Thanh toán quốc tế - Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua

doc 55 trang nguyendu 8490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế - Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_phuong_thuc_tin_dung_chung_tu_va_thu_uy_t.doc

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua

  1. Phương thức tín dụng chứng từ và thư ủy thác mua 1. Khái niệm và quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ? Khái niệm : là một sự thỏa thuận, trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng Quy trình nghiệp vụ của phương thức tín dụng chứng từ 8 NH phát NH thông 5 hành báo 2 16 7 8 5 3 Chi nhánh NHFH 1 16 7 Người hưởng lợi Người yêu cầu 4 (1)gửi đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng và tiến hành ký quỹ (2)phát hành L/C qua NH đại lý cho người xuất khẩu hưởng lợi (3)NHTB tiến hành thông báo L/C và chuyển bản gốc L/C cho người hưởng lợi (4)giao hàng (5)xuất trình chứng từ đòi tiền NH phát hành L/C (6)NHFH thông báo kết quả kiểm tra chứng từ (7)người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán (8)NHFH thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ 2. UCP 600 là gì?những nội dung chủ yếu UCP 600 là viết tắt của “uniform customs and practices for documentary redits” – qui tắc về cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 bản sửa đổi của UCP 500 và chính thức
  2. có hiệu lực từ ngày 1/07/2007 của Phòng thương mại Quốc tế. Bản quy tắc này mang tính chất pháp lý tùy ý, có nghĩa là khi áp dụng nó các bên phải thỏa thuận ghi vào L/C, đồng thời có thể thỏa thuận khác miễn là có ghi rõ trong L/C, bản quy tăc này quy định những vấn đề có liên quan đến thanh toán bằng tín dụng chứng từ Nội dung cơ bản UCP 600 gồm 39 điều trong đó Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ Những điều khoản qui định về việc phát hành, nội dung, sửa đổi, thông báo, xuất trình, nghĩa vụ và trách nhiệm của NH trong quá trình lưu thông L/C Hóa đơn và các loại chứng từ khác như chứng từ vận tải, hàng không, đường bộ, đường sắt . Những điều khoản khác như quy định về số lượng, số tiền, đơn giá, giao hàng và thanh toán từng phần, nhiều lần, ngày hết hiệu lực Các miễn trách về hiệu lực và về dịch thuật của chứng từ, miễn trách về hành động của một bên ra chỉ thị Chuyển nhượng tín dụng Chuyển nhượng số tiền thu được 3. ISBP 681 là gì? Mối quan hệ giữa UCP 600 và ISBP 681? Ý nghĩa của nó trong thanh toán quốc tế bằng thư chứng từ? ISBP là từ viết tắt của international standard banking practice for the examination of documents uder documentary credits – tập quán NH tiêu chuẩn quốc tế kiểm trâ chứng từ theo L/C số 681 bản sửa đổi năm 2007 của Phòng thương mại quốc tế Nội dung chủ yếu nói về những nguyên tăc mà các NH phải tuân thủ (nếu trong L/C có dẫn chiếu tới) trong quá trình kiểm tra tất cả các chứng từ có quy định trong L/C để xác minh các chứng từ có hay không có thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều kiện của L/C Mối quan hệ giữa ISBP 681 và UCP 600 Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng thể hiện trong văn bản này là sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy ban ngân hàng của ucp .Văn bản này không sửa đổi UCP , mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ .Tuy nhiên phải thừa nhận là luật lệ cũa một số nước có thể bắt buột áp dụng các tập quán khác với quy định trong văn bản này .
  3. Có thể nói ISBP 681 là sự cụ thể hóa điều 14. Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ của UCP 600 có nghĩa là nội dung trên bề mặt của các chứng từ như thế nào thì được coi là phù hợp với những nội dung ghi trên bề mặt của L/C theo tiêu chuẩn của NH quốc tế Ý nghĩa trong thanh toán quốc tế bằng chứng từ Có thể nói thanh toán quốc tế bằng chứng từ là một hình thức thanh toán phồ biến hiện nay giữa các doanh nghiệp trên khắp thế giới. đây là một hình thức thanh toán có thể giúp đảm bảo quyền lợi của 2 bên mua và bán, tuy nhiên khi chấp nhận thanh toán thì các NH lại chỉ dựa vào những nội dung trên bề mặt của những chứng từ xem chúng có phù hợp với những nội dung trong L/C hay không vì vậy có thể nói những nội dung ghi trên chứng từ là vô cùng quan trọng. Nếu chỉ tồn tại những sai sót nhỏ cũng có thể gây thiệt hại đến quyền lợi của các bên liên quan vì vậy việc quy định thống nhất mang phạm vi quốc tế và đưa ra những tiêu chuẩn cho các NH trên thế giới trong quá trình kiểm tra chứng từ nhằm tránh sự bất đồng,sai sót, hiểu sai hay không thống nhất giữa các NH các quốc gia là vô cùng cần thiết vì vậy có thẻ nói với những quy định cụ thể về tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ đối với các NH được quy định trong ISBP 681 thì đã giúp cho việc thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động giao dịch thương mại quốc tế nói riêng được trở nên thống nhất và dễ dàng hơn. 4. L/C là gì? Tính chất của L/C? L/C là từ viết tắt của letter of credit thư tín dụng thương mại là một chứng thư (điện hoặc chứng chỉ), trong đó NHFH L/C sẽ cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L./C Tính chất cơ bản và quan trọng nhất của Lc đó chính là tính độc lập của thư tín dụng : Thư tín dụng được mở trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu để thanh toán tiền hàng cho tiền hàng người xuất khẩu đã giao cho người nhập khẩu theo hợp đồng thương mại đã ký kết. Nhưng khi ra đời, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại hay bất kỳ một hợp nào khác làm cơ sở cho thư tín dụng thậm chí ngay cả khi thư tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó!nghĩa vụ của NHFH với người hưởng lợi không phụ thuộc vào việc người hưởng lợi có thực hiện đúng nghĩa vụ của mình hay không thay vào đó nó phụ thuộc vào khả năng xuất trình các chứng từ phù hợp với thư tín dụng của người xuất khẩu. NH không thể từ chối thanh toán với lý do người xuất khẩu đã giao hàng kém chất lượng hay vì một lý do gì đó. Các tranh chấp phát sinh giữa 2 bên sẽ phải giải quyết một cách độc lập với giao dịch thư tín dụng
  4. Câu 5: quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng phát hành liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng phát hành L/C (Issing Bank hay Opening Bank) là ngân hàng thường được 2 bên mua bán thỏa thuận lựa chọn và quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự qui định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Quyền lợi và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng này như sau: + căn cứ vào đơn xin yêu cầu phát hành L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và tìm cách thông báo L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người hưởng lợi L/C. Thông thường việc thông báo và chuyển bản gốc L/C cho người hưởng lợi L/C phải thông qua một ngân hàng đại lí của nó ở nước người hưởng lợi L/C (ko loại trừ khả năng ngân hàng phát hành gửi trực tiếp cho người hưởng lợi L/C) + Sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người yêu cầu phát hành L/C hoặc của người hưởng lợi L/C đối với L/C đã được mở, nếu có, phải có sự đồng ý của ngân hàng phát hành L/C. + Kiểm tra chứng từ của người hưởng lợi L/C gửi đến, nếu xét thấy cá chứng từ đó phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả tiền cho người hưởng lợi L/C và đòi lại tiền nười nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanh toán. Khi kiểm tra chứng từ của người hưởng lợi L/C gửi đến, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra “bề ngoài” của chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không chứ không chịu trách nhiệm kiểm tra về tính chất pháp lý của chứng từ, tính chất xác thực của chứng từ . Mọi sự tranh chấp về tính chất “bên trong” của chứng từ là do người nhập khẩu và người hưởng lợi L/C tự giải quyết. + Ngân hàng phát hành L/C được miễn trách nhiệm trả tiền hoặc cá hoạt động nghiệp vụ khác có lien quan đến việc vận hành L/C trong trường hợp hoạt động của ngân hàng bị dừng lại do các bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nởi loạn, khởi nghĩa, lụt lội, động đất, hỏa hoạn + Mọi hậu quả phát sinh do lỗi của mình, ngân hàng phát hành L/C phải chịu trách nhiệm. Ngan hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C. Câu 6: quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng thông báo liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ Ngân hàng thông báo (Advising Bank) là ngân hàng đại lí của của ngân hàng phát hành L/C ở nước người hưởng lợi L/C. Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của ngân hàng thông báo:
  5. + Khi nhân được thông báo L/C của ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung L/C đã nhận được cho người hưởng lợi L/C dưới hình thức văn bản. + Ngân hàng thông báo chỉ chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đó chứ không chịu trách nhiệm dịch, diễn giải các từ ngữ chuyên môn ra tiếng địa phương. Nếu ngân hang thông báo sai những nội dung điện đã nhận được thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm. + Khi nhận được bộ chứng từ của người hưởng lợi L/C chuyển tới, ngân hàng phải chuyển ngay và trọn vẹn bộ chứng từ đó tới ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng không chịu trách nhiệm những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ và/hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng phát hành L/C miễn là chứng minh rằng mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó qua bưu điện. Câu 7: Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng xác nhận liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ Ngan hàng xác nhận là ngân hàng,theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của ngân hàng phát hành, thực hiện xác nhận của mình đối với 1 tín dụng. - Đứng ra cùng ngân hàng phát hành L/C cùng cam kết trả tiền cho ng hưởng lợi L/C - Không thể hủy bỏ với việc thanh toán hoặc chiết khấu - Được hưởng phí xác nhận và được kí quỹ có thể lên tới 100% trị giá L/C từ NHPH. Câu 8: Quyền và nghĩa vụ của các ngân hàng theo lệnh liên quan đến phương thức tín dụng c- Kiểm tra tính chân thực bề ngoài của chứng từ, nếu phù hợp thì ngân hàng thanh toán hoặc chiết khấu - Chuyển giao các chứng từ đến ngân hàng xác nhận hoặc phát hành hứng từ Câu 9: Khái niệm ủy thác mua A/P? so sánh A/P và L/C 1. Phương thức ủy thác mua hàng (Authority to purchase – A/P) * A/P là một phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, theo đó Ngân hàng của nhà nhập khẩu, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ra văn bản yêu cầu ngân hàng đại lý ở nước xuất khẩu phát hành một A/P cam kết sẽ mua hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phiếu với điều kiện chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện đặt ra trong A/P và phải được đại
  6. diện của nhà nhập khẩu xác nhận thanh toán. * Phương thức này áp dụng chủ yếu trong các hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị, các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao; hoặc được cá nước phat triển sử dụng để nhập nguyên vật liệ quý và hiếm của các nước kém phát triển như quặng, dầu thô, cao su, cà phê * Bản chất của phương thức này là nhà nhập khẩu thông qua ngân hàng của mình ở nước nhập khẩu chuyển tiền sang một ngân hàng ở nước xuất khẩu để ủy thác cho ngân hàng này trả tiền hối phiếu của nhà xuất khẩu ký phát. 2. so sánh A/P và L/C Giống nhau: thanh toán dựa trên chứng từ phù hợp với điều kiện nêu trong thư, và đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu Khác nhau:  Không có tập quán quốc tế điều chỉnh , chỉ do nguồn luật.  Tại nước người xuất khẩu.  Tác dụng ưu việt hơn ( do người xuất khẩu chắc chán được quyền lợi của mình sẽ được thanh toán).  Không xuất hiện vai trò của ngân hàng phát hành ở đây do nhà xuất khẩu không tin vào vai trò phát hành tại nước người nhập khẩu không thể thanh toán được nếu theo phương thức L/C. Câu 10: Trong mua bán thông qua trung gian, loại L/C nào thương được áp dụng? đặc điểm của L/C đó - Loại L/C được áp dụng là L/C giáp lưng khi mà người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyền nhượng vì họ không muốn lộ bí mật khách hàng. - Đặc điểm: Người hưởng lợi một L/C dùng L/C này là một tài sản thế chấp để yêu cầu phát hành 1 L/C khác. Nhìn chung thì L/C gốc và L/C giáp lưng là giống nhau, nhưng vẫn có một số điểm khác:  Hai L/C hoàn toàn độc lập nhau.  Số chứng từ của l/c giáp lưng nhiều hơn L/C gốc.  Kim ngạch l/c giáp lưng nhỏ hơn L/C gốc.
  7.  Thời hạn giao hàng L/C giáp lưng sớm hơn L/C gốc.  Chỉ thay thế hối phiếu và hóa đơn ở 2 L/C. - Trong mua bán thông qua trung gian, loại L/C có thể được sử dụng là L/C chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit) Đặc điểm của L/C chuyển nhượng Người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác. - Các chứng từ trong L/C chuyển nhượng nên được yêu cầu để có thể được sử dụng theo như L/C gốc. - Người thụ hưởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của L/C chuyển nhượng bằng hóa đơn của mình. - Số tiền bảo hiểm cho việc chuyển nhượng nên lập bằng với số tiền bảo hiểm trong L/C gốc. - Thư tín dụng chỉ có thể được chuyển nhượng giống như các điều khoản quy định trong L/C gốc. Câu 11: Người nhập khẩu có thể dùng cách nào để ứng trước tiền cho người xuất khẩu - Dùng loại thư tín dụng điều khoán đỏ ( red clause L/C) : là loại LC trong đó quy định NHFH ứng trước một khoản tiền nhất định cho người hưởng lợi trước khi người bán thực hiện việc giao hàng và xuất trình chứng từ. còn gọi là LC ứng trước Một số lưu ý khi áp dụng Lc điều khoản đỏ: - Quy định số tiền ứng trước - Người XK phải ký phát 1 hối phiếu trơn đòi tiền NHFH. Trị giá hối phiếu bằng số tiền ứng trước - Số tiền đó sẽ được khấu trừ khi NH thanh toán cho người hưởng lợi Câu 12: Loại L/C nào thường được dùng trong gia công hàng xuất khẩu? đặc điểm của L/C đó - Sử dụng thư tín dụng đối ứng: Là một thư tín dụng được phát hành bắt đầu có hiệu lực khi một thư tín dụng khác đối ứng với nó đã được phát hành ra.
  8. - Đặc điểm:  Dựa vào 1 sự có mặt trước của 1 thư tín dụng khác mà đối ứng với nó.  Thường có ghi “L/C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C khác đối ứng với nó để cho người này hưởng” và trong L/C đối ứng ghi “L/C này đối ứng với L/C số mở ngày qua ngân hàng ”  Đối với gia công xuất khẩu, khi sử dụng thư tín dụng đối ứng cần phải xác định rõ xem bên nào được hưởng lợi bao nhiêu, các điều chú ý về việc nguyên liệu và sản phẩm cuối cùng. Câu 13: Trong phương thức Barter, loại L/C nào có thể được áp dụng? đặc điểm của L/C đó Trong phương thức Barter (mua bán đối lưu), loại L/C thường được áp dụng là thư tín dụng đối ứng. Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C ), đây là loại L/C mà trong nội dung của nó có điều khoản quy định “ L/C này chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi mở một L/C khác có kim ngạch tương đương” Như vậy hai bên mua và bán vừa phải mở L/C vừa phải giao hàng. (tương tự như câu 12) Câu 14: Những nguồn luật nào điều chỉnh việc xin mở L/C ở Việt Nam? Tại sao lại coi đơn xin mở L/C là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa người nhập khẩu và ngân hàng phát hành L/C Nguồn luật nào điều chỉnh việc xin mở Lc ở VN: Hiện nay VN chưa có nguồn luật quốc gia nào điều chỉnh việc xin mở LC ở VN mà việc xin mở LC ở VN thì được chủ yếu được điều chỉnh bởi các tập quán quốc tế như UCP600-ISBP681 nếu 2 bên có dẫn chiếu tới trong hợp đồng. Trong các bộ luật hiện nay của VN thì như Luật dân sự 2005 hay pháp lệnh ngoại hối 2005 thì chỉ điều chỉnh đến việc lựa chọn nguồn luật cho các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài rằng là 2 bên được tùy ý lựa chọn nguồn luật dựa trên sự thống nhất nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không trái với pháp luật VN. Coi đơn xin mở LC là hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa người nhập khẩu và ngân hàng phát hành vì người nhập khẩu phải làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng, trả một khoản lệ phí mở thư tín dụng và ký quỹ một số tiền nhất định trong NH. Trong đơn xin mở thư tín dụng phải ghi rõ nội dung cụ thể về hàng hóa, điều kiện xuất trình chứng từ. NH căn cứ vào đó mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng lợi và chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ do người xuất khẩu xuất trình. Nếu chứng từ hoàn toàn phù hợp với nội dung và điều kiện của thư tín dụng thì NH sẽ nhận chứng từ
  9. và thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu, sau đó NH thu lại tiền của người NK và giao chứng từ cho người NK đi lấy hàng Vì vậy có thể nói thư xin mở Lc là một hợp đồng kinh tế dịch vụ giữa NH và khách hàng vì ở đây NH đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ thanh toán hộ ( trả tiền cho người hưởng lợi), dịch vụ kiểm tra chứng từ hoặc có thể là dịch vụ cấp tín dụng cho khách hàng ( nếu ký quỹ của khách hàng dưới 100% giá trị LC) Câu 15: Ngân hàng phát hành L/C có khoảng thời gian bao nhiêu ngày để kiểm tra chứng từ do người hưởng lợi L/C xuất trình ( theo qui định của UCP 600) Trả lời: Theo quy định của UCP 600 (Khoản b điều 14) ta thấy: “Ngân hàng chỉ định hành dộng theo sự chỉ định, Ngân hàng xác nhận, nếu có, và ngân hàng phát hành sẽ có tối đa cho mỗi ngân hàng là 5 ngày làm việc ngân hàng tiếp theo ngày xuất trình để quyết định xem việc xuất trình có phù hợp hay không. Thời hạn này không bị rút ngắn hoặc không bị ảnh hưởng nào khác bởi sự cố xảy ra trong hoặc sau ngày xuất trình rơi đúng vào ngày hết hạn hay ngày xuất trình cuối cùng.” Giờ làm việc của ngân hàng phát hành thứ 7 từ 9h-13h. Trung tâm thư tín của ngân hàng phát hành, hoạt động 24h/ngày, đã nhận dc 1 bộ chứng từ từ ngân hàng chiết khấu vào lúc 13h30, sau giờ làm việc. Bộ phận L/C của ngân hàng phát hành nhận bộ chứng từ vào ngày thứ 2, ngày làm việc tiếp theo. Vậy đâu là ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ? thứ 7 hay thứ 2? theo điều 2 – UCP600 có quy định: “ngày làm việc NH là ngày mà vào đó NH thường xuyên mở cửa tại nơi mà nơi đó một hoạt động có liên quan đến các quy tắc này được thực hiện” Vậy việc xuất trình chứng từ như vậy là không vào h làm việc của NH vì thế trên nguyên tắc là NH có thể từ chối việc xuất trình chứng từ. Tuy nhiên bằng việc chấp nhận việc xuất trình chứng từ ngoài giờ làm việc thông thường của NH trong trường hợp này thì theo như điều 2 của UCP 600 NH sẽ có 5 ngày làm việc NH tiếp theo ngày xuất trình thì sẽ bắt đầu tính từ thứ 2 Vậy, ngày bắt đầu tính thời hạn kiểm tra bộ chứng từ là ngày thứ 2, khi bộ phận L/C của ngân hàng phát hành nhận được bộ chứng từ. Câu 16: những loại tổ chức nào được phép phát hành L/C ( theo quy định của UCP 600)? Nếu người xuất khẩu nhận được 1 L/C được phát hành bởi 1 công ty tài chính Hồng Kông thì có chấp nhận L/C đó ko? Tại sao?
  10. vấn đề TCPNH phát hành L/C theo UCP cách đây vài năm đã được cộng đồng các ngân hàng quốc tế đặt ra cho Uỷ ban Ngân hàng thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC Banking Commission – UBNH ICC) xem xét và cho ý kiến quyết định. Tại cuộc họp ở Rome ngày 30/10/2002, UBNH ICC đã có ý kiến về vấn đề này và thống nhất kết luận rằng TCPNH không hề “vi phạm” UCP khi phát hành L/C theo UCP mặc dù việc phát hành đó không được dự tính trong UCP. Kết luận này đã được đăng trên web site ICC dưới tiêu đề “When a non-bank issues a letter of credit”” (Khi một TCPNH phát hành L/C). Lý giải cho kết luận của mình, UBNH ICC cho rằng UCP là tập hợp các quy tắc về tập quán và mang tính tự nguyện, do vậy, những quy tắc này có thể được sửa đổi hoặc loại bỏ. Việc TCPNH phát hành L/C cấu thành sự sửa đổi đó. Ngay cả khi UCP có quy định cấm TCPNH phát hành L/C thì điều cấm này vẫn có thể được sửa đổi bởi UCP không phải là luật có thể tự hạn chế phạm vi áp dụng của nó. Cả Uỷ ban Kỹ thuật và Tập quán Ngân hàng ICC lẫn UCP đều không thể xác định được ai có quyền phát hành L/C theo luật địa phương và cũng không xác định được ai có thể phát hành các cam kết theo UCP. Sự hạn chế đối với việc phát hành L/C là vấn để thuộc về quy chế theo luật địa phương. Ở một số quốc gia, các TCPNH được phép phát hành L/C. Trong khi đó, ở các quốc gia khác, chỉ có các định chế tài chính mới được phép phát hành L/C nhưng cũng có các tổ chức phi ngân hàng là các định chế tài chính. Do vậy, ở một số quốc gia, các tổ chức phi ngân hàng là các định chế tài chính, chẳng hạn như các công ty bảo hiểm vẫn có thể phát hành L/C. L/C là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư. Cần lưu ý rằng, một tổ chức tài chính không phải là ngân hàng cũng có quyền phát hành L/C Câu 17: Phân tích tính chất pháp lý của UCP 600 và mối quan hệ của nó với Luật quốc gia Tính chất pháp lý của UCP 600: là tập quán quốc tế mang tính chất tùy ý áp dụng. Mặc dù cho đến nay thì UCP 600 đã được rất nhiều nước áp dụng nhưng đây không phải là một văn bản luật mà nó chỉ là tập hợp các tập quán và thực tiễn NH trong phương thức tín dụng chứng từ được Quốc tế thừa nhận bảo gồm những điều khoản mang tính hướng dẫn cho người sử dụng. Điều 1 của UCP600 đã chỉ rõ rằng : “các quy tắc và thực hành thống nhât về TDCT, bản sửa đổi 2007,ICC xuất bản số 600 là quy tắc áp dụng cho bất cứ tín dụng chứng từ nào nếu nội dung của tín dụng chỉ ra một cách rõ ràng là có dẫn chiếu đến các quy tắc này. Các quy tắc này ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng”
  11. Khác với luật quốc gia hay công ước quốc tế UCP600 không được tự động áp dụng để điều chỉnh hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ mà mang tính chất pháp lý tùy ý. Các bên tham gia có quyền lựa chọn có hay không dùng UCP600 để điều chỉnh hoạt động thanh toán TDCT. Nhưng một khi các bên đã đồng ý áp dụng UCP600 thì các điều khoản của UCP600 sẽ ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên, trừ khi có sự thỏa thuận khác giữa hai bên nhưng thỏa thuận đó phải được ghi rõ ràng trong LC. Mối quan hệ của UCP600 với luật quốc gia : khi áp dụng UCP600 cũng cần phải lưu ý đến trường hợp xảy ra xung đột giữa luật quốc gia và UCP600. Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ gắn bó với các nghiệp vụ kinh tế khác như mua bán, vận tải do đó việc vận dụng nhiều đến luật lệ hoạc tập quán đặc thù ở hai hay nhiều nươc khác nhau khi giải quyết các tranh chấp là điều không thể tránh khỏi và điều này dễ dẫn đến sự xung đột pháp luật giữa UCP600 và luật quốc gia. Khi trường hợp như vậy xảy ra thì việc lựa chọn nguồn luật để tuân theo được thực hiện theo nguyên tắc về xung đột pháp luật(tổng thể các quy định của pháp luật tồn tại trong tất cả các hệ thống tư pháp quy định các nguyên tắc có tính hướng dẫn đối với việc lựa chọn pháp luật điều chỉnh) và đó là các nguyên tắc của luật quốc gia và có tính chất khác nhau với tứng nước vì vậy nếu có mâu thuẫn giữa UCP600 và luật quốc gia thì việc lựa chọn nguồn nào để điều chỉnh là còn tùy thuộc vào luật của từng nước. ví dụ như ở Mỹ hay VN thì khi có xung đột pháp luật thì UCP600 sẽ được áp dụng, còn ở Trung Quốc thì luật quốc gia sẽ chiếm ưu thế và phải được tuân thủ. Cau 18: Trong những chứng từ xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành L/C, chứng từ nào bị từ chối thanh toán, nếu ngày phát hành chứng từ đó sau ngày giao hàng quy định trên L/C? (Bình luận điều 28e của UCP 600) Điều 28e, UCP 600: Ngày của chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ ngày không chậm hơn ngày giao hàng. Như vậy chứng từ bảo hiểm bị từ chối thanh toán nếu ngày phát hành chứng từ đó sau ngày giao hàng quy định trên L/C. Theo UCP 500 và ý kiến của các chuyên gia, nếu kiểm tra chứng từ bảo hiểm và phát hiện rằng ngày phát hành chứng từ bảo hiểm muộn hơn ngày xếp hàng lên tàu ghi trên B/L, thanh toán viên có thể xem đó là điểm bất hợp lệ có giá trị để từ chối trả tiền UCP 600 cho phép bảo hiểm đơn ghi ngày phát hành muộn hơn ngày giaop hàng với điều kiện bảo hiểm đơn phải ghi chú thêm rằng bảo hiểm có hiệu lực kể từ một ngày nào đó không muộn hơn ngày giao hàng lên tàu. Ví dụ, một bảo hiểm đơn có ghi ngày phát hành là 15/02/2007
  12. nhưng ngày giao hàng được ghi là 13/02/2007 là bất hợp lệ (bởi ngày phát hành muộn hơn ngày giao hàng). Tuy nhiên, bảo hiểm đơn ghi như trên sẽ được xem là hợp lệ nếu ở đâu đó trên bề mặt của nó có ghi chú thêm rằng bảo hiểm này có giá trị hiệu lực kể từ ngày 13/02/2007, tức là không muộn hơn ngày giao hàng Câu 19: Em hiểu tính chân thật bề ngoài của L/C theo điều 9b của UCP 600 là gì? Tính chân thật bề ngoài của L/C là việc L/C phải đảm bảo các yếu tố sau đây: - Là bản gốc: có chữ ký, có testkey, đúng swiftkey - L/C không có những ghi chú về sự chưa hoàn thiện của L/C: + Full details will follow making operative L/C + Full details to follow + Mail confirmation is to be the operative credit instrument - Bản thân L/C rõ ràng, không mất thông tin Câu 20: Người xuất khẩu có nên chấp nhận L/C không có tham chiếu UCP 600, 2007, ICC? Tại sao? Về mặt nguyên tắc vẫn có thể chấp nhận Lc không có tham chiếu đến UCP600,2007,ICC bởi LC là một tập quán quốc tế mang tính chất tùy ý, các bên có thể tự thỏa thuận đưa ra áp dụng hay không hay vẫn có thể áp dụng các số xuất bản UCP cũ hơn như UCP500 hay trước đó. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới thì rất nhiều các doanh nghiệp cũng như những người nghiên cứu đã thừa nhận rằng UCP600,2007,ICC là tập quán quốc tế đầy đủ nhất điều chỉnh trong lĩnh vực thanh toán tín dụng chứng từ hơn nữa so với những số xuất bản cũ hơn thì đây là phiên bản cập nhật nhất và phù hợp nhất với sự phát triển của TTQT hiện nay Vì vậy khuyến cáo cho người xuất khẩu là vẫn có thể nhưng không nên chấp nhận LC không có tham chiếu tới UCP600 để tránh những rắc rối xảy ra. Câu 21: Phân tích ưu nhược điểm của phương pháp tín dụng chứng từ? Thực chất trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, phương thức thanh toán thư tín dụng đã chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển
  13. hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên.Phương pháp này đảm bảo an toàn cho cả 2 bên và phát huy vai trò của ngân hàng trong thanh toán. a. Ưu điểm. Đối với người mua Phương thức thanh toán L/C giúp người mua có thể mở rộng nguồn cung cấp hàng hoá cho mình mà không phải tốn thời gian, công sức trong việc tìm đối tác uy tín và tin cậy. Bởi lẽ, hầu hết các giấy tờ chứng từ đều được Ngân hàng đối tác kiểm tra và chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai sót này. Người mua được đảm bảo về mặt tài chính rằng bên bán giao hàng thì mới phải trả tiền hàng. Ngoài ra, các khoản ký quỹ mở L/C cũng được hưởng lãi theo quy định Đối với người bán. Người bán hoàn toàn được đảm bảo thanh toán với bộ chứng từ hợp lệ. Việc thanh toán không phụ thuộc vào nhà nhập khẩu. Người bán sau khi giao hàng tiến hành lập bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản của L/C sẽ được thanh toán bất kể trường hợp người mua không có khả năng thanh toán. Do vậy, nhà xuất khẩu sẽ thu hồi vốn nhanh chóng, không bị ứ đọng vốn trong thời gian thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán này, Ngân hàng thu được các khoản phí thủ tục, ngoài ra, Ngân hàng còn thu hút được một khoản tiền khá lớn (Khi có ký quỹ). Khi thực hiện nghiệp vụ này, Ngân hàng còn thực hiện được một số nghiệp vụ khác như cho vay xuất khẩu, bảo lãnh, xác nhận, mua bán ngoại tệ Hơn nữa, thông qua nghiệp vụ này uy tín và vai trò của Ngân hàng trên thị trương tài chính quốc tế được củng cố và mở rộng. b. Nhược điểm. Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức thanh toán an toàn và phổ biến nhất trong thương mại quốc tế hiện nay. Hình thức này có nhiều ưu việt hơn hẳn các hình thức thanh toán quốc tế khác. Tuy nhiên, nó cũng không tránh khỏi những nhược điểm. Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn. (Lợi ích đối với người xuất khẩu:
  14. - NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. - Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. - Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm). - KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng Lợi ích đối với người nhập khẩu: - Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). Lợi ích đối với Ngân hàng: - Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ - Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế Nhược điểm của phương pháp này là thủ tục phức tạp và chi phí cao. Vì vậy đòi hỏi các bên lien quan phải thận trọng trong từng khâu thực hiện.) Câu 22: Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý điều gì? Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng - ngân hàng mở thư tín dụng - theo yêu cầu của khách hàng - người yêu cầu mở thư tín dụng - sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác - người hưởng lợi số tiền của thư tín d ụng - hoặc chấp nhận hối phiếu do ngư ời này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù h ợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Trong phương thức tín dụng chứng từ thì quyền lợi của người bán được đảm bảo hơn như: đảm bảo thu tiền về an toàn; giá trị hợp đồng thu về không bị mất giá trong trường hợp tiền tệ biến động; mở rộng qua hệ buôn bán; trong những điều kiện thương mại giống nhau thì thu tiền càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, người xuất khẩu cũng sẽ gặp phải những rủi ro nhất định và cần lưu ý những điểm sau.
  15. 1. Người hưởng lợi L/C kiểm tra nội dung L/C, nếu chấp nhận thì tiến hành giao hàng, ngược lại thì yêu cầu ngân hàng phát hành tu chỉnh L/C cho phù hợp với hợp đồng và luật lệ có liên quan mà hai bên áp dụng. Những yêu cầu kiểm tra như sau Khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành Nội dung L/C không trái với nội dung của hợp đồng Những yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C đối với người hưởng lợi phải có tính khả thi, không trái với luật lệ có liên quan đến L/C mà 2 bên đang áp dụng Vì chứng từ xuất trình phải phù hợp về bề mặt với các điều kiện và điều khoản của L/C, cho nên, phải kiểm tra kỹ lưỡng hình thức câu chữ ghi trong L/C, câu chữ nào không rõ ràng, mơ hồ mà cho thể hiểu bằng nhiều cách khác nhau, cần yêu cầu ngân hàng phát hành làm rõ. 2. Người hưởng lợi L/C ngoài hợp đồng, còn phải nghiên cứu nội dung L/C để chỉ đạo giao hàng cho đúng các yêu cầu của L/C, bởi vì chỉ có như thế mới nhận được các chứng từ giao hàng phù hợp với L/C. 3. Người hưởng lợi lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C để xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành L/C. Bộ chứng từ gồm có: Hối phiếu hoặc hóa đơn(nếu không dùng hối phiếu), các chứng từ thương mại, thư yêu cầu đòi tiền theo L/C. 4. 5 cách đòi tiền được quy định trong L/C: Nguời hưởng lợi đòi tiền ngân hàng thông báo Nguời hưởng lợi đòi tiền ngân hàng thứ ba Nguời hưởng lợi đòi tiền ngân hàng chiết khấu chỉ định Nguời hưởng lợi đòi tiền bằng điện Nguời hưởng lợi đòi tiền ngân hàng phát hành Chọn cách nào là hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận các bên trong đàm phán và ký kết hợp đồng. 5. Trong giao dịch L/C không xác nhận, người xuất khẩu có thể phải chịu rủi ro không được thanh toán nếu : (i) xảy ra các biến cố không thuận lợi ở quốc gia nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở hoạt động, hoặc (ii) ngân hàng phát hành gặp khó khăn về khả năng thanh toán.
  16. Vì vậy, nếu người xuất khẩu không thể đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến ngân hàng phát hành, thì người xuất khẩu nên yêu cầu ngân hàng xác nhận vì mức độ an toàn cho người xuất khẩu sẽ cao hơn. Để được ngân hàng xác nhận, người xuất khẩu nên tham khảo ý kiến của ngân hàng trước khi tham gia vào một giao dịch xuất khẩu nào đó. Câu 23: Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, doanh nghiệp nhập khẩu cần lưu ý điều gì? Khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ, doanh ngiệp nhập khẩu cần lưu ý hạn chế những rủi ro sau: 1.1 Nguyên nhân - Việc thanh toán của ngân hàng cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế chứng từ hàng hoá - Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài: bộ chứng từ là hoàn hảo thì thanh toán tiền . 1.2 Rủi ro và các biện pháp phòng tránh - Rủi ro loại 1: Rủi ro do nhà xuất khẩu không cung cấp hàng hoá hoặc cung cấp hàng hoá không đúng yêu cầu của nhà xuất khẩu. * Biện pháp phòng tránh + Tìm hiểu bạn hàng kĩ lưỡng + Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác + Nghiên cứu kĩ quy định về điều khoản phạt trong hợp đồng + Yêu cầu cả hai bên kí quỹ tại 1 ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng + Yêu cầu phải đưa ra những công cụ đảm bảo an ninh thanh toán của ngân hàng để đảm bảo có lợi nhà xuất khẩu. - Rủi ro loại 2: Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ trung thực mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ + Nhà xuất khẩu có thể làm các giấy tờ giả để được thanh toán tiền từ ngân hàng + Mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ. * Biện pháp phòng tránh + Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất cụ thể chặt chẽ do cơ quan đáng tin cậy cấp
  17. + Vận đơn do hàng tàu đích danh lập + Đề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc (bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu + Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của phòng thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự + Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc cơ quan quốc tế cấp. + Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra - Rủi ro loại 3: Một số rủi ro khác + Lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp không đúng qui định. + Nếu không qui định bộ vận đơn đầy đủ thì một nguời khác có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó nguời trả tiền là nhà nhập khẩu * Biện pháp phòng tránh + Giành quyền chủ động thuê tàu. + Chỉ định hàng tàu nổi tiếng, nên thuê tàu của hàng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu. + Mua bảo hiểm cho hàng hoá. + Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà nhập khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, + Yêu cầu bộ chứng từ sẽ đầy đủ. Câu 24: Theo UCP 600, khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ ngân hàng phát hành cần lưu ý điều gì? Trước hết, đối với ngân hàng mở L/C, căn cứ vào đơn xin mở L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và tìm cách thông báo L/C đó cùng với việc gửi bản gốc L/C cho người xuất khẩu. Thông thường việc thông báo v à gửi L/C phải thông qua một ngân h àng đ ại lý của nó ở nước người xuất khẩu. Cũng có thể ngân hàng này gửi thẳng bản gốc L/C cho người xuất khẩu. Nếu có yêu cầu sửa đổi, bổ sung của người xin mở L/C của người xuất khẩu đối với L/C, ngân hàng tiến hành sưả đổi, bổ sung khi có văn bản chính thức của khách hàng gửi đến. Ngân hàng có trách nhi ệm kiểm tra chứn g từ của người xuất khẩu gửi đến, nếu chứng từ phù hợp với những điều quy định trong L/C và không mâu thu ẫn lẫn nhau thì trả tiền cho người
  18. xuất khẩu và đòi tiền người nhập khẩu, ngược lại thì từ chối thanh toán. Khi kiểm tra chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, ngân hàng chỉ chịu trách nhiệm kiểm tra “bề ngoài” của chứng từ có phù hợp với L/C hay không chứ không chịu trách nhiệm về kiểm tra tính chất pháp lý và tính chính xác của chứng từ v.v Mọi sự tranh chấp về tính chất “bên trong” của chứng từ là do người nhập khẩu và xuất khẩu tự giải quyết. Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp ngân hàng rơi vào đúng các bất khả kháng như chiến tranh, đình công, nổi lọan, lụt lội, động đất v.v Nếu L/C hết hạn giữa lúc đó, ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến vào dịp đó, trừ khi đã có những quy định dự phòng. Mọi hậu quả sinh ra do lỗi của mình, ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm. Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở L/C thông thường từ 0,125% đến 0,5% trị giá của L/C. Câu 25: Theo UCP 600, khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ ngân hàng thông báo cần lưu ý điều gì? 3.2.2 Bất lợi + Phải chịu trách nhiệm phải có sự quan tâm hợp lí để đảm bảo rằng L/C là chân thật. + Bao gồm cả việc xác minh chữ kí, mã khoá, mã điện trước khi gửi thông báo khách hàng. 3.2.3 Rủi ro + Chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ kí, khoá mã, điện mã, ) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. + Rủi ro với ngân hàng thông báo xảy ra khi gặp phải 1 L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Ngân hàng thông báo sẽ phải chịu trách nhiệm với các bên. 3.2.4 Biện pháp phòng tránh + Nếu nghi ngờ về tính chân thật của người thụ hưởng, cần điện ngay cho ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo cho quan điểm của mình. + Thận trọng với các L/C nhận được từ các ngân hàng không có quan hệ đại lí đặc biệt là các ngân hàng không quen biết. + Bất kì L/C hoặc sửa đổi L/C là không xác minh được tính chân thật thì phải liên lạc ngay ngân hàng phát hành để làm rõ. + Dựa vào quy tắc xác định tính chân thật của L/C: L/C bằng thư, xác minh chữ kí, L/C bằng điện talex, xác minh testkey, L/C bằng swift, xác minh bằng swift code
  19. 25. Theo UCP 600, khi thực hiện phương thức tín dụng chứng từ NHTB cần lưu ý những gì ? NHTB là NH tiến hành thông báo thư tín dụng theo yêu cầu của NHFH Vì vậy trong quá trình thực hiện phương thức tín dụng chứng từ NHTB cần lưu ý những điểm sau : Khi nhận được điện thông báo thư tín dụng của NH mở thư tín dụng, NH này sẽ chuyển toàn bộ nội dụng thư tín dụng đã được cho người XK dưới hình thức văn bản NH thông báo chỉ phải chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bức điện đóThường ở cuối bức điện “ phease note that we assume no responsibility for any error or omission in the transmission and translation of the cable” ( chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ một sự lỗi lầm nào hay thiếu sót trong khi chuyển và dịch bức điện này ) Bằng việc thông báo tín dụng, NHTB hiểu rằng tự nó đã thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của tín dụng hoặc của sửa đổi và thông báo phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của tín dụng hoặc sửa đổi đã nhận Một NHTB có thể sử dụng dịch vụ của NH khác (NHTB thứ 2) để thông báo tín dụng và bất cứ sửa đổi nào cho người thụ hưởng. Khi tiến hành thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, thì NHTB thứ 2 đã hiều rằng tự nó đã thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của TB mà nó đã nhận được và thông báo phải phản ánh chính xác các điều khoản và điểu kuênj của tín dụng và sửa đổi Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển tới , Ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng mở tín dụng . Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng mở tín dụng miễn là họ chứng minh được mình đã gửi nguyên vẹn và đúng hạn bộ chứng từ đó . Một NHTB, mà không phải là NHXN, thông báo tín dụng và bất cứ sửa đổi nào đều không có bất cứ một sự cam kết nào về thanh toán hoặc thương lượng thanh toán Một NH sử dụng dvu của NHTB hoặc NHTB thứ 2 để thông báo tín dụng thì cũng phải sử dụng NH đó thông báo bất cứ sửa đổi nào của tín dụng Nếu một NH được yêu cầu thông báo một tín dụng hoặc sửa đổi nhưng quyết định không làm việc đó thì nó phải thông báo không chậm trễ cho NH mà nó đã nhận được tín dụng, sửa đổi hoặc thông báo từ NH này Nếu một NH được yêu cầu thông báo một tín dụng hoặc một sửa đổi, nhưng tự nó không thể thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của tín dụng, của sửa đổi, hoặc của TB thì nó phải thông báo không chậm trễ cho NH mà nó đã nhận được chỉ thị từ NH này. Tuy nhiên nếu NHTB hoặc NHTB thứ 2 quyết định thông báo tín dụng hoặc sửa đổi, thì nó phải thông báo cho người thụ hưởng hoặc NHTB thứ 2 biết rằng tự nó không thể thỏa mãn được tính chân thật bề ngoài của tín dụng, của sửa đổi hoặc của thông báo
  20. 26. trình bày điểm khác biệt trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ của NHTM VN và theo UCP 600? Có thể nói về cơ bản thì quy trình thanh toán tín dụng chứng từ của NHTM VN so với UCP là tương đối giống nhau. Về số lượng các bước và trình tự thực hiện thanh toán, tuy nhiên có một số điểm khác biệt sau đây Quy trình thanh toán của UCP 600 chỉ gồm 4 đối tượng tham gia đó là người XK, người NK, NHFH và NHTB. Trong khi đó thì quy trình thanh toán của NHTM VN gồm 5 đối tượng : ngoài những đối tượng như quy định của UCP 600 còn có sự xuất hiện của chi nhánh NHFH (điều này được xuất hiện trong tập quán thanh toán của NHTM VN là bởi vì NH có trách nhiệm phát hành LC phải là NH chính – trụ sở chính của NH vì vậy việc tiếp cận được với NH mẹ và xin phát hành LC là việc làm tương đối phức tạp vì vậy để giúp dn dễ dàng hơn trong quá trình xin lập LC thì thay vì phải lên tận trụ sở chính DN chỉ cần xin mở tại NH chi nhánh của NH mẹ tại địa phương của mình) Các bước như (1)gửi đơn yêu cầu phát hành LC và tiến hành ký quỹ (2)FH LC cho người xuất khẩu hưởng lợi (3)NHTB tiến hành thông báo LC và chuyển bản gốc LC cho người hưởng lợi (4)giao hàng (5)xuất trình chứng từ đòi tiền NHFH LC (7)Người yêu cầu chấp nhận hay từ chối thanh toán Là hoàn toàn giống với quy trình thanh toán tín dụng chứng từ của UCP 600 Tuy nhiên trong tập quán thanh toán của NHTM VN còn có (6)NHFH thông báo kết quả kiểm tra chứng từ cho người yêu cầu (8)NHFH thông báo chấp nhận hay từ chối nhận chứng từ Thì trong UCP 600 bước 8 sẽ chuyển thành bước 6 Theo như UCP 600 thì NH có thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc NH để kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ nhưng trong thực tế các NHTM VN thưởng chỉ kiểm tra chứng từ từ 1 – 3 ngày còn thời gian còn lại thì bộ chứng từ sẽ được gửi đến người nhập khẩu ( nhẳm tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi TT tức là doanh nghiệp khi trả lời thông báo của NH sẽ có thời gian để tham khảo ý kiến của NH ) và từ đó NH sẽ đưa ra QD đồng ý hay từ chối thanh toán
  21. Quy trình 5, xuất trình chứng từ. L/C thường có quy định một thời hạn hiệu lực hợp lý tối thiểu là 21 ngày sau khi giao hàng. Tuy nhiên, để giảm thời hạn hiệu lực và thu được tiền sớm thì bên xuất trình có thể lập trước 1 số chứng từ có thể không nhất thiết phải để sau ngày giao hàng như C/O, C/I, Khi xuất trình chứng từ để kiểm tra phải nằm trong thời hạn xuất trình tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp sai sót cần chu chỉnh lại vì vậy trên thực thế thì thời hạn kéo dài thêm 1,2 ngày vẫn chấp nhận được. Một điểm khác biệt nữa này sinh từ khác biệt về các đối tượng tham gia thanh toán thì trong UCP 600 thường thì NH phát hành sẽ là NH lập bộ LC và thanh toán còn đối với các NHTM ở VN thì sẽ có nhiệm vụ là lập LC sơ bộ trình lên trụ sở chính và cả nhiệm vụ thanh toán 27. Trình bày quy trình phát hành LC. NHPH thư tín dụng có thể gặp rủi ro gì khi thanh toán tín dụng chứng từ? để tránh rủi ro, NH phải làm gì? Qui trình phát hành LC 1. Người hưởng lợi viết đơn xin mở thư tín dụng gửi tới NHFH Căn cứ để viết đơn yêu cầu phát hành đó là hợp đồng mua bán ngoại thương và UCP 600 (nếu dẫn chiếu) Do Lc được hình thành trên cơ sở HDTM vì vậy nội dung của HD là cơ sở để thiết lập đơn xin phát hành LC Người yêu cầu ký quỹ mở LC tại NHFH. Mức ký quỹ là do NH qui đinh và phụ thuộc vào mối quan hệ của doanh nghiệp và NH Viết tối thiểu 2 bản giấy đền nghị mở L/C. Đây là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp giữa đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C và cũng là cơ sở để ngân hàng viết thư tín dụng gửi cho đơn vị xuất khẩu. Thường thì các NH quy định tỷ lệ ký quỹ có thể là 100% giá trị của HD tức là các NH chỉ cho mượn sự tín nhiệm của mình Hoặc có thể nhỏ hơn 100% giá trị LC thì NH vừa cấp tín dụng mà vừa cho mượn sự tín nhiệm Đối với các NHTM VN thì khi viết đơn yêu cầu mở LC thì ngoài các điều kiện nêu trên còn cần phải có các điều kiện về các loại giấy tờ như giấy phép đăng ký kinh doanh, tài khoản ngoại tệ tại NH, các giấy tờ liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa,
  22. Trên đơn xin mở LC phải có chữ ký của giám đốc hoặc kế toán trưởng của đơn vị nhập khẩu 2. NHFH LC Căn cứ giấy đề nghị mở L/C của nhà nhập khẩu và các chứng từ có liên quan, ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để thực hiện kí quỹ (mức ký quỹ tùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ của ngân hàng mở L/C). Khi quyết định mở L/C, ngân hàng mở L/C phải hiểu rằng chính ngân hàng mở L/C là người thanh toán cho người thụ hưởng L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không,còn tồn tại hay phá sản. Do đó, NH mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh, tài chính của người mở. Đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập khẩu hàng hóa. Sau khi lập L/C NH sẽ gửi cho đơn vị xuất khẩu thông qua NH thông báo tại nước xuất khẩu.Việc chuyển thư được thực hiện bằng đường hàng không bưu chính hoặc bằng điện tín, hệ thống Swift. 2 cách phát hành LC: Phát hành bằng thư Phát hành bằng điện : telex và điện swift mt 700 Hiện nay chủ yếu dùng swift mt 700: do đây là trường điện chuyển giao thông tin trực tiếp giữa các NH trên toàn cầu nên vừa đảm bảo được tốc độ mà vừa an toàn không sợ bị rò rỉ thông tin. Về bản chất tín dụng là một loại giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà hợp đồng này làm cơ sở để lập thư tín dụng, các NH không bị liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như thế hoặc thậm chí ngay cả trong thư tín dụng có dẫn chiếu tới hợp đồng 3. Các nội dung chủ yếu của LC Số lượng bản gốc phát hành, loại thư tín dụng Ngày phát hành, ngày hết hạn Tên địa chỉ của người nhập khẩu, người hưởng lợi, của NH chi nhánh Loại tiền và số tiền của LC Hình thức thanh toán của LC Thời hạn giao hàng có thể được ghi : ngày giao hàng chậm nhất, sớm nhất, trong vòng, khoảng, ngày cụ thể,,,, Cách giao hàng : giao hàng nhiều lần, hay giao hàng từng phần, được phép chuyển tải hảy không
  23. Địa điểm bốc hàng lên tàu, dỡ hàng Các chi phí có liên quan trả ntn Thời hạn xuất trình chứng từ Chỉ dẫn thanh toán của NH Rủi ro của NHFH khi thanh toán TDCT Rủi ro do nhà NK không tuân thủ các quy định của nhà nước về NK : chẳng hạn như nhà NK nhập hàng đã qua sử dụng có tuổi đời vượt quá quy định cho phép, nhập các mặt hàng kém chất lượng gây ô nhiễm môi trường . Các trường hợp này nếu bị phát hiện và tạm giữ hoặc buộc tái sản xuất sẽ dẫn đến tình trạng trốn tránh trách nhiệm thanh toán của nhà NK, NHFH sẽ gặp rủi ro nếu bộ chứng từ xuất trình hợp lệ. tuy nhiên loại rủi ro này có khả năgn sảy ra nhiều hơn đối với các LC trả chậm mà tỷ lệ ký quỹ không đủ 100% giá trị lô hàng, còn đối với những LC trả ngay các dn phải nộp đủ tiền thì NH mới ký hậu vận đơn để đi nhận hàng Rủi ro do nhà NK và nhà XK câu kết với nhau để buôn lậu hoặc thực hiện những hành vi gian lận thương mại : nhà NK nhập hàng không đúng với những mặt hàng ghi trong hợp đồng và tờ khai hải quan, Rủi ro về tỷ giá : khi nhập hàng, nhà NK không thể lường trước được mức độ trượt giá của đồng nội tệ nên khi hàng nhập về tỷ giá trượt mạnh đối với những mặt hàng có giá bán cạnh tranh không thể tăng được, nhà NK không muốn nhận hàng vì sợ bị lỗ. Trong trường hợp đó nếu tỷ lệ ký quỹ không đủ để bù đắp tỷ lệ trượt giá của đồng nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra với NH Rủi ro nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản : đây là rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất với các NHFH vì NHFH buộc phải thanh toán cho người xuất khẩu nhưng không thể thu hồi tiền từ phía NK Ngoài những rủi ro trên còn có những rủi ro khác như : rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng, rủi ro do nhà XK có hành vi lừa đảo bằng cách lập bộ chứng từ giả, rủi ro do NH mở LC không tuân thủ đúng những quy định của UCP mà mình đã dẫn chiếu . Những biện pháp ngăn ngừa rủi ro : Thẩm định để nắm vững tình hình tài chính của DN NK Cân nhắc những điều kiện đối với NHFH : thường thì khi vận chuyển bằng đường biển hàng hóa sẽ đến trước bộ chứng từ trong một khoảng thời gian nhất định vì vậy số tiền lưu kho lưu bãi đối với người nk là khôg hề nhỏ,để có thể sớm đi nhận hàng thì người nk thường yêu cầu NHFH mở LC cho phép điều kiện là 1`/3BCt được gửi trực tiếp đến người mở và 2/3 còn lại gửi qua NH mở. trong trường hợp này nếu chấp nhận thì NH cần nhất thiết quy định vận đơn phải là vận đơn theo lệnh của NH
  24. Một trường hợp khác cũng dễ gây rủi ro đó là việc NHFH cho phép người bán sau khi xuất trình một BCT hợp lý thì đưcoj đòi tiền bằng điện TTR, đây là hình thức đòi tiền có bảo lưu quyền đòi lại có nghĩa là nếu sau khi chuyển tiền bằng điện cho thanh toán mà phát hiện ra sai sót thì có quyền đòi lại tiền từ người xk nhưng thiện chí có muốn trả lại hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào người XK vì vậy khi chấp nhận cần phải xem xét kỹ lưỡng Định mức ký quỹ hợp lý Tuân thủ đúng các quy định của NHNN về việc mở LC nhập hàng trả chậm 28. quy trình thông báo LC. NHTB có thẻ gặp rủi ro gì khi thông báo thư tín dụng? để tránh rủi ro, NH phải làm gì? Quy trình thông báo LC 1. Tiếp nhận và kiểm tra tính chân thật của L/c Ngân hàng thông báo tiếp nhận L/C (các tu chỉnh L/C nếu có) từ một trong những ngân hàng sau: - Ngân hàng phát hành L/C ở nước ngoài - Ngân hàng thông báo ở nước ngoài - Ngân hàng thông báo trong nước. Sau khi nhận L/C dưới hình thức thư, telex, swift, ngân hàng phải ghi ngày giờ nhận và đóng dấu RECEIVED. Sau đó Ngân hàng tiến hành kiểm tra tính chân thật bề ngoài L/C như sau:
  25. 1.1 Nếu L/C mở bằng thư: Trên L/C phải có chữ kí ủy quyền của ngân hàng phát hành L/C. Ngân hàng thông báo kiểm tra tính xác thực chữ kí trên L/C, bằng cách so sánh đối chiếu với mẫu chữ kí mà ngân hàng phát hàng L/C nước ngoài cung cấp trước đó phải khớp đúng. Có hai trường hợp xảy ra: Nếu chữ kí trên L/C đúng với chữ kí mẫu mà ngân hàng mở L/C đã đăng kí tại ngân hàng thông báo, ngân hàng này sẽ tiến hành kiểm tra nội dung L/C và thông báo cho người xuất khẩu. Nếu chữ kí trên L/C không đúng hoặc chưa đăng kí chữ kí mẫu tại ngân hàng thông báo, ngân hàng này phải điện cho ngân hành phát hàng L/C để xác minh tính chân thật của L/C, đồng thời báo cho người xuất khẩu biết tính chân thật của L/C đã được xác minh. Sau khi nhận được điện xác minh chữ kí của ngân hàng phát hành L/C, ngân hàng thông báo phải kiểm tra mã test nhận được và báo cho người xuất khẩu biết. 1.2 Nếu L/C mở bằng Telex Khi nhận được L/C mở bằng telex, ngân hàng kiểm tra Testkey đúng thì thực hiện các bước tiếp theo. Nếu Testkey sai, ngân hàng điện tra soát để thông báo cho ngân hàng phát hành L/C biết và yêu cầu ngân hàng này cung cấp Test đúng. 1.3 Nếu L/C mở bằng SWIFT Khi nhận được L/C mở bằng SWIFT coi như đã xác thực tại ngân hàng vì hệ thống SWIFT tự động giải mã khi nhận được thông tin từ ngân hàng mở L/C ở nước ngoài. Tìm hiểu về Swift: Swift thực chất là tổ chức Tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu. SWIFT cung cấp (a) các dịch vụ truyền thông an ninh và (b) phần mềm giao diện cho các cơ quan chuyên bán buôn tài chính. SWIFT là một tổ chức phi lợi nhuận. Mục đích là giúp các ngân hàng trên thế giới, tất nhiên phải là thành viên của SWIFT, chuyển tiền cho nhau hoặc trao đổi thông tin cho nhau. Các thành viên trao đổi thông tin, chuyển tiền cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch. Ngân hàng muốn thực hiện thông báo qua hệ thống Swift thì nó phải nằm trong hệ thống Swift này. Hiện nay hầu hết các ngân hàng phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu đều tham gia hệ thống Swift này. Khi tham gia hệ thống, mỗi ngân hàng sẽ được cung cấp 1 mã giao dịch gọi là SWIFT code. Nếu là mã số của hệ thống SWIFT thì nó phải có từ 8 đến 11 ký tự. 4 ký tự đầu nhận diện ngân hàng
  26. 2 ký tự kế nhận diện quốc gia 2 ký tự nhận diện địa phương 3 ký tự chót nếu có thì nhận diện chi nhánh. Nếu là chi nhánh chính thì 3 ký tự chót là “XXX”. 2. Kiểm tra nội dung của L/C Kiểm tra nội dung của L/C nhằm giúp ngân hàng thông báo chú ý các điều kiện đặc biệt, các sai sót hoặc bất hợp lệ ( nếu có) trong quá trình thực hiện L/C và báo cho người xuất khẩu biết để yêu cầu người nhập khẩu sửa đổi trước khi tiến hành thực hiện L/C. Ngân hàng giúp người xuất khẩu phát hiện các bất lợi mà họ không thể thực hiện được khi nhà nhập khẩu sửa đổi hoặc thêm bớt các điều khoản trong L/C không phù hợp với hợp đồng thương mại đã kí giữa hai bên. Để kiểm tra L/C tốt, ngân hàng phải dựa trên hai đòi hỏi sau: - Nội dung các điều khoản của L/C phải rõ ràng, đầy đủ và chính xác - Các nội dung của L/C sẽ không gây bất lợi cho nhà xuất khẩu Thông thường thì ngân hàng sẽ kiểm tra các nội dung sau: Nơi và ngày phát hành L/C Ngân hàng mở L/C (ngân hàng thanh toán) Ngân hàng mở là ngân hàng đại diện cho nhà nhập khẩu đứng ra cam kết thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu nên ngân hàng thông báo phải xét đến uy tín, khả năng tài chính của ngân hàng mở L/C để khuyến cáo nhà xuất khẩu đề nghị nhà nhập khẩu mở L/C xác nhận, tức được một ngân hàng khác có uy tín hơn xác nhận. Số và loại L/C Tên và địa chỉ của các đối tượng trong L/C Trị giá của L/C: số tiền ghi trên L/C có đúng với lô hàng không. Thông thường số tiền L/C không nên là số tuyệt đối mà nên kèm theo khoảng chênh lệch hơn hoặc kém. Ngày và địa điểm hết hiệu lực của L/C Các L/C nhận được đều qui định địa điểm hết hiệu lực tại nước người mua, nước người bán, hoặc tại nước thứ ba. Thông thường L/C quy định địa điểm hết hiệu lực của L/C tại nước người bán vì nó có điểm lợi là giúp người bán dễ xuất trình chứng từ để thanh toán.
  27. Khi kiểm tra ngày hết hiêu lực ngân hàng lưu ý ngày hết hiệu lực phải sau ngày mở L/C và sau ngày giao hàng một khoảng thời gian hợp lý. Khoảng thời gian này phải bằng tổng số các ngày như sau: - Số ngày mà người xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán. - Số ngày chuyển bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng giao dịch. - Số ngày lưu giữ bộ chứng từ tại ngân hàng giao dịch Vì thế nếu L/C quy định nơi hết hiệu lực tại nước nhà nhập khẩu hoặc tại ngân hàng phát hành, ngân hàng cần lưu ý khách hàng nên tính toán dự trù thời gian chuyển bộ chứng từ ra nước ngoài để xuất trình chứng từ hết ngày hết hiệu lực. Ngày giao hàng Thông thường ngày giao hàng trên L/C thường là: latest shipmment date. Ngày giao hàng muộn nhất phải trong thời gian hiệu lực L/C. Vì thế cần phải kiểm tra khách hàng có đủ thời gian lập chứng từ xuất trình cho ngân hàng không? Ngày giao hàng muộn nhất phải trước ngày hết hiệu lực L/C một khoảng thời gian hợp lý cho nhà xuất khẩu có thể chuẩn bị giao hàng đầy đủ và kịp thời. Đây cũng là điều quan trọng đối với nhà xuất khẩu vì nếu L/C được mở sớm và cách xa ngày giao hàng thì sẽ thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong việc chuẩn bị hàng và giao hàng đúng thời gian quy định. Nếu không giao hàng như thời gian quy định vì quá ngắn, nhà xuất khẩu phải yêu cầu nhà nhập khẩu xem xét, sửa đổi, hay gia hạn thời gian giao hàng trong L/C. Mô tả hàng hóa Ngân hàng phải kiểm tra đối chiếu tổng số tiền trong mục mô tả hàng hóa với trị giá của L/C. Tên gọi, quy cách, số lượng, chất lượng, trọng lượng, bao bì đóng gói phải phù hợp với hợp đồng ngoại thương. Vấn đề giao nhận và vận tải Kiểm tra trong L/C có cho phép giao hàng từng phần và được phép chuyển tải hay không? Ví dụ giao hàng nhiều lần cùng với thời gian quy định và số lượng quy định hoặc giao hàng nhiều lần với số lượng như nhau. Còn việc chuyển tải có thể do người vận chuyển chọn ở bất cứ cảng nào hoặc do người vận chuyển hay nhà nhập khẩu chọn tại một cảng nhất định, Các chứng từ yêu cầu Ngân hàng cần lưu ý nhà xuất khẩu cần đáp ứng được đầy đủ các chứng từ mà phía nước ngoài yêu cầu về số lượng và loại chứng từ liên quan đến hàng hóa, và thời gian các cơ quan cấp chứng từ có thể đáp ứng được kịp để xuất trình chứng từ.
  28. Ngân hàng trả tiền Nếu ngân hàng phát hành là ngân hàng trả tiền thì mục DRAWEE: ghi là ISSUING BANK. Nếu ngân hàng phát hành ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền thì trong L/C ở mục drawee sẽ ghi tên ngân hàng khác trả tiền. Cam kết thanh toán của ngân hàng mở L/C. Luật áp dụng: L/C phải ghi rõ áp dụng UCP nào. 3. Thông báo L/C cho khách hàng Ngân hàng lập thư thông báo thư tín dụng, sau khi đã xác thực L/C và ghi chú những yếu tố có thể gây bất lợi cho khách hàng. Có thể thông báo bằng thư nếu ở xa và bằng điện thoại nếu ở gần và liên hệ với khách hàng đến ngân hàng để nhận L/C. Ngân hàng giao L/C bản gốc cho khách hàng sau khi thu phí. 4. Thu phí Ngân hàng tự động ghi nợ tài khoản tiền gửi để thu phí, mức phí sẽ được tính theo biểu phí hiện hành cộng với 10% thuế VAT, gồm: phí thông báo, phí xác nhận, điện báo Rủi ro của NHTB Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank): NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện ) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan. Rủi ro này có thể là do người nhập khẩu cố tình hoặc do sự không quen biêt giữa NHFH và NHTB Biện pháp tránh rủi ro Hiện đại hoá công nghệ hoạt động TTQT của NH theo mặt bằng trình độ quốc tế. Công nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong quá trình hoạt động.Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của từng NHTM nói riêng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT nói riêng, thì vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan trọng
  29. và cần thiết.Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. Các NHTM cần phải thiết lập mới và củng cố mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. 29. quy trình xác nhận LC. NHXN thư tín dụng có thể gặp phải rủi ro gì khi xác nhận thư tín dụng? để tránh rủi ro, NH phải làm gì? Quy trình xác nhận LC Xác nhận LC là một cam kết chắc chắn, không hủy ngang của một ngân hàng, bổ sung vào cam kết của NHPH để thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp NHXN không bao giờ xác nhận LC nếu không có sự yêu cầu của NHPH (yêu cầu xác nhận được ghi trong “thư yêu cầu” hoặc ghi trực tiếp trên LC) NHXN sẽ không xác nhận LC không có dẫn chiếu tới UCP600 NHXN xác nhận LC sau khi xem xét đến khả năng thanh toán của NHPH và uy tín của người nhập khẩu Yêu cầu NHPH kỹ quỹ Nội dung thể hiện xác nhận sẽ được ghi trực tiếp trên LC với việc ký tên và đóng dấu. NH được đề nghị xác nhận nếu đồng ý thì thông báo quết định của mình đồng thời cho NHPH và người thụ hưởng nếu khôg thì phải thông báo ngay cho NHPH hoặc có thế thông báo LC mà không có xác nhận của mình. Rủi ro của NHXN Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank): NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản. Biệp pháp phòng tránh rủi ro Chỉ xác nhận LC cho những NH có mối quan hệ tốt, lâu dài Tìm hiểu kỹ khả năng thanh toán của NHPH
  30. Yêu cầu ký quỹ đủ giá trị LC 30. trình bày thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo LC. NH thương lượng có thể gặp rủi ro gì khi thương lương thanh toán bộ chứng từ theo LC? Để tránh rủi ro NH phải làm gì? Thương lượng thanh toán bộ chứng từ theo LC là việc ngân hàng chỉ định mua các hối phiếu (ký phát đòi tiền ngân hàng khác, trừ ngân hàng chỉ định) và/hoặc các chứng từ khi xuất trình phù hợp bằng cách trả tiền trước hoặc ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày làm việc ngân hàng mà vào ngày đó ngân hàng chỉ định được hoàn trả tiền Rủi ro của NH thương lượng thanh toán NH thương lượng là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/C cho thương lượng thanh toán tự do. Cũng như NH phát hành, NH thương lượng có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP600. Rủi ro xảy ra đối với NH thương lượng phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà NH có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP600. Biện pháp hạn chế rủi ro Tìm hiểu kỹ các quy định về thương lượng thanh toán khi LC được điều chỉnh théo UCP 600 Tìm hiểu và đánh giá khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu và ngân hàng phát hành Yêu cầu ngân hàng phát hành phải có ngân hàng xác nhận cam kết hoàn trả tiền cho ngân hàng đã thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và đã chuyển giao chứng từ. Vì vậy, việc hoàn trả số tiền của một chứng từ phù hợp có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả tiền sau vào lúc đáo hạn, dù cho ngân hàng thương lượng đó đã trả tiền hoặc đã mua trước hạn hay không. 31. khi làm thủ tục mở LC, người nhập khẩu cần lưu ý những gì? Để tránh rủi ro cần phải làm gì Những lưu ý khi làm thủ tục xin mở LC và biện pháp tránh rủi ro - bản chất pháp lý của đơn yêu cầu phát hành LC là một loại hợp đồng dịch vụ ký kết giữ NHFH và người yêu cầu (do vậy khi viết đơn cần phải dựa vào những văn bản pháp lý điều chỉnh loại hợp đồng này. Các văn bản pháp lý gồm :
  31. Luật thương mại VN 2005 Pháp lệnh ngoại hối VN 2005 Các luật điều chỉnh NHFH và người yêu cầu UCP600 nếu có dẫn chiếu trong LC) - Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết vì vậy nội dung của hợp đồng là cơ sở thiết lập đơn yêu cầu phát hành LC nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình. (Tuy nhiên thường thì các ngân hàng không khuyến khích nhà nhập khẩu làm việc này và người yêu cầu sẽ phải chịu rủi ro về sự mơ hồ ghi ở trong đơn yêu cầu phát hành LC) Lưu ý khi làm thủ tục xin mở thư tín dụng nhập khẩu: 1. Người nhập khẩu muốn mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng trước hết phải viết yêu cầu mở thư tín dụng gửi đến Ngân hàng phát hành.Viết giấy xin mở thư tín dụng theo mẫu in sẵn của Ngân hàng phát hành và theo thủ tục hiện hành của ngân hàng quy định. Thực ra đơn yêu cầu phát hành thư tín dụng theo mẫu chuẩn quốc tế (Standafo, Standaci) nên nhà nhập khẩu chỉ phải điền nội dung cần thiết vào chỗ trống và xóa đi những thông tin không cần thiết. Để bảo đảm tính chính xác của đơn và sau này là thư tín dụng (L/C), nhà nhập khẩu phải dựa trên cơ sở các nội dung của Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để lập đơn, tránh mọi sự sai khác. 2. Vì Ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy người nhập khẩu nên xem xét kỹ nội dung của hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn vì nếu có mâu thuẫn tức là người nhập khẩu vi phạm hợp đồng. Nói chung, Hồ sơ mà người nhập khẩu phải gửi đến ngân hàng mở thư tín dụng bao gồm: (1) Yêu cầu mở thư tín dụng nhập khẩu, 2 bản (2) 2 ủy nhiệm chi, một để trả thủ tục phí mở L/C, một để ký quỹ mở L/C. (3) Hợp đồng thương mại (bản sao) (4) Giấy phép nhập khẩu hoặc quota đối với những hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch (5) Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng (bản sao) (6) Giấy phép kinh doanh (bản sao) (7) Báo cáo tài chính của đơn vị xin mở thư tín dụng (8) Số dư tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng mở L/C tối thiểu 500USD hoặc ngoại tệ tưong đương. (9) Một số chứng từ khác có liên quan (tuỳ theo từng ngân hàng yêu cầu khác nhau)
  32. Tuỳ từng ngân hàng sẽ yêu cầu một số thủ tục khác nhau nhưng có một số thủ tục chung là: Hợp đồng ngoại thương; Đơn xin mở L/c; Hợp đồng mua ngoại tê; Thoả thuận cung cấp dịch vụ( đây là phần phí chênh lệch tỷ giá bán ngoại tệ của NH ). Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính Phủ, ODA, ngoài những qui định đã nêu ở trên người nhập khẩu cần gửi cho Ngân hàng những giấy tờ như: Phê duyệt sử dụng vốn vay Chính phủ, ODA của bộ Tài chính; phê duyệt Hợp đồng của Tổ chức tài trợ vốn vay. 3. Khi điền vào đơn yêu cầu phát hành L/C cần chú ý như sau: 3.1. Thư tín d ụng có thể mở bằng điện hay bằng thư. Nếu mở bằng th ư thì khi nhận đ ược điện báo, ngân hàng thông báo ở nước người xuất khẩu phải xác nhận bằng văn bản và bản gốc L/C sẽ chuyển cho người hưởng lợi L/C. Nếu mở bằng điện, ngân hàng mở L/C sẽ chuyển bản telex hoặc fax L/C gốc cho người hưởng lợi, không cần thông báo L/C nữa 3.2. L/C mở qua ngân hàng nào thì người nhập khẩu phải ghi rõ ràng, cụ thể v à theo s ự thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, nếu chưa có s ự thỏa thuận tr ước thì để cho ngân hàng phát hành tự lựa chọn trong số ngân hàng đại lý của họ. 3.3. Căn cứ v ào quy định của hợp đồng mà xác đ ịnh loại L/C và xóa bỏ những chữ không cần thiết. Ghi rõ tên, địa chỉ đầy đủ và địa chỉ điện tín của người hưởng lợi thư tín dụng. 3.4. Số tiền của thư tín dụng cần phải ghi rõ loại ngoại tệ, bằng số và bằng chữ. Thanh toán bằng hối phiếu trả tiền ngay thì xóa chỗ bỏ trống giữa chữ “at sight”, còn thanh toán bằng hối phiếu X ngày thì điền chữ và số vào chỗ trống đó, ví dụ “at ni nety (90) days after ” 3.5. Chứng từ thanh toán mỗi loại tối thiểu l à 3 bản, nếu cần nhiều hơn thì ghi vào Yêu cầu mở L/C để ngân hàng đưa vào điều kiện mở L/C. 3.6. Về các loại chứng từ cần chú ý mấy điểm sau đây: Vận đ ơn ghi “Freight to collect” đối với giá FOB, ghi “Freight prepaid” áp dụng với giá CFR hoặc CIF. Các vận đơn phải làm theo lệnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và phải thông báo cho người nhập khẩu ở nước ta. Hóa đơn thương mại nếu cần là hóa đơn chi tiết thì phải điền thêm chữ DETAILED trước chữ commercial. Bảo hiểm đ ơn chỉ cần khi mua theo giá CIF, nếu mua theo giá FOB và CFR thì xóa đi. Cần ghi rõ điều kiện bảo hiểm nào, bao nhiêu % trị giá hóa đơn, thanh toán bằng loại tiền nào v.v Giấy chứng nhận kiểm nghiệm do ai cấp, xí nghiệp sản xuất, người xuất khẩu hay cơ quan kiểm nghiệm, giám định của Nhà nước hoặc tư nhân v.v tùy theo sự thỏa thuận trong hợp đồng.
  33. Giấy chứng nhận xuất xứ thông thường do Phòng Thương mại của nước người xuất khẩu cấp hoặc có thể do người xuất khẩu tự cấp, nhưng ít thông dụng. Bảng kê chi tiết đóng gói bao bì thường là do người xuất khẩu hay người sản xuất tự cấp, tất nhiên cũng phải quy định trong hợp đồng. Những nội dung về hàng hóa như tên hàng, trọng lượng, quy cách phẩm chất, ký mã hiệu, giá đơn vị đều phải được ghi vào Yêu cầu mở L/C. Cách vận tải, giao nhận, nơi giao hàng, nơi bốc h àng v.v trong hợp đồng quy định như thế nào thì ghi vào Yêu cầu mở L/C như thế. Hợp đồng mua bán làm cơ sở để mở thư tín dụng cần ghi rõ số hiệu, ngày ký hợp đồng và hai bên ký kết. Các đi ều kiện khác là những điều kiện mà người nhập khẩu đề ra đối với người xuất khẩu và yêu cầu thực hiện. Các điều kiện này thường không có nêu ở trên hoặc là để cụ thể hóa những điều kiện nêu ở trên. Chữ ký của giám đốc các đơn vị kinh doanh nhập khẩu và kế toán trưởng. 4. Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình. 5. Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác 6. Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến. 7. Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình. Khi làm thủ tục mở L/C để tránh rủi ro người nhập khẩu cần phải: 1. Chọn ngân hàng phát hành uy tín về thanh toán quốc tế 2. Quy định rõ các ngân hàng xác nhận, thông báo, thanh toán, chiết khấu thuận lợi cho người xuất khẩu và giảm chi phí thanh toán. 3. Không nên phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng, người nhập khẩu phải nắm được kỹ năng trong thanh toán quốc tế để giảm thiểu tối đa rủi ro từ phía ngân hàng. 4. Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn
  34. xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến. 5. Khi có sửa đổi tu chỉnh L/C cần xác minh rõ ràng sửa đổi đó giữa ngân hàng phát hành, thông báo, và sự chấp thuận từ người hưởng lợi. 32. xuất trình phù hợp theo điều 2 của UCP 600? Nếu một xuất trình phù hợp thì NHFH/ NHXN/ NHCD phải làm gì theo điều 15? Theo điều 2 của UCP 600 thì xuất trình phù hợp nghĩa là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng và với tập quán của NHQT Nếu một xuất trình phù hợp thì Khi một NHFH quyết định xuất trình là phù hợp thì nó phải thanht oán Khi một NHXN quyết định việc xuất trình là phù hợp thì nó phải thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hoặc chuyển giao chứng từ tới NHFH Khi một NHCD quyết định việc xuất trình là phù hợp và thanh toán hoặc thương lượng thanh toán, thì nó phải chuyển giao chứng từ tới NHXN hoặc NHFH 33. nếu một xuất trình không phù hợp thì NHFH/ NHXN/ NHCD phải làm gì theo điều 16 của UCP theo điều 16 của UCP thì nếu một xuất trình là không phù hợp khi một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành quyết định việc xuất trình là không phù hợp thì ngân hàng đó có thể từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán khi một ngân hàng phát hành quyết định việc xuất trình là không phù hợp, thì nó có thể theo cách thức riêng của mình tiếp xúc với người yêu cầu đề nghị bỏ qua các sai biệt. tuy nhiên điều này không thể kéo dài thời hạn như quy định là 5 ngày làm việc ngân hàng khi một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận nếu có hoặc nhfh quyết định từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán thì nó phải gửi thông báo riêng về việc đó cho người xuất trình thông báo phải nêu rõ ngân hàng đang từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán và từng sai biệt mà ngân hàng từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán và
  35. ngân hàng đang giữ chứng từ để chờ chỉ thị của người xuất trình hoặc ngân hàng FH đang giữ các chứng từ cho đến khi nào nó nhận được sự bỏ qua sai biệt từ người yêu cầu và đồng ý chấp nhận sai biệt, hoặc nhận được những chỉ thị khác tù người xuất trình trước khi đồng ý chấp nhận bỏ qua các sai biệt hoặc ngân hàng đang chuyển trả lại chứng từ hoăc ngân hàng đang hành động theo những chỉ thị đã nhận được trước đây từ người xuất trình nếu chuyển trả lại chứng từ thì pahri thực hiện bằng phương tiện truyền thông hoặc những phương tiện nhanh chống khác nhưng không được muộn hơn ngày làm việc ngân hàng thứ 5 tính từ ngày tiếp theo ngày xuất trình một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận nếu có hoặc ngân hàng phát hành sau khi gửi thông báo có thể gửi trả các chứng từ cho người xuất trình vào bất cứ thời gian nào nếu NHFH và NHXN không hành động phù hợp với các quy định trên thì sẽ mất quyền khiếu nại về xuất trình không phù hợp khi một NHFH hoặc NHXN từ chối thanh toán hoặc thương lượng thanh toán và đã gửi thông báo về việc đó phù hợp với điều khoản trên thì ngân hàng đó có quyền đòi lại tiền kể cả tiền lãi hoặc bất cứ sồ tiền hoàn trả nào mà nó đã thực hiện Tóm lại, Ngân hàng phát hành/xác nhận/chỉ định kiểm tra phát hiện chứng từ có sai biệt thì phải: - Thông báo không chậm trễ các sai biệt cho người hưởng lợi L/C biết, giữ chứng từ lại và chờ ý kiến định đoạt của người hưởng lợi - Có thể tranh thủ ý kiến của người yêu cầu về các sai biệt đó - Có thể được người hưởng lợi ủy quyền thương thảo về các sai biệt đó với người yêu cầu - Trong trường hợp không thể bỏ qua các sai biệt, ngân hàng phải trả lại chứng từ cho người xuất trình chứng từ không chậm trễ, nếu không sẽ mất quyền từ chối chứng từ có sai biệt. 34. phân tích quyền lợi của người xuất khẩu và người nhập khẩu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ? Quyền lợi chung cho cả 2 bên :
  36. Thứ nhất, do các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp loại bỏ rào cản đó. Thứ hai, trong giao dịch tín dụng chứng từ, luôn có sự hiện diện của các ngân hàng đại diện của hai bên đối tác, cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ, những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên trong hợp đồng. Lợi ích đối với người xuất khẩu: - NH sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không. (kể cả khi người mua muốn dây dưa không muốn thanh toán LC nhưng miễn là người xuất khẩu xuất trình được 1 bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng sẽ có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ giá trị như đã cam kết mà không phụ thuộc vào ý chí của bên nhập khẩu) - Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa. (do việc phát hành thư tín dụng được chuyển qua hệ thống thông tin của các ngân hàng cũng như bộ chứng từ thường được chuyển qua đường chuyển phát nhanh nhất và có đảm bảo) - Khi chứng từ được chuyển đến NH phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm). việc này hoàn toàn có lợi cho người xuất khẩu bởi vì chắc chắn vào ngày cam kết trong tương lai thì người xuất khẩu sẽ nhận được tiền của mình mà không phải bận tâm đến những rủi ro nào - KH có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng - khi có bộ chứng tù mà nhà xuất khẩu muốn thanh toán ngay và chỉ cần bộ chứng từ đó hợp lệ thì hoàn toàn có thể thương lượng thanh toán vưới ngân hàng thương lượng để chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ để nhận được tiền ngay Lợi ích đối với người nhập khẩu: - Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. (đây là lợi ích tiên quyết với người nhập khẩu bởi chỉ khi giao hàng có những chứngt ừ hợp lệ để người xuất khẩu đi nhận tiền)
  37. - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền). để tạo lập được bộ chứng từ phù hợp thì tất cả các chứng từ trogn bộ chứng từ phải phù hợp với các nội dung quy định trong LC nên người xuât khẩu có nghĩa vụ phải thực hiện đúng những gì như đã quy định trong LC do người nhập khẩu xin mở để được hưởng lợi 35. hãy phân tích điều 4 của UCP anh chị có bình luận gì về điều khoản này khi sử dụng phương thức thanh toán bằng LC điều 4 UCP 600 - về bản chất tín dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán hoặc cá hợp đồng khác mà hợp đồng này có thể làm cớ sở của tín dụng. các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế. Vì vấy sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng không phụ thuộc vào cá khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng - trong bất cứ trường hợp nào người thụ hưởng không được lợi dụng các quan hệ hợp đồng hiện có giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa người yêu cầu và ngânhangf phát hành - ngân hàng phát hành sẽ không khuyến khích người yêu cầu đưa cá văn bản của hợp đồng, hóa đơn, chiếu lệ và các chứng từ tương tự như là phần cấu thành của tín dụng cụ thể điều này nói về bản chất của tín dụng tín dụng thư thì xây dựng nội dung dựa trên cơ sở của hợp đồng giao dịch nhưng khi tín dụng thư được phát hành thì nó trở thành một giao dịch hoàn toàn riêng biệt không chịu bất kỳ sự tham chiếu nào từ các nội dung và điều khoản trong hợp đồng thậm chí trong tín dụng thư có dẫn chiếu tới thì việc dẫn chiếu này cũng không được ngân hàng xem xet đến, ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng khác tham dự vào nghiệp vụ thư tín dụng chỉ làm theo những quy định của thư tín dụng - “sự cam kết của một ngân hàng để thanh toán, thương lượng thanh toán hoặc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác trong tín dụng không phụ thuộc vào cá khiếu nại hoặc các biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ các quan hệ của họ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng”
  38. Có thể nói LC là một kiểu mua bán chứng từ tức nghĩa vụ thanh toán, thương lượng thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được các chứng tù phù hợp vói những nội dụng được quy định trong LC. Tức là hành động của NH chỉ phụ thuộc vào bộ chứng từ chứ không liên quan tới bất cứ một sai sót nào khác phát sinh ngoài thư tín dụng hoặc thực hiện giao dịch trên hợp đồng cơ sở,,, hay nói cách khác đó là các nh chỉ giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải hàng hóa hoặc các thực hiện khác mà chứng từ có liên quan. Tuy nhiên thì điều khoản này cũng cho thấy sự thiếu sót trong việc thanh toán bằng LC bởi vẫn chưa gắn chặt việc thực hiện hợp đồng với việc thanh toán, tức là việc ngân hàng chỉ thanh toán dựa trên các chứng từ là chưa thỏa đáng bởi nếu người xuất khẩu vẫn có khả năng tạo một bộ chứng từ giả hoàn hảo thì thiệt hại sẽ thuộc về bên người nhập khẩu 36. xuất trình phù hợp theo UCP 600 là gì? Những nội dung cần kiểm tra với hóa đơn thương mại (CI)theo UCP và ISBP Theo điều 2 của UCP 600 thì xuất trình phù hợp nghĩa là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng và với tập quán của NHQT Những nội dung cần kiểm tra với hóa đơn thương mại theo UCP 600 Hóa đơn thương mại - Phải thể hiện là do người thụ hưởng phát hành - Phải đứng tên người yêu cầu - Ghi bằng loại tiền của tín dụng - Không nhất thiết phải ký Một ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, một ngân hàng xác nhận, nếu có hoặc ngân hàng phát hành có thể chấp nhận một hóa đơn thương mại phát hành có số tiền vượt quá số tiền được phép của tín dụng và quyết định sẽ ràng buộc tất cả các bên miễn là ngân hàng đó chưa thanh toán hoặc chưa thương lượng thanh toán cho số tiền vượt quá cho phép của tín dụng Mô tả hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện trong hóa đơn thương mại phải phù hợp với mô tả hàng hóa trong tín dụng Những nội dung cần kiểm tra hóa đơn thương mại theo ISBP
  39. Mô tả hàng hóa dịch vụ hoặc các thực hiện trong hóa đơn phải phù hợp với mô tả trong thư tín dụng. Không có yêu cầu phải giống hệt. Mô tả hàng hóa, dịch vụ trong hóa đơn phải phản ánh hàng hóa nào thực sự đã được giao hoặc được cung ứng. Một hóa đơn phải kê khai hàng hóa đã được giao hoặc dịch vụ hoặc các thực hiện đã được cung ứng, đơn giá nếu có và đồng tiền ghi trong hóa đơn phải phù hợp với đồng tiền ghi trong tín dụng, các chi tiết về giảm giá, chiết khấu phải được thể hiện rõ Nếu điều kiện thương mại là một bộ phận của mô tả hàng hóa trong thư tín dụng hoặc được ghi gắn liền với số tiền thì hóa đơn phải gi rõ điều kiện thương mại đó và nếu mô tả hàng hóa thì chỉ ra nguồn của các điều kiện thương mại đó Trừ khi thư tín dụng yêu cầu, hóa đơn ko nhất thiết phải ký hoặc ghi ngày Số lượng trọng lượngg và thể tích hàng hóa kê khai trong hóa đơn không được mâu thuẫn với kê khai trên các chứng từ khác Hóa đơn ko thể hiện Giao hàng vượt quá hoặc Hàng hóa ko được yêu cầu trong thư tín dụng ngay khi nói rõ là miễn phí Số lượng hàng hóa yêu cầu trong thư tín dụng có thể thay đổi trong một dung sai +- 5%. Điều này ko được áp dụng nếu quy định nếu thư tín dụng rằng số lượng ko được tăng hoặc giảm, hoặc nếu thư tín dụng quy định số lượng tính bằng đơn vị bao gói quy định các mặt hàng riêgn lẻ Ngay cả khi cấm giao hàng từng phần thì dung sai kém 5% là có thể chấp nhận Nếu Thư tín dụng yêu cầu giao hảng nhiều lần thì mỗi lần giao hàng phải phù hợp với lịch trình giao hàng. 37. phân tích điều 10 của UCP 600. Bình luận Điều 10 của UCP 600 quy định về vấn đề sửa đổi tín dụng Một tín dụng ko thể sửa đổi mà cũng thể hủy bỏ nếu như không có sự thỏa thuận của NHFH, NHXN nếu có và của người thụ hưởng NHFH bị ràng buộc ko thể hủy bỏ vào các sửa đổi kể từ thời điểm phát hành các sửa đổi.NHXN có thể thêm sự xác nhận của mình đối với 1 sửa đổi và sẽ bị ràng buộc ko thể hủy bỏ kể từ thời điểm thôgn báo xn sửa đổi. tuy nhiên một ngân hàng xác nhận có thể lựa chọn thông báo sửa đổi
  40. mà ko xn thêm đối với sửa đổi và nếu như thế nó phải thông báo tín dụng ko chậm trễ cho người phát hành và người thụ hưởng trong thông báo của mình Các điều kiện và điều khoản tín dụng gốc (hoặc 1 tín dụng được cấu thành bởi các sửa đổi đã được chấp nhận trước đó) sẽ vẫn còn nguyên hiệu lực đối với người thụ hưởng cho đến khi nào người thụ hưởng truyền đạt chấp nhận sửa đổi của mình đến NH đã thông báo sửa đổi đó. Người thụ hưởng phải thông báo chấp nhận hay từ chối sửa đổi. NẾu người thụ hưởng ko thông báo như thế mà việc xuất trình phù hợp với tính dụng và với bất cứ sửa đổi nào chưa được chấp nhận thì sẽ được coi như là thông báo chấp nhận sửa đổi. Tín dụng sẽ được coi như là sửa đổi từ thời điểm đó Một NH thông báo sửa đổi phải báo cho NH mà nó đã nhận được sửa đổi từ NH này về mọi thông báo chấp nhận hay từ chối sửa đổi Chấp nhận sửa đổi từng phần là ko được phép và sẽ được coi như là thông báo từ chối sửa đổi Mọi điều khoản trong sửa đổi quy định rằng sửa đổi sẽ có hiệu lực, trừ khi người thụ hưởng từ chối sửa đỏi trong một thời gian nhất định, sẽ ko được xem xét đến Nhận thấy Nội dung của điều 10 chủ yếu là quy định về vấn đề sửa đổi tín dụng. ta có thể thấy là trong thủ tục mở LC của người nhập khẩu thì người NK đã phải làm tất cả cá bước như là tham khảo ý kiến của NHFH và ý kiến của người xuất khẩu nên có thể nói khi được phát hành lần đầu thì LC đã mang tương đối đầy đủ ý chí của các bên có liên quan. Hơn nữa với chức năng là công cụ thanh toán, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan thì những nội dụng trong LC đểu vô cùng quan trọng với các bên không chỉ bên xuất khẩu, nhập khẩu mà còn đối với cả NH. Mặt khác đó là nếu khi mở LC mà nội dung của LC có dẫn chiếu tới UCP 600 thì UCP 600 được coi là nguồn luật điều chỉnh mà trong UCP 600 chỉ điều chỉnh LC không hủy ngang và quy tắc này đã mặc định rằng tất cả các LC được phát hành thì đề sẽ là LC không hủy ngang nghĩa là ràng buộc trách nhiệm của tất cả các bên tham dự vì vậy nội dung của LC khi đã được phát hành rồi là không thể chối bỏ Vì vậy Với tầm quan trọng của mình, có liên quan đến quyền và lợi ích của tất cả các bên thì điều này đã quy định rõ rằng bất kỳ sửa đổi nào thì cần phải có sự chấp thuận của tất cả các bên tham gia. Quy định này thì nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên nghĩa là ko có bất cứ một sự thay đổi nào trogn LC mà các bên không được biết nhằm tránh tình trạng một trong các bên tự ý sửa đổi LC gây thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan Thứ 2 thì điều này đã quy định trách nhiệm của NH mà chủ yếu là NHFH khi đã xác nhận sửa đổi đó. Tức là khi một tín dụng thư được sửa đổi và được các bên chấp nhận và được phát hành
  41. thì tín dụng thư mới này sẽ có chức năng thay thế tín dụng thư cũ và ngân hàng phát hành phải có trách nhiệm vơi tính dụng thư mới này – trách nhiệm không thể hủy bỏ tương tự như trách nhiệm với tín dụng thư gốc Thứ 3 điều này cũng quy định đến hình thức chấp nhận sửa đổi. đó là một sửa đổi tín dụng thư chỉ có hiệu lực khi mà người thụ hưởng đồng ý chấp nhận sửa đổi. vì tín dụng thư thì gắn chặt quyền lợi của người thụ hưởng vì vậy mà với mọi sửa đổi thì cần phải có sự chấp nhận của người thụ hưởng thì sự sửa đổi đó mới có giá trị và điều này thì đã giúp bảo vệ quyền lợi của người thụ hưởng Về hình thức chấp nhận sửa đổi của điều này thì cũng khá mở cho người thụ hưởng Ngoài việc người thụ hưởng tuyên bố đồng ý chấp nhận sửa đổi thì một tín dụng thư có điều khoản sửa đổi sẽ được chấp nhận khi mà việc xuất trình chứng từ của người thụ hưởng là phù hợp với bất cứ sửa đổi nào mặc dù chưa được chấp nhận và việc chấp nhận từng phần là hoàn toàn không được phép và đó sẽ được coi như là thông báo từ chối sửa đổi Đối với việc xác nhận của NHXN thì điều này cũng quy định rõ rằng NHXN có thể thông báo sửa đổi mà không cần phải xác nhận vào sự sửa đổi đó có nghĩa là NHXN không phải phát sinh nghĩa vụ với nội dung sửa đổi mới mà NHXN chỉ có nghĩa vụ với những nội dung mà mình đã thể hiện rõ ý chí xác nhận còn nội dung được sửa đổi này thì có tác động ràng buộc với NHFH. Tuy nhiên việc quy định thời gian thông báo khi mà NHXN ko xác nhận sửa đổi cho người phát hành và người thụ hưởng ở đây khá là mơ hồ. UCP đã quy đinh là “NHXN phải thông báo không chậm trễ” vậy thế nào là không chậm trễ thì thực sự là ko rõ ràng và sẽ gây mâu thuẫn trong cách hiểu của các bên liên quan. Với những nội dung như trên thì có thể nói khi sử dụng phương thức thanh toán bằng LC thì các bên phải thực sự lưu ý khi muốn bổ sung hay sửa đôi thêm bất kỳ nội dung gì cũng như việc bản thân mình cần phải biết rằng khi LC có bất kỳ sửa đổi nào thì mình cũng phải được biết để tránh việc quyền lợi của mình bị ảnh hưởng hoặc mình vô tình hay cố ý ảnh hưởng đến quyền lợi của ngươì khác 36.b. xuất trình phù hợp theo UCP 600? Những nội dung cần kiểm tra đối với vận tải đơn đường biển theo UCP 600 và theo ISBP 681? Theo điều 2 của UCP 600 thì xuất trình phù hợp nghĩa là việc xuất trình chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng và với tập quán của NHQT Nội dung cần kiểm tra theo UCP600 đối với BL Chỉ rõ tên của người chuyên chở và đã được ký bởi
  42. Người chuyên chở hoặc một đại lý đích danh của người chuyên chở hoăc Thuyền trưởng hoặc đại lý đích danh của hoạc thay mặtcho thuyển trưởng Các chữ ký của người chuyên chở, thuyển trưởng phải được xác định là đích thực là các chữ ký của các đối tượng này Chữ ký của đại lý thì phải chỉ rõ là đại lý đã ký thay cho hoặc đại diện cho người chuyên chở hoặc thay cho hoặc đại diện cho thuyển trưởng Chỉ rõ hàng hóa đã được xếp lên con tàu đích danh tại cảng giao hàng quy định trong tín dụng thư (cụm từ in sẵn hoặc một ngày ghi chú hàng đã được xếp lên tàu có ghi ngày xếp hàng lên tàu) Ngày phát hành vận tải đơn sẽ được coi là ngày giao hàng trừ khi trên vận tải đơn có ghi chú hàng đã đã xếp lên tầu có ghi ngày giao hàng trong trường hợp này ngày đã ghi chứ trong ghi chú hàng đã xếp lên tàu sẽ được coi như là ngày giao hàng Chỉ rõ giao hàng từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng như quy định trong thư tín dụng Là bản vận đơn gốc duy nhất hoặc nếu phát hành nhiều bản gốc thì trọn bộ bản gốc phải ghi rõ trên vận đơn Chứa đựng các điều kiện điều khoản chuyên chở hoặc có dẫn chiếu đến các nguồn khác chứa đựng điều khoản chuyên chở Ko ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu Một vận tải đơn có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một vận tải đơn Và việc chuyển tải này vẫn được chấp nhận khi mfa tín dụng cấm chuyển tải nếu hàng hóa được giao bằng container,x e mooc xà lan Nếu trong vậnt ải đơn quy định rằng người chuyên chở giành quyền chuyển tải thì sẽ ko được xem xét đến Theo ISBP 681 Một vận đơn không nhất thiết phải có tiêu đề “vận đơn hàng hải”, vận đơn đường biển hoặc các tiêu đề tương tự Bộ vận đơn phải đầy đủ các bản gốc cũng quy định như điều 20 của UCP 600 nhưng ghi chú thêm rằng không phải vận đơn phải có chữ “original” thì mới được coi là bản gốc mà chỉ cần ghi các từ như bản gốc thứ I, thứ II thì cũng được coi là bản gốc
  43. Cách ký vận đơn thì cũng quy định như UCP600 và có quy định thêm rằng vân tải đơn của người giao nhận cũng được chấp nhận hoặc sử dụng một nhóm từ tương tự thì người giao nhận có thể ký vận tải đơn với tư cách của người giao nhận mà không cần phải thể hiện anh ta là người chuyên chở hay đại lý cho một người chuyên chở đích danh. Cũng không nhất thiết phải nêu tên người chuyên chở Những ghi chú đã bốc hàng lên tàu thì cũng như trong UCP Và cụm từ đã bốc hàng lên tàu cũng như các cụm từ khác tương tự thì đều được cháp nhận Về cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng đích danh thì cũng như quy định trong UCP. Ngoài ra còn có thêm nếu thư tín dụng quy định một khu vực địa lý hoặc một loạt cảng bốc hoặc dỡ thì vận tải đơn phải ghi cảng bốc và dỡ hàng thực tế mà các cảng này phải nằm trong khu vực địa lý hoặc loạt cảng đã được chỉ định trong thư tín dụng Về vấn đề chuyển tải và giao hàng từng phần quy dịnh tương tự như trong UCP600. Chú ý là việc xêp dỡ không diễn ra giữa khoảng cách 2 cảng thì việc dỡ hàng xuống và bốc hàng lên không được coi là chuyển tải. Kể cả khi thư tín dụng cấm giao hàng từng phần thì việc giao hàng từng phần vẫn được chấp nhận miễn là chúng dùng cho việc giao hàng trên cùng một con tàu và cũng một hành trình và được chở đến cùng một cảng dỡ hàng Nếu có nhiều bộ vận tải đơn được xuất trình và có ngày giao hàng khác nhau thì ngày giao hàng muộn nhất sẽ được dùng để tính toán bất cứ thời hạn xuất tình nào và phải xảy ra vào hoặc trước ngày giao hàng chậm nhất quy định trong thư tín dụng Giao hàng trên nhiều con tàu được coi là giao hàng từng phần, ngay cả khi con tàu này rời cùng một ngfy để đến cùng một cảng đến Về việc xem xét vận đơn có hoàn hảo hay không thì vận đơn sẽ được coi là hoàn hỏa nếu không có bất kỳ ghi chú nào về khuyết tật của hàng hóa còn nếu có những sai sót hoặc tẩy xóa về hình thức vận đơn thì vận đơn vẫn được coi như là hoàn hảo Mô tả hàng hóa trên vận đơn có thể thể hiện một cách chung chung khong mâu thuẫn với mô tả trong thư tín dụng Những sửa chữa và thay đổi trên vận tải đơn phải được xác nhận. Xác nhận phải được thể hiện là của người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc bất kỳ người nào của họ thực hiện miễn là họ phải được nhận biết là đại lý của người chuyên chở hoặc thuyền trưởng Bản sao thì ko nhất thiết phải có chữ ký hoặc xác nhận về bất cứ những sửa đổi hoặc thay đổi nào có thể đã được thực hiện trên bả gốc Về cước phí hoặc phụ phí thì phải thể hiện phù hợp với thư tín dụng
  44. Nếu vận tải đơn ghi là hàng trong một container được vận chuyển theo vận tải đơn đó cộng với một hoặc nhiều vận tải đơn khác và vận tải đơn ghi rõ rằng toàn bộ các nhóm được chuyển giao hoặc các cụm từ tương tự thì có nghĩa là toàn bộ các BL đó sẽ phải được xuất trình để giải toản container. Một vận tải đơn như thế sẽ không được chấp nhận trừ khi tất cả BL phải cùng được xuất trình theo cùng một thư tín dụng 37.b. xuất trình phù hợp theo UCP là gì? Những nội dung cần kiểm tra đối với chứng từ bảo hiểm theo UCP600 và theo ISBP 681? Xuất trình phù hợp (như trên) Nội dung cần kiểm tra với chứng từ bảo hiểm theo UCP 600 1. Những người phát hành chứng từ bảo hiểm Chứng từ bảo hiểm như đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao phải được thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý hoặc người được ủy quyền của họ ký phát hành Nếu chứng từ bảo hiểm ghi rõ là được phát hành nhiều hơn một bản gốc thì các bản gốc đó phải được xuất trình Phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ không được chấp nhận Đơn bảo hiểm có thể được chấp nhận thay cho giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao 2. ngày tháng ngày phát hành chúng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng, trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày không chậm hơn ngày giao hàng 3. loại tiền và số tiền chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền của thư tín dụng một yêu cầu của tín dụng đối với mức bảo hiểm là theo tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hóa, của trị giá hàng hóa hoặc tương tự sẽ được coi là số tiền được bảo hiểm tối thiểu nếu không có quy định trong thư tín dụng thì số tiền bảo hiểm tối thiểu phải bằng 110% giá trị CIF hoặc CIP của hàng hóa nếu số tiền ghi bằng CIF hoặc CIP không được xấc định thì số tiền thanh toán, hoặc thương luonwgj thanh toán, hoặc tổng giá trị hàng hóa ghi trên hóa đơn sẽ được dùng để tính tùy theo số tiền nào lớn hơn 4. rủi ro được bảo hiểm
  45. Tín dụng phải quy định loại bảo hiểm được yêu cầu và những rủi ro phụ được bảo hiểm nếu có. Nếu chứng từ bảo hiểm có dùng các từ không rõ ràng và không đề cập đến các rủi ro không được bảo hiểm như “rủi ro thông thường, hoặc rủi ro tập quán thì cũng sẽ vẫn được chấp nhận Nếu tín dụng có yêu cầu bảo hiểm mọi rủi ro thì chứng từ bảo hiểm dù có hay không ghi tiêu đề này cũng sẽ được chấp nhận là bảo hiểm mọi rủi ro Có thể dẫn chiếu đến bất kỳ loại trừ nào Nội dung cần kiểm tra với chứng từ bảo hiểm thoe ISBP 681 1.1. người phát hành chứng từ bảo hiểm tương tự như UCP 600 quy định thêm một người môi giới có thể ký với tư cách là đại lý cho công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm đích danh 1.2. ngày tháng một chứng tù bảo hiểm ghi ngày hiệu lực phải chỉ rõ là ngày hiệu lực liên quan đến ngày chậm nhất bốc hàng lên tàu hoặc gửi hàng hoặc nhận hàng để gửi (nếu có) có khác với ngày hiệu lực xuất trình đơn khiếu nại đòi bồi thường 1.3. loại tiền và số tiền như quy định trong UCP quy định thêm nếu thư tín dụng hoạc các chứng từ cho thấy là số tiền của hóa đơn thương mại chỉ chiếm một phần nhất định của tổng giá trị hàng hóa thì việc tính số tiền bảo hiểm phải dựa trên cơ sở tổng giá tri hàng hóa 1.4. rủi ro được bảo hiểm tương tự như trong UCP quy định thêm : bảo hiểm với cùng một loại rủi ro trong cùng một chuyến giao hàng phải được ghi trong một chứng từ bảo hiểm trừ các chưgns từ bảo hiểm với mỗi chuyến giao hàng từng phần theo tỷ lệ phần trăm hoặc các cách khác, theo giá trị bảo hiểm của mỗi người bảo hiểm thì mỗi ngưofi bảo hiểm đó sẽ chịu phần trách nhiệm của mình 1.5. người được bảo hiểm và ký hậu hình thức của chứng từ bảo hiểm phải do thư tín dụng quy định và nếu cần thiết thì phải được ký hậu bởi một bên mà theo lệnh của bên đó việc đòi bồi thường có thể được thanh toán.
  46. Phát hành cho người cầm có thể được chấp nhận nếu thư tín dụng yêu cầu một chứng từ bảo hiểm được ký hậu để trống và ngược lại Nếu thư tín dụng ko quy định bên được bảo hiêm thì một chứng từ bảo hiểm có ghi việc bồi thường sẽ thanh toán theo lệnh cửa người gửi hàng hoặc người thụ hưởng là ko thể chấp nhận trừ khi được ký hậu 38. xuất trình phù hợp theo UCP 600? Những nội dung cần kiềm tra đối với giấy chứng nhận xuất xứ theo UCP và ISBP? Xuất trìn phù hợp (như trên) Nội dung cần kiểm tra CO theo UCP 600 Chú ý là UCP 600 không quy định những nội dung liên quan tới CO Nội dung cần kiểm tra CO theo ISBP 1.1. nội dung của CO phải do người được quy định trong thư tín dụng phát hành nếu LC yêu cầu một CO do người thụ hưởng, người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất phát hành thi một chứng từ do phòng thương mại cấp là có thể cháp nhận được nếu một LC mà ko quy định ai là người phát hành giấy chứng nhận thì một giấy chứn nhận do bất cứ người nào cấp là có thể chấp nhận được (kể cả người thụ hưởng) 1.2. nội dung phải thể hiện là có lien quan đến hàng hóa trong hóa đơn mô tả hàng hóa trong CO có thể mô tả chung chung không mâu thuẫn với mô tả trong thư tín dụng hoặc bất cứ các tham khảo nào có liên quan đến hàng hóa trong chứng từ được yêu cầu thông tin về người nhận hàng nếu có phải ko mâu thuẫn với thông tin về người nhận hàng tron chứng từ vận tải nếu vận tải đơn được phát hành theo lệnh thì CO có thể ghi tên người yêu cầu phát hành thư tín dụng hoặc một người nào khác được chỉ định đich danh như người nhận hàng nếu tín dụng thư được chuyển nhượng thì tên người thụ hưởng thứ nhất với tư các là người nhận hàng có thể được chấp nhận CO có thể quy định người gửi hàng hoặc là người xuất khẩu là một người mà không pahri là người thụ hưởng của LC hoặc người gửi hàng trong chứng từ vận tải
  47. 39. xuất trình phù hợp là gì? Những nộid ung cần kiểm tra với hôi phiếu theo UCP và theo ISBP Xuất trình phù hợp (như trên) Đối với UCP 600 Không quy định về những nội dung cần kiểm tra đối với hối phiếu Theo ISBP 1.1. Thời hạn Thời hạn của hối phiếu thì phải phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng Nếu một hối phiếu có thời hạn chứ không phải trả tiền ngay khi xuất trình hoặc cũng không phải là vào một thời hạn nhất định kể từ ngày xuất trình thì ngày đáo hạn của nó phải được xác định từ bản thân các số liệu của HF Nếu thời gian đề cập đến là XXX ngày sau ngày vận tải đơn thì ngày hàng đã bốc lên tàu được coi là ngày của BL ngay cả khi ngày bốc hàng lên tàu là trước hoặc sau ngày phát hành BL Nếu các từ “từ và sau” được dùng đẻ tính ngày đáo hạn thì sẽ bắt đầu từ ngày tiếp theo của ngày chứng từ, ngày giao hàng hoặc sự kiện khác Ghi chú được xếp lên tàu từ các cảng thuộc khu vực địa lý cho phép thì ngày sớm nhất trong số những ngày bốc hàng sẽ được dùng để tính ngày đáo hạn Nếu một thư tín dụng yêu cầu hối phiếu ký phát theo ngày vận đơn mà nhiều bộ vận đơn được xuất trình theo một hối phiếu thì ngày của vận đơn cuối cùng sẽ được dùng để tính ngày đáo hạn Đối với các chứng tù khác cũng áp dụng nguyên tắc chung như vậy 1.2. Ngày đáo hạn Nếu quy định là ngày cụ thể thì nó phải được tính phù hợp với yêu cầu của thư tínd ụng Đối với HF được ký phất vào ngày XXX ngày sau ngày xuất trình thì ngày đáo hạn được xác định : Trong TH chứng từ phù hợp hoặc chứng từ ko phù hợp nhưng NH không thông báo từ chối thì ngày đáo hạn sẽ là XXX ngày sau ngày NH trả tiền tiếp nhận chứngt ừ Nếu chứng từ ko phù hợp, NH đã thông báo từ chối và sau đó lại chập nhận thì thời gian đáo hạn sẽ được xác định XXX ngày là muộn nhất sau ngày NH trả tiền chấp nhận hối phiếu. Ngày chấp nhận HF ko được muộn hơn ngày NHFH chấp nhận bỏ qua các sai biệt của người yêu cầu
  48. Trong mọi TH thì NH trả tiền phải thông báo ngày đáo hạn cho người xuất trình 1.3. Ký hậu Hối phiếu thì phải được ký hậu nếu càn thiết 1.4. Số tiền Số tiền bằng chữ phải phản ánh chính xác số tiền bằng số, phải ghi bằng đơn vị tiền tệ của thư tín dụng Só tiền phải phù hợp với số tiền của hóa đơn (có thể chấp nhận số tiền vượt quá miễn là NH đó đã chưa thanh toán hoặc thương lượng thanh toán số tiền vượt quá) 1.5. Ký phát hối phiếu Hối phiếu phải được ký phát để đòi tiền bên đã được quy định trong thư tín dụng Hối phiếu thì phải do người thụ hưởng ký phát 1.6. Các sửa chữa và thay đổi Các sửa chữa và thay đổi phải thể hiện là đã được người ký phát xác nhận Một số nước thì hối phiếu bị sửa đổi sẽ ko được chấp nhận và trong thư tín dụng sẽ quy định là không cho phép sửa chữa và thay đổi trên hối phiếu 40. phân tích tính chất cơ bản của LC thương mại theo UCP 600? Những nội dung cần lưu ý với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sử dụng LC? LC thương mại là theo điều 4 của UCP 600 Về bản chất tính dụng là một giao dịch riêng biệt với các hợp đồng mua bán hoạc các hợp đồng khác mà trong các hợp đồng này có thể làm cơ sở của tín dụng .Các NH không liên quan đến hoạc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu vì vậy cam kết của NH về thanh toán hoặc thương lượng thanh toán hoạc thực hiện bất cứ nghĩa vụ nào khác tron tín dụng thì không phụ thuộc vào các khiếu nại hoạc các biện hộ của nguời yêu cầu phát sinh từ quan hệ của họ với NHFH hoặc người thụ hưởng Tính chât của LC thương mại: Tính chất cơ bản của LC thương mại đó là độc lập với hợp đồng mua bán ngoại thương Thư tín dụng được mở trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu để thanh toán tiền hàng cho tiền hàng người xuất khẩu đã giao cho người nhập khẩu theo hợp đồng thương mại đã ký kết. Nhưng khi ra đời, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại hay bất kỳ một hợp nào khác làm cơ sở cho thư tín dụng thậm chí ngay cả khi thư tín