Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 8: Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua (tt)

pdf 9 trang nguyendu 4790
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 8: Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua (tt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_8_phuong_thuc.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 8: Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua (tt)

  1. Chương 8: Câu 36 : xuất trình phù hợp theo UCP600 là gì ? những nội dung cần kiểm tra đối với vẫn đơn đường biển theo UCP 600 và ISBP 681 ? Những nội dung cần kiểm tra với vận đơn đường biển theo UCP600 và ISBP 681 gồm có : 1/Áp dụng điều 22 UCP: Áp dụng điều 22 UCP 600 trong trường hợp: Khi hợp đồng vận tải yêu cầu xuất trình vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu Khi L/C cho phép xuất trình vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu và vận tải dơn theo hợp đồng thuê tàu được xuất trình. Một chứng từ vận tải chỉ ra là nó phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu thì nò là vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu tuân theo điều 22-UCP 600. 2/ /Điều khoản :vận tải theo hợp đồng thuê tàu phải gồm một bộ đầy đủ các bản gốc : Các bản gốc có thể được ghi chú là “bản gốc thứ nhất”, ”bản gốc thứ 2”,”hai bản gốc như nhau”,”ba bản gốc như nhau” hoặc các ghi chú tương tự. Không nhất thiết trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải có chữ “original” mới được chấp nhận theo L/C. 3//Điều khoản về ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu: Bản gốc của một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải có chữ ký theo hình thức quy định tại điều 22-UCP 600. . Nếu vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu được ký bởi thuyền trưởng,người thuê tàu hoặc chủ tàu thì chữ ký phải được xác nhận là của những người này. . Nếu vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu được ký bởi một đại lý thay mặt thuyền trưởng,người thuê tàu,chủ tàu thì đại lý đó phải được nhận biết:không cần ghi tên của thuyền trưởng nhưng tên người thuê tàu hoặc chủ tàu thì phải được ghi ra. 4//Điều khoản về ghi chú đã bốc hàng lên tàu: Nếu trên vận tải đơn theo hợp đồng thê tàu ghi “đã bốc hàng”thì ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng,trừ khi trên vận đơn đã có ghi chú về hàng đã bốc thì ngày trong ghi chú về hàng đã bốc đó được coi là ngày giao hàng. Có nhiếu cách diễn tả “đã bốc hàng lên tàu”,như” hàng đã bốc lên tàu nhìn bề ngoài trong điều kiện tốt”,hay” hàng đã bốc lên tàu”,”đã bốc” và các cách diễn đạt tương tự. 5//Điều khoản về cảng bốc và cảng dỡ: Nếu L/C quy định về một khu vực địa lý,một cảng bốc hoặc một cảng dỡ cụ thế thì vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải ghi cảng bốc hàng thực tế mà phải nằm trong khu vực địa lý hoặc trong trong dãy các cảng đã được nêu,nhưng có thể nêu các cảng là cảng dỡ hàng hoặc có thể ghi theo khu vực địa lý. 6/Điều khoản về người nhận hàng ,bên ra lệnh,người gửi hàng và ký hậu,bên thông báo:
  2.  Nếu L/ C yêu cầu một vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu ghi hàng hóa được giao cho một bên đích danh thì vận đơn theo hợp đồng thuê tàu không được ghi từ “theo lệnh”,hoặc “theo lện của” trước tên bên đích danh đó.Tương tự,nếu L/C quy định hàng hòa được giao “theo lệnh”,”theo lệnh của” thì không được ghi hàng hóa giao trực tiếp cho bên đích danh trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu.  Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu phải được gửi hàng ký hậu nếu nó được phát hành theo lệnh,hoặc theo lệnh của người gửi hàng.(việc ký hậu cho thấy có thể cho phép thay mặt người gửi hàng.  Nếu L/c không ghi rõ tên người thông báo thì ô bên Thông báo trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu có thể để trống hoặc điền vào tùy ý cách. 7/Điều khoản về vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu hoàn hảo: Các điều khoản hoặc ghi chú trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu: Tuyên bố một cách rõ ràng về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì là không thể chấp nhận. Không tuyên bố rõ ràng về tình trạng khuyết tật cùa bao bì thì không coi là có sai biệt. Tuyên bố rằng:” bao bì không thích hợp chovận chuyển đường biển “ thì không thể chấp nhận. Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu sẽ không được coi là hoàn hảo nếu từ “hoàn hảo” ghi trên vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu và bị xóa đi,trừ khi có một điều khoản hoặc ghi chú nói rõ rằng hàng hóa hoặc bao bì có khuyết tật. 8/Điều khoản về giao hàng từng phần: Giao hàng trên nhiều con tàu gọi là giao hàng từng phần,ngay cả khi các tàu này khởi hành cùng một ngày để đến cùng một cảng đến. Nếu L/C cấm giao hàng từng phần và có nhiều vận tải đơn gốc được xuất trình cho lô hàng từ một hay nhiều cảng bốc hàng (cho phép đặc biệt trong khu vực địa lý hoặc các loạt cảng quy định trong L/C (với điều kiện là chúng dùng cho việc giao hàng trên một con tàu ,cùng một hành trình,cùng một cảng dỡ hàng,loạt càng dỡ hàng hoặc khu vực địa lý. Nếu có nhiều ngày giao hàng khác nhau của nhiều bộ vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu được xuất trình thì ngày giao hàng muôn nhất trong các ngày đó sẽ dược dùng để tính bất cứ thời hạn xuất trình nào (ngày đó phải xảy ra hoặc trước ngày giao hàng muộn nhất quy định trong L/C). 9/Điều khoản về mô tả hàng hóa: Những mô tả hàng hóa trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phải được miêu tả không miêu tả với những mâu thuẫn trong L/C. 10/Điều khoản về sửa chữa và thay đổi:
  3. Những sữa chữa và thay đổi trên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phải được xác nhận ,do người chủ tàu,người thuê tàu,thuyền trưởng hoặc bất cứ đại lý nào của họ. Không cần phải xác nhận những thay đổi hoặc sửa chữa có thể đã được thể hiện trên bản gốc lên các bản sao vận đơn. 11/Điều khoản về cước phí và phụ phí: Nếu L/c quy định vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phải ghi cước phí đã trả hoặc sẽ trả tại cảng đến thì trên vận đơn đó phài ghi cho phù hợp Đối với các chứng từ trả trước hoặc sẽ thu sau phải có quy định rõ ràng của người yêu cầu và các ngân hàng phát hành. Không được ghi các phụ phí lên vận đơn theo hợp đồng thuê tàu nến L/C quy định không chấp nhận các phụ phí,các phụ phí này đề cập đến chi phí gắn liền với việc xếp dỡ hàng hóa như miễn xếp,miễn dỡ,miễn xếp dỡ,miễn xếp dỡ và sắp xếp.(các chi phí được đề cập trên chứng từ vận tải do dỡ hàng chậm hoặc chi phí sau khi dỡ hàng không được coi là phụ phí theo nghĩa này. Điều 20 của UCP 600 quy định Câu 37 : xuất trình phù hợp theo UCP600 là gì ? những nội dung cần kiểm tra đối với chứng từ bảo hiểm theo UCP600 và ISBP 681 ? Trả lời : theo UCP 600, xuất trình phủ hợp là một xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản tín dụng, của các điều khoản có thể áp dụng của quy tắc này và với thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế Những nội dung cần kiểm tra đối với chứng từ bảo hiểm : Các điều khoản quy định trách nhiệm người bảo hiểm và người được bảo hiểm theo từng điều kiện bảo hiểm (các điều này thường được in sẵn). Các điều khoản riêng biệt của hợp đồng bảo hiểm thường được kí kết: Đối tượng được bảo hiểm: tên hàng, số lượng, kí mã hiệu, phương tiện chuyên chở. Về giá trị bảo hiểm: nếu không quy định trong tín dụng về mức bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hàng hóa tính theo CIF hoặc CIP cộng 10% lời dự tính. Nếu kinh doanh theo CIP thì mức bồi thường bảo hiểm là 110%CIP Nếu kinh doanh theo CIF thì mức bồi thường bảo hiểm là 110%CIF Khi trị giá CIP và CIF không xác định được thì dựa vào số tiền thanh toán hoặc tổng giá trị lô hàng, tùy theo số tiền nào lớn hơn. Đồng tiền bảo hiểm phải thể hiện bằng đồng tiền ghi trên hợp đồng hoặc L/C . Phải quy định rõ loại bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm: AR, WA, EPA, SRCC Nếu đơn bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm mọi rủi ro mà có một chứng từ bảo hiểm không đề cập đến hay có ghi chú tiêu đề “mọi rủi ro”thì vãn được xem là chứng từ bảo hiểm mọi rủi ro.
  4. . Tổng số phí bảo hiểm phải trả. . Địa điểm hàng hóa bắt đầu được bảo hiểm và nơi hết trách nhiệm bảo hiểm như quy định trong tín dụng. . Giấy chứng nhận bảo hiểm: là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để chấp nhận bảo hiểm cho một lô hàng nào đó. Giấy chứng nhận bảo hiểm có tác dụng :  Thay thế đơn bảo hiểm, làm bằng chứng về một bảo hiểm được kí kết.  Bằng chứng về phạm vi được bảo hiểm của hàng hóa, là chứng từ cần thiết trong hồ sơ khiếu nại bao gồm những điều gần giống như đơn bảo hiểm. Câu 38. Những nội dung cần kiểm tra đối với giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin) theo UCP 600 và ISBP 681?  Xuất trình một chứng từ được ký và ghi ngày tháng xác nhận xuất xứ của hàng hóa.  Người phát hành chứng nhận xuất xứ:  Được phát hành bởi phòng thương mại, và phải thể hiện rõ người hưởng lợi, người xuất khẩu hay người sản xuất sẽ được chấp nhận. Nếu L/C không quy định rõ thì một chứng từ được phát hành bởi bất kỳ bên nào đều được chấp nhận.  Nội dung giấy chứng nhận xuất xứ:  Giấy chứng nhận xuất xứ phải thể hiện là liên quan đến hàng hóa ghi trong hóa đơn. Mô tả hàng hóa có thể ghi chung chung nhưng phải phù hợp, không mâu thuẫn với mô tả hàng hóa trong L/C và các chứng từ liên quan đến hàng hóa.  Thông tin về người nhận hàng không được mâu thuẫn với thông tin về người nhận hàng trong chứng từ vận tải.  Trên CO có thể ghi tên người gửi hàng hay người xuất khẩu, không nhất thiết phải là người thụ hưởng L/C hay người gửi hàng ghi trên chứng từ vận tải. Câu 39. Những nội dung cần kiểm tra đối với hối phiếu (Bill of Exchange) theo UCP 600 và ISBP 681? Thời hạn: Thời hạn hối phiếu phải phù hợp với các điều kiện của L/C Nếu không phải là hối phiếu trả ngay thì phải có thời hạn rõ ràng, xác định được từ dữ liệu ghi trên hối phiếu. Nếu trên hối phiếu ghi là xx ngày sau ngày vận đơn thì ngày vận đơn được tính là ngày giao hàng lên tàu. Nếu có nhiều ngày giao hàng lên tàu thì chọn ngày ghi chú sớm nhất để tính là ngày vận đơn. Nếu có nhiều bộ vận đơn đi kèm hối phiếu thì lấy vận đơn có ngày vận đơn muộn nhất làm ngày tính thời hạn hối phiếu.
  5. Ngày đến hạn: Nếu ngày đến hạn là ngày cụ thể thì ngày đó phải được tính phù hợp với yêu cầu của L/C Đối với hối phiếu ký phát “vào XXX ngày sau khi nhìn thấy” thì ngày đến hạn được tính như sau: Nếu ngân hàng trả tiền không từ chối thanh toán thì sẽ thanh toán vào ngày XXX sau ngày nhận được chứng từ bởi ngân hàng. Nếu ngân hàng trả tiền từ chối rồi lại đồng ý thanh toán thì ngày đến hạn là ngày XXX sau khi ngân hàng đồng ý thanh toán. Trong mọi trường hợp, ngân hàng trả tiền phải thông báo ngày đến hạn cho bên xuất trình. Ngày ngân hàng, gia hạn, chuyển tiền chậm: Trả tiền phải được thực hiện ngay lập tức vào ngày đến hạn, tại nơi mà hối phiếu được trả tiền. Ngày đến hạn phải là ngày ngân hàng, nếu không phải là ngày ngân hàng thì sẽ là ngày mở của đầu tiên tiếp theo sau ngày đến hạn. Việc chuyển tiền chậm vì lý do ân hạn hay thời gian cần thiết cần thiết để chuyển tiền sẽ không được cộng thêm để kéo dài ngày đến hạn theo quy định của hối phiếu. Ký hậu: Hối phiếu phải được ký hậu nếu cần thiết Số tiền: Số tiền ghi bằng số và bằng chữ phải bằng nhau, loại tiền như quy định trong L/C Hối phiếu đòi tiền Hối phiếu phải đòi tiền bên như trong L/C quy định và phải do người thụ hưởng ký phát. L/C được phát hành yêu cầu phiếu hối phiếu đòi tiền người mở L/C như là một chứng từ yếu cầu xuất trình. Sửa chữa và thay đổi: Phải được xác nhận của người ký phát nhưng ở một số nước thì điều này là không được. Ngân hàng phát hành ở các nước này cần quy định rõ trong L/C là sự thay đổi trên hối phiếu là không được phép. Câu 40. Phân tích tính chất cơ bản của L/C thương mại theo UCP600? Tính chất này làm cho doanh nghiệp XNK phải lưu ý gì khi sử dụng L/C? - L/C không phụ thuộc vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ hợp đồng đó người ta tiến hành mở L/C). Các ngân hàng không liên quan hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó (điều 4 UCP600). - Các ngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm đến hàng hóa/dịch vụ. Cho dù người bán giao hàng bị thiếu, hàng kém chất lượng, giao hàng sai , nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù hợp với L/C, UCP, ISBP thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng. Các bên tham gia trong thư
  6. tín dụng không được lợi dụng vào tình trạng hàng hóa/dịch vụ được giao để trì hoãn việc thanh toán (Điều 5 UCP600). - Theo UCP600 thì L/C là không thể hủy ngang. - Theo UCP600 quy định, thì các bên muốn áp dụng phiên bản UCP nào thì phải quy định rõ trong thư tín dụng. - Mặc dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hàng hóa/dịch vụ, nhưng ngân hàng phát hành mới là người thanh toán, cho nên khi người thụ hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. - Doanh nghiệp xuất khẩu cần phải biết về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành do cam kết trả tiền L/C được thực hiện bởi chính ngân hàng phát hành chứ không phải doanh nghiệp nhập khẩu. Do vậy, việc biết được chắc chắn khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đảm bảo khả năng thu được tiền bán hàng của doanh nghiệp xuất khẩu. Để biết được khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, doanh nghiệp xuất khẩu cần yêu cầu ngân hàng phục vụ mình tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành, bởi trong hoạt động nghiệp vụ, các ngân hàng luôn thực hiện việc cập nhật thông tin của các ngân hàng khác trên thế giới. Bên cạnh đó, để lường trước rủi ro, trước khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế, doanh nghiệp xuất khẩu nên đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu tư vấn về khả năng, uy tín của ngân hàng phát hành cũng như các điều khoản cụ thể trong L/C nhằm tránh trường hợp khi nhận được L/C mới đi tư vấn, như vậy thì đã quá muộn. - Theo thông lệ quốc tế, các ngân hàng xử lý L/C chỉ căn cứ vào bộ chứng từ, không căn cứ vào hàng hóa, do đó doanh nghiệp xuất khẩu có thể giao hàng không đúng như hợp đồng thương mại quốc tế nhưng lập bộ chứng từ phù hợp với L/C thì vẫn thanh toán được tiền từ ngân hàng phát hành L/C. Thực tiễn thương mại quốc tế cho thấy rằng đã có một số trường hợp xuất hiện chứng từ giả mạo mà UCP lại cho phép các ngân hàng miễn trách về chứng từ giả mạo, bởi thực tế ngân hàng cũng khó phát hiện được chứng từ giả mạo. Chính vì vậy, để hạn chế rủi ro, doanh nghiệp nhập khẩu cần tìm hiểu kỹ đối tác, giám sát chặt chẽ lô hàng, quá trình giao hàng cũng như có những quy định cụ thể đối Câu41: người trả tiền trong các phương thức thanh toán: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, L/G, L/C: + Trong phương thức thanh toán chuyển tiền: Chuyển tiền là hình thức thanh toán người mua yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trong tài khoản của mình để trả cho người bán vào 1 thời điểm nhất định. Do vậy trong phương thức này người trả tiền chính là người nhập khẩu. + Trong phương thức ghi sổ: Phương thức ghi sổ thực chất là bán chịu trong đó nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ. Nhà nhập khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán cho người ghi sổ.
  7. Do vậy trong phương thức này người trả tiền cũng chính là người nhập khẩu. + Trong phương thức nhờ thu: nhờ thu là phương thức mà người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu, và các ngân hàng sẽ không có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm gì nếu những chỉ thị nhờ thu mà họ chuyển không được thực hiện. Do vậy trong phương thức này người trả tiền là người nhập khẩu. + Trong phương thức L/G: Do ngân hàng bảo lãnh chỉ có nghĩa vụ trả tiền nếu bên được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nên trong phương thức này người trả tiền là người nhập khẩu. + Trong phương thức L/C: Trong phương thức L/C, người nhập khẩu chỉ cần xuất trình giấy tờ phù hợp với thư tín dụng là ngân hàng phát hành thư tín dụng phải trả tiền, bất kể ý muốn của người nhập khẩu. Do vậy trong phương thức này người có nghĩa vụ trả tiền đầu tiên cho người xuất khẩu là ngân hàng phát hành L/C. Câu 42: Trong các phương thức thanh toán, phương thức nào đảm bảo quyền lợi cho người XK hơn cả? vì sao? Trả lời: + Đối với phương thức nhờ thu: luôn tiềm ẩn rủi ro cho người XK vì việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người NK có muốn nhận hàng hay không, nếu giá thị trường thấp hơn giá trong HĐ thì người NK đương nhiên không tha thiết thực hiện HĐ -> phương thức này không có lợi cho người XK. + Đối với phương thức tín dụng chứng từ: đây là phương thức được sử dụng rất phổ biến trong TTQT ngày nay, đồng thời cũng là một trợ thủ tốt cho người XK. Việc thanh toán của NH phát hành độc lập với thiện chí của người NK muốn hay không muốn nhận hàng, người XK chỉ việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều khoản trong L/C để có thể nhận tiền từ NH phát hành. + Đối với phương thức ủy thác mua (A/P): khi mà người XK không tin tưởng vào khả năng trả tiền của NH phát hành ở nước người NK, do đó yêu cầu người NK chuyển tiền sang NH nước người XK để ủy quyền cho NH này trả tiền hối phiếu của người XK ký phát. Vì thế A/P chính là phương thức có lợi nhất đối với người XK. Câu 43: NH phát hành L/C từ chối trả tiền cho người hưởng lợi L/C trong trường hợp nào? Trả lời: NH phát hành L/C từ chối trả tiền cho người hưởng lợi L/C trong trường hợp bộ chứng từ của người XK tạo lập có những sai biệt về các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng, cụ thể là: + Không đúng loại chứng từ mà L/C quy định, + Không đủ số lượng chứng từ, + Chứng từ không thể hiện đầy đủ các nội dung mà L/C yêu cầu, + Chứng từ được tạo lập bởi cơ quan lập chứng từ không đúng như trong L/C yêu cầu (có thể là chứng từ giả mạo) + Xuất trình chứng từ sai địa điểm quy định của L/C.
  8. Câu 44: 1 cty XNK nhận đc 1 LC trong đó ko ghi ngày hết hạn hiệu lực. Cty có thể coi: - L/C này không có tính chân thật bề ngoài, do đó nó vô hiệu. Vì : theo điều 42a bộ tập quán điều chỉnh L/C thì tất cả các tín dụng thư phải quy định ngày hết hạn hiệu lực và nơi xuất trình chứng từ để thanh toán, chấp nhận Nếu như trong L/C không nói rõ thì đương nhiên sẽ bị coi là vi phạm quy định và trở lên vô hiệu. Câu 42(2): Ngân hàng phát hành từ chối bộ chứng từ do có sự sai biệt là giấy chứng nhận bảo hiểm đã được xuất trình thay vì bảo hiểm đơn. Ngân hàng phát hành tham khảo ý kiến của người xin mở L/C. Người xin mở L/C đã chấp nhận sự khác biệt này trong hai chuyển giao đầu tiên. Nhưng đến chuyển giao hàng thứ 3, bộ chứng từ vẫn có sự sai biệt tương tự như vậy nhưng đã bị người xin mở L/C từ chối. Câu hỏi: Liệu việc chấp nhận bộ chứng từ có sự sai biệt trong một lần xuất trình chứng từ có nghĩa là người xin mở L/C và/hoặc ngân hàng sẽ phải chấp nhận các sai biệt tương tự trong các lần xuất trình chứng từ tiếp theo? Trả lời: Việc chấp nhận bộ chứng từ có sai biệt trong một lần xuất trình chứng từ không có nghĩa là người xin mở L/C và ngân hàng sẽ chấp nhận các sai biệt tương tự trong các lần xuất trình chứng từ tiếp theo vì các L/C được mở độc lập với nhau, các điều khoản trong L/C này có thể giống nhưng không có liên hệ gì với L/C trước đó. Đồng nghĩa với việc 2 lần trước đồng ý nhưng lần này, do nhận thấy xuất hiện vấn đề, trái với L/C nên vẫn có thể từ chối sự phù hợp của chứng từ đã xuất trình. Các lần xuất trình không hề liên quan đến nhau do L/C có tính độc lập, văn bản trước không liên quan đến văn bản sau Câu 43(2) :L/C không cho phép giao hàng từng phần. Hàng hóa (bột mỳ trắng) được vận chuyển trên ba toa xe, mỗi toa 60 tấn, và trong cùng một ngày, theo cùng một hường, cừng một địa điểm đến bởi cùng một doàn tàu. Người ta đã phát hành ba vận đơn đường sắt khác nhau. Câu hỏi: Liệu các toa xe có bị coi là các phương tiện vận tải khác nhau và liệu bộ chứng từ có bị từ chối do lỗi giao hàng từng phần? Trả lời: theo điều 164, ISBP 681 thì việc hàng hóa được vận chuyển trên ba toa xe, mỗi toa 60 tấn, trong cùng một ngày, theo cùng một hướng và cùng một địa điểm đến bởi cùng một đoàn tàu (câu chữ không thống nhất lắm). Nếu là 3 toa xe thuộc 3 chiếc xe khác nhau thì theo điều 164, ISBP 681 thì đó là giao hàng từng phần và bộ chứng từ sẽ bị từ chối do không phù hợp với L/C quy định. Nhưng nếu các toa thuộc cùng một đoàn tàu thì không bị coi là giao hàng từng phần và chứng từ xuất trình vẫn sẽ phù hợp. Theo điều 10 UCP 600, có 2 trường hợp xảy ra: Sau thời điểm nhận được thông báo sửa đối L/C, thời điểm mà người hưởng lợi chập nhận một sửa đổi L/C là thời điểm người thụ hưởng có thông báo chấp nhận sửa đổi L/C đến ngân hàng thông báo.
  9. Nếu như sau khi nhận được thông báo sửa đổi L/C từ ngân hàng thông báo mà đến khi xuất trình, người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những sửa đổi đã thông báo thì thời điểm xuất trình phù hợp là thời điểm người hưởng lợi chấp nhận sự sửa đổi L/C đã được thông báo trước đó. Câu 44 (2):Thời điểm nào được coi là người hưởng lợi chấp nhận 1 sự sửa đổi L/C theo UCP 600? Theo điều 10 UCP 600, có 2 trường hợp xảy ra: Sau thời điểm nhận được thông báo sửa đối L/C, thời điểm mà người hưởng lợi chập nhận một sửa đổi L/C là thời điểm người thụ hưởng có thông báo chấp nhận sửa đổi L/C đến ngân hàng thông báo. Nếu như sau khi nhận được thông báo sửa đổi L/C từ ngân hàng thông báo mà đến khi xuất trình, người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những sửa đổi đã thông báo thì thời điểm xuất trình phù hợp là thời điểm người hưởng lợi chấp nhận sự sửa đổi L/C đã được thông báo trước đó. Câu 45: Thời hạn thanh toán của hối phiếu trả chậm 60 ngày theo L/C là được tính kể từ ngày nào? Ngày xuất trình hay sau 5 ngày kể từ ngày xuất trình hối phiếu? Ngày chấp nhận thanh toán là ngày nào? Theo L/C, thời hạn thanh toán của hối phiếu trả chậm 60 ngày là được tính kể từ ngày mà sau ngày xuất trình hối phiếu 5 ngày ngân hàng để ngân hàng có thể kiểm tra xem xuất trình có phù hợp hay không. Ngày chấp nhận thanh toán là sau 60 ngày kể từ khi hối phiếu được ngân hàng xác nhận là xuất trình phù hợp. với bộ chứng từ xuất trình. .