Đề thi nghiệp vụ Tín dụng ở Liên việt bank

doc 6 trang nguyendu 6560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi nghiệp vụ Tín dụng ở Liên việt bank", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_nghiep_vu_tin_dung_o_lien_viet_bank.doc

Nội dung text: Đề thi nghiệp vụ Tín dụng ở Liên việt bank

  1. I.đề thi nghiệp vụ tín dụng liên việt bank. Câu 1: Các NHTM đc xếp hạng thêo PP (tiêu chí) Camels, hãy nêu nội dung những tiêu chí này. Câu2: Rủi ro tín dụng là gi? Phân tích các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng Câu 3 Khi tính toán số tiền cho DN vay, CBTD xác định đc tổng nhu cầu vay vốn lưu động hợp lý kỳ này của DN là 2 tỷ (DN chỉ vay 1 ngân hàng) tuy nhiên tài sản có thể thế chấp của DN chỉ có giá trị 1,8 tỷ. Là CBTD nên giải quyết ntn? (đưa ra 1 vài phương án) Tài sản Số dư Lãi suất Nguồn vốn Số dư Lãi suất Nguồn quỹ 180 1% Nguồn trả lãi 1200 8% Tín dụng 1000 12% Nguồn khác Tài sản khác 120 0 Giả sử thu khác - thu khác = -5, thuế suất thuế thu nhập DN là 28%, nợ xấu dừng thu lãi chiếm 6%, dư nợ dự phòng phải trích trong kỳ là 2. Hãy tính ROA 1-CAMEL C = Capital (vốn) A = Assets (tài sản) M = Management (trình độ quản lý) E = Earning (lợi nhuận) L = Liquidity (tính lỏng) 2-Rủi ro tín dụng: Định nghĩa chung:Khả năng xảy ra do khách hàng không thực hiện trả nợ theo các điều khoản đã thỏa thuận trong HĐTD. - Rủi ro tín dụng luôn tiềm ẩn trong các quá trình trước, trong và sau khi cho vay. Xem xét thực trạng rủi ro tín dụng ta xét trên tỷ trọng nợ quá hạn cao hay thấp, ngoài ra họ còn phân ra tỷ trọng nợ quá hạn theo thời gian như dưới 6 tháng, 1 năm, trên 1 năm, khó đòi, không thể đòi Thường thường trong ngân hàng họ thường phân ra loại nợ loại 1, 2, 3 hoặc A, B, C Các tỷ trọng này càng cao thì khả năng bảo toàn vốn của NH càng thấp. 3. Nhu cầu vay là 2 tỷ nhưng tài sản thế chấp chỉ là 1.8 tỷ. Thông thường các ngân hàng chỉ cho vay vào khoảng 70% giá trị tài sản thế chấp. Tuy nhiên câu hỏi không nói đến đó là tài sản gì vì mức khống chế cho vay tùy vào từng loại tài sản thế chấp Giả dụ ta lấy theo ví dụ trên thì tối đa khách hàng có thể vay ngân hàng một khoản tiền là 1.8tỷ * 70% = 1.26tỷ Một vài phương án: - Sử dụng bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh vay vốn - Xin vay theo một hạn mức theo khả năng trả nợ chứ không vay 1 cục - Thế chấp tài sản khác như trái phiếu, cổ phiếu Câu 4: ROA = Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản Tổng tài sản = 1200 Lợi nhuận ròng = Thu - Chi Lãi từ nghiệp vụ Quỹ: 180 x 1% = 1.8 Nợ xấu dừng lãi 6% => 1000 x 6% = 60 Dư nợ dự phòng = 2 => Lãi từ tín dụng = (1000 - 60 -2) x 12% = 112.56 Thu khác - chi khác = -5
  2. Túm lại: Tổng thu = 1.8+112.56-5= 109.36 Tổng chi = 1200 x 8% = 96 => EBT = 109.36-96 = 13.36 Thuế = 13.36*28% = 3.7408 => Lợi nhuận ròng = 13.36-3.7408 = 9.6192 = ROA = 9.6192/1200= 0.8016% => Nói chung sau khi sửa vẫn không tốt lắm hehe II.Đề thi vị trí giao dịch viên của ngân hàng liên việt. I - Lý thuyết 1- Hãy trình bày chế độ kế toán hiện hành của chứng khoán sẵn sàng bán ra? 2- Trong giao dịch thư điện tử, vì sao chỉ có lệnh huỷ nợ chứ không có lệnh huỷ có? 3 - Hãy kể những nghiệp vụ chuyển tiền liên ngân hàng đang được sử dụng hiện nay? II - Bài Tập Bài 1: Một khoản vay 1 tháng, số tiền 200 triệu được ngân hàng giải ngân bằng tiền mặt ngày 10/6/N với lãi suất 1,2%/tháng. Gốc và lãi trả cuối kỳ. Tài sản đảm bảo trị giá 250 triệu.Ngày 10/7/N, khách hàng đến trải lãi và gốc vay. Biết rằng ngân hàng hoạch toán dự thu, dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng và đầu ngày cuối kỳ của tài sản tài chính. Lãi suất quy định cho một khoảng thời gian đúng 30 ngày. Ngân hàng tính lập dự phòng rủi ro phải thu khó đòi vào ngày 5 hang tháng cho các khoản nợ tính đến cuối tháng trước, kế toán hoàn nhập dự phòng ngay sau khi kết thúc hợp đồng vay. Hãy trình bảy các bút toán liên quan đến khoản vay này (bỏ qua bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí để XĐKQKD) Bài 2: Cho biết tình hình TS và Nguồn vốn của NHTM X vào đầu kỳ như sau: - Phát hành GTCG: 1.400tỷ - Cho vay: 9.800tỷ - Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư: 350tỷ - Chứng khoán đầu tư: 420tỷ - Tiền gửi của TCTDkhác: 1.120tỷ - TSCĐ và TS khác: 2100 tỷ - Vốn và quỹ: 1.610tỷ - Tiền mặt: 980 tỷ - Tiền gửi của khách hàng: 9.520tỷ - Tiền gửi tại TCTD và CKCP ngắn hạn: 700tỷ Trong kỳ các nghiệp vụ đã phát sinh: 1. Thu hồi lãi vay 1.176 tỷ, trong đó 700tỷ tiền mặt, còn lại qua tài khoản tiền gửi của khách hàng 2. Thu lãi đầu tư chứng khoán 42 tỷ qua tiền gửi tại TCTD khác 3. Trả lãi tiền gửi của khách hàng 666,4tỷ bằng tiền mặt 4. Thu khác bằng tiền mặt 21 tỷ. Chi phí khác bằng tiền mặt 7 tỷ 5. Trả lương cho nhân viên ngân hàng 252 tỷ qua TK tiền gửi. Trong kỳ các nhân viên NH đã rút tiền mặt 210tỷ 6. Thanh toán tiền lãi GTCG do NH đã phát hành 105 tỷ đồng Yêu cầu: - Lập bảng CĐKT đầu kỳ - Xử lý và hoạch toán các nghiệp vụ nêu trên vào TK thích hợp - Lập bảng CĐKT cuối kỳ
  3. III.Đề thi tuyển Tín Dụng Eximbank 05/11/2008 Câu 1. Khi thẩn định một khách hàng cá nhân thì điều kiện nào là quan trọng nhất. Câu 2. Phát hành L/C có phải là hình thức cho vay hay không? Hãy giải thích và chứng minh! 1.Hai nhóm điều kiện xét duyệt khi thẩm định khách hàng vay cá nhân : *Các điều kiện có yếu tố định lượng : - Hồ sơ pháp lý - Mục đích vay, thời gian vay, lãi suất cho vay. - Nguồn trả nợ ( khả năng trả nợ). - Tài sản đảm bảo cho khoản vay. -> Đối với các nước thì nguồn trả nợ được đánh giá cao hơn là tài sản đảm bảo, nhưng tại Việt Nam các NH TM làm ngược lại. * Các điều kiện có yếu tố định tính : - Thiện chí trả nợ của khách hàng. - Mức độ trung thực của khách hàng khi tiến hành thủ tục vay vốn. - Khả năng trả nợ bổ sung của khách hàng ( có thể có nguồn thu khác để trả nợ nhưng không chứng minh được) =>Riêng tại Exim , mình nghĩ câu trả lời là khả năng trả nợ là điều quan trọng nhất khi xét duyệt cho vay KH cá nhân. 2.Phát hành LC ( Letter of Credit) gồm 02 loại : Phát hành LC trả ngay và LC trả chậm.Để được Ngân hàng phát hành mở LC , thông thường KH phải ký quỹ 1 phần giá trị LC trước ( thường 10-20%): - Đối với LC trả ngay: Tùy theo thỏa thuận ban đầu trước khi Ngân hàng mở LC , đối với phần giá trị còn lại của LC, khi bộ chứng từ về thì KH sẽ nộp tiền vào hoặc Ngân hàng sẽ cho vay để thanh toán cho nước ngoài. Trong trường hợp KH phải nộp tiền vào để thanh toán LC bằng 100% vốn tự có mà KH lại không có khả năng thì Ngân hàng sẽ cho KH vay bắt buộc đế thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài. - Đối với LC trả chậm: Cũng theo thỏa thuận ban đầu trước khi Ngân hàng mở LC , đối với phần giá trị còn lại của LC , khi LC trả chậm đến hạn thanh toán thì KH sẽ nộp tiền vào hoặc Ngân hàng sẽ cho vay để thanh toán cho nước ngoài. Trong trường hợp KH phải nộp tiền vào để thanh toán LC bằng 100% vốn tự có mà KH lại không có khả năng thì Ngân hàng cũng sẽ cho KH vay bắt buộc đế thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài. Ta có thể thấy rằng , dù trong trường hợp nào , Ngân hàng cũng đều phải thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài đúng hạn ( nếu không sẽ mất uy tín trong khâu thanh toán)- > điều này chứng tỏ rằng trước khi mở LC , ngân hàng cũng đều đã tính đến tính huống xấu nhất là sẽ cho KH vay bắt buộc ( LS cho vay bắt buộc = 150% LS cho vay thông thường và tài sản đảm bảo cho khoản vay sẽ là trị giá LC của lô hàng nhập khẩu) để thanh toán cho Ngân hàng nước ngoài. Như vậy , LC ( Letter of Credit ) cũng là một hình thức cho vay tại các tổ chức tín dụng.boxing CÂu 1: + Thẩm định khách hàng cá nhân (có thế chấp) thì tập trung chủ yếu THEO THỨ TỰ 1. Mục đích vay và kế hoạch sử dụng vốn vay 2. Khả năng trả nợ từ cá nguồn thu nhập kê khai
  4. 3. Uy tín hoặc lịch sử tín dụng 4. Tài sản đảm bảo + Thẩm định khách hàng cá nhân tín chấp: Tập trung 1. Uy tín đơn vị công tác 2. Sự thành thật của khách hàng ngay khi làm thủ tục vay 3. Lối sống, gia đình 3. Điều tra bên ngoài (nếu có) thông qua trung tâm điều tra tín dụng 4. Hên xui CÂu 2: Câu này tụi Exim cho để gài bẩy các ứng viên nào chưa rành nghiệp vụ tín dụng Phát hành LC là cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh thanh toán nước ngoài cho nên sẽ phát sinh 2 nghiệp vụ: Bảo lãnh thanh toán và vay (nếu có) -> Ngân hàng sẽ phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh từ khi mở LC cho đến khi đến hạn thanh toán LC (Ngân hàng phải nhập ngoại bảng theo dõi cho loại tài sản này) -> Ngân hàng sẽ cho vay (là hình thức cấp tín dụng) trong các trường hợp + Bên nhập khẩu không đủ nguồn vốn tự có (ký quỹ 1 phần) phần còn lại thanh toán bằng hạn mức tín dụng tại ngân hàng đó cấp + Hoặc: Khách hàng đến hạn nộp tiền thanh toán LC mà trong tài khoản không có tiền, Ngân hàng phải cho vay bắt buộc theo lãi suất quá hạn 150% ls trong hạn + Khi mở LC, Khách hàng không có tiền nên vay để ký quỹ LC phần còn lại sẽ thanh toán bằng nguồn vốn tự có hoặc bằng hạn mức tín dụng/bảo lãnh được cấp => bên ngân hàng phải có nhiệm vụ thẩm định tài chính và tư cách khách hàng để trình cấp tín dụng trước khi khách hàng mở LC trong trường hợp muốn vay vốn hoặc không có khả năng thanh toán đến hạn phải cho vay bắt buộc Theo mình nghĩ: Về bản chất L/C là cam kết của NH thanh toán cho người bán thông qua NH của người bán sau khi bên bán đã hoàn tất nghĩa vụ giao hàng của mình và gửi bộ chứng từ cho bên mua hoặc NH hàng bên mua (NH mở L/C). Nên lúc này nghĩa vụ thanh toán đối với bên bán là thuộc về NH. Để phát hành 1 L/C theo yêu cầu của người mua thì NH sẽ xét đến việc nguời mua có đủ tiền để thanh toán lô hàng của họ ko. Có 2 trường hợp: - Người mua chuyển 100% tiền của mình để ký qũy thanh toán lô hàng. - Người mua không đủ tiền (hoặc không có tiền thanh toán) và được NH đồng ý cho vay để thanh toán thì lúc này mình nghĩ mới là hình thức cho vay. (Chứ ko phụ thuộc L/C là loại L/C gì) Riêng về phần này thì thường trong bộ chứng từ của lô hàng, nhất là trong B/L mục Consignee's name là To oder Bank (tên NH phát hành LC) và lúc này người mua muốn nhận bộ chứng từ để làm các thủ tục nhập hàng thì phải hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc thanh toán tiền hàng với NH phát hành để NH phát hành ký hậu vào B/L mới có thể tiến hành làm thủ tục nhận hàng. Đề 4. 1. Người như thế nào là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự? 2. Thế nào là tín dụng? Tôi mượn bạn tôi 100.000 đồng để sử dụng, một tháng sau trả lại thì có gọi là hoạt động tín dụng không? 3. Thế nào là cổ đông chiến lược, lượng vốn góp vào tổ chức bao nhiều phần trăm vốn
  5. điều lệ thì được gọi là cổ đông chiến lược? 4. Qui trình tín dụng như thế nào? 5. Khi xem xét hồ sơ tài chính của khách hàng doanh nghiệp, cần có những báo cáo nào. Vì sao? 6. Yếu tố cần thiết của cán bộ tín dụng là gì? 7. Bạn biết thế nào là "vết ố cà phê" trong hoạt động quan hệ khách hàng? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh của doanh nghiệp? 8. Các đối tượng không được cho vay và hạn chế cho vay? Đề 5: Còn về phần phỏng vấn thì theo kinh nghiệm của mình thường có các câu như zầy, bạn xem tham khảo nhé: - Tự giới thiệu về bản thân? - Tại sao bạn thích làm Ngân Hàng A? - Bạn có những hiểu biết gì về Ngân Hàng A? - Tại sao bạn thích làm ở vị trí (vị trí mà bạn xin vào)? - Bạn muốn Ngân hàng trả cho bạn mức lương bao nhiêu? Nếu Ngân hàng chỉ trả cho bạn mức lương thấp ko như mong muốn của bạn, bạn có chấp nhận làm ko? Nếu Ngân Hàng mở phòng giao dịch ở rất xa, và đang thiếu người bạn có chấp nhận đi ko? - Bạn nghĩ 5 hoặc 10 năm nữa bạn sẽ ở vị trí nào? - Theo bạn thì điểm yếu và điểm mạnh của mình là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến công việc của bạn? - Nếu là một nhân viên của Ngân Hàng, bạn sẽ làm thế nào để thuyết phục khách hàng đến với Ngân Hàng của bạn? Mình giúp hết sức rùi đấy. Mong bạn thành công!!! thi vô ACB : ( nguồn : caohockinhte.info) 1. Thi anh văn 2. Thi IQ 3. thi nghiệp vụ: Tín dụng, Thanh toán quốc tế, kho Quỹ 4. Phản xạ nhanh Riêng thi tín dụng: bạn nên đọc các tài liệu như: + QUY CHẾ CHO VAY 1624 của NHNN, các tỷ lệ cho vay, hạn chế cho vay, + QUy định về đăng ký giao dịch đảm bảo + Luật tổ chức tín dụng và sửa đổi: + Quy định về phân loại nhóm nợ trích dự phòng rủi ro tín dụng
  6. + Phân tích tài chính doanh nghiệp: các chỉ số + Luật doanh nghiệp và luật dân sự bạn nắm kỹ các kiến thức tài chính tín dụng là Ok ngoài ra nếu bạn đủ điểm thì bạn sẽ được thi vòng phẩn vấn nữa, tùy bạn thi vào khối nào Chẳng hạn Tín dụng có nhiều khối: + Khối khách hàng doanh nghiệp + Khối khách hàng cá nhân + Khối quản lý tín dụng + Khối phát triển sản phẩm cá nhân hoặc doanh nghiệp hôm nọ mình thi tuyển vô Techcombank. Đề thi ko khó but dài kinh khủng, làm trong 60p, kết quả là mình out vì chả làm được câu nào. Vì đã ko chuẩn bị gì trước đó. Đại loại như là có 4 phần thi: IQ: tính vận tốc, tính số nhanh ; thi EQ: các bài tập tình huống và bắt mình đưa ra cách xử lý tình huống: đại loại như là có 1 ông già chở 1 đứa cháu đi xe oto FIAT, vào tuyến đường ngược chiều, đụng phải bạn thì bạn xử trí thế nào? nói chung là nhiều tình huống lắm mà theo mình nghĩ thì phải đi làm có kinh nghiệm thì mới có thể đưa ra cách xử trí thông minh nhất. Phần thi nghiệp vụ Ngân hàng thì hỏi mấy câu về Kế toàn dồn tích, EPS,điểm hòa vốn, lãi gộp (chả nhớ gì nữa), có thêm phần quản trị hay hoạch định gì đó nữa. Phần cuối có thêm câu hỏi về Luật doanh nghiệp của cty cổ phần như là: Theo luật doanh nghiệp 2005, thì Tổng GD Cty CP có bắt buộc là thành viên HDQT ko hay HDQT họp tối thiểu là 6 tháng, 1 năm hay 1 quý. Mình chỉ nhớ sơ sơ như thế thôi. Mình có nộp hồ sơ cả bên Viet A, Vietbank, BIDV, Kiên Long và PG bank but chỉ có PG bank là đậu vòng thi tuyển đầu vào còn mình bị out vòng phỏng vấn. Nhắc đến việc này lại thấy buồn vì rõ ràng PG bank đăng tuyển Giao dịch viên Thẻ, mình thể hiện sự đam mê và am hiểu về Thẻ của NH but cuối cùng thì họ lại bảo là hiện ko cần GDV Thẻ. Thế là mình phải về mặc dù đã thi đậu vòng 1. Chúc cho bạn nào sắp thi vô Ngân hàng sẽ luôn gặp may mắn. Khi xét duyệt các khoản vay, Ngân hàng phải thẩm định đơn xin vay vốn của khách hàng. Để làm việc này, nhiều Ngân hàng sử dụng một số chỉ tiêu để đánh giá 5 C tín dụng đó là: Năng lực (Capacity), Vốn (Capital), Thế chấp (Collateral), Uy tín (Character) và các điều kiện khác (Conditions).