Thanh toán quốc tế - Phần ôn tập

doc 6 trang nguyendu 4070
Bạn đang xem tài liệu "Thanh toán quốc tế - Phần ôn tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_phan_on_tap.doc

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Phần ôn tập

  1. A. Những quy định chung và định nghĩa 1. Do các điều khoản của UCP được tham chiếu vào L/C, cho nên UCP có phải là văn bản pháp lý tham chiếu duy nhất để giải quyết mọi tranh chấp về L/C: a. Có b. Không 2. Nếu trong nội dung L/C không tuyên bố rõ ràng áp dụng UCP thì: a. L/C áp dụng tự động UCP b. L/C áp dụng tự động UCP 400 c. L/C không áp dụng UCP nào cả 3. Ngay cả khi UCP được áp dụng, các ngân hàng có thể không áp dụng một số điều khoản nào đó đối với từng loại L/C riêng biệt a. Đúng b. Sai 4. Nếu chi nhánh không thể thanh toán L/C, người hưởng lợi có quyền theo UCP, yêu cầu Ngân hàng mẹ của ngân hàng đó đặt ở nước ngoài thanh toán a. Đúng b. Sai 5. Do các ngân hàng hoàn toàn không có liên quan đến hay bị ràng buộc vào các hợp đồng mà các L/C có thể dựa vào, cho nên trong L/C không được ghi tham chiếu về các ngân hàng a. Đúng b. Sai 6. UPC ngăn cấm việc đưa quá nhiều chi tiết vào L/C hay vào bất cứ sửa đổi nào của nó để tránh nhầm lẫn và hiểu sai a. Đúng b. Sai 7. Các chỉ thị yêu cầu mở một L/C theo UCP không nêu chứng từ phải xuất trình thì có mâu thuẫn nghiêm trọng với UCP không a. Đúng b. Sai c. UCP chỉ không khuyến khích những cố gắng thanh toán chấp nhận hay chiết khấu L/C không kèm chứng từ. 8. Người yêu cầu mở L/C phải hoàn trả cho ngân hàng trừ khi anh ta thấy rằng: a. Hàng hoá có khuyết tật b. Hàng không đúng yêu cầu trong hợp đồng mua bán c. Các chứng từ nhận được không cho phép anh ta thông quan hàng d. Các chứng từ không thể thực hiện trên bề mặt là đã phù hợp với các điều kiện của L/C B. Hình thức và thông báo thư tín dụng 9. Một ngân hàng phát hành L/C đã bỏ sót từ “có thể huỷ ngang”: a. Dẫu sao tín dụng vẫn có thể huỷ ngang vì thuật ngữ “không thể huỷ ngang” không được đưa vào b. Ngân hàng có thể thêm thuật ngữ “có thể huỷ ngang” bằng cách đưa ra bản sửa đổi c. L/C chỉ có thể huỷ ngang nếu người hưởng lợi chấp nhận sự sửa chữa một cách rõ ràng 10. Ngân hàng thông báo nhận được L/C mở bằng điện không có test a. Có thể thông báo L/C này mà không có cam kết gì từ phía ngân hàng do L/C không được xác nhận b. Có thể từ chối thông báo, tuy nhiên nó phải thông báo một cách hợp lý và không chậm trễ cho người hưởng lợi về sự từ chối này. c. Phải yêu cầu bằng được sự xác minh tính chân thật của bức điện, nếu nó sẵn sàng thông báo L/C này
  2. 11. Một L/C yêu cầu hối phiếu ký phát đòi tiền người xin mở L/C a. Yêu cầu này sẽ bị bỏ qua b. Hối phiếu sẽ được kiểm tra như chứng từ phụ c. UCP 500 ngăn cấm chỉ thị dạng này 12. Trong số những câu sau, câu nào đúng? Bằng việc mở một L/C người nhập khẩu có thể chắc chắn rằng: a. Các chứng từ anh ta nhận được là chân thực b. Anh ta chỉ phải thanh toán khi các chứng từ phù hợp nghiêm ngặt với các điều khoản hợp đồng c. Ngân hàng phát hành và ngân hàng chỉ định sẽ kiểm tra chứng từ theo đúng L/C 13. Ngân hàng phát hành thông báo L/C qua ngân hàng A. Theo thoả thuận giữa người hưởng lợi và người xin mở L/C, ngân hàng phát hành sửa đổi cùng với những vấn đề khác, có sửa đổi tên của ngân hàng thông báo là B. a. Ngân hàng phát hành có thể thông báo sửa đổi qua ngân hàng B và yêu cầu ngân hàng B thông báo cho ngân hàng A biết điều này b. Ngân hàng phát hành phải thông báo sửa đổi qua ngân hàng A c. Ngân hàng phát hành có thể thông báo sửa đổi qua ngân hàng B và yêu cầu họ thông báo cho ngân hàng A huỷ bỏ L/C đó. C. Nghĩa vụ và trách nhiệm: 14. Ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ trong yêu cầu của L/C: a. Để biết chắc rằng chúng có chân thực và phù hợp không b. Để đảm bảo rằng tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng được phản ánh trong các chứng từ c. Để đảm bảo rằng chúng phù hợp trên bề mặt với các điều khoản và điều kiện của L/C 15. Nếu chứng từ không quy định trong L/C được xuất trình, ngân hàng chiết khấu: a. Phải trả lại cho người xuất trình b. Phải chuyển chúng cho ngân hàng phát hành mà không chịu trách nhiệm gì c. Có thể chuyển chúng cho ngân hàng phát hành mà không cam kết gì nếu người hưởng lợi yêu cầu. 16. Một tín dụng chứng từ trong mục “các chỉ thị đặc biệt” quy đinh: “Sau khi giao hàng người hưởng lợi phải gửi các bản phụ của các chứng từ tới người xin mở L/C” a. Ngân hàng chỉ định cần có bản công bố có liên quan của người hưởng lợi về vấn đề này. b. Ngân hàng chỉ định sẽ không xem xét đến điều kiện này. c. Điều kiện này cần có hoá đơn làm bằng chứng từ là đã thực hiện 17. Các chứng từ sai sót thuộc về ai? a. Thuộc người xin mở L/C nếu anh ta không từ chối chúng b. Thuộc về người hưởng lợi c. Thuộc về ngân hàng chỉ định, nếu ngân hàng này đã thanh toán chúng có bảo lưu
  3. 18. Ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận có một khoảng thời gian hợp lý để kiểm tra chứng từ nhiều nhất không quá: a. 7 ngày ngân hàng cho mỗi ngân hàng b. 7 ngày theo lịch cho mỗi ngân hàng c. 7 ngày ngân hàng 19. Ai là người quyết định cuối cùng xem bộ chứng từ có phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C hay không? a. Người xin mở L/C b. Ngân hàng phát hành c. Người xin mở L/C và ngân hàng phát hành 20. “Bộ chứng từ thể hiện trên bề mặt phù hợp với các điều kiện của L/C” có nghĩa gì? a. Bộ chứng từ là chân thực và không giả mạo b. Bộ chứng từ không mâu thuẫn với tiêu chuẩn quốc tế về nghiệp vụ ngân hàng như đã được phản ánh trong UCP c. Chỉ mặt trước chứ không phải mặt sau của chứng từ phù hợp với điều kiện của L/C 21. Nếu ngân hàng phát hành thấy rằng bộ chứng từ trên bề mặt không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C a. Nó phải tiếp cận người xin mở L/C để xin bỏ qua các bất hợp lệ b. Nó có thể trả lại bộ chứng từ cho người xuất trình lưu ý anh ta tất cả các bất hợp lệ c. Nó phải chuyển chúng đến người xin mở L/C để họ định đoạt 22. Nếu bộ chứng từ có 20 bất hợp lệ được xuất trình đến ngân hàng phát hành, ngân hàng phải gửi bản lưu ý bất hợp lệ cho người xuất trình chỉ ra: a. Một số bất hợp lệ cơ bản bởi vì không cần phải chỉ rõ tất cả b. Chi tiết về 20 bất hợp lệ đã phát hiện c. Các bất hợp lệ cơ bản kèm theo cụm từ “và các bất hợp lệ khác”. 23 Khi kiểm tra chứng từ ngân hàng phát hành thông báo các bất hợp lệ trong bộ chứng từ nhưng lại không thể giữ chúng lại để chờ quyền định đoạt của người xuất trình thì: a. Các sai sót được coi là đã được bỏ qua, ngân hàng phát hành mất quyền khiếu nại b. Ngân hàng phát hành phải đợi người xin mở L/C đồng ý bỏ qua các sai sót vì nó đã báo cho người xuất trình là bộ chứng từ không phù hợp c. Ngân hàng phát hành phải gửi bộ chứng từ để chờ quyền định đoạt của người xin mở L/C 24. Nếu luật pháp và tập quán nước ngoài làm ngân hàng phát hành phải chịu các nghĩa vụ và trách nhiệm, người xin mở L/C có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho ngân hàng a. Đúng b. Sai, vì ngân hàng phải nhận thức rõ luật pháp và tập quán của những nước mà họ thường giao dịch
  4. 25. URR là bản quy tắc điều chỉnh việc hoàn trả giữa các ngân hàng: a. Vì vậy nó là 1 bộ phận không thể thiếu được của UCP500 b. Nó chỉ là bản sửa đổi điều khoản 19 của UCP500 c. Nó là quy tắc riêng biệt có liên quan tới UCP500. D. Chứng từ 26. Nếu L/C không quy định khác, các chứng từ có thể được ký phát trước ngày mở L/C a. Đúng b. Sai 27. Vận đơn hoàn hảo nghĩa là gì? a. Là một vận đơn không có bất cứ sự sửa lỗi nào b. Là một vận đơn phù hợp với các điều kiện của L/C về mọi phương diện c. Là một vận đơn không có bất cứ sự ghi chú nào về khuyết tật của bao bì/hàng hoá. 28. Vận đơn có chức năng a. Là bằng chứng về nghĩa vụ của người gửi hàng đối với công ty vận tải b. Là bằng chứng thanh toán cước phí c. Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở 29. Một chứng từ vận tải, ghi tên người gửi hàng không phải là người hưởng lợi của L/C, phải từ chối a. Đúng b. Sai 30. Một chứng từ bảo hiểm ghi ngày muộn hơn ngày ký phát B/L, vẫn được chấp nhận là a. Đúng b.Sai 31. Số tiền L/C là 100.000 đô la Mỹ. Một hoá đơn ghi số tiền 105.000 đô la Mỹ được xuất trình a. Ngân hàng chỉ định có thể chấp nhận hoá đơn đó và chỉ trả 100.000 đô la Mỹ. b. Ngân hàng chỉ định có thể từ chối hoá đơn đó vì đã vượt quá số tiền của L/C c. Ngân hàng chỉ định có thể chấp nhận hoá đơn đó với điều kiện số hàng trị giá 5.000 đô la Mỹ cũng đã được gửi. E. Các quy định khác 32. Từ “khoảng” dùng để chỉ số lượng được hiểu là cho phép một dung sai +/- 10% a. Số lượng b. Số lượng và số tiền 33. Khi nào dung sai +/- 5% được áp dụng a. Khi số lượng được thể hiện bằng kg hoặc mét b. Khi số lượng được thể hiện bằng đơn vị chiếc
  5. 34. Nếu ngày hiệu lực của L/C rơi vào ngày lễ a. Ngày hết hạn hiệu lực là ngày làm việc ngay trước ngày lễ b. Ngày hết hạn hiệu lực là ngày làm việc đầu tiên ngay sau đó c. Ngày hết hạn hiệu lực được kéo dài một thời gian đúng bằng kỳ nghỉ 35. Một L/C được phát hành có hiệu lực trong 6 tháng a. UCP không khuyến khích các ngân hàng phát hành L/C theo cách này b. Ngân hàng có thể làm như vậy, nhưng ngày bắt đầu tính vào thời hạn hiệu lực luôn phải là ngày đầu tiên của tháng c. Cách này chỉ được chấp nhận khi ghi rõ ngày giao hàng 36. L/C chỉ rõ ngày hết hạn hiệu lực và bỏ sót không ghi ngày giao hàng chậm nhất, nếu L/C được thực hiện: a. Bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 21 ngày kể từ ngày được coi là ngày giao hàng chậm nhất. b. Bộ chứng từ xuất trình trong thời hạn hiệu lực được chấp nhận ngay cả khi ngân hàng nhận được chúng quá thời hạn 21 ngày kể từ ngày giao hàng. c. Bộ chứng từ phải được xuất trình trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng và trong thời hạn hiệu lực của L/C. 37. Các từ “ngay lập tức” hay “càng nhanh càng tốt” có nghĩa là: a. 3 ngày b. 7 ngày làm việc c. Sẽ bị các ngân hàng bỏ qua. 38. Một L/C có thể bỏ qua mục quy định ngày giao hàng chậm nhất: a. Có b. Không 39. Trong số các loại sau, chứng từ nào là chứng từ tài chính? a. Hoá đơn b. Giấy báo có c. Hối phiếu d. Vận đơn F. Tín dụng có thể chuyển nhượng 40. Một L/C chỉ có thể chuyển nhượng được nếu: a. Nó ghi rõ rằng nó có thể chia nhỏ b. Nó được xác nhận và ngân hàng xác nhận cho phép chuyển nhượng c. Nó được phát hành dưới hình thức có thể chuyển nhượng.
  6. 41. A là người hưởng lợi một L/C chuyển nhượng, trong L/C quy định không cho phép giao hàng từng phần, vậy: a. A có thể chuyển nhượng cho B và C b. A có thể chuyển nhượng cho B và B có thể tái chuyển nhượng cho A c. A có thể chuyển nhượng cho B và B có thể chuyển nhượng cho C. Đáp án: 1. b 2. c 3. a 4. b (Điều 2: Chi nhánh được coi là một ngân hàng riêng) 5. b 6. b (Điều 5a1) 7. a 8. d 9. c (Điều 6) 10. c 11. b 12. c 13. b (Điều 11b) 14. c 15. c 16. b 17. b 18. a (Điều 13b) 19. b 20. b 21. b 22. b 23. a 24. a 25. c 26. a 27. c 28. c 29. b 30. b 31. a (Điều 37b) 32. a 33. a 34. b 35. a 36. c (Điều 43a) 37. c (Điều 46b) 38. a 39. c 40. c 41. b