được trừ khi xác định TNCT - tiền thưởng kèm theo các DH được NN phong tặng; - tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, Quốc tế; - tiền thưởng về cải tiến KT, sáng chế, phát minh được cơ quan NN có thẩm quyền công nhận; - tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm PL với cơ quan NN có thẩm quyền. Thẩm quyền ra QĐ khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các DHTĐ, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng. 58
  59. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Thu nhập được trừ TT 62 Bổ sung các khoản TN không tính vào TNCT: ◼ a) Khoản trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. ◼ b) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng LĐ chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người LĐ là người NN về phép mỗi năm một lần. ◼ c) Khoản tiền học phí cho con của người nước ngoài học tại VN theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng LĐ chi trả hộ căn cứ vào HĐLĐ và chứng từ nộp tiền học. 59
  60. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Thu nhập được trừ ◼ TT 02: 1. TN K chịu thuế: TL, TC một số khoản cán bộ công chức, cán bộ chiến sỹ thuộc LLVT: a. Khoản được nhận theo chế độ ban hành kèm theo Quyết định số 205/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ; b. Phụ cấp phục vụ QĐ số 269/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp phục vụ; 60
  61. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Thu nhập được trừ ◼ TT02: TN K chịu thuế (tiếp): c. Chế độ trang bị hoặc khoản được nhận theo chế độ khoán SD xe ôtô phục vụ công tác (QĐ số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007) Quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, SD phương tiện đi lại trong CQNN, đơn vị SN công lập, công ty NN; d. Khoản được nhận theo chế độ nhà công vụ quy định tại NĐ số 90/2006/NĐ-CP ngày 6/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở và QĐ số 09/2008/QĐ-TTg ngày 11/01/2008 ban hành nguyên tắc thiết kế và tiêu chuẩn SD nhà ở công vụ; 61
  62. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Thu nhập được trừ TT02: 2. Không tính TNCT: cán bộ công chức và những CN khác nhận được từ các công việc sau: Tham gia ý kiến, thẩm định, thẩm tra các văn bản PL, NQ, các báo cáo chính trị; tham gia các đoàn kiểm tra giám sát; tiếp cử tri, tiếp công dân; trang phục và các công việc khác có liên quan đến phục vụ trực tiếp hoạt động của VPQH, Hội đồng dân tộc và các ỦB của QH, các Đoàn đại biểu QH; từ Văn phòng TW và các Ban của Đảng; từ Văn phòng Thành ủy, Tỉnh ủy và các Ban của Thành uỷ, Tỉnh ủy. 62
  63. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Thu nhập được trừ TT 02: Giảm trừ đối với khoản BH bắt buộc: Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật BHXH được trừ các khoản bảo hiểm này vào TNCT trước khi tính thuế. Tiền đóng BH của năm nào được trừ vào TNCT của năm đó. 63
  64. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Thu nhập được trừ TT 02: Người NN là ĐTCT tại VN, người VN là CNCT nhưng làm việc tại NN có TN từ KD, từ TL ở NN tham gia đóng các khoản BH bắt buộc tương tự quy định của pháp luật VN thì được trừ các khoản phí BH đó vào TNCT từ KD, từ TL: a) Căn cứ xác định các khoản BH được trừ: phải có các CT chứng minh đã nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của NN: chứng từ thu tiền của cơ quan BH hoặc xác nhận của CQ trả thu nhập về số tiền BH đã khấu trừ, đã nộp. b) khoản BH nêu trên được tạm giảm trừ ngay trong năm (nếu có chứng từ) và quyết toán theo số chính thức khi hết năm; trường hợp K có CT trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi QTT. 64
  65. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương 5. Xác định thu nhập chịu thuế: 1. TNCT từ tiền lương, tiền công = tổng số thu nhập từ tiền lương, tiền công đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. 2. Thời điểm xác định TNCT từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả TN cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được TN. 65
  66. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Các TNTT từ Tổng khoản Giảm tiền lương, = TN chịu - đóng góp - trừ gia tiền công thuế BHBB: cảnh và BHXH, từ BHYT, thiện, BHTN (tự nhân đóng- đạo C.Từ) TT62 66
  67. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh 1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào TNCT trước khi tính thuế đối với TN từ KD, TL, TC của ĐTNT là cá nhân cư trú, gồm: a) Cho ĐTNT là 4 triệu đ./tháng (48 tr. đồng/năm); b) Cho mỗi người phụ thuộc là 1,6 tr. đồng/tháng. 2. Nguyên tắc xác định mức GTGC: - Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một ĐTNT. - Nhiều ĐTNT có chung người PT thì lựa chọn ĐTNT nào được trừ do các ĐTNT tự thoả thuận - Đối tượng nộp thuế ĐKT và được cấp Mã số thuế - ĐTNT có trách nhiệm kê khai số người phụ thuộc và phải chịu trách nhiệm trước PL về việc kê khai này. 67
  68. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh 3. Người phụ thuộc và hồ sơ kê khai XĐ : ◼ 3.1. Con: con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú: - Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng). - Con trên 18 tuổi nhưng bị tàn tật, không có KNLĐ. - Con đang theo học tại các trường ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, bậc cao học (thạc sỹ cả trong nước và nước ngoài, CV 13149/BTC–TCT ngày 17/9/2009 ) không có TN hoặc có TN nhưng không vượt quá mức qui định (mức thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng). 68
  69. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh 3.2. Vợ hoặc chồng ngoài độ tuổi LĐ hoặc trong độ tuổi LĐ nhưng bị tàn tật, không có KNLĐ, không có TN hoặc có TN nhưng không vượt quá mức qui định (500.000 đồng). 3.3. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng) mẹ kế, bố dượng (TT62) ngoài độ tuổi LĐ hoặc trong độ tuổi LĐ nhưng bị tàn tật, không có KNLĐ, không có TN hoặc có TN nhưng không vượt quá mức qui định 69
  70. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh 3.4. Cá nhân khác là người ngoài độ tuổi LĐ hoặc trong độ tuổi LĐ nhưng bị tàn tật, không có KNLĐ, không nơi nương tựa, không có TN hoặc có TN nhưng không vượt quá mức qui định mà ĐTNT đang phải trực tiếp nuôi dưỡng. ◼ TT 62: Các đối tượng: - Anh ruột, chị ruột, em ruột của đối tượng nộp thuế. - Ông,bà nội; ngoại, cô,dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của ĐTNT. - Cháu ruột của ĐTNT (con của anh, chị, em ruột. - Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo QĐ của PL. phải thoả mãn ĐK là người không nơi nương tựa mà ĐTNT đang trực tiếp nuôi dưỡng. 70
  71. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh ◼ TT62 Bổ sung: - Người trong độ tuổi LĐ được tính là người phụ thuộc phải thoả mãn đồng thời các ĐK sau: + Bị tàn tật không có khả năng lao động; + Không có thu nhập hoặc có TNBQ tháng trong năm từ tất cả các nguồn TN không vượt quá 500.000 đồng. - Người ngoài độ tuổi LĐ được tính là người phụ thuộc phải không có TN hoặc có TNBQ tháng trong năm từ tất cả các nguồn TN không vượt quá 500.000 đồng. 71
  72. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh ◼ TT 62 Bổ sung hướng dẫn Hồ sơ chứng minh: 1. bố dượng, mẹ kế là: bản sao giấy khai sinh của đối tượng nộp thuế và bản sao giấy chứng nhận kết hôn để chứng minh là bố dượng, mẹ kế hoặc các giấy tờ khác có liên quan trong đó có nội dung xác định là bố dượng, mẹ kế. 2. ông bà nội, ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột, các cá nhân khác và nội dung xác nhận của UBND xã: a. Cùng hộ khẩu - thì bản sao hộ khẩu. 72
  73. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh b. không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng: bản sao đăng ký tạm trú hoặc bản tự khai (theo mẫu số 21a/XN-TNCN) có xác nhận UBND xã nơi đối tượng nộp thuế sống c. không sống cùng ĐTNT nhưng ĐTNT phải trực tiếp nuôi dưỡng thì ĐTNT tự khai (theo mẫu số 21b/XN- TNCN) và đề nghị UBND xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận về việc người phụ thuộc hiện đang sống tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng. 73
  74. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh ◼ TT 62 Hướng dẫn bổ sung: UBND xã xác nhận người PT là người tàn tật không có khả năng lao động: ◼ Người tàn tật không có KNLĐ nhưng không có xác nhận của CQYT thì ĐTNT tự khai (mẫu số 22/XN- TNCN) và đề nghị UBND xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận những biểu hiện cụ thể về sự tàn tật của người phụ thuộc ; ◼ Người phụ thuộc mắc bệnh mà không có khả năng LĐ (như: bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn, ) có bệnh án của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên thì chỉ cần bản sao bệnh án mà không cần phải có xác nhận của UBND xã. 74
  75. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh ◼ TT 62 Bổ sung: ĐTNT có TN từ TL ổn định từ 02 nơi trở lên; hoặc vừa có TN từ KD vừa có TN từ TL thường xuyên ổn định; hoặc có TNKD ổn định từ 02 nơi trở lên thì lựa chọn nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh: - Về giảm trừ cho bản thân: được lựa chọn khai giảm trừ cho bản thân ở một nơi PSTN; đồng thời phải TB cho đơn vị chi trả TN khác hoặc CQT biết để không tính giảm trừ trùng. - Về giảm trừ cho người PT: ĐTNT có nhiều người phụ thuộc, mà số người tính giảm trừ ở một nơi PSTN không đủ thì được đăng ký số người phụ thuộc chưa giảm trừ hết vào nơi PSTN khác để được giảm trừ. 75
  76. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh TT 62 Bổ sung hồ sơ: Người LĐ làm việc trong các TCKT, các cơ quan HCSN có bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con và những người khác là người PT đã khai rõ trong lý lịch thì hồ sơ CM người PT do người LĐ tự lựa chọn: - Cách 1: Khai theo mẫu số 16/ĐK-TNCN có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị vào bên trái tờ khai. Thủ trưởng chỉ chịu trách nhiệm đối với các ND: họ tên người phụ thuộc, năm sinh và quan hệ với ĐTNT; các nội dung khác, ĐTNT tự khai và chịu trách nhiệm. có sự thay đổi người PT - Thủ trưởng đơn vị xác nhận vào tờ khai điều chỉnh. - Cách 2: thực hiện tại tiết 3.1.7, điểm 3.1, khoản 3, Mục I, Phần B TT số 84/2008/TT-BTC và TT 62. 76
  77. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh ◼ 4. Yêu cầu về các giấy tờ: - Các giấy tờ trong các hồ sơ nêu trên, nếu là bản sao thì phải có công chứng hoặc chứng thực của UBND xã. Nếu không có công chứng hoặc chứng thực thì phải xuất trình bản chính cùng với bản sao để cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu. - ĐTNT chỉ phải nộp hồ sơ chứng minh cho một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ kể cả trường hợp ĐTNT thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi KD. ◼ 5. Cá nhân cư trú là người NN, nếu không có hồ sơ theo hướng dẫn đối với từng trường hợp cụ thể nêu trên thì phải có các tài liệu pháp lý tương tự để làm căn cứ CM người phụ thuộc. 77
  78. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh ◼ 6. Kê khai tạm giảm trừ đối với người phụ thuộc: (1). ĐTNT có TN từ 4 tr đồng/tháng trở xuống không phải kê khai người phụ thuộc. (2). ĐTNT có TN trên 4 triệu đ./th có nuôi dưỡng NPT cần khai: ◼ Chậm nhất là ngày 30 tháng 1, ĐTNT lập 02 bản ĐK người PT (mẫu số 16/ĐK-TNCN) gửi cho CQ trả TN. - Nếu có sự thay đổi về người PT so với ĐK đầu năm thì sau 30 ngày kể từ ngày có thay đổi (tăng, giảm), cần khai 02 bản ĐK điều chỉnh người PT (mẫu số 16/ĐK- TNCN) gửi cho cơ quan trả thu nhập. - Nếu ký HĐLĐ (hoặc có QĐ tuyển dụng) sau ngày 30 tháng 1 thì thời hạn ĐK là ngày cuối cùng của tháng ký HĐLĐ hoặc quyết định tuyển dụng. 78
  79. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ gia cảnh ◼ 7. Cơ quan trả thu nhập có trách nhiệm: (1). Tiếp nhận bản đăng ký người phụ thuộc (2). Hàng tháng, thực hiện tạm giảm trừ gia cảnh theo đúng bản ĐK người phụ thuộc của ĐTNT trước khi tính số thuế tạm khấu trừ, nộp thuế vào NSNN và không phải chịu trách nhiệm trước PL về việc khai tạm tính giảm trừ gia cảnh (3). Chuyển 01 bản ĐK cho CQT trực tiếp quản lý CQ trả TN. Thời hạn chuyển chậm nhất là ngày 20 tháng 2 của năm thực hiện. Trường hợp đăng ký giảm trừ sau ngày 30 tháng 1 của năm thực hiện hoặc ĐK điều chỉnh người phụ thuộc, thời hạn chuyển cho CQT là ngày 20 của tháng sau tháng nhận được bản ĐK. 79
  80. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo Khoản đóng góp từ thiện, NĐ được trừ vào TN trước khi tính thuế: 1. Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK, người tàn tật, người già không nơi nương tựa; 2. Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ NĐ, quỹ khuyến học. 3. Tổ chức, cơ sở và các quỹ nêu trên phải được cơ quan NN có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, HĐ vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học không nhằm mục đích LN. 80
  81. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Biểu thuế Luỹ tiến từng phần Bậc TN tính thuế/năm TN tính thuế/tháng Tsuất thuế (tr. đồng) (tr. đồng) (%) 1 Đến 60 Đến 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 81
  82. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Ví dụ cách tính thuế LTTP ◼ Một cá nhân có thu nhập 50 tr/đ/th, có 2 con và 1 mẹ già,giả dụ: Nộp BH 6% ◼ Giảm trừ GC: 8.8 tr = 4tr + 4,8 tr. ◼ TN tính thuế : 38,2 tr= 50tr-3tr-8,8tr ◼ Thuế bậc 1: 5trx 5% = 0,250 ◼ Thuế bậc 2 :(10 - 5) x 10%= 0,500 ◼ Thuế bậc 3: (18 - 10) x15%= 1,200 ◼ Thuế bậc 4: (32 - 18)x 20% = 2,800 ◼ Thuế bậc 5: (38,2- 32) x 25%= 1,550 ◼ Tổng tiền thuế nôp của 5 bâc là: 6,30 triệu ◼ Tỷ trọng tiền thuế : 6,3tr/50 tr là 12,6% ◼ Tỷ trọng trên TN tính thuế 6,3/ 38,2 là 16,49 % không phải là 25% 82
  83. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Ví dụ cách tính thuế - lương NET Ông A. TN nhận được sau thuế là 10 triệu đồng, ông giảm trừ cho 2 con và cho bản thân là 7,2 triệu đồng. Phần thu nhập 7,2 triệu đồng này không tính vào TNTT của ông. Như vậy, thu nhập sau thuế đối với phần thu nhập bị tính thuế của ông A là: 10 triệu đồng – 7,2 triệu đồng = 2,8 triệu đồng. ◼ Căn cứ công thức qui đổi để XĐThu nhập trước thuế (thu nhập tính thuế)= [TN sau thuế]/0,95 = (2,8tr.)/0,95 ~= 2,947 triệu đồng ◼ Thuế TNCN của ông A được tính lại là: 2,947 triệu đồng x 5% = 0,147 triệu đồng TNCT: 10tr. + 0,1473 tr. = 10,147 đồng 83
  84. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương khấu trừ thuế (10%) ◼ Cơ quan trả TN thực hiện khấu trừ, kê khai tạm nộp thuế : - Khấu trừ thuế hàng tháng theo biểu thuế LTTP - Khấu trừ 10% vãng lai - Khấu trừ 20% CN không có MST - TT 62 bỏ. CQ trả TN phải cấp CT khấu trừ thuế cho CN. CQT có trách nhiệm cấp CT khấu trừ thuế. CQ trả TN cần làm “Đơn đề nghị cấp CTKT thuế TNCN” theo mẫu số: 17/TNCN. Khai thuế tháng và nộp tờ khai theo mẫu số 02/KK-TNCN; tháng 01 nếu thuế <dưới 5 tr. – khai quí 84
  85. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương khấu trừ thuế TT62 Bổ sung Áp dụng thống nhất một mức khấu trừ 10%: ◼ TN ngoài tiền lương (HĐ DV)ước tính tổng TNCT sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có TN làm cam kết (Mẫu số 23/BCK-TNCN) gửi cơ quan chi trả TN để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ 10% thuế TNCN. Cuối năm vẫn phải cung cấp DS để cơ quan thuế biết. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình. ◼ Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê lao động theo thời vụ từ trên 03 tháng đến dưới 12 tháng và có hợp đồng lao động thì không khấu trừ thuế 10% mà thực hiện tạm khấu trừ thuế theo Biểu luỹ tiến từng phần tính trên thu nhập tháng. 85
  86. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương quyết toán thuế ◼ CQ trả TN khai quyết toán thuế ◼ CQ trả TN không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không có khấu trừ thuế, có trách nhiệm khai quyết toán thuế TNCN: ◼ 1. Hồ sơ khai: ◼ - Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 05/KK-TNCN và các bảng kê chi tiết sau: + Bảng kê DS người nhận thu nhập từ TL, TC (mẫu số 05A/BK-TNCN) DS người nhận thu nhập bao gồm cả những người có TN chưa phải nộp thuế. + Bảng kê thu nhập từ TL, TC cá nhân vãng lai (mẫu số 05B/BK-TNCN) . 86
  87. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương quyết toán thuế ◼ 2. Thời hạn nộp: chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch, năm 2009:31/7/2010. ◼ 3. Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế: - Nộp hồ sơ QTT tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý - Các trường hợp khác: + Đối với các cơ quan HCSN, đoàn thể do TW quản lý, do cấp tỉnh quản lý, các tổ chức quốc tế và CQĐD của NN nộp HSQT thuế tại Cục Thuế tỉnh. + Đối với các cơ quan HC cấp huyện QL nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế quận, huyện thị xã. ◼ 4. Thời hạn nộp thuế khi quyết toán: ◼ Thời hạn nộp số thuế đã khấu trừ và số thuế còn phải nộp khi QTT là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ QTT 87
  88. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Cá nhân trực tiếp khai thuế 1. Các trường hợp cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế tháng: - Cá nhân nhận thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập từ nước ngoài. - Các cá nhân là người Việt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công do các tổ chức quốc tế, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán đóng tại Việt Nam chi trả. 2. Hồ sơ khai thuế tháng: ◼ Cá nhân khai thuế thu nhập tháng theo Mẫu số 07/KK-TNCN. 88
  89. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Cá nhân trực tiếp khai thuế 3. Nơi nộp hồ sơ và thời hạn nộp HS khai thuế tháng: - Nơi nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế là Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi cá nhân cư trú. - Thời hạn nộp HSKT tháng trước ngày 20 của tháng sau. 4. Cá nhân nộp HSKT trực tiếp nếu TNBQ tháng ước tính trên 4 triệu đồng và có tính giảm trừ người phụ thuộc phải nộp tờ khai ĐK người phụ thuộc cùng với thời điểm nộp HSKT tháng đầu tiên của năm tính thuế. Thời điểm nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc được thực hiện tương tự như đối với CN khác 89
  90. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Cá nhân khai quyết toán thuế 1. Cá nhân khai quyết toán thuế trong các trường hợp: - Có số thuế phải nộp trong năm > số thuế đã KT hoặc đã tạm nộp trong năm hoặc có PS nghĩa vụ thuế nhưng trong năm chưa bị KT hoặc chưa tạm nộp. - Có yêu cầu về hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế vào kỳ sau. - CN cư trú là người NN khi kết thúc HĐ làm việc tại VN trước khi xuất cảnh phải thực hiện QTT với cơ quan thuế. 90
  91. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Cá nhân khai quyết toán thuế 2. Hồ sơ khai QTT - Tờ khai QTT: mẫu số 09/KK-TNCN, phụ lục mẫu số 09A/PL-TNCN, phụ lục theo mẫu số 09C/PL-TNCN (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh). - Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm. - Trường hợp nhận thu nhập từ các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán, Lãnh sự quán và nhận thu nhập từ NN phải có tài liệu CM hoặc xác nhận về số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở NN và kèm theo thư xác nhận thu nhập năm theo mẫu số 20/TXN-TNCN. 91
  92. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương Cá nhân khai quyết toán thuế 3. Thời hạn và nơi nộp hồ sơ: - Thời hạn:chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm DL, năm 2009:31/7/2010. - Nơi nộp hồ sơ là cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập. - Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế hàng tháng thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế cũng là nơi nộp hồ sơ khai thuế tháng (Cục thuế). 92
  93. 8.Tính thuế: Thu nhập tiền lương và thu nhập từ kinh doanh Cá nhân khai, quyết toán thuế QTT đối với CN cư trú có TN từ KD và TN từ TL Trong năm: TN từ tiền lương – Cơ quan trả TN khấu trừ TN từ KD cá nhân trực tiếp khai Cuối năm: Cá nhân tổng hợp thu nhập từ KD và thu nhập từ TL, sau đó tính giảm trừ gia cảnh, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo. Căn cứ biểu thuế LTTP tính theo năm để xác định số thuế phải nộp và thực hiện QTT. Hồ sơ quyết toán thuế: - Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN; - Phụ lục theo mẫu số 09A/PL-TNCN; số 09B/PL-TNCN và số 09C/PL-TNCN (có đăng ký GTGC) 93
  94. 8.Tính thuế: Thu nhập từ kinh doanh (cho thuê nhà) Biểu tỷ lệ GTGT tính trên DT QĐ Số: 1045 /QĐ- CT-THNVDT,ngày 22/01/2009 Cục thuế HN: ◼ Cho thuê nhà làm văn phòng, cửa hàng cho người nước ngoài thuê: 40%; 37%; 35% ◼ Cho học sinh, sinh viên, công nhân khu lao động thuê nhà; cho các đối tượng khác thuê nhà để ở: 35%; 32%; 30%. ◼ Ví dụ HĐ cho thuê 10 triệu, thuế GTGT phải nộp: (10 tr. x 40%) x10% = 0,400 triệu 94
  95. 8.Tính thuế: Thu nhập từ kinh doanh (cho thuê nhà) Biểu tỷ lệ TNCT tính trên DT (QĐ Số: 21220 /QĐ-CT- THNVDT,ngày 30 /12/2008 Cục thuế HN: ◼ cho thuê nhà (không phải để ở), văn phòng, mặt bằng; cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình, cho thuê tài sản khác: KV1:37%; KV2:35%; KV3:32% Khu vực I: Các Quận: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai và Thành phố Hà Đông. Khu vực II: Thành phố Sơn Tây. 95
  96. 8.Tính thuế: Thu nhập từ kinh doanh (cho thuê nhà) ◼ Ví dụ: Anh A (độc thân) có căn hộ tại khu Chung cư ở quận Hoàn kiếm cho thuê với giá 20 triệu đồng/tháng. Anh nộp thuế theo PP khoán. Việc khai thuế năm của anh A như sau: 1. Thuế GTGT: 9,60 tr.=(20 tr. x 40 % x 10%)x12th. 2. Thuế TNCN: TN chịu thuế: 7,4 triệu = 20 tr. x 37% TN tính thuế: 3,4 tr. = 7,40 tr. – 4 tr. Thuế phải nộp: 2,04 tr.= [(3,4 tr. x 5%)]x 12 tháng Tổng số thuế phải nộp(GTGT+TNCN) so với TN: 11,640 tr./240 tr.= 4,85% (trước đây nộp thuế GTGT và thuế TNDN khoán(HN): 240 tr. x 22,3% = 53,520 triệu đồng ) 96
  97. 8.Tính thuế: Thu nhập từ kinh doanh (cho thuê nhà) Nên ký HĐ cho thuê có cả thuế: Ví dụ cho thuê nhà 10 tr đ/th chưa có thuế ◼ Trước 2009 nộp thuế GTGT và TNDN 10 tr/(100% - 22,3%) = 12,87 triệu (DT có thuế): thuế là 2,87 tr.) ◼ Nay nộp thuế GTGT và TNCN tính theo DT có thuế: Thuế GTGT: (12,87 x 4%) = 0,514 triệu Thuế TNCN: TNCT =12,87 x 37% = 4,76 tr. Thuế phải nộp: Nếu có nuôi 01 con thì mức trừ 5,6 tr. Vậy K phải nộp thuế TNCN Lợi ích: TN chưa có thuế K phải 10 tr. mà là 12,35 tr. = 12,87 tr.– 0,514 tr. 97
  98. 8. Kê khai, nộp và quyết toán đối với cá nhân vừa có TN từ tiền lương vừa có thu nhập từ cho thuê nhà. ◼ Ví dụ: Chị B có TN từ TL là 6 triệu đồng/tháng, thu nhập từ cho thuê nhà 10 triệu đồng tháng. Chị có con 6 tuổi. Khai và QT thuế của chị B như sau: - Thu nhập từ tiền lương: do chị có 2 nguồn TN nên việc đăng ký giảm trừ cho bản thân và người phụ thuộc chị có thể lựa chọn: tại cơ quan trả tiền lương chi đăng ký trừ cho bản thân 4 triệu và cho con 1,6 triệu. - CQ trả TN khấu trừ thuế hàng tháng với mức - (6tr. - 5,6 tr) x 5% = 0,020 tr. Cuối năm CQ trả thu nhập cấp chứng từ KTT là 0,24 tr. = 0,02 tr x12 th 98
  99. 8. Kê khai, nộp và quyết toán đối với cá nhân vừa có TN từ tiền lương vừa có thu nhập từ cho thuê nhà. ◼ Thu nhập cho thuê nhà: vì đăng ký giảm trừ gia cảnh vào thu nhập từ tiền lương nên thu nhập từ cho thuê nhà phải chịu thuế từ đồng thu nhập chịu thuế đầu tiên. Số thuế kê khai và nộp như sau: - Thuế GTGT: 0,40 tr. = 10 tr.x40% x10%. Thuế nộp cả năm là 4,8 tr. - Thuế TNCN : 0,185tr. = (10 tr. x 37%) x 5%. Thuế nộp cả năm 2,220tr. 99
  100. 8. Kê khai, nộp và quyết toán đối với cá nhân vừa có TN từ tiền lương vừa có thu nhập từ cho thuê nhà. Quyết toán: Cuối năm tông hợp cả 2 nguồn thu nhập: 116,4 tr.=72 tr. + (3,7 tr. x12 th.) TN tính thuế: 49,2 tr. = 116,4 tr. – (48 tr. + 19,2 tr.) Thuế TNCN phải nộp năm: 2,46 tr.= 49,2 tr. x 5% Số thuế đã nộp trong năm: 2,46 tr. = 0,240 tr. + 2,22 tr. Chị B không phải nộp thêm hoặc nộp thừa thuế. Vì số TN các tháng trong năm K thay đổi. Tuy nhiên trong thực tế thu nhập từ TL còn có các khoản thu nhập khác. Nếu tháng nào có khoản thưởng 3 tr. thì tại tháng đó cơ quan trả thu nhập khấu trừ thuế (6 tr. + 3 tr.) – 5,6 tr. = 3,4 tr. x 5% = 0,17 tr. 100
  101. 9. Hoàn thuế 1. Cá nhân được hoàn thuế: - Số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp; - Cá nhân đã nộp thuế nhưng có TN tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế; - Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan NN có thẩm quyền chỉ áp dụng đối với những cá nhân đã đăng ký thuế và có mã số thuế. 101
  102. 9. Hoàn thuế ◼ 2. Hồ sơ hoàn thuế: TT20/2010 Bãi bỏ hướng dẫn về HS đề nghị hoàn thuế TNCN quy định tại điểm 3.2, Mục II, Phần D TT 84/2008/TT-BTC và thay thế bằng hướng dẫn: 3.2. Hồ sơ hoàn thuế gồm có: - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (đối với các đối tượng phải quyết toán thuế TNCN); - Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT- TNCN (đối với những cá nhân được giảm thuế TNCN do bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo có yêu cầu hoàn thuế). - Chứng từ khấu trừ thuế, biên lai thu thuế thu nhập cá nhân (bản chính). 102
  103. 9. Hoàn thuế ◼ TT20/2010 : Căn cứ vào yêu cầu hoàn thuế phản ánh trên tờ khai quyết toán, văn bản đề nghị giảm thuế cơ quan thuế sẽ kiểm tra và thực hiện hoàn thuế, cá nhân đề nghị hoàn thuế không phải làm các thủ tục hoàn thuế quy định tại điểm 6 mục I, phần G TT số 60/2007/TT- BTC ngày 14/6/2007 ◼ “Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế thu nhập cá nhân nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn”. 103
  104. 9. Hoàn thuế ◼ 3. Nơi nộp hồ sơ hoàn thuế: - Cá nhân có TN từ tiền lương, chuyển nhượng chứng khoán, hồ sơ hoàn thuế nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trả thu nhập. - Đối với cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, hồ sơ hoàn thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi cá nhân thực hiện hoạt động KD. - Đối với cá nhân vừa có thu nhập từ TL vừa có thu nhập từ KD, hồ sơ hoàn thuế nộp tại Chi cục Thuế nơi cá nhân thực hiện hoạt động KD. 104
  105. 9. Hoàn thuế CV Số: 4283/BTC-TCT ngày 08/4/2010 Bù trừ thuế, hoàn thuế theo QTTcủa tổ chức trả TN 1. Tổ chức trả thu nhập TL, TC được CN uỷ quyền QTT: ◼ Bù trừ số thuế nộp thừa, nộp thiếu, khấu trừ số thuế còn phải nộp; hoàn thuế cho cá nhân nộp thừa ◼ tổ chức trả TN ứng trước để hoàn thuế cho CN và thực hiện QT với NSNN sau. 2. Cung cấp tài khoản cho cơ quan Thuế; nhận tiền hoàn thuế từ ngân sách nhà nước qua tài khoản; không phải lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế. 3. Thời hạn tổ chức trả thu nhập được nhận số thuế hoàn trả cho cá nhân nộp thừa là trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản đề nghị gửi cơ quan thuế. 105
  106. 10. Tính thuế: TN từ đầu tư vốn 1. Thu nhập từ đầu tư vốn gồm: - Tiền lãi nhận được từ các hoạt động cho các tổ chức, DN hộ gia đình, nhóm CNKD, cá nhân vay theo hợp đồng vay (trừ lãi tiền gửi nhận được từ NH, TCTD). - Lợi tức, cổ tức nhận được từ việc góp vốn cổ phần. - Lợi tức nhận được do tham gia góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh, HTX, liên doanh, hợp đồng hợp tác KD và các hình thức KD khác theo quy định của Luật DN và Luật HTX . 106
  107. 10. Tính thuế: TN từ đầu tư vốn - Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể DN, chuyển đổi mô hình HĐ, sáp nhập, hợp nhất DN hoặc khi rút vốn (không bao gồm vốn gốc được nhận lại). - Thu nhập nhận được từ các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành (kể cả các tổ chức Nn được phép thành lập và hoạt động tại VN), trừ thu nhập từ lãi trái phiếu do CP Việt Nam phát hành. - Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác kể cả trường hợp góp vốn ĐT bằng hiện vật, bằng danh tiếng, bằng QSDĐ, bằng phát minh, sáng chế, 107
  108. 10. Tính thuế: TN từ đầu tư vốn 2. Xác định TNCT: TNCT từ đầu tư vốn là tổng số các khoản thu nhập từ đầu tư vốn mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. 3. Thời điểm xác định TNCT từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả TN cho đối tượng nộp thuế hoặc thời điểm ĐTNT nhận được TN. 108
  109. 10. Tính thuế: TN từ đầu tư vốn TN từ phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể DN, chuyển đổi mô hình HĐ, sáp nhập, hợp nhất DN hoặc khi rút vốn;Thu nhập từ cổ phiếu trả thay cổ tức: là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập về giá trị phần vốn góp tăng thêm hoặc thời điểm chuyển nhượng cổ phiếu. Cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập. ◼ Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp=Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5% 109
  110. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng vốn 1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; - Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; - Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. 2. Xác định TNCT: - TNCT từ chuyển nhượng vốn = giá bán – (giá mua và các khoản CPHL liên quan đến việc tạo ra TN từ chuyển nhượng vốn). - Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng CK thì TNCT được xác định là giá bán CK. 110
  111. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng vốn Cách tính thuế ◼ Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp là 20%. ◼ Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật. (tức là thời điểm các bên tham gia chuyển nhượng làm thủ tục khai báo, chuyển quyền sở hữu với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh hoặc doanh nghiệp quản lý vốn góp.) ◼ Thuế thu nhập cá nhân phải nộp=Thu nhập tính thuếxThuế suất (20%) 111
  112. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng vốn ◼ TT 62 Bổ sung 1. Trường hợp nhận cổ tức bằng CP hoặc nhận cổ phiếu thưởng: - Chưa phải nộp thuế TNCN khi nhận cổ phiếu. - Khi chuyển nhượng phải nộp thuế TNCN : (1) Thuế đối với TN từ đầu tư vốn: Căn cứ để xác định là giá trị cổ tức ghi trên SSKT hoặc số lượng CP thực nhận (x) với mệnh giá của CP đó và TS thuế TNCN . Trường hợp chuyển nhượng cổ phiếu nhận thay cổ tức, cổ phiếu thưởng với giá < mệnh giá thì tính thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn theo giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng. Cá nhân chuyển nhượng số CP có được từ việc nhận cổ tức hoặc CP thưởng phải tự khai (Mẫu số 24/KK-TNCN ban hành kèm theo TT 62) và nộp thuế TNCN đối với hoạt động đầu tư vốn tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. 112
  113. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng vốn TT 62 Bổ sung (2)Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu: ◼ Trường hợp giá TT chuyển nhượng cổ phiếu mệnh giá thì cá nhân nộp thuế CNCK theo mức thuế suất 0,1% hoặc theo mức TS 20% trên chênh lệch giữa giá TT chuyển nhượng với mệnh giá hoặc giá trị cổ tức ghi trên SSKT. ◼ Sau khi nhận cổ tức bằng CP hoặc nhận CP thưởng: CN chuyển nhượng CP cùng loại thì phải khai và nộp thuế TNCN đối với cổ tức nhận bằng CP hoặc nhận CP thưởng ngay. Trường hợp số lượng CP chuyển nhượng lần đầu ít hơn số cổ phiếu nhận thay cổ tức hoặc số cổ phiếu thưởng thì sẽ tính và nộp thuế TNCN kế tiếp vào các lần chuyển nhượng sau cho tới khi hết số cổ phiếu đó. 113
  114. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng vốn ◼ TT 62 Bổ sung 2. Trường hợp cá nhân được chia cổ tức bằng tiền nhưng không nhận mà ghi tăng vốn đầu tư cũng áp dụng PP thu thuế TNCN như đối với trường hợp nhận cổ tức bằng CP hoặc nhận CP thưởng. Sau khi nhận cổ tức bằng tiền và ghi tăng vốn đầu tư, nếu cá nhân rút vốn khỏi doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng vốn thì phải khai và nộp thuế TNCN tương ứng với phần cổ tức nhận được ngay. Trường hợp giá trị vốn góp được rút khỏi doanh nghiệp hoặc chuyển nhượng lần đầu ít hơn giá trị cổ tức nhận được thì sẽ kê khai và nộp thuế TNCN kế tiếp vào các lần rút vốn hoặc chuyển nhượng sau cho tới khi hết. 114
  115. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng CK 1.Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán = giá bán CK trừ (-) giá mua, các chi phí liên quan: ◼ a) Giá bán chứng khoán: - CK niêm yết là giá chuyển nhượng thực tế trên TTCK tại thời điểm bán (là giá khớp lệnh do Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm GDCK công bố). - CK của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại TTGDCK là giá chuyển nhượng thực tế tại TTGDCK. 115
  116. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng CK - CK của các CTy không thuộc các trường hợp nêu trên thì giá bán là giá chuyển nhượng ghi trên HĐCN hoặc giá theo SSKT của đơn vị có CK được chuyển nhượng tại thời điểm bán. Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo qui định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật. 116
  117. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng CK ◼ b) Giá mua chứng khoán: - CK niêm yết giá mua là giá thực tế mua tại SGDCK, TTGDCK. - CK của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại TTGDCK thì giá mua là giá thực tế mua tại TTGDCK. - Đối với CK mua thông qua đấu giá thì giá mua là giá trúng đấu giá. - CK không thuộc các trường hợp nêu trên Giá mua chứng khoán là giá ghi trên HĐCN hoặc giá theo SSKT của đơn vị có chứng khoán tại thời điểm mua. Trường hợp trên hợp đồng không quy định giá mua hoặc giá mua cao hơn giá theo SSKT của đơn vị có CK tại thời điểm mua không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua. 117
  118. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng CK ◼ c) CPHL được trừ là các khoản CP thực tế PS của hoạt động chuyển nhượng CK có hoá đơn, chứng từ: - Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng; - Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước khi làm thủ tục chuyển nhượng; - Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của UBCKNN và chứng từ thu của công ty CK; - Phí uỷ thác CK căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận uỷ thác; - Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh. 118
  119. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng CK 2. Cách tính thuế: + Thuế thu nhập cá nhân phải nộp=Thu nhập tính thuế x Thuế suất 20% + Trường hợp cá nhân không đăng ký nộp thuế 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng CK từng lần: Thuế thu nhập cá nhân phải nộp=Giá chuyển nhượngxThuế suất 0,1% 119
  120. 11. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng CK 3. Yêu cầu áp dụng thuế suất 20% : - Đăng ký PP nộp thuế (mẫu số 15/ĐK-TNCN) với CQT trực tiếp quản lý CTCK mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. - Thời hạn đăng ký: + Năm 2009: đăng ký ngay từ đầu năm, trước ngày 31 tháng 3 năm 2009. + Từ năm 2010 đăng ký trước ngày 31 tháng 12 của năm trước. - Thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế. - Thực hiện CĐKT hoá đơn chứng từ, xác định được TNTT từ việc chuyển nhượng chứng khoán theo quy định. 120
  121. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS 1.Thu nhập từ chuyển nhượng BĐS gồm: 1.1. Thu nhập từ chuyển nhượng QSDĐ và tài sản gắn liền với đất; 1.2. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; 1.3. Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước; 1.4. Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản. 121
  122. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS 1. TNTT từ chuyển QSDĐ không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất = giá chuyển nhượng QSDĐ - giá vốn và các CPHL liên quan: 1.1. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên HĐ chuyển nhượng tại thời điểm CN. Trường hợp không xác định được giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá ghi trên HĐ chuyển nhượng thấp hơn giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì GCN sẽ được xác định theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định. 122
  123. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS 1.2. Giá vốn: a) Đối với chuyển nhượng QSDĐ có nguồn gốc NN giao, có thu tiền SDĐ, thu tiền cho thuê đất thì giá vốn căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất của NN. b) Đối với QSDĐ nhận từ các TC, CN thì căn cứ vào HĐ và chứng từ hợp pháp trả tiền khi nhận QSDĐ, quyền thuê đất (khi mua). CTHP trả tiền là phiếu thu của tổ chức bán đất, chứng từ chuyển tiền qua NH, giấy biên nhận thanh toán của các CN với nhau c) Đối với trường hợp đấu giá chuyển QSDĐ thì giá vốn là số tiền phải TT theo giá trúng đấu giá. d) Trường hợp không XĐ được hoặc XĐ không đúng GV tại thời điểm mua thì thuế TNCN được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. 123
  124. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS 1.3. Chi phí liên quan được trừ là các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động chuyển nhượng có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định, bao gồm: a) Các loại phí, lệ phí liên quan đến cấp QSDĐ mà người chuyển nhượng đã nộp NSNN; b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng (nếu có); c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng QSDĐ như CP để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, chi phí thuê đo đạc. 124
  125. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS 2. Thu nhập tính thuế từ chuyển QSDĐ đất gắn với kết cấu hạ tầng hoặc công trình XD trên đất = giá chuyển nhượng - giá vốn của BĐS và các CP hợp lý có liên quan: ◼ 2.1. Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên HĐCN tại thời điểm chuyển nhượng. Nếu không XĐ được giá TT hoặc giá ghi trên HĐCN < giá thị trường tại thời điểm CN thì giá chuyển nhượng được xác định như sau: a) Phần giá trị đất chuyển nhượng được xác định căn cứ theo bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quy định tại thời điểm CN. 125
  126. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS ◼ b) Phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất, được xác định như sau: - Căn cứ quy định của Bộ XD về phân loại giá trị nhà. - Căn cứ quy định tiêu chuẩn, định mức XDCB do Bộ Xây dựng ban hành. - Căn cứ giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất. ◼ UBND tỉnh có ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng trên đất được tính theo bảng giá đó. 126
  127. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS ◼ 2.2. Giá vốn ◼ Giá vốn được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm mua. ◼ Trường hợp giá vốn về quyền sử dụng đất, giá trị nhà không xác định được hoặc giá ghi trên hợp đồng mua cao hơn giá thực tế tại thời điểm mua thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. 127
  128. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS ◼ 2.3. CP liên quan là CP thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động chuyển nhượng, có hoá đơn, chứng từ, bao gồm: a) Các loại phí, lệ phí liên quan đến cấp QSDĐ người chuyển nhượng đã nộp ngân sách; b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng; c) Chi phí XD, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất; d) CP khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng BĐS như: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, chi phí thuê đo đạc, 128
  129. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS 3. Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở = giá bán - giá mua và các chi phí hợp lý có liên quan: 3.1. Giá bán: là giá thực tế chuyển nhượng được xác định theo giá thị trường và được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp giá bán ghi tại hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng nhà ở được xác định căn cứ theo quy định của Bộ Xây dựng về việc phân loại nhà hoặc giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. 129
  130. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS 3.2. Giá mua là giá ghi trên HĐ mua. Trường hợp không XĐ được giá mua hoặc giá mua ghi trên HĐ cao hơn giá thực tế tại thời điểm mua thì thuế TNCN được tính theo TS 2% trên giá chuyển nhượng. 3.3. CP liên quan là các khoản CP thực tế PS của hoạt động chuyển nhượng có HĐ, CT theo chế độ quy định, bao gồm: a) Các loại phí, lệ phí theo quy định liên quan đến cấp QSD nhà người chuyển nhượng đã nộp NS; b) Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà; c) CP khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng. 130
  131. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS ◼ 4. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước = giá cho thuê lại - giá đi thuê và các chi phí có liên quan: 4.1. Giá cho thuê lại = giá thực tế ghi trên HĐ tại thời điểm chuyển quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước. Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng giá thực tế tại thời điểm thuê thì thuế TNCN được tính theo TS 2% trên giá chuyển nhượng. 131
  132. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS 4.3. CP liên quan là các khoản CP thực tế phát sinh từ hoạt động chuyển quyền có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định: a) Các loại phí, lệ phí có liên quan đến quyền thuê đất, thuê mặt nước mà người chuyển quyền đã nộp ngân sách. b) Các chi phí cải tạo đất, mặt nước. c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước. 132
  133. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS 5. Cách tính thuế ◼ a) Trường hợp xác định được TNTT: Thuế TNCN phải nộp=Thu nhập tính thuế xThuế suất 25% ◼ b) Trường hợp không xác định được giá vốn (giá mua) của hoạt động chuyển nhượng bất động sản và các chi phí liên quan:Thuế TNCN phải nộp=Giá chuyển nhượng x TS 2% 133
  134. 12. Tính thuế: TN từ chuyển nhượng BĐS ◼ 6. Thời điểm XĐ thu nhập tính thuế là thời điểm HĐ chuyển nhượng BĐS có hiệu lực theo QĐ của PL. ◼ 7. Trường hợp chuyển nhượng BĐS là đồng sở hữu, thì nghĩa vụ thuế sẽ được tính riêng cho từng CN. TN tính thuế của từng CN được căn cứ vào tổng TN từ chuyển nhượng BĐS và tỷ lệ phân chia TN giữa các cá nhân đồng sở hữu. Tỷ lệ phân chia thu nhập căn cứ vào tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án, Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì tỷ lệ phân chia thu nhập được xác định bình quân. 134
  135. 13. Tính thuế: Thu nhập từ trúng thưởng 1. Thu nhập từ trúng thưởng gồm: - Trúng thưởng xổ số; - Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại; -Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino; - Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác. 135
  136. 13. Tính thuế: Thu nhập từ trúng thưởng 2. TNCT từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 tr.đ mà ĐTNT nhận được theo từng lần trúng thưởng. (TNTT từ trúng thưởng XS là phần giá trị giải thưởng của từng vé xổ số vượt trên 10 triệu đồng – TT 42/2009). Một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì TNTT được phân chia cho từng người nhận giải thưởng (xuất trình các căn cứ pháp lý CM - nếu không thì cho một CN Cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì TNTT thuế được tính trên tổng giá trị các giải thưởng 3. Thời điểm xác định TNCT từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả TN cho ĐTNT. 4.Thuế TNCN phải nộp=Thu nhập tính thuế x TS 10% 136
  137. 14. Tính thuế: Thu nhập từ bản quyền 1. Thu nhập từ bản quyền gồm: - Thu nhập từ chuyển nhượng, chuyển giao QSD các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; - Thu nhập từ chuyển giao công nghệ. ◼ 2. TNCT từ bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo HĐ chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà ĐTNT nhận được khi chuyển giao, chuyển quyển sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghiệp. 137
  138. 14. Tính thuế: Thu nhập từ bản quyền ◼ Một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng thực hiện làm nhiều HĐ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng với cùng một đối tượng SD thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các HĐ chuyển giao. ◼ Đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì TNTT được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của CQNN có thẩm quyền. 138
  139. 14. Tính thuế: Thu nhập từ bản quyền 3. Thời điểm xác định TN tính thuế từ bản quyền là thời điểm trả tiền bản quyền. 4. Cách tính thuế: Thuế phải nộp=Thu nhập tính thuế x thuế suất 5%. 139
  140. 15. Tính thuế: TN từ nhượng quyền thương mại. 1. Nhượng quyền TM là hoạt động TM mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán HH, cung ứng DV theo các điều kiện của bên nhượng quyền. ◼ TNTT từ nhượng quyền TM là phần thu nhập vượt trên 10 tr. đ. theo HĐ nhượng quyền TM, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được. Trường hợp cùng là một đối tượng của QTM nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều HĐ thì TNTT là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các HĐ nhượng quyền thương mại. 140
  141. 15. Tính thuế: TN từ nhượng quyền thương mại. 2. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm thanh toán tiền nhượng QTM giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại. 3. Thuế TNCN phải nộp=Thu nhập tính thuế x Thuế suất 5%. 141
  142. 16. Tính thuế: Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng 1. Thu nhập từ nhận thừa kế là CK, phần vốn trong các tổ chức KT, cơ sở KD, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 2. Thu nhập từ nhận quà tặng là CK, phần vốn trong các tổ chức KT, cơ sở KD, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. 142
  143. 16. Tính thuế: Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng 3.Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị TS nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận: 3.1. Căn cứ XĐ tài sản thừa kế, quà tặng là BĐS: a. BĐS là giá trị QSDĐ thì phần giá trị QSDĐ được căn cứ vào bảng giá đất do UBND cấp tỉnh QĐ tại thời điểm CN hưởng thừa kế làm thủ tục chuyển QSDĐ bất động sản. b. BĐS là nhà và công trình kiến trúc trên đất được căn cứ vào quy định của cơ quan QLNN có thẩm quyền về phân loại giá trị nhà; quy định tiêu chuẩn, định mức XDCB do cơ quan QLNN có thẩm quyền ban hành; giá trị còn lại của nhà, công trình kiến trúc. ◼ Trường hợp không XĐ được thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do UBND tỉnh quy định. 143
  144. 16. Tính thuế: Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng 3.2. Căn cứ XĐ tài sản thừa kế, quà tặng là ô tô, xe gắn máy, tàu thuyền, : giá trị TS được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do UBND tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân nhận được thừa kế, quà tặng . 3.3. Căn cứ XĐ tài sản thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các TCKT, cơ sở KD: là giá trị của phần vốn góp được căn cứ vào SSKT, hoá đơn, chứng từ tại thời điểm nhận thừa kế, quà tặng. Trường hợp không có thì căn cứ giá trị phần vốn góp được xác định theo giá thị trường tại thời điểm nhận. 144
  145. 16. Tính thuế: Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng 3.4. Căn cứ XĐ tài sản thừa kế, quà tặng là chứng khoán: ◼ a) CK đã niêm yết: giá trị của CK được căn cứ vào giá tham chiếu trên SGDCK hoặc TTGDCK tại ngày nhận thừa kế, quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó. ◼ b) CK của các công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã ĐK giao dịch tại TTGDCK căn cứ vào giá tham chiếu tại TTGDCK ở thời điểm nhận thừa kế, quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó. ◼ c) CK không thuộc các trường hợp trên căn cứ giá trị ghi trên SSKT của công ty phát hành loại CK đó tại ngày nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán. 145
  146. 16. Tính thuế: Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng ◼ Thời điểm xác định thu nhập tính thuế + Đối với thu nhập từ thừa kế: là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản. + Đối với thu nhập từ nhận quà tặng: là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối tượng nộp thuế. Trường hợp nhận quà tặng từ nước ngoài thì thời điểm xác định TN tính thuế là thời điểm nhận được quà tặng. ◼ Thuế thu nhập cá nhân phải nộp=Thu nhập tính thuế X Thuế suất 10% 146
  147. 17. TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CN KHÔNG CƯ TRÚ Thuế đối với TN từ KD ◼ 1. Thuế đối với TN từ KD của CN không cư trú = DT từ hoạt động SX, KD X TS. ◼ 2. DT là toàn bộ số tiền phát sinh từ việc cung ứng HH, DV bao gồm cả CP do bên mua HH, DV trả thay cho CN không cư trú mà không được hoàn trả. Trường hợp thoả thuận HĐ không bao gồm thuế TNCN thì DT tính thuế phải quy đổi là toàn bộ số tiền mà CN không cư trú nhận được dưới bất kỳ hình thức nào từ việc cung cấp HH, DV tại VN không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành các hoạt động KD. 147
  148. 17. TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CN KHÔNG CƯ TRÚ Thuế đối với TN từ KD (tiếp) ◼ 3. Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề SX, KD như sau: a) 1% đối với HĐ kinh doanh hàng hoá; b) 5% đối với HĐ kinh doanh dịch vụ; c) 2 % đối với HĐ sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác 148
  149. 17. TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CN KHÔNG CƯ TRÚ Thuế đối với TN từ tiền lương, TC ◼ 1. Thuế đối với TN từ TL, tiền công của CN không cư trú = TNCT từ tiền lương, tiền công nhân X Thuế Suất 20%. ◼ 2. Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại VN, không phân biệt nơi trả TN. 149
  150. 17. TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CN KHÔNG CƯ TRÚ ◼ Đối với các khoản TNCN khác (Thu nhập từ đầu tư vốn,chuyển nhượng vốn; Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, Thu nhập trúng thưởng, Thu nhập từ bản quyền, Thu nhập từ nhượng quyền thương mại, Thu nhập từ nhận thừa kế,Thu nhập từ quà tặng) áp dụng như với cá nhân cư trú; ◼ Riêng: +TN từ chuyển nhượng vốn, CNCK áp dụng thuế suất 0,1% trên giá trị chuyển nhượng + TN từ chuyển nhượng BĐS áp dụng thuế suất 2% trên giá trị chuyển nhượng 150
  151. 18. Hiệu lực thi hành c) Quy định về thuế TNDN đối với cá nhân SX, KD không bao gồm DNTN theo quy định của Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11; d) Các quy định khác về thuế đối với TN của CN trái với quy định của Luật này. ◼ 3. Những khoản TN của cá nhân được ưu đãi về thuế quy định tại các văn bản quy phạm PL trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hưởng ưu đãi. 151
  152. Miễn thuế TNCN năm 2009 theo NQ 32/2009/QH12, ngày 19/6/09 của QH TT: 160/2009/TT-BTC, ngày 12 /8 /2009 Bộ Tài Chính, ◼ Đối tượng được miễn, thời gian miễn: 01/01/09 - 31/12/09: cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ đầu tư vốn; từ chuyển nhượng vốn; từ bản quyền; từ nhượng quyền thương mại. 01/01/09 - 30/6/09 cá nhân cư trú có thu nhập từ KD; từ TL, tiền công; từ nhận thừa kế; từ nhận quà tặng. 152
  153. TT: 160/2009/TT-BTC, ngày 12 /8 /2009 Bộ Tài Chính ◼ Thu nhập làm căn cứ xác định ◼ 1. Thu nhập từ KD: - nộp thuế theo kê khai: số thuế được miễn là TNCT tương ứng với DT, CP phát sinh 6 tháng ĐN 2009. - K xác định được: DT 12 tháng của năm 2009: bằng 50% thu nhập chịu thuế TNCN của cả năm 2009. 153
  154. TT: 160/2009/TT-BTC, ngày 12 /8 /2009 Bộ Tài Chính ◼ 2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công: xác định số thuế thu nhập cá nhân được miễn là thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công mà đơn vị sử dụng lao động phải thanh toán cho cá nhân trong 6 tháng đầu năm 2009 không phân biệt thời điểm chi trả: + thu nhập thực tế đã chi trả từ tiền lương, tiền công từ tháng 1 đến hết tháng 6 năm 2009 + tiền lương 6 tháng đầu năm 2009 theo hợp đồng lao động, cơ quan chi trả đã hạch toán chi hoặc ra quyết định lương nhưng thực tế chi trả cho người lao động. Thời hạn miễn thuế trước ngày 31/12/2009. 154
  155. TT: 160/2009/TT-BTC, ngày 12 /8 /2009 Bộ Tài Chính ◼ Tiền thưởng năm 2009: (như tiền thưởng năm, tiền thưởng tháng lương thứ 13, ) được miễn là 50% số tiền thưởng này. Thời hạn không quá ngày 31/3/2010. ◼ tiền thưởng quý: thu nhập được miễn thuế là số tiền thưởng của quý I và quý II năm 2009. Thời hạn chi trả tiền thưởng quý I, quý II năm 2009 không quá ngày 31/12/2009. ◼ thu nhập khác như tiền nghỉ lễ, tiền nghỉ mát, tiền trang phục và các lợi ích khác thì thu nhập được miễn thuế là phần thu nhập thực tế chi trả trong thời gian được miễn thuế ◼ Khoản tiền lương, tiền công 2008 được chi trả trong khoảng thời gian miễn thuế (1/1 – 30/6/2009) thì được miễn thuế. 155
  156. TT: 160/2009/TT-BTC, ngày 12 /8 /2009 Bộ Tài Chính ◼ Trường hợp đơn vị trả TN áp dụng trả lương theo kết quả công việc, hàng tháng chỉ tạm thanh toán tiền lương, kết thúc công việc hoặc cuối năm mới QT thì TN được miễn thuế của 6 tháng đầu năm sẽ được XĐ theo số thực QT. ◼ Trường hợp vì lý do khách quan người LĐ nhận được TL của các tháng từ tháng 01 đến hết tháng 06/2009 trong khoảng thời gian từ ngày 01/7/2009 đến ngày 31/12/2009 thì khoản thu nhập này vẫn thuộc diện được miễn thuế TNCN. Cv1700/TCT-TNCN, 21/5/2010: tháng 7 Công ty thanh toán tiền lương tháng 6/2009 thì lương tháng 6 này được miễn thuế 156
  157. TT: 160/2009/TT-BTC, ngày 12 /8 /2009 Bộ Tài Chính ◼ đối với người LĐ làm việc không đủ 12 tháng trong năm thì khoản tiền thưởng sẽ được phân chia tương ứng với số tháng làm việc để áp dụng miễn thuế. Ví dụ: Trong năm 2009, ông A làm việc tại công ty X tổng cộng là 8 tháng (từ 01/5/2009 đến 31/12/2009), Cuối năm ông A được Công ty thưởng cho 6 triệu đồng cho thành tích công tác của cả năm. Số tiền thưởng năm thuộc diện miễn thuế TNCN của ông A được xác định như sau: Trong 6 tháng đầu năm ông A làm việc được 02 tháng, tương đương ¼ thời gian làm việc của ông A trong năm 2009 (2 tháng/8 tháng). Như vậy số tiền thưởng được miễn thuế TNCN là: 1,5 triệu đồng (= 1/4 x 6 triệu đồng). 157
  158. TT: 160/2009/TT-BTC, ngày 12 /8 /2009 Bộ Tài Chính Phương thức nộp hồ sơ quyết toán: ◼ Thực hiện cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho đối tượng nộp thuế; đơn vị chi trả thu nhập có thể nộp hồ sơ QTT theo một trong các phương thức sau: - Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của CQT quản lý trực tiếp; - Truyền các dữ liệu liên quan đến QQT về CQT quản lý trực tiếp thông qua internet. Cơ quan thuế thông báo để các đơn vị chi trả biết địa chỉ nhận dữ liệu về quyết toán thuế TNCN. - Gửi hồ sơ QTT đến CQT quản lý trực tiếp qua đường bưu điện. 158
  159. TT: 160/2009/TT-BTC, ngày 12 /8 /2009 Bộ Tài Chính ◼ b. TN từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, CK, từ bản quyền, nhượng quyền TM: nếu chi trả các khoản thu nhập này trước ngày 01/7/2010 thì được miễn thuế, nếu chi trả sau ngày 30/6/2010 thì phải tính thuế TNCN. Trường hợp ứng trước các khoản TN này có nguồn gốc của năm 2010 và những năm tiếp theo trong năm 2009 thì phải tính thuế và kê khai QTTnăm 2009 đối với phần TN chi trả ứng trước. Đối với các khoản TN từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng CK của các năm từ năm 2008 trở về trước, năm 2009 mới được chi trả thì cũng thuộc TN được miễn thuế TNCN; 159
  160. TT: 160/2009/TT-BTC, ngày 12 /8 /2009 Bộ Tài Chính TN chịu thuế: ◼ Đối với cá nhân được đơn vị chi trả thu nhập bố trí phương tiện đưa đón từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại hàng ngày (trừ các đối tượng được hưởng theo chế độ quy định) thì phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân thụ hưởng khoản lợi ích này. ◼ Đơn vị chi trả thu nhập căn cứ vào thời gian sử dụng phương tiện, chi phí nhiên liệu phục vụ đưa đón cá nhân tự xác định thu nhập cá nhân thụ hưởng trong 6 tháng cuối năm 2009 để kê khai vào thu nhập chịu thuế của cá nhân đó, đồng thời thông báo cho cá nhân thụ hưởng biết để cá nhân đó kê khai vào thu nhập của mình khi quyết toán thuế. 160
  161. Quyết toán 2009 (TT02/2010) Hướng dẫn thêm về QTT thu nhập TL, TC: Cá nhân có TN từ TL, TC nếu chỉ nhận TN từ một đơn vị chi trả duy nhất có số thuế PN > số thuế phải KT có thể QT qua đơn vị chi trả TN. Đơn vị trả TN căn cứ vào TNCT thực trả cho người LĐ, bản ĐK người PT, các CT chứng minh khoản giảm trừ đóng BH (nếu có), đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học của người LĐ giao cho để xác định lại nghĩa vụ thuế của người LĐ thực hiện khấu trừ ngay số thuế PN thêm để nộp vào NSNN. Trên tờ khai tổng hợp QTT và BK chi tiết cá nhân nhận TN phản ảnh thu nhập và số thuế đã khấu trừ sau khi QT. Đơn vị trả TN chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ gia cảnh, các chứng từ chứng minh tại đơn vị và phải xuất trình hoặc cung cấp khi CQT có yêu cầu. 161
  162. Quyết toán 2009 (TT02/2010) ◼ Hồ sơ, thủ tục QT thuế TNCN qua đơn vị chi trả: Cá nhân uỷ quyền QT thông qua đơn vị chi trả phải nộp cho CQ chi trả các loại giấy tờ sau: - Giấy uỷ quyền QT thuế TNCN theo mẫu số 04-2/TNCN ban hành kèm theo TTsố 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của BTC; - Các hoá đơn, chứng từ CM các khoản được tính giảm trừ như: chứng từ thu tiền đóng từ thiện, nhân đạo, khuyến học; chứng từ thu tiền đóng các khoản BH bắt buộc theo quy định (nếu cá nhân tự đóng); hồ sơ CM người phụ thuộc (nếu chưa nộp cho CQT); ◼ Cá nhân đã được đơn vị chi trả QT thay thì không phải thực hiện các thủ tục QTT TNCN theo hướng dẫn tại TT số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính. 162
  163. Quyết toán 2009 (TT02/2010) ◼ Về việc cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN: Đơn vị chi trả thu nhập chỉ cấp CTKT thuế cho những cá nhân mà khi quyết toán thay có phát sinh số thuế nộp thừa cần phải hoàn thuế hoặc những cá nhân có yêu cầu giảm thuế do gặp thiên tai, hoả hoạn, bệnh hiểm nghèo. Những trường hợp cá nhân đã yêu cầu đơn vị chi trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ để chứng minh số thuế đã khấu trừ trong kỳ thì không thuộc đối tượng được uỷ quyền cho đơn vị chi trả quyết toán thay. 163
  164. TT số: 161 /2009/TT-BTC, 13 /8/09 Thuế TNCN đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là BĐS. Xác định đối tượng nộp thuế: 1. Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân chuyển nhượng. Đồng chuyển nhượng có thoả thuận người nhận CN thực hiện các nghĩa vụ thuế thay thì kê khai, nộp thuế thay. 2. ĐTNT đối với nhận thừa kế, quà tặng là BĐS - cá nhân được nhận thừa kế, quà tặng. 3. BĐS chuyển nhượng, nhận thừa kế, quà tặng thuộc sở hữu của nhiều người thì ĐTNT là từng cá nhân đồng sở hữu BĐS đó (từng cá nhân được nhận thừa kế, quà tặng ghi trong văn bản thừa kế, gửi quà tặng). 164
  165. TT số: 161 /2009/TT-BTC, 13 /8/09 Thuế TNCN đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là BĐS. ◼ BĐS thuộc sở hữu chung của một nhóm người/ hộ GĐ nhưng do một người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận QSDĐ, quyền SH nhà thì ĐTNT là cá nhân đại diện đứng tên và từng cá nhân có VB thoả thuận cho người đại diện đứng tên (có chứng thực của UBND cấp xã nơi cư trú hoặc chứng nhận của công chứng), TN làm căn cứ tính thuế đối với từng CN đồng sở hữu căn cứ theo VB thừa kế, cho, tặng; theo thoả thuận tại thời điểm hình thành BĐS; nếu không có thì chia BQ cho từng CN đồng sở hữu. ◼ 4. BĐS chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền SH nhà nhưng đã được chuyển nhượng và được CQQL Nhà nước có TQ chấp thuận thì căn cứ vào các loại giấy tờ hợp pháp để xác định ĐTNT. 165
  166. TT số: 161 /2009/TT-BTC, 13 /8/09 Thuế TNCN đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là BĐS. Miễn thuế và tạm thời chưa thu thuế: ◼ Đối với cá nhân, hộ GĐ có QSD Đ, quyền SH nhà khi góp vốn bằng BĐS để thành lập DN hoặc tăng vốn SXKD của DN theo quy định của pháp luật: + nếu được chia LN phải nộp thuế TNCN đối với hoạt động ĐTvốn; + nếu chuyển nhượng phần vốn góp thì nộp thuế đối với TN từ CN vốn, đồng thời phải truy nộp thuế TNCN đối với hoạt động CN khi góp vốn vào DN. ◼ TN từ nhận tiền bồi thường do NN thu hồi đất, cả khoản TN do các tổ chức KT bồi thường, hỗ trợ khi thực hiện thu hồi đất (NĐ số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và NĐ số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của CP về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi NN thu hồi đất). 166
  167. TT số: 161 /2009/TT-BTC, 13 /8/09 Thuế TNCN đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là BĐS. Nghĩa vụ khai thuế, nộp thuế đối với một số trường hợp chuyển nhượng BĐS: 1. Trường hợp cá nhân có QSDĐ, quyền SH nhà nhưng đem thế chấp, bảo lãnh vay vốn hoặc thanh toán tại NH, TCTD; đến hết thời hạn trả nợ, cá nhân không có khả năng trả nợ thì NH, TCTD làm thủ tục phát mại, bán BĐS đó đồng thời thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho cá nhân trước khi thực hiện thanh quyết toán các khoản nợ của cá nhân. Cá nhân đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được miễn thuế thu nhập cá nhân khi ngân hàng phát mại tài sản là nhà ở, đất ở duy nhất 167
  168. TT số: 161 /2009/TT-BTC, 13 /8/09 Thuế TNCN đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là BĐS. ◼ 2. BĐS do cá nhân chuyển nhượng cho TC, CN khác theo QĐ thi hành án của Toà án thì cá nhân chuyển nhượng phải kê khai, nộp thuế hoặc tổ chức bán đấu giá phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân thay cho bên chuyển nhượng. Riêng đối với BĐS của cá nhân bị CQNN có thẩm quyền thực hiện tịch thu, bán đấu giá nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thì không phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân. 3. Chuyển đổi đất cho nhau giữa các cá nhân (ngoài các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân) thì từng cá nhân chuyển đổi đất phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân. 168
  169. TT số: 161 /2009/TT-BTC, 13 /8/09 Thuế TNCN đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là BĐS. ◼ 4. Cá nhân góp vốn với các tổ chức, cá nhân XD nhà để hưởng quyền mua căn hộ, mua nền nhà nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng lại thì thực hiện kê khai, nộp thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS ◼ 5. Khai thay hồ sơ khai thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng BĐS, thì tổ chức, cá nhân khai thay phải ghi việc khai thay vào cuối tờ khai, cụ thể phần trước cụm từ “Cá nhân có thu nhập” ghi thêm hai chữ “Khai thay” đồng thời người khai ký, ghi rõ họ tên, nếu là tổ chức khai thay thì sau khi ký tên phải đóng dấu của tổ chức. Trên hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế vẫn phải thể hiện đúng đối tượng nộp thuế là cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng BĐS. 169
  170. TT số: 161 /2009/TT-BTC, 13 /8/09 Thuế TNCN đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là BĐS. Nghĩa vụ thuế đối với TNPS trước năm 2009 nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ TC với NN: 1. Cá nhân có hợp đồng CNBĐS theo quy định của pháp luật và đã nộp hồ sơ hợp lệ cho CQQLNN có thẩm quyền trước ngày 01/01/2009: nếu số thuế phải nộp tính theo Luật thuế CQSDĐ < số thuế phải nộp tính theo Luật Thuế TNCN - nộp thuế theo Luật thuế CQSDĐ nộp hồ sơ hợp lệ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sau ngày 01/01/2009 áp dụng theo Luật Thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân CN nhà chung cư, đã nộp hồ sơ hợp lệ cho CQNN trước ngày 01/01/2009 - không thu thuế TNCN; phần giá trị đất (nếu có) thì thực hiện nộp thuế TNCN/ thuế CQSDĐ. 170
  171. TT số: 161 /2009/TT-BTC, 13 /8/09 Thuế TNCN đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là BĐS. ◼ 2. Cá nhân được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ nhưng được ghi nợ thuế thì áp dụng CST tại thời điểm cấp GCN QSDĐ. ◼ 3. Đang SD có một trong các loại giấy tờ (khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai - phần quy định các loại giấy tờ hợp lệ và coi như là hợp lệ về QSDĐ) mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng SDĐ có chữ ký của các bên liên quan nhưng chưa CNQSDĐ, đã nộp HS hợp lệ cho CQNN trước ngày 01/01/2009: + Nếu đã cấp giấy CNQSDĐ trước 01/01/09 và đã ghi nợ thuế CQSDĐ thì thực hiện nộp thuế CQSDĐ. +Nếu nộp hồ sơ cho CQNN trước ngày 01/1/2009 nhưng CQT chưa tính và TB thuế thì thực hiện nộp thuế CQSDĐ/ hoặc thuế TNCN. 171
  172. TT số: 161 /2009/TT-BTC, 13 /8/09 Thuế TNCN đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là BĐS. Giá chuyển nhượng BĐS: ◼ Giá chuyển nhượng BĐS làm căn cứ tính thuế là giá theo hợp đồng chuyển nhượng: Giá đất theo HĐ chuyển nhượng giá đất do UBND tỉnh thì tính theo giá HĐ. ◼ Trường hợp nhận thừa kế, quà tặng là BĐS thì căn cứ tính thuế là giá trị của BĐS tại thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ: Đối với QSDĐ căn cứ vào giá đất do UBND tỉnh quy định; Đối với nhà và các công trình XD trên đất, căn cứ giá tính lệ phí trước bạ do UBND tỉnh quy định 172
  173. TT số: 161 /2009/TT-BTC, 13 /8/09 Thuế TNCN đối với một số trường hợp chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận quà tặng là BĐS. Thuế suất: Ap dụng theo một trong hai TS sau đây: ◼ Áp dụng thuế suất là 25% tính trên thu nhập chịu thuế. Chỉ áp dụng đối với các trường hợp cá nhân chuyển nhượng BĐS có đầy đủ HS, CT hợp lệ làm căn cứ xác định được giá chuyển nhượng, giá vốn và các chi phí có liên quan ◼ Không xác định được giá vốn và các CF liên quan:TS 2% trên giá chuyển nhượng. ◼ Việc lựa chọn áp dụng thuế suất khi kê khai nộp thuế : CQT phối hợp với CQQLý nhà, đất niêm yết công khai các văn bản hướng dẫn để người nộp thuế biết về việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo mức TS là 25% hoặc 2%. 173
  174. Thuế TNCN đối với TN chuyển nhượng BĐS TT02/1010 TN từ chuyển nhượng BĐS, thuế suất 25% đáp ứng các ĐK sau: a) Giá chuyển nhượng ghi trên HĐ và kê khai trên tờ khai thuế không thấp hơn giá do UBND tỉnh quy định (quyền sử dụng đất) hoặc không thấp hơn giá tính LP trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định (nhà và các công trình XD) tại thời điểm HĐ chuyển nhượng có hiệu lực Giá chuyển nhượng ghi trên HĐ và kê khai trên tờ khai thuế thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định (đối với quyền sử dụng đất) hoặc thấp hơn giá tính lệ phí trước bạ do UBND cấp tỉnh quy định (nhà và các công trình XD) tại thời điểm HĐ chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của PL thì thuế suất 2% tính trên giá do ỦBND tỉnh, TP trực thuộc TW quy định. 174
  175. Thuế TNCN đối với TN chuyển nhượng BĐS TT02/1010 ◼ b) Giá mua và các CP liên quan (các CP liên quan đến cấp QSDĐ, quyền SH nhà; CP cải tạo đất, nhà; CP xây dựng; các chi phí có liên quan khác) NNT kê khai phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh giá mua và các chi phí liên quan mà người nộp thuế kê khai là đúng. ◼ Đối với cá nhân chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, mua căn hộ thì giá mua căn cứ vào CT nộp tiền góp vốn và hoá đơn, CT khác chứng minh các CP liên quan. Các CP liên quan đến việc chuyển nhượng BĐS (cả các khoản trả lãi tiền vay của các TCTD để mua bất động sản). Trường hợp mới chỉ góp một phần vốn thì: Giá mua ={Tổng số vốn phải góp theo HĐ - Phần vốn góp còn thiếu (chưa nộp)}+Các CP khác có liên quan175
  176. Thuế TNCN đối với TN chuyển nhượng BĐS TT02/1010 ◼ NNT kê khai giá mua và CP liên quan nhưng K có đầy đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh giá mua và chi phí hoặc có kèm theo hoá đơn, chứng từ nhưng qua kiểm tra cơ quan thuế phát hiện có hoá đơn, chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng. 176
  177. Thuế TNCN đối với TN chuyển nhượng BĐS TT02/1010 ◼ c) Cá nhân chuyển nhượng BĐS tự kê khai, tự xác định mức TS áp dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của HS kê khai. CQT tiếp nhận HS khai thuế có trách nhiệm kiểm tra tờ khai và các tài liệu kèm theo hồ sơ, nếu đủ các điều kiện áp dụng thuế suất 25% tính trên thu nhập chịu thuế thì chấp nhận kết quả tính thuế của người chuyển nhượng. Trường hợp không chấp nhận kết quả tính thuế thì phải trả lời rõ để người chuyển nhượng biết. ◼ d) Cá nhân kê khai nộp thuế theo thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng nhưng qua kiểm tra thấy giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng và kê khai thuế thấp hơn giá do ỦBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế suất 2% trên giá do Ủ BND tỉnh quy định. 177
  178. Thuế TNCN đối với TN chuyển nhượng BĐS TT02/1010 ◼ Thủ tục kê khai, nộp thuế đối với chuyển nhượng HĐ góp vốn, hợp đồng mua nền nhà, mua căn hộ: a) Hồ sơ khai thuế cá nhân sẽ nộp bản sao HĐ góp vốn hoặc HĐ mua nhà, mua căn hộ đã ký thay cho việc nộp bản sao giấy chứng nhận QSDĐ, giấy tờ chứng minh QSH nhà hoặc QSH công trình trên đất và chỉ tiêu [04] trong mẫu số 11/KK-TNCN phản ánh các giấy tờ về QSDĐ, quyền SH nhà thì phản ánh hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng mua nhà, mua căn hộ đã ký kết giữa CN với tổ chức, cá nhân XD, KD nhà. ◼ Chuyển nhượng HĐ góp vốn, mua nền nhà, mua căn hộ nếu PL quy định phải được tổ chức, cá nhân XD, KD nhà chấp thuận CN và đã được chấp thuận thì K cần có công chứng. 178
  179. Thuế TNCN đối với TN chuyển nhượng BĐS TT02/1010 kê khai, nộp thuế tại CCT địa phương nơi có BĐS chuyển nhượng hoặc tại tổ chức, cá nhân XD, KD nhà (nếu được CQT uỷ nhiệm thu). ◼ b) Cục thuế căn cứ tình hình thực tế tại ĐP quyết định việc uỷ nhiệm cho tổ chức, cá nhân KD nhà, KD hạ tầng (kể cả sàn giao dịch BĐS). Trình tự, thủ tục uỷ nhiệm thu, kinh phí UNT được thực hiện theo quy định của Luật QLT. ◼ c) Ngoài các loại giấy tờ trong hồ sơ khai thuế đã được hướng dẫn tại TT 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2009 của Bộ Tài chính, TT 161/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009 của BTC; CQT không được yêu cầu cá nhân chuyển nhượng nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác”. 179
  180. Thuế TNCN đối với TN chuyển nhượng BĐS TT02/1010 - Đối với trường hợp người SDĐ do nhận chuyển nhượng trước ngày 01/01/2009 nay nộp hồ sơ hợp lệ xin cấp giấy chứng nhận QSDĐ được CQNN có thẩm quyền chấp thuận cấp giấy chứng nhận QSDĐ chỉ truy thu 01 lần thuế thu nhập cá nhân của lần chuyển nhượng cuối cùng, các lần chuyển nhượng trước đó không thực hiện truy thu thuế. - Từ ngày 01/01/2009 thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, cá nhân chuyển nhượng bất động sản có hợp đồng có công chứng hoặc không có hợp đồng chỉ có giấy tờ viết tay đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho từng lần chuyển nhượng. 180
  181. Web: www.vtca.vn Email: HoiTuVanThue@yahoo.com 181