Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chuong VII: Thanh toán không kèm chứng từ

pdf 43 trang nguyendu 4280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chuong VII: Thanh toán không kèm chứng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_vii_thanh_toan.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chuong VII: Thanh toán không kèm chứng từ

  1. Nhóm TTQT 2011 Chuong VII. THANH TOÁN KHÔNG KÈM CHỨNG TỪ A. CHUYỂN TIỀN VÀ GHI SỔ 1. -Khái niệm chuyển tiền: là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định trong một thời gian nhất định v bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng đề ra. -Phân loại: +Chuyển tiền bằng điện +Chuyển tiền bằng thư +Hiện nay có chuyển tiền bằng SWIFT -Quy trình thanh toán: +Xuất khẩu giao hàng và chứng từ +NK kiểm tra chứng từ,thấy hợp lệ thì ra lệnh cho ngân hàng của mình chuyển tiền cho XK +NH của NK chuyển tiền sang NH đại lý ở nước ngoài để trả cho XK +NH đại lý trả tiền cho XK 2. -Khái niệm phương thức ghi sổ: Phương thức này được thực hiện bằng cách người bán mở một tài khoản ghi nợ bên mua từ việc cung cấp hàng hoá đến cung ứng dịch vụ mà 2 bên sẽ thoả thuận theo định kỳ (quý, năm) người mua sẽ dùng phương thức chuyển tiền trả tiền cho người bán. -Quy trình: + Thực hiện nghĩa vụ và mở TK ghi sổ +Yêu cầu chuyển tiền để thanh toán theo định kỳ +Báo nợ TK của người được ghi sổ +Phát lệnh chuyển tiền cho NH đại lý +Báo nợ TK ngân hàng chuyển tiền +Báo có TK người hưởng lợi 3. Cocghe266 Page 1
  2. Nhóm TTQT 2011 -Ưu điểm của chuyển tiền: thủ tục đơn giản,thanh toán nhanh gọn,thuận tiện. -Nhược điểm:Rủi ro với cả 2 bên XK và NK: +Bên XK: giao hàng và chứng từ xong có thể ko được bên NK chuyển tiền thanh toán. +Bên NK: chuyển tiền xong mà bên XK giao hàng chậm,thiếu về số lượng hoặc kém về chất lượng. -Trường hợp áp dụng: +2 bên hoàn toàn tin cậy vào nhau. +Khi phương thức chuyển tiền là 1 bộ phận cấu thành của 1 phương thức khác +Sử dụng chủ yếu trong giao dịch phi thương mại. 4. -Trường hợp áp dụng chuyển tiền: như trên. -Những điểm lưu ý: +Bên yêu cầu chuyển tiền phải xuất trình chứng từ hợp pháp làm bằng chứng cho việc chuyển tiền để ngân hàng kiểm tra. +Lệnh chuyển tiền phải đầy đủ nội dung do ngân hàng quy định. 5. -Trường hợp áp dụng phương thức ghi sổ: +Chủ yếu được áp dụng khi thanh toán giữa các công ty mẹ và công ty con. +Các công ty có quan hệ lâu dài trong buôn bán +Số lượng hàng hoá không lớn, thanh toán tiền hoa hồng và tiền gửi bán. -Điểm lưu ý: -Dựa vào bộ chứng từ của ngýời bán gửi ðể ghi sổ.Ðây cũng là cãn cứ nhận nợ. - Trên cõ sở ngýời mua nhận hàng hóa và thông báo cho ngýời bán biết ðể ngýời bán ghi sổ. - Quy ðịnh ðịnh kỳ mà ngýời mua thanh toán cho ngýời bán hay thời hạn tín dụng mà ngýời bán bán chịu cho ngýời mua. - Quy ðịnh giá bán chịu,thông thýờng cao hõn giá thýờng vì bao gồm phí rủi ro và lãi suất. - Quy ðịnh phýõng thức chuyển tiền khi thời hạn kết thúc. 6. Yêu cầu về chuyển tiền theo Pháp lệnh Ngoại hối 2005: Cocghe266 Page 2
  3. Nhóm TTQT 2011 Điều 7. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 1. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. 2. Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép. 7. -Quy trình chuyển tiền trước khi giao hàng: (1) Bên XK ra lệnh chuyển tiền. (2) Ngân hàng của XK báo mail/điện cho NH của NK (3) NH XK báo có cho XK (4) NH NK báo nợ NK (5) XK giao hàng -Quy trình chuyển tiền trả sau: (1) XK giao hàng hoá + chứng từ cơ bản (2) NK ra lệnh chuyển tiền + tờ khai NK + giấy phép NK + P/O + bộ chứng từ cho NH của NK. (3) NH của NK trích tài khoản để chuyển tiền. (4) NH của XK báo có (5) NH của NK báo nợ. 8. Hồ sơ và thủ tục chuyển tiền (thanh toán chuyển tiền bằng điện) của Ngân hàng Đông Á: Hồ sơ chuyển tiền 2 bản chính Lệnh chuyển tiền (theo mẫu của Ngân hàng Đông Á) -Bản sao hoá đơn nhập khẩu -Bản sao hợp đồng ngoại thương -Bản sao hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập uỷ thác) -Bản sao tờ khai hải quan nhập hàng (khách hàng xuất trình bản chính để Ngân hàng Đông Á đối chiếu) Cocghe266 Page 3
  4. Nhóm TTQT 2011 Thủ tục thanh toán -Khách hàng nộp đầy đủ hồ sơ như trên cho Ngân hàng Đông Á -Nhân viên TTQT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và xác nhận số lượng ngoại tệ khách hàng cần mua để thanh toán (nếu khách hàng chưa có ngoại tệ thanh toán) -Khách hàng sẽ nhận được công điện thanh toán ngay trong ngày nếu tài khoản đủ số dư ngoại tệ và gửi hồ sơ hợp lệ trước 15:30. Sau thời gian trên công điện thanh toán sẽ được nhận vào sáng hôm sau 9. -Rủi ro với 2 bên XK và NK trong phương thức chuyển tiền: +Bên XK: giao hàng và chứng từ xong có thể ko được bên NK chuyển tiền thanh toán. +Bên NK: chuyển tiền xong mà bên XK giao hàng chậm,thiếu về số lượng hoặc kém về chất lượng. -Biện pháp: + Chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. +Xây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại thời điểm nào,thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào +Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng. +Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu. 10. -Rủi ro của phương thức ghi sổ: Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. -Biện pháp: + Chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. +Để bảo đảm an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc B. bao lanh va tin dung du phong. Cocghe266 Page 4
  5. Nhóm TTQT 2011 Câu 1: Khái niệm bảo lãnh theo URDG 758,ICC và theo Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 của Việt Nam? Trả lời: a, theo URDG 758: “ bảo lãnh theo yêu cầu” nghĩa là bất cứ sự bảo lãnh, cam kết hoặc đảm bảo thanh toán nào khác dù được gọi và mô tả như thế nào, do một ngân hang, một công ty bảo hiểm hoặc một cơ quan hay một người nào khác viết ra để thanh toán một số tiền khi xuất trình bản yêu cầu thanh toán và các chứng từ khác quy định trong bảo lãnh. Trong các cam kết tương tự phù hợp với các điều khoản và điều kiện của bảo lãnh đó: Khi có yêu cầu theo chỉ thị và với trách nhiệm của một bên hoặc Khi có yêu cầu theo chỉ thị và với trách nhiệm của một ngân hang, công ty bảo hiểm hoặc với bất kỳ một cợ quan hoặc một người nào khác hành động theo chỉ thị của người yêu cầu bảo lãnh với bên kia b, “Bảo lãnh ngân hàng”: Là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Câu 2: Khái niệm tín dụng dự phòng theo ISP 98, ICC. Các loại thư tín dụng dự phòng Trả lời: Tín dụng dự phòng được định nghĩa là: “cam kết ko hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và rằng buộc khi được phát hánh ” “ người phát hành cam kết với người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phủ hợp với các điều khoản và các điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng các quy tắc này” và “người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay , hoặc chấp nhận hối phiếu của người hưởng , hoặc cam kết trả tiền sau hoặc triết khấu ” Câu 3: Mối quan hệ giữa bảo lãnh và hợp đồng cơ sở Trả lời: Theo khoản b điều 2 URDG 458: Cocghe266 Page 5
  6. Nhóm TTQT 2011 Bảo lãnh về bản chất là những giao dịch riêng biệt với (các) hợp đồng hoặc điều kiện dự thầu mà những điều kiện này có thể là cơ sở của bảo lãnh và Người bảo lãnh về mọi phương diện không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào (các) hợp đồng như thế hoặc các điều kiện dự thầu, dù cho trong bảo lãnh có tham chiếu đến chúng. Trách nhiệm của Người bảo lãnh là thanh toán những số tiền hay số tiền đã được quy định trong Bảo lãnh khi xuất trình văn bản yêu cầu thanh toán và những chứng từ khác thể hiện trên bề mặt của chúng là hoàn toàn phù hợp với những điều kiện của Bảo lãnh. Câu 4: Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo lãnh: Điều 23, 24, 25,26 của Quyết định 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 Điều 23. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh: 1. Bên bảo lãnh có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của khách hàng hoặc của bên bảo lãnh đối ứng; b. Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho khách hàng; c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có); d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh (nếu cần); đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay. g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật. h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng khác nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Bên bảo lãnh có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết bảo lãnh; Cocghe266 Page 6
  7. Nhóm TTQT 2011 b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh. Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối ứng: 1. Bên bảo lãnh đối ứng có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng của khách hàng; b. Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh; c. Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh đối ứng và tài sản bảo đảm (nếu có). d. Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng bảo lãnh đối ứng (nếu cần); đ. Thu phí bảo lãnh theo thoả thuận; e. Hạch toán ghi nợ và yêu cầu khách hàng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh; g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng theo thoả thuận và quy định của pháp luật; h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng hoặc bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu được các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Bên bảo lãnh đối ứng có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng theo cam kết; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng khi tiến hành thanh lý hợp đồng cấp bảo lãnh. Điều 25. Quyền và nghĩa vụ bên xác nhận bảo lãnh 1. Bên xác nhận bảo lãnh có quyền: a. Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh của bên bảo lãnh hoặc khách hàng; b. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định khoản bảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có). Cocghe266 Page 7
  8. Nhóm TTQT 2011 c. Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng xác nhận bảo lãnh; d. Thoả thuận với bên bảo lãnh hoặc khách hàng hoặc cả hai về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, phí xác nhận bảo lãnh và trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh. đ.Yêu cầu khách hàng hoặc bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay; e. Hạch toán ghi nợ bên bảo lãnh hoặc khách hàng số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay; g. Xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng hoặc bên bảo lãnh theo thoả thuận và quy định của pháp luật; h. Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi khách hàng và bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết; i. Có thể chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ cho tổ chức tín dụng khác, nếu các bên có liên quan chấp thuận bằng văn bản. 2. Bên xác nhận bảo lãnh có nghĩa vụ: a. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết; b. Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho khách hàng hoặc bên bảo lãnh khi tiến hành thanh lý Hợp đồng cấp bảo lãnh. Câu 5: các loại bảo lãnh Trả lời: 1, phân loại theo hình thức phát hành thư bảo lãnh: a, bảo lãnh trực tiếp: bảo lãnh trực tiếp là một loại bảo lãnh mà trong đó người bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho người thụ hưởng bảo lãnh hay là người nhận bảo lãnh. Đặc điểm: người bảo lãnh sẽ phải phát hành trực tiếp thư bảo lãnh cho người thụ hưởng, mà ko phải qua một tổ chức trung gian. Thường được áp dụng trong bảo lãnh nội địa. b, bảo lãnh gián tiếp( bảo lãnh đối ứng): là một bảo lãnh mà trong đó người bảo lãnh dựa vào quyền thụ hưởng của một bảo lãnh mà một người bảo lãnh ở một nước khác phát hành cho mình hưởng để phát hành một bảo lãnh trực tiếp cho người thụ hưởng nước mình hưởng. Cocghe266 Page 8
  9. Nhóm TTQT 2011 2, phân loại theo hình thức sử dụng: a, bảo lãnh có điều kiện: là loại bảo lãnh mà theo đó người bảo lãnh chỉ bồi thường cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có đủ các chứng từ, hay các bằng chứng pháp lý chứng minh mình đã thực hiện những nghĩa cụ cụ thể, hay chứng minh người được bảo lãnh đã vi phạm những điều quy địnhtrong thư bảo lãnh ( những chứng từ và giấy tờ pháp lý này được quy định rõ rang trong thư bảo lãnh. b, bảo lãnh vô điều kiện: là loại bảo lãnh trong đó quy định người bảo lãnh sẽ bồi thường ngay cho người thụ hưởng khi người thụ hưởng có bản tuyên bố đầu tiên, kèm với một lệnh thanh toán chứng minh rằng người được bảo lãnh đã vi phạm nghĩa vụ trong thư bảo lãnh , mà không cần có sự đồng ý của người được bảo lãnh. 3, phân loại theo tính chất của hợp đồng cơ sở: a, bảo lãnh đấu thầu: thường được áp dụng với những hợp đồng lớn như: hợp đồng xây dựng, thiết kế hay cung cấp thiết bị Mục đích của bảo lãnh đấu thầu là bảo đảm cho việc người dự thầu không rút lui, ko ký hợp đồng hay thay đổi ý định khi đã được trúng thầu. nếu người trúng thầu đã trúng thầu nhưng ko ký hợp đồng thì người thụ hưởng sẽ được người bảo lãnh bồi thường để trang trải những chi phí đấu thầu thiệt hại do chậm trễ tiến độ thi công hay chi phí để tổ chức lại một cuộc đấu thầu khác. b, bảo lãnh thực hiện hợp đồng: cung cấp một bảo đảm cho người thụ hưởng về việc thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh. Trong trường hợp người được bảo lãnh ko thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa được ghi trong hợp đồng thì người thụ hưởng có quyền yêu cầu người bảo lãnh bồi thường. c, bảo lãnh bảo hành: dung cho mục đích đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt thời gian bảo hành. Bảo lãnh này có thời hạn từ lúc bắt đầu lắp ráp thiết bị đến cho đến hết thờ. Di hạn bảo hành của thiết bị. trong suốt thời gian bảo hành, nếu có sự cố trong phạm vi được bảo lãnh xảy ra đối với sản phẩm thì người thụ hưởng có quyền lập chứng từ yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ như: sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng để máy móc có thể vận hành như cũ với mọi chi phí thuộc về họ, nếu ko thig người bảo lãnh phải bồi thường. Cocghe266 Page 9
  10. Nhóm TTQT 2011 d, bảo lãnh thanh toán: được dung như một phương tiện đảm bảo thanh toán trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua tài chính, hợp đồng đại lý, hợp đồng đại lý hợp đồng xây dựng, hợp đồng nhượng quyền thương mại loại bảo lãnh này, về mục đích giống như một tín dụng thư dự phòng thương mại. e, bảo lãnh tiền đặt cọc: thông thường trong các hợp đồng thương mại lớn hay các hợp đồng xây dựng lớn, để giúp cho bên cung cấp( bên bán) thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, bên nhận dịch vụ hàng hóa, dịch vụ ( bên mua) sẽ đặt cọc cho người cung cấp từ 5.20% giá trị hợp đồng. để đảm bảo cho bên mua nhận lại tiền đặt cọc và tiền lãi phát sinh khi bên cung cấp ko thực hiện nghĩa vụ của mình, bên mua yêu cầu bên người cung cấp phải có bảo lãnh đặt cọc của ngân hang. Số tiền bảo lãnh tính bằng số tiền đặt cọc cộng them khoản lãi phát sinh. f, bảo lãnh tín dụng: người bảo lãnh cam kết với bên cho vay( người thụ hưởng) sẽ chịu trách nhiệm trả cho bên vay nếu bên vay ko thanh toán đấy đủ đúng hạn khoản vay ngay khi bên thụ hưởng yêu cầu. 3, các loại bảo lãnh khác: ( trang 238) a, bảo lãnh vận đơn: b, bảo lãnh thuế quan c, bảo lãnh sai sót chứng từ nhờ thu d, bảo lãnh thanh toán kỳ phiếu e, bảo lãnh phát hành chứng khoán Câu 6: Khái niệm standby L/c? Trả lời: Tín dụng dự phòng được định nghĩa là: “cam kết ko hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và rằng buộc khi được phát hánh ” “ người phát hành cam kết với người hưởng lợi thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phủ hợp với các điều khoản và các điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng các quy tắc này” và “người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay , hoặc chấp nhận hối phiếu của người hưởng , hoặc cam kết trả tiền sau hoặc triết khấu ” Câu 7: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa L/G và Standby L/C: Cocghe266 Page 10
  11. Nhóm TTQT 2011 Trả lời: Câu 8: Mối quan hệ giữa hợp đồng cơ sở và Standby L/C? Trả lời: phần này tớ ko tìm thấy tài liệu viết về nó. Nhưng tớ nghĩ nó cũng giống mối quan hệ giữa hợp đồng và L/C Câu 9: các loại stanby L/C( từ trang 253-60) Dài quá các bạn tự đọc sách đi Trả lời: Câu 10: So sánh bảo lãnh có điều kiện và bảo lãnh vô điều kiện: Giống nhau: đều là bảo lãnh Khác nhau: Bảo lãnh có điều kiện Bảo lãnh vô điều kiện Điều kiện bồi Sẽ chỉ bồi thường khi có đủ các Người bảo lãnh sẽ bồi thường ngay cho thường chứng từ, hay các bằng chứng người thụ hưởng khi người thụ hưởng có pháp lý chứng minh người thụ bản tuyên bố đầu tiên, kèm với một lệnh hưởng đã thực hiện nghĩa vụ cụ thanh toán chứng minh người được bảo thể, hay chứng minh người được lãnh đã vi phạm nghĩa vụ quy định trong bảo lãnh đã vi phạm những điều thư bảo lãnh mà ko cần có sự đồng ý của kiện trong thư bảo lãnh. người được bảo lãnh. Cocghe266 Page 11
  12. Nhóm TTQT 2011 CHƯƠNG VIII: A. Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ: Câu 1/ -URC 522,ICC là văn bản quốc tế do ICC phát hành nhằm điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu. -Tính chất pháp lý: +Được 168 nước áp dụng. +Là văn bản mang tính chất hướng dẫn và chỉ trở thành bắt buộc nếu các bên thỏa thuận áp dụng. +Được ghi vào chỉ thị nhờ thu,trừ những điều khoản trái với luật sở tại. -Nội dung: 26 điều quy định về: +Những quy định chung và các định nghĩa Cocghe266 Page 12
  13. Nhóm TTQT 2011 +Hình thức và nội dung của nhờ thu +Hình thức xuất trình +Nghĩa vụ và trách nhiệm +Thanh toán +Tiền lãi,lệ phí và các chi phí +Các điều khoản khác Câu 2/ Khoản a điều 2. "Nhờ thu" có nghĩa là các ngân hàng tiếp nhận các chứng từ như đã định nghĩa ở Điều phụ 2 (b) theo đúng các chỉ thị đã nhận được để: 1.Tiến hành thu tiền và/hoặc để yêu cầu chấp nhận thanh toán, hoặc: 2.Giao các chứng từ nếu được thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán và/hoặc nếu được chấp nhận thanh toán, hoặc 3.Giao các chứng từ khi các điều kiện khác đặt ra được thực hiện. Khái niệm chứng từ ở khoản b điều 2. "Các chứng từ" là những chứng từ tài chính và/hoặc những chứng từ thương mại 1. "Các chứng từ tài chính" là bao gồm các hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền. 2. "Các chứng từ thương mại" gồm các hoá đơn, các chứng từ vận tải, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc những chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào khác miễn là không phải là các chứng từ tài chính. Câu 3/ Phân biệt: Cocghe266 Page 13
  14. Nhóm TTQT 2011 -Nhờ thu phiếu trơn có nghĩa là nhờ thu các chứng từ tài chính không kèm theo các chứng từ(khoản c điều 2 URC 522) -Nhờ thu kèm chứng từ có nghĩa là nhờ thu: 1. Các chứng từ tài chính kèm theo các chứng từ thương mại; 2. Các chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính. (khoản d) Câu 4: Vai trò của ngân hàng trong 2 phương thức nhờ thu: -Không kèm chứng từ:ngân hàng chỉ là trung gian đơn thuần,không có quyền giám sát,đôn đốc hay kiểm tra. -Kèm chứng từ:ngân hàng có vai trò quan trọng hơn,khống chế người mua bằng bộ chứng từ. Câu 5: quy trình thanh toán nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ? Trả lời: Các bạn đọc sách trang 299, 303, 304 Câu 6: người xuất khẩu có thể gửi hàng cho ngân hang nước nhập khẩu để nhờ thu tiền được ko? Điều kiện áp dụng Trả lời: Người xuất khẩu ko được gửi trực tiếp hàng hóa đến địa chỉ của ngân hàng thu trừ khi có sự thỏa thuận trước với ngân hàng. Tuy nhiên trong trường hợp hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của ngân hàng để trao cho người trả tiền mà ko có sự thỏa thuận trước của ngân hàng đó thì NH đó sẽ ko chịu trách nhiệm nhận hàng, rủi ro và trách nhiệm đối với hàng hóa đó vẫn thuộc về bên gửi hàng. Người nhập khẩu có thể gửi hàng cho NH nước nhập khẩu để nhờ thu tiền hộ. Điều kiện áp dụng trường hợp này là: những hàng hóa quý và hiếm như vàng, bạc,đồ cổ, tramh nghệ thuật khi đó ngân hàng nước nhập khẩu giao hàng vào kho của ngân hàng để đảm bảo sự an toàn của hàn hóa. Câu 7: D/A, D/P và D/TC là gì? Trả lời: Cocghe266 Page 14
  15. Nhóm TTQT 2011 D/A: (documents against acceptance) nhờ thu chấp nhận trả chứng từ. dung trong trường hợp bán hàng với điều kiện cấp tín dụng cho người mua. Người mua phải chấp nhận trả tiền vào hối phiếu thì mới được nhận chứng từ gửi hàng. D/P: ( documents against payment) nhờ thu trả tiền đổi chứng từ. áp dụng trong trường hợp mua hàng trả tiền ngay D/TC:( Documents Against other Terms & Conditions) Câu 8: hãy phân tích và nêu ra ưu nhược điểm phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ đối với: a, người nhập khẩu b, người xuất khẩu trả lời: 1, đối với nhà nhập khẩu: a, ưu điểm: Nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Đối với D/A, nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu hết hạn thanh toán. b, nhược điểm: Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả hay cố tình gian lận thương mại. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ có giả mạo hay sai xót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với chứng từ. Sau khi ký hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn ( hay phát hành kỳ phiếu ), nhà nhập khẩu có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra toà nếu không thanh toán khi hối phiếu đến hạn. Thậm chí nhà nhập khẩu không thể dùng các lý do “chính đáng” để bào chữa cho việc không thanh toán của mình như : nhà xuất khẩu đã không giao hàng hay giao hàng có sai sót nghiêm trọng, Điều này hàm ý, một khi nhà nhập khẩu đã ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn thì buộc phải thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn, nếu không, có thể bị kiện ra tòa. Việc không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hại nghêm trọng tới danh tiếng của nhà nhập khẩu. 2, đối với nhà xuất khẩu: Cocghe266 Page 15
  16. Nhóm TTQT 2011 a, ưu điểm: Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tòa nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hết hạn thanh toán. Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để giải quyết trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán. Thẩm quyền của người đại diện phải được xác định rõ ràng. b, nhược điểm: Trái với Lệnh nhờ thu, ngân hàng thương mại trao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Điều này có thể xảy ra nếu ngân hàng thương mại đặt mối quan hệ với khách hàng trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với khách hàng nước ngoài. Nếu điều này xảy ra, thì nhà xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại ngân hàng thương mại. Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện Lệnh nhờ thu, thì hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu không liên quan đến việc chỉ thị ngân hàng thu hộ. Hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể giao cho hay theo lệnh của ngân hàng thu hộ với sự đồng ý trước của ngân hàng này. Ngoài ra, ngân hàng thu hộ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc nhận hàng, lưu kho, mua bảo hiểm hay dở hàng hóa. Khi ngân hàng hành động để bảo vệ hàng hóa, như dàn xếp việc lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa,thì ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về tổn thất hay hư hỏng mất mát hàng hóa. Nhà xuất khẩu chịu mọi chi phí liên quan tới việc bảo vệ hàng hóa của ngân hàng, cho dù ngân hàng không được yêu cầu làm việc này. Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán, trong khi hàng hóa đã được gửi đi từ trước. Cho dù, nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu theo các hợp đồng đã ký, nhưng hành động này lại mất nhiều thời gian, trong khi đó, hàng hóa có thể bóc dở và lưu kho. Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạc chứng từ nào. Cocghe266 Page 16
  17. Nhóm TTQT 2011 B. Phuong thuc tin dung chung tu va A/P Câu 1: Khái niệm và quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ? 1. Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một thỏa thuận, trong đó 1 ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả 1 số tiền nhất định cho 1 người khác (Người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định của thư tín dụng. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm: - Người yêu cầu mở thư tín dụng là Người nhập khẩu hoặc là Người nhập khẩu ủy thác cho một người khác. - Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho Người nhập khẩu. - Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà Người hưởng lợi chỉ định. - Ngân hàng thông báo thư tín dụng là Ngân hàng đại lý của Ngân hàng phát hành ở nước Người hưởng lợi. 2. Quy trình tiến hành nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ a. B1: Người NK làm đơn yêu cầu phát hành L/C . Mở có điều kiện hay k có điều kiện - Mở có điều kiện: + Mua bán qua trung gian: người bán phải đặt cọc + Cung < Cầu + Giá cả trên thị trường quốc tế tăng + Các hàng hóa quý và hiếm + Hàng hóa nằm trong danh mục cấm vận của nước thứ 3 đối với 1 trong 2 nước. - Mở k điều kiện: + Thị trường thuộc về người mua Cocghe266 Page 17
  18. Nhóm TTQT 2011 + Bán chịu, giá giảm + Thanh toán bằng tiền vay nợ và viện trợ. . Thỏa thuận mở L/C sơ bộ hay không . Căn cứ để phát hành L/C - Căn cứ vào hợp đồng mua bán - Các tập quán, thông lệ quốc tế (bộ tập quán về L/C, Incoterm ) - Tập quán, luật lệ thương mại áp dụng giữa 2 nước. - Bản thân L/C . Thủ tục: - Đơn - Ủy nhiệm chi : 2 bản + 1 bản = VNĐ đủ mua số ngoại tệ theo tỷ giá quy định của Vn + 1 bản = Vnđ trả lệ phí cho NHPH cung cấp L/C - Hợp đồng - Giấy chứng nhận nguồn gốc ngoại tệ . Ký quỹ . Theo dõi ngân hàng đã mở L/C hay chưa b. Bước 2: Phát hành L/C - Phát hành L/C bằng điện - Phát hành L/C bằng thư - Phát hành L/C bằng swift : Hệ thống tài chính viễn thông interbank toàn cầu. c. Bước 3: Thông báo L/C và chuyển bản gốc cho người bán - Vấn đề kiểm tra L/C + Của ngân hàng thông báo + Của người bán d. Bước 4: Giao hàng - Dựa vào hợp đồng mua bán để giao hàng - Dựa vào L/C để giao hàng e. Bước 5: Lập và xuất trình chứng từ tới NH phát hành Cocghe266 Page 18
  19. Nhóm TTQT 2011 Cách lập bộ chứng từ thanh toán theo L/C - Số loại chứng từ - Số lượng của mỗi loại - Nội dung tạo lập - Cách thức tạo lập từng loại chứng từ. f. Bước 6,7,8 : Ngân hàng phát hành kiểm tra chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán - Các chứng từ phù hợp với L/C phải đảm bảo 3 yêu cầu sau: + Số lượng, số loại, nội dung của chứng từ phải phù hợp với L/C + Nội dung của chứng từ không được mâu thuẫn nhau + Các chứng từ lập ra phải phù hợp vs các luật lệ, tập quán của mỗi loại chứng từ - Thực tiễn tại Việt Nam + Người NK đồng kiểm tra chứng từ cùng NH phát hành. Câu 2: UCP 600 là gì ? Những nội dung chủ yếu của UCP 600 UCP ( Uniform Customs and Practice for Ducumentary credits ) – Văn bản quốc tế điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/C Những nội dung chủ yếu: 1. Những điều khoản mang t/c bắt buộc (binding clauses) : - Là những quy định mà các bên liên quan trong thư tín dụng buộc phải tuân thủ, nếu làm trái sẽ không hợp lệ và sẽ mất quyền từ chối thanh toán chứng từ (đối với NHPH, ng mở thư tín dụng), hoặc sẽ k được trả tiền (đối với người hưởng lợi, NH chiết khấu). 2. Những điều khoản mang tính tùy ý lựa chọn (option clauses) - Là những điều mà các bên liên quan trong L/C được quyền xem xét và lựa chọn áp dụng hay không áp dụng, hoặc bổ sung thêm các điều kiện áp dụng nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ các bên - Nội dung các điều khoản này thường quy định: “trừ khi tín dụng quy định khác; Nếu điểm này k ghi rõ trong L/C thì được hiểu như là quy định trong UCP 600; Nếu tín dụng cho phép ” Câu 3: ISBP 681 là gì? Mối quan hệ giữa UCP 600 và ISBP 681 ? Ý nghĩa của nó trong thanh toán quốc tế bằng thư chứng từ? Cocghe266 Page 19
  20. Nhóm TTQT 2011 1. ISBP 681 Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phát hành số 681, sửa đổi năm 2007 ICC, tuân thủ UCP 600 2007 ICC. 2. Mối quan hệ giữa UCP 600 và ISBP 681 Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng thể hiện trong văn bản này là sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy ban ngân hàng của UCP. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ. 3. Ý nghĩa trong TTQT - Thống nhất các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế - Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu. Câu 4: L/C là gi? Tính chất của L/C 1. Khái niệm Thư tín dụng (letter of credit – L/C) là 1 văn bản pháp lý, theo đó Ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho người hưởng lợi với điều kiện là người hưởng lợi xuất trình các chứng từ thanh toán đúng hạn và phù hợp với các điều kiện quy định trong L/C 2. Tính chất - L/C được hình thành dựa trên cơ sở của HĐMB, n một khi đã được hình thành thì độc lập hoàn toàn với HĐMB - HĐ là cơ sở của L/C: Nếu HĐ quy định thanh toán theo L/C thì L/C ra đời. HĐ phải có trước (Master), L/C có sau (Baby) - L/C độc lập với HĐ: Khi NH trả tiền cho người bán, người mua khi trả tiền cho NH chỉ dựa vào các chứng từ và L/C ngoài ra k dựa vào HĐ hay bất kỳ 1 hành vi thương mại nào khác. Câu 5: Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng phát hành liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ (The opening bank/ The issuing bank) - Đại diện quyền lợi của người mua - Phát hành L/C, kiểm tra chứng từ và thanh toán cho người hưởng lợi nếu chứng từ phù hợp. Cocghe266 Page 20
  21. Nhóm TTQT 2011 Câu 6: Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng thông báo liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ (The advising bank) - Ngân hàng đại diện quyền lợi của người bán - Thông báo thư tín dụng và chuyển các sửa đổi, bổ sung L/C (nếu có) - Chuyển chứng từ thanh toán của người bán cho NHPH L/C Câu 7: Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng xác nhận liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ (The confirming bank) - Xuất hiện theo yêu cầu của người bán - Xác nhận khả năng thanh toán của NHPH – phải là NH chủ lực (prime bank) - Tập quán Anh : xác nhận với ý nghĩa xác nhận guarantee : Bộ chứng từ đầu tiên phải chuyển đến NHPH -> NHXN - Tập quán Mỹ: xác nhận với ý nghĩa chấp nhận acceptance: Bộ chứng từ đầu tiên chuyển đến NHXN -> Thông báo cho NHPH Từ trang 340 đến trang 343 sách giáo trình có nêu đầy đủ, chi tiết về nội dung và các ví dụ liên quan. Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng theo lệnh liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ Câu 9: Khái niệm thư ủy thác mua A/P. So sánh A/P và L/C 1. Khái niệm: Là phương thức mà NH nước người mua theo yêu cầu của người mua viết thư cho NH đại diện tại nước người bán yêu cầu NH này mua Hối phiếu của người bán ký phát cho người mua. NH đại lý căn cứ vào điều khoản của người ủy thác mua để trả tiền hối phiếu cho người bán và chuyển các chứng từ và hối phiếu đó cho NH người mua. NH người mua thu tiền ở người mua và giao chứng từ cho họ. 2. So sánh A/P và L/C a. Điểm giống nhau: Đều là những phương thức được áp dụng trong thanh toán quốc tế b. Điểm khác biệt: Cocghe266 Page 21
  22. Nhóm TTQT 2011 Nội dung L/C A/P Cơ sở trả tiền Dựa trên sự tín nhiệm của NH Dựa vào tiền mặt đảm bảo do người mở L/C (NH nước người mua) - mua phải chuyển gửi ở NH đại lý -> > NH mở L/C là NH trả tiền Người NK trả tiền NH chiết khấu Bất kỳ NH nào miễn là L/C k Chỉ được chiết khấu ở NH được ủy hối phiếu quy định NH cụ thể thác mua ở nước người XK Quy định về lợi Người bán chịu khi chiết khấu Người mua chịu khi trả tiền cho NH tức chiết khấu đồng thời nộp luôn tiền lãi. Câu 10: Trong buôn bán thông qua trung gian, loại L/C nào thường được sử dung? Đặc điểm của loại L/C đó Có 2 loại L/C thường được sử dụng trong buôn bán thông qua trung gian là L/C giáp lưng và L/C chuyển nhượng. 1. L/C giáp lưng dùng trong mua bán trung gian khi mà người trung gian k muốn sử dụng L/C chuyển nhượng, bởi vì họ k muốn lộ bí mật khách hàng của họ. Khái niệm: Là loại L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác làm đảm bảo, làm vật thế chấp TQ VN L/C2MAL L/C 1 L/C 2 Back to back L/C Những điểm cần lưu ý: - Việc ký quỹ mở L/C thứ 2 hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của phía TQ do vậy phía TQ phải mở L/C xác nhận Cocghe266 Page 22
  23. Nhóm TTQT 2011 - L/C giáp lưng phải hết hạn hiệu lực trước L/C 1 và thời hạn giao hàng sớm hơn L/C 1. - Hai L/C trên hoàn toàn độc lập với nhau - Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc - Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng chi trả phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ. 2. L/C chuyển nhượng là loại L/C mà trong đó quy định người hưởng lợi đầu tiên có thể yêu cầu Ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng trả tiền, chấp nhận trả sau hay chiết khấu – Ngân hàng chuyển nhượng, chuyển nhượng toàn bộ hay 1 phần số tiền cho 1 hay nhiều người khác hưởng lợi (Điều 38 UCP 600) a. Chuyển nhượng tại nước người bán A Transferable order Transferable L/C Transferable order XK NK B Hợp đồng ngoại C Transferable order Những điểm cần chú ý: - người chuyển nhượng và người thụ hưởng cùng một quốc gia - Đồng tiền chuyển nhượng phải cùng chuyển sang nội tệ - Tỷ giá - Chứng từ b. Chuyển nhượng qua nước thứ 3 360.000 Transferable order MAL TQ USD VN Hàng hóa Cocghe266 Page 23
  24. Nhóm TTQT 2011 - TQ ký hợp đồng mua bán theo điều kiện CIF với Việt Nam = 360.000 USD - VN ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa từ Malaysia theo điều kiện FOB - VN phải dùng L/C chuyển nhượng trên cơ sở TQ mở cho VN hưởng 360.000 USD - Công ty XNK VN (người hưởng lợi thứ nhất) đề nghị VCB chuyển transferable order cho người XK Malaysia 360.000 USD. - Số tiền chênh lệch VN dùng để thuê tàu và hưởng hoa hồng. Điểm cần chú ý: - Lặp lại chứng từ : Hối phiếu, hóa đơn - Lập mới chứng từ: C/O, bảo hiểm đơn, vận đơn - Ngân hàng thông báo L/C chuyển nhượng nên đóng vai trò là ngân hàng kiểm tra chứng từ và đòi tiền bằng điện - Biến NHTB Việt Nam thành ngân hàng trả tiền. b. Chuyển nhượng tại nước NK: Hợp đồng NT Hợp đồng nội địa Order XK NK Nội địa seller Transferable L/C Domestic transfer L/C - Order nội địa với người NK thanh toán theo thực tế giao hàng tại nước người NK - Người NK với người XK nước ngoài thanh toán theo chứng từ Những điểm cần lưu ý chung với L/C chuyển nhượng: - Phí chuyển nhượng do người chuyển nhượng t1 chịu - Trừ khi có quy định trong L/C, một L/C chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhượng 1 lần - Cho phép tái chuyển nhượng cho người t1 Câu 11: Người nhập khẩu có thể dùng cách nào để ứng trước tiền cho người xuất khẩu? Cocghe266 Page 24
  25. Nhóm TTQT 2011 Người nhập khẩu có thể thông qua L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C) hay Red clause – Stand by L/C đề ứng trước tiền cho người XK 1. Red clause L/C Khái niệm: Là loại L/C trong đó quy định ngân hàng phát hành ứng trước 1 khoản tiền nhất định cho người hưởng lợi trước khi người bán thực hiện việc giao hàng và xuất trình chứng từ. Còn gọi là L/C ứng trước Một số lưu ý: - Quy định số tiền ứng trước - Người XK phải ký phát 1 hối phiếu trơn đòi tiền NHPH. Trị giá hối phiếu bằng số tiền ứng trước - Số tiền đó sẽ được khấu trừ khi NHPH thanh toán cho người hưởng lợi. 2. Red clause – Stand by L/C Stand by L/C Ng©nNgân hàng hµng NgânNg©n hàng hµngmở L/C th«ng b¸Ngo 600.000 USD më L/C Thông báo Red clause L/C Red Stand 600.000 USD Red Stand 600.000 Clause USD by Clause By L/C L/C L/C NgưNg•êiời xuất kh ẩu 3 triệu USD NgưNg•êiời nhập kh ẩu xuÊt khÈu nhËp khÈu Ứng trước bằng chuyển tiền bằng điện với điều kiện phải có đảm bảo: Cocghe266 Page 25
  26. Nhóm TTQT 2011 NH người NK mở 1 L/C có điều khoản đỏ thanh toán như sau: - 60.000 USD ứng trước 30 ngày cho người XK. Còn lại 2,4tr USD thanh toán sau khi nhận chứng từ giao hàng phù hợp với L/C - Người XK phải ký phát 1 hối phiếu trơn đòi tiền NHPH. Trị giá hối phiếu bằng số tiền ứng trước - Người XK phải mở 1 L/C dự phòng cho người NK hưởng lợi. Lúc đó, NHPH mới giao số tiền ứng trước cho ng XK - Trong stand by L/C có ghi: “Chúng tôi mở cho các ngài 1 L/C vs số tiền là 600.000 USD nếu các ngài chứng minh được người hưởng lợi k thực hiện được hợp đồng của mình thì chúng tôi hoàn trả cho các ngài số tiền là 600.000 USD đó. L/C dự phòng này là một bộ phận của L/C có điều khoản đỏ thì ng XK mới mở. Câu 12: Loại L/C nào có thể dùng trong gia công hàng xuất khẩu? Đặc điểm của L/C đó? Trong gia công hàng xuất khẩu, ta có thể dùng L/C đối ứng (Reciprocal L/C) Khái niệm: là loại L/C mở ra chưa có hiệu lực ngay. Nó chỉ có hiệu lực khi 1 L/C t2 đối ứng với nó được mở ra - Trong L/C 1 có ghi câu: “Tín dụng này chỉ có giá trị khi ng hưởng lợi đã mở lại 1 L/C đối ứng với nó để cho ng mở L/C này hưởng 1 số tiền là ” - Trong L/C 2 có ghi câu: “Tín dụng này đối ứng với L/C số mở ngày tại Ngân hàng ” Câu 13: Trong phương thức Barter, loại L/C nào thường được sử dụng? đặc điểm? L/C đối ứng cũng có thể được sử dụng trong phương thức Barter (mua bán hàng đổi hàng). Đặc điểm như đã nêu ở câu 12. Câu 14: Những nguồn luật điều chỉnh đơn xin mở L/C ở Việt Nam bao gồm: - Luật thương mại Việt Nam 2005. - Pháp luật ngoại hối Việt Nam 2005. - Các luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và người yêu cầu. - UCP 600 2007 ICC, nếu có dẫn chiếu trong L/C. Cocghe266 Page 26
  27. Nhóm TTQT 2011 Trước hết, ta thấy cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Ở trong trường hợp cụ thể này, bên ngân hàng phát hành nhận được một khoản phí mở L/C và sau đó sẽ thực hiện dịch vụ là mở L/C, kiểm tra bộ chứng từ của người nhập khẩu và thanh toán. Còn bên người nhập khẩu đã thanh toán tiền cho ngân hàng phát hành và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Do đó, có thể coi đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa ngân hàng phát hành và người nhập khẩu. Câu 15: Ngân hàng phát hành sẽ có tối đa 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không (điều 14 khoản b UCP 600). Ngày xuất trình phải nằm trong ngày làm việc ngân hàng (điều 33), vì thế việc trung tâm thư tín của ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ vào lúc 13.30 thứ bẩy không thể tính là thời hạn xuất trình. Ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ phải là thứ hai. Câu 16: Theo UCP 600 người phát hành L/C phải là ngân hàng thương mại (điều 2) Nếu người xuất khẩu nhận được một L/C được phát hành bởi công ty tài chính Hồng Kong thì có thể chấp nhận nếu không dẫn chiếu UCP 600 vào L/C, còn nếu dẫn chiếu UCP 600 vào L/C thì người xuất khẩu không được chấp nhận bởi công ty tài chính Hồng Kong chỉ là một định chế tài chính chứ không phải là ngân hàng thương mại. Câu 17: Tính chất pháp lý của UCP 600: - Là tập quán quốc tế. - Các quy phạm tùy ý lựa chọn áp dụng, không bắt buộc. Nếu áp dụng dẫn chiếu vào L/C. - Một số quy phạm bắt buộc không thể làm trái bản chất thanh toán của L/C. - Tính chất đồng thuận: + Tùy ý lựa chọn nhưng phải đồng thuận. + Mọi việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các nội dung của L/C phải có sự đồng thuận. Cocghe266 Page 27
  28. Nhóm TTQT 2011 - Mối quan hệ giữa bộ tập quán về L/C và luật quốc gia: không được làm trái với các quy định của luật quốc gia có liên quan. Câu 18: Các chứng từ xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành L/C bao gồm: hóa đơn thương mại, vận tải đơn, giấy gửi hàng đường biển không chuyển nhượng, chứng từ vận tải, biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện, chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm. Trong 7 loại chứng từ trên, 6 loại chứng từ đầu tiên có ngày phát hành trùng với ngày giao hàng. Chỉ có duy nhất chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm có thể có ngày phát hành sau ngày giao hàng. Trong trường hợp đó, nếu trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ ngày không chậm hơn ngày giao hàng thì vẫn được chấp nhận thanh toán. Còn nếu không thì sẽ bị từ chối thanh toán. Ví dụ, một bảo hiểm đơn có ghi ngày phát hành là 15/02/2007 nhưng ngày giao hàng được ghi là 13/02/2007 là bất hợp lệ (bởi ngày phát hành muộn hơn ngày giao hàng). Tuy nhiên, bảo hiểm đơn ghi như trên sẽ được xem là hợp lệ nếu ở đâu đó trên bề mặt của nó có ghi chú thêm rằng bảo hiểm này có giá trị hiệu lực kể từ ngày 13/02/2007, tức là không muộn hơn ngày giao hàng. Câu 19: Theo điều 9b UCP 600, tính chân thật bề ngoài của L/C được hiểu là các nội dung của L/C phải đầy đủ và không được sai phạm, ví dụ như tên người thụ hưởng, tên ngân hàng phát hành, tên người yêu cầu mở L/C, địa điểm mở L/C, ngày phát hành L/C, thời hạn hiệu lực Quan trọng nhất là ngân hàng thông báo phải xác nhận được mã (test key) hoặc chữ ký nhằm xác định tính chân thực của các điện (telex/swift). Câu 21: Ưu nhược điểm của phương pháp tín dụng chứng từ: a. Ưu điểm. Đối với người mua Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định Cocghe266 Page 28
  29. Nhóm TTQT 2011 Đối với người bán. Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có ký quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của Ngân hàng trên thị trương tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng. b. Nhược điểm. Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh toán an toàn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay. Hình thức này có nhiều ưu việt hơn hẳn các hình thức thanh toán quốc tế khác. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn. Câu 24: Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành cần lưu ý các điểm sau: - Ngân hàng phát hành không có trách nhiệm kiểm tra hình thức, nội dung, hiệu lực pháp lý, tính thật giả, tính chính xác, sự hoàn bị của bất cứ chứng từ nào. - Sau 5 ngày làm việc ngân hàng kể từ ngày nhận chứng từ để kiểm tra, ngân hàng mất quyền từ chối tiếp nhận chứng từ. Cocghe266 Page 29
  30. Nhóm TTQT 2011 - Khi phát hiện chứng từ có sai biệt so với các điều khoản và điều kiện của L/C, ngân hàng phát hành thông báo không chậm trễ các sai biệt cho người hưởng lợi biết. Trong trường hợp không thể bỏ qua các sai biệt, ngân hàng phát hành phải trả lại chứng từ cho người xuất trình chứng từ nếu không sẽ mất quyền từ chối chứng từ có sai biệt. Câu 25: Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng thông báo cần lưu ý các điểm sau: - Ngân hàng thông báo cần kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C mà mình thông báo. Một L/C đảm bảo được tính chân thật của nó thì ngân hàng mới được phép thông báo, ngược lại, nếu ngân hàng cứ thông báo, thì hậu quả gây nên thiệt hại cho người hưởng lợi L/C từ việc thông báo đó sẽ do ngân hàng thông báo gánh chịu. - Ngân hàng thông báo không có trách nhiệm phải giải thích nội dung L/C. Mọi việc làm trái với quy định trên mà gây thiệt hại cho người hưởng lợi L/C thì ngân hàng thông báo phải chịu trách nhiệm. - Mọi sự sửa đổi L/C phải từ ngân hàng phát hành, còn nếu không sẽ không có hiệu lực. Điều 9 khoản d, e, f UCP 600. Cau 26: Co Phuong da giai thich rat ky roi, cac ban doc sach nha ( phan dau trong L/C ay) 29) Trình bày quy tắc xác nhận L/C. Ngân hàng xác nhận thư tín dụng có thể gặp rủi ro gì khi xác nhận? Để tránh rủi ro, NH cần phải làm gì? NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình NH xác nhận: Cocghe266 Page 30
  31. Nhóm TTQT 2011 + Phải chịu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng phát hành cũng như rủi ro chính trị và rủi ro cơ chế. + Nếu không có sự kiểm tra bộ chứng từ 1 cách thích đáng thì có thể sẽ không đòi được tiền từ ngân hàng phát hành. Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank): NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. 3.3.4 Biện pháp + Không xác nhận những L/C mà không có dẫn chiếu tới UCP 600 + Không bao giờ xác nhận nếu không có yêu cầu của ngân hàng phát hành. + Không bao giờ xác nhận L/C có thể huỷ ngang + Khi xác nhận L/C phải nắm vững tình hình tài chính của ngân hàng phát hành. + Nếu L/C có các điều kiện rõ ràng có thể nhận được tiền hoàn trả ngay thu được phí thoả đáng thì càng lưu ý: uy tín của ngân hàng phát hành, các rủi ro quốc gia hoặc số tiền L/C quá lớn. • Tuy nhiên lợi ích đối với ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận + Thu phí và các khoản thu nhập liên quan đến chuyển đổi ngoại tệ. + Góp phần phát triển các hoạt động khác của ngân hàng + Tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng khác, làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữa các ngân hàng với nhau. Câu 30: Trình bày thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo L/C. NH thương lượng (negotiating bank) có thể gặp rủi ro gì khi thanh toán bộ chứng từ theo L/C? Để tránh rủi ro, NH phải làm gì? Thương lượng thanh toán là việc NH chỉ định mua các hối phiếu (kí phát đòi tiền NH khác, trừ NH chỉ định) và/ hoặc các chứng từ khi xuất trình phù hợp bằng cách trả tiền trước Cocghe266 Page 31
  32. Nhóm TTQT 2011 hoặc ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày làm việc NH mà vào ngày đó NH được chỉ định được hoàn trả tiền. NH thương lượng có thể gặp phải rủi ro khi người hưởng lợi không giao hàng hoặc giao hàng muộn hoặc giao hàng không đúng qui định như trong L/C. Biện pháp: yêu cầu người thụ hưởng mở một tài khoản để phòng khi có rủi ro xảy ra. Câu 31: Khi làm thủ tục xin mở L/C, người nhập khẩu cần lưu ý gì? Để tránh rủi ro, cần làm gì? 1. Những thủ tục mà người nhập khẩu cần lưu ý: - Cùng với đơn yêu cầu phát hành L/C, người nhập khẩu cần phải có hai giấy ủy nhiệm chi: một để trả thủ tục phí mở L/C, một để kí quĩ mở L/C. - Mẫu đơn yêu cầu phát hành L/C dựa trên maaix của Ngân hàng in theo mẫu thông dụng quốc tế. - Khi điền vào đơn, cần lưu ý: + L/C có thể mở bằng điện hoặc bằng thư. Tùy các hình thức khác nhau mà các NH có cách thông báo tới người hưởng lợi khác nhau. + Người NK phải ghi rõ ràng , cụ thể L/C được mở qua NH nào theo sự thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu chưa có sự thỏa thuận trước thì để cho NHPH L/C tự lựa chọn trong số NH đại lý của họ. + Căn cứ vào quy định của hợp đồng mà xác định loại L/C và xóa bỏ những chữ không cần thiết. Ghi rõ tên, địa chỉ đầy đủ và địa chỉ điện tín của người hưởng lợi L/C. + Số tiền của L/C phải ghi rõ kí hiệu tiền tệ, loại tiền tệ, bằng cả số và chữ. + Chú ý phân biệt hối phiếu trả tiền ngay, hối phiếu trả tiền chậm. + Chứng từ thanh toán tối thiểu mỗi loại 3 bản, nếu cần nhiều hơn thì ghi vào giấy mở L/C để NH đưa vào điều kiện mở L/C. + Chú ý các chứng từ kèm theo L/C như B/L, C/O + Những nội dung về hàng hóa như tên hàng, trọng lượng, quy cách phẩm chất, kí mã hiệu, giá đơn vị đều phải ghi vào đơn xin mở L/C. + Cách vận tải giao nhận, nơi giao hàng, nơi nhận hàng được quy định trong hợp đồng như thế nào thì ghi vào đơn xin mở L/C như thế. Cocghe266 Page 32
  33. Nhóm TTQT 2011 + Hợp đồng TMQT làm cơ sở để mở L/C cần ghi rõ số hiệu, ngày kí hợp đồng và hai bên kí kết. + Cần phải có chữ ký của giám đốc cơ sở kinh doanh nhập khẩu. 2. Để tránh rủi ro, người nhập khẩu cần phải: - Chú ý về chứng từ vận tải: Vận đơn ghi “ Freight to collect” đối với giá FOB , ghi “Freight prepaid” áp dụng với giá CFR và CIF. Các vận đơn phải làm theo lệnh của NHPH L/C Việt Nam và phải thông báo cho người NK ở nước ta. Hóa đơn thương mại nếu cần là hóa đơn chi tiết, thì phải điền thêm chữ “Detailed” đứng trước chữ “Commercial”. Bảo hiểm hơn chỉ cần khi mua theo giá CIF, nếu mua theo giá FOB và CFR thì xóa đi. Cần ghi rõ điều kiện bảo hiểm nào (FPA, WA hay All Risks), bao nhiêu % giá trị hóa đơn, thanh toán bằng loại tiền nào Giấy chứng nhận kiểm nghiệm do ai cấp: xí nghiệp SX, người XK hay cơ quan kiểm nghiệm, giám định của nhà nước hoặc tư nhân tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng. Giấy chứng nhận xuất xứ thông thường do phòng thương mại của nước người XK cấp, hoặc cũng có thể là do người XK tự cấp, nhưng ít thông dụng. Giấy kê khai đóng gói bao bì chi tiết thường là do người xuất khẩu hay người SX cấp, tất nhiên cũng phải quy định trong hợp đồng. - Nội dung về hàng hóa cần phải tùy loại mà có những quy định và tùy biến riêng. - Cách vận tải giao nhận, nơi giao hàng, nơi bốc hàng cũng phải được lưu ý để quy trách nhiệm rủi ro giữa các bên. - Chú ý chi phí , phí đi kèm như phí sửa đổi, phí xác nhận do bên nào chịu. Câu 32: Xuất trình phù hợp theo điều 2 của UCP 600? Nếu một xuất trình phù hợp thì NH phát hành/ xác nhận/ chỉ định phải làm gì theo điều 15 UCP 600? 1. Xuất trình phù hợp theo điều 2 của UCP 600: Xuất trình có nghĩa hoặc là việc chuyển giao chứng từ thuộc một tín dụng cho NHPH hoặc cho NH chỉ định hoặc là các chứng từ được chuyển giao như thế. 2. Nếu một xuất trình phù hợp theo điều 15 thì: - Khi một NHPH quyết định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán. Cocghe266 Page 33
  34. Nhóm TTQT 2011 - Khi một NH xác nhận quyết định việc xuất trình là phù hợp thì nó phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán và chuyển giao các chứng từ tới NHPH. - Khi một NH chỉ định quyết định việc xuất trình là phù hợp và thanh toán hoặc thương lượng thanh toán, thì nó phải chuyển giao các chứng từ tới NH xác nhận hoặc NHPH. Câu 33: Nếu một xuất trình không phù hợp thì NH phát hành/ NH xác nhận/ NH chỉ định phải làm gì theo điều 16 của UCP 600? - Khi một NH chỉ định hành động theo sự chỉ định, một NH xác nhận, nếu có, hoặc NHPH quyết định việc xuất trình là không phù hợp thì NH đó có thể từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. - Khi một NHPH quyết định việc xuất trình là không phù hợp thì nó có thể theo cách thức riêng của mình, tiếp xúc với người yêu cầu đề nghị bỏ qua các sai biệt. Tuy nhiên, điều này không thể kéo dài thời hạn quá thời hạn 5 ngày Ngân hàng. - Khi một NH chỉ định hành động theo sự chỉ định, NH xác nhận, nếu có, hoặc NHPH quyết định từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán, thì nó phải gửi thông báo riêng về việc đó cho người xuất trình. Câu 34: Phân tích quyền lợi của người XK và người NK trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ? 1. Quyền lợi của người XK: - Được hưởng một phần hoặc toàn bộ giá trị của L/C tùy theo quy định của L/C khi đã hoàn tất việc xuất trình bộ chứng từ phù hợp. - Được thanh toán dựa trên hoàn tất xuất trình bộ chứng từ mà không dựa trên hiện trạng thực tế của hàng hóa nên người xuất khẩu có lợi hơn. - Có thể chuyển nhượng được cho người hưởng lợi thứ 2 tùy loại hình L/C. 2. Quyền lợi của người NK: - Có quyền mở L/C - Có quyền được yêu cầu một số nội dung của L/C bằng cách nêu ra trong đơn xin mở L/C. Cocghe266 Page 34
  35. Nhóm TTQT 2011 35. Hãy phân tích điều 4 của UCP 600. Anh chị có bình luận gì về điều khoản này khi sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C? Theo điều 4 của UCP 600, tín dụng là một giao dịch độc lập với hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này có thể la cơ sở hình thành tín dụng. Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như thế, ngay cả khi tín dụng có bất cứ dẫn chiếu nào đến các hợp đồng này. Điều này có nghĩa là tín dụng chứng từ và hợp đồng buôn bán ngoại thương là riêng biệt với nhau. Tín dụng chứng từ là cam kết của ngân hàng về việc thanh toán với người thụ hưởng. Còn hợp đồng là cam kết giữa 2 bên Nhập khẩu và xuất khẩu về mua bán hàng hóa. Với điều 4 của UCP 600, có thể thấy rằng, với phương pháp tín dụng chứng từ, không cần biết hợp đồng mua bán ngoại thương có được thực hiện hay không, chỉ cần quan tâm đến bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều khoản của UCP 600 và các quy định trong L/C là ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho người thụ hưởng (nhà xuất khẩu). Hay nói cách khác, nếu xảy ra bất kỳ tranh chấp gì liên quan đến hợp đồng ngoại thương thì cũng không liên quan đến các chủ thể của tín dụng chứng từ. 36. Xuất trình phù hợp theo UCP 600 là gì? Những nội dung cần kiểm tra đối với hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) theo UCP 600 và ISBP 681? Xuất trình phù hợp là việc xuất trình chứng từ phù hợp đồng thời với:  Các điều kiện và điều khoản của L/C  Các điều khoản được áp dụng của UCP 600  Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế ISBP 681 Nội dung cần kiểm tra với hóa đơn thương mại:  Phải thể hiện là đã được người thụ hưởng phát hành.  Phải được lập đúng tên người yêu cầu  Phải được lập bằng loại tiền của tín dụng: hóa đơn thương mại phải thể hiện giá trị hàng hóa đã được giao hoặc dịch vụ đã cung cấp. Đơn giá và loại tiền tề ghi trên hóa đơn phải giống Cocghe266 Page 35
  36. Nhóm TTQT 2011 như trong L/C. Phải thể hiện bất kỳ khoản khấu trừ hay triết khấu nào theo yêu cầu của L/C  Không nhất thiết phải được ký hay ghi ngày tháng trừ phi L/C yêu cầu  Mô tả hàng hóa, dịch vụ trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả trong tín dụng, không nhất thiết phải là bản sao của L/C. Với điều kiện giao dịch thương mại thì phải ghi chính xác như những gì ghi trên L/C. Cau 37. 10.a. Trong mọi trường hợp sửa đổi L/C cần được thông báo cho người thụ hưởng biết về các sửa đổi để chuẩn bị chứng từ sao cho phù hợp với L/C. Nếu có NHXN thì cũng phải thông báo cho NH này bởi NHXN và NHTB đều là những ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng, do đó họ có quyền được biết L/C sửa đổi như thế nào để tiến hành xác nhận lại. Điều quan trọng là mọi sửa đổi phải thông qua NHPH mới có hiệu lực 10.b Sau khi L/C được sửa đổi thì NHPH mặc nhiên chấp nhận những sửa đổi đó, và không được phép hủy bỏ nó. NHXN có thể xác nhận thêm hoặc không xác nhận thêm là quyền của NH này. 10.c Tín dụng thư sửa đổi bắt đầu có hiệu lực trong 2 TH Người hưởng lợi thông báo chấp nhận sửa đổi sau khi nhận được thông báo sửa đổi của ngân hàng thông báo sửa đổi này. Nếu người hưởng lợi không thông báo là mặc nhiên sử dụng những chứng từ xuất trình giống với thư sửa đổi thì thời điểm xuất trình này được coi như là thông báo sửa đổi. 10.d 10.e giả sử như sửa đổi 5 điều mà người thụ hưởng chỉ chấp nhận tối đa 4 điều trong sửa đổi thì coi như là thông báo ko chấp nhận sửa đổi này 10.f Nếu quy định trong khoảng thời gian X ngày sau khi gửi thư thông báo sửa đổi, người thụ hưởng sẽ phải chấp nhận thì coi như không có sửa đổi này, sửa đổi mất hiệu lực Một điều khoản trong sửa đổi quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lưc nếu người hưởng lợi chấp nhận trong một thời gian nhât định sẽ không được xem 37. Xuất trình phù hợp theo UCP 600 là gì? Những nội dung cần kiểm tra đối với chúng từ bảo hiểm (Insurance documents) theo UCP 600 và ISBP 681? Người phát hành chứng từ bảo hiểm: Cocghe266 Page 36
  37. Nhóm TTQT 2011 Chứng từ bảo hiểm phải được ký và phát hành bởi công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hay các đại lý, người được ủy quyền của họ. Văn phòng môi giới bảo hiểm có thể phát hành nhưng phải là chữ ký của công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý, người ủy quyền của họ. Các rủi ro được bảo hiểm: Chứng từ bảo hiểm phải bảo hiểm các rủi ro được quy định rõ trong L/C. Bảo hiểm cùng một rủi ro, cho cùng một chuyến hàng phải được thể hiện trong một chứng từ, trừ khi chứng từ thể hiện bảo hiểm từng phần bằng tỷ lệ %. Ngày tháng: Chứng từ bảo hiểm có ghi ngày hết hạn hiệu lực phải thể hiện rõ ràng rằng ngày hết hạn đó có liên quan đến ngày muộn nhất phải bốc hàng lên tàu hay ngày giao hàng hay ngày nhận hàng để chở, tùy từng trường hợp, không liên quan đến ngày xuất trình chứng từ đòi bồi thường bảo hiểm. Loại tiền và số tiền: Chứng từ bảo hiểm phải được phát hành bằng loại tiền và số tiền tối thiểu bằng số tiền mà L/C yêu cầu. UCP không quy định tỷ lệ bảo hiểm tối đa là bao nhiêu. Việc tính toán số tiền bảo hiểm phải dựa trên tổng giá trị hàng hóa dù cho trong L/C hay hóa đơn chỉ thể hiện một phần nhất định của tổng giá trị hàng hóa. Bên được bảo hiểm và ký hậu: Hình thức của chứng từ bảo hiểm phải phù hợp với quy định của L/C và khi cần phải được ký hậu bởi bên được quyền nhận tiền bồi thường bảo hiểm. Một chứng từ bảo hiểm phải được phát hành hay ký hậu để quyền nhận tiền bồi thường xảy ra khi chuyển giao hay trước khi trao chứng từ. 38. Những nội dung cần kiểm tra đối với giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin) theo UCP 600 và ISBP 681?  Xuất trình một chứng từ được ký và ghi ngày tháng xác nhận xuất xứ của hàng hóa.  Người phát hành chứng nhận xuất xứ:  Được phát hành bởi phòng thương mại, và phải thể hiện rõ người hưởng lợi, người xuất khẩu hay người sản xuất sẽ được chấp nhận. Nếu L/C không quy định rõ thì một chứng từ Cocghe266 Page 37
  38. Nhóm TTQT 2011 được phát hành bởi bất kỳ bên nào đều được chấp nhận.  Nội dung giấy chứng nhận xuất xứ:  Giấy chứng nhận xuất xứ phải thể hiện là liên quan đến hàng hóa ghi trong hóa đơn. Mô tả hàng hóa có thể ghi chung chung nhưng phải phù hợp, không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong L/C và các chứng từ liên quan đến hàng hóa.  Thông tin về người nhận hàng không được mâu thuẫn với thông tin về người nhận hàng trong chứng từ vận tải.  Trên CO có thể ghi tên người gửi hàng hay người xuất khẩu, không nhất thiết phải là người thụ hưởng L/C hay người gửi hàng ghi trên chứng từ vận tải. 39. Những nội dung cần kiểm tra đối với hối phiếu (Bill of Exchange) theo UCP 600 và ISBP 681? Thời hạn: Thời hạn hối phiếu phải phù hợp với các điều kiện của L/C Nếu không phải là hối phiếu trả ngay thì phải có thời hạn rõ ràng, xác định được từ dữ liệu ghi trên hối phiếu. Nếu trên hối phiếu ghi là xx ngày sau ngày vận đơn thì ngày vận đơn được tính là ngày giao hàng lên tàu. Nếu có nhiều ngày giao hàng lên tàu thì chọn ngày ghi chú sớm nhất để tính là ngày vận đơn. Nếu có nhiều bộ vận đơn đi kèm hối phiếu thì lấy vận đơn có ngày vận đơn muộn nhất làm ngày tính thời hạn hối phiếu. Ngày đến hạn: Nếu ngày đến hạn là ngày cụ thể thì ngày đó phải được tính phù hợp với yêu cầu của L/C Đối với hối phiếu ký phát “vào XXX ngày sau khi nhìn thấy” thì ngày đến hạn được tính như sau: Nếu ngân hàng trả tiền không từ chối thanh toán thì sẽ thanh toán vào ngày XXX sau ngày nhận được chứng từ bởi ngân hàng. Nếu ngân hàng trả tiền từ chối rồi lại đồng ý thanh toán thì ngày đến hạn là ngày XXX sau khi ngân hàng đồng ý thanh toán. Trong mọi trường hợp, ngân hàng trả tiền phải thông báo ngày đến hạn cho bên xuất trình. Cocghe266 Page 38
  39. Nhóm TTQT 2011 Ngày ngân hàng, gia hạn, chuyển tiền chậm: Trả tiền phải được thực hiện ngay lập tức vào ngày đến hạn, tại nơi mà hối phiếu được trả tiền. Ngày đến hạn phải là ngày ngân hàng, nếu không phải là ngày ngân hàng thì sẽ là ngày mở của đầu tiên tiếp theo sau ngày đến hạn. Việc chuyển tiền chậm vì lý do ân hạn hay thời gian cần thiết cần thiết để chuyển tiền sẽ không được cộng thêm để kéo dài ngày đến hạn theo quy định của hối phiếu. Ký hậu: Hối phiếu phải được ký hậu nếu cần thiết Số tiền: Số tiền ghi bằng số và bằng chữ phải bằng nhau, loại tiền như quy định trong L/C Hối phiếu đòi tiền Hối phiếu phải đòi tiền bên như trong L/C quy định và phải do người thụ hưởng ký phát. L/C được phát hành yêu cầu phiếu hối phiếu đòi tiền người mở L/C như là một chứng từ yếu cầu xuất trình. Sửa chữa và thay đổi: Phải được xác nhận của người ký phát nhưng ở một số nước thì điều này là không được. Ngân hàng phát hành ở các nước này cần quy định rõ trong L/C là sự thay đổi trên hối phiếu là không được phép. Câu 40: phân tích tc cơ bản của L/C thương mại theo UCP 600? Tính chất này làm cho DN XNK phải lưu ý gì khi sử dụng L/C? Trả lời: L/C thương mại là một chứng thư (điện hoặc chứng chỉ), trong đó ngân hàng phát hành L/C sẽ cam kết trả tiền cho người XK nếu họ trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều khoản quy định trong L/C L/C thương mại được hình thành trên cơ sở của hợp đồng cơ sở, nhưng sau khi phát hành, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Đây là tính chất quan trọng của L/C. Tính chất của L/C được quy định rất chặt chẽ trong UCP 600: “về bản chất, L/C là những giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán , hoặc các hợp đồng khác mà các hợp đồng này có thể làm cơ sở cho L/C Cocghe266 Page 39
  40. Nhóm TTQT 2011 và các ngân hàng không bị liên quan đến, hoặc bị ràng buộc các hợp đồng như thế thậm chí ngay cả trong L/C có bất cứ sự dẫn chiếu nào đến các hợp đồng đó, vì vậy cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ một nghĩa vụ nào khác của thư tín dụng không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ mối quan hệ của họ với ngân hàng phát hành và người thụ hưởng. Theo tính chất trên, L/C là những giao dịch riêng biệt với các HĐ mua bán và các ngân hàng tham gia sẽ không bị liên quan đến trong những trường hợp xảy ra tranh chấp. Vì thế khi sử dụng L/C, các DN XNK cần đặc biệt chú ý đến những điều kiện, điều khoản quy định trong hợp đồng như: số liệu, ngày mở, địa điểm, tên và địa chỉ những người tham gia L/C, số tiền của thư tín dụng, thời hạn hiệu lực, giao hàng, cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành Đặc biệt đối với DN XK, khi tạo lập bộ chứng từ cần phải khớp với L/C để có thể tránh được các rủi ro trong việc nhận tiền từ ngân hàng phát hành L/C. Câu 41: Người trả tiền trong các phương thức thanh toán: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, L/G, L/C? Trả lời: Phương thức: Người trả tiền (payer): Người NK, người bị ký phát, người chi trả các chi phí dịch vụ, Chuyển tiền người trả cổ tức, trái tức, lãi vay ngân hang, người trả tiền phạt, bồi thường Ghi sổ Người bị ghi sổ: người NK (HĐ thương mại quốc tế) hoặc người được nhận các dịch vụ cung ứng (HĐ phi thương mại) Nhờ thu Người bị ký phát (drawee): người NK Người thụ hưởng bảo lãnh: người NK L/G Trong trường hợp người NK không hoàn thành nghĩa vụ khi đến hạn, người bảo lãnh (thường là NHTM, các công ty bảo hiểm, tài chính) sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định. L/C Ngân hàng phát hành L/C Cocghe266 Page 40
  41. Nhóm TTQT 2011 Câu 42: Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào đảm bảo quyền lợi cho người XK hơn cả? vì sao? Trả lời: + Đối với phương thức nhờ thu: luôn tiềm ẩn rủi ro cho người XK vì việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người NK có muốn nhận hàng hay không, nếu giá thị trường thấp hơn giá trong HĐ thì người NK đương nhiên không tha thiết thực hiện HĐ -> phương thức này không có lợi cho người XK. + Đối với phương thức tín dụng chứng từ: đây là phương thức được sử dụng rất phổ biến trong TTQT ngày nay, đồng thời cũng là một trợ thủ tốt cho người XK. Việc thanh toán của NH phát hành độc lập với thiện chí của người NK muốn hay không muốn nhận hàng, người XK chỉ việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều khoản trong L/C để có thể nhận tiền từ NH phát hành. + Đối với phương thức ủy thác mua (A/P): khi mà người XK không tin tưởng vào khả năng trả tiền của NH phát hành ở nước người NK, do đó yêu cầu người NK chuyển tiền sang NH nước người XK để ủy quyền cho NH này trả tiền hối phiếu của người XK ký phát. Vì thế A/P chính là phương thức có lợi nhất đối với người XK. Câu 43: NH phát hành L/C từ chối trả tiền cho người hưởng lợi L/C trong trường hợp nào? Trả lời: NH phát hành L/C từ chối trả tiền cho người hưởng lợi L/C trong trường hợp bộ chứng từ của người XK tạo lập có những sai biệt về các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng, cụ thể là: + Không đúng loại chứng từ mà L/C quy định, + Không đủ số lượng chứng từ, + Chứng từ không thể hiện đầy đủ các nội dung mà L/C yêu cầu, + Chứng từ được tạo lập bởi cơ quan lập chứng từ không đúng như trong L/C yêu cầu (có thể là chứng từ giả mạo) + Xuất trình chứng từ sai địa điểm quy định của L/C. Câu 44: Một công ty XNK nhận được một L/C không ghi rõ ngày hết hạn hiệu lực, công ty này có thể coi: - L/C này không có tính chân thật bề ngoài, do đó nó vô hiệu. Cocghe266 Page 41
  42. Nhóm TTQT 2011 Vì : theo điều 42a bộ tập quán điều chỉnh L/C thì tất cả các tín dụng thư phải quy định ngày hết hạn hiệu lực và nơi xuất trình chứng từ để thanh toán, chấp nhận Nếu như trong L/C không nói rõ thì đương nhiên sẽ bị coi là vi phạm quy định và trở lên vô hiệu. 42. Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu hơn cả? Tại sao? - Trong các phương thức thanh toán, phương thức chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức bảo lãnh, phương thức tín dụng dự phòng, thanh toán nhờ thu, tín dụng chứng từ và ủy thác mua thì phương thức ủy thác mua là phương thức đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu hơn cả. - Với các phương thức khác, quyền trả tiền hay không vẫn thuộc sự định đoạt của nhà nhập khẩu sau khi mà nhà xuất khẩu đã giao hàng. Với phương thức ủy thác mua thì ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển tiền đến ngân hàng đại lý của mình ở nước nhà xuất khẩu và kèm theo thư ủy thác mua lại hối phiếu nếu có bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp. Điều này sẽ giúp cho nhà xuất khẩu chủ động hơn trong việc lấy tiền và kết thúc hợp đồng. - Trong thực tế, để đảm bảo quyền lợi thì có thể kết hợp các phương thức với nhau, tùy vào năng lực đàm phán của các bên. Tuy nhiên, dù cho với phương thức nào thì chữ tín luôn luôn đóng vai trň quan trọng nhất. Cŕng sử dụng phương thức an toàn với nhà xuất khẩu, càng đồng nghĩa với việc, nhà xuất khẩu không tin tưởng vào nhà nhập khẩu. Câu 43: bài tập tình huống Theo điều 31b bộ tập quán về L/C về giao hàng hoặc thanh toán từng phần: “việc xuất trình nhiều bộ chứng từ vận tải trên cùng một phương tiện vận chuyển và cùng chung một hành trình, miễn là có chung một nơi hàng đến sẽ không được coi là giao hàng từng phần, ngay cả khi chứng từ ghi các ngày giao hàng khác nhau hoặc các cảng xếp hàng, nơi nhận hàng để chở hoặc nơi gửi hàng khác nhau ” Trong tình huống này, hàng hóa (bột mì ) tuy được chở trên 3 toa khác nhau nhưng đều trên cùng 1 đoàn tàu, trong cùng một ngày, cùng một hướng, cùng một địa điểm đến; nhưng theo điều 31b thì đây không bị coi là giao hàng từng phần và bộ chứng từ (3 vận đơn đường sắt) vẫn hoàn toàn hợp lệ. 44) Thời điểm nào được coi là người hưởng lợi chấp nhận 1 sự sửa đổi L/C theo UCP 600? Theo điều 10 UCP 600, có 2 trường hợp xảy ra: Cocghe266 Page 42
  43. Nhóm TTQT 2011 Sau thời điểm nhận được thông báo sửa đối L/C, thời điểm mà người hưởng lợi chập nhận một sửa đổi L/C là thời điểm người thụ hưởng có thông báo chấp nhận sửa đổi L/C đến ngân hàng thông báo. Nếu như sau khi nhận được thông báo sửa đổi L/C từ ngân hàng thông báo mà đến khi xuất trình, người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những sửa đổi đã thông báo thì thời điểm xuất trình phù hợp là thời điểm người hưởng lợi chấp nhận sự sửa đổi L/C đã được thông báo trước đó. Câu 45: Thời hạn thanh toán của hối phiếu trả chậm 60 ngày theo L/C là được tính kể từ ngày nào? Ngày xuất trình hay sau 5 ngày kể từ ngày xuất trình hối phiếu? Ngày chấp nhận thanh toán là ngày nào? Theo L/C, thời hạn thanh toán của hối phiếu trả chậm 60 ngày là được tính kể từ ngày mà sau ngày xuất trình hối phiếu 5 ngày ngân hàng để ngân hàng có thể kiểm tra xem xuất trình có phù hợp hay không. Ngày chấp nhận thanh toán là sau 60 ngày kể từ khi hối phiếu được ngân hàng xác nhận là xuất trình phù hợp. Cocghe266 Page 43