Kiểm toán ngân hàng - Một số kinh nghiệm kiểm tra tín dụng

ppt 11 trang nguyendu 6150
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm toán ngân hàng - Một số kinh nghiệm kiểm tra tín dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkiem_toan_ngan_hang_mot_so_kinh_nghiem_kiem_tra_tin_dung.ppt

Nội dung text: Kiểm toán ngân hàng - Một số kinh nghiệm kiểm tra tín dụng

  1. Phòng Chế độ Tín dụng và Đầu tư 1
  2. NỘI DUNG 1. Đánh giá Quan điểm Phát triển và Quản lý tín dụng của lãnh đạo đơn vị 2. Quan điểm kiểm tra 3. Nguyên tắc kiểm tra 4. Phương pháp kiểm tra 5. Đề xuất, kiến nghị. 2
  3. 1. Đánh giá Quan điểm Phát triển và Quản lý TD của lãnh đạo đơn vị - Văn hoá tôn trọng pháp luật, tuân thủ quy định, chỉ đạo cấp trên và các quy trình nghiệp vụ, đảm bảo mục tiêu ngắn hạn và đặt nền móng cho mục tiêu dài hạn. - Văn hoá Bố trí sắp xếp con người theo công việc chứ không phải theo mối quan hệ/tình cảm cá nhân - Văn hoá chủ động, tích cực; dám làm, dám chịu trách nhiệm. 3
  4. 1. Đánh giá Quan điểm Phát triển và Quản lý TD của lãnh đạo đơn vị Các văn hoá kinh doanh thiếu tích cực • Sợ tránh nhiệm, không dám làm, không dám tăng trưởng làm ảnh hưởng đến lợi ích (thị phần, uy tín ) của đơn vị và hệ thống. • Tăng trưởng nhanh chóng để đạt các mục tiêu ngắn hạn mà không chú trọng kiểm soát chất lượng tín dụng • Quản lý/đánh giá nhân viên và các bộ phận kém hiệu quả, không kiểm soát được các RRTD. • Văn hoá luồn lách sơ hở của các quy định, quy trình để cấp TD vì lợi ích của khách hàng/cá nhân. 4
  5. 2. Quan điểm kiểm tra 1. Với mục tiêu Tư vấn, hướng dẫn • Đánh giá những ưu điểm, những điểm mạnh cần phát huy, nhân rộng điển hình. • Cảnh báo các RRTD/rủi ro pháp lý có thể xảy ra. • Rút kinh nghiệm về các sai sót, tránh lặp lại ở các khoản cấp tín dụng sau (đây cũng có thể coi là hình thức đào tạo). 2. Với mục tiêu Kiểm tra, giám sát • Phát hiện ra các RRTD để ngăn ngừa/hạn chế kịp thời như hoàn thiện hồ sơ/tăng TSBĐrút giảm dư nợ • Trường hợp sai sót nghiêm trọng, rủi ro đạo đức: làm rõ trách nhiệm cá nhân. 5
  6. 2. Quan điểm kiểm tra (tiếp theo) 3. Quan điểm Khách quan: • Trung thực, công bằng, không thiên vị, tránh áp đặt quan điểm mang tính cá nhân. Căn cứ đối chiếu tính tuân thủ là cơ chế, quy định, quy trình, văn bản Căn cứ đánh giá, cảnh báo rủi ro: Hệ thống QLRR, quy trình quản lý rủi ro, các quyết định kịp thời ứng xử với RR, hệ thống kiểm tra giám sát (với phương pháp ORCA) • Không nên suy diễn những sai sót theo hướng tiêu cực, nghiêm trọng hoá vấn đề (cần lắng nghe giải trình của đối tượng bị kiểm tra, xác định được hậu quả do các sai sót gây ra để kết luận phù hợp). 6
  7. (tiếp theo) 2. Quan điểm kiểm traL/C TRẢ NGAY 4. Bí mật thông tin; trao đổi thông tin: • Không tự do tiết lộ thông tin về kết quả kiêm tra, đánh giá. • Nội dung kiểm tra chỉ được cung cấp cho những người có liên quan trực tiếp / hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo. • Thông tin cần được trao đổi thường xuyên 7
  8. 3. Nguyên tắc kiểm tra Cần phân biệt rõ ràng mục đích của mỗi đợt kiểm tra để áp dụng 1 trong 2 (hoặc phối hợp cả 2) hình thức kiểm tra và kiến nghị độc lập: - Kiểm tra tính tuân thủ: Chấp hành các quy chế, quy định và kết hợp với xem xét đặc thù thực tiễn ở từng đơn vị. - Kiểm tra cảnh báo các rủi ro: Đánh giá, cảnh báo rủi ro dự trên ORCA. 8
  9. 4. Phương pháp kiểm tra • Chú trọng khâu chuẩn bị tiền kiểm tra • Nghiên cứu hồ sơ giấy/ đối chiếu dữ liệu INCAS/ các lệnh chuyển tiền được lưu tại phòng kế toán • Kiểm tra thực tế: ✓ Phỏng vấn khách hàng: Không nên đặt các câu hỏi trực tiếp vấn đề; Nên quan tâm phỏng vấn những người không giữ vai trò quản lý ✓ Kiểm tra sổ sách kế toán. ✓ Quan tâm đến dư luận trong đơn vị KT. • Phải xác định được những sai sót mang tính trọng yếu và không trọng yếu (thực tế có những sai sót không gây hậu quả, rủi ro). • Cần phải ghi nhận những mặt làm được và phê bình những hạn chế của đối tượng bị kiểm tra. 9
  10. 5. Đề xuất, kiến nghị. • Kiến nghị cần mang tính khách quan, khả thi. VD kiến nghị yêu cầu CN ngừng giải ngân/ thu hồi nợ ngay /khởi kiện đôi khi gây thiệt hại nhiều hơn so với việc tăng cường biện pháp quản lý và giám sát. • Cần tạo cơ hội và điều kiện cho các đối tượng bị kiểm tra khắc phục, sửa chữa sai sót. • Những sai sót phổ biến thì phải có biện pháp chấn chỉnh từ chính sách, biện pháp quản lý của người đứng đầu đơn vị bị kiểm tra. • Kiến nghị xử lý CB là cần thiết, nhưng cần thận trọng đảm bảo tính chính xác, đúng người, đúng tội. • Những bất cập trong thực tiễn thì cần phải ghi nhận để đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách 10
  11. TRÂN TRỌNG CẢM ƠN 11