Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 9: Chứng từ bảo hiểm
Bạn đang xem tài liệu "Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 9: Chứng từ bảo hiểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thanh_toan_quoc_te_trong_ngoai_thuong_chu_de_9_chung_tu_bao.docx
- C8. Chứng từ bảo hiểm.pptx
Nội dung text: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 9: Chứng từ bảo hiểm
- Chủ đề 9 Chứng từ bảo hiểm I/.Tổng quan : 1.Vấn đề rủi ro trong hđ XNK : BH rủi ro CHO hàng hóa là một bộ phận quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp .Bởi vì giá trị các lô hàng trong hđ xnk là rất lớn nên nếu rủi ro xảy ra mà ko đc Bh thì hậu quả đối với doanh nghiệp phải chịu là rất nghiêm trọng như .Có thể kế ra như tốn thất tài sản , bồi thường hợp đồng , tổn hại uy tín ,vv.BH do người vận chuyển đc quy định trong các giao ước và được nhập vào lệ phí vận chuyển , nhưng sự Bh này thường rất hạn chế về giá trị và thời gian .Vì vậy , 2 bên bán và mua thường tìm đến dịch vụ BH do 1 cty BH chuyên nghiệp cung cấp . a.Các rủi ro thường gặp: -Rủi ro thông thường : Rủi ro được bảo hiểm trong những điều kiện bảo hiểm hàng hóa thông thường (A,B,C) - ICC(C) +Tổn thất tổn hại hợp lý quy cho: Cháy nổ ,Tàu thuyền mắc cạn, nằm cạn, chìm, lật.Phương tiện vận tải bị lật hay trật đường ray, Đâm va của tàu thuyền, phương tiện vận tải với vật thể khác không phải nướcỡ hàng tại cảng lánh nạn. +Tổn thất tổn hại gây ra bởi:Hy sinh tổn thất chung.Vứt hàng xuống biển.Đóng góp tổn thất chung.Chi phí cứu hộ.Trách nhiệm trên cơ sở đâm va hai bên tàu đều có lỗi. -ICC(B) = ICC(C) + động đất, núi lửa phun, sét; nước biển, sông hồ tràn vào tàu thuyền, phương tiện vận tải, container, nơi để hàng; hàng hóa hoặc container bị cuốn hoặc bị rơi xuống biển. ICC(A) = ICC(B) + thời tiết xấu; hành động manh tâm; cướp biển; các rủi ro đặc biệt. Rủi ro mắc cạn, chìm đắm, cháy, ném hàng xuống biển, mất tích, và các rủi ro phụ như rách, vỡ, gỉ, bẹp, cong vênh, hấp hơi, mất mùi, lây hại, lây bẩn, và đập và hàng hóa khác, nước mưa, hành vi ác ý, trộm, cắp, cướp, móc cẩu. -Rủi ro phải BH riêng : • những rủi ro loại trừ đối với bảo hiểm hàng hải, rủi ro đặc biệt, phi hàng hải như chiến tranh, đình công • được bảo hiểm nếu có mua riêng, mua thêm -Rủi ro loại trừ • rủi ro thường không được bảo hiểm trong mọi trường hợp đối với bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. 1
- • Buôn lậu, tịch thu, phá bao vây, lỗi cố ý của người được bảo hiểm, nội tỳ, ẩn tỳ, tàu không đủ khả năng đi biển, tàu đi chệch hướng, chủ tàu mất khả năng tài chính Khi xảy ra các rủi ro trên thì thiệt hại mang lại cho cả 2 bên là rất lớn : mất tài sản ; ko cung ứng kịp hàng theo hợp đồng cho khách hàng ; ko có thiết bị nguyên liệu cho sản xuất vv.Ảnh hưởng với cả hai bên đôi khi là rất nghiêm trọng , khó có thể khắc phục , dẫn tới phá sản . Vì vậy , việc bảo hiểm để giảm thiệt hại là rất cần thiết . b.Tác dụng của BH : -Giảm bớt rủi ro cho hàng hóa XNK trong quá trình chuyên chở từ nước người xuất khẩu sang nước người nhập khẩu - Khi các công ty kinh doanh có tổn thất hàng hóa xảy ra, sẽ được bồi thường thỏa đáng với số thiệt hại, giúp bảo toàn được tài chính trong kinh doanh. -Người mua bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý trong việc tranh chấp với hãng tàu hoặc các đối tượng có liên - Đem lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước & tạo khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nước với nước ngoài. 2.Hợp đồng BH a.Khái niệm :là văn bản thỏa thuận giữa các bên , theo bên BH cam kết sẽ bồi thường cho bên được BH một khoản tiền nhất định khi xảy ra sự kiện BH xác định . Đổi lại , bên đc BH phải trả phí BH cho dịch vụ BH này . b.phân loại :HĐBH gồm -HĐBH chuyến • Bảo hiểm cho 1 chuyến hàng/ 1lô hàng được vận chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác. • Trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ nằm trong phạm vi chuyến hàng đó, bắt đầu và kết thúc theo điều kiện từ kho đến kho -HĐBH bao : • Là hợp đồng bảo hiểm mà công ty bảo hiểm sẽ thực hiện bảo hiểm trọn gói cho một loạt chuyến hàng kinh doanh xuất khẩu hay nhập khẩu của một công ty XNK trong một thời hạn nhất định. HBBH bao bao gồm : - HĐBH bao thả nổi ( float policy ): Là loại hợp đồng mà người bảo hiểm phải dự kiến trước một số tiền nhất định đủ để đảm bảo một vài lô hàng sẽ đưa ra vận chuyển. 2
- Giá trị bảo hiểm của từng lô hàng sẽ được khấu trừ dần vào tổng số chung của gía trị hợp đồng bảo hiểm -HĐBH bao nhiều chuyến ( open policy ) Khác với hợp đồng bảo hiểm thả nổi, hợp đồng bảo hiểm bao nhiều chuyến không đưa ra dự kiến tổng số tiền mà chỉ ấn định thời hạn trong đó việc bảo hiểm hàng hóa sẽ được thực hiện. Người bảo hiểm nhận bảo hiểm toàn bộ hàng hóa của người được bảo hiểm. Giá trị mỗi lô hàng giới hạn nhất định. HĐBH bao nhiều chuyến có tính chất linh hoạt và tự động: Khi có chuyến hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu là tự động người bảo hiểm chịu trách nhiệm bảo hiểm trong trườnng hợp người được bảo hiểm chưa kịp khai báo hàng hóa, vì một lý do nào đó chưa kịp gửi giấy yêu cầu bảo hiểm mà hàng hóa đã bị tổn thất rồi. 3.Kĩ thuật mua BH a.Quy trình mua BH và chuyển giao chứng từ -Bên mua đến cty BH lập Đơn yêu cầu BH -Kí hợp đồng BH và trả phí BH -Nhận chứng từ Bh từ cty BH -Chuyển giao cho bên nhập khẩu nếu là bên xuất khẩu b.Kĩ thuật mua BH : Nghiên cứu kỹ hợp đồng ngoại thương và nội dung của L/C (nếu thanh toán bằng L/C), điều kiện (A, B, C) và giá trị BH cần mua, nơi khiếu nại đòi bồi thường,lựa chọn điều kiện BH tuỳ thuộc vào tính chất hàng hoá, tuyến đường vận chuyển, thời tiết khí hậu trong thời gian vận chuyển hàng hoá, loại tàu dự kiến cần thuê vv Nguyên tắc quan trọng : Để giảm thiểu chi phí , chỉ mua BH cho phần rủi ro thuộc trách nhiệm của mình . Vậy , dựa theo incoterm ta có : -Người xuất khẩu : nhóm D ; CIP ; CIF -Người xuất khẩu : nhóm E ; nhóm F , nhóm C ( trừ CIP và CIF) II/.Chứng từ 3
- I. Khái niệm Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để hợp thức hóa HĐBH, qua đó để điều tiết mối quan hệ pháp lý giữa người BH và người được BH • Tổ chức BH có trách nhiệm bồi thường • Người được BH có trách nhiệm đóng phí II. Tính chất Xác nhận HĐBH đã ký và chỉ rõ nội dung HĐ Xác nhận người được BH đã trả phí và HĐ có hiệu lực Có tính lưu thông, chuyển từ người này sang người khác qua thủ tục kí hậu III. Các loại chứng từ bảo hiểm 1. Đơn bảo hiểm(cargo insurance policy) Đơn bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp, được lập trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm, hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm Bảo hiểm đơn có ý nghĩa quan trọng trong bộ chứng từ thương mại quốc tế, nó là bằng chứng về một HĐBH đã đc ký kết đầy đủ, chi tiết về các rủi ro được bào hiểm, mức bảo hiểm nó cũng là chứng từ xác nhận quyền sở hữu, theo đó người được bảo hiểm được phép chuyển nhượng quyền thụ hưởng bồi thường bảo hiểm cho người khác theo thủ tục ký hậu Nội dung chủ yếu của bảo hiểm đơn bao gồm : -Bên BH -Bên đc BH -Ngày và nơi lập BH -Số tiền đc BH -Hàng hóa đc BH -Tên tàu , chi tiết vận chuyến vận chuyển -Điều kiện BH -Nơi trả tiền bồi thường -Số bản gốc của BH đơn đc lập -Chữ kí của bên BH hoặc đại lý 2. Giấy chứng nhận bảo hiểm(cargo insurance certificate) Giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp hoặc bên mua điền vào mẫu in sẵn bao gồm những nội dung tương ứng với mỗi chuyến hàng chiếu theo HĐBH đã ký kết. có giá trị pháp lý thấp hơn đơn bảo hiểm 3. Phiếu bảo hiểm(cover note) Do người môi giới cấp cho người được BH. Chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý Phiếu bảo hiểm không phải là chứng từ bảo hiểm, vì nó không phải là HĐBH, không phải là giấy chứng nhận bảo hiểm do công ty bảo hiểm phát hành. Không thể dùng phiếu bảo hiểm để khiếu nại đòi tiền bảo hiểm. 4
- 3.Các nội dung liên quan a.Các quy định tại điều 28 UCP 600 : -Chứng từ BH phải đc kí theo quy định -Ngày của chứng từ ko đc muộn hơn ngày giao hàng -Chứng từ phải ghi rõ số tiền BH và cùng loại tiền của tín dụng -Các loại rủi ro cần BH phải thích ứng đầy đủ nhằm bảo bệ đc hàng hóa -Mô tả hàng hóa trên chứng từ phải đúng với hàng hóa đc BH .Bên và nơi khiếu nại đòi tiền BH phải đc người hưởng lợi BH chấp nhận -Phiếu BH ( cover note ) ko đc chấp nhận b.Thủ tục kí hậu và chuyển nhượng chứng từ BH : Là chứng từ xác nhận quyền sở hữu , theo đó người đc BH đc phép chuyển nhượng quyền thụ hưởng bồi thường BH cho người khác theo thủ tục kí hậu . BH đơn và chứng thư BH có thể chuyển nhượng quyền đòi bồi thường bằng cách kí hậu • Nếu trong thư tín dụng yêu cầu thì chứng từ bảo hiểm phải được kí hậu bởi một bên mà theo lệnh của bên đó việc đòi bồi thường có thể được thanh toán • Nếu thư tín dụng không quy định bên được bảo hiểm thì chứng từ bảo hiểm không được chấp nhận, trừ khi được ký hậu • Trường hợp không cần ký hậu, nếu trên chứng từ bảo hiểm có thể hiện: “THE ISURED: BEARER” tức là người nào cầm chứng từ bảo hiểm này cũng có quyền khiếu nại khi gặp rủi ro c.Kiểm tra chứng từ • Loại chứng từ bảo hiểm được xuất trình có đúng quy định hay không • Số lượng bản chính được xuất trình theo quy định của L/C • Tính xác thực của chứng từ bảo hiểm • Loại tiền và số tiền trên chứng từ bảo hiểm • Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm có đúng theo quy định của L/C hay không • Ngày lập chứng từ bảo hiểm • Nội dung hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm • Các dữ kiện về vận chuyển hàng hoá trên chứng từ bảo hiểm • Các cơ quan giám định tổn thất và nơi khiếu nại, bồi thường 5
- • Phí bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm • Người cấp chứng từ bảo hiểm d.Các bất hợp lệ thường gặp : • Số bản chính được xuất trình không đủ • Tên hoặc địa chỉ của các bên liên quan không chính xác • Không ký hậu chuyển quyền sở hữu • Mô tả hàng hoá và những thông tin khác không khớp • Mua bảo hiểm sau khi giao hàng lên tàu • Không nêu số lượng bản chính, các điều kiện bảo hiểm, tổ chức giám định . 6