Thanh toán quốc tế - Phần 1: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

ppt 102 trang nguyendu 4810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế - Phần 1: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptthanh_toan_quoc_te_phan_1_hop_dong_mua_ban_hang_hoa_quoc_te.ppt

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Phần 1: Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

  1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TÀI LIỆU TẬP HUẤN TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI NĂM 2010
  2. Phần 1 Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế
  3. Hợp đồng mua bán quốc tế KHÁI NIỆM: Hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu ( bên bán) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu đối với một tài sản nhất định gọi là hàng hoá cho bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua). Bên mua có nghĩa vụ nhận tiền và trả tiền hàng.
  4. Hợp đồng mua bán quốc tế • Đặc điểm: – Hàng hoá (đối tượng của hợp đồng) được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia – Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ – Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau
  5. Hợp đồng mua bán quốc tế Hình thức của hợp đồng: – Bằng miệng (oral contract) – Bằng văn bản: • Hợp đồng được các bên trực tiếp ký kết • Chào hàng (offer) + chấp nhận chào hàng (offer acceptance) = Hợp đồng đã giao kết • Đặt hàng (Order) + xác nhận đặt hàng (order confirmation) = Hợp đồng đã giao kết
  6. Hợp đồng mua bán quốc tế Hiệu lực của hợp đồng mua bán quốc tế: • Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý • Hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật • Hình thức của hợp đồng phải là văn bản.
  7. Hợp đồng mua bán quốc tế Nội dung của một hợp đồng mua bán quốc tế : • Phần mở đầu ( preamble) • Các bên tham gia ký kết hợp đồng • Mô tả hàng hoá/ dịch vụ • Điều kiện về giá cả và thanh toán • Điều kiện về vận tải giao hàng và bảo hiểm • Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá • Chuyển giao rủi ro • Nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên đối với việc giám định hàng hoá • Luật áp dụng, xử lý khiếu nại và giải quyết trranh chấp • .
  8. Hợp đồng mua bán quốc tế Mô tả hàng hoá/ dịch vụ: • Tên hàng • Số lượng • Phẩm chất • Bao bì, đóng gói (packing) • Ký mã hiệu hàng hoá (marking/ shipping mark)
  9. Hợp đồng mua bán quốc tế Giá cả và phương thức thanh toán: • Giá cả: – Đồng tiền tính giá (currency) – Mức giá, đơn giá ( unit price) – Phương pháp quy định giá – Điều kiện cơ sở giao hàng có liên quan đến giá cả – Chiết khấu, giảm giá • Thanh toán tiền hàng: – Đồng tiền thanh toán – Thời hạn trả tiền – Các phương thức trả tiền trong hợp đồng mua bán quốc tế(mode of payment ) – Các chứng từ làm cơ sở thanh toán
  10. Hợp đồng mua bán quốc tế Các phương thức thanh toán: ➢ Chuyển tiền (TTR) ➢ L/C ➢ Nhờ thu ➢ Tài khoản mở (open account)
  11. Hợp đồng mua bán quốc tế • Các chứng từ làm cơ sở thanh toán: – Hối phiếu/hứa phiếu/séc/ chứng từ tài chính khác – Hoá đơn thương mại – Vận đơn/chứng từ vận tải, giao hàng – Chứng từ bảo hiểm – Bảng kê đóng gói – Chứng nhận xuất xứ – Chứng nhận chất lượng/ số lượng/ trọng lượng – Kiểm định hàng hoá – Chứng nhận kiểm dịch, khử trùng
  12. Hợp đồng mua bán quốc tế Điều khoản vận tải, giao hàng và bảo hiểm : 1. Các điều khoản về giao hàng: ◼ Thời hạn giao hàng ◼ Địa điểm giao hàng ◼ Các điều khoản về giao hàng từng phần ◼ Thông báo giao hàng
  13. Hợp đồng mua bán quốc tế Điều khoản vận tải, giao hàng và bảo hiểm : 2. Các điều khoản về vận tải : - quy định tiêu chuẩn con tàu - Quy định về bốc dỡ hàng - Quy định về thưởng ( despatch money) phạt ( demurrage) bốc dỡ 3. Phương thức vận chuyển
  14. Hợp đồng mua bán quốc tế Điều khoản vận tải, giao hàng và bảo hiểm : 4. Các điều khoản về bảo hiểm hàng hoá : - Điều kiện và các rủi ro được bảo hiểm (A, B, C, Air ) - Số tiền bảo hiểm - Người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm - phạm vi bảo hiểm
  15. Hợp đồng mua bán quốc tế Điều khoản bảo đảm : • Bảo đảm khả năng thực hịên hợp đồng của người bán • Bảo đảm khả năng thanh toán của người mua • Bảo đảm nghĩa vụ bảo hành, chất lượng sản phẩm •
  16. Hợp đồng mua bán quốc tế Các điều khoản pháp lý : • Luật áp dụng • Khiếu nại • Trường hợp bất khả kháng( force majeure) • Trọng tài
  17. Hợp đồng mua bán quốc tế Các điều khoản khác : - Giám định hàng hoá ( inspecttion) - Lắp đặt, vận hành, chạy thử, đào tạo - Bảo hành ( warranty) -
  18. Phần 2 Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương
  19. Vận tải hàng hoá quốc tế – Định nghĩa: Vận tải hàng hoá quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hoá giữa hai hay nhiều nước khác nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau
  20. Vận tải hàng hoá quốc tế Phân loại • Căn cứ vào cách tổ chức • Căn cứ vào phương thức quá trình vận tải : vận tải : - Vận tải đơn phương thức - Vận tải bằng đường biển - Vận tải đa phương thức - Vận tải bằng đường hàng - Vận tải đứt đoạn không - Vận tải bằng đường sắt - Vận tải bằng đường bộ - Vận tải bằng đường thuỷ nội địa - Vận tải đa phương thức
  21. Vận tải hàng hoá quốctế Phân chia trách nhiệm vận tải trong ngoại thương - INCOTERMS 2000 : - Người bán/người mua thuê người chuyên chở hay người vận tải hàng hoá - Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải theo Incoterms 2000: – Người bán chịu TN/ dành quyền vận tải theo các điều kiện nhóm C (CFR,CIF,CPT,CIP) và nhóm D ( DAF, DES, DEQ,DDU, DDP) – Người mua chịu TN/ dành quyền vận tải theo các điều kiện nhóm E( EXW), F (FCA,FOB,FAS)
  22. Vận tải hàng hoá quốc tế - Chi phí vận tải : – cước phí vận tải ( freight) ( 65%) – chi phí xếp dỡ hàng hoá – Chi phí giao nhận, bảo quản – Các chi phí khác liên quan đến quá trình vận tải - Chi phí vận tải là một bộ phận cấu thành nên giá hàng hoá trong ngoại thương (điều kiện cơ sở giao hàng của Incoterms)
  23. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Đặc điểm • Có năng lực vận tải lớn • Thích hợp cho hầu hết các loại hàng hoá trong thương mại quốc tế • Chi phí đâu tư, xây dựng tuyến đường thấp • Giá thành vận tải đường biển rất thấp • Nhược điểm : phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, điều kiện hàng hải và tốc độ thấp
  24. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Phân loại tàu: - Theo công dụng : Tàu chở hàng khô và tàu chở hàng lỏng (tankers) - Theo cỡ tàu :tàu cực lớn, tầu rất lớn , tàu loại trung bình, tàu panamax - Theo phương thức kinh doanh : Tàu chợ ( liner), tàu chạy rông( tramp
  25. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Các phương thức thuê tàu: - Thuê tàu chợ: là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu để dành chỗ trên tàu để chuyên chở hàng hoá, cảng xếp dỡ nằm trong lịch trình của tàu - Thuê tàu chuyến ( voyage chartering): chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu để chuyên chở hàng hoá từ một hoặc nhiều cảng xếp đến những cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng
  26. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Điều khoản trong khi thuê tàu : - Điều khoản tàu chợ ( liner/ berth/gross terms):chủ tàu phải xếp hàng lên tàu, sắp xếp(stowage) ,chèn lót ,dỡ hàng (discharging) - Điều khoản miễn xếp dỡ ( Free in and out ( FIO) - Điều khoản miễn xếp( F.I), miễn dỡ (F.O)
  27. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Các chứng từ trong vận tải đường biển -Vận đơn đường biển (Bill of lading(B/L) - Vận đơn của người giao nhận ( forwarder/ House B/L) - Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu( charter party B/L) - Vận đơn đã xuất trình tại cảng gửi( B/l surrendered) - Giấy gửi hàng đường biển ( Seaway bill) - Biên lai thuyền phó( Mate’s receipt) - Vận đơn có thể thay đổi ( Switch B/L)
  28. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Vận đơn đường biển - Khái niệm: là một chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đường biển, cho việc nhận hàng hoặc xếp dỡ hàng của người chuyên chở và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó - Vận đơn thường được phát hành trọn bộ 3 bản gốc
  29. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Chức năng của vận đơn đường biển - Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở - Là chứng từ sở hữu đối với những hàng hoá mô tả trên vận đơn. - Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đã được ký giữa các bên
  30. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển Phân loại vận đơn: ➢ Vận đơn đã xếp hàng , Vận đơn nhận để xếp ➢ Vận đơn theo lệnh ( order B/L),Vận đơn đích danh ( straight B/L),vận đơn cho người cầm( B/L to bearer) ➢ Vận đơn hoàn hảo ( Clean B/L) : không có ghi chú về tình trạng khuyết tật của bao bì hay hàng hoá, vận đơn không hoàn hảo ( unclean/claused/foul B/L ➢ Vận đơn đi thẳng ( direct B/L , Vận đơn đi suốt ( Through B/L) , ➢ Vận đơn ( chứng từ) vận tải đa phương thức( multimodal transport/ combined B/L)
  31. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển ❖ Nội dung vận đơn ( mặt trước) – Tên hãng tàu – Tên và địa chỉ của người gửi, người nhận, và người được thông báo – cảng xếp hàng và cảng dỡ hàng – mô tả hàng hoá – ký mã hiệu – trạng thái bên ngoài của hàng hoá – ngày giao hàng lên tàu – Cước phí – ngày và nơi phát hành
  32. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Các tổ chức quốc tế về hàng không: - Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế: ICAO- international Civil aviation organization) - Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế ( IATA_ International air transport association) - Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận ( FIATA: Federation internationale des associations de transitaires et asimiles) - Hiệp hội các hãng hàng không châu Á- thái Bình Dương
  33. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Vận đơn hàng không: Khái niệm: AWB là một chứng từ vận chuyển hàng hoá và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng máy bay, về điều kiện hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hoá để vận chuyển
  34. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Vận đơn hàng không: • Chức năng : – Là bằng chứng của hợp đồng vận tải dã ký kết – Là bằng chứng của việc đã nhận hàng để chở của người chuyên chở
  35. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Vận đơn hàng không: - Người ký: hãng chuyên chở hoặc đại lý của họ - Số bản phát hành: 9 đến 12 bản , trong đó có 3 bản gốc có hai mặt. - Phân phối vận đơn: - Bản gốc số 1: dành cho người chuyên chở ( for issuing carrier ) - Bản gốc số 2: dành cho người nhận hàng ( for consignee) - Bản gốc số 3: dành cho người gửi hàng ( for shipper) - Các bản copy còn lại chỉ có mặt trước, dành cho việc lưu giữ chứng từ tại các bên liên quan và các mục đích khác.
  36. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường hàng không Nội dung của vận đơn hàng không : - Vận dơn hàng không được in và phát hành theo mẫu tiêu chuẩn của IATA - Mặt trước: số vận đơn, sân bay đi,đến, số chuyến bay, ngày bay, tên người gửi và người nhận, các thông tin về hàng hoá và tình trạng hàng hoá, ký mã hiệu, đại lý của người chuyên chở phát hành, các chi tiết về cước phí, ngày và nơi phát hành vận đơn, người phát hành và chữ ký - Mặt sau: thông báo về giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, những điều khoản của hợp đồng vận chuyển, cước phí .
  37. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khâu bằng đường sắt Khái niệm: Chuyên chở hàng hoá bằng đường sắt liên vận quốc tế là việc chuyên chở được tiến hành trên đường sắt của hai hay nhiều nước, ga gửi và ga đến nằm trên lãnh thổ 2 nước khác nhau và dùng chung một giấy gửi hàng thống nhất trong toàn bộ quá trình chuyên chở
  38. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường sắt Vận đơn đường sắt ( giấy gửi hàng bằng đường sắt liên vận quốc tế ) - Theo hiệp định SMGS, vận đơn đường sắt gồm 5 tờ : - Tờ 1: Bản chính giấy gửi hàng:gửi kèm với hàng hoá đến ga đến - Tờ 2: Giấy theo hàng, để lưu tại các đường sắt tham gia chuyên chở, lập theo số lượng đường sắt tham gia chuyên chở - Tờ 3: Bản sao giấy gửi hàng: được giao cho chủ gửi - Tờ 4: giấy giao hàng: đi theo hàng đến ga đến , lưu ở ga đến - Tờ 5: Giấy báo tin hàng đến
  39. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường sắt Nội dung của vận đơn đường sắt : gồm 2 phần - Phần do người gửi hàng ghi :tên,địa chỉ người gửi, người nhận,số hợp đồng XK, tên ga gửi, các ga biên giới mà hàng hoá đi qua, tên đường sắt đến và ga đến, mô tả hàng hoá, các giấy tờ kèm theo,chữ ký của chủ gửi - Phần do đường sắt ghi: loại lô hàng, ghi chép về toa xe, trọng lượng hàng,dấu ngàytháng nhận hàng của ga đi, dấu niêm phong toa xe, tính toán tiền cước chuyên chở
  40. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ Giấy gửi hàng đường bộ ( consignment note) (CMR) - Khái niệm: Là bằng chứng của một hợp đồng vận tải giữa người gửi hàng và người chuyên chở, xác nhận là người chuyên chở đồng ý vận chuyển hàng hoá của người gửi theo những điều kiện và điều khoản được quy định trong hợp đồng
  41. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ Giấy gửi hàng đường bộ ( consignment note): • Được lập thành 3 bản chính do người gửi hàng và người chuyên chở cùng ký: - Bản gốc1 : người gửi hàng ký, - Bản số 2: gửi kèm theo hàng - Bản thứ 3 do người chuyên chở nắm giữ
  42. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường bộ Giấy gửi hàng đường bộ ( consignment note): • Nội dung chính: – Nơi và ngày tháng lập – Tên và địa chỉ của người gửi hàng – Tên và địa chỉ của người chuyên chở – Tên và địa chỉ của người nhận hàng – Tên hàng và các ghi chú về đóng gói, số lượng, kỹ mã hiệu của hàng – Các chi phí liên quan đến việc chuyên chở – Các chỉ dẫn cần thiết với thủ tục hải quan và các thủ tục khác
  43. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container Đặc điểm của container: – Có hình dáng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần – cớ cấu tạo đặc biệt để có thể chuyên chở hàng hoá thuận tiện bằng nhiều phương tiện vận tải, không phải xếp dỡ dọc đường – có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác – Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container – Có dung tích không ít hơn 1m3
  44. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container Phân loại container: ▪ Theo công dụng : – Container chở hàng bách hóa ( general ) – Container có lỗ thông hơi – Container bảo ôn/nóng/lạnh – Container thùng chứa ( tank container) – Container đặc biệt • Theo cấu trúc : Container kín;mở; khung; gấp; phẳng; có bánh lăn • Theo kích thước: 20x8x8 (feet) , 20x8.6x8 (feet), 40x8.6x8(feet) • loại 20x8x8 : đơn vị chuẩn,đơn vị tương đương với container 20feet( TEU- twenty equivalent unit)
  45. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container - Các loại tàu biển chuyên chở container: - Tàu chuyên chở hàng bách hoá thông thường ( general cargo ship) - Tàu bán container ( semi-container ship) - Tàu chuyên dụng chở container ( full container ship) - Tàu RO-RO( roll-on/roll-off) - Tàu Lo-LO( lift-on/lift-off) - Tàu chở xà lan (LASH- lighter aboard ship)
  46. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container Các điểm vận tải phục vụ chuyên chở container : • Cảng container : cảng thông thường có bến container( container terminal), hoặc cảng container chuyên dụng • Container terminal bao gồm: – Container yard (CY): bãi container – Container freight station (CFS): trạm giao nhận hàng lẻ
  47. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container • Các điểm vận tải phục vụ chuyên chở container : – Ga dường sắt, trạm đường bộ và cảng đường sông. – Các trạm container đường bộ (container deport-CD) – Cảng thông quan nội địa (inland clearance deport- ICD )
  48. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container Phương pháp gửi hàng bằng container: • Gửi hàng nguyên container ( FCL- Full container load)(nhận nguyên- giao nguyên) – CY/CY • Gửi hàng lẻ ( Less than container load- LCL) ( nhận lẻ giao lẻ) – CFS/CFS • Gửi hàng kết hợp ( FCL/LCL-LCL/FCL)
  49. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container Nghiệp vụ gom hàng(consolidation): - Định nghĩa: là việc biến các lô hàng lẻ thành hàng nguyên để gửi đi nhằm tiết kiệm chi phí vận tải - Trình tự tiến hành: (sơ đồ )
  50. Chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu bằng container Các chi phí trong vận chuyển bằng container: • Cước phí • Phụ phí : ➢ Chi phí bến bãi ( THC- terminal handing charges) ➢ Chi phí dịch vụ hàng lẻ ( LCL service charges ) ➢ Chi phí vận chuyển nội địa : ( inland haulage charges ) ➢ Tiền phạt đọng container ( demurrage)
  51. Vận tải đa phương thức quốc tế Định nghĩa: Vận tải đa phương thức quốc tế( multimodal transport) hay còn gọi là vận tải liên hợp quốc tế ( combined transport) là phương thức vận tải hàng hoá bằng ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau trở lên, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ một điểm ở một nước này tới một điểm được chỉ định ở nước khác để giao hàng
  52. Vận tải đa phương thức quốc tế Đặc điểm: – Có ít nhất 2 phương thức vận tải khác nhau – Dựa trên một hợp đồng vận tải đơn nhất, một chứng từ vận tải đơn nhất (multimodal transport B/L) – Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO) hành động như người chủ uỷ thác – MTO là người phải chịu TN đối với hàng hoá trong suôt quá trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chở đến khi giao hàng xong cho người nhận. – cước phí thanh toán cho suốt chặng đường trên cơ sở giá đơn nhất cho tất cả các phương thức vận tải tham gia quá trình
  53. Vận tải đa phương thức quốc tế Chứng từ vận tải đa phương thức: Định nghĩa : chứng từ vận tải đa phương thức là chứng từ chứng minh cho một hợp đồng vận tải đa phương thức và có hình thức có thể lưu thông hoặc không thể lưu thông, có ghi rõ tên người nhận
  54. Vận tải đa phương thức quốc tế • Nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức : tương tự vận đơn đường biển • chức năng: nếu có chặng đường vận chuyển là đường biển thì cũng tương tự như vận đơn đường biển.
  55. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Rủi ro và các biện pháp đối phó với rủi ro: • Định nghĩa: Rủỉ ro là những tai nạn, tai hoạ, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản • Biện pháp đối phó với rủi ro : – Tránh rủi ro – Ngăn ngừa, hạn chế rủi ro – Tự khắc phục rủi ro – Chuyển nhựơng rủi ro ( risk transfer )
  56. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Phân loại các rủi ro hàng hải( theo nghiệp vụ bảo hiểm): • Rủi ro thông thường được bảo hiểm: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất tích, hành vi phi pháp của tàu và thuỷ thủ • Rủi ro loại trừ(không được bảo hiểm): hành vi cố ý của người được bảo hiểm, bao bì không đúng quy cách,chậm trễ mất thị trường • Rủi ro riêng: chỉ được bảo hiểm trong trường hợp đặc biệt:rủi ro chiến tranh, đình công, bạo loạn, nổi loạn
  57. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Định nghĩa của bảo hiểm: Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản phí nhất định gọi là phí bảo hiểm
  58. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Bản chất của bảo hiểm: Là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những nhười tham gia bảo hiểm chịu
  59. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Tổn thất (loss, damage,average): Định nghĩa: Tổn thất là những hư hỏng, thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do rủi ro gây ra, là hậu quả của rủi ro
  60. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Phân loại tổn thất: - Căn cứ vào mức độ tổn thất : tổn thất bộ phận ( partial loss) hay tổn thất toàn bộ ( total loss) - Căn cứ vào tính chất của tổn thất: tổn thất chung và tổn thất riêng
  61. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế • Tổn thất chung( general average): là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hoá và các tài sản khác trên tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung, thực sự đối với chúng. • Tổn thất riêng( particular average): là những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên gây ra
  62. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Trị giá bảo hiểm, số tiền và thời gian bảo hiểm : • Trị giá: giá trị hàng hoá thoả thuận trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm ( giá trị bảo hiểm thoả thuận) • Số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm của người bảo hiểm đối với mỗi tai nạn và phí bảo hiểm được tính trên số tiền đó • Thời gian bảo hiểm: các bên thoả thuận
  63. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Các điều kiện bảo hiểm : • Điều kiện bảo hiểm là những văn bản chứa đựng nội dung cam kết bảo hiểm, có hiệu lực thi hành tuỳ theo thoả thuận, xác định phạm vi bảo hiểm và quy định trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất xảy ra cho quyền lợi được bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm gây nên • Hầu hết các nước đều vận dụng tinh thần các điều khoản bảo hiểm do “ Uỷ ban kỹ thuật và điều khoản thuộc học hội bảo hiểm LonDon ( Institute of London Underwriter- ILU) soạn thảo và được phòng thương mại London ấn hành: – Vào ngày 1/1/1963 ( institute cargo clause - ICC1963) – Bộ điều khoản mới ( ICC 1/1/1982)
  64. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế - Các điều khoản ICC1963 • Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá theo ICC 1963 : – Bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng ( Institute cargo clauses Free from Particular Average)- FPA – Bảo hiểm tổn thất riêng - WA( Institute cargo clauses With Particular Average) – Bảo hiểm mọi rủi ro - AR ( Institute cargo clauses all risks) – Bảo hiểm chiến tranh (Institute War clauses) – Bảo hiểm đình công ( Institute strikes, Riots and Civil commotion) – Bảo hiểm mất cắp- TPND(Institute theft, pilferage and non-delivery)
  65. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế - Các điều khoản ICC1982 Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá theo ICC 1982: – Điều kiện bảo hiểm C ( Institute cargo Clauses C – Điều kiện bảo hiểm B ( Institute cargo Clauses B) – Điều kiện bảo hiểm A (Institute cargo Clauses A) – Điều kiện bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không (Institute cargo Clauses -Air)
  66. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế - Các điều khoản ICC1982 • Điều kiện bảo hiểm C ( Institute cargo Clauses C :Trừ những trường hợp quy định trong điều kiện loại trừ, bảo hiểm này bảo hiểm cho: – Mất mát, hư hại hàng hoá xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho là : • Cháy, nổ • Tàu, xà lan mắc cạn, đắm, lật úp • Xe cộ trên bộ bị lật đổ hoặc trật bánh • Đâm va với vật thể nào bên ngoài không kể nước • Dỡ hàng tại cảng lánh nạn, cảng có nguy hiểm – Mất mát, hư hại xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm nguyên nhân do: • Hy sinh tổn thất chung • Ném hàng xuống biển • Hàng hoá bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng bị mất tích
  67. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế - Các điều khoản ICC1982 • Điều kiện bảo hiểm B ( Institute cargo Clauses B) : – Bảo hiểm cho các rủi ro giống điều kiện C và thêm các rủi ro sau: – Động đất, núi lửa phun hoặc sét đánh – nước cuốn khỏi tàu – Nước biển, hồ, sông chảy vào tàu,xà lan, hầm hàng, phương tiện cận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng – Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng ra khỏi tàu hay xà lan
  68. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế - Các điều khoản ICC1982 • Điều kiện bảo hiểm A: Institute cargo Clauses A : Bảo hiểm mọi rủi ro về mất mát, hư hại xảy ra cho đối tượng bảo hiểm bao gồm cả tổn thất chung và chi phí tổn thất chung cũng như trách nhiệm đâm va hai bên cùng có lỗi, trừ những trường hợp loại trừ
  69. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế - Các điều khoản ICC1982 Điều kiện bảo hiểm A: Institute cargo Clauses A- các loại trừ • Loại trừ chung : – hành vi xấu, cố ý của người được bảo hiểm, – Hao hụt tự nhiên, hao hụt thương mại – Khuyết tật vốn có của hàng hoá – Do bao bì đóng gói không đúng quy cách – Do chậm trễ – Do bất lực tài chính của chủ tàu mà buộc chủ tàu phải bán hàng hoá để chi phí – Do vũ khí, vụ nổ hạt nhân • Loại trừ riêng: – Tàu không đủ khả năng đi biển – chiến tranh, nội chiến, nổi loạn, xung đột, bắt giữ, gặp mìn, thuỷ lôi – Chiễm giữ, bắt giữ, cầm giữ tài sản – Đình công cấm xưởng, rối loạn lao động, bạo động
  70. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế - Các điều khoản ICC1982 • Điều kiện A gần giống điều kiện AR1963, tuy nhiên đã khắc phục được các nhược điểm : – Không nêu các rủi ro mà chỉ nêu các rủi ro loại trừ – Đưa thêm rủi ro mất khả năng tài chính của chủ tàu – Đưa rủi ro cướp biển vào phạm vi bảo hiểm – Tổn thất do hành động ác ý trước kia được đưa vào bảo hiểm theo điều khoản đình công nhưng nay được đưa vào rủi ro bảo hiểm trong điều khoản A
  71. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế - Các điều khoản ICC1982 • Điều kiện bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không ( Institute cargo clauses – air): người bảo hiểm hàng hoá chịu trách nhiệm bảo hiểm mọi rủi ro, tổn thất đối với đối tượng bảo hiểm, trừ các trường hợp loại trừ
  72. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế - Các điều khoản ICC1982 • Điều kiện bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không- các loại trừ: – Giống điều khoản A – Thêm: Tổn thất, chi phí phát sinh từ sự không phù hợp của báy bay, phương tiện vận chuyển, băng chuyền, container khi người được bảo hiểm đã biết trước việc không phù hợp đó trước khi giao hàng
  73. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Giới hạn về phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm : Trách nhiệm bảo hiểm • Bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá bảo hiểm rời kho đi • Kết thúc tại một trong số các thời điểm sau đây: – Khi giao hàng vào kho hay nơi để hàng cuối cùng của người nhận hàng – Khi giao hàng cho bất kỳ nơi chứa hàng, kho nào khác mà người được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia, phân phối hàng – Khi hết hạn 60 ngày ( đối với các điều khoản A,B,C) hoặc hết hạn 30 ngày ( đối với điều khoản Air) sau khi hoàn thành việc dỡ hàng hoá tại nơi đến
  74. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Thực hiện bảo hiểm: • Khai báo của người được bảo hiểm ( declaration of insured) • Bảo hiểm trước (advance Insurance) • Đơn bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao ( Policy and Open policy) • Chuyển nhượng đơn bảo hiểm (Assignment of policy) • Huỷ bỏ đơn bảo hiểm ( cancellation of policy • Nội dung đơn bảo hiểm
  75. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế • Bảo hiểm trước (advance Insurance): – Mua bảo hiểm ngay sau khi ký hợp đồng – Thừa nhận các thông tin còn thiếu sẽ bổ sung sau – Người bảo hiểm sẽ phát hành phần bổ sung ( endorsement)
  76. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế • Đơn bảo hiểm chuyến(policy) hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm ( Insurance certificate): – Là đơn bảo hiểm cấp cho một chuyến hàng – Là bằng chứng về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm – Hình thức : bảo hiểm đích danh , đơn bảo hiểm theo lệnh hoặc đơn bảo hiểm vô danh
  77. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế • Hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy): – Là đơn bảo hiểm thông thường được thể hiện một cách tổng quát về bảo hiểm cho nhiều lô hàng sẽ được khai báo hay nhiều tàu mà các chi tiết ấn định về sau. – Người được bảo hiểm có nghĩa vụ khai báo tất cả các chuyến hàng thuộc phạm vi đơn bảo hiểm bao – Khai báo sót hay nhầm lẫn vẫn có thể được khai báo lại hoặc bổ sung
  78. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế • Chuyển nhượng đơn bảo hiểm ( Assignment of policy): – Đơn bảo hiểm đích danh được chuyển nhượng bằng cách sang tên quyền sở hữu theo thủ tục do pháp luật quy định – Đơn bảo hiểm theo lệnh ( to oder of .) được chuyển nhượng bằng cách ký hậu – Đơn bảo hiểm vô danh ( to bearer) được chuyển nhượng bằng cách trao cho người được chuyển nhượng,
  79. Bảo hiểm hàng hoá trong thương mại quốc tế Nội dung đơn bảo hiểm : • Ngày và nơi cấp đơn bảo hiểm • Tên và địa chỉ của người mua bảo hiểm ( Insured hoặc assured) • Tên hàng được bảo hiểm (description of goods) • Quy cách đóng gói, loại bao bì, ký mã hiệu (marking) • Số lượng, trọng lượng của hàng • Tên tàu hoặc phương tiện vận chuyển • Cách xếp hàng lên tàu • Nơi, ngày khởi hành, chuyển tải, Nơi đến cuối cùng • Số tiền được bảo hiểm ( Insured Amount) • Điều kiện bảo hiểm, • Địa chỉ của giám đinh viên bảo hiểm tại nơi đến • Nơi trả tiền bồi thường • Số bản gốc phát hành
  80. Phần 3 Quy tắc chính thức của ICC giải thích các điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS 2000)
  81. INCOTERMS 2000 • Mục đích và phạm vi của Incoterms • Cấu trúc • Tóm tắt các điều kiện • Di chuyển rủi ro, trách nhiệm và chi phí
  82. INCOTERMS 2000 Mục đích và phạm vi của Incoterms: • Cung cấp một hệ thống trọn vẹn các quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại trong ngoại thương. • Ra đời lần đầu năm 1936, sửa đổi : 1953,1967,1976,1980,1990,2000 • Phạm vi: các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán liên quan đến việc giao hàng. • Chủ yếu được sử dụng khi hàng hoá được bán qua biên giới quốc gia.
  83. INCOTERMS 2000 • Cấu trúc: gồm 13 điều kiện được chia thành 4 nhóm ( E,F,C,D): – Nhóm E ( nhóm xuất phát) chỉ gồm mỗi điều kiện EXW. Trách nhiệm của người bán là tối thiểu – Nhóm F: nhóm chưa trả cước phí vận tải ( main carriage unpaid), gồm 3 điều kiện : FCA, FAS, FOB – Nhóm C: nhóm đã trả cước phí vận tải ( Main carriage paid) : gồm 4 điều kiện : CFR, CIF, CPT, CIP – Nhóm D: nhóm đến ( arrival) gồm các điều kiện : DAF, DES, DEQ, DDU, DDP. Trách nhiệm của người bán là tối đa
  84. INCOTERMS 2000 - cấu trúc A: nghĩa vụ của người bán B: nghĩa vụ của người mua A1.Cung cấp hàng hoá phù B1: Thanh toán tiền hàng hợp với hợp đồng A2. Giấy phép và thủ tục B2. Giấy phép và thủ tục A3. Hợp đồng vận tải vả hợp B3. Hợp đồng vận tải vả hợp đồng bảo hiểm đồng bảo hiểm A4. Giao hàng B4. Nhận hàng A5. Chuyển rủi ro B5. Chuyển rủi ro A6. Phân chia chi phí B6. Phân chia chi phí A7. Thông báo cho người mua B7. Thông báo cho người bán A8. Bằng chứng của việc giao B8. Bằng chứng của việc giao hàng, chứng từ vận tải hoặc hàng, chứng từ vận tải hoặc thư điện tử tương đương thư điện tử tương đương A9. Kiểm tra, đóng gói, bao B9. Kiểm tra hàng hoá bì, ký mã hiệu A10. Những nghĩa vụ khác B10.Những nghĩa vụ khác
  85. Di chuyển rủi ro và chi phí đối với các điều kiện của Incoterms 2000