Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 8: Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua (câu 1 đến câu 21)

doc 21 trang nguyendu 4331
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 8: Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua (câu 1 đến câu 21)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_8_phuong_thuc.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 8: Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua (câu 1 đến câu 21)

  1. Chương 8: Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua Câu 1: Khái niệm và quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ: Khái niệm: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng - ngân hàng mở thư tín dụng - theo yêu cầu của khách hàng - người yêu cầu mở thư tín dụng - sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác - người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng - hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ - Người xin mở thư tín dụng là người mua, người nhập khẩu hàng hóa hoặc người mua ủy thác cho một người khác - Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, nó cấp tín dụng cho người nhập khẩu - Người hưởng lợi thư tín dụng là người bán, người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người hưởng lợi chỉ định - Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi. Ngoài 4 đối tượng trên, trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ còn có thể xuất hiện thêm hai ngân hàng, đó là ngân hàng xác nhận nếu là loại thư tín dụng xác nhận và ngân hàng thanh toán nếu ngân hàng mở thư tín dụng không trực tiếp thanh toán mà chỉ định một ngân hàng khác thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu.
  2. Trình tự nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, Ngân hàng mở L/C đồng thời là ngân hàng thanh toán 1. Người nhập khẩu làm đơn xin m ở thư tín dụng gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng. 2. Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng mở thư tín dụng sẽ lập một thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở n ước người xuất khẩu thông báo việc mở thư tín dụng và chuyển thư tín dụng đến người xuất khẩu. 3. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung thông báo về việc mở thư tín dụng đó, khi nhận được bản gốc thư tín dụng thì chuyển ngay cho người xuất khẩu. 4. Người xuất khẩu nếu chấp nhận th ư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu không đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung thư tín dụng cho phù hợp với hợp đồng. 5. Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của thư tín dụng xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở thư tín dụng xin thanh toán. 6. Ngân hàng mở thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu thấy không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu. 7. Ngân hàng mở thư tín dụng đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi nhận được tiền hoặc chấp nhận thanh toán. 8. Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì hoàn trả tiền lại cho ngân hàng mở thư tín dụng, nếu không thì có quyền từ chối trả tiền.
  3. Câu 2 UCP 600 (Uniform Customs and Practice for Documentary credits) – Là văn bản quốc tế điều chỉnh phương thức thanh toán bằng L/C được phát hành bởi ICC. Tính chất pháp lý của UCP600: - Là tập quán quốc tế. - Các quy phạm tùy ý lựa chọn áp dụng, không bắt buộc. + Nếu áp dụng, dẫn chiếu vào L/C. + Cách áp dụng: Theo các điều khoản hoặc quy định của bộ tập quán. Có thể khác các điều khoản hoặc các quy tắc của bộ tập quán. Không áp dụng một hay một số điều khoản hoặc quy tắc của bộ tập quán. - Một số quỵ phạm bắt buộc không thể làm trái bản chất của thanh toán bằng L/C. - Tính chất đồng thuận: + Tùy ý lựa chọn, nhưng phải đồng thuận. + Mọi việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các nội dung của L/C phải có sự đồng thuận. - Quan hệ giữa bọ tập quán về L/C và luật quốc gia: + Không được làm trái với các quy định của luật quốc gia có liên quan. Nội dung chính của UCP:
  4. 1- Những điều khoản mang tính chất bắt buộc: Là những quy định mà các bên liên quan trong thư tín dụng buộc phải tuân thủ, nếu làm trái sẽ không hợp lệ và sẽ mất quyền từ chối thanh toán chứng từ ( đối với NH phát hành, người mở thư tín dụng), hoặc sẽ không được trả tiền (đối với người hưởng lợi, NH chiết khấu) Ví dụ: - Theo UCP 600, người phát hành L/C phải là NH thương mại (điều 2) - Điều khoản nói lên tính độc lập của L/C với hợp đồng mua bán (điều 4). - Căn cứ trả tiền duy nhất là chứng từ và các chứng từ được xuất trình phải phù hợp hoàn toàn với các điều kiện của thư tín dụng. 2- Những điều khoản mang tính tùy ý lựa chọn: - Là những điều mà các bên liên quan trong L/C được quyền xem xét và lựa chọn áp dụng hay không áp dụng, hoặc bổ sung thêm các điều kiện áp dụng nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. - Nội dung các điều khoản này thường quy định “ trừ khi tín dụng quy định khác; nếu điểm này không ghi rõ trong L/C thì được hiểu như là quy định trong UCP600; Nếu tín dụng cho phép ” Ví dụ: - Về nguyên tắc NH không chấp nhận vận đơn chiếu theo hợp đồng theo tàu, nhưng nếu tín dụng cho phép thì ngân hàng sẽ chấp nhận. - Thời hạn xuất trình chứng từ (điều 14 – UCP600). Câu 3:
  5. ISBP 681 là tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm ra chứng từ xuất trình theo phương pháp tín dụng chứng từ dược ban hành kèm theo UCP 600. ISBP 681 là sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của Ủy ban ngân hàng của UCP .Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ .Tuy nhiên phải thừa nhận là luật lệ của một số nước có thể bắt buột áp dụng các tập quán khác với quy định trong văn bản này . Cần lưu ý rằng, bất cứ điều khoản nào trong tín dụng chứng từ mà có thể thay đổi hay ảnh hưởng đến việc áp dụng một điều khoản của UCP cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng. Do đó, khi xem xét các tập quán thực hành được quy định trong văn bản này, các bên phải thật cân nhắc đến bất kỳ điều khoản trong tín dụng chứng từ mà nó loại trừ hay thay đổi nội dung được quy định trong một điều khoản của của UCP. Văn bản này phản ánh tiêu chuẩn quốc tế về thực hành tín dụng chứng từ cho tất cả các bên liên quan đến tín dụng chứng từ. Khi mà quyền lợi , nghĩa vụ và biện pháp hạn chế tổn thất đối với người mở tín dụng phụ thuộc vào cam kết của họ với ngân hàng phát hành, vào việc thực hiện giao dịch cơ sở và vào bất kỳ sự từ chối đúng hạn nào theo luật lệ và tập quán áp dụng , cho nên người người mở tín dụng không được cho rằng họ có thể dựa vào các điều khoản này để thoái thác nghĩa vụ hoàn trả cho ngân hàng phát hành. Việc gắn kết các văn bản này vào các điều khoản của tín dụng chứng từ là không nên, vì trong UCP việc tuân thủ các tập quán đã thỏa thuận là một yêu cầu tuyệt đối . Câu 4
  6. - L/C là 1 chứng thư( điện hoặc chứng chỉ) trong đó NHPH L/C cam kết trả tiền cho ng XK nếu họ xuất trình các chứng từ phù hợp với đk và điều khoản quy định trong L/C. - Tính chất: hình thành dựa trên hợp đồng cơ sở nhưng khi đc phát hành lại hoàn toàn độc lập với HĐ cơ sở. Câu 5: Quyền và nghĩa vụ của NHPH trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: - Căn cứ đơn yêu cầu phát hành L/C của ng NK để phát hành L/C, tìm cách thông báo L/C, gửi bản gốc L/C cho ng hưởng lợi L/C. - Sửa đổi, bổ sung yêu cầu của ng yêu cầu phát hành L/C hoặc ng hưởng lợi với L/C đã đc mở nếu có, phải có sự đồng ý của NHPH. - Kiểm tra chứng từ của ng hưởng lợi gửi đến, nếu phù hợp thì trả tiền cho người hưởng lợi và đòi tiền ng NK, ngc lại từ chối thanh toán. NH chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra tính chân thực bề ngoài của L/C chứ ko ktra tính pháp lý của chứng từ. -NHPH đc miễn trách nhiệm trả tiền hoặc các hoạt động nghiệp vụ khác lien quan vận hành L/C trong các trưởng hợp bất khả kháng. - Chịu mọi trách nhiệm với hậu quả phát sinh do lỗi của mình. NH đc hưởng phí mở L/C. Câu 6: Quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng thong báo:
  7. - NHTB chuyển toàn bộ nội dung L/C nhận đc cho ng hưởng lợi dưới dạng văn bản khi nhận đc thong báo L/C của NHPH - Chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên bức điện, không có trách nhiệm phải dịch diễn giải các từ ngữ chuyên môn ra tiếng địa phương. NHTB chịu trách nhiệm trong trưởng hợp thong báo sai nội dung - Khi nhận đc bộ chứng từ từ ng hưởng lợi L/C, NH phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó tới NHPH L/C, không chịu trách nhiệm phát sinh do chậm trễ, mất mát chứng từ trên đg vận chuyển chứng từ tới NHPH. Câu 7: Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận: - Đứng ra cùng ngân hàng phát hành L/C cùng cam kết trả tiền cho ng hưởng lợi L/C - Không thể hủy bỏ với việc thanh toán hoặc chiết khấu - Được hưởng phí xác nhận và được kí quỹ có thể lên tới 100% trị giá L/C từ NHPH. Từ trang 340 đến trang 343 sách giáo trình có nêu đầy đủ, chi tiết về nội dung và các ví dụ liên quan. Câu 8: ( có thể chưa đầy đủ ) Quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng theo lệnh:
  8. - Kiểm tra tính chân thực bề ngoài của chứng từ, nếu phù hợp thì ngân hàng thanh toán hoặc chiết khấu - Chuyển giao các chứng từ đến ngân hàng xác nhận hoặc phát hành Câu 9: Thư ủy thác mua: - Là phương thức mà Ngân hàng nước nhập khẩu theo yêu cầu người nhập khẩu viết đơn yêu cầu Ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu phát hành một A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của Người xuất khẩu kí phiếu với điều kiện chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra trong A/P và phải được đại diện nước Người nhập khẩu đóng ở nước người xuất khẩu xác nhận thanh toán. - So sánh với L/C: Giống nhau: thanh toán dựa trên chứng từ phù hợp với điều kiện nêu trong thư, và đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu Khác nhau:  Không có tập quán quốc tế điều chỉnh , chỉ do nguồn luật.  Tại nước người xuất khẩu.  Tác dụng ưu việt hơn ( do người xuất khẩu chắc chán được quyền lợi của mình sẽ được thanh toán).  Không xuất hiện vai trò của ngân hàng phát hành ở đây do nhà xuất khẩu không tin vào vai trò phát hành tại nước người nhập khẩu không thể thanh toán được nếu theo phương thức L/C. Câu 10: Trong phương thức thanh toán trung gian loại L/C nào thường được áp dụng? Đặc điểm.
  9. Có 2 loại L/C thường được sử dụng trong buôn bán thông qua trung gian là L/C giáp lưng và L/C chuyển nhượng. 1. L/C giáp lưng dùng trong mua bán trung gian khi mà người trung gian k muốn sử dụng L/C chuyển nhượng, bởi vì họ k muốn lộ bí mật khách hàng của họ. Khái niệm: Là loại L/C được mở ra căn cứ vào L/C khác làm đảm bảo, làm vật thế chấp TQ VN L/C2MAL L/C 1 L/C 2 Back to back L/C Những điểm cần lưu ý: - Việc ký quỹ mở L/C thứ 2 hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thanh toán của phía TQ do vậy phía TQ phải mở L/C xác nhận - L/C giáp lưng phải hết hạn hiệu lực trước L/C 1 và thời hạn giao hàng sớm hơn L/C 1. - Hai L/C trên hoàn toàn độc lập với nhau - Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C gốc - Kim ngạch L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C gốc, khoản chênh lệch này do người trung gian hưởng dùng chi trả phí mở L/C giáp lưng và phần hoa hồng của họ.
  10. 2. L/C chuyển nhượng là loại L/C mà trong đó quy định người hưởng lợi đầu tiên có thể yêu cầu Ngân hàng mở L/C hoặc ngân hàng trả tiền, chấp nhận trả sau hay chiết khấu – Ngân hàng chuyển nhượng, chuyển nhượng toàn bộ hay 1 phần số tiền cho 1 hay nhiều người khác hưởng lợi (Điều 38 UCP 600) a. Chuyển nhượng tại nước người bán A Transferable Transferable Transferableorder NK B XK Hợp đồng ngoại order L/C C Transferable order Những điểm cần chú ý: - người chuyển nhượng và người thụ hưởng cùng một quốc gia - Đồng tiền chuyển nhượng phải cùng chuyển sang nội tệ - Tỷ giá - Chứng từ b. Chuyển nhượng qua nước thứ 3 360.000 Transferable MAL TQ VN order USD Hàng hóa - TQ ký hợp đồng mua bán theo điều kiện CIF với Việt Nam = 360.000 USD - VN ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa từ Malaysia theo điều kiện FOB
  11. - VN phải dùng L/C chuyển nhượng trên cơ sở TQ mở cho VN hưởng 360.000 USD - Công ty XNK VN (người hưởng lợi thứ nhất) đề nghị VCB chuyển transferable order cho người XK Malaysia 360.000 USD. - Số tiền chênh lệch VN dùng để thuê tàu và hưởng hoa hồng. Điểm cần chú ý: - Lặp lại chứng từ : Hối phiếu, hóa đơn - Lập mới chứng từ: C/O, bảo hiểm đơn, vận đơn - Ngân hàng thông báo L/C chuyển nhượng nên đóng vai trò là ngân hàng kiểm tra chứng từ và đòi tiền bằng điện - Biến NHTB Việt Nam thành ngân hàng trả tiền. b. Chuyển nhượng tại nước NK: Hợp đồng Hợp đồng nội Order XK NK NT địa seller Nội Transferable Domestic transfer địa L/C L/C - Order nội địa với người NK thanh toán theo thực tế giao hàng tại nước người NK - Người NK với người XK nước ngoài thanh toán theo chứng từ Những điểm cần lưu ý chung với L/C chuyển nhượng: - Phí chuyển nhượng do người chuyển nhượng t1 chịu - Trừ khi có quy định trong L/C, một L/C chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhượng 1 lần - Cho phép tái chuyển nhượng cho người t1
  12. Câu 11: Người nhập khẩu dung cách nào để ứng trước cho người xuất khẩu? Người nhập khẩu có thể thông qua L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C) hay Red clause – Stand by L/C đề ứng trước tiền cho người XK 1. Red clause L/C Khái niệm: Là loại L/C trong đó quy định ngân hàng phát hành ứng trước 1 khoản tiền nhất định cho người hưởng lợi trước khi người bán thực hiện việc giao hàng và xuất trình chứng từ. Còn gọi là L/C ứng trước Một số lưu ý: - Quy định số tiền ứng trước - Người XK phải ký phát 1 hối phiếu trơn đòi tiền NHPH. Trị giá hối phiếu bằng số tiền ứng trước - Số tiền đó sẽ được khấu trừ khi NHPH thanh toán cho người hưởng lợi. 2. Red clause – Stand by L/C
  13. Stand by L/C Ng©nNgân hànghµng NgânNg©n hàng hµngmở L/C th«ngThông b¸Ngo báo Red clause L/C më L/C Red 600.000 USD Stand Red Stand 600.00 600.000 USD 0 Clause by USD Clause By NgườiNg­êi xuất khẩu 3 triệu USD NgườiNg­êi nhập khẩu L/C xuÊt khÈu L/CnhËp khÈu L/C Ứng trước bằng chuyển tiền bằng điện với điều kiện phải có đảm bảo: NH người NK mở 1 L/C có điều khoản đỏ thanh toán như sau: - 60.000 USD ứng trước 30 ngày cho người XK. Còn lại 2,4tr USD thanh toán sau khi nhận chứng từ giao hàng phù hợp với L/C - Người XK phải ký phát 1 hối phiếu trơn đòi tiền NHPH. Trị giá hối phiếu bằng số tiền ứng trước - Người XK phải mở 1 L/C dự phòng cho người NK hưởng lợi. Lúc đó, NHPH mới giao số tiền ứng trước cho ng XK - Trong stand by L/C có ghi: “Chúng tôi mở cho các ngài 1 L/C vs số tiền là 600.000 USD nếu các ngài chứng minh được người hưởng lợi k thực hiện được hợp đồng của mình thì chúng tôi hoàn trả cho các ngài số tiền là
  14. 600.000 USD đó. L/C dự phòng này là một bộ phận của L/C có điều khoản đỏ thì ng XK mới mở. Câu 12: Dùng trong gia công xuất khẩu? Đặc điểm? - Sử dụng thư tín dụng đối ứng: Là một thư tín dụng được phát hành bắt đầu có hiệu lực khi một thư tín dụng khác đối ứng với nó đã được phát hành ra. - Đặc điểm:  Dựa vào 1 sự có mặt trước của 1 thư tín dụng khác mà đối ứng với nó.  Thường có ghi “L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C khác đối ứng với nó để cho người này hưởng” và trong L/C đối ứng ghi “L/C này đối ứng với L/C số mở ngày qua ngân hàng ”  Đối với gia công xuất khẩu, khi sử dụng thư tín dụng đối ứng cần phải xác định rõ xem bên nào được hưởng lợi bao nhiêu, các điều chú ý về việc nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng. Câu 13: Trong phương thức hàng đổi hàng cũng sử dụng hình thức thư tín dụng đối ứng. ( như trên) L/C đối ứng cũng có thể được sử dụng trong phương thức Barter (mua bán hàng đổi hàng). Đặc điểm như đã nêu ở câu 12. Câu hỏi 14: Những nguồn luật nào điều chỉnh đơn xin mở L/C ở Việt Nam ? Tại sao lại coi đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa người Nhập Khẩu và Ngân hàng phát hàng L/C?
  15. Trả lời: Những nguồn luật điều chính đơn xin mở L/C ở Việt Nam là: Luật Dân sự Việt Nam 2005. Luật thương mại Việt Nam 2005 Các luật điều chỉnh Ngân hầng và người yêu cầu UCP 600, ICC ,2007 nếu trong L/C có dẫn chiếu. Pháp lệnh Ngoại hối , Nghị định 131/2005/ NĐ – CP về quản lý ngoại hối. Trước hết phải hiểu Hợp đồng kinh tế là gì? Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Từ định nghĩa đó, có thể thấy, đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa người Nhập khẩu và Ngân hàng vì: Đây là thỏa thuận bằng văn bản, thông qua đơn xin mở L/C về việc Ngân hàng sẽ cung cấp cho Người nhập khẩu một khoản tín dụng ( có thể là cho vay, có thể là đảm bảo bằng uy tín). Thứ 2, trong L/C quy định cả quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan. Cụ thể ở đây là Ngân hàng và người Nhập khẩu. Ví dụ: Người Nhập khẩu cam kết thanh toán đầy đủ các khoản phí liên quan và chấp hành nghiêm túc các quy định của Ngân Hàng trong quá trình mở và thanh toán L/C , hay
  16. Ngân hàng có quyền tự động trích tài khoản tiền gửi của người Nhập khẩu để thanh toán L/C trong trường hợp khách hàng không chuyển đủ tiền. ( Gtr / 328 – xem đơn xin mở L/C ) Câu hỏi 15: Ngân hàng phát hành L/C có khoảng thời gian bao nhiêu ngày để kiểm tra chứng từ do người hưởng lợi L/C xuất trình ( theo quy định của UCP 600 )? Trả lời: Theo điều 14b, UCP 600, Ngân hàng phát hành có tối đa 5 ngày làm việc Ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để kiểm tra các chứng từ được xuất trình có phù hợp hay không. (Điều này cũng áp dụng với Ngân hàng chỉ định hay Ngân hàng xác nhận) Ngày xuất trình phải nằm trong ngày làm việc ngân hàng (điều 33), vì thế việc trung tâm thư tín của ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ vào lúc 13.30 thứ bẩy không thể tính là thời hạn xuất trình. Ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ phải là thứ hai. Câu16 (C8): Những loại tổ chức tín dụng nào được phép phát hiện phát hành LC (UCP600).Nếu người XK nhận định đc 1 LC đc phát hành bởi cty tài chính Hồng Kông thì có chấp nhận LC không? L/C là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được NH mở theo yêu cầu của người nhập khẩu .
  17. Như vậy, LC l khi L/C đó dẫn chiếu UCP như là một quy tắc điều chỉnh quan hệ của các bên tham gia giao dịch L/C . Trong UCP 600, các thuật ngữ như NH phát hành, NH thông báo được hiêur là ngân hàng. VD,Theo ĐN tại Đ2 UCP 600, NH phát hành là ngân hàngtheo yêu cầu cảu người yêu cầu hoặc nhân danh chính mình phát hành 1 thư tín dụng. Vậy.LC là 1 văn bản pháp lý Thông thường đc phát hành bởi ngân hàng thương mại b. Tại cuộc họp ở Rome ngày 30/10/2002, UBNH ICC đã có ý kiến về vấn đề này và thống nhất kết luận rằng cty tài chính không hề “vi phạm” UCP khi phát hành L/C theo UCP mặc dù việc phát hành đó không được dự tính trong UCP. UBNH ICC cho rằng UCP là tập hợp các quy tắc về tập quán và mang tính tự nguyện, do vậy, những quy tắc này có thể được sửa đổi hoặc loại bỏ. Việc cty Tài chính phát hành L/C cấu thành sự sửa đổi đó. Như vậy, cty tài chính Hồng Kông phát hành LC thì vẫn có thể đc chấp nhận sau khi người xuất khẩu đã kiểm tra đầy đủ nội dung của LC như: +Khả năng thanh toán của cty phát hành +Nội dung của LC ko trái với ND của Hợp đồng +Những yêu cầu trong LC với người hưởng lợi phải có tính khả thi, ko trái với luật lệ liên quan Lưu ý: về vấn đề thông báo L/C phát hành bởi cty TC, UBNH ICC cho rằng UCP không có quy định cụ thể, tuy nhiên, UBNH ICC đề nghị ngân hàng thông báo phải thông báo cho người thụ hưởng biết rõ tình trạng của cty phát hành. Câu hỏi 17: Phân tích tính chất pháp lý của UCP 600 và mối quan hệ của nó với Luật quốc gia?
  18. Tính chất pháp lý của UCP 600: - Là tập quán quốc tế. - Các quy phạm tùy ý lựa chọn áp dụng, không bắt buộc. Nếu áp dụng dẫn chiếu vào L/C. - Một số quy phạm bắt buộc không thể làm trái bản chất thanh toán của L/C. - Tính chất đồng thuận: + Tùy ý lựa chọn nhưng phải đồng thuận. + Mọi việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ các nội dung của L/C phải có sự đồng thuận. - Mối quan hệ giữa bộ tập quán về L/C và luật quốc gia: không được làm trái với các quy định của luật quốc gia có liên quan. Tại Việt Nam, luật pháp quy định chỉ áp dụng tập quán quốc tế với điều kiện nó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, hoặc không bị pháp luật Việt Nam cấm và không gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của Việt Nam. Nếu giữa luật Việt Nam và UCP 600 có sự khác biệt, thậm chí đối lập thì luật Việt Nam sẽ chiếm ưu thế và phải được tuân thủ. Câu hỏi 18: Trong những chứng từ xuất trình đòi tiền Ngân hàng phát hành L/C. chứng từ nào bị từ chối thanh toán, nếu ngày phát hành chứng từ đó sau ngày giao hàng quy định trên L/C ? ( Bình luận điều 28e của UCP 600 ).
  19. Điều 28e, UCP600 quy định: Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày không chậm hơn ngày giao hàng. Câu hỏi 19 : Em hiểu tính chân thật bề ngoài của L/C theo điều 9b của UCP 600 là gì? Trả lời: ( Xem Thanh toán quốc tế bằng L/C – Nguyễn Thị Quy – Trang 56 ) Một L/C có tính chân thật bề ngoài là một thư tín dụng nếu được mở bằng điện Telex thì phải có mã khóa testkey, nếu mở bằng điện Swift thì phải có codeswift ( một dạng chữ kí điện tử), nếu mở bằng thư thì phải có chữ kí văn bản của Ngân hàng phát hành. Mã khóa phải được giải đúng hoặc hoặc chữ kí phải đúng mẫu chữ kí đã đăng kí với Ngân hàng thông báo mới thể hiện L/C đó là L/C thật được gửi từ NH có quan hệ đại lý trực tiếp với NH thông báo. Câu hỏi 20: Người xuất khẩu có nên chấp nhận L/C không có tham chiếu UCP 600, 2007, ICC? Tại sao? Trả lời: UCP là viết tắt của Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ. Dù được đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng và mang tính chất toàn cầu, nhưng UCP 600 không phải là 1 văn bản luật. Đây chỉ là tập hợp các tập quán và thực tiễn Ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ được quốc tế thừa nhận, bao gồm những điều khoản mang tính chất hướng dẫn cho người sử dụng. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP 600 để điều chỉnh hoạt động thanh
  20. toán tín dụng chứng từ. Hơn nữa, UCP 600 ra đời không tuyên bố hết hiệu lực của các văn bản UCP trước đó. Do vậy, người xuất khẩu có thể chấp nhận L/C không có tham chiếu UCP 600, 2007, ICC. Thậm chí là chấp nhận UCP 500 , 1993 miễn là những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C được 2 bên đồng ý chấp nhận. Câu hỏi 21: Phân tích ưu, nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ? a. Ưu điểm. Đối với người mua Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định Đối với người bán. Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ
  21. thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có ký quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của Ngân hàng trên thị trương tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng. b. Nhược điểm. Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh toán an toàn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay. Hình thức này có nhiều ưu việt hơn hẳn các hình thức thanh toán quốc tế khác. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.