Kiểm toán ngân hàng - Phân tích ngân hàng ACB: Phân tích nền kinh tế

doc 2 trang nguyendu 8690
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Phân tích ngân hàng ACB: Phân tích nền kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_toan_ngan_hang_phan_tich_ngan_hang_acb_phan_tich_nen_ki.doc

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Phân tích ngân hàng ACB: Phân tích nền kinh tế

  1. Phân tích ngân hàng ACB: Phân tích nền kinh tế www.SAGA.vn - Một số chỉ tiêu và yếu tố kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng được xem xét dưới đây: tăng trưởng GDP, một số chỉ tiêu-vấn đề phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước (bao gồm: Không còn được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu; Tăng trưởng tín dụng dự kiến cho năm 2010; Quy định về mức lãi suất cơ bản và lãi suất thương mại), một số chính sách điều hành của chính phủ tác động tới ngành ngân hàng như chấm dứt hoạt động của các sàn vàng từ 30/3/2010. Một nhận định chung được đưa ra trong phần phân tích vĩ mô đó là môi trường kinh tế vĩ mô sắp tới cơ bản thuận lợi cho ngành ngân hàng cùng với niềm tin kinh tế sẽ phục hồi. Phần này là cơ sở quan trọng trong việc dự phóng, ước tính tổng thể giá trị thị trường trong tương lai cũng như ấn định tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của nhà đầu tư, định giá bao gồm đánh giá lãi suất và phần bù rủi ro. Về dự báo tăng trưởng GDP Năm 2009 khép lại với một kết quả được ghi nhận là nền kinh tế đã vượt qua đáy suy giảm và đang hồi phục.GDP tăng dần qua từng quí (xem biểu đồ) và đạt mức tăng trưởng 5,2% cho cả năm. Theo dự báo mà Goldman đưa ra trong báo cáo lần này, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 8,2% trong năm 2010. Theo nhiều dự báo kinh tế của IMF, WB, ADB kinh tế thế giới có thể phục hồi vào năm 2010 và tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Sau đây là một số nhận định trong báo cáo về kinh tế Việt Nam ngày 3/12/2009, ngân hàng Goldman Sachs: “Nhờ chương trình kích cầu và chính sách tiền tệ nới lỏng, nền kinh tế Việt Nam đã chống chọi tương đối tốt với những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong quý III/2009, GDP của Việt Nam tăng trưởng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái, gần bằng mức tăng trưởng bình quân 5,3% của khu vực châu Á, trừ Nhật Bản”, báo cáo viết. Theo đó, tiêu dùng cá nhân của Việt Nam đã thoát khỏi mức đáy trong thời gian khủng hoảng, một mặt nhờ tình hình tài chính tốt của các hộ gia đình, mặt khác nhờ tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức thấp. Bên cạnh đó, báo cáo của Goldman chỉ rõ, tăng trưởng trong lĩnh vực đầu tư cũng đã khởi sắc, dựa trên gói kích cầu của Chính phủ, mức lãi suất hạ và chương trình hỗ trợ lãi suất cho vay. “Với sự sa sút của hoạt động đầu tư ở thời điểm cuối năm ngoái, Chính phủ Việt Nam đã vào cuộc, khởi xướng và cung cấp vốn cho nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng Quan trọng hơn, đầu tư của khối tư nhân (chủ yếu là trong ngành bất động sản) cũng tăng tốc”, báo cáo nhận định. Với đà hồi phục kinh tế của thế giới và Việt Nam sẽ được khẳng định rõ ràng hơn trong nửa đầu năm 2010 và khi có tín hiệu khẳng định sự hồi phục, thì ngành ngân hàng sẽ có nền tảng tốt để tăng trưởng do càng về cuối của đợt suy thoái kinh tế thế giới, ngành ngân hàng sẽ được kỳ vọng thu nhập tăng do lúc này nhu cầu đối với các khoản vay sẽ phục hồi nhằm đáp ứng sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu. (Các doanh nghiệp sau thời kỳ cầm chừng để duy trì tồn tại trong 2008 thì khi bước sang 2010, tình hình kinh tế hồi phục khá mạnh mẽ nên nhu cầu vốn cho đầu tư, sản
  2. xuất được tăng lên, dẫn đến nhu cầu vốn tăng lên). Về chính sách tiền tệ của NHNN Không còn được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu: đối với Quyết định 131, thời gian kéo dài đến hết quý I/2010, mức hỗ trợ lãi suất từ 4%/năm hạ xuống còn 2%. Đây được coi là thách thức đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng năm 2010: tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong năm tới không còn được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất, kích cầu. Tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ ở khoảng 25%: theo thông tin từ ngân hàng nhà nước, năm 2010, tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ ở khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với mức 37,73% của năm nay. Việc định hướng tăng trưởng tín dụng ở mức 25% được ngân hàng nhà nước xem xét trên cơ sở yêu cầu “thắt” dần chính sách tiền tệ để phòng ngừa khả năng lạm phát cao trở lại, nhưng cũng tránh việc thắt chặt đột ngột có thể gây “sốc” đối với nền kinh tế cũng như đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Trong khi đó nguồn thu đóng góp vào lợi nhuận ngân hàng vẫn chủ yếu từ hoạt động tín dụng và rõ ràng điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận của các ngân hàng. Quy định về mức lãi suất cơ bản và lãi suất thương mại Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản của tháng 1/2010 tiếp tục giữ nguyên 8%/năm và như vậy, lãi suất thương mại tiếp tục duy trì mức tối đa là 12% /năm. Quy định không cho phép ngân hàng thương mại sử dụng vốn vay trên thị trường liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu cho vay đối với nền kinh tế. Điều này sẽ tác động đến ngành ngân hàng, khiến cho sức ép về nhu cầu vốn tại các ngân hàng tăng mạnh. Về chính chính sách điều hành của chính phủ Chấm dứt hoạt động của các sàn vàng từ 30/3/2010: ngày 30/12/2009, thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo về quản lý nhà nước liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước. Theo đó, công việc kinh doanh trên những sàn vàng bắt buộc phải ngừng trước ngày 30/3/2010. Với chủ trương này thì rõ ràng sẽ tác động đến hoạt động của các ngân hàng có trung tâm giao dịch vàng trực thuộc, một lĩnh vực đóng góp nguồn lợi nhuận đáng kể của các ngân hàng, đặc biệt là ACB. “Kinh doanh vàng đem lại khoản lãi lớn cho ACB”. Trong năm 2008, chính nguồn lợi nhuận từ kinh doanh vàng, trong đó có hoạt động sàn vàng, đã bù đắp cho sự đi xuống trong lợi nhuận của lĩnh vực khác trong tổng lợi nhuận ròng của ACB.