Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 1: Cơ sở hình thành của hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 1: Cơ sở hình thành của hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thanh_toan_quoc_te_trong_ngoai_thuong_chu_de_1_co_so_hinh_th.doc
- Cơ sở hình thành HĐTM và TTQT.ppt
Nội dung text: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương - Chủ đề 1: Cơ sở hình thành của hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế
- Chủ đề 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ I.MỞ ĐẦU Lịch sử phát triển kinh tế thế giới đã khẳng định một đất nước muốn phát triển một cách bền vững và nhanh chóng thì ngoài việc khai thác tối đa tiềm năng trong nước, còn phải biết tận dụng “tinh hoa” của nhân loại về khoa học kỹ thuật, về kinh tế, phát huy lợi thế của kinh tế trong nước thông qua xuất nhập khẩu. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra với tốc độ rất mạnh mẽ khiến cho các quốc gia trong khu vực và trên thế giới luôn vận động trong một mối tương quan chặt chẽ. Không một quốc gia nào muốn phát triển mà lại cho phép mình đứng ngoài “cuộc chơi” chung này. Trên phạm vi toàn cầu, sự hợp tác và tham gia phân công lao động quốc tế đang phát triển mạnh mẽ không những làm khối lượng hàng hoá dịch vụ tăng lên mà còn làm cho sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các nước phát triển. Theo đà phát triển đó, sự liên hệ kinh tế giữa các nước ngày càng mật thiết và dần dần hình thành nên một thị trường thế giới thống nhất. Những mối quan hệ thường xuyên này giữa các nước đã làm phát sinh những quyền lợi và nghĩa vụ trong quan hệ thương mại và tiền tệ của nước này đối với nước khác, do đó tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của thanh toán quốc tế. 1. Khái niệm Thanh toán quốc tế Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ quan biên giới quốc gia hoặc lãnh thổ. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP. Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trong kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thế kỷ gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá". Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế đã ra đời từ lâu, nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán, đầu tư quốc tế và chuyển tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán qua ngân hàng cũng tăng theo. Việc thanh toán qua 1
- ngân hàng làm gia tăng việc sử dụng đồng tiền của các nước để chi trả lẫn nhau. Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. Trong đó: • Thanh toán phi mậu dịch: việc thực hiện thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại, như chi trả chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài; các nguồn tiền, quà biếu, trợ cấp của cá nhân ở nước ngoài cho cá nhân ở trong nước; của tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đòan thể trong nước • Thanh toán mậu dịch: việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và cung ứng các dịch vụ thương mại cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế. Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngọai thương. 2. Đặc điểm của thanh toán quốc tế Từ định nghĩa trên đây, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm của thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phục vụ các giao dịch thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế thông qua mạng lưới ngân hàng thế giới. Thanh toán quốc tế khác với thanh toán trong nước là ở đây nó liên quan đến việc trao đổi tiền của quốc gia này lấy tiền của quốc gia k hác. Vì vậy khi ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương các bên phải thỏa thuận với nhau lấy đồng tiền của nước nào là tiền tệ tính toán và thanh toán trong hợp đồng, đồng thời phải tính toán thận trọng để lựa chọn các biện pháp phòng chống rủi ro khi tỷ giá hối đoái biến động. Tiền tệ trong thanh toán quốc tế thường không phải là tiền mặt mà nó tồn tại dưới hình thức phương tiện thanh toán như thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, hối phiếu, kỳ phiếu và séc ghi bằng ngoại tệ. Thanh toán giữa các nước đều được tiến hành thông qua ngân hàng và không dùng tiền mặt, nếu có thì chỉ trong những trường hợp riêng biệt. Do vậy thanh toán quốc tế về bản chất chính là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Chúng được hình thành và phát triển trên cơ sở các hợp đồng ngoại thương và các trao đổi tiền tệ quốc tế. 2
- Thanh toán quốc tế được thực hiện dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, đồng thời nó cũng bị chi phối bởi luật pháp của các quốc gia, bởi các chính sách kinh tế, chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong thanh toán. 3. Vai trò của TTQT Đối với nền kinh tế Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. Một quốc gia không thể phát triển với chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi thế so sánh, kết hợp giữa sức mạnh trong nước với môi trường kinh tế quốc tế. trong bối cảnh hiện nay khi các quốc gia đều đặt kinh tế đối ngoại lên hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước thì vai trò hoạt động của TTQT ngày càng được khẳng định TTQT là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam Đối với khách hàng Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ. Qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng. 3
- Đối với bản thân ngân hàng TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng. Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng Tóm lại, có thể khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động TTQT của NHTM đối với khách hàng, nền kinh tế và bản thân ngân hàng qua những ý sau: • Bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể • Thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp • Thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ như du lịch, hợp tác quốc tế • Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác • Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế 4
- 4. Những nội dung chính trong TTQT Văn bản quy phạm pháp luật Incoterms ( International commerce terms) được phòng TMQT (CCI) soạn ra năm 1936 nhằm mục đích giảm bớt những khó khăn trong việc hiểu những quy định của các nước. Đây là quy định quốc tế giải thích các điều kiện thương mại để tìm cách giải quyết những vấn đề còn tồn tại do bất đồng giữa luật địa phương và những điều cốt yếu trong ngoại thương gây ra, cũng để quy chuẩn nhiều cách hiểu khác nhau trong một thuật ngữ. Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích là khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bộ quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bộ quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên toàn thế giới. Chứng từ TTQT Chứng từ TTQT đóng vai trò là cơ sở đảm bảo cho hợp đồng TTQT diễn ra được suôn sẻ. Phương thức thanh toán được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế là thanh toán theo thư tín dụng (Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ). Đây là hoạt động thanh toán được diễn ra khá phổ biến. Có 2 loại chứng từ TTQT: o Chứng từ tài chính: hối phiếu, séc, thẻ o Chứng từ thương mại: vận tải, hàng hóa, bảo hiểm Các phương tiện TTQT Các phương tiện lưu thông tín dụng (Hối phiếu, kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán ) dung làm phương tiện thanh toán quốc tế được hình thành trên cơ sở của sự phát triển của tín dụng thương mại, của tín dụng ngân hàng. Phương tiện lưu thông này được hình thành trên cơ sở của các hợp đồng mua bán hàng hóa và các nghiệp vụ Ngân hàng. Để tiến hành các nghiệp vụ TTQT được thuận tiện, có hiệu quả các bên tham gia thanh toán phải lựa chọn, và sử dụng một trong những phương tiện thanh toán Séc, Hối phiếu hay kỳ phiếu được tạo ra. Thương phiếu là công cụ thanh toán quốc tế thông dụng, gồm 2 loại Hối phiếu và kỳ phiếu. Các điều kiện TTQT 5
- Trong nghiệp vụ quốc tế của ngân hàng thương mại, TTQT đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó chính là cầu nối giữa các thành viên tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Thông thường trong quan hệ TTQT, các bên đều quan tâm đến lợi ích của mình, chính điều này các bên tham gia thanh toán cần thiết phải thỏa thuận với nhau các vấn đề cụ thể liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của chính bản thân mình khi thực thi hợp đồng, quy tụ lại nó chính là các điều kiện được gọi điều kiện TTQT. Những điều kiện này được thể hiện trong các điều khoản thanh toán của hiệp định thương mại, các hiệp định trả tiền ký kết giữa các nước, các hợp đồng mua bán ngoại thương ký kết giữa người mua và người bán. Những điều kiện này bao gồm: Điều kiện về tiền tệ Điều kiện về địa điểm Điều kiện về thời gian thanh toán Điều kiện về phương thức thanh toán. Trong các hợp đồng thương mại giữa các nước được ký kết với nhau, các bên tham gia cần thiết phải nghiên cứu thật kỹ các điều kiện thanh toán có thể vận dụng được một cách tốt nhất trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán ngoại thuwowgn nhằm đạt được mục tiêu hàng hóa xuất – nhập khẩu phục vụ cho phát triển tăng trưởng kinh tế đất nước, giá trị hàng hóa đúng như giá trị tiền tệ trao đổi, thực hiện đúng thời hạn, đủ khối lượng như các thỏa thuận đã ký kết. Các phương thức TTQT Có 4 phương thức: Phương thức chuyển tiền Phương thức nhờ thu Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) Phương thức ghi sổ II. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỦA HOẠT ĐỘNG TM&TTQT: 1. Cơ sở hình thành của hoạt động thương mại quốc tế (TMQT) Cơ sở thực tiễn: Trên thực tế, các quốc gia trên thế giới có sự phụ thuộc lẫn về nhau về kinh tế. Muốn nền kinh tế tăng trưởng cao, một quốc gia phải có quan hệ thương mại với các quốc gia khác trên thế giới. Cụ thể hơn, thương mại quốc tế hình thành trên hai cơ sở chính sau đây: 6
- Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất của các quốc gia. Một quốc gia không thể tự sản xuất và cung cấp đầy đủ, toàn bộ những thứ mình cần do những hạn chế và khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý, khí hậu, môi trường), điều kiện sản xuất (trình độ phát triển khoa học, kỹ thuật, nguồn nhân lực). Sự đa dạng hóa về nhu cầu, giá cả và sở thích. Chính sự đa dạng hóa về nhu cầu đã thúc đẩy việc hình thành thương mại quốc tế. Một nước sẽ nhập khẩu những sản phẩm mà họ chưa sản xuất được hoặc có thể sản xuất được nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân hay là sản xuất được nhưng có chi phí quá lớn so với hàng ngoại cùng kiểu cách, chất lượng, đồng thời xuất khẩu những sản phẩm mà họ có ưu thế về nguồn lực. Nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia được hình thành một cách tự nhiên do sự thiếu hụt (hoặc dư thừa). Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển một cách thuận lợi, các quốc gia sẽ phải tiến hành trao đổi kinh tế và thương mại với nhau trên nguyên tắc mang cái mình có lợi thế trao đổi lấy cái mình chưa có lợi thế với các nước khác. Đây chính là cơ sở chung nhất để hình thành thương mại quốc tế. Cơ sở lý luận: Thương mại quốc tế được hình thành trên cơ sở lý luận bắt nguồn từ chủ nghĩa trọng thương, sau đó tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế (Adam Smith và David Ricardo), lý thuyết về chi phí cơ hội vận dụng vào lĩnh vực thương mại quốc tế, lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế, các lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế. Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào thời kỳ quá độ mà nền kinh tế phong kiến bước vào thời kỳ suy đồi và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành. Nó ra đời phản ảnh những quan điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản vào thời kỳ đầu tư bản và được phát triển rộng rãi ở các nước Tây Âu. Chủ nghĩa trọng thương đưa ra quan điểm sự giàu có không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị tiền. Vào thời gian đó, vàng và bạc được sử dụng với tư cách là tiền tệ và do đó, một quốc gia được coi là hùng mạnh và giàu có hơn nếu như có được càng nhiều vàng bạc. Mục đích hoạt động của kinh tế là lợi nhuận. Học thuyết kinh tế trọng thương cho rằng lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông đem lại, nó là kết quả của việc mua ít bán nhiều, mua rẻ bán đắt mà có. Tức là tích lũy tiền tệ, của cải phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại thương. Các nhà kinh tế trọng thương cho rằng: nội thương là hệ thống ống dẫn. ngoại 7
- thương là hệ thống máy bơm; muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương. Các học giả của chủ nghĩa trọng thương lập luận rằng xuất khẩu kích thích sản xuất trong nước đồng thời dẫn đến dòng kim loại quý đổ vào bổ sung cho kho của cải của quốc gia đó. Ngược lại nhập khẩu là gánh nặng cho quốc gia vì làm giảm nhu cầu đối với hàng sản xuất trong nước, và hơn nữa dẫn đến sự thất thoát của cải của quốc gia đó do phải dùng vàng bạc chi trả cho nước ngoài. Do vậy, chính sách kinh tế được thiết kế hướng tới mục tiêu xuất siêu. Họ bảo vệ chính sách bảo hộ nhằm khuyến khích xuất khẩu (thông qua trợ giá) và cản trở nhập khẩu (dựa vào thuế quan). Xuất phát từ chỗ coi nguồn gốc của của cải được sinh ra trong lưu thông và luận điểm về ngoại thương phải thực hiện được xuất siêu của mình, chủ nghĩa trọng thương chủ trương xuất siêu với các mức độ khác nhau giữa các khuynh hướng của các quốc gia trong các thời kỳ khác nhau. Để thực hiện xuất siêu thì phải phát triển công nghiệp. Nhập khẩu có thể giảm nếu từ bỏ việc tiêu dùng quá mức hàng nước ngoài. Chỉ nên nhập khẩu những hàng hóa mà trong nước không sản xuất được hay sản xuất được nhưng có chi phí quá lớn so với hàng ngoại cùng kiểu cách, chất lượng. Xuất khẩu phải chú ý đến những mặt hàng dư thừa trong nước và nhu cầu của nước quan hệ trong hoạt động thương mại quốc tế. Như vậy, chủ nghĩa trọng thương đã phá mạnh hệ tư tưởng kinh tế phong kiến, giúp mọi người thoát khỏi việc giải quyết các vấn đề kinh tế bằng các giáo lý đạo đức, các lý thuyết tôn giáo thần học. Mặc dù chủ nghĩa trọng thương còn có những hạn chế khó tránh được do điều kiện lịch sử khách quan cũng như chủ quan nhưng chủ nghĩa trọng thương đã tạo được những tiền đề lý luận kinh tế - xã hội đầu tiên cho thương mại quốc tế. Hiện nay, những nghiên cứu về chủ nghĩa trọng thương vẫn còn ý nghĩa lý luận và thực tiễn với chúng ta về nhiều vấn đề, ví dụ vấn đề tích lũy vốn, kêu gọi đầu tư từ nước ngoài, vai trò của ngoại thương trong thời kỳ mở cửa hội nhập thế giới, vấn đề bảo hộ mậu dịch, bảo vệ sản xuất trong nước. 2. Cơ sở hình thành của hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT) Cơ sở hình thành hoạt động TTQT Trên cơ sở hình thành hoạt động thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế ra đời là một xu thế tất yếu khách quan. Trong quá trình hoạt động, các mối quan hệ thương mại cần thiết phải chi tiêu, liên quan đến tài chính. Kết thúc từng kỳ, từng niên hạn, tất cả các quan hệ quốc tế phải được đánh giá kết quả hoạt động, do đó liên quan mật thiết đến công tác thanh toán. Do vậy, thanh toán quốc tế 8
- phát sinh trên cơ sở hoạt động thương mại quốc tế, là khâu cuối cùng của quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Trước thế kỷ X, các nhà buôn thường đi bán rong. Họ bán, thu tiền hàng hóa của mình ngay lập tức, tại chỗ và tái đầu tư những gì bán được để tăng vốn của mình. Từ thế kỷ XI tới thế kỷ XIII, sự xáo trộn do đạo Thiên chúa gây ra đã hình thành nên một hình thức mới. Việc mở rộng truyền đạo đã tạo ra sự giao thoa, trao đổi giữa phương Đông và phương Tây cho phép phát triển các thành phố thương mại như Venigiơ, Genoa Việc lưu thông tiền tệ trở nên cần thiết và ban đầu chịu sự điều chỉnh của Giới Nhà thờ và những thương nhân thành Vơnigiơ. Các chuyến tàu thông thương với phương Đông luôn đầy ắp hàng, những hàng hóa mới đem bán ngày càng tăng. Việc trao đổi hàng hóa phải tuân thủ những quy tắc nhất định sau: o Nhà tài trợ gửi kim loại quý của mình cho người đi biển để mua hàng hóa ở những nơi xa xôi. Anh ta sẽ mất hết nếu tàu bị đắm, ngược lại nếu chuyến tàu an toàn trở về thì lợi nhuận thu được sẽ chia cho người tài trợ và người đi biển. o Số tiền đi vay sẽ không được đền bù nếu hàng hóa bị mất trên đường do đắm tàu hoặc do cướp biển. Nếu còn lại một vài hàng hóa, giá trị hàng bị mất sẽ bị trừ đi. o Người đi biển mạo hiểm cả mạng sống và tự do của họ bởi mỗi chuyến đi luôn tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định. Họ tìm cách mang về khối lượng hàng hoặc số tiền lớn nhất. Điều đó cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận. Hệ thống này đơn giản và thực dụng để tạo ra một tổ chức thu lợi nhuận hoặc một cá nhân tạo ra một hãng buôn sơ khai và đơn giản nhằm mục đích tránh những cấm đoán mang tính tôn giáo. Vai trò của thương nhân nói chung bắt đầu thay đổi. Họ giữ vai trò trung tâm trong các thương vụ, chịu trách nhiệm nhiều hơn nhưng đi biển ít hơn. Đây là những bước tiến đầu tiên trong quá trình hình thành hoạt động thanh toán quốc tế. Lịch sử phát triển của hoạt động TTQT Các nhà buôn o Trong lịch sử , hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế xuất phát từ việc các nhà buôn mang hàng hóa của mình đi trao đổi, buôn bán sang các nước khác. Họ thu tiền từ các hàng hóa này ngay lập tức và tại chỗ. Tuy nhiên, việc làm này khá bất tiện do khoảng cách địa lý và chứa đựng rất nhiều rủi ro như cướp bóc, thiên tai Theo đó, họ nghĩ đến phương thức thanh toán đơn giản, nhanh gọn hơn bằng cách sử dụng những tấm vé viết tay được coi như những lời hứa thanh toán vào một ngày nhất định. Họ gọi những tấm vé như vậy là “Shaks”, 9
- chúng được xác định bởi các con dấu, triện . Tùy thuộc vào uy tín và tầm quan trọng của mình, họ có thể sử dụng những tấm vé này để thanh toán ở các quốc gia nhỏ hay lớn. o Nhanh chóng hình thức thanh toán quốc tế chuyển dần sang hệ thống thư tín dụng vô cùng hữu ích. Trong cùng một hoạt động tài trợ có một người phát hành, viết hay soạn thảo ra thư tín dụng và một người thanh toán ở một thành phố khác sẽ nhận được lá thư này và có trách nhiệm trừ một khoản tiền được ghi trên thư vào một ngày định trước. o Trong cuộc họp hội đồng La mã năm 1215, giáo hoàng III đã công bố về khoản tiền hợp pháp mà một thương nhân có thể dùng chỉ với mục đích thu lợi. Việc không tuân thủ các điều cấm sẽ do cộng đồng giáo dân xử phạt đã giải phóng các hoạt động của những người cho vay. Điều này có nghĩa là tạo điều kiện cho các tổ chức chuyên hoạt động tài trợ ra đời. Trong hoàn cảnh đó, khoảng thế kỷ XV, một hình thức kinh doanh mới của cộng đồng được hình thành: Các trung gian tài chính (Ngân hàng) liên kết những người cung cấp muốn có một khoản trả trước khi hàng xuất xưởng và những người mua không đồng ý trả tiền khi chưa nhận hàng. Trung gian tài chính o Khi các mối quan hệ kinh tế, chính trị thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ và kết quả là hình thành nên các khoản thu và chi tiền tệ quốc tế giữa các đối tác ở các nước khác nhau. Các mối quan hệ tiền tệ này ngày một phong phú, đa dạng với quy mô ngày càng lớn. Chúng góp phần tạo nên tình trạng tài chính của mỗi nước, có thể ở trạng thái bội thu hay bội chi. Trong các mối quan hệ quốc tế, các đối tác ở các nước khác nhau, do vậy có sự khác nhau về ngôn ngữ, cách xa nhau về địa lý nên việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp với nhau mà phải thông qua các tổ chức trung gian, đó chính là các ngân hàng thương mại cùng với mạng lưới hoạt động khắp nơi trên thế giới. o Trung gian tài chính là một tổ chức nhận tài trợ từ các nhà đầu tư, có chức năng cho vay vốn và có nhiệm vụ phải làm cho vốn đó sinh lời. o Mạng lưới chịu trách nhiệm này được thành lập ở rất nhiều nước. Chủ ngân hàng giữ vài trò ngày càng quan trọng trong hội động thành phố hoặc chính phủ, được giới thiệu như nhân vật trung tâm và hiểu rõ một cách hoàn hảo về thế giới kinh doanh. o Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế còn có sự tham gia của nhiều chủ thể: ngoài ngân hàng còn có các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, công ty bảo hiểm, công ty môi giới, các trung gian tài chính khác Cùng với đó là sự ứng dụng rộng khắp các phương tiện và phương thức thanh toán quốc tế để hoạt động TM và TTQT diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ, thuận tiện nhất. 10
- III. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TM&TTQT Ở VN 1. Các giai đoạn hình thành TMQT ở VN Giai đoạn thăm dò hội nhập (1988-1991): Đặc điểm của giai đoạn này là việc Việt Nam thực hiện đổi mới, tăng cường thương mại với các nước bên ngoài khối SEV ( Hội đồng Tương trợ kinh tế). Trong giai đoạn này, Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa không rõ ràng có xu hướng thay thế nhập khẩu và tháo dỡ dần các hạn chế xuất khẩu. Chính sách xuất nhập khẩu và các quy định về thương mại thông thoáng hơn, theo đó các doanh nghiệp tư nhân được trực tiếp tham gia vào TMQT năm 1991. Tuy nhiên, trong giai đoạn này hoạt động TMQT vẫn còn nhiều bất cập, một số mặt hàng bị hạn chế xuất khẩu. Giai đoạn khởi động hội nhập (1992-2000) Giai đoạn này Việt Nam tích cực đàm phán, ký kết các hiệp định đa phương, tạo điều kiện cho hoạt động TMQT ở Việt Nam phát triển. Việt Nam tham gia hiệp định khung với liên minh châu Âu, trở thành quan sát viên của GATT (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch), đàm phán gia nhập WTO, tham gia sáng lập diễn đàn Á-Âu, trở thành thành viên chính thức của APEC, ASEAN, bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ và ký hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ. Trong giai đoạn này, các chính sách TMQT không có nhiều thay đổi so với giai đoạn trước.Việt Nam muốn hướng vào thay thế nhập khẩu, vừa muốn hướng vào xuất khẩu. Xu hướng hướng vào xuất khẩu được ưu tiên hơn, thể hiện ở việc thông thoáng các thủ tục xuất khẩu, ví dụ như dỡ bỏ quyền kiểm soát buôn bán gạo vào năm 1997, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp FDI. Từ năm 1998, các DN FDI được xuất khẩu những hàng hóa không có trong giấy phép đầu tư. Năm 1993, chính phủ cho phép nợ thuế đầu vào xuất khẩu. Giai đoạn tăng cường hội nhập (2001 đến nay) Từ năm 2001 đến nay, hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế ở Việt Nam phát triển ngày càng nhanh và có chất lượng. Trong giai đoạn này, Việt Nam đặc biệt chú trọng đến xuất khẩu, đề ra nhiều chính sách đẩy mạnh xuất khẩu như cho phép xuất khẩu không hạn chế theo ngành nghề ghi trong giấy phép kinh doanh năm 2001, ban hành mục biểu thuế hàng năm, ban hành quy trình xét miễn giảm, hoàn thuế XK và NK năm 2005. 2. Đánh giá hoạt động TM&TTQT ở Việt Nam Ưu điểm 11
- Tốc độ tăng trưởng cao. Quy mô của kim ngạch xuất nhập khẩu tăng: năm 1998 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên đạt 1 tỷ USD năm 2000 chỉ tiêu này hơn 14 tỷ, năm 2006 là 36 tỉ USD, năm 2008: 62,9 tỷ USD, năm 2009: 56,6 tỷ USD Xu hướng tự do hóa thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, VN đã chuyển từ đơn thị trường sang đa thị trường. Trước năm 1986 thị trường chủ yếu của Việt Nam là Liên Xô và các nước Đông Âu. Đến nay Vn đã quan hệ buôn bán với 165 QG trên thế giới, ký kết nhiều hiệp định song phương và đa phương. VN không chỉ chú trọng xuất khẩu sang một số thị trường lớn như EU, Mỹ mà còn có mối quan hệ với ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản Hoạt động thương mại quốc tế ngày càng được nâng cao hiệu quả hoạt động, Việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa nền kinh tế sang cơ chế thị trường phát huy quyền làm chủ của DN, chuyển dần từ NK sang XK, thay đổi nhiều cơ chế XNK đặc biệt ưu tiên XK. Nhờ đó đã kích thích sự hoạt động TMQT ở VN. Ngoài ra cũng dần dần hoàn thiện các thương mại quốc tế như thuế quan, tạo cơ sở để nâng cao các hoạt động TMQT. Hiệu quả hđ của TMQT còn được thể hiện ở sự khẳng định vị thế của nhiều mặt hàng VN trên thị trường thế giới: dầu thô, gạo, thủy sản, giầy dép, dệt may Nhược điểm: Bên cạnh các ưu điểm kể trên, TMQT còn tồn tại những hạn chế. Đó là quy mô XNK còn quá nhỏ bé so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Cơ cấu của mặt hang xuất nhập khẩu Vn còn trong tình trạng lạc hậu, chật lượng thấp, mặt hàng manh mún, sức cạnh tranh yếu ( gần 40 % kim ngạch xuất khẩu là hàng nông lâm thủy sản, 30% là khoáng sản, 20 % là hàng gia công). Tỷ lệ này cho thấy hàng xuật khẩu của VN chủ yếu là hàng nguyên liệu, hàm lượng khoa học công nghệ thấp. do đó chịu nhiều thua thiệt trong buôn bán quốc tế. Thị trường VN còn nhiều bấp bênh, chủ yếu là thị trường của các nước trong khu vực và các thị trường trung gian, còn thiếu hợp đồng lớn và dài hạn. Công tác quản lý hoạt động XNK còn thiếu đồng bộ và nhất quán, khi thì cứng nhắc khi thì thủ tục rườm rà, khi lại buông lỏng rễ rãi. Trong hoạt động XNK nhiều DN VN chưa giữ được chữ tín với bạn hàng quốc tế, khi giao hàng không đúng chất lượng gây hậu quả nghiêm trọng, trình độ nghiệp vụ ngoại thương của nhiều cán bộ còn yếu kém. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại đang là vấn để “quốc nạn” cần sớm được giải quyết có hiệu quả uc 12
- Tuy cơ chế chính sách đang được đổi mới theo hướng nới lỏng sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực buôn bán quốc tế, nhưng hiện tại cơ chế, chính sách cũng như việc tổ chức thực thi lại đang bộc lộ không ít bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục tháo gỡ, Ví dụ: các văn bản hướng dẫn còn thiếu, không kịp thời, chỉ đạo thực hiện quá chung chung, thiếu cụ thể, Điều đó làm cản trở gây thiệt hại không nhỏ cho cả Nhà nước và các nhà kinh doanh trong và ngoài nước. 3. Thực trạng hoạt động TTQT ở Việt Nam Khi công cuộc đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa bắt đầu thực hiện vào năm 1986, hoạt động TMQT của VN ngày càng phát triển, đòi hỏi phải thúc đẩy nghiệp vụ TTQT qua hệ thống ngân hàng phát triển theo. Nhìn chung các ngân hàng đều có những tiến bộ vượt bậc trong TTQT. Hầu hết các NH đều áp dụng các phương thức TTQT truyền thống và họ có đủ điều kiện để thực hiện các phương thức ấy một cách an toàn. Tuy nhiên ở phương thức thanh toán phổ biến nhất là L/C thì các NH của VN lại bộc lộ nhiều hạn chế. Họ vẫn chưa đủ tầm để cạnh tranh với các NH trên thế giới trong việc được chọn để phát hành L/C vì chưa có NHVN nào được xếp hạng theo tiêu chuẩn quốc tế. Một số L/C phát hành với giá trị lớn thông qua các NH trong nước đều bị yêu cầu chứng nhận bởi 1 NH có uy tín trên thế giới. Mang lưới các NH của VN ở nước ngoài hầu như chưa có hoặc chưa đủ lực để có thể giúp việc giao dịch vói nước ngoài trở nên thuận tiện hơn. Hầu hết các NH trong nước đều phải thông qua việc thiệt lập quan hệ đại lý để giao dịch. Ngoài dịch vụ thanh toán theo L/C và chuyển tiển thì nhờ thu XNK cũng khá phổ biến do nó hạn chế được những bất cập của L/C. Hiện nay nhiều NH của VN cung cấp dich vụ này như HSBC, VIB, Lienvietbank Những năm trở lại đây, các phương tiện TTQT đã trở nên phổ biến hơn với các doanh nghiệp của Việt Nam. Thẻ thanh toán chủ yếu được sử dụng là credit card và debit card. Tại Việt Nam, có 15 ngân hàng quốc tế, dẫn đầu là Vietcombank, ACB, Techcombank, Sacombank, Eximbank Cuối năm 2009, Vietcombank đã phát hành loại thẻ trả trước (Prepaid Card) mang thương hiệu Visa. Đây là một sản phẩm thẻ mới của ngân hàng Vietcombank được phát hành dưới nhiều hình thức như thẻ trả lương, thẻ du lịch, thẻ quà tặng định danh hoặc không định danh, thẻ liên kết với doanh nghiệp. Chủ thẻ có thể nạp tiền vào thẻ trả trước bằng các kênh: tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán thẻ Ở nhiều quốc gia trên thế giới, việc thanh toán bằng séc khi mua hàng đã trở nên rất phổ biến với người dân. Ở Việt Nam, hoạt động thanh toán bằng séc mới chỉ được áp dụng trong TTQT, tuy nhiên vẫn còn chưa phổ biến và bộc lộ nhiều hạn chế. Ví dụ, séc du lịch là một loại séc quốc tế đã được chấp nhận ở hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay, một số ngân hàng Việt Nam chấp nhận séc du lịch như một loại ngoại tệ để thanh toán cho khách du lịch nước 13
- ngoài đến VN. Nhưng tại nhiều điểm du lịch, khách hàng là người nước ngoài vẫn không thể thanh toán bằng séc hoặc tỷ giá trao đổi giữa ngoại tệ ghi trên séc và VND thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Điều này không chỉ gây khó khăn cho khách du lịch mà còn hạn chế sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói riêng cũng như hoạt động TMQT nói chung. Hối phiếu cùng với thẻ thanh toán ở VN là những phương tiện TTQT phổ biến trong hoạt động thanh toán của các doanh nghiệp, xí nghiệp do ở VN hầu hết các ngân hàng đều có nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu và đã áp dụng khá tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. IV. KẾT LUẬN Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế ngày càng khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của mình, trong đó thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. Sự ra đời của hoạt động thương mại quốc tế và hệ thống thanh toán quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan phù hợp với các quy luật kinh tế và thực tiễn thời đại. Chính vì vậy, hình thành từ rất lâu, hoạt động TM&TTQT ngày càng phát triển, chuyên nghiệp và hoàn thiện hơn cho đến ngày nay. Thế giới ngày càng có khuynh hướng tiến tới sự hội nhập đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Thực hiện tốt hoạt động này, chúng ta không những đưa nền kinh tế nước nhà lên một tầm cao mới, khẳng định vị thế trên trường quốc tế mà còn góp phần không nhỏ trong việc xây dựng một nền kinh tế thế giới vững chắc 14
- Chủ đề 2 HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 1. Khái niệm: Hợp đồng ngoại thương là sự thoả thuận giữa các bên mua và bán ở các nước khác nhau, trong đó quy định bên bán có nghĩa vụ cung cấp hàng hoá, giao chứng từ sở hữu hàng hoá và chứng từ liên quan đến hàng hoá, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Hợp đồng ngoại thương có rất nhiều loại, chẳng hạn như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ, hợp đồng chuyển giao công nghệ 2. Đặc điểm: Chủ thể: chủ thể của HĐNT là các bên, người bán và người mua, có trụ sở thương mại đặt ở các nước khác nhau. Đối tượng: đối tượng của HĐNT là hàng hóa quốc tế, dịch vụ, công nghệ Đồng tiền thanh toán: Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Ví dụ: hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua Hà Lan, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Hà Lan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong cộng đồng châu Âu sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung. Ngôn ngữ: HĐNT thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài, trong đó phần lớn là được ký bằng tiếng Anh. Điều này đòi hỏi các bên phải giỏi ngoại ngữ. Cơ quan giải quyết tranh chấp: tranh chấp phát sinh từ việc giao kết và thực hiện HĐNT có thể là toà án hoặc trọng tài nước ngoài. Và một lần nữa, vấn đề ngoại ngữ lại được đặt ra nếu muốn chủ động tranh tụng tại tòa án hoặc trọng tài nước ngoài. Luật điều chỉnh hợp đồng (luật áp dụng cho hợp đồng): luật áp dụng cho HĐNT mang tính chất đa dạng và phức tạp. Điều này có nghĩa là HĐNT có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của luật pháp nước đó mà cả của luật nước ngoài (luật nước người bán, luật nước người mua hoặc luật của bất kỳ một nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế hoặc cả án lệ (tiền lệ pháp) để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. 3. Phân loại HĐNT: Xét về thời gian thực hiện hợp đồng Hợp đồng ngắn hạn thường được kí kết trong một thời gian tương đối ngắn, và sau khi 2 bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lí giữa 2 bên về hợp đồng đó cũng kết thúc Hợp đồng dài hạn có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành làm nhiều lần. 15
- Xét về nội dung quan hệ kinh doanh trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Hợp đồng xuất khẩu: là hợp đồng bán hàng cho nước ngoài nhằm thực hiện việc chuyển giao hàng hóa đó ra nước ngoài, đồng thời di chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó sang tay người mua Hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng mua hàng của nước ngoài để đưa hàng hóa đó vào nước mình nhằm phục vụ cho sản xuất, chế biến, tiêu dùng trong nước Hợp đồng tạm nhập, tái xuất: là hợp đồng xuất khẩu những hàng hóa mà trước kia đã tạm nhập từ nước ngoài không qua tái chế biến hay sản xuất gì ở trong nước mình Hợp đồng tạm xuất tái nhập : là hợp đồng mua nhưng hàng hóa đó nước mình sản xuất mà trước kia đã bán ra nước ngoài, chưa qua chế biến gì ở nước ngoài. Việc tái nhập khẩu không có ý nghĩa lớn trong ngoại thương của các nước. Hợp đồng chuyển khẩu: là hợp đồng mua hàng từ một nước để bán để bán sang một nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào va thủ tục xuất khẩu ra khỏi nước chuyển khẩu. Xét về hình thức hợp đồng, có các loại sau: Hình thức văn bản Hình thức miệng Hình thức mặc nhiên Công ước Viên 1980 cho phép các nước thành viên sử dụng tất cả các hình thức trên. Nhưng so với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dạng văn bản có ưu điểm hơn cả : an toàn hơn, toàn diện hơn, rõ ràng hơn, dễ kiểm tra hơn Vì thế các nước XHCN quy định: hợp đồng phải được kí kết dưới các hình thức văn bản. Ở nước ta hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc đối với tất cả các đơn vị xuất nhập khẩu của ta trong quan hệ với nước ngoài. 4. Hình thức hợp đồng ngoại thương Khi nói đến hình thức của hợp đồng ngoại thương thường có hai quan điểm: Quan điểm thứ nhất: hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể được ký kết bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi hay bằng bất kỳ hình thức nào khác do các bên tự do thoả thuận. Các nước theo quan điểm này hầu hết là các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, như Anh, Pháp, Mỹ Quan điểm thứ hai: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được ký kết dưới hình thức văn bản. Những nước nêu ra quan điểm này là một số nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam. Điều 27 khoản 2 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị pháp lý tương đương”. Các hình thức có giá trị pháp lý tương đương ở đây bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (điều 3 khoản 15 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005). Sự bất đồng quan điểm này làm cho Công ước Viên năm 1980 về Hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá phải lựa chọn sự dung hòa bằng cách đưa vào Công ước những quy định theo hướng công nhận cả hai điều khoản liên quan đến hình thức của hợp đồng. Điều 11 của Công ước quy định rằng hợp đồng mua bán quốc tế hàng hoá có thể được ký kết bằng lời nói và 16
- không cần thiết phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào khác về mặt hình thức của hợp đồng. Còn điều 96 thì lại cho phép các quốc gia bảo lưu, không áp dụng điều 11 trên nếu luật pháp của quốc gia đó quy định hình thức văn bản là bắt buộc đối với hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Điều này có nghĩa là, nếu Việt Nam tham gia vào Công ước thì Việt Nam được quyền bảo lưu không áp dụng điều 11 của Công ước vì pháp luật Việt Nam quy định hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được ký kết bằng văn bản. Lời khuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam là mọi hợp đồng mua bán ký với các đối tác nước ngoài phải được lập bằng văn bản. Ký bằng văn bản sẽ giúp các bên có được bằng chứng đầy đủ khi phải ra tranh tụng trong trường hợp có tranh chấp phát sinh. Ký bằng văn bản sẽ tạo điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng có hiệu quả hơn. Ngoài ra, ký hợp đồng bằng văn bản cũng tỏ rõ nhiều ưu thế hơn so với hình thức phi văn bản (xem bảng 1). Bảng : So sánh lợi ích của hình thức văn bản và hình thức miệng Bên cạnh đó, khi nói đến hình thức hợp đồng mua bán ngoại thương, cũng cần lưu ý đến cái gọi là: “hình thức có giá trị pháp lý tương đương văn bản” như điều 3 khoản 15 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định. Thực chất điều này là nói về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký dưới dạng hợp đồng điện tử. Điều 33 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 quy định: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu”. Nói cách khác, hợp đồng điện tử là hợp đồng được ký kết thông qua các phương tiện điện tử như thư điện tử, điện báo, fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là 17
- pháp luật thương mại Việt Nam đã thừa nhận những hợp đồng ký bằng fax, thư điện tử có giá trị pháp lý như ký bằng văn bản. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý rằng bên cạnh những tiện ích mà hợp đồng điện tử mang lại, các bên phải đối mặt với nhiều rủi ro cả về mặt kỹ thuật, cả về mặt thương mại cũng như cả về mặt pháp lý. Một hợp đồng được hình thành khi một đề nghị giao kết hợp đồng (thường được gửi dưới dạng một đơn chào hàng) được chấp nhận. Đối với hợp đồng điện tử, các vấn đề có thể phát sinh khi một đơn chào hàng hoặc một sự chấp nhận bị mạo danh bởi một người nào đó không có thẩm quyền về mặt pháp lý để ràng buộc công ty với hợp đồng. Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể nhận được đơn chào hàng hay đơn đặt hàng được ký bởi một chữ ký không đảm bảo an toàn, ví dụ như loại chữ ký gồm các ký tự đơn giản, chữ ký là một bản quét chữ ký viết tay, v.v Trong trường hợp như vậy, doanh nghiệp cần có một thư điện tử yêu cầu đối tác xác nhận thông tin đã nêu nhằm tránh những rủi ro có thể phát sinh. Nếu doanh nghiệp không có sự xác nhận lại như thế hoặc không có những thủ tục ràng buộc, rất có khả năng một người khác đang lợi dụng những thông tin của bên đối tác để gửi đơn chào hàng hoặc đơn đặt hàng giả. Nếu thực hiện việc giao hàng (hoặc cung ứng dịch vụ) theo những đơn chào hàng, đơn đặt hàng đó, doanh nghiệp sẽ gánh chịu thiệt hại về vật chất do gặp rủi ro không lấy được tiền hàng. Bên cạnh đó, đối với hợp đồng điện tử, vấn đề về lưu trữ chữ ký điện tử cũng là vấn đề phức tạp. Doanh nghiệp sử dụng chữ ký điện tử cần phải có sự đảm bảo về việc bảo mật cho các chữ ký dạng này được lưu giữ trong các máy vi tính vì trong trường hợp bất kỳ, nếu một người nào tiếp cận được với chữ ký đó và dùng nó để ký hợp đồng thì doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải công nhận hiệu lực của hợp đồng điện tử đã ký kết trước đối tác của mình, về mặt pháp lý, dù điều đó bất lợi cho mình. Hoặc nếu doanh nghiệp để lọt mật mã vào tay người khác, người này có thể giả mạo doanh nghiệp để giao kết hợp đồng điện tử với đối tác. Trong những trường hợp như vậy, doanh nghiệp có thể sẽ chịu rất nhiều rủi ro như: mất danh tiếng, phải thực hiện những hợp đồng không phải do mình ký, đối tác không tin tưởng v.v Nếu có tranh chấp xảy ra, bất lợi sẽ rơi vào doanh nghiệp không có khả năng bảo mật và kiểm soát việc sử dụng các phương tiện điện tử, bởi vì, bằng chứng để chứng minh nhằm ràng buộc bên có hành vi mạo nhận hoặc lừa đảo là rất khó khăn và tốn kém. Nói chung, các toà án sẽ không bắt giữ các cá nhân hoặc tổ chức bị mạo danh với các điều khoản của hợp đồng, tuy nhiên nếu do tính cẩu thả của các cá nhân hoặc tổ chức này khiến cho việc giả mạo phát triển tới mức thành lừa đảo thì họ có thể bị toà án buộc tội cho việc phá vỡ hợp đồng. Ví dụ, nếu một công ty cẩu thả trong việc bảo vệ mật khẩu và khiến cho người giả mạo dễ dàng gia nhập vào hệ thống của công ty và chấp nhận đơn chào hàng, toà án có thể bắt công ty này phải thực hiện hợp đồng 5. Nội dung hợp đồng ngoại thương 18
- HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU GẠO CONTRACT FOR THE PURCHASE AND SALE OF RICE phần No. 007/VNF/20 mở đầu Date : November 4th,2007 Between ELLEN LIMITED Flat A. 3/F Causeway Tower 16 – 22 Causeway Road Causeway Bay HONGKONG Tel: xxx Fax: xxx Telex: 61533 WSGTC HK Hereinafter called the Buyer And HANOI FOOD EXPORT IMPORT COMPANY 40 Hai Ba Trung Street, Hanoi, VIETNAM Tel: xxx Fax: xxx Hereinafter called the Seller The two parties have agreed to sgn this contract covering the following terms and conditions: ( Or It has been mutually agreed to the sale and purchase of rice on the terms and conditions as follows:) 1. Commodity: Vietnam White Rice 19
- 2. Specification: phần - Brokens: 35% max nội dung - Moisture: - Foreign matter: - Crop: 20 – 20 3. Quantity: 100.000MT more or less 5% at Seller’s option 4. Price: 2USD xxx per metric ton, net for April June 20 Shipments, (xxx USD/MT) a. Dunnage, bamboomat for Ship owner’s/ Buyer’s account b. Shore tally to be at Seller’s account c. Vessel tally to be at Buyer’s/Ship owner’s account d. All export duties and taxes levied in the country of destination and outside Vietnam shall be for Buyer’s account. 5. Time of shipment: 20 – 25 days after L/C opening date 6. Packaging: Rice to be packed in single new jute bags of 50 kgs net each, about 50.6 kgs gross each, hand-sewn at mouth with jute twine thread suitable for rough, handling and sea transportation. The Seller will supply 0.2% of new jute bags, free of charge, out of quantity of bags shipped. 7. Insurance: To be arranged by the Buyer. 8. Inspection and Fumigation: a. The certificate of quality, weight and packing issued by Vinacontrol at loading port to be final and for Seller’s account. b. Fumigation to be effected on board the vessel after completion of loading with expenses to be at Seller’s account; but expenses for crew on shore during the fumigation period including transportation, accommodation and meals at hotel for Ship owner’s account. c. Time for fumigation not to count as laytime. 9. Loading terms: a. Buyer shall advice vessel’s ETA and its particulars 15 days and Captain shall inform vessel’s ETA, quantity to be loaded and other necessary information 20
- 72/48/24 hours before the vessel’s arrival at loading port. b. Laytime to commence at 1PM if N.O.R given before noon and at 8AM next working day if N.O.R given in the afternoon during office hours, incase of vessel waiting for berth due to congestion, time commences to count 72 hours after N.O.R submited. c. Loading rate: 800MT per weather working day of 24 consecutive hours, Sundays, holidays excepted even if used, base on the use of at least four to five normal working hatchs/ holds and all cranes/derricks and winches available in good order, if less than prorata d. Seller shall arrange one safe berth of one safe port for the vessel of 10,000MT – 20,000MT capacity to load the cargo. e. Time is between 17.00PM on Saturday and the day preceding a holiday until 8AM next working day not to count as laytime even if used. f. Before submitting N.O.R, the vessel must be in free practique. Immediately after the vessel at berth, captain shall request Vinacontrol to inspect the hatchs/holds and issue a certificate certifying that the hatchs/holds are clean, dry, free from harmful factions and suitable for food loading with such expenses to be at ship owner’s account and time not to count as laytime. g. Demurrage/ Dispatch if any, to be as per C/P rate, but maximum of 4,000/2,000 USD per day or prorata and to be settled directly between Seller and Buyer within 90 days after B/L date. h. For the purpose of obtaining Shipping documents such as: - Commercial invoices - Certificate of quality, weight and packing - Certificate of origin The responsible party shall Cable/Fax/Telex advising shipment particulars within 24 hours after completion of loading. In order for the Buyer to obtain insurance, a Bill of Lading shall be issued immediately after completion of loading and before fumigation and provided immediately to the Buyer. a. In case, cargo is ready for shipment as schedule in this contract, but Buyer fail to nominate the vessel to load, then all risk, damages and associated expenses for cargo to be borne by the Buyer based on the Seller’s actual claim. In the event that no cargo is available to be loaded on nominated vessel at loading port, then dead freight to be paid by the Seller bases on Buyer’s actual claim and the Buyer will submit the following documents to Vietcombank for receiving P.B: (time 21
- counted: 20 – 25 days from L/C opening date): - N.O.R with Seller’s signature. - Report signed by the Captain and the Seller confirming that the vessel has already arrived at the port to receive the cargo but the seller has no cargo to load. - Vietcombank’s confirmation. 10. Payment: a. After signing the contract, the Buyer or the Buyer’s nominee (SHYE LIAN (HK) MANUFACTURING CO,. LTD or other nominee) shall telex asking the Seller to open P.B of 1% of total L/C amount at Vietcombank Hanoi within two days thereof. The Seller shall open P.B and inform the Buyer; then, four days after receiving Vietcombank’s confirmation; the Buyer shall open a telegraphic, irrevocable and confirmed L/C which is in conformity with this contract by an international first class bank at sight with T.T.R acceptable for 40,000 MT in favour of Vinafood Hanoi through the Bank of Vietnam. For 60,000 MT the Buyer of Buyer’s nominee shall open a telegraphic, irrevocable and transferable at sight L/C which is in conformity with this contract with TTR acceptable. In this case, the Seller requests the confirmation of L/C, the L/C shall be confirmed for Seller’s account. In the event that the Buyer fails to open L/C four days after receiving confirmation from Vietcombank then Seller shall collect P.B from the Vietcombank and then the contract is automatically canceled. The Seller will collect the P.B against presentation of shipping documents at Vietcombank b. Presentation of the following documents to the bank of Foreign Trade of Vietnam, payable within 3-5 banking days after receipt of the telex from the Vietcombank certifying that documents have been checked in conformity with the L/C terms: - Full set of “Clean on board” B/L – in three (3) originals marked “Freight to collect” - Commercial invoice in three (3) folds - Certificates of quality, weight and packing issued by the Vinacontrol to be final at loading port in six (6) folds. - Certificates of origin issued by Vietnam Chamber of Commerce in six (6) folds. - Certificates of fumigation issued by the Competent authority of Vietnam in six 22
- (6) folds. - Phytosanitary certificate issued by the Competent authority of Vietnam in six (6) folds. - Cable/ fax/ Telex advertising shipment Particulars within 24 hours after completion of loading. 11. Force Majeure: The Force Majeure (exemption) clause of the International Chamber of Commerce (ICC publication No 421) is hereby incorporated in this contract. 12. Arbitration: Any discrepancies and/ or disputes arising out or in connection with this contract not settled amicably shall be referred to Arbitration in accordance with the Rules and Practices of the International Chamber of Commerce in Paris or such other places agreed by both sides. 13. Other terms: Any amendment of the terms and conditions of this contract must be agreed by both sides in writing. This contract is made in 06 originals in English language, three for each party This contract is subject to the Buyer’s final confirmation by telex (June 18th, 20 latest) phần kí Made in Hanoi, on 9th June, 20 tên FOR THE SELLER FOR THE BUYER 6. Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương : Thuê tàu lưu cước Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây: Những điều khoản của hợp đồng mua bán ngoại thương, đặc điểm hàng mua bán và điều kiện vận tải. Chẳng hạn nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CIF hoặc C and F (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FOB ( cảng đi) thì chủ hàng xuất nhập khẩu phải thuê tàu biển để chở hàng. Tàu này có thể là tàu chuyến nếu hàng có khối lượng lớn và để trần (bulk cargo). Do đó có thể có tàu chợ (liner) nếu hàng lẻ tẻ, lặt vặt, đóng trong bao kiện 23
- (general cargo) và trên đường hàng đi có chuyến tàu chợ (regular line). Việc thuê khoang tàu chợ còn gọi là lưu cước (Booking a ship’s space). Nếu ở điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng xuất khẩu là CPT (cảng đến) hoặc CIP (cảng đến) hoặc của hợp đồng nhập khẩu là FCA (cảng đi), thì chủ của hàng xuất nhập khẩu phải thuê container hoặc tàu Ro/Ro để chở hàng. Trong trường hợp chuyển chở hàng bằng container, hàng được giao cho người vận tải theo một trong hai phương thức: o Nếu hàng đủ một container (Full container load - FCL), chủ cửa hàng phải đăng ký thuê container, chịu chi phí chở container rỗng từ bãi container (Container yard Cy) về cơ sở của mình, đóng hàng vào container, rồi giao cho người vận tải. o Nếu hàng không đủ một container (less than container load - LCL), chủ cửa hàng phải giao hàng cho người vận tải tại ga container (container freight station - CFS). Việc thuê tàu, lưu cước đòi hỏi có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về tình hình thị trường thuê tàu và tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chủ hàng xuất nhập khẩu thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công ty hàng hải như: công ty thuê tàu và môi giới hàng hải (Vietfracht), công ty đại lý tàu biển (VOSA) Cơ sở pháp lý điều tiết mối quan hệ giữa hai bên uỷ thác thuê tàu với bên nhận uỷ thác thuê tàu là hợp đồng uỷ thác. Có hai loại hợp đồng uỷ thác thuê tàu: o Hợp đồng uỷ thác thuê tàu cả năm. o Hợp đồng uỷ thác chuyến Chủ hàng xuất nhập khẩu căn cứ vào đặc điểm vận chuyển của hàng hoá để lựa chọn loại hình hợp đồng cho thích hợp. Thủ tục mua bảo hiểm hàng hóa XNK Người giao nhận theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm cho hàng hóa, chứng từ bảo hiểm là chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hóa đã được bảo hiểm, đồng thời được coi là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm. Kỹ thuật mua bảo hiểm đối với người nhập khẩu Người nhập khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khẩu theo điều kiện cơ sở giao hàng nhóm E, F và nhóm C (trừ CIF và CIP) o Nghiên cứu điều kiện bảo hiểm cần mua (A, B, C): lựa chọn điều kiện bảo hiểm tùy thuộc vào tính chất hàng hóa, tuyến đường vận chuyển, thời tiết khí hậu trong thời gian vận chuyển hàng hóa, loại tàu dự kiến cần thuê . o Khi lập giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa, do nhiều thông tin người mua chưa nắm bắt được như: tên và quốc tịch tàu, đặc điểm con tàu chuyên chở (nếu người bán thuê phương tiện ận tải), số lượng và giá trị hàng thực giao, ETA, ETD cho nên để kịp thời ký hợp đồng bảo hiểm, người mua cần: + Đề nghị người bán gửi gấp các thông tin trước khi tàu rời cảng bốc hàng: thông tin về thuê tàu, về kết quả giao hàng để ký hợp đồng bảo hiểm. 24
- + Thỏa thuận với công ty bảo hiểm để ký thêm hình thức đơn bảo hểm Thông báo bổ sung sau (to be Advised Policy). Giấy này có giá trị như 1 đơn bảo hiểm bồi thường thiệt hại khi có rủi ro. o Thanh toán phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm và nhận đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Kỹ thuật mua bảo hiểm đối với người xuất khẩu Người xuất khẩu chỉ mua bảo hiểm trong trường hợp bán theo điều kiện cơ sở giao hàng CIF, CIP và điều kiện của nhóm D. o Nghiên cứu kỹ hợp đồng ngoại thương và nội dung của L/C (nếu thanh toán bằng L/C) để nắm vứng : loại tàu cần thuê, điều kiện (A, B, C) và giá trị bảo hiểm cần mua, nơi khiếu nại đòi bồi thường o Thuê tàu thích hợp, thực hiện giao hàng để lấy vận đơn o Đến công ty bảo hiểm lập Giấy yêu cầu bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở o Nộp phí bảo hiểm o Gửi cho người bán các chứng từ bảo hiểm (khi bán theo điều kiện CIF hoặc CIP) Làm thủ tục hải quan. Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để xuất khẩu hoặc nhập khẩu đều phải làm thủ hải quan. Việc làm thủ tục hải quan gồm ba bước chủ yếu sau đây: Khai báo hải quan Chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hoá lên tờ khai (customs declanration) để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Yêu cầu của việc khai này là trung thực và chính xác. Nội dung của tờ khai bao gồm những mục như : Loại hàng, (hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới hàng tạm nhập tái xuất ), tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập khẩu với nước nào tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo một số chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hoá đơn phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết. Xuất trình hàng hoá. Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được xắp xếp trật tự thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở, đóng các kiện hàng. Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá cũng là sự trung thực của chủ hàng. Ðể thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát chủ hàng phải nộp thủ tục phí hải quan. Thực hiện các quyết định của hải quan Sau khi kiểm soát giấy tờ và hàng hoá, hải quan sẽ ra những quyết định như: Cho hàng được phép ngang qua biên giới (thông quan), cho hàng đi qua một cách có điều kiện (như phải sửa chữa, phải bao bì lại ) cho hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; lưu kho ngoại quan (bonded warehouse) hàng không được xuất (hoặc nhập) khẩu nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định đó. Việc vi phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự. 25
- Làm thủ tục thanh toán Thanh toán bằng thư tín dụng. o Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định việc thanh toán bằng thư tín dụng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải đôn đốc người mua ở nước ngoài mở thư tín dụng (L/C) đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/Cvà khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu L/C đó. Nếu L/C không đáp ứng được những yêu cầu này, cần phải buộc người mua sửa đổi lại rồi ta mới giao hàng. Khi lập bộ chứng từ thanh toán, những điểm quan trọng cần được quán triệt là: Nhanh chóng, chính xác, phù hợp với những yêu cầu của L/C cả về nội dung lẫn hình thức. o Thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Khi hợp đồng nhập khẩu quy định tiền hàng thanh toán bằng L/C, một trong các việc đầu tiên mà bên mua phải làm để thực hợp đồng đó là việc mở L/C. Thời gian mở L/C, nếu hợp đồng không quy định gì, phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Thông thường L/C được mở khoảng 20 - 25 ngày trước khi đến thời gian giao hàng (nếu khách hàng ở Châu Âu). Căn cứ mở L/C là các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C, Tổng công ty hoặc công ty xuất nhập khẩu dựa vào căn cứ này để điền vào một mẫu gọi là " Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu". Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng và giấy phép nhập khẩu được chuyển đến ngân hàng ngoại thương cùng với hai uỷ nhiệm chi: một uỷ nhiệm chi đã ký quỹ theo quy định về việc mở L/C và một uỷ nhiệm chi nữa để trả thủ tục phí cho ngân hàng về việc mở L/C. Khi bộ chứng từ gốc từ nước ngoài về đến ngân hàng ngoại thương đơn vị kinh doanh nhập khẩu phải kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ hợp lệ, trả tiền cho ngân hàng. Có như vậy, đơn vị kinh doanh nhập khẩu mới nhận được chứng từ để đi nhận hàng. Thanh toán bằng phương thức nhờ thu Nếu hợp đồng xuất khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng, đơn vị kinh doanh xuất khẩu phải hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng việc thu đòi tiền. Chứng từ thanh toán cần được lập hợp lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho ngân hàng nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán tiền hàng bằng phương thức nhờ thu thì sau khi nhận hàng chứng từ ở ngân hàng ngoại thương, đơn vị kinh doanh nhập khẩu được kiểm tra chứng từ trong một thời gian nhất định, nếu trong thời gian này, đơn vị kinh doanh nhập khẩu không có lý do 26
- chính đáng từ chối thanh toán thì ngân hàng xem như yêu cầu đòi tiền hợp lệ. Quá thời hạn quy định cho việc kiểm tra chứng từ, mọi tranh chấp giữa bên bán và bên mua về thanh toán tiền hàng sẽ được trực tiếp giải quyết giữa các bên đó hoặc qua cơ quan trọng tài. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu phát hiện thấy hàng nhập khẩu bị tổn thất, đỗ vỡ thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời gian khiếu nại. o Ðối tượng khiếu nại là người bán, nếu hàng có chất lượng, hoặc số lượng không phù hợp với hợp đồng, có bao bì không thích đáng, thời hạn giao hàng bị vi phạm, hàng giao không đồng bộ, thanh toán nhầm lẫn o Ðối tượng khiếu nại là người vận tải nếu hàng bị tổn thất trong quá trình chuyên chở hoặc nếu sự tổn thất đó do lỗi cuả người vận tải gây nên. o Ðối tượng khiếu nại là công ty bảo hiẻm nếu hàng hoá - đối tượng của bảo hiểm bị tổn thất do thiên tai, tại nạn bất ngò hoặc do lỗi của người thứ ba gây nên, khi những rủi ro này đã được mua bảo hiểm. o Ðơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc tổn thất (như biên bản giám định, COR, ROROC hay CSC v.v ), hoá đơn , vận đơn đường biển, đơn bảo hiểm (nếu khiếu nại công ty bảo hiểm ) v.v Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, nếu chủ hàng xuất khẩu bị khiếu nại đòi bồi thường, cần phải có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong việc xem xét yêu cầu của khách hàng (người nhập khẩu). Việc giải quyết phải khẩn trương kịp thời có tình có lý. Nếu khiếu nại của khách hàng là cơ sở, chủ hàng xuất khẩu có thể giải quyết bằng một trong những phương pháp như: o Giao hàng thiếu. o Giao hàng tốt thay thế hàng kém chất lượng. o Sữa chữa hàng hỏng; o Giảm giá hàng mà số tiền giảm giá được trang trải bằng hàng hoá giao vào thời gian sau đó. Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thỏa đáng hai bên có thể kiện nhau tại hội đồng trọng tài (nếu thoả thuận trọng tài) hoặc tại Toà án. 7. Liên hệ Việt Nam: 27
- Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận ý chí giữa các Bên: đó chính là sự thuận mua vừa bán. Người bán nhất trí giao hàng mà người mua muốn mua; người mua nhận hàng và trả tiền theo cam kết. Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu được ký kết không vi phạm các trường hợp pháp luật ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, đe dọa; có sự lừa dối; có sự nhầm lẫn. Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp: Theo Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những sửa đổi khá cơ bản về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân: Nghị định số 33/CP của Chính Phủ ngày 19/4/1994 về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, muốn được kinh doanh xuất nhập khẩu các thể nhân hoặc pháp nhân phải có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ thương mại cấp. o Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, để được cấp Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 4 điều kiện + Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp và cam kết tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành + Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp; + Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt Nam tương đương 200 000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu + Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. o Đối với doanh nghiệp sản xuất, muốn được cấp Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải: + Được thành lập theo đúng luật pháp + Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định và có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài + Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương. Nếu có đủ 3 điều kiện trên, các doanh nghiệp sản xuất được quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu vật tư nguyên liệu cần thiết cho sản xuất của chính doanh nghiệp. . Nghị định 57/1998/NĐ-CP có hiệu lực pháp lý từ ngày 1/9/1998 đã tạo bước đột phá trong quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với thương nhân. Theo đó, thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật, được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố, không phải xin Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bộ thương mại Nghị định 44/2001/NĐ-CP đã tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp khi quy định thương nhân có thể xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụ thuộc 28
- vào ngành nghề được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu. Tuy nhiên, quyền kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp vẫn còn bị hạn chế. Cụ thể, thương nhân chỉ được nhập khẩu những hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với những hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện (hàng xuất khẩu, nhập khẩu có hạn ngạch, có giấy phép của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành) thì thương nhân phải được cơ quan có thẩm quyền phân bổ hạn ngạch hoặc cấp giấy phép thì mới được tiến hành kinh doanh xuất nhập khẩu. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được mở rộng hơn nữa cùng với sự ra đời của Nghị định 12/2006/NĐ-CP. Nghị định 12/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2006 và thay thế cho Nghị định 57/1998/NĐ-CP và Nghị định 44/2001/NĐ-CP. Theo Nghị định 12, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Người ký kết hợp đồng có đủ thẩm quyền ký kết theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người ký kết là người đại diện cho thương nhân đó theo luật hoặc theo ủy quyền. Đại diện theo luật là đại diện do pháp luật quy định, là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm vi đại diện. Ủy quyền phải được làm bằng văn bản và người ủy quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của người được ủy quyền trong phạm vi quy định của sự ủy quyền. (Điều 140-142 Bộ luật dân sự 2005) Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp. Tức là hàng hoá theo hợp đồng phải là hàng hoá được phép mua bán theo qui định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán. Theo qui định của pháp luật Việt Nam, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành. (Điều 3,4 Nghị Định 12/2006/NĐ-CP). Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ thương mại; Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định của Việt Nam được quy định trong phụ lục số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006. Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp: Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có thể được các bên thoả thuận quy định trong hợp đồng. Khi nguồn luật điều chỉnh hợp đồng không được quy định trong hợp đồng thì áp dụng theo quy tắc luật xung đột: "luật nước người bán", "luật nơi xảy ra tranh chấp", "luật nơi ký kết hợp đồng", "luật nơi thực hiện nghĩa vụ". Pháp luật Việt Nam cũng đã có sửa đổi khá cơ bản về yêu cầu đối với nội dung của hợp đồng theo hướng phù hợp hơn với pháp luật quốc tế. Cụ thể: Theo quy định của Luật thương mại năm 1997 đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2006, hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung chủ yếu là: tên hàng; số lượng; quy cách, 29
- chất lượng; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Việc quy định hợp đồng phải có 6 nội dung không thể thiếu như trên mâu thuẫn với nguyên lý cơ bản của pháp luật thương mại, theo đó quy định các chủ thể tham gia kinh doanh được tự do thoả thuận mọi giao dịch của mình. Mâu thuẫn rõ ràng là giữa việc các chủ thể cùng lúc phải tuân thủ quy định bắt buộc gồm sáu nội dung của hợp đồng với việc pháp luật đã trao cho các chủ thể quyền tự do thoả thuận hợp đồng. Hơn nữa, Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (gọi tắt là Công ước Viên 1980) hiện có hơn 60 nước phê chuẩn quy định tối thiểu về các nội dung bắt buộc này, chỉ xoay quanh ba điều khoản: tên hàng; số lượng và giá cả (Điều 14 Công ước Viên 1980). Vì những lý do trên, để phù hợp hơn với pháp luật quốc tế cũng như tôn trọng nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng của các chủ thể, Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy định khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau: Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các nội dung khác (Điều 402). Rõ ràng, quy định mới về nội dung của hợp đồng là nhằm giúp các bên xác định được thoả thuận cụ thể giữa họ chứ không phải để ràng buộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồng của họ. Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp: Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Trong thực tiễn thương mại quốc tế, phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đều được lập thành văn bản. Hình thức văn bản là cần thiết về phương diện chứng cứ trong giao dịch quốc tế. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 3, 27 Luật thương mại 2005). 30