Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 11: Séc trong thanh toán quốc tế

doc 15 trang nguyendu 10010
Bạn đang xem tài liệu "Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 11: Séc trong thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_trong_ngoai_thuong_chu_de_11_sec_trong_th.doc
  • pptC10. Séc trong TTQT.ppt

Nội dung text: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 11: Séc trong thanh toán quốc tế

  1. Chủ đề 11 Séc trong TTQT I. Giới thiệu chung về séc 1. Khái niệm: a. Khái niệm: Séc là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản (khách hàng của ngân hàng) ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ thị có tên ghi trên séc, hoặc người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Ngoài ra, theo nghị định 159/2003/NĐ-CP của Chính phủ về cung ứng và sử dụng séc thì séc được hiểu là: “Séc” là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng phù hợp với quy định của Nghị định này. b. Các thành phần tham gia thanh toán séc: Từ khái niệm trên về séc ta có thể thấy có ba thành phần tham gia thanh toán séc, bao gồm: + Người ký séc: Là người chủ tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Trong thanh toán quốc tế người ký séc thường là bên mua (nhà nhập khẩu).Người ký phát séc có nghĩa vụ: - Kiểm tra hàng hoá thông qua chứng từ đã được yêu cầu ở HĐ. - Trả tiền bằng cách ký phát hành séc trả cho người thụ hưởng. - Nhận hàng. + Người thụ lệnh: Là ngân hàng nơi người ký phát mở tài khoản thanh toán. Người thụ lệnh có nghĩa vụ: - Kiểm tra tính hợp lệ của séc phát hành, điều kiện chuyển ngoại tệ ra nước ngoài (dựa trên hợp đồng, hoá đơn, B/L). - Trích 1 khoản tiền từ tài khoản của người ký phát trả cho người thụ hưởng thông qua NH đối tác hay NH đại lý để chuyển vào TK của người thụ hưởng. + Người thụ hưởng: là người nhận tiền do ngưòi ký phát chỉ định đích danh hay thông qua chuyển nhượng, thường là ngưòi XK, người bán, chủ đầu tư. Người thụ hưởng có nghĩa vụ: - Giao hàng phù hợp với HĐ. - Xuất trình chứng từ hợp lệ. - Xuất trình séc uỷ quyền cho NH của mình tiến hành đòi tiền. + Ngoài 3 thành phần trên, tham gia vào quá trình thanh toán bằng séc còn có ngân hàng đại lý bên nước người thụ hưởng. Ngân hàn nay có nghĩa vụ: - Tiến hành hoạt động của mình 1 cách chăm chỉ, cần mẫn, hợp lý. - Nhân danh mình với chi phí của ngưòi uỷ thác thực hiện hoạt động được uỷ thác. 2. Đặc điểm của séc: a. Tính bắt buộc trả tiền: Séc là tờ lệnh trả tiền vô điều kiện nên người thực hiện thanh toán bắt buộc phải trả tiền theo đúng nội dung ghi trên tờ séc cho người thụ hưởng khi được yêu cầu, không được viện bất cứ lý do riêng nào để từ chối trả tiền đối với người thụ hưởng séc, trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất pháp lý. b. Tính trừu tượng: Trên tờ séc không ghi nội dung quan hệ tín dụng tức nguyên nhân phát sinh ra tờ séc mà chỉ ghi số tiền và những nội dung liên quan. c. Tính lưu thông: 1
  2. Nhờ có tính bắt buộc phải trả tiền và tính trừu tượng nên séc có được tính lưu thông, có thể được chuyển nhượng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. d. Tính thời hạn: Séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn đó tuỳ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định. 3. Chức năng của séc: Chức năng chính của séc là chức năng thanh toán. Séc có thể được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong những nước có hệ thống nhân hàng phát triển cao. Séc có giá trị thay thế tiền mặt trong lưu thông. Một tờ séc đơn giản là một lệnh viết cho ngân hàng của bạn trả tiền vào tài khoản một ai đó. Nó có thể được thực hiện tại bất cứ đâu mà không cần đến ngân hàng. Ngoài ra séc còn một chức năng khác là chức năng bảo lãnh thanh toán. II. Các yếu tố của séc: 1.Nội dung của tờ séc: Mặt trước của tờ séc ghi các yếu tố sau: + Tiêu đề séc: được in ở phía trên của tờ séc. Tiêu đề là cơ sở xác định nguồn luật điều chỉnh, là cơ sở xác định ngôn ngữ: tiêu để thể hiện bằng ngôn ngữ nào thì nội dung phải thể hiện bằng ngôn ngữ đó (“cheque” dùng ở châu Âu và Anh, “check” dùng ở Mỹ) + Số tiền phải trả: Số tiền được ghi 1 cách chính xác, đơn giản, rõ ràng để các bên có thể nhận dạng ngay ra số tiền đó mà không cần phải tính toán dù là phép tính đơn giản. Số tiền ghi bằng số và bằng chữ phải thống nhất, tuỳ theo nguồn luật điều chỉnh nếu không thống nhất có thể coi là vô hiệu hoặc số tiền ghi bằng chữ có giá trị thanh toán. Số tiền ghi trên séc không vượt quá số dư tài khoản. Vào thời điểm phát hành nếu số tiền ghi trên séc lớn hơn số dư nhưng khi thanh toán số tiền ghi trên séc nhỏ hơn số dư thì séc vẫn được coi là hợp lệ vì trong thời hạn thanh toán, chủ tài khoản có thể bổ sung. Vào thời điểm thanh toán số tiền ghi trên séc nhỏ hơn số dư thì có thể coi là vô hiệu hoặc tuỳ thuộc vào ngân hàng có thể cho chủ tài khoản vay. + Mệnh lệnh trả không điều kiện: - Mệnh lệnh: không phát hành dưói dạng đề nghị hay yêu câù - Vô điều kiện: không nêu lý do phải chuyển tiền - Ngân hàng thực hiện trả tiền vô điều kiện + Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát (đơn vị có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh của người ký phát). + Tên đối với tổ chức hoặc họ tên đối với cá nhân người thụ hưởng. + Địa điểm thanh toán: Đây là nơi mà tờ séc được thanh toán và do người bị ký phát quy định. Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán thì tờ séc được hiểu là được xuất trình để thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát. + Ngày ký phát: là ngày mà người ký phát ghi trên tờ séc, nhằm xác định thời hạn hiệu lực của séc. + Tên đối với tổ chức, họ tên đối với cá nhân, chữ ký của người ký phát. Ký séc phải ký bằng tay, các hình thức khác không có giá trị. + Chỉ dấn khác (nếu có) Nếu séc thiếu một trong các thông tin trên thì không có giá trị. Ngoài các nội dung như trên, tổ chức cung ứng séc có thể thêm một số thông tin khác mà không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ pháp lý của các bên như mã số séc, mã số tài khoản của khách hàng, địa chỉ của người ký phát Trường hợp séc được thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ thì phải có thêm các điều kiện của trung tâm này. 2
  3. Mặt sau của séc được dùng khi ghi các nội dung chuyển nhượng séc (ký hậu) 2. Hình thức tờ séc: Về hình thức, séc là một văn bản giấy, được tổ chức cung ứng séc in sẵn theo mẫu, có những dòng trống để người phát séc điền vào. Ngày nay, nhiều ngân hàng trên thế giới dùng các máy in nhiều màu để in số tiền, ký hiệu tiền lên chỗ trống của tờ séc. Hình thức của tờ séc do tổ chức mở tài khoản cho khách hàng quyết định. Các tổ chức cung ứng séc bao gồm: ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính được cấp phép làm dịch vụ thanh toán séc và trung tâm thanh toán bù trừ. Trên séc không gạch xoá, viết đè, viết chồng, không viết bằng bút chì, mực đỏ, không làm rách, nhàu nát. Ngôn ngữ viết phải thống nhất. Séc có 1 bản gốc duy nhất Séc gồm hai phần, được chia bằng đường cắt răng cưa ở giữa để tách rời, gồm: Phần cuống séc để người ký phát lưu để quyết toán với ngân hàng trả tiền. Phần thân séc tách rời để trao cho người thụ hưởng. Các quy định này không áp dụng đối với séc du lịch. 3. Điều kiện sử dụng séc: Người sử dụng séc phải là khách hàng của ngân hàng, có tiền trên tài khoản mở tại ngân hàng. Số tiền ghi trên tờ séc chỉ được phép trong phạm vi số dư tài khoản. Tuy nhiên theo ULC 1931, người ký phát séc có thể phát hành tờ séc tại thời điểm ký có thể không đủ số dư như ghi trên séc, song đến thời điểm thanh toán séc trên tài khoản đủ tiền. Trường hợp không đủ, tờ séc đã phát hành vẫn có giá trị, nhưng người ký séc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật (kỷ luật sử dụng séc). Séc là ấn phẩm của ngân hàng nhà nước giao cho khách hàng sử dụng, bởi vậy để thuận lợi trong ký phát và thanh toán, séc được in theo mẫu, người ký phát phải ghi đầy đủ chính xác các nội dung trên séc. Séc có thời hạn xuất trình và hiệu lực. Thời hạn xuất trình là hạn thời gian mà người hưởng lợi phải chuyển giao tờ séc cho ngân hàng thụ lệnh để nhận tiền. trong thời hạn này, người ký séc phải duy trì số dư tài khoản tiền của mình tại ngân hàng thụ lệnh, để đảm bảo chi trả số tiền đã ký phát séc cho người hưởng lợi. Theo ULC, thời hạn xuất trình séc được tính từ ngày ký séc đến ngày người hưởng lợi xuất trình cho ngân hàng thụ lệnh, cụ thể: + Với séc lưu thông trong phạm vi một quốc gia: 8 ngày kể từ ngày ghi trên séc. + Với séc lưu thông giữa các nước cùng châu lục: 20 ngày kể từ ngày ghi trên séc. + Với séc lưu thông giữa các nước khác châu lục: 70 ngày kể từ ngày ghi trên séc. ( séc du lịch có giá trị vô thời hạn). Thời hạn hiệu lực của séc đối với ngân hàng là hạn thời gian mà trong đó ngân hàng thụ lệnh thực hiện việc chi trả cho người hưởng lợi, thường là 12 tháng kể từ ngày hết hạn xuất trình.Sau khi hết thời hạn hiệu lực của tờ séc, ngân hàng thụ lệnh không có nghĩa vụ thực hiện chi trả. Tuy nhiên, người ký phát vẫn còn nguyên nghĩa vụ thanh toán trên tờ séc cho người hưởng lợi, vì tờ séc vẫn còn hiệu lực pháp lý của một hợp đồng dân sự. 4. Các quy định khi sử dụng séc: - Phải có tên đề séc ghi trên tờ lệnh mới được coi là séc, nếu không có tiêu đề này ngân hàng sẽ từ chối việc thực hiện lệnh của người kí phát. - Trên tờ séc phải có địa điểm, ngày tháng kí phát séc. Yếu tố này liên quan trực tiếp đến thời hạn xuất trình và thời hạn hiệu lực của séc, đồng thời còn liên quan đến số dư trên tài khoản của người kí phát séc tại thời điểm đó. - Số tiền được trích phải ghi đầy đủ, rõ ràng cụ thể, không ghi lãi suất cạnh số tiền đó. Số tiền này phải được diễn đạt cả bằng số và bằng chữ, trùng khớp nhau, có kí hiệu tiền tệ. Số tiền 3
  4. bằng số trên séc là chữ số Ả-rập:0,1,2,3,4,5,6,7,8,9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy(,) sau chữ số hàng đơn vị. số tiền bằng chữ phải viết rõ nghĩa, chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ (khác dòng) vào giữa hai chữ viết cách liền nhau trên séc. - Để chỉ định số tiền trên tờ séc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản của người thụ hưởng, người ký phát hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ “ trả vào tài khoản’’ ở mặt trước của tờ séc ngay dưới chữ “séc’’. Cụm từ này có hiệu lực với bất kỳ người nào thụ hưởng tờ séc. Trường hợp séc không ghi cụm từ “ trả vào tài khoản ” thì người bị ký phát thanh toán séc cho người thụ hưởng bằng tiền mặt nếu người thụ hưởng yêu cầu. - Để chỉ định số tiền trên séc chỉ được thanh toán cho ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng bị ký phát; người ký phát hoặc người chuyển nhượng gạch trên séc hai gạch chéo song song. - Để chỉ định số tiền ghi trên séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng đó, người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc gạch trên séc hai gạch chéo song song và ghi tên ngân hàng được chỉ định giữa hai gạch chéo. Séc có ghi tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo đó là ngân hàng thu hộ. - Chữ ký của người ký phát phải là chữ ký bằng tay trực tiếp trên tờ séc bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mâũ đã đăng ký tại người bị ký phát, kèm theo họ tên của người ký và dấu. - Tất cả các yếu tố trên đây của tờ séc phải được ghi rõ ràng chính xác tuyệt đối, không tẩy xóa, phải được ghi cùng một loại chữ, một thứ mực, không được ghi bằng bút chì, bút mực đỏ. 5. Ưu nhược điểm a. Ưu điểm: Trong cuộc sống, nếu cần thanh toán một khoản tiền lớn, chúng ta phải mang vác, chuyên chở một lượng tiền mặt đáng kể, điều đó thật là phiền toái và thiếu an toàn. Trong quá trình giao nhận, cần phải huy động nhiều người để cùng tham gia kiểm, đếm đồng thời việc bảo quản tiền tránh cháy nổ, ướt, ẩm, mối, mọt, mốc và trộm cướp tại tư gia hoặc cơ quan cũng rất khó khăn. Mặt khác, để cho lượng tiền mặt khổng lổ lưu chuyển ngoài thị trường vừa làm tiền xuống cấp vừa làm giảm đi nhiều yếu tố sinh lợi khác. Chính vì thế mà một hình thức thanh toán cao cấp ra đời: hình thức thanh toán bằng séc. Séc có các ưu điểm sau đây: Tính giản tiện: Không cần phải dự trữ, vận chuyển nhiều tiền khi thanh toán. Chỉ cần phát hành một tờ séc với số tiền tương ứng cần thanh toán trao cho người bán (người thụ hưởng). giảm thiểu việc cầm nhiều tiền mặt khi tham gia thanh toán, nhất là thanh toán quốc tế. Việc thanh toán bằng séc cũng được thực hiện khá nhanh, không phức tạp. Tính an toàn: Đối với tiền mặt, nếu bị rơi hay trộm mất, ai nhặt hoặc trộm được sẽ là chủ của chúng. Còn đối với séc, khi mất, người chủ séc chỉ cần thông báo cho chi nhánh ngân hàng gần nơi bị mất trong khỏng thời gian sớm nhất có thể để ngân hàng phong tỏa tài khoản không cho kẻ gian đến rút tiền từ tờ séc hay tập séc mất đó. Đồng thời làm thủ tục cấp tập séc khác cho chủ tài khoản cũng như thông báo việc mất séc cùng các thông tin liên quan đến séc mất cho các hệ thống ngân hàng và Tổ chức An ninh chống tội phạm Tài chính trong khu vực và trên thế giới (nơi có mối quan hệ thanh toán với cơ quan phát hành séc). 4
  5. Tính tiện ích: Khi phải thanh toán một khoản tiền nhất định bằng tiền mặt, có thể có lúc nào đó, chúng ta không còn đủ tiền và như vậy việc giao dịch sẽ ngưng lại (vì đương nhiên không phải ai cũng có thể cho chúng ta mua nợ). Tuy nhiên, khi hết tiền trong tài khoản, chúng ta vẫn có thể ký séc trả cho người bán khoản tiền mà ngân hàng qui định cho phép (tùy thuộc vào mức tín dụng giữa chủ tài khoản và ngân hàng). Tính sinh lời: thanh toán bằng séc có nghĩa là người phát séc sẽ k lưu giữ tiền mặt mà gửi trong ngân hàng. Khoản tiền này sẽ mang lại lợi nhuận cho chủ tài khoản dưới hình thức lãi. b. Nhược điểm: Bên cạnh các ưu điểm, séc cũng có những nhược điểm như sau: Phức tạp khi chỉ cần thanh toán một lượng tiền nhỏ nhưng vẫn phải đến địa điểm thanh toán để có thể rút tiền. III. Lưu thông và thanh toán séc: 1. Phân loại séc: a. Căn cứ vào tính chất lưu thông, chuyển nhượng: Theo tính chất này, ta chia séc thành 3 loại chính sau: + Séc đích danh (nominated check) Loại séc này còn có tên khác là séc ghi tên. Đây là loại séc ghi rõ tên người được hưởng lợi từ tờ séc. Loại séc này không thể chuyển nhượng được bằng thủ tục kí hậu, chỉ đích danh người hưởng lợi được ghi trên tờ séc mới được lĩnh tiền ở Ngân hàng. + Séc vô danh (nameless check) Đây là loại séc không ghi rõ tên người được hưởng lợi, chỉ ghi câu “trả cho người cầm séc”. Bất cứ ai cầm tờ séc này đều có thể lĩnh tiền của tờ séc ở Ngân hàng. Vì vậy, không cần qua thủ tục kí hậu séc vẫn có thể chuyển nhượng được bằng hình thức trao tay, dựa vào sự tin tưởng giữa người bán và người mua hàng, dịch vụ . Nếu mất séc coi như là mất khoản tiền đó. Loại séc này sử dụng để nhận tiền mặt. + Séc theo lệnh (Cheque to order) Đây là loại séc ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng lợi ghi trên tờ séc đó. Trên tờ séc ghi “yêu cầu trả theo lệnh của ông X”. Khi tham gia lưu thông, loại séc này có thể được chuyển nhưởng cho những người hưởng thụ khác thông qua hình thức ký hậu. + Ngoài ra còn một loại séc khác là séc theo lệnh nhưng không được chuyển nhượng thông qua hình thức ký hậu. Loại này muốn được chuyển nhượng thì phải thông qua một văn bản xác nhận. b. Căn cứ vào mục đích sử dụng: Theo tính chất này, ta chia séc thành 3 loại như sau: + Séc tiền mặt: Đây là loại séc mà ngân hàng thanh toán sẽ trả tiền mặt cho người thụ hưởng. Và người phát hành phải chịu rủi ro khi mất séc hoặc séc bị đánh cắp. Loại séc này ghi đích danh người thụ hưởng, không thể chuyển nhượng được. + Séc chuyển khoản: Đây là loại séc mà người ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích số tiền trên tài khoản của mình chuyển trả sang một tài khoản của một người khác trong cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể rút tiền mặt và cũng không thể chuyển nhượng. + Séc gạch chéo: Đây là loại séc trên mặt trước của tờ séc có 2 mặt chéo song song trên tờ séc. Loại séc này không thể rút tiền mặt và thường dùng để chuyển khoản. Thường khi người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc khi phát séc vạch lên trên séc hai gạch chéo song song để quy định séc 5
  6. chỉ được thanh toán cho một ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng bị ký phát. Có 2 loại séc gạch chéo chủ yếu: - Séc gạch chéo thông thường: Đây là loại giữa 2 gạch chéo trên tờ séc không ghi tên ngân hàng thanh toán nên ngân hàng nào cũng có thể thực hiện việc thanh toán. - Séc gạch chéo đặc biệt: Loại séc này có ghi tên ngân hàng sẽ thanh toán vào khoảng giữa 2 gạch chéo. Séc có tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo sẽ không có giá trị thanh toán, trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo là ngân hàng thu hộ. c. Một số loại séc đặc biệt khác: + Séc bảo chi của ngân hàng hay séc xác nhận: Đây là loại séc được ngân hàng xác nhận việc trả tiền trước khi người kí phát giao cho người hưởng lợi, bảo vệ quyền lợi của ngưòi thụ hưởng. Mục đích của việc xác nhận nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của tờ séc, ngăn chặn tình trạng phát hành séc qua số dư trên tài khoản. Vì vậy loại séc này bảo đảm an toàn hơn trong thanh toán quốc tế và sử dụng thuận lợi hơn. Séc bảo chi được sử dụng rất nhiều trong trường hợp người nhận được tờ séc không chắc chắn về khả năng thanh toán của tờ séc đó và họ không muốn bị mất không số tiền nhẽ ra họ được trả. Khi ngân hàng đảm cho séc qua hình thức séc bảo chi, ngân hàng phải để riêng phần giá trị tiền trên séc đã được bảo đảm ra khỏi tài khoản của chủ tài khoản, như vậy séc bảo chi luôn có đủ tiền mặt để sẵn sàng thanh toán cho người cầm séc. Tuy séc bảo chi có ưu điểm là luôn luôn được đảm bảo khả năng thanh toán cho người cầm séc nhưng cũng có một số nhược điểm nhất định. Thứ nhất: Chủ tài khoản séc luôn phải trả thêm chi phí cho ngân hàng qua việc thực hiện nghiệp vụ bảo đảm. Thứ hai: Người ký séc (hay chủ tài khoản Séc) không thể phát lệnh ngừng trả tiền đối với séc bảo chi, đây lại là nhược điểm so với séc thông thường. + Séc du lịch: Là một loại séc quốc tế, được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, séc du lịch có thể được sử dụng như tiền mặt ở một số nước phát triển. Đây là loại séc đặc biệt do ngân hàng phát hành, là lệnh của ngân hàng yêu cầu bất cứ chi nhánh hay đại lí nào của ngân hàng trả tiền cho người cầm séc. Người cầm séc hay người thụ hưởng chính là khách du lịch có tiền tại ngân hàng phát séc. Thời hạn của sec du lịch được thỏa thuận, có thể là vô thời hạn hoặc hữu hạn. Tờ séc du lịch in sẵn mệnh giá và có chữ kí thứ nhất của người thụ hưởng, khi lĩnh tiền người cầm séc phải kí chữ kí thứ 2 bên cạnh chữ kí thứ nhất tại chỗ, để chứng minh quyền sở hữu của mình đối với séc để ngân hàng kiểm tra. Nếu đúng ngân hàng mới trả tiền. Bên cạnh đó, trên séc du lịch ghi rõ khu vực mà ngân hàng trả tiền. ngoài khu vực đó séc sẽ không có giá trị. Có 2 đặc điểm phân biệt séc du lịch với séc thông thường, đó là séc có mệnh giá được in trên mặt séc và séc du lịch phải được trả bằng tiền mặt khi phát hành. Ưu điểm của loại séc này là tính an toàn, tránh được mối lo ngại khi phải cầm tiền mặt. Séc du lịch có thể thay thế tiền mặt trong các chuyến đi ngắn và dài ngày khi được chấp nhận thanh toán rộng rãi gần như khắp thế giới và hoàn đổi dễ dàng: Dịch vụ thu đổi toàn cầu, 24/24 giờ, 365 ngày/năm, có mặt từ các ngân hàng đến nhà hàng, sân bay và các trung tâm thương mại. Séc du lịch có thể được hoàn đổi khi bị thất lạc hay mất cắp, thông thường trong vòng 24 giờ. 6
  7. Bên cạnh đó, séc du lịch dễ sử dụng và bảo quản, phù hợp với cả những chuyến đi ngắn và dài ngày, có thể để dành cho những chuyến đi tiếp theo. Ví dụ về séc du lịch ở ngân hàng Sacombank: Tại Sacombank, Séc du lịch được chấp nhận như một loại ngoại tệ. Đối tượng: Sacombank chấp nhận thanh toán Séc du lịch cho khách hàng là người nước ngoài du lịch đến Việt Nam. Khách hàng là người Việt Nam có nhu cầu thanh toán Séc du lịch do đã mua để đi nước ngoài nhưng không sử dụng hết. Tiện ích: An toàn, tránh được mối lo ngại khi phải cầm tiền mặt. Có thể đổi Séc du lịch lấy USD hoặc VND. Dễ sử dụng và bảo quản. Sử dụng: Để được thanh toán Séc du lịch, khách hàng chỉ cần mang tờ Séc và Hộ chiếu tới Sacombank. Khách hàng sẽ được nhận tiền mặt ngay khi Ngân hàng đối chiếu với chữ ký mẫu của khách hàng. Riêng khách hàng là người Việt Nam, khách hàng chỉ có thể thanh toán Séc du lịch tại chính chi nhánh nơi khách hàng đã mua Séc du lịch. 2. Quá trình cung ứng lưu thông và thanh toán séc: Séc được tham gia vào hoạt động thanh toán thông qua 5 quá trình: NHTW cung ứng séc cho NHTM, NHTM cung ứng séc cho khác hàng, ký phát séc, chuyển nhượng và nhờ thu, thanh toán séc. a. Quá trình cung ứng séc trắng cho Ngân hàng thương mại Tổ chức cung ứng séc tự quyết định về mẫu séc trắng do mình cung ứng, để đảm bảo cho tờ séc có thể thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ của NHTW hoặc do NHTW cho phép hoạt động thì giấy in séc, kích thước séc, yếu tố và vị trí các yếu tố trên séc phải được thiết kế theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về Ban hành quy chế cung ứng và sử dụng séc. Sau khi mẫu séc trắng được NHTW chấp nhận, tổ chức cung ứng séc tiến hành in séc trắng, trước khi cung ứng cho người sử dụng thì tổ chức cung ứng séc phải gửi mẫu séc trắng đã in để lưu mẫu tại NHTW (Ban Thanh toán). Tổ chức cung ứng séc được chọn nơi in séc trắng trên cơ sở tự chịu trách nhiệm về việc đảm bảo những yếu tố kĩ thuật và yếu tố chống giả của séc do mình cung ứng. Tổ chức cung ứng séc có trách nhiệm thông báo cho các bên liên quan (tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia dịch vụ thu hộ séc, Trung tâm thanh toán bù trừ và người sử dụng dịch vụ thanh toán) về mẫu séc trắng của mình. Tổ chức cung ứng séc chịu trách nhiệm về việc quy định và thoả thuận đối với người sử dụng séc về điều kiện và điều khoản sử dụng séc do mình cung ứng như: Cung ứng số lượng séc trắng cho khách hàng, trên cơ sở bảo đảm phù hợp với nhu cầu và độ tin cậy trong thanh toán của từng đối tượng cụ thể, xây dựng quy trình, thủ tục bảo đảm an toàn và phân định trách nhiệm của các bên liên quan trong lưu trữ, bảo quản, luân chuyển séc trắng và séc trong quá trình xử lý thanh toán trong nội bộ tổ chức cung ứng séc, quy định, hướng dẫn và phổ biến về trách nhiệm trong việc bảo quản séc trắng và những yêu cầu trong việc sử dụng séc đối với người được cung ứng séc trắng. b. Cung ứng séc trắng cho người sử dụng dịch vụ thanh toán : 7
  8. Muốn sử dụng phương tiện thanh toán là séc thì khách hàng cần mở tài khoản vãng lai (Current Account) hoặc tài khoản thanh toán (Payment Account) là 2 loại tài khoản dùng để thanh toán séc. Việc mở tài khoản tức là chúng ta phải đưa vào ngân hàng một số tiền, số tiền đó sẽ được thể hiện trên tài khoản vừa mở nhằm bảo chứng cho các khoản thanh toán trong tương lai, đồng thời cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân và đặc biệt quan trọng là chữ kí mẫu (Specimen Signature) của mình nhằm giúp ngân hàng dễ quản lí và bảo an cho quá trình giao dịch bằng séc. Khi có nhu cầu sử dụng séc, chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền lập giấy đề nghị cung ứng séc nộp cho tổ chức cung ứng séc. Trước khi giao séc cho khách hàng, tổ chức cung ứng séc trắng phải chịu trách nhiệm in, dập chữ hoặc ghi sẵn nội dung của các yếu tố: Số séc, tên người bị ký phát, tên người ký phát séc; các yếu tố trên giải từ MICR (nếu có). Trường hợp tổ chức cung ứng séc có quy định cụ thể về địa điểm thanh toán thì cần in, dập chữ hoặc ghi sẵn địa điểm thanh toán trên mẫu séc trắng. Tổ chức cung ứng séc có quyền in, dập chữ hoặc ghi thêm các nội dung khác trên tờ séc trắng nếu thấy cần thiết và để thuận tiện cho người sử dụng séc. Tổ chức cung ứng séc phải mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của người được cung ứng séc, số lượng và ký hiệu (số seri, số séc) của các tờ séc cung ứng cho người được cung ứng séc và yêu cầu người được cung ứng séc phải ký nhận vào sổ theo dõi. Người được cung ứng séc phải kiểm đếm số lượng tờ séc, tính chính xác của các yếu tố trên tờ séc trắng được cung ứng. Nếu có sai sót phải báo ngay cho tổ chức cung ứng séc để đổi lấy tờ séc khác. Sau khi đã nhận séc trắng từ tổ chức cung ứng séc, nếu xảy ra sai sót hoặc để séc bị lợi dụng thì chủ tài khoản phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra. Ví dụ về cung ứng séc của 1 số Ngân hàng tại VN hiện nay: Agribank – séc dùng lĩnh tiền mặt hoặc chuyển khoản, có 2 hình thức là séc chỉ trả vào tài khoản (người thụ hưởng ko thể nhận tiền mặt,hạn chế rủi ro thanh toán ko đúng người thụ hưởng), séc gạch chéo (khách hàng có thể giới hạn phạm vi thanh toán của tờ séc cho 1 ngân hàng nhất định hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản tại ngân hàng đó). Vietcombank – phát hành các loại như Agribank, có thể kí phát séc bằng VND hoặc ngoại tệ c. Kí phát séc: Người kí phát séc phải đảm bảo có đủ khả năng thanh toán (số dư trên tài khoản thanh toán mà người kí phát có quyền sử dụng hoặc số dư trên tài khoản thanh toán cộng với mức thấu chi được phép sử dụng theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng séc) để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm xuất trình. Nếu séc được kí phát bằng ngoại tệ thì phải tuân theo quy định của pháp luật về quản lí ngoại hối. d. Lưu thông séc - chuyển nhượng và nhờ thu: Lưu thông là quá trình chuyển dịch séc từ lúc phát hành đến khi thanh toán. Có hai hình thức lưu thông séc: lưu thông không chuyển đổi người thụ hưởng và lưu thông có chuyển đổi người thụ hưởng. Hình thức đầu tiên, người ký phát séc giao séc cho người thụ hưởng và người thụ hưởng này giữ séc cho đến lúc thanh toán mà không có sự chuyển giao quyền thụ hưởng cho bất kỳ ai khác. Đây là hình thức lưu thông tương đối đơn giản. Hình thức thứ hai phức tạp hơn, trong quá trình lưu thông, người thụ hưởng có thể chuyển giao quyền thụ hưởng của mình cho người khác. Hình thức này được gọi là ký hậu hay chuyển nhượng séc. Xét hình thức ký hậu hay chuyển nhượng séc, séc ra đời từ chức năng làm phương tiện thanh toán nên séc có giá trị thay thế cho tiền mặt trong lưu thông nên séc cũng có khả năng chuyển nhượng trong phạm vi thời hạn xuất trình của séc (đối với séc theo lệnh). Thời hạn xuất 8
  9. trình tính từ ngày kí séc đến khi người hưởng lợi xuất trình cho ngân hàng thụ lệnh, qui định với séc lưu thông trong phạm vi quốc gia, giữa các nước cùng châu lục và các nước khác châu lục lần lượt là 8, 20, 70 ngày, riêng séc du lịch có giá trị vô thời hạn. Kí hậu (endorsement) là hành vi pháp lí dùng để chuyển nhượng séc từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác. Người kí hậu sẽ kí vào vị trí quy định ở mặt sau của séc. Ký hậu có các ý nghĩa pháp lí : + Là sự thừa nhận quyền hưởng lợi séc đối với một người khác + Việc kí hậu mang tính chất trừu tượng và vô điều kiện, có nghĩa là người kí hậu không cần nêu lí do cũng như điều kiện của việc chuyển nhượng, cũng không cần thông báo cho người trả tiền biết việc chuyển nhượng đó. + Xác định trách nhiệm của người kí hậu về việc trả tiền séc đối với người hưởng lợi kế tiếp. Nghĩa là người kí hậu chuyển nhượng cam kết rằng nếu người thụ lệnh không trả được tiền thì họ sẽ là người chịu trách nhiệm trả tiền cho những người được chuyển nhượng kế tiếp trên séc. Khi tờ séc được kí hậu chuyển nhượng thì tính liên tục của dãy chứ kí chuyển nhượng thể hiện như sau: trong giao dịch chuyển nhượng lần đầu thì người đứng tên chuyển nhượng phải là người thụ hưởng đã ghi ở mặt trước của séc, trong giao dịch chuyển nhượng lần 2 thì người đứng tên chuyển nhượng phải là tên của người đã được chuyển nhượng trong giao dịch lần 1, cứ như vậy cho đến giao dịch cuối cùng. Người thụ hưởng tờ séc đã qua chuyển nhượng là người cuối cùng được chuyển nhượng trong dãy chữ kí chuyển nhượng liên tục. Trường hợp người đứng tên chuyển nhượng trong bất kì 1 giao dịch nào mà không phải là tên của người đã được chuyển nhượng trong giao dịch liền trước thì dãy chứ kí đó không liên tục và sẽ không được người bị kí phát (ở đây là tổ chức cung ứng séc) thanh toán cho số tiền đã ghi trong séc. Ký hậu có các hình thức: + Kí hậu để trống – blank endorsement: là loại kí hậu không chỉ định người thụ hưởng kế tiếp là ai. Người kí hậu chỉ kí tên .Với loại kí hậu này việc chuyển nhượng séc tiếp tục chỉ cần trao tay nhau, ai nắm giữ séc người đó là người thụ hưởng. + Kí hậu theo lệnh – order endorsement: là việc kí hậu chỉ định ra 1 cách suy đoán ra người hưởng lợi do thủ tục kí hậu đem lại. Người kí hậu chỉ ghi “ trả theo lệnh ông X “ và kí tên. Như vậy người được hưởng lợi chưa quy định rõ rang, nếu ông X ra lệnh trả tiền cho ai thì đó là người hưởng lợi, nếu không thì người hưởng lợi đương nhiên là ông X. Với cách này, séc được chuyển nhượng kế tiếp nhau đến khi nào người hưởng lợi cuối cùng không kí hậu chuyển nhượng và đến hạn được thanh toán. Đây là loại kí hậu rất thông dụng trong thanh toán quốc tế. + Kí hậu hạn chế - restrictive endorsement: là việc kí hậu chỉ định cụ thể tên người hưởng lợi kế tiếp và chỉ có người đó mới được thụ hưởng số tiền ghi trong séc. Người kí hậu ghi : trả tiền cho ông X và kí tên. Chỉ có ông X mới được nhận tiền và ông X không thể chuyển nhượng tiếp séc đó bằng thủ tục kí hậu nữa. + Kí hậu miễn truy đòi – without recouse endorsement: là việc kí hậu mà sau đó người hưởng lợi kế tiếp không được đòi lại tiền của người kí hậu chuyển nhượng cho mình khi thụ lệnh từ chối thanh toán của tổ chức phát hành séc. Hình thức này người kí hậu sẽ ghi thêm: Miễn truy đòi người kí hậu bên cạnh chữ kí của mình . Đây cũng là loại được sử dụng nhiều trong thanh toán quốc tế. Để có thể được thanh toán số tiền trên séc, ngoài việc đến trực tiếp ngân hàng bị ký phát, người thụ hưởng có thể chuyển giao séc để nhờ thu bằng kí chuyển nhượng để nhờ thu séc đó cho 1 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (người thu hộ) để nhờ thu theo thỏa thuận giữa hai bên, người thu hộ được quyền quyết định trả ngay cho người kí chuyển nhượng để nhờ thu hoặc trả sau khi có kết quả thanh toán của tờ séc từ tổ chức cung ứng séc trên cơ sở tự chịu trách 9
  10. nhiệm về khả năng thanh toán của tờ séc và khả năng truy đòi số tiền trên tờ séc trong trường hợp séc không được thanh toán . Trong trường hợp không thể trực tiếp xuất trình tại địa điểm thanh toán theo quy định, người thu hộ có quyền chuyển giao tiếp séc đó cho người thu hộ khác là 1 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán mà mình có quan hệ đại lí theo thỏa thuận giữa 2 bên để người thu hộ này xuất trình séc. Ví dụ dịch vụ nhờ thu của 1 số NHTM: Vietcombank cung cấp dịch vụ thu hộ séc do 1 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác phát hành, số tiền của séc được ghi có cho khách hàng sau khi được tổ chức thanh toán chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán,thường từ 3-5 ngày, VCB còn cung cấp dịch vụ thu nhờ séc đối với các ngân hàng nước ngoài. Người xuất trình có thể xuất trình tại quầy (bất kì 1 chi nhánh nào của VCB) hoặc xuất trình qua trung tâm thanh toán bù trừ. Với dịch vụ thu hộ séc nước ngoài thì cần giấy yêu cầu nhờ thu (với cá nhân,tổ chức) hoặc thư nhờ thu (với tổ chức tín dụng). Agribank cung cấp cho quý khách hàng doanh nghiệp dịch vụ thu hộ séc do một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác phát hành. Số tiền của séc được ghi có cho quý khách sau khi được tổ chức thanh toán chấp nhận thanh toán hoặc thanh toán. Nhờ mạng lưới rộng khắp, hơn 2200 chi nhánh trên toàn quốc, hệ thống IPCAS cho phép chuyển khoản trực tuyến, rút ngắn thời gian giao dịch. Khách hàngcó thể xuất trình séc tại bất kỳ chi nhánh nào của Agribank để thanh toán. e. Thanh toán séc: Xuất trình séc: thời hạn là 30 ngày kể từ khi ký phát, có thể muộn hơn nếu việc chậm xuất trình là do sự kiện bất khả kháng,séc phải được người thụ hưởng hoặc người đại diện xuất trình tại địa điểm ghi trên tờ séc hoặc địa điểm kinh doanh của tổ chức cung ứng séc hoặc tại trung tâm thanh toán bù trừ, cũng có thể xuất trình theo hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính hoặc dữ liệu điện tử của tờ séc. 6 tháng kể từ khi hết thời hạn xuất trình, tổ chức cung ứng vẫn có thể thanh toán nếu ko nhận được thông báo đình chỉ thanh toán với tờ séc đó và người kí phát vẫn có khả năng thanh toán. Thanh toán séc: trường hợp séc được xuất trình tại ngân hàng bị ký phát đến thì ngân hàng thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng. Nếu xuất trình tại ngân hàng nhờ thu thì quy trình như sau: Ngân hàng nhờ thu nhận séc và đóng dấu gạch chéo đặc biệt lên đó để khi séc không được thanh toán ngân hàng bị ký phát đến có thể gửi trả lại séc. Tiếp theo họ gửi séc đến ngân hàng bị ký phát. Ngân hàng kiểm tra các yếu tố của séc để xem séc đó có đủ điều kiện thanh toán hay ko (thời hạn xuất trình , chữ kí, tính liên tục của dãy chữ kí chuyển nhượng ), kiểm tra khả năng thanh toán của tờ séc. Nếu số dư trên tài khoản hoặc số dư trên tài khoản cộng với mức thấu chi của tài khoản đủ để thanh toán thì nhân viên tổ chức cung ứng séc xử lí thanh toán cho tờ séc đó. Nếu séc ko đủ khả năng thanh toán thì tổ chức cung ứng séc phải thông báo cho người kí séc và người xuất trình séc,người xuất trình có thể yêu cầu lập giấy xác nhận từ chối thanh toán và trả lại séc hoặc yêu cầu thanh toán 1 phần tối đa bằng khoản số dư và thấu chi tài khoản. Nếu cùng 1 ngày có nhiều tờ séc đến thanh toán và số dư của người kí séc không đủ khả năng thanh toán thì ưu tiên thanh toán theo ngày kí phát và số thứ tự của tờ séc. Việc thanh toán giữa ngân hàng nhờ thu và ngân hàng bị ký phát được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ séc. Người thu hộ séc có quyền quy định mức phí dịch vụ và không được hoàn trả trong trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán do lỗi của người nhờ thu và ngược lại. Séc có thể sẽ không được thanh toán trong những trường hợp sau: 10
  11. + Người ký phát đình chỉ hoặc hủy bỏ việc thanh toán séc. + Tài khoản của người ký phát không đủ tiền. + Chữ ký trên séc không giống với mẫu chữ ký mà người ký phát đã đăng ký tại ngân hàng. + Tờ séc bị khiếm khuyết, phổ biến là: trị giá của tờ séc bằng chữ và bằng số không giống nhau; ngày tháng đề trên séc là một ngày trong tương lai; không có tên của người hưởng lợi ghi trên séc; séc bị sửa đổi một cách không hợp lệ; séc nhàu nát, bị rách mà không có xác nhận của ngân hàng là do tình cờ; séc được hai ngân hàng gạch chéo nhưng không có đảm bảo của một trong hai ngân hàng đó đối với ngân hàng thanh toán Trường hợp séc không được thanh toán do tài khoản của người ký phát không đủ tiền gọi là séc không đủ khả năng thanh toán. Người ký phát sẽ được ngân hàng mà người đó ký phát đến thông báo để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng. Nếu người ký phát không thực hiện người thụ hưởng có quyền khởi kiện. Các quốc gia có thể có hệ thống theo dõi những người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán, ngoài việc phải chịu trách nhiệm pháp lý, các đối tác thương mại thường sẽ không chấp nhận thanh toán bằng séc đối với những người đã từng ký phát séc không đủ khả năng thanh toán. Theo luật của Việt Nam, người ký phát séc không đủ khả năng thanh toán có thể bị đình chỉ có thời hạn hoặc vĩnh viễn quyền ký phát séc. Ví dụ với 1 số NHTM: Agribank cung cấp dịch vụ thanh toán cuối cùng cho séc do một ngân hàng đại lý ở nước ngoài của Agribank ký phát, chỉ định Agribank là ngân hàng thanh toán. Theo đó, Agribank trả tiền cho tờ Séc theo lệnh của chủ tài khoản tại ngân hàng đó hoặc người được ủy quyền ký phát hành séc. Agribank cung cấp dịch vụ thanh toán ngay cho séc do quý khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cung ứng séc của Agribank ký phát. Vietcombank cung cấp dịch vụ thanh toán ngay cho séc do khách hàng sử dụng dịch vụ cung ứng séc của VCB ký phát. VCB cung cấp dịch vụ thanh toán ngay cho séc do khách hàng sử dụng dịch vụ cung ứng séc của VCB ký phát. VCB cung cấp dịch vụ thanh toán cuối cùng cho séc do một NHĐL ở nước ngoài của VCB ký phát, chỉ định VCB làm ngân hàng thanh toán. Séc có thể được gửi trực tiếp từ nước ngoài về VCB, VCB tự động hạch toán vào tài khoản rồi thông báo cho khách hàng; hoặc thông báo cho khách hàng ra chi nhánh VCB thuận tiện nhất để làm thủ tục. Khách hàng có thể dễ dàng nhận được tiền mà không tốn thời gian, chi phí đi lại. Trường hợp séc được gửi thẳng tới người thụ hưởng, người thụ hưởng có thể xuất trình séc để thanh toán tại bất kỳ chi nhánh VCB nào. 3. Sơ đồ lưu thông và thanh toán séc: Có 2 hình thức thanh toán séc. Nếu 2 bên mua và bán có cùng tài khoản tại 1 ngân hàng thì việc thanh toán được thực hiện thông qua 1 ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thanh toán quốc tế, các bên mua và bán chính là các bên xuất, nhập khẩu thường không thể có cùng tài khoản tài một ngân hàng mà sẽ sử dụng các tài khoản ở các ngân hàng khác nhau. Chính vì vậy việc thanh toán séc được tiến hành thông qua 2 ngân hàng. a. Thanh toán séc qua 1 ngân hàng: 11
  12. (1) Người bán giao hàng cho người mua (2) Người mua phát hành séc thanh toán cho người bán (3) Người bán chuyển séc đến ngân hàng thanh toán (4) Ngân hàng báo có cho người hưởng lợi séc (5) Quyết toán séc giữa ngân hàng và người mua b. Thanh toán séc qua 2 ngân hàng: 4. Xử lý khi bị mất, hư hỏng séc: a. Mất séc: Các TH mất séc : + Nếu làm mất séc trắng: người làm mất séc thông báo ngay bằng văn bản hoặc hình thức khác theo thỏa thuận cho người bị kí phát. + Nếu người làm mất séc là người thụ hưởng: thông báo ngay cho người bị kí phát, đồng thời trực tiếp hoặc thông qua những người chuyển nhượng séc trước mình thông báo cho người kí phát để yêu cầu người kí phát ra thông báo đình chỉ thanh toán đối với tờ séc đã mất cho người bị kí phát. + Nếu người bị mất séc không phải là người thụ hưởng thì phải thông báo ngay cho người thụ hưởng để làm các thủ tục trên. Xử lý của các bên tham gia: + Người làm mất séc: Có quyền yêu cầu người kí phát kí phát lại cho tờ séc đã mất với cùng 1 nội dung và cam kết bằng văn bản sẽ trả thay cho người bị kí phát hoặc người kí phát nếu tờ séc đã được thông báo mất lại được người thụ hưởng hợp pháp xuất trình để yêu cầu. + Người bị kí phát: Khi nhận được thông báo về việc tờ séc bị mất phải kiểm tra ngay các thông tin về tờ séc bị mất,khi tờ séc đã báo mất được xuất trình đòi thanh toán thì người kí phát có trách nhiệm lập biên bản giữ lại tờ séc đó và thông báo cho người mất séc đến giải quyết. Không chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc lợi dụng tờ séc bị mất gây ra nếu trước khi nhận được thông báo mất séc, tờ séc đó đã được xuất trình và thanh toán đúng quy định pháp 12
  13. luật. Nếu sau khi có thông báo mà người bị kí phát vẫn thanh toán cho tờ séc đó thì người bị kí phát phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng. Có trách nhiệm lưu giữ thông tin về séc bị báo mất và thông báo bằng văn bản cho Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. + Người kí phát: Có nghĩa vụ kí tờ séc mới có cùng nội dung với tờ séc đã mất theo yêu cầu của người thụ hưởng bị mất séc. b. Hư hỏng séc: Khi séc bị hư hỏng , người thụ hưởng có quyền yêu cầu người kí phát kí phát lại tờ séc có cùng nội dung để thay thế. Người kí phát séc có nghĩa vụ kí phát lại tờ séc sau khi nhận được tờ séc bị hư hỏng nếu tờ séc còn đủ thông tin hoặc có bằng chứng xác nhận người có tờ séc bị hỏng là người thụ hưởng hợp pháp. IV. Thực trang việc sử dụng séc trong thanh toán quốc tế: 1. Sử dụng séc trên thế giới Séc là phương tiện thanh toán xuất hiện và được sử dụng từ lâu trong thanh toán. Ngay từ thế kỷ thứ 9, các thương gia Hồi giáo đã có thể dùng séc ở Trung Quốc để rút tiền từ ngân hàng ở Baghdad (Iraq). Séc bắt đầu được sử dụng phổ biến trên thế giới từ thế kỉ thứ 18, khi mà hệ thống ngân hàng phát triển mạnh dưới dạng tờ Lệnh chi tiền. Nhìn chung, các nước sử dụng séc làm phương tiện thanh toán phổ biến đều áp dụng những quy định có liên quan tới việc thành lập và lưu thông séc từ một trong hai nguồn công ước Giơnevơ 1930 – 1931, với luật thống nhất về séc 1931 (Uniform Law for Cheque – ULC) và công ước Liên hiệp quốc tế về séc quốc tế. Đầu thế kỷ 17, séc đã được sử dụng cho các khoản thanh toán trong nước ở Anh và sau đó bắt đầu phát triển. Năm 1717, các ngân hàng Anh đã tiên phong trong việc sử dụng mẫu in sẵn cho séc nhằm ngăn chặn sự gian lận. Cho đến khoảng năm 1770 xuất hiện thêm hình thức thanh toán séc liên ngân hàng ở Anh. Ban đầu nhân viên từng ngân hàng phải đến trực tiếp ngân hàng khác để thanh toán nhưng sau đó họ gặp nhau tại một địa điểm, và hình thức thanh toán bù trừ ra đời. Đến cuối thế kỷ 19, các quốc gia đã lần lượt thông qua các đạo luật liên quan đến việc sử dụng séc trong thanh toán. Năm 1882, Anh thông qua đạo luật Bill of exchange còn Ấn Độ áp dụng đạo luật Negotiable Instruments (Niact). Năm 1931, công ước Geneva về séc (ULC 1931) có hiệu lực đã làm đơn giản hóa việc thanh toán quốc tế qua công cụ séc trên thế giới. Tuy nhiên Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã không tham gia công ước này. Hiện nay, các phương tiện thanh toán khác như debit card, credit card, đã dần thay thế séc. Tại Anh, séc được sử dụng lên đến đỉnh điểm vào năm 1990 khi có tới 11.000.000 séc được viết ra mỗi ngày; con số này vào năm 2009 chỉ còn 3.500.000. Xu hướng sử dụng séc cũng giảm mạnh, hiện nay giảm tới 40% so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2004-2009 việc sử dụng séc bảo lãnh giảm mạnh, lên tới 65%. Năm 2009, trong số 1.3 tỷ giao dịch chỉ có 7% tương đương với 88 triệu là loại séc bảo lãnh. Dự kiến Anh sẽ không còn sử dụng séc vào thời điểm tháng 10 năm 2018. Theo thống kê của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), các cuộc thanh toán bằng séc ở châu Âu ngày càng trở nên hiếm và được thay thế bằng thẻ tín dụng, trừ một số nước, trong đó có Pháp. Thống kê cho thấy, trong năm qua, tính trong toàn bộ Liên minh châu Âu, số lượng các cuộc giao dịch bằng séc đã giảm hơn 7,5%. Những cuộc giao dịch này gần như không còn tại Đức, Bỉ, 13
  14. Thụy Điển và các nước Đông Âu. Tại Pháp, những cuộc giao dịch trên chỉ còn hơn 19% trong khi tại đảo Síp là 27,4% và Malta (38,8%). Cũng theo thống kê của ECB, ngược lại với những cuộc thanh toán bằng séc, những cuộc giao dịch bằng thẻ tín dụng ở châu Âu đã tăng 6,8% trong năm 2009. Hiện tượng tương tự cũng diễn ra ở Mỹ. Theo một nghiên cứu của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ, phương thức thanh toán điện tử như thẻ tín dụng được ưa chuộng hơn nhiều so với sử dụng séc. Trong 3 năm 2006-2009, thanh toán không dùng tiền mặt tăng 4.6% /năm trong đó thanh toán điện tử năm 2009 nhiều hơn năm 2006 là 20 tỷ giao dịch, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 9.3%. Trong tổng số giao dịch không dùng tiền mặt, 35% thuộc về loại sử dụng debit card, hàng năm loại này tăng khoảng 12.8 tỷ giao dịch, tăng khoảng 14.8%/năm. Trong khi đó số giao dịch sử dụng séc giảm 6 tỷ, chiếm 7.2% trong thời kỳ đó. 2. Sử dụng séc ở Việt Nam: Có thể nói phương tiện thanh toán bằng séc đã xuất hiện ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, khi có sự xuất hiện của người Pháp ở Việt Nam, phát triển hơn vào những năm 1960. Tuy nhiên vào thời điểm đó, chỉ có những người có địa vị trong xã nội và một số tầng lớp thượng lưu mới được mở tài khoản tại ngân hàng và sử dụng séc. Những người dân bình thường chưa tiếp cận được với loại phương tiện thanh toán này. Sau này, với sự phát triển ngày càng nhanh của thương mại quốc tế, nhất là sau thời kỳ mở cửa kinh tế nước ta những năm 1990 và cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng, các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đã ngày càng được mở rộng, trong đó có séc. Tuy nhiện hầu hết đối tượng dùng séc vẫn là các pháp nhân, còn các cá nhân vẫn chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt. Hiện nay phương tiện thanh toán này ngày càng giảm. Tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiểm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt. Ở Việt Nam hiện nay, thanh toán bằng séc được điều chỉnh bằng luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005. Để hiểu được thực trạng này chúng ta sẽ xét một số khó khăn trong việc sử dụng séc tại Việt Nam hiện nay. + Thói quen của người Việt Nam từ trước tới nay là sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Do đó sẽ phức tạp hơn nếu một giao dịch phải thông qua ngân hàng. + Người Việt Nam ta không có thói quen mua sắm trong siêu thị, phần lớn nhu cầu mua bán của chúng ta được đáp ứng ở các chợ địa phương. Đi siêu thị không phải là thói quen hàng ngày của các bà nội trợ. Việc dùng séc chỉ phù hợp với một số bộ phận có thể dễ tiếp cận với các dịch vụ hiện đại, chủ yếu là ở thành phố trong khi đa số người dân ở nông thôn. + Dịch vụ ngân hàng lại mới phát triển ở Việt Nam mấy năm gần đây, chứ chưa có nền tảng từ đẩu bởi vậy việc phổ biến thói quen này còn phải mất thêm một thời gian dài nữa. + Nếu dùng séc thì phải có nhiều dịch vụ thanh toán bằng séc, cần đầu tư trang thiết bị trong khi đó nước ta còn khá thiếu thốn về trang thiết bị. + Bên cạnh đó, người bán hàng sợ tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Do vậy họ còn e ngại khi khách hàng sử dụng séc để thanh toán. + Hiện nay không có một quy định bắt buộc nào về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà chỉ là “động viên”, do đó không tạo điều kiện hình thành thói quen sử dụng séc. + Nói riêng với thanh toán quốc tế, ở Việt Nam thì đa số các ngân hàng cấp séc ở nước ngoài đều không có chi nhánh, vì vậy, cách duy nhất để lãnh tiền là nhờ dịch vụ truy thu hộ của các ngân hàng trong nước. Hiện có các ngân hàng như Ngoại Thương, Đông Á có hỗ trợ dịch vụ này. Vì thế khó khăn trong việ thanh toán. + Thời gian và quy trình nhận séc lâu. Để tờ séc tới Việt Nam và tới nhà thông thường phải chờ khoảng 2 - 3 tuần hoặc là hơn một tháng, chưa kể có thể bị thất lạc. Nếu người gửi có sử dụng 14
  15. hình thức gửi nhanh, bảo đảm (phí 25 USD) thì sẽ tới nhanh hơn, khoảng một tuần và không sợ bị thất lạc. Sau đó người hưởng thụ còn phải chờ khoảng 1 tháng mới có thể nhận được tiền từ ngân hàng nhờ thu. Do đó quãng thời gian để nhận tiền từ nước ngoài là khoảng 6-10 tuần. + Một phiền phức không nhỏ khi sử dụng séc ở Việt Nam đó là nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhưng hiện tại, NHNN chưa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc. Mỗi ngày tại NHNN chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ (vào lúc 10 giờ sáng và 15 giờ) và việc kiểm tra séc ở ngân hàng nhà nước vẫn chủ yếu là thủ công. c. Kết luận: Xu hướng của thế giới hiện nay lại hạn chế sử dụng séc, thay vào đó là các công cụ phương thức thanh toán điện tử, nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện hơn so với sử dụng séc. Hiện nay, nước ta cũng đang phát triển các loại thẻ ATM. Do đó séc cũng không được chú trọng phát triển trong thời điểm hiện tại. 15