Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 5: Séc quốc tế và thẻ ngân hàng (câu 1 đến câu 7)

docx 6 trang nguyendu 4680
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 5: Séc quốc tế và thẻ ngân hàng (câu 1 đến câu 7)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_5_sec_quoc_te.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 5: Séc quốc tế và thẻ ngân hàng (câu 1 đến câu 7)

  1. CHƯƠNG V: 1-7 1. Séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm séc. Nội dung của séc theo Luật CCCNVN: điều 58 trg 174 1) Mặt trước của séc có các nội dung: - Từ séc được in phía trên séc - Số tiền xác định - Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát - Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán cho người cầm giữ - Địa điểm thanh toán - Ngày ký phát - Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ kỹ người ký phát 2) Séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 điều này thì khôngk có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát 3) Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 điều này, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ của các bên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác. 4) Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tân thanh toán bù trừ thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của trung tâm thanh toán bù trừ séc 5) Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc 6) Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán
  2. 2. Những phương tiện thanh toán có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ là: - Séc: là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm séc.  Tuy nhiên, séc làm bằng giấy và phải chuyển giao từ nơi phát séc đến địa điểm trả tiền nên đòi hỏi thời gian dài mới nhận được tiền.  ngoài ra, sử dụng séc còn đòi hỏi nhiều giấy tờ có liên quan, chi phí sản xuất nhiều - Thẻ ngân hàng: là công cụ tín dụng do tổ chức tài chính phát hành và cấpcho khách hàng( chủ thẻ), trong đó dành quyền cho khách hàng có thể dùng nó nhiều lần để rút tiền mặt cho chính mình hoặc ra lệnh rút một số hoặc tất cả số tiền hiện có trên tài khoản mở tại tổ chức phát hành thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận thẻ (người cung ứng dịch vụ, hàng hóa)  Không quy định thời hạn xuất trình  Là loại thẻ đích danh, không thể chuyển nhượng bằng cách ký hậu như séc  Việc nhận dạng thẻ được thực hiện bằng máy tại các điểm chấp nhận thẻ  Ưu điểm: . Tính tiện ích . An toàn và nhanh chóng . Linh hoạt 3. Phân biệt séc cá nhân, séc ngân hàng và séc du lịch a. Giống nhau - Chấp hành lệnh rút tiền là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng phát hành Séc cá nhân Séc ngân hàng Séc du lịch Người Người thụ hưởng Nhà nhập khẩu, đầu Người thụ hưởng yêu cầu tư có nhu cầu phát hành chuyển vốn ra nước ngoài Người Chủ tài khoản mở Ngân hàng thực hiện Ngân hàng phát hành phát hành tại ngân hàng phát yêu cầu phát hành séc séc hành Giá trị Do yêu cầu chi trả Số tiền theo yêu cầu Theo yêu cầu người
  3. séc của chủ tài khoản của người phát hành phát hành hoặc chẵn theo mệnh giá sec Thời hạn Quy định trên séc Quy định trên séc Vô thời hạn hiệu lực Điều kiện Sự đồng ý của Thực hiện lệnh ngay Phải có chữ ký người được rút người ký phát séc khi sec được xuất thụ hưởng tiền trình không cần sự đồng ý của ngân hàng phát hành 4. Quy trình thanh toán sec cá nhân và sec ngân hàng a. Quy trình thanh toán sec cá nhân: Người ký 1 Người thụ phát hưởng 2 5 6 3 8 Ngân hàng Ngân hàng 4 người ký người thụ phát hưởng 7 1) Người thụ hưởng thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người ký phát séc 2) Sau khi nghĩa vụ hoàn tất, người ký phát sẽ ký phát séc cho người thụ hưởng 3) Người thụ hưởng sẽ chuyển séc cho ngân hàng của mình và nhờ thu hộ số tiền trên sẽ 4) Ngân hàng người thụ hưởng sẽ xuất trình séc và đòi tiền ngân hàng người ký phát 5) Sau khi nhận được sec, ngân hàng người ký phát sẽ xuất trình séc cho người ký phát để được chấp nhận 6) Người ký phát sau khi xem xét sẽ chấp nhận séc
  4. 7) Sau khi nhận được chấp nhận của người ký phát, ngân hàng người ký phát sẽ thanh và quyết toán sec 8) Sau khi nhận được tiền từ ngân hàng người ký phát, ngân hàng người thụ hưởng sẽ trả tiền cho người thụ hưởng b. Quy trình thanh toán sec ngân hàng Người mua Người thực 1 sec để hiện nghĩa thanh toán vụ 4 3 2 6 5 Ngân hàng Ngân hàng phát hành đại lý 7 1) Người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình với người mua sec để thanh toán 2) Người mua séc sẽ mua séc ngoại tệ từ ngân hàng phát hành 3) Ngân hàng phát hành sẽ chuyển sec ngoại tệ đồng thời ghi nợ nội tệ vào tài khoản người mua 4) Ngân hàng phát hành sẽ phát hành séc cho người thực hiện nghĩa vụ 5) Người thực hiện nghĩa vụ cầm séc đến đại lý của ngân hàng phát hành và yêu cầu thanh toán 6) Sau khi nhận được séc, ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành sẽ có nghĩa vụ thanh toán séc cho người thực hiện nghĩa vụ 7) Cuối cùng ngân hàng đại lý và ngân hàng phát hành sẽ thanh toán và quyết toán với nhau
  5. 5. Người phát hành sec thương mại sẽ là người mua hàng trong giao dịch Các điều kiện phát hành séc thương mại: - Trên tài khoản phải có tiền, tức là số dư có - Có thể phát hành sec mà trên tài khoản âm nếu như ngân hàng cho phép tín dụng thấuchi( over draft) - Sec được phát hành trên tài khoản không có số dư Có hoặc vượt quá hạn ngạch thấu chi sẽ coi như sec khống→có mức phạt nhất định đi kèm việc hủy sec 6. So sánh sec thương mại và sec du lịch Giống nhau - Đều rút tiền từ đại lý hay cho nhánh của ngân hàng phát hành Khác nhau Sec thương mại Sec du lịch Yêu cầu về số Có Không dư tài khoản Thời hạn hiệu Ghi trên sec Vô hạn lực Khả năng Có Không chuyển nhượng 7. Nội dung và hình thức ký hậu sec a. Nội dung ký hậu - Ký hậu phải vô điều kiện. nếu kèm theo điều kiện thì ký hậu vẫn có hiệu lực trừ các điều kiện đi kèm đó - Ký hậu phải chuyển nhượng toàn bộ quyền hưởng lợi của sec, chuyển nhượng một phần là vô hiệu - Người ký hậu là người thụ hưởng hiện hành ghi trên sec - Ký hậu có hiệu lực khi người thụ hưởng kế tiếp tiếp nhận sec, có thể ký hậu cho người ký phát sec
  6. b. Hình thức ký hậu - Ký hậu vào mặt sau của sec - Có thể ký hậu vào một tiếp phiếu, gắn với sec và là bộ phận cấu thành nội dung của sec - Ký hậu phải ký bằng tay. Chữ ký của người ký phát sưc phải là chữ ký của chủ tài khoản hoặc chữ ký ủy quyền