Thanh toán quốc tế - Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

doc 6 trang nguyendu 10520
Bạn đang xem tài liệu "Thanh toán quốc tế - Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_phuong_thuc_thanh_toan_nho_thu_kem_chung.doc

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

  1. I. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ 1. URC 522, ICC là gì? Tính chất pháp lý và các nội dung chủ yếu trong URC522? URC là từ viết tắt của Uniform rules for collection – quy tắc thống nhất về nhờ thu được sửa đổi năm 1995, số xuất bản 522 của phòng Thương Mại Quốc Tế ICC Tính chất pháp lý : URC 522 là một tập quán mang tính chất quốc tế, mang tính chất tùy ý, không phải là luật nên nó sẽ không ràng buộc các bên phải thi hành, nếu muốn áp dụng nó, các bên phải dẫn chiếu nó vào HDCS và lệnh nhờ thu cũng như thư nhờ thu. Nội dung chủ yếu của URC 522 : quy định về Các điều khoản chung về định nghĩa nhờ thu, các loại nhờ thu, các chứng từ phải xuất trình khi tiến hành hoạt động nhờ thu, các bên tham gia trong nhờ thu Hình thức và những nội dung của chỉ thị nhờ thu Hình thức xuất trình chứng từ để nhờ thu Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên khi tiến hành hoạt động nhờ thu Các điều kiện thanh toán, tiền lãi, các loại chi phí và các điều khoản liên quan đến kháng nghị 2. Trong URC 522, ICC định nghĩa nhờ thu là gì? Giải thích chứng từ là gì? Có mấy loại chứng từ? a. "Nhờ thu" có nghĩa là các ngân hàng tiếp nhận các chứng từ theo đúng các chỉ thị đã nhận được để: 1.Tiến hành thu tiền và/hoặc để yêu cầu chấp nhận thanh toán, hoặc: 2.Giao các chứng từ nếu được thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh toán và/hoặc nếu được chấp nhận thanh toán, hoặc 3.Giao các chứng từ khi các điều kiện khác đặt ra được thực hiện. c. "Nhờ thu phiếu trơn" có nghĩa là nhờ thu các chứng từ tài chính không kèm theo các chứng từ.
  2. d. "Nhờ thu kèm chứng từ" có nghĩa là nhờ thu: 1. Các chứng từ tài chính kèm theo các chứng từ thương mại; 2. Các chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính. "Các chứng từ" là những chứng từ tài chính và/hoặc những chứng từ thương mại 1. "Các chứng từ tài chính" là bao gồm các hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng để thu tiền. 2. "Các chứng từ thương mại" gồm các hoá đơn, các chứng từ vận tải, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc những chứng từ tương tự hoặc bất cứ chứng từ nào khác miễn là không phải là các chứng từ tài chính. 3. Phân biệt nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Có mấy loại nhờ thu kèm chứng từ Phân biệt Giống Đều là phương thức thanh toán mà trong đó người có các khoản tiền phải thu từ các công cụ thanh toán không thể tự mình thu được và phải nhờ tới bên thứ 3 (thường là NHTM) thu hộ Đều được điểu chỉnh bởi URC522 nếu có dẫn chiếu vào trong hợp đồng hay lệnh nhờ thu Vai trò của NH trong 2 phương thức này chỉ là trung gian thu hộ tiền cho khách hàng và không có trách nhiệm đến việc thu tiền có đạt kết quả hay không, chỉ thực hiện nhằm thu phí Trong quy trình thanh toán thì người nhờ thu phải gửi lệnh nhờ thu đến NH chuyển, NH chuyển phải gửi thư nhờ thu tới NH thu. Việc có thanh toán hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người nhập khẩu Quy trình tiến hành nghiệp vụ là tương tự như nhau Khác : Công cụ thanh toán mà người hưởng lợi gửi qua NH để nhờ thu trong phương thức nhờ thu trơn chỉ là hối phiếu hay hóa đơn thương mại (các chứng từ còn lại trong HDCS đã chuyển giao cho người bị ký phát khi gửi hàng – tách rời việc thanh toán với việc nhận chứng từ nhận hàng) còn
  3. trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ là cả hối phiếu hay hóa đơn thương mại và cả chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa dùng để nhận hàng. Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì khi người hưởng lợi ủy thác cho NH thu hộ có kèm điều kiện chuyển giao chứng từ đó là sẽ chuyển giao chứng từ nếu người bị ký phát thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện đã giaokết Vai trò của NH trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ còn có thêm trách nhiệm là khống chế chứng từ. Phương thức nhờ thu không kèm chứng từ thì đem lại rủi ro cho người bán nhiều hơn nên ít được sử dụng hơn trong TMQT Các loại nhờ thu kèm chứng từ Căn cứ vào các điều kiện trao chứng từ thì có 3 loại nhờ thu kèm chứng từ đó là D/P : nhờ thu trả tiền đổi lấy chứng từ D/A : nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi lấy chứng từ D/TC nhờ thu theo những điều kiện để lấy chứng từ 4. Phân tích vai trò của NHTM trong 2 phương thức nhờ thu Trong cả 2 phương thức nhờ thu kèm chứng từ và nhờ thu trơn thì vai trò của NH chỉ là vai trò trung gian thu hộ tiền và hưởng phí dịch vụ NH không có nghĩa vụ phải đảm bảo thu tiền đủ và đúng thời hạn hay nói đúng hơn vai trò của NH trong 2 hình thức này chỉ như đóng vai trò trung gian chuyển giao chứng từ Trong cả 2 phương thức thì NH đều không có trách nhiệm kiểm tra chứng từ - người thụ hưởng xuất trình chứng từ ntn thì NH chuyển đi như thế đó mặc dù trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ thì Nh có thêm chức năng khống chế chứng từ nhưng nhìn chung trong cả 2 phương thức này vai trò của NH hết sức mờ nhạt và chưa thể phát huy được các chức năng của NH 5. Quy trình nghiệp vụ thanh toán nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ Quy trình thanh toán của 2 phương thức này đều gồm có 7 bước như sau Nhờ thu trơn Nhờ thu kèm chứng từ
  4. 1.Giao hàng và giao chứng từ Giao hàng không giao chứng từ 2.Ký phát hối phiếu hoặc hóa đơn đòi tiền Lập bộ chứng từ nhờ thu : lệnh nhờ thu + hối người nhập khẩu phiếu + chứng từ TM Viết lệnh nhờ thu ủy thác cho NH nước mình ủy thác cho NH nước mình thu hộ thu hộ tiền từ người NK 3.NH chuyển ủy thác cho NH đại lý của mình NH chuyển ủy thác cho Nh đại lý ở nước ngoài ở nước người NK bằng thư nhờ thu và kèm bằng thư nhờ thu và hối phiếu và các chứng từ theo hối phiếu hoặc hóa đơn TM 4. NH đại lý xuất trình hối phiếu hoặc hóa đơn Xuất trình hối phiếu đòi tiền và yêu cầu thực yêu cầu người NK trả tiền nếu là hf trả ngay hiện các điều kiện D/A, D/P, D/TC hoặc chấp nhận trả tiền nếu là hf trả chậm 5.Chuyển tiền cho người hưởng lợi nếu là hf Người trả tiền chấp nhận hoặc từ chối TT trả ngay, nếu là hf trả chậm thì NH sẽ chuyển trả hf đã được ký chấp nhận TT Nếu chấp nhận thì chuyển tiền cho người thụ hưởng 6.báo có TK của NH chuyển NH thu thông báo chấp nhận hay từ chối TT 7.NH chuyển báo có TK của người hưởng lợi NH chuyển thông báo chấp nhận hay từ chối TT 6. Người xuất khẩu có thể gửi hàng cho NH nước nhập khẩu để nhờ thu tiền được không, điều kiện áp dụng? Thông thường thì người xuất khẩu không được gửi trực tiếp hàng hóa đến địa chỉ của NH thu, trừ khi có sự thỏa thuận trước với NH. Tuy nhiên, trong trường hợp hàng được gửi trực tiếp đến địa chỉ của NH để trao cho người trả tiền mà không có sự thỏa thuận trước của NH đó thì NH sẽ không chịu trách nhiệm nhận hàng, rủi ro và trách nhiệm với hàng hóa đó vẫn thuộc về bên gửi hàng Các NH không chịu trách nhiệm phải có bất cứ hành động nào đối với hàng hóa mà phương thức nhờ thu kèm chứng từ có liên quan kể cả việc lưu kho và bảo hiểm hàng hóa ngày cả khi lệnh nhờ thu có quy định cụ thể điều đó Tuy nhiên nếu các NH có hành động bảo vệ hàng hóa thì các NH này cũng không chịu trách nhiệm về số phận, tính chất của hàng hóa và/ hoặc mọi hành động và / hoặc có sai sót của bất kỳ
  5. bên thứ 3 nào được ủy nhiệm lưu kho và bảo vệ hàng hóa và mọi chi phí thì đều do bên gửi lệnh nhờ thu gánh chịu Đối với những hàng hóa quý hiếm người xk không thể giao hàng theo phương thức thông thường do đó họ sẽ thỏa thuận với NH nước NK giao hàng vào kho của NH để đảm bảo sự an toàn của hàng hóa. NH sẽ giao lại hàng cho người NK khi người NK thực hiện đầy đủ các điều kiện thanh toán. 7. D/A, D/P, D/TC là gì? Đây là các điều kiện trao chứng từ trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ khi mà người xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi của mình thì đã tách việc giao chứng từ khỏi việc giao hàng và người nhập khẩu muốn có chứng từ thì phải thực hiện theo những điều kiện trên cụ thể D/A là document against acceptance : chấp nhận trả tiền đổi lấy chứng từ tức là NH chỉ trao chứng từ cho người nhập khẩu để người nhập khẩu có thể nhận hàng khi người NK ký chấp nhận trả tiền hối phiếu (trả sau) D/P là document against payment : chấp nhận hối phiếu trả ngay nghĩa là người nhập khẩu phải trả tiền ngay khi hối phiếu được xuất trình ( thường là sau đó 2 ngày) để có thể nhận được bộ chứng từ đi nhận hàng D/TC là document against other term and conditions : trao chứng từ theo những điều kiện khác tức là khi người nhập khẩu chưa thể thu xếp tiền thì có thể thế chấp bằng vật đảm bảo (tài sản), hay ký cam kết trả tiền hoặc kỳ phiếu để có thể nhận được chứng từ từ NH 8. Hãy phân tích và nêu ra ưu nhược điểm của phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ đối với: Người nhập khẩu Người xuất khẩu Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức trong đó người xuất khẩu để đảm bảo khả năng thu tiền của mình đã tách việc giao hàng với việc giao chứng từ để nhận hàng. Trong đó hàng hóa được giao bằng phương thức thông thường nhưng chứng từ thì được gửi qua NH để nhờ NH thu hộ tiền. Tuy được áp dụng khá nhiều trong TMQT nhưng phương thức này vẫn còn những ưu và nhược điểm cụ thể Ưu điểm : Người xuất khẩu :
  6. Thuận tiện, giảm chi phí đi lại vì việc thu tiền được thực hiện thông qua hệ thống NH đặc biệt là khi vị trí địa lý 2 nước ở xa nhau Khắc phục được nhược điểm của phương thức nhờ thu phiếu trơn đó là người bán không sợ mất hàng thông qua việc nhờ Nh khống chế bộ chứng từ mà vẫn đảm bảo được quyền sở hữu hàng hóa, thậm chí ngay cả khi người mua không chịu nhận hàng hay không chịu thanh toán thì người bán vẫn có quyền giải tỏa hàng hóa. Đã có sự ràng buộc giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng nên người XK cở thể được đảm bảo khả năng thu tiền hàng của mình hơn vì người nk sẽ không thể nhận được hàng khi không trả tiền, hoặc không chấp nhận trả tiền,hoặc không đưa ra những điều kiện để có thể nhận được bộ chứng từ. Người nhập khẩu : có thể từ chối không nhận hàng nếu chứng từ đến muộn làm hỏng mất cơ hội kinh doanh hoặc đó là những hàng hóa mang tc thời vụ Có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hàng hóa không thanh toán khi thị trường biến động bất lợi cho mình Nhược điểm Người xuất khẩu : Người bán thông qua NH khống chế bộ chứng từ đảm bảo được quyền sở hữu hàng hóa nhưng chưa khống chế được việc trả tiền của người mua Việc dây dưa kéo dài thời gian thanh toán, nhận chứng từ của người nhập khẩu Vẫn có thể giải tỏa hàng hóa khi mà người mua không thanht oán những việc giải tỏa hàng hóa thường gặp khó khăn và rủi ro trong tiêu dùng. Người nhập khẩu Việc tách giữa chứng từ và giao hàng khiến cho người nhập khẩu gặp khó khăn trong quá trình nhận hàng nếu đó là những hàng hóa cần ngay, thời vụ đặc biệt là khi chứng từ đến sau hàng hóa Rủi ro cho người nhập khẩu khi đã có thiện chí thanh toán nhưng khi nhận được hàng thì lại thấy rằng hàng hóa không đúng với những quy định trong hợp đồng