Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 3: Những vấn đề về tỷ giá hối đoái (câu 14 đến câu 25)

docx 4 trang nguyendu 4400
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 3: Những vấn đề về tỷ giá hối đoái (câu 14 đến câu 25)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_3_nhung_van_de.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 3: Những vấn đề về tỷ giá hối đoái (câu 14 đến câu 25)

  1. CHƯƠNG III 14-25 14. Ở Việt Nam các loại tỷ giá hối doái được sử dụng trong thanh toán quốc tế: trg 59-63 giáo trình a. Căn cứ vào công cụ thanh toán quốc tế: - Tỷ giá điện hối - tỷ giá thư hối - Tỷ giá séc - Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay - Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn b. Căn cứ nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng - Tỷ giá mua và bán - tỷ giá giao ngay và kỳ hạn - tỷ giá đóng cửa và mở cửa - tỷ giá tiền mặt và chuyển khoản 15. việc sử dụng ngoại tệ (USD, EUR) trong thanh toán quốc tế có thể gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam: Rủi ro dễ nhận thấy nhất trong thanh toán quốc tế khi sử dụng ngoại tệ là rủi ro thay đổi tỷ giá. Những biến động không lường được của tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến doanh số, giá cả và lợi nhuận của cả nhà xuất khẩu lẫn nhập khẩu ở Việt Nam. Nguyên nhân gây ra sư. Biến động tỷ giá này do rất nhiều yếu tố chẳng hạn như biến động tình hình kinh tế, chính trị, các chính sách xã hội,cung – cầu ngoại hối, chênh lệch lãi suất giữa các nước, chênh lệch lạm phát, thuế quan Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá:
  2. - Sử dụng các công cụ giao dịch ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá như: kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn - Chính sách chiết khấu của NHNN: tái cấp vốn cho các ngân hàng thông qua việc chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá ngắn hạn - Chính sách thị trường mở: NHNN tiến hành trực tiếp mua bán ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá - Quỹ bình ổn hối đoái: tạo lập quỹ dự trữ ngoại hối để ứng phó biến động tỷ giá - Phá giá hoặc nâng giá tiền tệ - Cơ chế đa tỷ giá - Tỷ lệ dự trữ bắt buộc - Lãi suất - Thuế quan 16. Các rủi ro trong thanh toán quốc tế mà ngân hàng Việt Nam có thể gặp phải: Rủi ro trong phương thức nhờ thu: trong trường hợp ở Việt Nam khi thanh toán sau thì nhà xuất khẩu sẽ được ngân hàng chiết khấu luôn hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán. Trường hợp đó nảy sinh rủi ro nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán nợ Rủi ro trong thanh toán theo L/C: -Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. -Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan. -Trong thực tế, các NH được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà xuất khẩu. -Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu
  3. quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. -Các rủi ro mà NH chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP600. Rủi ro pháp lý: Sự thiếu hiểu biết về các văn bản luật pháp , quy ước trong thanh toán quốc tế khi Ngân hàng Việt Nam hợp tác hoặc ký kết thỏa thuận, hợp đồng với các ngân hàng trên thế giới sẽ dẫn tới bất lợi cho phía mình, dễ bị chèn ép và thất bại nếu xảy ra tranh chấp 17. Ở Việt Nam áp dụng phương pháp yết giá trực tiếp tức là phương pháp quy định giá ngoại tệ khi niêm yết được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài Trung Quốc và Nga cùng áp dụng phương pháp yết giá trực tiếp giống Việt Nam Riêng Anh và Mỹ áp dụng phương pháp yết giá gián tiếp: phương pháp quy định giá ngoại tệ khi niêm yết chỉ thể hiện gián tiếp ra bên ngoài 18. Tại New York, tỷ giá USD/VND= 20565/75 và 206575/85 là tăng lên. 19. Tại Việt Nam, công bố tỷ giá GBP/VND= 23450/23550 là đúng 20. Lãi suất để tính tỷ giá sec du lịch là lãi suất đi vay của ngân hàng và là lãi suất nội tệ 21. Lãi suất để tính tỷ giá hối phiếu ngân hàng là lãi suất huy động ngoại tệ của ngân hàng 22. Ngày nhận và thanh toán ngoại tệ hợp đồng kỳ hạn 30 ngày ký ngày 01/01/2010 là 03/02/2010 23. S(USD/VND)=20000; F3 tháng=20500 ; S3 tháng=20000 Vì F>S nên mua hợp đồng kỳ hạn
  4. 24. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng quyền chọn mua ngoại tệ trong trường hợp doanh nghiệp có khoản chi ngoại tệ trong tương lai và phòng ngừa rủi ro biến động tăng của tỷ giá VD: một nhà nhập khẩu sẽ có khoản chi 100.000 USD trong 3 tháng tới. để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, doanh nghiệp đã mua một hợp đồng quyền chọn mua với tỷ giá USD/VND=20900 và phí quyền chọn 50VND/USD Nếu tỷ giá giao ngay trong 3 tháng tới tăng và doanh nghiệp có lãi thì doanh nghiệp có quyền thực hiện hợp đồng. nhưng nếu tỷ giá thực tế 3 tháng tới thấp hơn tỷ giá hợp đồng thì doang nghiệp có quyền không thực hiện hợp đồng và mất số phí quyền chọn ban đầu 25. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng quyền chọn bán ngoại tệ trong trường hợp doanh nghiệp sẽ có khoản thu trong tương lai và phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá giảm VD: Một doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhận khoản tiền 100.000 GBP trong 3 tháng nữa. Để phòng trường hợp tỷ giá giảm doanh nghiệp sẽ mua hợp đồng quyền chọn bán số GBP trên với tỷ giá 30400VND/GBP và phí quyền chọn 1000VND/GBP Nếu trong tương lai tỷ giá thực tế giảm và có lãi khi thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp sẽ thực hiện quyền của mình. Ngược lại trong trường hợp giá tăng và tỷ giá thực tế cao hơn tỷ giá hợp đồng, doanh nghiệp có nguy cơ bị lỗ thì có thể hủy bỏ hợp đồng nhưng vẫn mất số phí quyền chọn ban đầu