Kiểm toán ngân hàng - Phân tích báo cáo tài chính ACB

pdf 6 trang nguyendu 12430
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Phân tích báo cáo tài chính ACB", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkiem_toan_ngan_hang_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_acb.pdf

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Phân tích báo cáo tài chính ACB

  1. PHÂN TÍCH BCTC ACB PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THU NHẬP Thu nhập lãi thuần của ACB chiếm 75,86% tổng thu nhập hoạt động thuần trong 2010. Tỷ trọng này cao hơn hẳn so với các năm trước. Tuy nhiên so với một số ngân hàng khác như VCB, CTG, EIB thì tỷ trọng này của ACB vẫn thấp hơn. Điều này cho thấy cơ cấu thu nhập của ACB tương đối đa dạng và không phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng truyền thống, do đó rủi ro ACB gặp phải khi có những biến động lớn không thuận lợi cho hoạt động tín dụng sẽ ít hơn các ngân hàng khác. Thu nhập lãi của ACB trong 2010 đạt 4.164 tỷ đồng, tăng 48,6% so với năm 2009. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ACB trong giai đoạn 2006 – 2009 là 57,5%, trong đó năm 2009 chỉ tăng 2,6%. Thu nhập ngoài lãi của ACB trong 2010 đạt 1.325 tỷ đồng chỉ chiếm 24,14% mặc dù tỷ trọng này trong các năm trước tương đối cao 31,1% - 56,6%. Việc tỷ trọng thu nhập ngoài lãi giảm mạnh trong năm 2010 là do thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm 5,06%; mua bán chứng khoán kinh doanh bị lỗ; thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư giảm 83,51% và thu nhập từ góp vốn mua cổ phần tăng 61,74%, thu nhập từ KD ngoại hối và vàng giảm 54,74%. Từ trước đến nay, hoạt động kinh doanh vàng vẫn là một trong những thế mạnh nổi bật của ACB so với các ngân hàng khác nhưng việc đóng cửa và chấm dứt hoạt động của sàn vàng kể từ cuối tháng 3 năm 2010 đã làm giảm một phần đáng kể thu nhập ngoài lãi của ACB. Hơn nữa, diễn biến tỷ giá phức tạp và thị trường chứng khoán đi ngang từ đầu năm 2010 đến hiện tại khiến việc kiếm lời từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó nhìn chung các hoạt động tạo ra thu nhập ngoài lãi của ACB đều không gặp thuận lợi trong năm 2010. Biểu đồ
  2. CHI PHÍ Chi phí lãi của ACB cũng biến động tương ứng với biến động của thu nhập lãi với mức tăng trưởng kỷ lục vào năm 2008 là 140,8% nhưng ngay sau đó giảm mạnh đạt tăng trưởng âm - 12,3% trong năm 2009. Trong 2010, chi phí lãi của ACB cũng tăng mạnh 60,62% so với năm trước, đạt 10.797 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2010 nguồn thu nhập của ACB chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng trong khi thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng khác bị thu hẹp. Chi phí lãi của ACB phần lớn dùng để trả lãi tiền gửi (chiếm tới 85,29%), trả lãi tiền vay và phát hành giấy tờ có giá chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi phí lãi. Chi phí hoạt động của ACB tăng mạnh trong giai đoạn 2006 – 2008 (60% - 98%) do giai đoạn này số lượng nhân viên của ACB tăng nhanh chóng kéo theo chi phí lương và phụ cấp cho nhân viên (chiếm 44,8% chi phí hoạt động) cũng tăng theo. Tuy nhiên qua năm 2009 và 2010, khi đội ngũ nhân sự đã ổn định thì chi phí hoạt động chỉ tăng 13,7% năm 2009 và 19,40% trong 2010, đạt 2.160 tỷ đồng. Biểu đồ LỢI NHUẬN Sự chênh lệch giữa lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tín dụng và lợi nhuận sau thuế của ACB là tương đối nhỏ qua các năm, cho thấy chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB thấp và chất lượng tín dụng của ACB tương đối tốt. Trong 2010 lợi nhuận trước thuế của ACB đạt 3.102 tỷ đồng (2.335 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế), tăng 6,09% so với năm trước. Trong cuộc họp ĐHĐCĐ
  3. năm 2010, ACB đã đặt ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 3.600 tỷ đồng (2.700 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế) cho năm 2010, tăng 22,7% so với năm 2009. Khi xem xét tình hình thực tế khó khăn của ngành ngân hàng trong năm 2010, nhiều ngân hàng chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2010 ngang bằng hoặc thậm chí giảm so với 2009 như trường hợp của VCB. Do đó, chúng tôi đánh giá kế hoạch này của ACB là tương đối tham vọng. Biểu đồ PHÂN TÍCH TÀI SẢN – NGUỒN VỐN TỔNG TÀI SẢN VÀ DƯ NỢ CHO VAY Tổng tài sản của ACB tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, trung bình giai đoạn 2006 – 2009 tăng 64,5%. Tuy nhiên trong 2010 tổng tài sản chỉ tăng 22,17% so với năm 2009, đạt 205.103 tỷ đồng. Cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất 42,86% trong cơ cấu tài sản của ACB, chứng khoán đầu tư chiếm 23,50%, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác chiếm 16,56% và các tài sản khác chỉ chiếm 17,08% còn lại. Có thể nhận thấy tỷ trọng cho vay khách hàng trong cơ cấu ACB tương đối thấp so với các ngân hàng khác như EIB, STB, CTG hay VCB. Điều này cho thấy sự phụ thuộc của ACB vào hoạt động tín dụng là ít hơn so với các ngân hàng được so sánh. Dư nợ cho vay của ACB tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2006 – 2009, trung bình tăng 64% ngoại trừ năm 2008 chỉ tăng 9,2%. Trong 2010, dư nợ cho vay của ACB đạt 86.478 tỷ đồng, tăng 39,8% so năm 2009. Tốc độ tăng tín dụng của ACB cao tuy nhiên thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là tăng trưởng tín dụng 54% trong năm 2010. TIỀN GỬI HUY ĐỘNG VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn chủ sở hữu của ACB liên tục tăng trong giai đoạn 2006 – 2009 với tốc độ trung bình 28%, ngoại trừ năm 2007 tăng đột biến 278%. Tuy nhiên trong 2010 chỉ số này của ACB đạt 11.377 tỷ đồng, tăng 12,6%so với 2009, trong đó vốn điều lệ là 9.377 tỷ đồng. Mức vốn này là khá khiêm tốn so với các NHTMQD (bao gồm CTG và VCB), đồng thời cũng sẽ nhỏ đi tương đối nếu so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác đang ráo riết tăng cường năng lực tài chính. Tổng tiền gửi Tổng tiền gửi của ACB từ khách hàng và các TCTD 2010 đạt 135.067 tỷ đồng, tăng 38,7% so với năm 2009. Xét về cơ cấu tiền gửi, tiền gửi khách hàng là 79,2% trong khi tỷ trọng của tiền gửi từ các TCTD khác là 20,8%. AN TOÀN VỐN (C)
  4. Có thể nhận thấy qui mô vốn của ACB không theo kịp với đà tăng trưởng của tài sản và đặc biệt của dư nợ cho vay, thể hiện qua sự sụt giảm của chỉ số VCSH/TTS và VCSH/Dư nợ trong năm 2009 và 2010. Điều này khiến ACB đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong trường họp nợ xấu tăng cao. Năm 2010, tỷ lệ VCSH/Dư nợ của ACB là 13,2%, thấp hơn so với EIB và STB mặc dù khả năng sinh lời của 2 ngân hàng này là thấp hơn. Điều này càng khẳng định việc tăng vốn điều lệ năm 2010 của ACB lên 9.377 tỷ đồng là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng. CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN (A) Hoạt động cho vay: Như đã phân tích ở trên, trong năm 2010 lợi nhuận của ACB chủ yếu đến từ thu nhập lãi do thu nhập phi tín dụng bị thu hẹp. Vì vậy ACB tập trung vào tăng trưởng tín dụng với tốc độ tăng trưởng trong 2010 là 39,8% so với cuối năm 2009 và cao hơn so với trung bình ngành. Chất lượng tín dụng của ACB được đánh giá trên một số khía cạnh sau. Cho vay theo thời gian: ACB duy trì cơ cấu nợ theo kz hạn tương đối ổn định. Trong 2010 tỷ trọng của các khoản nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn lần lượt là 50,3%; 22,8%và 26,9%. Chúng tôi đánh giá việc duy trì tỷ lệ các khoản vay dài hạn của ACB ở mức hơn 20% là tương đối hợp lý với cơ cấu tiền gửi chỉ bao gồm 8,0% tiền gửi có kz hạn. Chất lượng tín dụng: ACB là một trong những ngân hàng có chất lượng quản trị tín dụng tốt nhất trong hệ thống ngân hàng. Trong suốt giai đoạn 2006 – 2010 tỷ lệ nợ xấu của ACB luôn được duy trì dưới 1%, thấp hơn rất nhiều so với mức 3% do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tỷ lệ nợ xấu tại 2010 là 0,6%. Chứng khoán đầu tư: Tại 31/12/2010, tỷ lệ tài sản ACB dành cho hoạt động kinh doanh chứng khoán đầu tư là 23,5%, tương đương 48.202 tỷ đồng, trong đó chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn chiếm tới 95,8%. Tỷ lệ tài sản dành cho kinh doanh chứng khoán đầu tư của ACB là cao hơn rất nhiều so với VCB (11,9%); CTG (18,1%); EIB (15,4%) và STB (11,2%). Mặc dù việc đầu tư không đem lại nhiều lợi nhuận nhưng có tính ổn định và thanh khoản tương đối cao, do đó ACB có thể tận dụng được lợi thế này để duy trì cho mình một nguồn thu ổn định. BỘ MÁY QUẢN TRỊ (M) Cùng với VCB, ACB được đánh giá là một trong những NHTMCP có chất lượng quản trị tốt nhất hiện nay. Với các cổ đông lớn như Connaught Investors Ltd, Dragon Financial Holdings, Standard Chartered APR và Standard Charted Bank đều là các ngân hàng và quỹ đầu tư nước ngoài có danh tiếng, ACB được hỗ trợ rất nhiều về kỹ thuật, kinh nghiệm quản l{ và điều hành, cũng như tranh thủ được mạng lưới khách hàng của các cổ đông trên. Bản thân ACB cũng thiết
  5. lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, bao gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm tra – kiểm soát nội bộ, Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản lý tài sản nợ và tài sản có; và Hội đồng đầu tư nhằm quản lý các hoạt động của mình một cách hiệu quả nhất. KHẢ NĂNG SINH LỜI (E) ROA và ROE của ACB có xu hướng giảm dần từ năm 2007 cho đến hiện tại. 2010, ROA và ROE của ACB lần lượt là 1,5% và 20,5%, giảm từ 1,6% và 24,6% trong năm 2009. Chúng tôi cho rằng sự sụt giảm trong khả năng sinh lời của ACB một phần là do nguyên nhân khách quan xuất phát từ khó khăn chung của toàn ngành ngân hàng trong thời gian qua, một phần khác là do thu nhập từ hoạt động phi dịch vụ, vốn là thế mạnh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lợi nhuận của ACB, giảm mạnh trong 2010. Khi so sánh 2 chỉ số này của ACB với các ngân hàng niêm yết khác, có thể thấy ACB chỉ đứng sau VCB về khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, nhưng lại thua kém 4 ngân hàng là VCB, EIB, SHB và STB về khả năng sinh lời trên tài sản. TÍNH THANH KHOẢN (L) Huy động vốn trên thị trường I: Tiền gửi khách hàng của ACB tại 31/12/2010 đạt 106.937 tỷ đồng, chiếm 79,2%tổng tiền gửi huy động từ cả hai thị trường. So với các năm trước tỷ trọng huy động vốn từ thị trường I trong 2010 có xu hướng giảm đi (2007: 88,8%; 2008: 86,6% và 2009: 89,3%). Tiền gửi khách hàng tăng trưởng tương đối nhanh qua các năm, trung bình 46,7% trong giai đoạn 2006 – 2009. Riêng trong 2010 tiền gửi khách hàng tăng 23,0% so với cuối năm 2009, cao hơn so với một số ngân hàng khác như VCB (12,4%) và CTG (16,4%). Cơ cấu tiền gửi bao gồm 77,8% là tiền gửi tiết kiệm; 9,72% là tiền gửi không kz hạn; 8,0% là tiền gửi có kz hạn, còn lại là tiền ký quỹ và tiền gửi vốn chuyên dụng. Đồng thời 80,3% tiền gửi của ACB là VND trong khi tiền gửi ngoại tệ chiếm 19,7%. Huy động vốn trê n thị trường II: Tại ngày 31/12/2010 tiền gửi và vay của các TCTD khác đạt 28.130 tỷ đồng, chiếm 20,8% tổng tiền gửi huy động từ hai thị trường. Đây là tỷ trọng cao nhất từ trước đến nay của ACB và là kết quả tất yếu của những khó khăn mà hệ thống ngân hàng gặp phải trong huy động vốn từ thị trường I. Tuy nhiên, cơ cấu tiền gửi của ACB cho thấy hoạt động của ngân hàng không bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường liên ngân hàng. Chỉ số thanh khoản: Tỷ lệ dư nợ/tổng tiền gửi (LDR) của ACB tăng mạnh từ 46,7% năm 2008 lên 63,5% năm 2009 và 64,0% trong 2010. Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn thấp hơn so với STB, CTG, EIB và VCB. Mặc dù với những diễn biến năm 2010 việc đẩy mạnh hoạt động cho vay là sự lựa chọn của hầu hết các ngân hàng, kể cả với những ngân hàng có thế mạnh về các hoạt động phi tín dụng, chúng tôi vẫn cho rằng ACB cần có kế hoạch bù đắp lại các khoản thu nhập ngoài lãi đã mất đi như thu nhập từ kinh doanh vàng, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào thu nhập lãi và nâng cao tính thanh khoản cho Ngân hàng.
  6. KẾT LUẬN ACB được đánh giá là một trong những NHTMCP tốt nhất hiện nay của Việt Nam. Trong giai đoạn 2007– 2009 ACB đã thể hiện được sự năng động và ứng phó nhanh trước những biến động của thị trường nhằm đảm bảo sự ổn định của kết quả kinh doanh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính trong năm 2008 và 2009, ACB luôn duy trì khả năng sinh lời cao và hiệu quả hoạt động tốt. Đặc biệt Ngân hàng thành công trong việc quản lý chất lượng tín dụng, duy trì tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 1%. Cơ cấu thu nhập và tiền gửi của ACB tương đối lành mạnh, vẫn cho thấy ACB không quá phụ thuộc vào thu nhập lãi và vốn trên thị trường liên ngân hàng. Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ACB cũng cao nhất trong hệ thống các NHTMCP (trừ VCB và CTG). Tuy nhiên, do qui mô vốn chủ sở hữu còn khiêm tốn và chưa tăng kịp với tốc độ tăng trưởng của tài sản và dư nợ cho vay, khả năng thanh khoản của ACB bị sụt giảm trong năm 2010, đồng thời kéo theo sự sụt giảm của khả năng sinh lời. Trong thời gian tới, ACB cần chú { hơn nữa đến việc quản lý chi phí nhằm nâng cao khả năng sinh lời cho Ngân hàng.