Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 15: So sánh phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu

docx 9 trang nguyendu 5860
Bạn đang xem tài liệu "Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 15: So sánh phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxthanh_toan_quoc_te_trong_ngoai_thuong_chu_de_15_so_sanh_phuo.docx
  • pptxC14 So sánh phng thc chuyn tin và phng thc nh thu..pptx

Nội dung text: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 15: So sánh phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu

  1. Chủ đề 15 So sánh phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu. I. Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền 1. Khái niệm: - Là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu. a. Các bên tham gia thanh toán: - Người yêu cầu chuyển tiền (remitter): là người yêu cầu Ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài Thường là người mua, người trả nợ, hoặc nhà đầu tư yêu cầu chuyển vốn, kinh phí ra nước ngoài. - Người thụ hưởng (beneficiary): là người được nhận số tiền chuyển tới thông qua Ngân hàng, thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc người tiếp nhận đầu tư do người chuyển tiền chỉ định. - Ngân hàng nhận ủy nhiệm chuyển tiền (remitting Bank): là NH phục vụ người chuyển tiền, ở nước người yêu cầu chuyển tiền. - NH trả tiền (paying bank): là NH trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng, thông thường là NH đại lí hay chi nhánh của NH chuyển tiền ở nước người thụ hưởng. b. Sơ đồ quy trình chuyển tiền: Người yêu cầu chuyển Người thụ hưởng 1tiền 1 Người bán Người mua 2 4 3 NH nhận chuyển tiền NH trả tiền 1
  2. Chú thích: 1. Người XK giao hàng hóa và chuyển bộ chứng từ cho người NK. 2. Người NK kiểm tra hàng hóa – bộ chứng từ. Nếu phù hợp lập thủ tục chuyển tiền. 3. NH nhận chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua NH đại lý (hoặc chi nhánh) nhận trả tiền. 4. NH trả tiền – thanh toán tiền cho người thụ hưởng. d. Các hình thức thanh toán bằng phương thức chuyển tiền - Thanh toán trước. - Thanh toán sau. 2. Nội dung yêu cầu và hình thức chuyển tiền a. Nội dung của giấy yêu cầu chuyển tiền Để tiến hành phương thức thanh toán chuyển tiền, người yêu cầu chuyển tiền phải lập giấy ủy nhiệm chuyển tiền – lệnh chuyển tiền, gửi NH phục vụ mình, bao gồm các nội dung sau: - Tên & họ, địa chỉ người yêu cầu chuyển tiền. - NH – số hiệu TK trích tiền chuyển. - Số tiền yêu cầu chuyển. - Tên & họ, địa chỉ người thụ hưởng. - NH – số hiệu TK được nhận tiền thụ hưởng. - Lý do chuyển tiền. 2
  3. - Phí chuyển tiền. b. Hình thức chuyển tiền - Chuyển tiền bằng thư (mail transfer – M/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của NH chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức thư mà NH này gửi yêu cầu NH thanh toán thực hiện. - Chuyển tiền bằng điện (telegrgaphic transfer T/T): là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của NH chuyển tiền được thể hiện trong nội dung 1 bức điện mà NH này gửi cho NH thanh toán thông qua truyền tin của mạng viễn thông như SWIFT. Chuyển tiền bằng thư phí dịch vụ thấp hơn chuyển tiền bằng điện, song lại chậm hơn rất nhiều so với chuyển tiền bằng điện. 3. Những rủi ro có thể xảy ra với phương thức thanh toán chuyển tiền. - Rủi ro đối với người mua: trong trường hợp thanh toán trước, người mua không thể đảm bảo nhận được hàng như hợp đồng đã kí, hoặc người bán bị phá sản, khiến người mua chịu rủi ro không có hàng. - Rủi ro đối với người bán: khi người mua nhận được hàng nhưng không đồng ý thanh toán vì lí do chủ quan hay khách quan. - Rủi ro đối với NH phục vụ người mua khi NH cho vay thanh toán để người mua nhập hàng, khi hàng không đúng như hợp đồng, người mua chịu tổn thất nên không trả được nợ cho NH, NH không thu được nợ. - Rủi ro đối với NH phục vụ người bán khi NH cho vay thu mua, sx hàng XK, người bán không thu được tiền ảnh hưởng đến thu nợ của NH. Kết luận: phương pháp chuyển tiền đơn giản, thủ tục nhanh gọn. Tuy nhiên trong pp này NH chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán để hưởng hoa hồng, không bị ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với người chuyển tiền và người thụ hưởng. Do đó việc trả tiền có được hoàn tất hay không phục thuộc và thiện chí người trả tiền.Vậy để hạn chế rủi ro phương thức này chỉ nên áp dụng đối với hai bên giao dịch hiểu biết khá rõ về nhau và hoàn toàn tin cậy nhau. II. Phương thức thanh toán nhờ thu. 3
  4. - là phương thức thanh toán mà người XK sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ nào đó cho nhà NK tiến hành ủy thác cho NH thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người XK lập - Các bên tham gia + Người có uy cầu ủy nhiệm thu: người cung ứng dịch vụ (bên bán) + NH nhận ủy thác thu: NH phục vụ bên bán. + NH xuất trình: là NH thu hộ, thường là NH đại lý hoặc chi nhánh của NH nhận ủy nhiệm thu (ở nước người mua) + Người trả tiền: người NK, người sử dụng dịch vụ được cung ứng (bên mua) 1. Phân loại và quy trình nghiệp vụ: a. Nhờ thu trơn: - Là PTTT trong đó bên bán ủy thác cho NH phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do chính người bán lập. Các chứng từ thương mại có liên quan đến giao dịch bên bán đã chuyển giao trực tiếp cho bên mua, không qua NH. Sơ đồ quy trình nhờ thu trơn: 1 Người mua Người bán 5 4 2 7 NH xuất trình 3 6 NH thu hộ NH nhận ủy thác thu Chú thích: 4
  5. 1. Bên bán chuyển giao hàng hóa, đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua. 2. Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, ủy nhiệm qua ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua. 3. NH phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua NH phục vụ bên mua nhờ thu tiền. 4. NH phục vụ bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu kí chấp nhận hối phiếu. 5. Bên mua thanh toán tiền. 6. Chuyển tiền trả qua NH phục vụ bên bán. 7. Thanh toán tiền cho bên bán. Nhận xét: + Phương thức nhờ thu trơn rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu: không đảm bảo quyền lợi cho bên bán (thanh toán không bình đẳng) giữa sự trả tiền và nhận hàng tách rời, không có sự ràng buộc lẫn nhau. Người mua có thể nhận hàng không trả tiền hoặc trì hoãn trả tiền( như trong các trường hợp: nhà NK phá sản, giải thể, phá sản, năng lực tài chính của nhà NK yếu kém, nhà NK chủ tâm lừa gạt ). Do đó nhờ thu trơn chỉ áp dụng trong trường hợp - Người bán và người mua tin cậy lẫn nhau, hoặc quan hệ liên doanh giữa công ty mẹ - công ty con hoặc chi nhánh của nhau. - Thanh toán các dịch vụ có liên quan tới XNK hàng hóa, vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo chứng từ như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm. + Ngoài ra phương thức này cũng có thể gây rủi ro cho nhà NK trong trường hợp lệnh nhập khẩu đến trước hàng hóa. b. Nhờ thu kèm chứng từ - Là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy nhiệm cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu có kì hạn) sẽ trao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng. Sơ đồ quy trình: 1 Người mua Người bán 5
  6. 5 4 2 7 NH xuất trình 3 NH thu hộ 6 NH nhận ủy thác thu Chú thích: 1. Bên bán chuyển giao hàng hóa cho bên mua. 2. Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, đồng thời chuyển toàn bộ chứng từ hàng hóa ủy nhiệm qua NH phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua. 3 NH phục vụ bên bán chuyển hối phiếu qua NH phục vụ bên mua nhờ thu tiền từ người mua. 4. NH phục vụ bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu kí chấp nhận hối phiếu. 5. Bên mua thanh toán tiền. 6. Chuyển tiền trả qua NH phục vụ bên bán. 7. Thanh toán tiền cho bên bán. Nhận xét: Phương thức nhờ thu kèm chứng từ đem lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia - Đối với nhà XK: + Trong nhờ thu kèm chứng từ người bán ủy thác cho NH ngoài việc thu hộ tiền còn nhờ NH khống chế chứng từ hàng hóa đối với người mua. Đây là sự khác nhau cơ bản giữa nhờ trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Với cách khống chế theo bộ chứng từ này quyền lợi của bên bán được đảm bảo hơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán tiền và nhận hàng của người mua. - Đối với nhà NK: 6
  7. + Nhà NK được kiểm tra bộ chứng từ tai NH xuất trình trước khi thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. + Đối với D/A, nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hóa cho đến khi hối phiếu hết hạn thanh toán Tuy nhiên thanh toán bằng chứng từ vẫn có hạn chế: - Rủi ro đối với nhà XK + Người bán thông qua NH giữ bộ hồ sơ hàng hóa mới chỉ đảm bảo được quyền sở hữu hàng hóa của mình chứ không khống chế được việc trả tiền của người mua. + Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hàng hóa, không thanh toán khi thị trường biến động bất lợi cho người mua. + Người bán tuy vấn có quyền sở hữu hàng hóa, bán hàng cho người khác nếu người mua không thanh toán, tuy nhiên việc giải tỏa hàng khó khăn và gặp rủi ro trong tiêu thụ hàng. + NH chỉ đứng vị trí trung gian thu tiền hộ người bán không có trách nhiệm đến việc trả tiền của người mua. + Các NH không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạc chứng từ nào. - Rủi ro đối với nhà NK: + Nhà NK có thể đứng trước rr khi nhà Xk lập bộ chứng từ giả hoặc cố tình gian lận thương mại. Các NH ko chịu trách nhiệm khi các chứng từ có giả mạo hay sai sót, hoặc các phương tiện vận tải ko khớp với chứng từ. + Một khi nhà NK đã kí chấp nhận thanh toán hối phiếu kì hạn thì buộc phải thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn cho dù nhà XK đã ko giao hàng hay giao hàng có sai sót nghiêm trọng, nếu ko sẽ bị kiện ra tòa. Việc không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng của nhà NK. 2. Nguyên nhân khiến nhờ thu gặp trở ngại: - Sự chậm trễ của một hay nhiều bên - Các chỉ thị thiếu/ không hoàn chỉnh/ không khả thi - Các chứng từ ko phù hợp 7
  8. - Người mua, người bán chưa hiểu biết lẫn nhau - Quy chế giao hàng và thanh toán - Thiếu thiện chí/ bất cẩn - Gian lận, lừa đảo Nhận xét: Nhờ thu là phương thức được áp dụng phổ biến trên thực tế bên cạnh các nghiệp vụ khác, nó hỗ trợ mạnh mẽ cho nhà XK, nhà NK để hạn chế rủi ro trong việc thanh toán quốc tế, giúp cho ngoại thương diễn ra suôn sẻ, chính xác, hiệu quả. Tuy nhiên, phương thức nào cũng có rủi ro cho các bên, phương thức này ko phải ngoại lệ . Do đó, các bên cần phối hợp chặt chẽ với nhau, thỏa thuận các điều khoản một cách rõ ràng để giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, thúc đẩy quá trình thanh toán quốc tế được thuận lợi. 3. Lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu Để tiến hành phương thức thanh toán nhờ thu bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu kèm theo các chứng từ nhờ thu gửi đến NH nhờ thu hộ. Trong chỉ thị nhờ thu bên bán phải đề ra các điều kiện nhờ thu và được NH chấp nhận Nội dung phù hợp với quy định URC (quy tắc thống nhất về nhờ thu) Chỉ thị nhờ thu là chứng từ pháp lý để điều chỉnh qua hệ giữa NH với người nhờ thu (người bán) bao gồm: - Điều kiện thanh toán: KH cần chỉ thị rõ đối với NH về yêu cầu thanh toán của mình, cụ thể trả tiền theo điều kiện nào + D/P: người mua phải thanh toán ngay khi nhận chứng từ. + D/A: người mua phải chấp nhận thanh toán khi nhận chứng từ. + D/OT - Thanh toán từng phần: một phần thanh toán ngay, một phần thanh toán theo điều kiện D/A. - Trao chứng từ đổi kỳ phiếu: là hình thức dùng kỳ phiếu thay thế hối phiếu, tức là người mua lập kỳ phiếu hứa hẹn sẽ trả tiền trong tương lai - Trao chứng từ đổi giấy nhận nợ: thay hối phiếu, kỳ phiếu bằng giấy nhận nợ - Điều kiện trả chi phí: 8
  9. + Người bán chịu chi phí và lệ phí của NH nhận ủy thác tức là phí nhờ thu gửi đi và gửi đến, người mua chịu chi phí cho NH đại lý, NH xuất trình, nếu không quy định NH thu hộ phải gánh chịu. + Trong trường hợp bị từ chối thanh toán hợp lý, đôi khi người bán phải chị cả chi phí, lệ phí của NH đại lý mà bên mua không phải bắt buộc chi trả. + Trong trường hợp nhờ thu bằng điện, người bán chịu thêm chi phí điện tín. - Điều kiện liên quan đến hàng hóa: + Hàng đến trước chứng từ, người mua có thể yêu cầu NH cấp giấy đảm bảo với hãng chuyên chở để nhận hàng. + Trường hợp người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng, bên mua phải ghi rõ cách giải quyết với hàng hóa đã được vận chuyển. 9