Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 2: Chế độ quản lý ngoại hối của nước CH XNCN VN
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 2: Chế độ quản lý ngoại hối của nước CH XNCN VN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_mon_thanh_toan_quoc_te_chuong_2_che_do_quan.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập môn Thanh toán quốc tế - Chương 2: Chế độ quản lý ngoại hối của nước CH XNCN VN
- Chương 2: CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NƯỚC CH XNCN VN Câu 1: 1. Ngoại hối bao gồm các phương tiệnthanh toán đc sử dụng trg ttqt. Trg đó phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho nhau. 2. Theo pháp lệnh ngoại hối VN 2005, ngoại hối bao gồm: + Đồng tiền của quốc gia khác hoặc EURo và đồng tiền chung khác đc sử dụng trg ttqt và khu vực + Phương tiệnthanh toán bằng ngoại tệ: séc, thet thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác + Các loại giáy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ : trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác + Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nc, trên tài khoản vàng ở nc ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trg trường hợp mang ra vào lãnh thổ VN + Đồng tiền nc CHXNCN Việt Nam trg trường hợp đc chuyển vào và ra khỏi lãnh thổ VN or đc sử dụng trg ttqt 3. Mục đích của chính sách quản lý ngoại hối: Chính sách quản lý ngoại hối là 1 bộ phận của chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, chính vì thế mục tiêu của chính sách ngoại hối trc hết phải phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia. Ngoài ra, quản lý ngoại hối còn có 1 số mục tiêu đặc thù như sau: + Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo lợi ích hợp pháp cho các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động ngoại hối, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. + Thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao tính chuyển đổi của đông tiền quốc gia + thực hiện mục tiêu phi đô la hóa trên lãnh thổ quốc gia + tăng cương hiệu lực quản lý của nhà nc về ngoại hối, hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối từng bc tiến tới tự do hóa về ngoại hối của nhà nc Câu 2: Theo pháp lệnh ngoại hối 2005 thì đồng tiền của nc CH XHCN Việt nam trg trường hợp chuyển vào hay chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đc sử dụng trg thanh toán quốc tế đc coi là ngoại hối.
- Câu 3: Giao dịch vãng lai đc hiểu là các giao dịch làm tăng hoặc giảmtài sản tài chính về quyền sở hữucuar VN với nc ngoài, gồm các loại sau đây: + giao dịch xuất nhập khẩu hang hóa + giao dịch xuất nhập khẩu dịch vụ như ngân hàng, vận tải, bưu chính viễn thong + giao dịch trg lĩnh vực du lịch + giao dịch 1 chiều nc ngoài vào VN và VN ra nc ngoài + Giao dịch các thu nhập yếu tố Pháp lệnh ngoại hối 2005 quy định các giao dịch vãng lai là các giao dịch giữa người cư trú với người không cư trú không vì mục đích chuyển vốn. Theo đó, những nguyên tắc quản lý trg giao dịch vãng lai là : Điều 6. Tự do hoá đối với giao dịch vãng lai Tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện. Điều 7. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ 1. Người cư trú được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thanh toán nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ. 2. Người cư trú phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép ở Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 3. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng được phép. Điều 8. Chuyển tiền một chiều 1. Ngoại tệ của người cư trú là tổ chức ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải được chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép. 2. Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng
- được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép. 3. Người cư trú được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp. 4. Người không cư trú, người cư trú là người nước ngoài có ngoại tệ trên tài khoản được chuyển ra nước ngoài; trường hợp có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam thì được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài. Điều 9. Mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh Người cư trú, người không cư trú khi xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng trên mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải thực hiện như sau: 1. Trường hợp nhập cảnh mang trên mức quy định thì phải khai báo hải quan cửa khẩu; 2. Trường hợp xuất cảnh mang trên mức quy định thì phải khai báo hải quan cửa khẩu và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Điều 10. Đồng tiền sử dụng trong giao dịch vãng lai Người cư trú được lựa chọn đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng được phép chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai. Câu 4: Theo pháp lệnh ngoại hối 2005, giao dịch vốn là giao dịch chuyển vốn giữa người cư trú với người không cư trú trong các lĩnh vực sau đây: a) Đầu tư trực tiếp; b) Đầu tư vào các giấy tờ có giá; c) Vay và trả nợ nước ngoài; d) Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài; đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Các nguyên tắc quản lý giao dịch vốn là : (Chương 3 pháp lệnh ngoại hối: về các giao dịch vốn) Câu 5: Các biện pháp chính sách tác động lên cung cầu ngoại hối là : 1. Tác động trực tiếp:
- + nghiệp vụ thị trường mở: ngân hàng trung ương tiến hành mua bán nội tệ với ngoại tệ để hấp thụ lượng dư cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trg lưu thông. + biện pháp kết hối: là việc chính phủ quy định các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán 1 tỷ lệ nhất định trg 1 thời hạn nhất định cho các tổ chức đc phép kinh doanh ngoại hối.Biện pháp này đc áp dụng trg thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối với mục đích là tăng cung ngoại tệ tức thời nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải phá giá nội tệ + quy định hạn chế đối tượng và số lượng đc mua ngoại tệ, mục đích sử dung ngoại tệ và thời điểm đc mua ngoại tệ nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ, giữ cho tỷ giá ổn định 2. Tác động gián tiếp + lãi suất tái chiết khấu: khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu làm tăng ls thị trường hấp dẫn các nguồn vốn ngoại tệ chạy vào (tăng cung) làm nội tệ lên giá. Ls chiết khấu giảm thì ngc lại + thuế quan : thuế cao hạn chế nhập khẩu cầu ngoại tệ giảm.Thuế quan thấp thì ngc lại + hạn ngạch: tăng hạn ngạch hạn chế nhập khẩu cầu ngoại tệ giảm + giá cả: trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lc hay đang trg giai đoạn đầu sx khối lượng xuất khẩu tăng tăng cung ngoại tệ.Ngoài ra, chính phủ cungx có thể bù giá cho những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu tăng nhập khẩu tăng cầu ngoại tệ 1 số biện pháp cá biệt khác đc áp dụng trg từng thời kỳ cụ thể: + điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM.Ví dụ như khi ngoại tệ khan hiếm tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng buộc các NHTM phải hạ ls huy động ngoại tệ nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn người sở hữu ngoại tệ bán ngoại tệ ra tăng cung ngoại tệ trên thị trường + quy định mức ls trần kém hấp dẫn với tiền gửi bằng ngoại tệ tăng cung + quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM điều chỉnh khi cung cầu mất cân đối Câu 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ngoại hối và ví dụ minh họa 1. Nguồn kiều hối chuyển vào mỗi năm chuyển về, định nghĩa 1 cách đơn giản đây là thu nhập từ những người lao động ở nước ngoài chuyển về cho người thân của họ ở trong nước. Kiều hối có vai trò rất quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đối với
- Việt Nam, kiều hối ngày càng trở nên quan trọng. Trong những năm gần đây, dòng kiều hối chẩy vào Việt Nam không ngừng gia tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối so với GDP. Theo số liệu thu được trong năm 2010 lượng kiều hối chuyển vào Việt Nam trong năm 2010 là 7,2 tỷ USD so với năm 2009 là 6,6 tỷ. Nguồn kiều hối góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại, tăng cung ngoại tệ, xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của một bộ phận người dân nhận kiều hối. 2. Lượng ngoại tệ từ khách du lịch quốc tế chuyển vào. Tại việt nam, ước tính trong năm 2010 có hơn 6 triệu lượt du khách quốc tế đến thăm. Đây được coi là nguồn cung ngoại tế lớn bởi khách quốc tế chi tiêu một lượng ngoại tệ khá lớn . 3. Tiền lương và thu nhập của người Việt Nam làm việc trong các dự án liên doanh, dự án 100% vốn nước ngoài, dự án quốc tế, cơ quan nước ngoài ở Việt Nam được trả bằng ngoại tệ. Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hội nhập với thế giới,càng ngày càng có nhiều các công ty liên doanh, công ty quốc tế có trụ sở tại Việt nam, thì đây chính là một nguồn cung ngoại tệ đáng kể,. 4. Lượng người nước ngoài đến Việt Nam làm việc sinh sống, làm ăn, học tập ngày càng tăng, chi tiêu ngoại tề của họ bằng tiền mặt ngày càng tăng, nhất là tiền thuê nhà và tiền các chi phí dịch vụ khác. 5. Tiền viện trợ không hoàn lại, tiền của các tổ chức tài chính vi mô, tổ chức từ thiện quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài . Bên cạnh đó là nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế, chính phủ các nước. Theo thống kê, trong năm 2010 số vốn tài trợ ODA của Việt Nam lên tới hơn 8 tỷ USD, chính nguồn tài trợ này đã làm lượng cung ngoại tệ cũng như là góp phần bù đắp thâm hụt cán cân thương mại. 6. Hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng khá nhanh, đặc biệt là ngành xây dựng. Ước tính trong năm 2010 Ngành xây dựng Việt Nam ghi nhận mức đỉnh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), với số vốn đăng ký lên đến 1,7 tỷ USD, gấp 4,4 lần so với 2009. Nguồn thu này không chỉ góp phần tăng cung ngoại tệ mà còn thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư nươc ngoài vào thị trường Việt Nam. 7. Kim ngạch xuất khẩu của Việt nam cũng ngày càng tăng nhanh . Nhân tố này chịu sự tác động của nhiều nhân tố như bối cảnh của nền kinh tế toàn cầu, các chính sách kinh tế, tài chính của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 70,8 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2009 và 17% so với kế hoạch. Kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt mức khả quan do đóng góp từ tăng cả giá và lượng trước sự phục hồi phần nào của kinh tế thế giới so với năm 2009.
- 8. Các chính sách điều tiết cung ngoại hối của nhà nước. Để điều chỉnh tỉ giá phù hợp với mục tiêu kinh tế của đất nước trong từng thời kì. Nhà nước có thể tác động bằng cách điều chỉnh nguồn cung và cầu ngoại hối thông qua việc mua vào hoặc bán ra ngoại tệ. Hay như gần đây như việc NHNN qui định giảm lãi suất ngoại tệ đối với các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, chính điều này đã làm cho người dân có tâm lí bán ngoại tệ và tiết kiệm bằng nội tệ, làm tăng cung ngoại tệ. 9. Cung ngoại tệ tăng từ các hoạt động buôn lậu và các nguồn ngoại tế qua các hoạt động kinh tế ngầm khác. Câu 7: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu ngoại hối Các nhân tố tác động đến cầu ngoại hối chủ yếu là nhập khẩu, nhu cầu tiết kiệm của người dân và các chính sách điều tiết của nhà nước. 1. Nhu cầu ngoại tệ để phục vụ cho việc nhập khẩu của Việt Nam chiếm 1 tỷ trọng lớn nhất . Thống kê cho thấy trong năm 2010 kim ngạch nhập khẩu ước đạt khoảng 82,8 tỷ USD, tăng 18,4% so với năm 2009. Chính nhu cầu nhập khẩu trong nước ngày càng tăng khiến cầu ngoại hối xúng ngày càng tăng, và là nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại trầm trọng. 2. Yếu tố tâm lí của người dân khiến cho nhu cầu ngoại tế gia tăng. Khi nền kinh tế lâm vào thời kì suy thoái, lạm phát gia tăng, nội tệ mất giá thì người dân sẽ chuyển sang tiết kiệm bằng vàng và ngoại tệ mạnh, làm cho nhu cầu ngoại hối tăng. 3. Các chính sách tài chính, kinh tế của chính phủ tác động đến cầu ngoại tệ. Ví dụ như việc NHNN qui định giảm lãi suất huy động bằng ngoại tệ đã làm cho cầu về ngoại tệ giảm. Câu 8: Các biện pháp tác động lên cung ngoại hối là: + nghiệp vụ thị trường mở: ngân hàng trung ương tiến hành mua hay bán nội tệ qua đó nhằm tăng or giảm cung ngoại tệ + biện pháp kết hối: là việc chính phủ quy định các thể nhân và pháp nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán 1 tỷ lệ nhất định trg 1 thời hạn nhất định cho các tổ chức đc phép kinh doanh ngoại hối.Biện pháp này đc áp dụng trg thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối với mục đích là tăng cung ngoại
- tệ tức thời nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp lực phải phá giá nội tệ + lãi suất tái chiết khấu: khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất chiết khấu làm tăng ls thị trường hấp dẫn các nguồn vốn ngoại tệ chạy vào (tăng cung) làm nội tệ lên giá. Ls chiết khấu giảm thì ngc lại + giá cả: trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lc hay đang trg giai đoạn đầu sx khối lượng xuất khẩu tăng tăng cung ngoại tệ + điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM.Ví dụ như khi ngoại tệ khan hiếm tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các ngân hàng thương mại chi phí sử dụng vốn ngoại tệ tăng buộc các NHTM phải hạ ls huy động ngoại tệ nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn người sở hữu ngoại tệ bán ngoại tệ ra tăng cung ngoại tệ trên thị trường. Khi thị trường ngoại tệ trở nên ổn định thì tỷ lện này cũng sẽ giảm xuống Ví dụ ở Việt nam, cuối 2000-2001 khi ngoại tệ khan hiếm, NHNN đã ban hành quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ko kỳ hạn và có kỳ hạn bằng USD từ 8% lên 12%.Sau đó, vào năm 2001, tỷ lệ này đã tăng lên là 15%. + quy định mức ls trần kém hấp dẫn với tiền gửi bằng ngoại tệ tăng cung ngoại tệ trên thị trường. Vd: ở VN, theo quyết định số 02/2002/QD-NHNN ngày 02/01/2002về việc điều chỉnh lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của pháp nhân tại các tổ chức tín dụng như sau: Tiền gửi ko kỳ hạn tối đa là 0.10%/năm Tiền gửi có kỳ hạn tới 6 tháng tối đa là 0.50%/năm Tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng tối đa là 1.00%/năm Câu 9: Các biện pháp tác động lên cầu ngoại tệ: + quy định hạn chế đối tượng và số lượng đc mua ngoại tệ, mục đích sử dung ngoại tệ và thời điểm đc mua ngoại tệ nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ, giữ cho tỷ giá ổn định + thuế quan : thuế cao hạn chế nhập khẩu cầu ngoại tệ giảm.Thuế quan thấp thì ngc lại + hạn ngạch: tăng hạn ngạch hạn chế nhập khẩu cầu ngoại tệ giảm + giá cả: chính phủ thực hiện bù giá cho những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu tăng nhập khẩu tăng cầu ngoại tệ