Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 5: Hối phiếu

pdf 17 trang nguyendu 4720
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 5: Hối phiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_5_hoi_phieu.pdf

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 5: Hối phiếu

  1. Nhóm TTQT 2011 CHƯƠNG 5: HỐI PHIẾU Câu 1: HP là gì? Đặc điểm hối phiếu? Trả lời: a) Theo luật công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005(điều 4): “ HP là gấy tờ có giá do người ký phát lập yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu câu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai.\ b) Đặc điểm của HP: * HP được hình thành từ các hợp đồng giao dịch cơ sở: với HP TM là các giao dịch hợp đồng thương mại. vs HP ngân hàng là các hợp đồng cung ứng dịch vụ chuyển tiền ký kết giữa ngân hàng và người chuyển tiền. * HÌnh thức của HP dễ nhận dạng trực tiếp: dù tồn tại dưới hình thức chứng từ truyền thống hay phi chứng từ thì hình thức HP phải như thế nào đó để người ta có thể nhận dạng dễ dàng, trực tiếp và trung thực. * HP là trái vụ một bên: chỉ một bên được đòi tiền, người phát hành HP phải có trách nhiệm trả tiền HP đã chuyển nhượng cho một người khác mà HP đó bị từ chối thanh toán. * Tính trừu tượng của HP: - Trong nội dung của HP không cần ghi lý do của việc đòi tiền bởi vì HP cũng là công cụ lưu thông tín dụng như tiền mặt và nhằm đảm bảo cho quyền lợi của người thụ hưởng trong quá trình lưu thông. * HP là 1 mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện , không phải là một yêu cầu đòi tiền: người trả tiền không thể đặt điều kiện cho việc trả tiền. Câu 2: Cách tạo lập HP? Nội dung cơ bản của HP theo luật CCCN 2005? Trả lời: a) Tạo lập HP: Người bán sẽ giao hang trước và sau đó sẽ ký phát HP đòi tiền sau. Người bán sẽ ủy thác cho ngân hàng thu tiền từ người mua. Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của nó. Hối phiếu được viết tay hay in sẵn theo mẫu đều có giá trị như nhau. Ngôn ngữ tạp lập hối phiếu bằng một thứ tiếng nhất định và thống nhất với ngôn ngữ in sẵn trên hối phiếu, thông thường là bằng tiếng Anh. Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ. Hối phiếu được lập thành một hay nhiều bản, thông thường là hai bản, mỗi bản được đánh số thứ tự: bản thứ nhất ghi số “1”, bản thứ hai ghi số “2” và có giá trị ngang nhau, nhung chỉ có một bản được thanh toán. Hối phiếu không có bản chính, bản phụ. b) Nội dung cơ bản của HP * Tiêu đề HP: hối phiếu phải ghi tiêu đề của nó, nếu ko sẽ vô hiệu. Cocghe266 Page 1
  2. Nhóm TTQT 2011 * Số tiền của HP là một số tiền nhất định: - Số tiền thanh toán trên công cụ chuyển nhượng phải được ghi bằng số và bằng chữ. - Số tiền nhất định là số tiền được ghi một cách đơn giản và rõ ràng, có thể nhận ra ngay mà ko cần phải tính toán dù cho là 1 phép tính đơn giản. - Khi số tiền bằng số khác vs bằng chữ thì lấy số tiền bằng chữ, khi số tiền ghi trên HP đc ghi 2 lần trở lên bằng chữ hay bằng số và có sự khác nhau thì lấy số tiền nhỏ nhất. * Địa điểm trả tiền: - Là nơi người thụ hưởng xuất trình HP để đòi tiền. - Nếu không ghi trên HP thì thanh toán ở địa chỉ của ng phát hành. * Thời hạn trả tiền: - Thời hạn phải vô điều kiện. - Nếu không ghi thì coi như là thanh toán ngay sau khi xuất trình. * Ngày ký phát: - Là ngày phát sinh quyền đòi tiền của người ký phát đv ng bị ký phát. - Bắt buộc phải có. * Địa điểm ký phát: - Là nơi HP được lập, căn cứ để xác định nguồn luật điều chỉnh. - Nếu không đc ghi trên HP thì đc xđ là địa chỉ người ký phát. * Địa chỉ và chữ ký người ký phát: bắt buộc phải có. Câu 3: Phân biệt HP và kỳ phiếu? Hối phiếu Kỳ phiếu - Là mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện. - Là lời hứa trả tiền cho chủ nợ. - Phát sinh yêu cầu chấp nhận thanh toán của - Không có nghiệp vụ chấp nhận mà phải có người bị ký phát. người thứ 3 bảo lãnh thanh toán. - Được phát hành sau khi đã tiến hành giao - Được lập trước khi tiến hành giao dịch cơ sở. dịch cơ sở. Câu 4: Phân biệt hối phiếu tm và hối phiếu ngân hàng? Hối phiếu thương mại Hối phiếu ngân hàng Cocghe266 Page 2
  3. Nhóm TTQT 2011 - Do chủ nợ ký phát đòi tiền con nợ. - Do ngân hàng ký phát, ng bị ký phát là ngân hàng đại lý của nó. - Hợp đồng cơ sở là hợp đồng giao dịch thương - Hợp đồng cơ sở là hợp đồng cung ứng dịch mại vụ chuyển tiền Câu 5: Quyền và nghĩa vụ của ng ký phát HP theo luật CCCN 2005? Trả lời; a) Người ký phát HP có quyền; - Tạo lập HP để đòi tiền người bị ký phát. - Tạo lập HP quy định trả tiền theo lệnh của người ký phát hay theo lệnh của bất cứ ng nào do ng ký phát chỉ định. - Nhận tiền từ ng bị ký phát. - Xin chiết khấu HP tại ngân hàng để nhận tiền trv khi đến hạn trả tiền. - Có thể thế chấp HP để vay tiền từ ngân hàng. - Chuyển nhượng HP cho ng khác - Có quyền pháp lý đối vs các lợi ích tương lai khác như quyền khiếu nại. b) Người ký phát có nghĩa vụ: - Nếu ng hưởng lợi ko thu đc tiền từ ng bị ký phát thì ng ký phát có nghĩa vụ trả tiền. - Trong trường hợp ng chuyển nhượng hay bảo lãnh đã thanh toán HP cho ngn thụ hưởng sau khi HP bị từ chối thanh toán thì người ký phát phải thanh toán chon g đã tar tiền đó. Câu 6: Quyền và nghĩa vụ ng bị ký phát HP thep luật CCCN 2005? Trả lời: a) Người bị ký phát có quyền: - Không chịu trách nhiệm vs HP trc khi ký chấp nhận HP. - Chấp nhận hoặc từ chối trả tiền HP. - Thu lại HP hoặc hủy bỏ nó sau khi đã trả tiền. - Thực hiện nghĩa vụ quy định trên HP chỉ khi HP đến hạn thanh toán - Kiểm tra dây chuyền ký hậu chuyển nhượng trc khi trả tiền. b) Người bị ký phát có nghĩa vụ: - Trả tiền HP đối vs HP trả ngay sau khi xuất trình. Cocghe266 Page 3
  4. Nhóm TTQT 2011 - Chấp nhận trả tiền đối vs HP trả chậm. Câu 7: Một số nc áp dụng ULB 1930: Trả lời: Các nc áp dụng ULB 1930 là: Pháp, Đức, Ý, Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Áo, Bồ Đào Nha Câu 8: Quy định về nghiệp vụ chấp nhận theo ULB 1930 và luật CCCN 2005? Ai phải ký chấp nhận trả tiền HP theo ULB 1930 và CCCN 2005? Trả lời: a) Quy định về nghiệp vụ chấp nhận: * Về quy định xuất trình HP để chấp nhận: ULB 1930: - Trong bất cứ một hối phiếu nào, người ký phát có thể quy định rằng, hối phiếu sẽ được xuất trình để chấp nhận có hoặc không có ấn định một hạn mức thời gian để xuất trình. - Những hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm cố định sau khi xuất trình, phải được xuất trình để xin chấp nhận trong vòng 1 năm theo ngày ký phát hối phiếu. Người ký phát có thể rút ngắn hoặc kéo dài thời hạn này. Thời hạn này có thể được rút ngắn lại bởi những người ký hậu. CCCN 2005: - Việc xuất trình hối phiếu đòi nợ để yêu cầu chấp nhận được coi là hợp lệ khi hối phiếu đòi nợ được người thụ hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người thụ hưởng xuất trình đúng địa điểm thanh toán, trong thời gian làm việc của người bị ký phát và chưa quá hạn thanh toán. - Hối phiếu đòi nợ có ghi thời hạn thanh toán sau một thời hạn nhất định kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được chấp nhận thì phải xuất trình để yêu cầu chấp nhận trong thời hạn một năm kể từ ngày ký phát. - Hối phiếu đòi nợ có thể được xuất trình để chấp nhận dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng. Ngày xuất trình hối phiếu đòi nợ để chấp nhận trong trường hợp này được tính theo ngày trên dấu bưu điện nơi gửi thư bảo đảm. - Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu đòi nợ trong thời hạn hai ngày làm việc, kể từ ngày hối phiếu đòi nợ được xuất trình; trong trường hợp hối phiếu đòi nợ được xuất trình dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì thời hạn này được tính kể từ ngày người bị ký phát xác nhận đã nhận được hối phiếu đòi nợ. * Về hình thức và nội dung của chấp nhận: ULB 1930: Cocghe266 Page 4
  5. Nhóm TTQT 2011 - Chấp nhận phải được viết lên trên hối phiếu. Nó được diễn đạt bằng chữ "đã chấp nhận" hoặc thuật ngữ tương tự nào khác. Nó được người trả tiền ký vào. Chữ ký đơn giản lên mặt của hối phiếu của người bị ký phát cũng tạo nên sự chấp nhận. - Khi hối phiếu được thanh toán vào một thời điểm nhất định sau khi xuất trình, hoặc khi nó phải được xuất trình để xin chấp nhận trong một thời gian nhất định theo một quy định đặc biệt, sự chấp nhận phải được ghi ngày tháng và ngày hối phiếu được chấp nhận, trừ khi người cầm giữ hối phiếu yêu cầu là nó phải được ghi là ngày tháng xuất trình. - Chấp nhận là vô điều kiện, những người trả tiền có thể chấp nhận một phần của số tiền được thanh toán. Mọi sự chấp nhận thay đổi nội dung của hối phiếu sẽ được xem như sự từ chối chấp nhận. Tuy nhiên, người chấp nhận bị ràng buộc bởi những điều kiện của sự chấp nhận của anh ta. CCCN 2005: - Người bị ký phát thực hiện việc chấp nhận hối phiếu đòi nợ bằng cách ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ cụm từ “chấp nhận”, ngày chấp nhận và chữ ký của mình. - Có thể chấp nhận từng phần, chấp nhận phải vô điều kiện nếu không thì chấp nhận vô hiệu - Trong trường hợp chỉ chấp nhận thanh toán một phần số tiền ghi trên hối phiếu đòi nợ, người bị ký phát phải ghi rõ số tiền được chấp nhận. b) Người ký chấp nhận HP: ULB 1930: người ký chấp nhận là ng bị ký phát hoặc của 1 ng khác đồng ý thanh toán thay khi ng bị kí phát ko thanh toán. CCCN 2005: người ký chấp nhận là người bị ký phát( điều 4). Câu 9: Quy định về nghiệp vụ ký hậu theo ULB 1930/luật CCCN 2005? Trả lời: Cả ULB và CCCN đều quy định HP có ghi “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự thì ko đc chuyển nhượng. Một sự ký hậu phải vô điều kiện. Mọi điều kiện đối với ký hậu được xem là vô giá trị. Mọi sự ký hậu chuyển nhượng một phần được xem như là vô hiệu lực. Một sự ký hậu "cho người cầm phiếu" tương đương với ký hậu để trắng. * Hình thức và nội dung ký chuyển nhượng CCCN 2005: Cocghe266 Page 5
  6. Nhóm TTQT 2011 - Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải được người thụ hưởng viết, ký trên mặt sau của hối phiếu đòi nợ. - Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng theo một trong hai hình thức sau đây: + Ký chuyển nhượng để trống; + Ký chuyển nhượng đầy đủ. - Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng. Việc ký chuyển nhượng cho người cầm giữ hối phiếu là ký chuyển nhượng để trống. - Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng đầy đủ, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và phải ghi đầy đủ tên của người được chuyển nhượng, ngày chuyển nhượng. ULB 1930: Sự ký hậu phải được viết trên hối phiếu hoặc lên một mảnh giấy gắn vào hối phiếu. Nó phải được người ký hậu ký tên vào. Câu 10: So sánh quy định về hình thức và nội dung của ULB và BEA 1882? Trả lời: Nội dung và hình thức ULB 1930 BEA 1930 Tiêu đề Tiêu đề phải được ghi trên bề Ko yêu cầu phải ghi tiêu đề mặt hối phiếu “hối phiếu”, miễn là trong nội dung hối phiếu có diễn đạt từ hối phiếu Ko có => vô hiệu Ngày ký phát hối phiếu Hối phiếu vẫn có giá trị khi ko 1 năm kể từ ngày kí phát có ngày kí phát, có thể bổ Thời hạn xuất trình để xin sung sau thanh toán hối phiếu trả tiền ngay Ko ghi => vô hiệu Khoảng thời gian hợp lý Tên người thụ hưởng Ko ghi tên => hối phiếu vô hiệu Ko ghi => trả cho người cầm Người bị ký phát phiếu Ko ghi tên: hối phiếu vẫn có Cocghe266 Page 6
  7. Nhóm TTQT 2011 hiệu lực nếu thể hiện một sự rõ ràng hợp lý Câu 11: Quy định nghiệp vụ ký hậu theo luật CCCN 2005? Ai được kí hậu đầu tiên? Trả lời: Chuyển nhượng bằng ký hậu là việc người thụ hưởng chuyển quyền sở hữu hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng bằng cách ký vào mặt sau hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng. HP có ghi “không được chuyển nhượng”, “cấm chuyển nhượng”, “không trả theo lệnh” hoặc cụm từ khác có ý nghĩa tương tự thì ko đc chuyển nhượng. * Hình thức và nội dung ký chuyển nhượng - Việc chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng phải được người thụ hưởng viết, ký trên mặt sau của hối phiếu đòi nợ. - Người chuyển nhượng có thể ký chuyển nhượng theo một trong hai hình thức sau đây: + Ký chuyển nhượng để trống; + Ký chuyển nhượng đầy đủ. - Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng để trống, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và chuyển giao hối phiếu đòi nợ cho người nhận chuyển nhượng. Việc ký chuyển nhượng cho người cầm giữ hối phiếu là ký chuyển nhượng để trống. - Khi chuyển nhượng bằng ký chuyển nhượng đầy đủ, người chuyển nhượng ký vào mặt sau của hối phiếu đòi nợ và phải ghi đầy đủ tên của người được chuyển nhượng, ngày chuyển nhượng. * Ký hậu chuyển nhượng phải là vô điều kiện nếu ko sẽ vô hiệu. Ký hậu làm thay đổi ND sẽ vô gt, ký hậu chuyển nhượng từng phần cũng vô gt. b) Người được ký hậu đầu tiên là người ký phát nếu muốn chuyển nhượng cho ng khác. Câu 12: Những cách ghi kỳ hạn phù hợp vs ULB 1930? Cách ghi thời hạn HP trả tiền ngay: - “ Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ của hối phiếu này ” hoặc - “ Ngay sau ngày tháng năm của bản thứ của hối phiếu này” Cách ghi thời hạn HP trả chậm: - “ X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ của hối phiếu này ” hoặc Cocghe266 Page 7
  8. Nhóm TTQT 2011 - “ X ngày kể từ ngày ký phát bản thứ của hối phiếu này ” hoặc - “Đến ngày tháng năm của bản thứ của hối phiếu này ”. Câu 13.Theo ULB 1930,trường hợp nào cho phép ghi tỉ suất lợi tức bên cạnh số tiền của hối phiếu? Trường hợp nào thì không? Trả lời: Theo điều 5 của ULB 1930, khi một hối phiếu được thanh toán ngay khi xuất trình hoặc vào một thời gian nhất định sau khi xuất trình, thì người kí phát có thể qui định rằng số tiền được thanh toán bao gồm cả tiền lãi. Còn trong trường hợp khác, sự qui định này được xem như là không có giá trị. Lãi suất phải được qui định trên hối phiếu. Trong trường hợp không ghi lãi suất , thì coi như không có lãi suất. Tiền lãi được tính từ ngày phát hành hối phiếu, trừ khi có sự qui định khác về ngày tháng. Câu 14: Theo luật CCCN VN 2005, Nếu 1 hối phiếu không nghi địa chỉ tạo lập thì hối phiếu được coi là kí phát tại địa chỉ kinh doanh hoặc nơi thường trú của người kí phát. Nếu không xác định được thì hối phiếu coi như vô hiệu. Câu 15 : Qui định về bản chính và bản sao của hối phiếu trong Luật các CCCN/ ULB 1930? Tại sao hối phiếu thường gồm 2 bản? Trả lời: theo ULB 1930 qui định 1. Số bản của 1 bộ . Một hối phiếu có thể được kí phát thành một bộ gồm 2 hoặc nhiều bản giống nhau. Những bản này phải được đánh số ở trên mặt hối phiếu; nếu không mỗi bản sẽ được xem như một hối phiếu riêng biệt. Người cầm phiếu mà phiếu này không ghi rõ là nó được kí phát thành một bản duy nhất, thì có thể chịu chi phí để yêu cầu được sao hai hoặc nhiều bản. Với mục đích này, người cầm phiếu phải xin với người kí hậu trực tiếp cho mình, giúp đỡ ông ta tiến hành thủ tục với người kí hậu của ông ta, và như vậy, thông qua tất cả những người kí hậu cho đến người kí phát. Người kí hậu phải ghi những kí hậu này lên những tờ mới của hối phiêu. Việc thanh toán thực hiện với 1 bản của một bộ hối phiếu sẽ coi như thanh toán hết nợ, cho dù không có những qui định là việc thanh toán sẽ hủy hiệu lực của những bản khác. Tuy nhiên, người bị kí phát chỉ chịu trách nhiệm đối với bản mà anh ta đã kí chấp nhận. Người kí hậu mà đã chuyển nhượng các bản của một bộ hối phiếu cho nhiều người khác nhau, cũng như những người kí hậu sau đó sẽ chịu trách nhiệm đối với tất cả những bản có mang chữ kí của họ. Cocghe266 Page 8
  9. Nhóm TTQT 2011 Người nào gửi một bản để xin chấp nhận phải ghi tên trên những bản khác tên của người đang cầm bản này. Người này buộc phải trao nó cho người cầm phiếu hợp pháp của bản khác. Nếu ông ta từ chối thì người cầm phiếu không thể thực hiện quyền truy đòi của mình cho đến khi có một thư kháng nghị ghi rõ là: a) Bản được gửi để xin chấp nhận đã không được đưa cho ông ta theo yêu cầu của ông ra. b) Việc chấp nhận thanh toán đã không thể được chấp nhận đối với bản khác Các bản sao: Người cầm phiếu có quyền lập bản sao của hối phiếu . Bản sao phải giống y như bản gốc, với kí hậu và mọi ghi chú khác có trong bản gốc. bản sao có thể kí hậu, kí bảo lãnh nếu bản gốc cho phép và phải nêu rõ bản gốc hiện đang được lưu giữ ở đâu. Bản sao phải ghi rõ người sở hữu bản gốc hối phiếu. Người này có trách nhiệm phải giao hối phiếu này cho người cầm bản sao hợp pháp. Nếu ông ta từ chối, ngườ cầm phiếu không thể thực hiện quyền truy đòi của mình đối với những người đã kí hậu bảo sao hoặc đã đảm bảo nó bằng bảo lãnh cho đến khi ông ta có thư kháng nghị nêu rõ ở bản gốc đã không được trao khi ông ta yêu cầu. Một bản gốc, sau lần kí hậu cuối cùng , trước khi lập bản sao, có chứa đựng điều khoản “ Bắt đầu từ đây sự kí hậu chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện nếu được thực hiện trên bản sao, hoặc qui định tương đương nào, thì sự kí hậu sau đó ở trên bản gốc là vô hiệu. Hối phiếu thường đượcl ập thành 2 bản để + đề phòng thất lạc. Vì vậy trên hối phiếu thường ghi câu “Sau khi nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu này (bản thứ hai có cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền ” ở bản số một của hối phiếu. Bản số hai lại ghi “Sau khi nhìn thấy bản thứ hai của hối phiếu n ày (bản thứ nhất có cùng nội dung và ngày tháng không trả tiền) ” Bản nào đến trước sẽ được thanh toán trước, bản nào đến sau là vô giá trị Người bị kí phát chỉ chịu trách nhiệm với bản mà người đó kí chấp nhận + phù hợp với thông lệ quốc tế. Câu 16: Trong thanh toán L/C, người hưởng lợi ký phát hối phiếu theo lệnh của ai? Tại sao? Theo tớ: + Trong thanh toán L/C dựa trên hợp đồng cơ sở được kí kết giữa 2 bên là người xuất khẩu và người Nhập khẩu, nếu người xuất khẩu chỉ định một người khác thay mình kí phát hối phiếu đòi tiền NHPH L/c thì người được chỉ định lá người thụ hưởng và tiến hành kí phát hối phiếu theo lệnh của người Xuất khẩu. Cocghe266 Page 9
  10. Nhóm TTQT 2011 + Trong quan hệ hợp đồng mua bán qua trung gian thì người Người bán kí phát hối phiếu theo lệnh của người môi giới đòi tiền của NHPH Nhóm khác: sách ĐXTrình trang 331 Người hưởng lợi ký phát Hối phiếu theo yêu cầu của L/C do chỉ khi Hối phiếu này cùng các chứng từ khác (chứng từ Thương mại, và thư yêu cầu đòi tiền theo L/C) phù hợp với L/C để lập thành bộ chứng từ đòi tiền NH phát hành L/C thì mới được trả tiền Câu 17. Trình bày nghiệp vụ bảo lãnh trong lưu thông Hối phiếu. Theo Điều 24 Luật CCCN Vn 2005 qui định :Bảo lãnh hối phiếu là việc người thứ 3 đứng ra cam kết với người nhận bảo lãnh sẽ thanh toán tào bộ hoặc một phần số tiền ghi trên hối phiếu nếu đã đến hạn thanh toán mà người được bảo lãnh không thanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ. Trong ULB 1930 có qui định người bảo lãnh hối phiếu có thể là 1 người thứ 3, hoặc là 1 người đã kí như 1 bên liên quan đến hối phiếu đưa ra. Hình thức của bảo lãnh: Việc bảo lãnh hối phiếu được thwucj hiện bằng cách người bảo lãnh ghi cụm từ “ bảo lãnh”, số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ kí của người bảo lãnh và tên của người được bảo lãnh trên bề mặt của hối phiếu, không ghi đằng sau để tránh nhầm lẫn với nghiệp vụ kí hậu . Hoặc có thể bảo lãnh bằng 1 văn thư riêng biệt do người bảo lãnh phát hành, trong đó thể hiện các nội dung của bảo lãnh, cũng như cam kết của người bảo lãnh nếu như người được bảo lãnh không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cảu mình.Trong trường hợp không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh coi như là bảo lãnh cho người kí phát. Nguyên tắc của bảo lãnh: - Bảo lãnh là vô điều kiện - Bảo lãnh phải ghi tên người được bảo lãnh, nếu không ghi thì coi như bảo lãnh cho người kí phát - Người được bảo lãnh có thể là người kí phát hối phiếu hoặc là người chấp nhận hối phiếu. - Có thể bảo lãnh từng phần trị giá của hối phiếu. Cocghe266 Page 10
  11. Nhóm TTQT 2011 - Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Người bảo lãnh được tiếp nhận các quyền của người được bảo lãnh đối với các bên có liên quan đến lưu thông hối phiếu, xử lí tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh , người kí phát, người chấp nhận liên đới thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã được thanh toán. Quyền và nghĩa vụ của người bảo lãnh: - Người bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán hối phiếu đúng số tiền đã cam kết báo lãnh nếu người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi hối phiếu đến hạn thanh toán. - Người bảo lãnh chỉ có quyền hủy bỏ việc bảo lãnh trong trường hợp hối phiếu đòi nợ không đủ các nội dung bắt buộc . Câu 18: Kí hậu hối phiếu. Kí hậu là hành vi thể hiện bằng ngôn ngữ ở mặt sau của hối phiếu của người thụ hưởng đồng ý chuyển nhượng quyền hưởng lợi của mình cho một người khác được chỉ định trên hối phiếu. Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng hối phiếu. Hành vi ký hậu có hai ý nghĩa pháp lý: Nó thừa nhận sự chuyển quyền lợi hối phiếu cho người khác theo quy định trong mặt sau của hối phiếu. Sự ký hậu này mang tính trừu tượng, có nghĩa là người ký hậu không cần nêu lý do của sự chuyển nhượng và cũng không cần phải thông báo cho người trả tiền biết về sự chuyển nhượng đó mà người được chuyển nhượng nghiễm nhiên trở th ành người hưởng lợi của hối phiếu đó Việc ký hậu hối phiếu xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu với những người cầm phiếu sau đó. Trong chuyển nhượng trái quyền dân luật, người chuyển nhượng chỉ đảm bảo rằng con nợ có thiếu số tiền được chuyển nhượng mà không đảm bảo rằng con nợ sẽ thanh toán số nợ đó. Trong luật hối phiếu thì người ký hậu không những đảm bảo rằng người trả tiền hối phiếu có mắc nợ số tiền ghi trên hối phiếu mà còn đảm bảo rằng mình sẽ trả tiền hối phiếu đó cho những người được chuyển nhượng, nếu như người trả tiền từ chối thanh toán hối phiếu đó, bởi vì người ký hậu là người đóng vai trò chủ động trong việc ký phát hối phiếu, ký tên vào hối phiếu, nhưng hối phiếu có được chấp nhận hay không lại là vấn đề khác. Hình thức của kí hậu : - Một là kí hậu vào mặt sau của hối phiếu, thể hiện ý chí chuyển nhượng và kí tên vào mặt sau. - Hai là viết một chứng từ chuyển nhượng hối phiếu, kí tên và gắn kèm cùng hối phiếu. Nguyên tắc của kí hậu: Cocghe266 Page 11
  12. Nhóm TTQT 2011 - Người kí phát hối phiếu là người kí hậu đầu tiên, nếu người kí phát muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người khác. - Người được quyền kí hậy là người đang sở hữu hợp pháp đối với hối phiếu - Ký hậu chuyển nhượng phải vô điều kiện, ngược lại sẽ vô giá trị. - Ký hậu chuyển nhượng từng phần giá trị hối phiếu sẽ vô hiệu. - Ký hậu làm thay đổi nội dung ( sửa chữa và hoặc thêm bớt nội dung của hối phiếu) sẽ vô giá trị. Phân biệt kí hậu để trống và kí hậu theo lệnh. 1. Kí hậu để trống: là việc kí hậu không chỉ định tên của người thụ hưởng kế tiếp do thủ tục kí hậu mang lại. Có 2 hình thức kí hậu để trắng: - Người kí hậu chỉ kí tên. - Người kí hậu kí tên và kèm câu “ trả cho- pay to” hoặc câu “ trả theo lệnh của bất cứ ai – Pay to the order of any” Với cách kí hậu này , việc chuyển nhượng hối phiếu không cần phải kí hậu nữa, mà chỉ bằng cách trao tay, ai nhặt được hối phiếu thì người đó đương nhiên trở thành người thụ hưởng của hối phiếu. 2. Hình thức kí hậu theo lệnh đích danh: là cách kí hậu tronh đó chỉ định người bị kí phát hoặc trả cho ai đó hoặc trả theo lệnh của ai đó. Ví dụ “ Trả theo lệnh Công ty G- Pay to the order ò the Company G” Công ty A kí Với cách kí hậu này, người thụ hưởng hối phiếu có thể là công ty G hoặc có thể là một ai đó tùy thuộc vào lệnh của công ty G.Ký hậu heo lệnh tạo điều kiện để hối phiếu được chuyển nhượng liên tục từ người này sang người khác bằng cách kí hậu nối tiếp. Tuy nhiên việc chuyển nhượng hối phiếu bằng hình thức kí hậu cuối cùng phải được thực hiện trước khi hối phiếu đến hạn thanh toán. 3. Kí hậu đích danh hay kí hậu hận chế: Là kí hậu chỉ định rõ tên Người thụ hưởng kế tiếp do hình thức kí hậu mang lại. Với hình thức kí hậu này, chỉ có người nào được chỉ định là người thụ hưởng kế tiếp thì người đó mới được quyền hưởng lợi số tiền của hối phiếu. Người thụ hưởng kế tiếp không được kí hậu để chuyển nhượng hối phiếu cho một người khác. Đến đây dây chuyền chuyển nhượng coi như kết thúc. Câu 19. Phân biệt hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ Cocghe266 Page 12
  13. Nhóm TTQT 2011 Giống nhau: Cả 2 loại hối phiếu này đều có những nội dung của một hối phiếu thông thường theo luật qui định bao gồm tiêu đề, mệnh lện thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, tên, địa chỉ người bị kí phát, địa điểm và ngày kí phát, tên, địa chỉ, chữ kí của người kí phát, tên đối với người thụ hưởng được người kí phát chỉ định, hoặc cho người cầm giữ hối phiêu. Ở cả 2 phương thức này, người kí phát hối phiếu đều là người xuất khẩu Khác nhau: Phương thức nhờ thu: người bị kí phát là người nhập khẩu, do đó người nhập khẩu cũng là người trả tiền. Phương thức tín dụng chứng từ: Người bị kí phát là Ngân hàng phát hành L/C, do đó Ngân hàng phát hành L/c là ngân hàng đứng ra trả tiền cho người xuất khẩu. Câu 20 .Tình hình sử dụng thanh toán quốc tế trong thanh toán tại Việt Nam Khi Việt Nam mở cửa kinh tế, các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện giao lưu buôn bán với rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài trên khắp thế giới. Để đảm đảm quyền lợi và nghĩa vụ cũng như hướng dẫn và bảo vệ các bên tham gia vào việc thanh toán bằng các công cụ thanh toán quốc tế, Chính phủ ban hành những luật hướng dẫn, qui định việc sử dụng các công cụ chuyển nhượng trong đó có hối phiếu như:pháp lệnh thương phiếu năm 1999, nghị định 32 hướng dẫn thi hành pháp lệnh thương phiếu và mơi đây nhất là Luật Các CCCN Việt Nam năm 2005.Vì thế mà Hối phiếu đã được các doanh nghiệp và Ngân hàng Thương mại Việt nam đã sử dụng các loại hối phiếu để thanh toán với các bạn hàng quốc tế theo đúng như thông lệ quốc tế. Ở hầu hết các ngân hàng TM thành lập các phòng, ban thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hối hiếu như : chiết khấu, bảo lãnh, nhận cầm cố Câu 21: Trình bày 8 điều kiện nội dung ký phát hối phiếu theo luật CCCN Việt Nam 2005 1. Tiêu đề hối phiêu : Cụm từ “ Hối phiếu đòi nợ” được ghi trên mặt trước của hối phiếu đòi nợ. Điều này để tránh nhầm lẫn hối phiếu đòi nợ với các công cụ thanh toán quốc tế khác. 2. Yêu cầu thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định: Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền, không phải là một yêu cầu đòi tiền. Việc trả tiền là vô điều kiện, có nghĩa là trong hối phiếu không được viện lí do nào khác, trừ trường hợp hối phiếu trái với luật hối phiếu, để quyết định có trả tiền hay không. Số tiền của hối phiếu là một số tiền nhất định, tức là số tiền được ghi một cách đơn giản và rõ rang, người ta có thể nhìn thấy qua để biết được số tiền phải trả là bao nhiêu mà không cần phải tính toán dù là phép tính đơn giản nhất. Số tiền được ghi cả bằng số và bằng chữ. Trong trường hợp khi số tiền ghi bằng số khác so với số tiền ghi bằng chữ thì số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Trong trường hợp số tiền trên hối phiếu được ghi 2 lần trở lên bằng chữ hoặc bằng số và có giá trị khác nhau thì số tiền có giá trị nhỏ Cocghe266 Page 13
  14. Nhóm TTQT 2011 nhất được ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. 3. Thời hạn thanh toán.: của hối phiếu gồm có 2 loại thời hạn trả tiền ngay v à thời hạn trả tiền sau. Cách ghi thời hạn trả tiền ngay thường là: “Ngay sau khi nhìn thấy bản thứ của hối phiếu này ” hoặc “Sau khi nhìn thấy bản thứ của hối phiếu này ”. Cách ghi thời hạn trả tiền sau thường có 3 cách: + Nếu mốc thời gian tính từ ngày chấp nhận hối phiếu thì ghi: “X ngày sau khi nhìn thấy bản thứ của hối phiếu này ” + Nếu thời hạn trả tiền tính từ ngày ký phát hối phiếu thì ghi: “X ngày kể từ ngày ký bản .của hối phiếu này + Nếu thời hạn là một ngày cụ thể nhất định thì ghi: “Đến ngày của bản thứ của hối phiếu này ”. Trong 3 cách trên, cách thứ nhất thường được sử dụng hơn cả. Trường hợp thời hạn thanh toán không được ghi trên hối phiếu, thì hối phiếu coi như là hối phiếu trả ngay khi xuất trình. Những cách ghi thời hạn trả tiền của hối phiếu mơ hồ, tối nghĩa khiến cho người ta không thể xác định được thời hạn trả tiền à bao nhiêu hoặc nó biến việc trả tiền của hối phiếu thành có điều kiện thì hối phiếu sẽ vô giá trị. Ví dụ ghi: “Sau khi tàu biển cập cảng thì trả cho bản thứ của hối phiếu này” hoặc “Sau khi hàng hóa đã được kiểm nghiệm xong thì trả cho bản thứ của hối phiếu này ”. 4. Địa điểm thanh toán: là địa điểm được ghi trên hối phiếu. Trong trường hợp địa điểm thanh toán không được ghi trên hối phiếu thì hối phiếu sẽ được thanh toán tại địa chỉ của người bị kí phát. 5. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ của người bị kí phát: được ghi rõ rang đầy đủ ở mặt trước, góc trái cuối cùng của hối phiếu, ghi sau chữ “ gửi ” 6. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng, trước tiên là người kí phát, hoặc có thể là người được người kí phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối phiếu đòi nợ theo lênh của của người thụ hưởng hoặc yêu cuầ thanh toán hối phiếu cho người cầm giữ hối phiếu. 7. Địa điểm và ngày kí phát: Thông thường địa điểm kí phát là địa chỉ của người kí phát, tuy nhiên có trường hợp hối phiếu được kí phát tại một nơi không xác định được địa điểm ví dụ như trên máy bay, hay trên tàu Địa điểm kí phát là nơi để xác định nguồn luật điều chỉnh khi xảy ra tranh chấp. Ví thế luật qui định nếu địa điểm kí phát không được ghi trên hối phiếu thì coi như hối phiếu được kí phát tại địa chỉ của người kí phát Ngày tháng ký phát hối phiếu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định kỳ hạn trả tiền của hối phiếu Cocghe266 Page 14
  15. Nhóm TTQT 2011 có kỳ hạn nếu hối phiếu ghi rằng: “Sau X ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu này”. Ngày ký phát hối phiếu còn liên quan đến khả năng thanh toán của hối phiếu. Ví dụ, nếu ngày ký phát hối phiếu xảy ra sau ngày người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu mất khả năng thanh toán như bị phá sản, bị đưa ra tòa, bị chết v.v thì khả năng thanh toán hối phiếu đó không còn nữa. 8. Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân, địa chỉ và chữ kí của người kí phát. được ghi ở mặt trước, góc phải cuối cùng của tờ phiếu. Cần đặc biệt chú ý là tất cả những người có liên quan được ghi trên tờ hối phiếu phải ghi rõ đầy đủ tên, địa chỉ mà họ dùng để đăng ký hoạt động kinh doanh. Người ký phát hối phiếu phải ký tên trên mặt trước, góc phải cuối cùng của tờ hối phiếu đó. Ng ười ký phát hối phiếu phải đăng ký mẫu chữ ký với một cơ quan chuyên trách, không được phép ủy quyền cho người khác ký thay mình trên hối phiếu. Chữ ký phải được ký bằng tay và không được đóng dấu đè lên chữ ký. Câu 22: Phân biệt Hối Phiếu đòi nợ và Hối Phiếu nhận nợ theo luật CCCN-2005 Giống nhau: Cả 2 loại này đều là những công cụ chuyển nhượng được sử dụng trong thanh toán giữa các chủ thể với nhau. Các công cụ chuyển nhượng này khi được phát hành thì phải dựa trên những luật qui định ( Luật CCCN Vnam-2005). - Các qui định về nội dung phát hành - Địa điểm phát hành, địa điểm thanh toán - Thời hạn thanh toán - Qui định về những khác biệt về số tiền có thể thanh toán - Điều khoản về bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, bản sao, sửa đổi, - Điều khoản về cách tính ngày nghỉ lễ cách tính tinh giới hạn thời gian và cấm ân hạn Khác nhau: Hối phiếu đòi nợ Hối phiếu nhận nợ Người kí phát Người xuất khẩu, người bán, người Người nhập khẩu,người mua, người đi cho vay vay Người bị kí phát Người nhập khẩu, người mua, người Không có người bị kí phát đi vay Cocghe266 Page 15
  16. Nhóm TTQT 2011 Người thụ hưởng Trước tiên là người kí phát, sau đó là Là người được người phát hàng chỉ những người được người kí phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán hối định hoặc yêu cầu thanh toán theo phiếu nhận nợ theo lệnh của người thụ lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu hưởng hoặc theo yêu cầu thanh toán cầu thanh toán cho người nắm giữ cho người nắm giữ. Người trả tiền Là người bị kí phát, người bị kí phát Là người kí phát , không cần phải kí chấp nhận thanh toán hối phiếu đòi nợ chấp nhận như hối phiếu đòi nợ. Khi hối phiếu đòi nợ được chuyển Trường hợp hối phiều nhận nợ được nhượng cho người khác mà người này chuyển nhượng, thì người chuyển không đòi được tiền từ người bị kí nhượng đầu tiên có nghĩa vụ như phát, thì người này có quyền đòi tiền người kí phát hối phiếu đòi nợ, có lại của người đã chuyển nhượng cho nghĩa là những người được chuyển mình nhượng sau này có quyền đòi tiền của người chuyển nhượng đầu tiên khi không được thanh toán bởi người phát hành Thời gian lập phiếu Hối phiếu đòi nợ được phát hành sau Hối phiếu nhận nợ được phát hành khi các bên đã hoàn thành hợp đồng trước khi người thụ hưởng hoàn thành với nhau. Thông thường lúc đó người nghĩa vụ của hợp đồng giao dịch cơ sở bán nói chung mới phát hành hối phiếu nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của đòi nợ người mua nói chung. mình. Câu 23: Muốn chuyển nhượng hổi phiếu thì phải làm gì? Đối với hối phiếu đích danh: Đối với hối phiếu đích danh, tên người thụ hưởng được ghi trên hối phiếu không kèm theo từ “ theo lệnh” vì thế người nào có tên là người thụ hưởng và có quyền hưởng số tiền trên hối phiếu đó. Hối phiếu này không thể chuyển nhượng bằng thủ tục kí hậu hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu được kí phát để đòi tiêng người nước ngoài thì hối phiếu phải chuyển nhượng đến cho Ngân hàng thông qua hình thức nhờ thu. Đối với hối phiếu theo lệnh: Vì trên hối phiếu theo lệnh ghi rò tên của người thụ hưởng kèm theo từ “theo lệnh” . vì vậy hối phiếu này được chuyển nhượng dễ dàng bằng cách kí hậu. Người thụ hưởng viết và kí tên lên mặt sau của hối phiếu để thực hiện chuyển nhượng cho người mà anh ta muốn chuyển nhượng. Người chuyển nhượng có thể thực hiện kí hậu để trống, kí hậu đích danh, hoặc là kí hậu theo lệnh đích danh. Cocghe266 Page 16
  17. Nhóm TTQT 2011 Cocghe266 Page 17