Kế toán ngân hàng - Báo cáo ngân lưu

pdf 32 trang nguyendu 5870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán ngân hàng - Báo cáo ngân lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_ngan_hang_bao_cao_ngan_luu.pdf

Nội dung text: Kế toán ngân hàng - Báo cáo ngân lưu

  1. Bài giảng tuần 3 BÁO CÁO NGÂN LƯU 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 1 Mục tiêu học tập Sau khi học chương này, bạn có thể: „ Giải thích khái niệm báo cáo ngân lưu. „ Phân loại các hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. „ Sử dụng phương pháp trực tiếp. „ Xác định dòng ngân lưu bằng cách dựa vào báo cáo thu nhập . „ Sử dụng phương pháp gián tiếp để tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 2
  2. Mục tiêu học tập (tiếp) „ Quan hệ của khấu hao đến dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. „ Điều chỉnh lợi nhuận ròng để tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. „ Điều chỉnh lãi, lỗ do bán tài sản cố định và do trả nợ trước hạn trong báo cáo ngân lưu. „ Áp dụng tài khoản chữ T để lập báo cáo ngân lưu. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 3 Tổng quát về báo cáo ngân lưu „ Báo cáo ngân lưu giải thích sự thay đổi trong số dư tiền mặt của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh. „ Báo cáo ngân lưu giải thích các dòng thu, dòng chi trong một kỳ kinh doanh thông qua các hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài chính. „ “Tiền mặt” được hiểu bao gồm tiền mặt và các chứng khoán tương tự như tiền. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 4
  3. Mục đích của báo cáo ngân lưu „ Một báo cáo ngân lưu phải bao gồm: „ Chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng ngân lưu. „ Báo cáo dòng ngân lưu trong quá khứ, và: • Dự đoán dòng ngân lưu tương lai • Đánh giá cách tạo ra tiền và sử dụng tiền của nhà quản trị • Xác định khả năng trả lãi vay, cổ tức và trả nợ khi đến hạn „ Chỉ ra sự thay đổi ròng trong tài sản cố định. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 5 Mục đích của báo cáo ngân lưu „ Báo cáo ngân lưu, cùng với báo cáo thu nhập, giải thích nguyên nhân thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. „ Bảng cân đối kế toán cho biết hiện trạng tài chính doanh nghiệp tại một thời điểm. „ Báo cáo thu nhập và báo cáo ngân lưu cho biết hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của cả một thời kỳ. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 6
  4. Mục đích của báo cáo ngân lưu „ Quan hệ giữa các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2001 ngày 31/12/2002 Báo cáo thu nhập Báo cáo ngân lưu 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 7 Phân loại hoạt động doanh nghiệp „ Tiền bị ảnh hưởng từ hai quyết định quản trị chính yếu: „ Quản trị kinh doanh – Quan tâm chính đến hoạt động hằng ngày để tạo doanh thu và chi phí „ Quản trị tài chính – Quan tâm chính đến câu hỏi: tiền lấy từ đâu và sử dụng chúng như thế nào để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 8
  5. Phân loại hoạt động doanh nghiệp „ Hoạt động kinh doanh – các giao dịch ảnh hưởng đến báo cáo thu nhập „ Hoạt động đầu tư – (1) cho vay, thu nợ, mua bán chứng khoán công ty khác và (2) mua tài sản mới, thanh lý tài sản cũ. „ Hoạt động tài chính – tạo nguồn tiền bằng cách vay mượn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và trả tiền lại cho chủ nợ, chủ sở hữu 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 9 Phân loại hoạt động doanh nghiệp Hoạt động kinh doanh Dòng tiền vào Dòng tiền ra „ Thu tiền khách hàng „ Chi trả người bán „ Thu lãi vay và cổ tức „ Chi trả lương „ Thu khác từ hoạt động „ Chi trả lãi vay, thuế kinh doanh „ Chi trả khác cho hoạt động kinh doanh 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 10
  6. Phân loại hoạt động doanh nghiệp Hoạt động đầu tư Dòng tiền vào Dòng tiền ra „ Thanh lý tài sản cố „ Mua sắm tài sản cố định định cũ mới „ Bán chứng khoán „ Mua chứng khoán đầu đầu tư tư „ Thu nợ cho vay „ Cho vay 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 11 Phân loại hoạt động doanh nghiệp Hoạt động tài chính Dòng tiền vào Dòng tiền ra „ Vay tiền „ Trả nợ vay „ Phát hành cổ phiếu „ Mua lại cổ phiếu, mua „ Phát hành trái phiếu lại trái phiếu „ Chi trả cổ tức 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 12
  7. Phương pháp tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh „ Có hai phương pháp tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. „ Phương pháp trực tiếp – tính ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh bằng cách lấy những dòng thực thu trừ (-) cho những dòng thực chi, một cách trực tiếp. „ Phương pháp gián tiếp – điều chỉnh từ lợi nhuận ròng để tính dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh. „ Dù phương pháp nào, dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh cũng cho kết quả như nhau. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 13 Phương pháp tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh „ Với phương pháp trực tiếp, từng số tiền trên báo cáo thu nhập sẽ được điều chỉnh trong quan hệ với các tài khoản tài sản và tài khoản nợ phải trả. „ Doanh thu và chi phí sẽ được điều chỉnh để phản ảnh những dòng tiền thực thu, thực chi. (Lưu ý lần nữa rằng, doanh thu không luôn là thu tiền, chi phí không luôn là chi tiền) „ Với phương pháp gián tiếp, lợi nhuận ròng sẽ được điều chỉnh chỉ cho những giao dịch bằng tiền mặt. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 14
  8. Phương pháp tính dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh „ FASB khuyến khích sử dụng phương pháp trực tiếp vì nó chỉ ra dòng thu, dòng chi một cách dễ hiểu cho các nhà đầu tư (cổ đông). „ Nhưng phương pháp gián tiếp thì được các công ty ưa thích hơn bởi vì nó chỉ ra chất lượng của lợi nhuận và những nguyên nhân ảnh hưởng đến dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh một cách rõ ràng hơn. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 15 Một số giao dịch thông thường và sự ảnh hưởng đến dòng ngân lưu Các giao dịch thuộc hoạt động kinh doanh: Bán hàng hoá dịch vụ, thu tiền mặt + Bán chịu 0 Thu cổ tức hay lãi vay + Thu khoản phải thu + Ghi nhận giá vốn hàng bán 0 Mua hàng nhập kho, trả tiền mặt - Mua chịu 0 Trả khoản phải trả - “0” nghĩa là giao dịch không ảnh hưởng đến tiền mặt. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 16
  9. Một số giao dịch và sự ảnh hưởng đến dòng ngân lưu Các giao dịch thuộc hoạt động kinh doanh: Chi phí phát sinh phải trả 0 Trả chi phí phát sinh - Thuế phát sinh phải trả 0 Trả thuế phát sinh - Lãi vay phát sinh phải trả 0 Trả lãi vay phát sinh - Trả trước chi phí (ví dụ bảo hiểm) - Ghi giảm chi phí trả trước 0 Ghi chi phí khấu hao 0 “0” nghĩa là giao dịch không ảnh hưởng đến tiền mặt. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 17 Một số giao dịch và sự ảnh hưởng đến dòng ngân lưu Các giao dịch thuộc hoạt động đầu tư: Mua tài sản cố định, trả tiền mặt - Mua chịu tài sản cố định 0 Bán thanh lý tài sản, thu tiền mặt + Bán chịu tài sản cố định 0 Mua chứng khoán đầu tư - Bán chứng khoán đầu tư + Cho vay - “0” nghĩa là giao dịch không ảnh hưởng đến tiền mặt. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 18
  10. Một số giao dịch và sự ảnh hưởng đến dòng ngân lưu Các giao dịch thuộc hoạt động tài chính: Tăng trong nợ vay (dài và ngắn hạn) + Giảm trong nợ vay (dài và ngắn hạn) - Phát hành cổ phiếu (thường và ưu đãi) + Mua lại cổ phiếu - Trả nợ vay - Trả cổ tức - Chuyển nợ thành cổ phiếu 0 Chuyển phần nợ dài hạn thành nợ ngắn hạn 0 “0” nghĩa là giao dịch không ảnh hưởng đến tiền mặt. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 19 Dòng ngân lưu và Lợi nhuận „ Báo cáo thu nhập và báo cáo ngân lưu phục vụ cho nhu cầu thông tin khác nhau. „ Báo cáo thu nhập cho biết công ty đã hoạt động thế nào để làm tăng vốn chủ sở hữu (xem kết quả lãi lỗ). • Nó phù hợp giữa doanh thu và chi phí, sử dụng phương pháp kế toán theo thực tế phát sinh để đo lường hiệu quả hoạt động kinh tế. „ Báo cáo ngân lưu quan tâm đến dòng ngân lưu ròng tạo ra từ hoạt động kinh doanh. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 20
  11. Một ví dụ về phương pháp trực tiếp CÔNG TY ĐỒNG XUÂN Bảng cân đối kế toán ($1000) Ngày 31/12, năm 20x2 và 20x1 Tài sản lưu động: Nợ ngắn hạn: Tiền $ 16 $ 25 Khoản phải trả $ 74 $ 6 Khoản phải thu 45 25 Lương phải trả 25 4 Hàng tồn kho 100 60 Cộng tài sản lưu động $161 $110 Cộng nợ ngắn hạn 99 10 Tài sản cố định, gộp 581 330 Nợ dài hạn 125 5 Khấu hao tích lũy (101) (110) Vốn chủ sở hữu 417 315 Ròng 480 220 Tổng nợ phải trả và Tổng tài sản $641 $330 vốn chủ sở hữu $641 $330 === === === === 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 21 Một ví dụ về phương pháp trực tiếp CÔNG TY ĐỒNG XUÂN Báo cáo thu nhập ($1000) đến 31/12, 20X2 Doanh thu $200 Các chi phí: Giá vốn hàng bán 100 Chi phí lương 36 Chi phí khấu hao 17 Chi phí lãi vay 4 Tổng chi phí 157 Lợi nhuận trước thuế 43 Thuế thu nhập 20 Lợi nhuận ròng $ 23 === 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 22
  12. Một ví dụ về phương pháp trực tiếp CÔNG TY ĐỒNG XUÂN Báo cáo ngân lưu ($1000) đến 31/12, 20X2 NGÂN LƯU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Thu tiền từ khách hàng $ 180 Trả tiền: Người bán $ 72 Lương 15 Lãi vay 4 Thuế 20 Tổng số tiền trả (111) Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh $ 69 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 23 Một ví dụ về phương pháp trực tiếp CÔNG TY ĐỒNG XUÂN Báo cáo ngân lưu ($1000) đến 31/12, 20X2 (tiếp theo) NGÂN LƯU TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ: Trả tiền mua tài sản cố định $(287) Thu từ bán tài sản cố định 10 Ngân lưu ròng từ hoạt động đầu tư (277) 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 24
  13. Một ví dụ về phương pháp trực tiếp CÔNG TY ĐỒNG XUÂN Báo cáo ngân lưu ($1000) đến 31/12, 20X2 (tiếp theo) NGÂN LƯU TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH: Vay nợ dài hạn $120 Phát hành cổ phiếu 98 Trả cổ tức (19) Ngân lưu ròng từ hoạt động tài chính 199 TỔNG NGÂN LƯU RÒNG (giảm) (9) Số dư tiền mặt 31/12, 20X1 25 Số dư tiền mặt 31/12, 20X2 $ 16 === 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 25 Một ví dụ về phương pháp trực tiếp „ Bước đầu tiên là xem xét sự thay đổi trong số dư tiền mặt giữa cuối kỳ và đầu kỳ. „ Những con số này thường được đặt ở cuối báo cáo. • Tổng ngân lưu ròng cộng (+) số dư tiền mặt đầu kỳ bằng (=) số dư tiền mặt cuối kỳ. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 26
  14. Một ví dụ về phương pháp trực tiếp „ Trong ví dụ này, tiền giảm $9,000. „ Hoạt động kinh doanh trong kỳ mang về $69,000. „ Hoạt động đầu tư đã sử dụng $277,000. „ Hoạt động tài chính đã huy động $199,000. „ Ví dụ này cho thấy, mặc dù công ty có lợi nhuận nhưng tiền thì lại giảm đi. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 27 Thay đổi trong đẳng thức kế toán „ Đẳng thức kế toán có thể được sắp xếp lại: Tiền = Nợ phải trả + Vốn CSH – Tài sản phi tiền tệ hoặc ∆Tiền = ∆Nợ phải trả + ∆Vốn CSH – ∆Τài sản phi tiền tệ Bất cứ thay đổi nào (∆) trong các khoản mục phi tiền tệ (nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, hoặc tài sản) phải đi kèm với thay đổi trong tiền mặt để giữ cho đẳng thức cân bằng. „ Nếu một khoản mục phi tiền tệ thay đổi, ảnh hưởng của nó đến tiền mặt như thế nào? 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 28
  15. Thay đổi trong đẳng thức kế toán „ Báo báo ngân lưu quan tâm đến những thay đổi của các tài khoản phi tiền tệ như là phương cách giải thích thế nào và tại sao số dư tiền mặt thay đổi trong suốt kỳ kế toán. Thay đổi trong tiền mặt = Thay đổi trong tất cả các tài khoản phi tiền tệ hoặc Điều gì xảy ra cho tiền = Tại sao nó xảy ra 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 29 Tính toán dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh „ Thu từ khách hàng là dòng thu lớn nhất từ hoạt động kinh doanh. „ Chi mua hàng và chi phí kinh doanh là dòng chi lớn nhất từ hoạt động kinh doanh. „ Dòng thu trừ (-) dòng chi từ kinh doanh là dòng ngân lưu ròng đã được tạo ra (hoặc đã bị sử dụng) bởi hoạt động kinh doanh. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 30
  16. Từ số tiền trên báo cáo thu nhập dẫn đến các khoản mục ngân lưu „ Các kế toán viên thường tính các khoản mục ngân lưu từ các khoản mục trên báo cáo thu nhập. „ Có nhiều kế toán viên sử dụng bảng cân đối kế toán cùng với kinh nghiệm hiểu biết và thông tin bổ sung để xác định những thay đổi trên bảng cân đối kế toán và tính các khoản mục ngân lưu. „ Tuy nhiên, đa phần các hệ thống kế toán doanh nghiệp không có khả năng cung cấp thông tin chi tiết để thực hiện theo cách này. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 31 Từ số tiền trên báo cáo thu nhập dẫn đến các khoản mục ngân lưu „ Trong ví dụ chúng ta, $180,000 được thu từ khách hàng. Số tiền đó được xác định như sau: Doanh thu $200,000 (+) Khoản phải thu đầu kỳ 25,000 Khoản phải thu có thể $225,000 (-) Khoản phải thu cuối kỳ 45,000 Số tiền thực thu trong kỳ $180,000 === hoặc Doanh thu $200,000 Giảm (tăng) trong khoản phải thu (20,000) Số tiền thực thu trong kỳ $180,000 === „ Nhớ rằng tăng khoản phải thu nghĩa là Doanh thu > Thu tiền. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 32
  17. Từ số tiền trên báo cáo thu nhập dẫn đến các khoản mục ngân lưu „ Chênh lệch giữa giá vốn hàng bán và số tiền đã trả cho người bán có thể xác định bằng cách nhìn vào hàng tồn kho và khoản phải trả. Tồn kho cuối kỳ $100,000 (+) Giá vốn hàng bán (trị giá hàng đã bán) 100,000 Hàng hoá cần phải có trong kỳ $200,000 (-) Tồn kho đầu kỳ (60,000) Trị giá hàng mua trong kỳ $140,000 === Khoản phải trả đầu kỳ $ 6,000 (+) Trị giá hàng mua trong kỳ 140,000 Tổng số tiền phải trả $146,000 (-) Khoản phải trả cuối kỳ (74,000) Số tiền đã trả cho người bán $ 72,000 === 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 33 Từ số tiền trên báo cáo thu nhập dẫn đến các khoản mục ngân lưu „ Những tính toán trong bản (slide) trước về số tiền đã trả, có thể được tóm tắt như sau: Giá vốn hàng bán $100,000 Tăng (giảm) trong hàng tồn kho 40,000 Giảm (tăng) trong khoản phải trả (68,000) Số tiền đã trả $ 72,000 === 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 34
  18. Từ số tiền trên báo cáo thu nhập dẫn đến các khoản mục ngân lưu „ Số tiền đã chi trả lương có thể được xác định bởi chi phí lương phát sinh và nợ lương phải trả. Lương phải trả đầu kỳ $ 4,000 (+) Chi phí lương phát sinh trong kỳ 36,000 Tổng lương phải trả $ 40,000 (-) Lương phải trả cuối kỳ (25,000) Số tiền đã chi trả lương $ 15,000 === hoặc Chi phí lương phát sinh trong kỳ $ 36,000 Giảm (tăng) trong lương phải trả (21,000) Số tiền đã chi trả lương $ 15,000 === 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 35 Từ số tiền trên báo cáo thu nhập dẫn đến các khoản mục ngân lưu „ Lưu ý rằng trong ví dụ này cả lãi vay phải trả và thuế thu nhập phải trả đều có số dư bằng không (zero) ở đầu kỳ và cuối kỳ. „ Điều này có nghĩa là tổng chi phí lãi vay và thuế thu nhập đã phát sinh và đã trả, nên dòng ngân lưu chính bằng với các chi phí, đó là $4,000 trả lãi vay và $20,000 trả thuế. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 36
  19. So sánh báo cáo thu nhập và báo cáo ngân lưu „ Hầu như doanh thu và chi phí được ghi nhận theo phương pháp thực tế phát sinh đều có mối quan hệ với các tài khoản tài sản một cách tất nhiên. „ Các tác động tiền mặt lên các tài khoản thuộc báo cáo thu nhập được điều hoà (cân bằng) bởi những tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán có liên quan với chúng. „ Cách tiếp cận bảng cân đối kế toán là dựa trên lợi nhuận ròng thực tế phát sinh với những thay đổi trong các tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 37 So sánh báo cáo thu nhập và báo cáo ngân lưu „ Tóm tắt cách tiếp cận bảng cân đối kế toán: Trừ số tăng Thay đổi trong hoặc Tài sản phi tiền tệ Cộng số giảm Số tiền trên Tác động Số tiền trên Báo cáo thu nhập ngược chiều Báo cáo ngân lưu Thay đổi trong Cộng số tăng Nợ phải trả hoặc Trừ số giảm 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 38
  20. So sánh báo cáo thu nhập và báo cáo ngân lưu „ Luôn nhớ rằng, dù cộng hay trừ một khoản tăng hoặc giảm, bất cứ sự thay đổi nào trong tài khoản tài sản phi tiền tệ, nợ phải trả, hoặc vốn chủ sở hữu đều phải kèm theo một sự thay đổi trong tiền mặt để giữ tính cân bằng trong đẳng thức kế toán. ∆Tiền mặt = ∆Nợ phải trả + ∆Vốn chủ sở hữu – ∆Tài sản phi tiền tệ 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 39 So sánh báo cáo thu nhập và báo cáo ngân lưu „ Các điều chỉnh phổ biến để chuyển số tiền trên báo cáo thu nhập thành các khoản mục ngân lưu: Báo cáo thu nhập Tài sản phi tiền tệ Nợ phải trả Doanh thu Khoản phải thu Doanh thu nhận trước Giá vốn hàng bán Hàng mua trong kỳ Khoản phải trả Chi phí lương Lương trả trước Lương phải trả Chi phí thuê ngoài Tiền thuê trả trước Tiền thuê phải trả Chi phí bảo hiểm Bảo hiểm trả trước Bảo hiểm phải trả Chi phí khấu hao Tài sản cố định Chi phí khấu trừ Tài sản vô hình 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 40
  21. Tính toán ngân lưu từ hoạt động đầu tư và tài chính „ Ngân lưu từ hoạt động đầu tư – Chi mua sắm tài sản và thu do bán thanh lý các tài sản cố định „ Ngân lưu từ hoạt động tài chính – Thu do vay nợ hoặc phát hành cổ phiếu, và chi trả nợ vay hoặc trả vốn cho cổ đông. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 41 Tính toán ngân lưu từ hoạt động đầu tư và tài chính „ Ý tưởng chính của hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính là tình hình đầu tư vào các tài sản cố định; tình hình huy động vốn và việc chi trả vốn. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 42
  22. Tính toán ngân lưu từ hoạt động đầu tư và tài chính „ Phân tích các khoản mục trên bảng cân đối kế toán cho hoạt động đầu tư và tài chính: „ Tăng tiền mặt trực tiếp (dòng vào) từ: 9Tăng nợ vay hoặc tăng huy động vốn chủ sở hữu 9Giảm trong tài sản phi tiền tệ „ Giảm tiền mặt trực tiếp (dòng ra) từ: 9Giảm nợ vay hoặc giảm vốn chủ sở hữu 9Tăng trong tài sản phi tiền tệ 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 43 Tính toán ngân lưu từ hoạt động đầu tư và tài chính „ Thay đổi trong tài sản cố định thường là: „ Mua tài sản cố định „ Bán thanh lý tài sản cố định „ Chi phí khấu hao Thay đổi ròng = Mua - Bán - Khấu hao 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 44
  23. Tính toán ngân lưu từ hoạt động đầu tư và tài chính „ Thay đổi trong vốn chủ sở hữu thường là: „ Phát hành cổ phiếu mới „ Lợi nhuận ròng „ Cổ tức Thay đổi ròng = Phát hành mới + Lãi ròng – Cổ tức 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 45 Các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính không bằng tiền mặt „ Khoản mục phi tiền tệ thì không ảnh hưởng đến tiền, nên chúng không xuất hiện trong báo cáo ngân lưu. „ Nhưng người đọc vẫn muốn biết các thông tin này. „ Nên những khoản mục như vậy sẽ được trình bày riêng, kèm theo bên dưới báo cáo ngân lưu. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 46
  24. Khó khăn cho dòng ngân lưu âm „ Mặc dù các nhà đầu tư (cổ đông, chủ sở hữu) quan tâm đến Lợi nhuận ròng, nhưng con số đó không nói lên được những gì đang xảy ra bên trong công ty. „ Một vài công ty có lợi nhuận cao nhưng có nguồn gốc từ việc bán thanh lý tài sản. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 47 Lập báo cáo ngân lưu – Phương pháp gián tiếp „ Để tính ngân lưu từ hoạt động kinh doanh, ngoài phương pháp trực tiếp chúng ta còn có phương pháp gián tiếp. „ Phương pháp gián tiếp tỏ ra tốt hơn trong việc đánh giá chất lượng lợi nhuận. „ Phương pháp gián tiếp điều chỉnh lợi nhuận ròng để tính ra dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 48
  25. Điều chỉnh lợi nhuận ròng để tính ra dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh „ Phương pháp gián tiếp bắt đầu với lợi nhuận ròng. „ Cộng vào và trừ ra các thay đổi trong tài khoản tài sản và nợ phải trả (những khoản mục làm cho lợi nhuận ròng và ngân lưu ròng khác nhau). „ Nếu một công ty sử dụng phương pháp trực tiếp, FASB yêu cầu cần sử dụng thêm phương pháp gián tiếp. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 49 Điều chỉnh lợi nhuận ròng để tính ra dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh „ Các khoản mục điều chỉnh bao gồm: „ Khấu hao được cộng trở lại lợi nhuận ròng bởi vì nó làm giảm lợi nhuận trên báo cáo thu nhập, nhưng không có thực chi tiền. „ Tăng trong tài sản lưu động (phi tiền tệ) thì làm giảm tiền từ hoạt động kinh doanh, nên tăng thì được điều chỉnh bằng cách trừ đi khỏi lợi nhuận ròng. „ Giảm trong tài sản lưu động (phi tiền tệ) thì làm tăng tiền từ hoạt động kinh doanh, nên giảm thì được điều chỉnh bằng cách cộng trở lại lợi nhuận ròng. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 50
  26. Điều chỉnh lợi nhuận ròng để tính ra dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh „ Các khoản mục điều chỉnh bao gồm (tiếp): „ Tăng trong nợ phải trả thì làm tăng tiền từ hoạt động kinh doanh, nên tăng thì được điều chỉnh bằng cách cộng vào lợi nhuận ròng. „ Giảm trong nợ phải trả thì làm giảm tiền từ hoạt động kinh doanh, nên giảm thì được điều chỉnh bằng cách trừ đi khỏi lợi nhuận ròng. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 51 Điều chỉnh lợi nhuận ròng để tính ra dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh „ Nguyên tắc chung của việc cộng vào và trừ ra để điều chỉnh lợi nhuận ròng theo phương pháp gián tiếp cũng giống như điều chỉnh từng dòng trên báo cáo thu nhập theo phương pháp trực tiếp đã nghiên cứu trước. „ Hãy nhớ đẳng thức: ∆Tiền mặt = ∆Nợ phải trả + ∆Vốn chủ sở hữu – ∆Tài sản phi tiền tệ 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 52
  27. Điều chỉnh lợi nhuận ròng để tính ra dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh „ Tính ngân lưu từ hoạt động kinh doanh cho công ty Đồng Xuân: Lợi nhuận ròng $23 Các điều chỉnh từ lợi nhuận ròng để tính dòng ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh „ Khấu hao $ 17 „ Tăng trong khoản phải thu (20) „ Tăng trong hàng tồn kho (40) „ Tăng trong khoản phải trả 68 „ Tăng trong lương phải trả 21 ¾ Tác động ròng (tăng và giảm) 46 Ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh $ 69 === 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 53 Điều chỉnh lợi nhuận ròng để tính ra dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh „ Như đã thảo luận trước, khấu hao là khoản phân bổ chi phí lịch sử cho các kỳ kế toán. „ Khấu hao không phải là dòng chi tiền, mà là một chi phí không bằng tiền mặt. „ Khấu hao được cộng trở lại lợi nhuận ròng để tính ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh, đơn giản là vì nó đã bị trừ đi khi tính lợi nhuận ròng trên báo cáo thu nhập. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 54
  28. Các khoản điều chỉnh Cộng các khoản lỗ (hay chi phí) không bằng tiền mặt Khấu hao Khấu giảm tài sản hao mòn (quặng, mỏ) Khấu trừ tài sản vô hình Khoản lỗ ngoài hoạt động kinh doanh Khoản giảm giá chứng khoán đầu tư (ghi nhận khoản lỗ) Trừ các khoản lãi (hay doanh thu) không bằng tiền mặt Khoản lãi ngoài hoạt động kinh doanh Khoản tăng giá chứng khoán đầu tư (ghi nhận khoản lãi) Điều chỉnh thay đổi trong tài sản lưu động và nợ ngắn hạn (có thể gọi chung là vốn lưu động) có liên quan đến hoạt động kinh doanh Thay đổi trong tài sản lưu động Thay đổi trong nợ ngắn hạn # Trừ khoản tăng @ Cộng khoản tăng # Cộng khoản giảm @ Trừ khoản giảm 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 55 Các khoản điều chỉnh „ Lãi (lỗ) ngoài hoạt động kinh doanh không thuộc các hoạt động chính của doanh nghiệp nhưng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. „ Lãi (lỗ) phải được trừ đi (cộng lại) trong lợi nhuận ròng vì chúng sẽ được ghi nhận vào các hoạt động còn lại (hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính) „ Lãi (lỗ) này được phản ảnh trong các hoạt động khác (đầu tư hay tài chính) nên chúng phải được điều chỉnh ở đây để tránh việc ghi trùng lắp (hai lần) trên cùng một báo cáo ngân lưu. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 56
  29. Các khoản điều chỉnh Công ty Đông Dương bán một phần đất trị giá $50,000 thu tiền mặt. Giá gốc của phần đất là $75,000. Lỗ $25,000. Khoản lỗ này ảnh hưởng thế nào đến dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo ngân lưu? 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 57 Các khoản điều chỉnh „ Lợi nhuận ròng đã bao gồm khoản lỗ $25,000. Ngân lưu vào là $50,000, nhưng nó không thuộc hoạt động kinh doanh. „ Ngân lưu $50,000 sẽ nằm ở mục ngân lưu từ hoạt động đầu tư (bán thanh lý tài sản cố định). „ Khoản lỗ $25,000 được cộng trở lại lợi nhuận ròng để điều chỉnh, nhằm tránh việc ghi hai lần cho một khoản mục trên báo cáo ngân lưu. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 58
  30. Thảo luận thêm về báo cáo ngân lưu „ Hai khoản mục thường xuất hiện trên báo cáo ngân lưu: „ Lãi hoặc lỗ do bán tài sản cố định „ Lãi lỗ do thanh toán nợ trước hạn 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 59 Lãi lỗ do bán tài sản cố định „ Như đã thảo luận, khoản lãi (hoặc lỗ) này phải được trừ đi (hoặc cộng vào) lợi nhuận ròng để điều chỉnh ngân lưu từ hoạt động kinh doanh. „ Chúng không phải là hoạt động kinh doanh, mà lại gồm vào trong lợi nhuận ròng, nên chúng phải được trừ ra. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 60
  31. Lãi hoặc lỗ do thanh toán nợ trước hạn „ Vay nợ và trả nợ là hoạt động tài chính. Nhưng khoản lãi (lỗ) của chúng (do thanh toán sớm) lại được thể hiện vào lợi nhuận ròng. „ Khoản lãi (lỗ) này cũng được điều chỉnh giống như lãi (lỗ) do bán tài sản cố định trên đây. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 61 Vận dụng tài khoản chữ T để lập báo cáo ngân lưu „ Để chuẩn bị báo cáo ngân lưu, phương pháp vận dụng tài khoản chữ T có lẽ là dễ dàng hơn cả. „ Vận dụng tài khoản chữ T là một trong những cách đơn giản nhất để đảm bảo rằng các hoạt động tương ứng được xác định. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 62
  32. Vận dụng tài khoản chữ T để lập báo cáo ngân lưu „ Vận dụng tài khoản chữ T là cách thể hiện khác của phương pháp đẳng thức kế toán. „ Một kỹ thuật giúp xác định ngân lưu từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. „ Phương pháp này một lần nữa quan tâm đến sự thay đổi trong tài khoản tài sản để giải thích nguyên nhân thay đổi trong tiền mặt. 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 63 Lập báo cáo ngân lưu giống như ăn ớt vậy, cay nhưng ngon! Trừ ! Cộng! Cộng !! Trừ !! 02/10/2003 Horngren/Metrejean/TanBinh 64