Bài tập trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_trac_nghiem_nghiep_vu_ngan_hang.docx
Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm nghiệp vụ ngân hàng
- 1. Việc thay đổi thời gian khấu hao khi thẩm định tài chính của dự án sẽ làm: a. Dòng tiền của dự án tăng b. Dòng tiền của dự án giảm c. Dòng tiền của dự án không thay đổi d. Dòng tiền của dự án giảm nếu lãi 2. Ngân hàng sẽ xem xét cho vay dự án khi a. Dự án có tỉ suất sinh lời cao b. Dự án có NPV dương c. Dự án có khả năng trả nợ ngân hàng và IR của chủ đầu tư cao hơn lãi suất cho vay d. Dự án có khả năng trả nợ ngân hàng và IR của dự án cao hơn tỉ suất sinh lời chung của ngành 3. Tỷ lệ chiết khấu là: a. Tỷ lệ chiết khấu dòng tiền các năm về hiện tại mà tại đó NPV = 0 b. Lãi suất mong đợi của nhà đầu tư bao gồm cả tỷ lệ lạm phát c. Lãi suất cho vay
- d. Chi phí sử dụng vốn bình quân của dự án e. Lãi suất mong đợi của nhà đầu tự đã bao gồm hoặc không bao gồm tỷ lệ lạm phát. 4. Hình thức đầu tư nào dưới đây sẽ ít chịu rủi ro lãi suất nhất a. Trái phiếu trả lãi một lần khi trả gốc b. Trái phiếu kho bạc dài hạn c. Cổ phần ưu đãi d. Trái phiếu dài hạn của công ty e. Kỳ phiếu kho bạc ngắn hạn. 5. Trong điều kiện đồng tiền của một quốc gia được tự do chuyển đổi khi tỷ giá hối đoái được thả nổi thì trong dài hạn tỷ giá của đồng bản tệ so với đồng ngoại tệ sẽ tăng nếu a. Ngân hàng trung ương bán đồng ngoại tệ ra nước ngoài nhiều hơn b. Luồng vốn ra nước ngoài tăng lên c. Tỷ lệ lạm phát giảm tương đối so với lạm phát của các quốc gia khác d. Sản lượng toàn cầu giảm 6. Lãi suất thực thường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa vì
- a. Lạm phát b. Thâm hụt cán cân vãng lai c. Việc thanh toán cổ tức d. Khấu hao 7. Vốn vay ngắn hạn của ngân hàng dùng để: a. Bổ sung vốn lưu động b. Bổ sung vốn cố định c. Mua cổ phiếu góp vốn liên doanh d. Kinh doanh bất động sản 8. Nguồn vốn dùng để trả nợ trung và dài hạn cho ngân hàng là: a. Vốn vay ngân hàng khác b. Khấu hao tài sản cố định và lợi nhuận c. Doanh thu bán hàng. 9. Để có vốn đầu tư vào dự án mà ngân hàng đã cam kết, ngân hàng sẽ thực hiện biện pháp huy động vốn nào? a. Huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
- b. Phát hành kỳ phiếu c. Phát hành trái phiếu d. Vay vốn trên thị trường liên ngân hàng 10. Để hạn chế rủi ro tín dụng ngân hàng thực hiện biện pháp nào a. Đồng tài trợ b. Bán nợ c. Cơ cấu lại nợ d. Hạn chế cho vay 11. Thời hạn cho vay a. Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay cho đến thời điểm khách hàng hoàn trả hết nợ gốc và lãi vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng b. Là khoảng thời gian được tính từ khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực cho đến thời điểm khách hàng trả hết tiền gốc và lãi vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng c. Là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu trả nợ cho đến thời điểm hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng được ký giữa ngân hàng và khách hàng bao gồm cả thời gian gia hạn nợ
- 12. Ngân hàng chuyển toàn bộ số nợ của một hợp đồng tín dụng sang nợ quá hạn trong trường hợp nào sau đây: a. Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc (một phần hoặc toàn bộ) mà khách hàng không trả đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ gốc hoặc không được gia hạn b. Khi đến kỳ hạn trả nợ lãi mà khách hàng không trả lãi đúng hạn và không điều chỉnh kỳ hạn nợ lãi hoặc không được gia hạn nợ lãi. c. Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và lãi (kỳ hạn trả nợ lãi cùng với kỳ hạn trả nợ gốc) mà khách hàng không tr1ả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc khách hàng không được gia hạn nợ gốc và lãi d. Tất cả các câu trên 13. Tài sản dùng để bảo đảm tiền vay phải đáp ứng điều kiện nào dưới đây a. Tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý hợp pháp của khách hàng vay hoặc của bên bảo lãnh b. Tài sản được phép giao dịch tức là tài sản mà pháp luật cho phép không cấm mua, bán, tặng cho, chuyển nhượng, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác c. Tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm d. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay, bên bảo lãnh phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay và phải cam kết chuyển quyền hưởng tiền bồi thường từ tổ chức bảo hiểm cho ngân hàng
- e. Tất cả các điều kiện nêu trên 14. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận giá trị tài sản (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) và thời điểm nào? a. Khi ký kết hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh b. Khi khách hàng xin vay vốn c. Khi ngân hàng xử lý tài sản bảo đảm 15. Vận đơn đường biển là: a. Hợp đồng chuyên chở hàng hoá b. Chứng từ chứng nhận quyền sở hữu về hàng hoá c. Chứng từ có thể chuyển nhượng được d. Tất cả các câu trên 18. Trong điều kiện giao hàng nào dưới đây, trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hoá thuộc về bên bán? a. FOB b. CIF c. CFR
- d. C&F 20. Khi một trong hai bên mua và bán không tin tưởng vào khả năng thực hiện hợp đồng thì hình thức nào dưới đây có thể đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng? a. Bảo lãnh ngân hàng b. Thư tín dụng dự phòng c. Thư tín dụng d. Chỉ có a hoặc b e. cả a và b 21. Khi nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách phá giá đồng nội tệ thì điều gì sẽ xảy ra? a. Xuất khẩu tăng b. Nhập khẩu tăng c. Nhập khẩu giảm d. Xuất khẩu giảm 22. Trong điều kiện giao hàng nào dưới đây, rủi ro về hàng hoá thuộc về người mua khi hàng đã được giao qua lan can tàu? a. FOB
- b. CIF c. CFR d. cả a, b và c e. Không có trường hợp nào 23. Trong cho vay, khách hàng và ngân hàng có thể thoả thuận trong hợp đồng tín dụng về thời gian ân hạn. Đó là: a. Thời gian có thể rút vốn vay b. Thời gian nhất định trong thời hạn vay mà khách hàng chưa phải trả nợ gốc mà chỉ phải trả nợ lãi c. Thời gian nhất định trong thời hạn vay mà khách hàng chưa phải trả nợ gốc và lãi d. Không có câu nào đúng 24. Trong các loại tài sản đảm bảo dưới đây, loại nào tốt nhất đối với ngân hàng a. Đất có giấy tờ hợp pháp tại khu du lịch b. Nhà tại trung tâm thương mại của thành phố c. Bảo lãnh của bên thứ ba bất kỳ, kể cả của ngân hàng d. Số tiết kiệm do chính ngân hàng cho vay phát hành 25. Bạn hãy chọn nhân tố quan trọng để quyết định cho vay
- a. Tính khả thi và hiệu quả của khoản vay b. Doanh nghiệp có khả năng vay vốn ngân hàng khác c. Doanh nghiệp đầu tư sản xuất mặt hàng mới d. Tình hình tài chính lành mạnh e. a, b và c f. a và d 26. Trong các chỉ tiêu dưới đây, chỉ tiêu nào đánh giá khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp a. Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản có b. Doanh thu ròng /Tổng tài sản có c. Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản có d. Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu 27. Theo quy định của pháp luật, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá a. 15% vốn tự có của tổ chức vay vốn b. 15% vốn tự có của của tổ chức tín dụng cho vay c. 15% vốn kinh doanh của tổ chức tín dụng cho vay d. 15% lợi nhuận hàng năm của tổ chức tín dụng cho vay.
- 28. Khi sử dụng phương pháp đánh giá dự án bằng giá trị hiện tại thuần (Net Present Value), quyết định chấp nhận dự án nếu a. NPV bằng đầu tư ban đầu b. NPV có thể 0 d. Tất cả đều sai 29. Lợi ích của việc đa dạng hoá đầu tư là a. Giảm độ rủi ro của tập hợp các tài sản đầu tư b. Tăng tỷ suất lợi nhuận dự kiến trên mỗi tài sản c. Giảm độ rủi ro của mỗi tài sản d. tăng tỷ suất lợi nhuận của tập hợp các tài sản e. Tất cả đều sai f. Tất cả đều đúng 30. Vai trò của ngân hàng phát hành L/C a. Thông báo L/C b. Kiểm tra hàng hoá c. Mở và thanh toán L/C
- d. Kiểm tra chứng từ e. a và c f. c và d g. a và d 31. Tài khoản tài sản nợ là các tài khoản phản ánh a. Nguồn vốn của ngân hàng b. Tài sản của ngân hàng c. Cả 2 phương án trên d. Không có câu nào đúng 32. Khách hàng A dùng sổ tiết kiệm 1000USD mở tại ngân hàng để thế chấp khoản vay và được ngân hàng chấp nhận. Kế toán theo dõi sổ tiết kiệm trên vào: a. Tài khoản nội bảng b. Tài khoản ngoại bảng c. Không có câu nào đúng 33. Ông A đến ngân hàng mua kỳ phiếu với số tiền là 260 triệu đồng, ông A y/c trích tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để thanh toán. Bạn cho biết, khi hoàn thành hạch toán nghiệp vụ trên thì nguồn vốn của ngân hàng sẽ: a. Tăng lên
- b. Giảm xuống c. Không đổi 34. Công ty B được ngân hàng cho vay 600 triệu VND để thanh toán tiền mua NVL cho đối tác của công ty là công ty D có tài khoản tại cùng ngân hàng. Bạn cho biết, khi kế toán hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên thì sự biến động của bảng cân đối kế toán sẽ như thế nào? a. Nguồn vốn tăng, tài sản tăng b. Nguồn vốn tăng, tài sản giảm c. Nguồn vốn và tài sản không đổi 35. Người thụ hưởng là người cầm Séc mà tờ séc đó a. Có ghi tên người được trả tiền là chính mình b. Không ghi tên người được trả tiền hoặc ghi cụm từ “trả cho người cầm séc” c. Đã chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thông qua dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục. d. Tất cả các phương án trên. 36. Công ty A vay tiền của ngân hàng đến ngày trả lãi, công ty A phải trả 50tr VND nhưng trên tài khoản của công ty chỉ có 30tr. Thanh toán viên hạch toán thu 30tr, phần còn lại cho vào lãi tiền vay khách hàng chưa trả. Hai bút toán này lần lượt là: a. Ngoại bảng
- b. Nội bảng c. Một nội bảng và một ngoại bảng d. Không có câu nào đúng 37. Nghĩa vụ thanh toán Séc chuyển khoản thuộc về a. Khách hàng phát hành séc b. Ngân hàng nơi người phát hành séc mở tài khoản c. Cả A và B d. Không có câu nào đúng 38. Khi công ty trả lãi cổ tức, bảng cân đối kế toán sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? a. Tài sản có và vốn chủ sở hữu không thay đổi b. Tài sản có giảm và vốn chủ sử hữu tăng c. Tài sản có và tài sản nợ giảm d. Tài sản có và vốn chủ sở hữu giảm 40. Hiện tượng lãi suất âm xảy ra: a. Lãi suất danh nghĩa > tỷ lệ lạm phát b. Lãi suất danh nghĩa =tỷ lệ lạm phát c. Lãi suất danh nghĩa < tỷ lệ lạm phát
- d. Lãi suất danh nghĩa < tỷ lệ lạm phát 41. ROA (Return on Asset) là một trong các chỉ số quan trọng nhất đánh giá hiệu quả thu nhập của doanh nghiệp. Theo bạn ROA cho ta thông tin nào quan trọng nhất: (ROA-tỷ suất lợi nhuận = lợi nhuận ròng/tổng tài sản) a. Tình trạng thanh khoản của doanh nghiệp b. Tỷ lệ thu nhập của doanh nghiệp c. Khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp d. Hiệu suất, hiệu quả và trình độ quản lý tài sản có của doanh nghiệp 42. Nội dung nào dưới đây diễn tả đúng vai trò của các định chế tài chính trung gian a. Các định chế tài chính giúp giảm các chi phí giao dịch tài chính b. Các định chế tài chính giúp các nhà đầu tư đa dạng hóa đầu tư c. Các định chế tài chính giúp luân chuyển vốn đầu tư sang các tổ chức cần vốn đầu tư d. Tất cả các nội dung trên đều đúng 43. Lãi suất tăng sẽ chi phí huy động vốn và . thu nhập từ các tài sản tài chính của ngân hàng a. tăng - giảm b. tăng – tăng
- c. giảm – giảm d. giảm – tăng 44. Việc NHNN Việt Nam phát hành tiền xu và tiền Polymer là dấu hiệu của: a. Tăng cung tiền cho hệ thống ngân hàng thương mại b. Thâm hụt cán cân thanh toán c. Thay đổi cơ cấu tiền mặt trong lưu thông d. Lạm phát câu 15. ận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading - B/L) Khái niệm Trong vận tải biển, Vận đơn (bill of lading) có thể được hiểu nôm na như một “phiếu ghi nhận” (bill) của việc “xếp hàng” (loading). Theo âm Hán Việt, từ “vận đơn” gồm hai từ “vận” được hiểu là vận chuyển, và “đơn” có nghĩa là phiếu, hay chứng từ; gộp lại có thể hiểu đó là một văn bản hay chứng từ về việc vận chuyển hàng. Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tầu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
- chức năng của vận đơn Theo điều 81 Bộ Luật hàng hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây: Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tầu số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng”. Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition). Ðiều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng. Thứ hai, “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng” hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến. Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Trong trường hợp thuê tầu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê
- tầu và người cho thuê tầu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tầu chuyến (charter party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tầu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết. Trong trường hợp thuê tầu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng thuê tầu như thuê tầu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tầu hay người chuyên chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù. Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (booking note). Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn. CÂU 20 Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit) L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc: - Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước. - Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng. - Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình. - Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt động trên cơ sở
- thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện.