Thanh toán quốc tế - Phân tích về Các loại thư tín dụng đặc biệt

doc 18 trang nguyendu 4761
Bạn đang xem tài liệu "Thanh toán quốc tế - Phân tích về Các loại thư tín dụng đặc biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_phan_tich_ve_cac_loai_thu_tin_dung_dac_bi.doc

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Phân tích về Các loại thư tín dụng đặc biệt

  1. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 Trong xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, các hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thương mại, đầu tư nói riêng của Việt Nam với các nước trên thế giới đã và đang ngày càng mở rộng và phát triển hết sức phong phú, khẳng định ngày càng đầy đủ hơn vị trí, vai trò của Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Chính điều này đòi hỏi phải phát triển không ngừng các quan hệ thanh toán, tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng quốc tế. Những phương thức thanh toán quốc tế ngày càng nhiều. Các doanh nhân sử dụng chúng cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình. Nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương. Có 6 phương pháp thanh toán quốc tế cơ bản, mỗi một phương pháp khác nhau sẽ giúp bảo vệ bạn ở mức độ an toàn khác nhau và chi phí cũng khác nhau. Chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với đối tác của mình, tùy thuộc vào mức độ rủi ro của giao dịch và trong một số trường hợp thì tuỳ thuộc vào quy định của quốc gia đối tác yêu cầu.Vì vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình. Đề tài của nhóm chỉ đề cập đến một trong số những phương thức thanh toán đó là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Trong phương thức này nhóm chúng tôi chỉ phân tích về “Các loại thư tín dụng đặc biệt”, và chủ yếu là quy trình thanh toán của chúng. Trong quá trình nghiên cứu nhóm 9 khó có thể tránh khỏi sai sót, mong thầy và các bạn đóng góp những ý kiến để đề tài nghiên cứu của nhóm chúng tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 1
  2. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 1. L/C tuần hoàn (Revolving Letter of Credit): 1.1 Khái niệm: L/C tuần hoàn là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sử dụng hết giá trị của nó, hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định cho đến khi tổng giá trị hợp đồng được thực hiện. 1.2 Đặc điểm : Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C. - Tín dụng tuần hoàn có thể được tích lũy hoặc không. - Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp. - Trường hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng phần không được sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực. - Tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người nhập khẩu có nhu cầu thực hiện nhập khẩu với giá trị hợp đồng lớn, thời gian giao hàng kéo dài, người mua muốn hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (hợp đồng giao hàng nhiều lần). - L/C tuần hoàn được dùng phổ biến trong mua bán hàng hóa với các bạn hàng tin cậy, tín nhiệm có uy tín cao trên thị trường. Thông thường có 3 cách tuần hoàn: - Tuần hoàn tự động: L/C sau tự động có giá trị như cũ mà không cần có sự thông báo của NHPH L/C cho nhà xuất khẩu biết. - Tuần hoàn bán tự động: Nếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày L/C hết hạn hiệu lực hoặc đã sử dụng hết mà NHPH không có ý kiến gì thì L/C kế tiếp tự động có giá trị như cũ. - Tuần hoàn hạn chế: chỉ khi nào NHPH thông báo cho người bán thì L/C kế tiếp mới có hiệu lực. *) Ưu Điểm của L/C tuần hoàn: - Đối với nhà xuất khẩu: chủ động đầu ra, không mất thời gian mở L/C nhiều lần 2
  3. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 - Đối với nhà nhập khẩu: mua được hàng hóa trong suốt thời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình. Hơn nữa khi người mua hàng chưa thể tiêu thụ hàng hóa ngay một lúc sẽ giảm được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, không bị đọng vốn. Đặc biệt không phải mở L/C kim ngạch thấp nhiều lần. Đồng thời cũng hạn chế tổn thất phát sinh do phải kí quĩ, mở thư tín dụng với khoản tiền lớn trong khoản thời gian dài. *) Rủi ro trong thanh toán L/C tuần hoàn: Với khoản thời gian dài như vậy, tình hình tài chính của người nhập khẩu có thể xấu đi hoặc có những biến động trên thị trường tiêu thụ, hàng hóa bị ứ đọng mà người nhập khẩu vẫn phải tiếp tục nhập hàng về, không hủy bỏ được L/C. Tất cả những rủi ro đó của nhà nhập khẩu sẽ dẫn đến những rủi ro cho ngân hàng phát hành. Vì vậy loại L/C này chỉ được sử dụng trong việc mua bán với số lượng đều đặn và nhiều lần trong năm. Để giảm bớt rủi ro cho mình, ngân hàng phát hành nên chỉ định L/C tuần hoàn hạn chế hoặc tuần hoàn bán tự động. 1.3 Qui trình thanh toán L/C tuần hoàn: - Đợt giao hàng đầu tiên 1 Nhà xuất khẩu 2 exporter 3 4 (4)thông báo L/C (6’)bộ chứng từ Advise L/C (6)xuất trình qua NH 7) trả tiền NH Thông báo NH chuyển chứng từ Advising Bank Remitting Bank 1. Hợp đồng (6’) bộ (3)phát hành L/C ngoại chứng từ Issue L/C NH phát hành thương Issuing Bank (5)giao Sales hàng contract (2)Đơn mở (8) Đòi tiền Đợt 1 L/C Retirement apply L/C Nhà nhập khẩu importer 3
  4. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 - Các đợt giao hàng tiếp theo: 1 2 Nhà xuất khẩu 3 exporter 4 (3’)bộ chứng từ (3)xuất trình NH chuyển chứng từ (1) Revolving Remitting Bank L/C (4)trả tiền qua NH (3’) bộ chứng từ NH phát hành Issuing Bank (2)giao hàng Đợt 2 (5) Đòi tiền Retirement Nhà nhập khẩu Importer 2. L/C đối ứng (Reciprocal L/C): 2.1 Khái niệm: Là loại thư tín dụng chỉ có hiệu lực thanh toán cho người thụ hưởng sau khi đã có một thư tín dụng khác của bên đối tác cũng đã được mở ra. Trong hai L/C sẽ có một L/C mở trước phải ghi: “L/C chỉ có hiệu lực khi người hưởng lợi đã mở một L/C đối ứng cho người mở L/C này hưởng”. Trong L/C đối ứng phải ghi câu: “L/C này đối ứng với L/C số . mở ngày tại ngân hàng ” Khác với những L/C thông thường được thanh toán/chấp nhận thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp, L/C đối ứng là L/C thanh toán có điều kiện. Điều kiện thanh toán điển hình của L/C đối ứng thường được NHPH quy định tương tự như sau: “Đây là L/C đối ứng với L/C số ngày . được phát hành bởi Ngân hàng Khi nhận được chứng từ phù hợp, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiếu/chứng từ và sẽ thực hiện thanh toán hối 4
  5. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 phiếu/chứng từ đáo hạn chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C số ngày do Ngân hàng . phát hành”. 2.2 Đặc điểm: - L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng(mua nguyên vật liệu bán lại thành phẩm) và gia công ở hai nước khác nhau. - Cả 2 bên đều là người mua, người bán của nhau. Người mở L/C này là người hưởng lợi L/C kia và ngược lại. - Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều khoản thanh toán. - Đảm bảo quyền lợi cho người gia công vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng do người đặt hàng qui định, nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ sử dụng. - L/C đối ứng phổ biến ở các nước Châu Á. Ở các nước khác đã từ lâu không sử dụng L/C này, song ở Việt Nam L/C này vẫn còn được sử dụng đặc biệt trong quan hệ gia công tái xuất vì nó giúp các nhà kinh doanh Việt Nam có thể gia công hàng xuất khẩu mà không cần vốn. 2.3 Qui trình thanh toán L/C đối ứng: 2) Mở L/C số 2 NH NHẬT NH VIỆT NAM 5) Mở L/C số 2 6) Thông báo L/C 6) Thông báo L/C 3)Thông báo chấp nhận L/C 4) Đơn xin mở L/C L/C 1. Đơn xin mở L/C NH NHẬT NH VIẬT NAM NH XK NH NK NH XK NH NK Hợp đồng XK & NK 5
  6. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 3. L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): 3.1 Khái niệm: - L/C chuyển nhượng là L/C không hủy ngang, theo đó người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ. 3.2 Đặc điểm: - L/C này giúp nhà xuất khẩu (thực chất là đối tác trung gian) tiến hành dịch vụ xuất khẩu mà không cần đến vốn của mình. Tức là người hưởng lợi thứ nhất không tự động cung cấp được hàng hóa, mà chỉ là trung gian mối giới giữa người cung cấp hàng hóa và người mua. - Khái niệm chuyển nhượng trong L/C chuyển nhượng bao gồm chuyển nhượng quyền thực hiện L/C và chuyển nhượng quyền được đòi chi trả tiền, tức quyền được ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C. Chỉ có người hưởng lợi thứ nhất hay một số người được chuyển nhượng của L/C mới có quyền ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C. Thông thường, người hưởng lợi thứ nhất là một người môi giới. - Một L/C chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng một lần. - Sự chuyển nhượng L/C phải được thực hiện theo L/C gốc. L/C đã chuyển nhượng phải phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của L/C gốc bao gồm xác nhận (nếu có) ngoại trừ: + Số tiền của L/C. + Bất kỳ đơn giá nào trong L/C. + Ngày hết hạn hiệu lực. + Thời hạn xuất trình chứng từ hoặc ngày giao hàng chậm nhất hoặc thời hạn gửi hàng. (Bất kỳ hay tất cả các ngoại trừ nêu trên có thể giảm hoặc bớt đi) - Ngân hàng chuyển nhượng là ngân hàng được chỉ định thực hiện chuyển nhượng L/C hoặc trong trường hợp L/C có giá trị tự do, là ngân hàng đích danh được ngân hàng ủy quyền chuyển nhượng và thực hiện chuyển nhượng. Ngân hàng phát hành có thể đồng thời là ngân hàng chuyển nhượng. 6
  7. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 - Nếu không có sự thỏa thuận nào khác vào lúc chuyển nhượng thì tất cả chi phí chuyển nhượng L/C (như phí hoa hồng, lệ phí, thủ tục phí hoặc chi phí) đều do người hưởng lợi ban đầu chịu. - Việc chuyển nhượng L/C không có nghĩa là hợp đồng mua bán cũng được chuyển nhượng. Người hưởng lợi ban đầu vẫn là người chịu trách nhiệm chính với nhà nhập khẩu. - Người hưởng lợi thứ nhất có quyền thay thế hóa đơn và hối phiếu của người hưởng lợi thứ hai bằng của mình (nếu có) nhưng số tiền không được vượt quá quy định trong L/C. Và trên cơ sở thay thế như vậy thì người hưởng lợi thứ nhất có thể đòi tiền theo L/C số tiền chênh lệch (nếu có) giữa hóa đơn của mình và người hưởng lợi thứ hai.  Ưu thế trong thanh toán L/C chuyển nhượng: Nó giúp người trung gian vẫn có thể cung cấp hàng cho nhà nhập khẩu khi không có hoặc không đủ hàng hóa.  Rủi ro trong thanh toán L/C chuyển nhượng: Người hưởng lợi thứ hai chịu nhiều rủi ro hơn. Họ chỉ nhận được tiền khi người hưởng lợi thứ nhất khi người mua thanh toán. Vì vậy họ gánh chịu mọi rủi ro không những về người mua và ngân hàng phát hành mà cả về người hưởng lợi thứ nhất và ngân hàng chuyển nhượng. 3.3 Qui trình thanh toán của L/C chuyển nhượng: 5. Hàng hóa NHÀ XUẤT KHẨU NGƯỜI TRUNG NHÀ NHẬP KHẨU GIAN 3. Yêu 2. 1. 8. 9. cầu L/C Đơn Bộ Thanh chuyển xin C. toán nhượng mở từ L/C L/C 6. Bộ C.từ - Hối phiếu 2. L/C NH THÔNG BÁO/ NGÂN HÀNG 4.L/C chuyển nhượng NH CHUYỂN 7. C.từ +HP PHÁT HÀNH NHƯỢNG 11. Thanh toán 10. T/toán 7
  8. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 4 . L/C giáp lưng (Back to back L/C): 4.1 Khái niệm: - Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. - L/C được đem đi thế chấp gọi là L/C chủ hay L/C gốc (Master L/C hay Backing L/C); L/C sau gọi là L/C giáp lưng (Back to Back L/C) hay còn gọi là L/C đối, L/C phụ (Counter L/C or Subsidiary L/C); còn người xin mở L/C giáp lưng gọi là nhà trung gian. - L/C giáp lưng chỉ là một tên gọi được hiểu trên tổng thể của một giao dịch thương mại sử dụng hai L/C riêng biệt, cái sau dựa vào cái trước và được cái trước đảm bảo chứ trên cả hai L/C này đều không ghi tiêu đề như thế. 4.2 Đặc điểm: - Giữa L/C chủ và L/C đối không có mối quan hệ pháp lý nào. Người mở L/C chủ không liên quan gì đến L/C đối, còn người thụ hưởng L/C đối cũng không liên quan gì đến L/C chủ. - Ngoài hối phiếu và hóa đơn ra, các chứng từ không ghi đơn giá và trị giá. Một số chứng từ (B/L, giấy giám định hàng hóa ) phải ghi dẫn chiếu số L/C gốc. - Thông qua L/C giáp lưng người trung gian được hưởng khoản chênh lệch mà không cho người thụ hường L/C gốc biết đơn giá, trị giá và phần chênh lệch đó. Rất phù hợp mua bán trung gian. - L/C giáp lưng rất phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp khéo léo và chính xác những điều kiện của L/C gốc và L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hóa khác. - Tuy L/C gốc và L/C đối là tương đối giống nhau nhưng cũng có một số điểm khác biệt như: + Số tiền của L/C đối thường nhỏ hơn số tiền của L/C gốc. Số chênh lệch này bao gồm chi phí và phần thưởng cho nhà trung gian. + Đơn giá của L/C đối thường thấp hơn đơn giá của L/C gốc. + Số loại chứng từ của L/C đối thường nhiều hơn L/C gốc. + Thời hạn giao hàng của L/C đối phải sớm hơn L/C gốc. - L/C này được sử dụng khi: 8
  9. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 + L/C gốc thuộc loại không thể chuyển nhượng + Nhà cung cấp không đồng ý chuyển nhượng L/C vì nó không đảm bảo khả năng thanh toán. + Khi các chứng từ được yêu cầu xuất trình theo L/C gốc không thể khớp với L/C đối. + Người trung gian muốn giấu tất cả các thông tin liên quan đến kiện hàng, người mua cuối cùng, nơi hàng đến và các thông tin về giá cả 4.3 Qui trình thanh toán L/C giáp lưng: NGƯỜI 5. Hàng hóa TRUNG GIAN 9a. Hàng hóa NHÀ NHÀ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 2. L/C 9. Bộ chứng từ 12. T/ toán 11. Bộ C. Từ 14. Thanh toán 1. Đơn xin mở L/C L/C giáp lưng 8. Bộ chứng tư L/C L/C giáp lưng 3. Đơn xin mở L/C 6.Bộ C.Từ L/C giáp lưng 2. L/C NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG 4.L/C giáp lưng 10.Bộ THÔNG BÁO/NGÂN PHÁT HÀNH C.Từ HÀNG CHUYỂN L/C GỐC NHƯỢNG 7.T/toán L/C giáp 13. lưng T/toán 9
  10. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 So sánh L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng:  Giống nhau: - Người thụ hưởng L/C là nhà trung gian. - Đều là L/C không được hủy ngang. - Cho phép thay thế chứng từ của nhà trung gian trong việc xuất trình bộ chứng từ để thanh toán. - Phí chuyển nhượng (đối với L/C chuyển nhượng) hay phí mở L/C giáp lưng (L/C đối) đều do người hưởng thụ đầu tiên chịu (trung gian)  Khác nhau: L/C chuyển nhượng L/C giáp lưng - Cho phép chuyển nhượng từ người - Là một L/C biệt lập được mở trên cơ hưởng lợi ban đầu sang một hay nhiều bên sở của L/C gốc (cùng điều kiện với L/C khác (theo yêu cầu của người hưởng lợi thứ gốc). nhất). - Một L/C duy nhất. - Hai L/C độc lập. - Phải ghi rõ “Transferable L/C” - Không cấn phải ghi rõ việc chuyển nhượng. - Chịu sự điều chỉnh của điều 38 UCP - Không chịu sự điều chỉnh riêng biệt 600. nào trong UCP 600. - Ngân hàng chuyển nhượng chỉ có nghĩa - Ngân hàng mở L/C đối có nghĩa vụ vụ chuyển nhượng, ko có nghĩa vụ thanh thanh toán cho người xuất khẩu, sau khi toán. ngân hàng người nhập khẩu thanh toán. - Những phần L/C chuyển nhượng cho - Phức tạp phải thay đổi chứng từ và nhiều người không vượt quá tổng số tiền L/C; phải phối hợp thời gian sao cho ăn khớp có thể chuyển riêng rẽ nếu trong L/C không với thời gian giao hàng. ngăn cấm giao hàng riêng rẽ và thanh toán từng phần. Ngày giao hàng có thể sớm hơn. 10
  11. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 5. L/C dự phòng (Standby L/C): 5.1 Khái niệm: Thư tín dụng dự phòng là một loại thư do Ngân hàng Mỹ sáng tạo ra. Nguyên do dẫn đến sự ra đời của thư tín dụng dự phòng là Đạo luật nội địa Hoa Kỳ (National Bank Act) ban hành ngày 03/06/1864. Đạo luật này qui định phạm vi cũng như hoạt động của các Ngân hàng thương mại Mỹ, trong đó không cho phép ngân hàng đứng ra cam kết trả nợ cho người khác. Điều đó có nghĩa các ngân hàng thương mại của Mỹ không được phép phát hành bão lãnh đảm bảo nợ cho khách hàng. Việc phát hành này từ đây thuộc về các công ty bảo hiểm và các công ty phát hành trái phiếu. Do đó, nhằm phát triển hoạt động của mình, các ngân hàng tìm kiếm các phương tiện tài trợ khác không bị pháp luật ngăn cấm, là chấp nhận hối phiếu và phát hành tín dụng thư. Các giao dịch này thực chất đều là bảo lãnh ngân hàng nhưng không bị coi là trái pháp luật. Chúng được phát triển thì không những có lợi cho ngân hàng mà còn đem lại lợi ích cho xã hội, phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế, mậu dịch trong nước cũng như quốc tế. Do vậy, việc phát hành thư tín dụng dần trở nên phổ biến. Tháng 5/1997, Luật diễn giải Mỹ được ban hành cho phép các ngân hàng được hành động như những người bảo lãnh bằng cách phát hành những tín dụng thư dự phòng. Theo luật này, ngân hàng chỉ có trách nhiệm thanh toán khi nhận được hối phiếu hay những chứng từ yêu cầu thanh toán theo như qui định trong thư tín dụng dự phòng. Ngân hàng không có trách nhiệm về sự kiện phát sinh hay không cũng như những tranh cãi phát sinh giữa các bên của hợp đồng cơ sở. Thẩm quyền này được qui định ở khoản (a) Điều 7.7016. Do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật như vậy, dần dần hình thành nên một tập quán là các ngân hàng Mỹ phát hành thư tín dụng cam kết thanh toán, dựa trên một văn bản tuyên bố là người yêu cầu mở thư tín dụng đã không thực hiện hay không thực hiện đúng nghĩa vụ thỏa thuận. Từ thực tế này, ra đời một hình thức giao dịch bảo lãnh với cái tên không phải là bảo lãnh: tín dụng dự phòng. L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc: - Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước. - Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng. 11
  12. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 - Bồi thường những thiệt hại do người yêu cầu mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình. 5.2 Đặc điểm: - L/C dự phòng là cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người hưởng lợi. Song khác với thư tín dụng truyền thống là phương tiện thanh toán của người mua cho người bán theo hợp đồng thương mại, thì thư tín dụng dự phòng chỉ được sử dụng để phòng ngừa phía đối tác vi phạm nghĩa vụ hoặc cam kết, gây hậu quả xấu cho người hưởng xuất trình được những bằng chứng nêu lên những điều kiện cam kết không được tôn trọng. Như vậy, thực chất thư tín dụng dự phòng giống như một thư bảo lãnh của ngân hàng. Riêng trong xuất nhập khẩu hàng hóa, thư tín dụng dự phòng là L/C mà trong đó ngân hàng mở cam kết với người hưởng lợi (nhà nhập khẩu) là sẽ thanh toán lại cho họ trong trường hợp người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo L/C đã đề ra. Khoản tiền này bao gồm: tiền đặt cọc, tiền ứng trước, mọi khoản chi phí liên quan đến việc mở một thư tín dụng thương mại, và những chi phí khác cùng những thiệt hại mà người nhập khẩu phải gánh chịu do hậu quả của việc không cung cấp được hàng hóa của người xuất khẩu. - Chứng từ thanh toán đơn giản. - Áp dụng UCP 500 hoặc ISP 98. 4.3 Qui trình thanh toán L/C dự phòng: Hợp đồng ngoại thương NHÀ NHÀ XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 7. Không thực hiện hợp đồng dự phòng thương mại 9. Thanh toán mại 3. L/C thương L/C 4. Đơn xin mở L/C 6. L/C d ự phòng L/C 1. Đơn xin mở L/C 2. L/C thương mại NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG PHỤC VỤ NGƯỜI PHỤC VỤ NGƯỜI 5. L/C dự phòng XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU 8. Thanh toán 12
  13. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 Trong tình huống khi nhà nhập khẩu đã mở thư tín dụng, ứng trước, đặt cọc tiền với nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu nhà nhập khẩu không tin tưởng vào thiện chí và khả năng thực hiện hợp đồng của nhà xuất khẩu, họ có thể yêu cầu bên đối tác mở thư tín dụng dự phòng. Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu, với tư cách là ngân hàng phát hành, phát hành tín dụng dự phòng cho nhà nhập khẩu hưởng. Trong trường hợp nhà xuất khẩu vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho họ thì ngân hàng phát hành thư tín dụng dự phòng sẽ thanh toán tiền trên thư tín dụng này cho người nhập khẩu. 6 . L/C điều khoản đỏ(Red clause L/C): 6.1 Khái niệm: Là loại L/C có điều kiện cho phép người hưởng được nhận một khoản tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hay hối phiếu kèm chứng từ chứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse‘receipt), biên lai của người giao nhận (forwarder ‘s receipt ). Thông thường khi nhận khỏan tiền ứng trước này, người hưởng lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ xuất trình một bộ chứng từ theo quy định của L/C sau đó. Khoản ứng trước sẽ được khấu trừ vào tiền thanh toán bộ chứng từ. 6.2 Đặc điểm: Số tiền ứng trước tính theo tỉ lệ phần trăm so với giá trị L/C. Số tiền này được thực hiện theo yêu cầu của người mở L/C và có thể sử dụng không đúng mục đích. Chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình có thể không phù hợp hoặc người xuất khẩu không hoàn thành được việc sản xuất hàng hóa mà cũng không hoàn lại tiền ứng trước cho ngân hàng. Ví dụ: Người xuất khẩu được ứng trước 50% giá trị của L/C, bằng xuất trình hối phiếu đòi tiền, kèm theo cam kết các chứng từ giao hàng sẽ được xuất trình qua ngân hàng chiết khấu trong một thời hạn hiệu lực cho phép. Để tăng thêm cho khoản tiền ứng trước các bên có thể thỏa thuận về việc phát hành L/C điều khoản đỏ có đảm bảo, còn gọi là tín dụng điều khoản xanh – nghĩa là bên cạnh các chứng từ như ví dụ trên, người hưởng lợi còn phải xuất trình thêm thư bảo lãnh của một ngân hàng, hoặc giấy nhập kho chứng minh việc hàng tập kết chuẩn bị giao cho mua. Điều khoản ứng trước này phải được người yêu cầu mở L/C qui định cụ thể và chịu trách nhiệm đối với ngân hàng phát hành L/C về điều khoản đỏ. 13
  14. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 Hiện nay L/C điều khoản đỏ được sử dụng rộng rãi trong thanh toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với hàng hóa nông, lâm sản. với hình thức này bên bán nhận được một số tiền trước khi giao hàng từ 10% - 25% tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên nhằm giảm khó khăn về tài chính, chuẩn bị hàng xuất khẩu và có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Đối với bên mua L/C điều khoản đỏ buộc họ phải mở L/C tương đối sớm, trước khi giao hàng, chịu chi phí và rủi ro về việc ứng trước tiền, nhưng đổi lại họ được bù đắp bằng giá hàng thấp hơn và ổn định được nguồn hàng nhập, đặc biệt khi giá quốc tế biến động bất lợi. Đối với ngân hàng ứng trước tiền L/C theo điều khoản đỏ chính là khoản vay ứng trước tiền hàng xuất khẩu.  Có thể phân thành 2 loại: - Thư tín dụng điều khoản đỏ có bảo đảm: theo phương thức này, để nhận được khoản tiền ứng, người hưởng lợi phải xuất trình thư bảo lãnh của NH phục vụ mình. - Thư tín dụng điều khoản đỏ không có bảo đảm: có nghĩa là số tiền ứng trước không được NH phát hành hay người yêu cầu mở thư bảo đảm. Do vậy việc ứng trước sẽ chỉ được thực hiện khi người hưởng lợi trình xuất hóa đơn với sự cam kết thực hiện nghĩa vụ giao hàng của họ.  Điểm khác biệt giữa thư tín dụng thương mại và thư tín dụng dự phòng: Trong thư tín dụng thương mại yêu cầu bộ chứng từ xuất trình để thanh toán phải chứng minh việc người hưởng lợi đã hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng. Trong thư tín dụng dự phòng việc xuất trình chứng từ nhằm mục đích chứng minh việc người yêu cầu mở thư tín dụng không thực hiện cam kết trong hợp đồng, khi đó ngân hàng mở thư tín dụng dự phòng phải thanh toán ngay số tiền mở L/C cho người thụ hưởng. Thư tín dụng thương mại Thư tín dụng dự phòng Là phương thức thanh toán Là công cụ bảo lãnh Hoàn thành nghĩa vụ giao hàng Phòng ngừa việc không thực và thanh toán giữa các bên hiện nghĩa vụ giao hàng và thanh toán Chứng từ thanh toán phức tạp giữa các bên Chứng từ thanh toán đơn giản 14
  15. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 6.3 Qui trình thanh toán L/C điều khoản đỏ: Hợp đồng ngoại thươngthương NHÀ XUẤT NHÀ NHẬP KHẨU KHẨU 4.Hàng hóa 3. L/C 3. L/C 6. Bộ C.Từ 6. Bộ C.Từ 7. Thanh toán 7. Thanh toán 5. Bộ C.Từ + HP trước 2. Tiền ứng 9. Thanh toán 9. Thanh toán 3. L/C L/C 1.Đơn xin mở L/C 1.Đơn xin mở L/C NGÂN HÀNG 2. Tiền ứng trướctrước NGÂN HÀNG THÔNG BÁO/ PHÁT HÀNH NGÂN HÀNG 5. Bộ C.Từ ++ HPHP ++ thưthư đòi tiềntiền TRẢ TIỀN 8. Thanh toán  Điểm khác nhau giữa L/C điều khoản đỏ và L/C dự phòng: L/C điều khoản đỏ L/C dự phòng - Được áp dụng trong trường hợp 2 bên tin - Được áp dụng trong trường hợp 2 bên tưởng lẫn nhau. không hoặc ít tin tưởng lẫn nhau. - Bảo vệ quyền lợi cho nhà xuất khẩu bằng - Bảo vệ quyền lợi cho nhà nhập khẩu cách NH phát hành sẽ chuyển tiền hoặc ủy trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận quyền cho NH thông báo để thực hiện ứng trước được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước một số tiền nhất định cho nhà XK trước khi giao nhưng không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. hàng. - Nhà nhập khẩu phải mở L/C tương đối - Nhà NK yêu cầu NH phục vụ nhà XK sớm trước khi giao hàng, chịu chi phí và rủi ro mở L/C dự phòng buộc ngân hàng này sẽ 15
  16. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 về việc ứng trước tiền, nhưng bù lại nhà NK sẽ cam kết hoàn trả lại số tiền đặt cọc, tiền ứng mua được hàng giá thấp hơn và ổn định được trước, chi phí mở L/C và mọi chi phí khác nguồn hàng nhập. Rủi ro trong thanh toán L/C gây thiệt hại cho nhà NK nếu nhà XK điều khoản đỏ là nhà XK không hoàn thành không giao hàng. được việc giao hàng mà cũng không hoàn lại được tiền ứng trước. Ngoại trừ L/C điều khoản đỏ có bảo đảm. - Thực chất là thực hiện một khoản tín dụng - Thực chất là một thư bảo lãnh của thương mại ngân hàng 16
  17. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, 2005, Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thương. 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Thảo, 2009, Nghiệp vụ thanh toán quốc tế. 3. GS. NGƯT. Đinh Xuân Trình, 2006, Giáo trình thanh toán quốc tế, trường ĐH Ngoại thương. 4. PGS. TS. Đỗ Linh Hiệp, 2006, Giáo trình thanh toán quốc tế, trường ĐH Ngân hàng. 5. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2010, Giáo trình thanh toán quốc tế, HV Ngân hàng Hà Nội. BẢNG PHÂN CÔNG CHI TIẾT TỪNG THÀNH VIÊN: TÊN NHIỆM VỤ 1. Mộng Điệp L/C đối ứng, thuyết trình 2. Duy Linh L/C tuần hoàn 3. Thu Hiền L/C chuyển nhượng, thuyết trình 4. Thiên Nga L/C dự phòng, thuyết trình 5. Duy Phương Làm slide, thuyết trình 6. Linh Thảo L/C giáp lưng 7. Ngọc Tuyền L/C điều khoản đỏ, tổng hợp word. 17
  18. GVHD: NguyẬn PhưẬc Kinh Kha NHÓM 9 - ĐH23A7 18