Thanh toán quốc tế - Kiến thức cơ bản về thanh toán thương mại và thanh toán quốc tế

ppt 125 trang nguyendu 5530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế - Kiến thức cơ bản về thanh toán thương mại và thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptthanh_toan_quoc_te_kien_thuc_co_ban_ve_thanh_toan_thuong_mai.ppt

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Kiến thức cơ bản về thanh toán thương mại và thanh toán quốc tế

  1. TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TTTM VÀ TTQT 7- 2010
  2.  GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TMQT  HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ  CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT  QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TTTM
  3.  1. Khái niệm TMQT: là việc mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc sở hữu trí tuệ qua biên giới quốc gia. Gồm các hình thức: - TMQT về hàng hóa - TMQT về dịch vụ - TMQT liên quan đến đầu tư - TMQT liên quan đến sở hữu trí tuệ
  4.  2. Các học thuyết cơ bản về TMQT:  a. Chủ nghĩa trọng thương :  - Ra đời vào TK 15 ở Châu Âu và kết thúc vào giữa TK 18.  - Tư tưởng chính: Vàng bạc là thước đo tài sản, sự thịnh vượng của mỗi quốc gia. Để giàu có phải phát triển xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để đạt thặng dư thương mại, hạn chế và cấm xuất nguyên liệu thô.  Lợi nhuận thu được từ hoạt động buôn bán bằng cách trao đổi không ngang giá và lường gạt. Đề cao sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động ngoại thương.
  5.  b. Học thuyết lợi thế tuyệt đối: - Tác giả: Adam Smith, người đề ra quy luật “Bàn tay vô hình”, tác giả của tác phẩm “ Nguyên nhân và nguồn gốc giàu có của các dân tộc” - Tư tưởng chính: Lợi ích của hoạt động ngoại thương bắt nguồn từ lợi thế so sánh tuyệt đối. Đó là khả năng một nước có thể sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp hơn so với những nước khác.
  6.  Việt Nam và Hàn quốc sản xuất ra hai loại hàng hóa là lúa gạo và vải tính trên 1 đơn vị nguồn lực sản xuất: LÚA GẠO (TẤN VẢI (M2) VIỆT NAM 10 6 HÀN QUỐC 5 10  Việt Nam có lợi thế so sánh tuyệt đối trong sản xuất gạo, Hàn quốc có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất vải, nên Việt Nam sẽ chuyên môn hóa vào sản xuất gạo còn Hàn quốc chuyên môn hóa vào sản xuất vải.
  7.  Sau khi chuyên môn hóa: LÚA GẠO (TẤN VẢI (M2) VIỆT NAM 10 -6 HÀN QUỐC - 5 10 + 5 + 4 Quá trình chuyên môn hóa sẽ làm tăng thêm sản lượng gạo lên 5 tấn và vải thêm 4 m2. Trong trường hợp này Việt nam nhập khẩu vải và Hàn quốc nhập khẩu lúa gạo. Vậy nhờ chuyên môn hóa và TMQT đã đem lại lợi ích cho cả hai bên.
  8. c. Học thuyết về lợi thế so sánh tương đối: - Tác giả: David Ricardo, tác giả của tác phẩm “Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế” - Tư tưởng chính: Mọi nước đều có thể tham gia và thu lợi từ hoạt động TMQT kể cả những nước có hay không những lợi thế tuyệt đối vì mỗi nước đều có lợi thế so sánh nhất định về một số mặt hàng và kém lợi thế so sánh về một số mặt hàng khác.
  9. - Lợi thế so sánh tương đối: Khả năng sản xuất ra hàng hóa nào đó với chi phí cơ hội thấp hơn so với quốc gia khác. Chi phí cơ hội của việc sản xuất ra 1 đơn vị hàng hóa nào đó chính là số lượng hàng hóa khác mà chúng ta phải hi sinh để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó (do nguồn lực sản xuất có hạn). - Vậy nếu một nước không có lợi thế tuyệt đối nào đó thì liệu họ có chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế hay không?
  10.  Ví dụ trong 1 đơn vị nguồn lực sản xuất: Quần áo (bộ) Máy tính (chiếc) Mỹ 20 2 Trung quốc 15 1 Chi phí cơ hội để sản xuất quần áo chính là số máy tính phải từ bỏ: Trung quốc: 1/15 (chiếc) Mỹ: 2/20 (chiếc) Trung quốc có chi phí cô hội để sản xuất quần áo thấp hơn. Vậy Trung quốc có lợi thế so sánh trong sản xuất quần áo.
  11. Chi phí cơ hội để sản xuất máy tính chính là số quần áo phải từ bỏ: Trung quốc: 15 bộ Mỹ: 20/2 = 10 bộ Mỹ có chi phí cơ hội để sản xuất máy tính thấp hơn. Vậy Mỹ có lợi thế so sánh trong sản xuất máy tính. Trong trường hợp này Mỹ sẽ xuất khẩu máy tính và nhập khẩu quần áo của Trung quốc. Nếu Mỹ xuất khẩu 1 máy tính sang Trung quốc sẽ có thể nhập khẩu được 15 bộ quần áo. Trong khi ở trong nước 1 máy tính ở Mỹ chỉ tương đương với 10 bộ quần áo.
  12. Đối với Trung quốc: ở trong nước 15 bộ quần áo tương đương với1 máy tính, nếu xuất khẩu 15 bộ quần áo sang Mỹ sẽ mua được 1 máy tính và dôi ra 5 bộ. Vậy Trung quốc sẽ xuất khẩu quần áo và nhập khẩu máy tính từ Mỹ. - Nguồn gốc của lợi thế so sánh: + Lợi thế tự nhiên: tài nguyên, điều kiện khí hậu, đất đai. + Lợi thế do nỗ lực: kỹ thuật và sự lành nghề.
  13. d. Học thuyết về tương quan giữa các yếu tố sản xuất của E. Hechscher và B. Ohlin: Lợi thế so sánh tương đối có được là do trong quá trình sản xuất các nước sử dụng các yếu tố sản xuất vói những tỷ lệ khác nhau và có sự chênh lệch giữa các nước về những yếu tố này (vốn, lao động, tài nguyên). Các nước sẽ có xu hướng chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm cho phép sử dụng các yếu tố sản xuất mà nước đó có lợi nhất.
  14. 3. Lý do phải có thương mại quốc tế  Sự phân bổ nguồn lực khác nhau giữa các quốc gia.  Chuyên môn hóa .  Các quốc gia không có khả năng tự đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.  Nhu cầu tiêu dùng khác nhau.  Nguyên tắc lợi thế so sánh.
  15. 4. Lợi ích của thương mại quốc tế:  Tăng hàng hóa tiêu dùng trong nền kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm (nhằm phân tán rủi ro)  Phong phú về sản phẩm có lợi cho người tiêu dùng  Đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô  Lợi ích thúc đẩy cạnh tranh  Hợp lý hóa sản xuất , phân phối.  Chuyển giao công nghệ, tăng việc làm, giảm nghèo đói
  16. 5. Rủi ro trong thương mại quốc tế - Rủi ro đối với hàng hóa - Rủi ro tín dụng - Rủi ro hối đoái - Rủi ro chính trị (khác biệt trong hệ thống luật pháp các quốc gia. Thay đổi chính sách )
  17. Khái niệm: Hợp đồng mua bán quốc tế còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
  18.  Đặc điểm: ◦ Hàng hoá (đối tượng của hợp đồng) được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia ◦ Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất 1 bên ◦ Các bên ký kết có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau
  19.  Căn cứ vào điều 122 của bộ luật dân sự 2005 và điều 24,27 của luật Thương mại Việt Nam 2005. Hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: (a) Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý và tham gia giao dịch trên cơ sở tự nguyện (b) Hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật và các nội dung khác của hợp đồng tuân thủ pháp luật VN. (c) Hình thức của hợp đồng phải là văn bản hoặc các hình thức pháp lý tương đương ➢ Hiện nay pháp luật không còn quy định nội dung của hợp đồng mà để tùy các bên thỏa thuận.
  20.  Điều kiện (a): Chủ thể của hợp đồng mua bán quốc tế. Về phía Việt Nam, phải là doanh nghiệp đã có đăng ký kinh doanh (theo thủ tục thành lập doanh nghiệp) và đã đăng ký mã số thuế tại cục hải Quan tỉnh, thành phố.  Điều kiện (b): Đối tượng hợp đồng phải là hàng được phép xuất nhập khẩu theo các văn bản pháp luật hiện hành. Một số mặt hàng phải có giấy phép của bộ ngành có liên quan. Lưu ý một số mặt hàng nằm trong danh mục không khuyến khích nhập khẩu ( thay đổi theo từng thời kỳ, hiện nay áp dụng quyết định số 1899/QĐ-BCT ngày 16/04/2010)
  21.  Điều kiện (c): Hình thức hợp đồng phải là hình thức văn bản hoặc tương đương. Ðó có thể là bản hợp đồng (hoặc bản thoả thuận ) có chữ ký của hai bên, cũng có thể là những thư từ, điện tín, điện chữ, thư điện tử bao gồm: Chào hàng + Chấp nhận chào hàng = Hợp đồng đã giao kết Hoặc Ðặt hàng + Xác nhận đặt hàng = Hợp đồng đã giao kết
  22.  Nội dung của hợp đồng : tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận các nội dung sau ( điều 402 bộ luật dân sự 2005): ◦ Ðối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; ◦ Số lượng, chất lượng; ◦ Giá, phương thức thanh toán; ◦ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; ◦ Quyền, nghĩa vụ của các bên; ◦ Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; ◦ Phạt vi phạm hợp đồng; ◦ Các nội dung khác.
  23. Nội dung chủ yếu của một HĐMBQT gồm có hai phần: + Trình bày (representations): số hợp đồng, địa điểm và ngày ký hợp đồng, tên và địa chỉ của các bên, những định nghĩa dùng trong hợp đồng, cơ sở pháp lý để ký hợp đồng.
  24. + Các điều khoản và điều kiện (terms and conditions) : - Các điều khoản thương phẩm (như tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì); - Các điều khoản tài chính (như giá cả và cơ sở của giá cả, thanh toán, trả tiền hàng, chứng từ thanh toán); - Các điều khoản vận tải (như: điều kiện giao hàng, thời gian và địa điểm giao hàng, phương thức vận chuyển); - Các điều khoản pháp lý (như: Luật áp dụng vào hợp đồng, khiếu nại, trường hợp bất khả kháng, trọng tài) - Các điều kiện khác: Bảo hành, giám định
  25.  Để giảm thiểu những xung đột về luật pháp, ngôn ngữ và tập quán giao dịch, Phòng Thương mại quốc tế Paris đã tập hợp thành bộ các điều kiện thương mại quốc tế được áp dụng rộng rãi trong các hợp đồng mua bán quốc tế được gọi là các điều kiện thương mại quốc tế - INCOTERMS, bản INCOTERMS 2000 là bản mới nhất hiện nay  Cấu trúc: gồm 13 điều kiện được chia thành 4 nhóm ( E,F,C,D): ◦ Nhóm E (EXW) Trách nhiệm của người mua là tối đa: nhận hàng hóa tại xưởng của người bán, làm thủ tục thông quan xuất và nhập khẩu, trả các khoản thuế XNK, thuê phương tiện vận tải, chịu chi phí vận tải và phí bảo hiểm. ◦ Nhóm F(FCA, FAS, FOB): Trách nhiệm của người mua nhẹ hơn nhóm E vì không phải thông quan XK và trả các loại thuế XK. Ngược lại, trách nhiệm của người bán tăng lên vì phải thông quan XK, trả thuế XK và đưa hàng đến địa điểm giao hàng do người mua quy định.
  26. ◦ Nhóm C (CFR, CIF, CPT, CIP): Trách nhiệm của người mua nhẹ hơn nhóm F vì họ không phải trả cước phí vận tải, đặc biệt với điều kiện CIP và CIF người mua không phải trả phí bảo hiểm. Ngược lại, trách nhiệm của người bán tăng lên vì phải thuê phương tiện và trả cước phí vận tải, đặc biệt trong điều kiện CIP và CIF người bán phải mua bảo hiểm. ◦ Nhóm D: (DAF, DES, DEQ, DDU, DDP): Người bán phải chịu mọi rủi ro và chi phí đưa hàng đến giao cho ngươi mua tại địa điểm ở biên giới hoặc trên lãnh thổ nước người mua. Riêng đối với điều kiện DDP, trách nhiệm của người bán là tối đa vì phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu hàng. Trách nhiệm của người mua nhẹ hơn điều kiện C vì họ chỉ còn trách nhiệm với việc hoàn thành thủ tục thông quan nhập khẩu, trả thuế nhập khẩu, riêng đối với điều kiện DDP trách nhiệm của người mua là tối thiểu, họ không phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu, không phải trả thuế nhập khẩu.
  27. - Rủi ro và các biện pháp đối phó với rủi ro - Định nghĩa : Bảo hiểm là sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng được bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra với điều kiện là người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản phí nhất định gọi là phí bảo hiểm. - Trách nhiệm của người bảo hiểm được xác định qua những điều kiện bảo hiểm, là văn bản chứa đựng nội dung cam kết bảo hiểm, có hiệu lực thi hành tùy theo thỏa thuận.
  28.  Nội dung của các điều khoản bảo hiểm: xác định phạm vi bảo hiểm và quy định trách nhiệm của người bảo hiểm đối với tổn thất xảy ra cho quyền lợi được bảo hiểm do các rủi ro được bảo hiểm gây nên tuỳ theo khả năng kinh tế kỹ thuật của họ, bao gồm các nội dung chính: ◦ Liệt kê các rủi ro được bảo hiểm và các rủi ro bị loại trừ ◦ Quy định giới hạn phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm ( điều khoản từ kho đến kho) - Các điều khoản bảo hiểm hàng hoá theo ICC 1982: ◦ Điều kiện bảo hiểm C ( Institute cargo Clauses C ◦ Điều kiện bảo hiểm B ( Institute cargo Clauses B) ◦ Điều kiện bảo hiểm A (Institute cargo Clauses A) ◦ Điều kiện bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không (Institute cargo Clauses -Air)
  29.  Chừng từ tài chính: hối phiếu (draft/bill of exchange), kỳ phiếu (promissory note), séc (cheque),  Chứng từ thương mại: ✓ Hóa đơn (commercial invoice, Invoice combined with Certificate of origin and Value, Consular invoice, Legalised invoice, Commercial Invoice certified by a Chamber of Commerce, ) ✓ Chứng từ bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm (insurance policy), giấy chứng nhận bảo hiểm (insurance certificate), Hợp đồng bảo hiểm mở (Open cover, Declaration under Open cover), Thông báo bảo hiểm (Cover note).
  30. ✓ Chứng từ vận tải: Vận đơn đường biển (B/L), vận đơn đa phương thức (multimodal B/L), Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill), Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party B/L), chứng từ vận tải hàng không (Air Waybill), chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, biên lai bưu điện, giấy nhận bưu phẩm,  Một số loại vận đơn cần lưu ý khi thanh toán LC - Surrended B/L - Claused B/L - House B/L
  31. ✓ Các chứng từ khác: phiếu đóng gói (packing list), bảng kê trọng lượng (weight list), giấy chứng nhận số lượng và chất lượng (Certificate of quantity and quality), giấy chứng nhận kiểm dịch động vật/ thực vật ( phytosanitary Certificate) , giấy chứng nhận xuất xứ(Certificate of origin(C/O)) , chứng nhận hun trùng ( fumigation Certificate ),
  32. Phương thức ghi sổ (Open account) Phương thức chuyển tiền (T/T – M/T) Phương thức nhờ thu (Collection) Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
  33. Là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu (người mua) thực hiện thanh toán cho người xuất khẩu (người bán) sau một khoảng thời gian nhất định thỏa thuận trước, sau khi người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo quy định của hợp đồng
  34. Các bên tham gia:  Người xuất khẩu/người bán  Người chuyển tiền Không có sự tham gia của ngân hàng
  35. 2. Giao hàng và gửi chứng từ 1. Hợp đồng NGƯỜI BÁN NGƯỜI MUA 3. Thanh toán 1. Hơp đồng quy định rõ thanh toán bằng phương thức ghi sổ 2. Người bán giao hàng và gửi chứng từ cho người mua 3. Người mua nhận hàng và thanh toán theo định kỳ quy định trong hợp đồng
  36. ▪ Không có cam kết hay ràng buộc nghĩa vụ của ngân hàng. ▪ Không có quy tắc thống nhất quốc tế chung điều chỉnh nên dễ gặp rủi ro về xung đột pháp luật.
  37. ▪ Có lợi cho người mua: nhận hàng trước khi phải thanh toán, tận dụng được vốn của người bán. ▪ Bất lợi cho người bán: bị chiếm dụng vốn, việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người mua ▪ Áp dụng khi 2 bên có quan hệ lâu dài và thực sự tin tưởng lẫn nhau. ▪ Đơn giản, dễ áp dụng và chi phí thấp.
  38.  Là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu (người mua) trả tiền cho người xuất khẩu (người bán) trước hoặc sau khi người bán thực hiện giao hàng theo quy định của hợp đồng.
  39.  Người chuyển tiền (Remitter)  Người hưởng lợi (Beneficiary):  Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): ngân hàng phục vụ người chuyển tiền  Ngân hàng trả tiền (Paying bank): ngân hàng phục vụ người hưởng lợi
  40.  Chuyển tiền phi mậu dịch: - Kiều hối - Chuyển tiền viện trợ - Chuyển tiền cho bản thân/thân nhân để học tập, chữa bệnh  Chuyển tiền mậu dịch: -Trước khi giao hàng -Sau khi giao hàng - Chuyển tiền phí (dịch vụ, bảo hiểm, vận tải, chuyên gia  Chuyển vốn đầu tư
  41.  Sơ đồ chuyển tiền trả trước NH chuyển NH trả tiền Remitting bank Paying bank 3. Chuyển tiền nghị tiền tiền Lệnh 4. Chi Chi 4. 2. chuyển 1. Hợp đồng Người chuyển Người hưởng Remitter Beneficiary 5. Giao hàng và chứng từ hàng hóa (nếu có)
  42. Chuyển tiền trước khi giao hàng: - Có lợi cho người bán: chiếm dụng vốn - Bất lợi cho người mua: bị chiếm dụng vốn,chưa chắc đã nhận được hàng hoặc nhận được hàng không đúng chất lượng hoặc số lượng hoặc không đúng hạn. - Không có quy tắc thực hành thống nhất quốc tế điều chỉnh dễ dẫn đến rủi ro về xung đột pháp luật.
  43. Chuyển tiền trước khi giao hàng: - Khi người mua tin tưởng người bán và muốn thiết lập mối quan hệ lâu dài với người bán; hoặc khi người bán lo lắng khả năng tài chính của người mua hoặc rủi ro quốc gia của bên mua - Chứng từ thương mại và/hoặc chứng từ tài chính được người bán chuyển trực tiếp cho người mua, không qua ngân hàng. Ngân hàng chỉ là trung gian chuyển tiền, không có trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa/dịch vụ
  44.  Sơ đồ chuyển tiền trả sau NH chuyển NH trả tiền Remitting bank Paying bank 4. Chuyển tiền nghị tiền tiền Lệnh 5. Chi Chi 5. 3. chuyển 1. Hợp đồng Người chuyển Người hưởng Remitter Beneficiary 2. Giao hàng và chứng từ hàng hóa
  45. Chuyển tiền sau khi giao hàng: - Có lợi cho người mua: chiếm dụng vốn, nhận hàng trước khi phải thanh toán - Bất lợi cho người bán: bị chiếm dụng vốn, chưa chắc đã được thanh toán - Không có quy tắc thực hành thống nhất quốc tế điều chỉnh dễ dẫn đến rủi ro về xung đột pháp luật. - Chứng từ thương mại và/hoặc chứng từ tài chính được người bán chuyển trực tiếp cho người mua, không qua ngân hàng. Ngân hàng chỉ là trung gian chuyển tiền, không có trách nhiệm thanh toán tiền hàng hóa/dịch vụ.
  46.  Là phương thức thanh toán trong đó bên bán (người xuất khẩu) sau khi giao hàng hóa/dịch vụ xuất trình chứng từ tới ngân hàng, yêu cầu ngân hàng gửi bộ chứng từ cho người mua (người nhập khẩu) để được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hoặc giao chứng từ theo các điều kiện khác.
  47.  Người nhờ thu (Principal/Drawer): người xuất khẩu, người bán  Ngân hàng chuyển nhờ thu (Remitting bank): ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, người bán hàng  Ngân hàng thu hộ (Collecting bank): ngân hàng ở nước người nhập khẩu, người mua  Ngân hàng xuất trình (Presenting bank): ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, người mua  Người trả tiền (Drawee): người nhập khẩu, người mua
  48. Là phương thức thanh toán trong đó chứng từ nhờ thu qua ngân hàng chỉ bao gồm chứng từ tài chính (hối phiếu, kỳ phiếu, séc, giấy nhận nợ hay công cụ thanh toán khác),
  49. Sơ đồ: 7. Chấp nhận/ thanh toán NH chuyển NH thu hộ/NH xuất trình Remitting bank Collecting 4. Lệnh nhờ thu và Bank/presenting bank 8. 8. Chấp nhận/ thanh toán chứng từ tài chính báo nhờ thu 5. Thông h cầu nhờ nhờ cầu tài tài chín 6.Chấp nhận nhận 6.Chấp toán /thanh 3. Yêu Yêu 3. thu và thu chứng và từ 1. Hợp đồng Người bán/XK Người mua/nhập khẩu Principal/Drawer drawee 2. Giao hàng+ chứng từ hàng hóa
  50. Là phương thức thanh toán trong đó chứng từ nhờ thu qua ngân hàng là chứng từ thương mại và chứng từ tài chính (nếu có).
  51. Sơ đồ: 7. Chấp nhận/ thanh toán NH chuyển NH thu hộ/NH xuất trình Remitting bank Collecting Bank/presenting bank 4. Lệnh nhờ thu và chứng từ thương mại báo 5 / / từ ) tài . . từ và tài chính (nếu có) Thông có Chấp và nhờ nhờ thanh nhận khác sở / / / nếu chứng mại cầu ( toán chứng cơ thu và toán Yêu Chấp nhận . . chính 3 thu trên 6.Giao thương thanh 8. 1. Hợp đồng Người bán/XK Người mua/nhập khẩu Principal/Drawer 2. Giao hàng drawee 6. Nhận hàng
  52. Nhờ thu thanh toán đổi lấy chứng từ Documents against payment – D/P D/P at sight D/P at xxx sight Chứng từ được thanh toán ngay/thanh toán xxx ngày sau khi nhìn thấy chứng từ. Chứng từ chỉ được chuyển giao cho người mua khi người mua thanh toán hết.
  53. Nhờ thu chấp nhận đổi lấy chứng từ Documents against acceptance – D/A D/A at xxx after sight/bill of lading date Chứng từ được chấp nhận thanh toán và thanh toán khi đến hạn trong tương lai. Chứng từ được chuyển giao cho người mua khi người mua chấp nhận thanh toán.
  54. Nhờ thu các điều kiện khác đổi lấy chứng từ Documents against other terms and conditions DTC/DTO Chứng từ được chuyển giao cho người mua khi tuân theo các chỉ thị khác của lệnh nhờ thu.
  55. Ưu điểm: - Thông qua ngân hàng, người bán vẫn kiểm soát được chứng từ hàng hóa, chứng từ hàng hóa chỉ được chuyển giao cho người mua khi thanh toán/chấp nhận thanh toán. Đặc biệt, trong phương thức D/P, nếu chứng từ nhờ thu bao gồm chứng từ sở hữu hàng hóa thì người mua chỉ lấy được hàng khi đã thanh toán. - Có quy tắc thực hành thống nhất về nhờ thu - Uniform Rules for Collections – URC 522 điều chỉnh nếu dẫn chiếu áp dụng. - Nhờ thu kèm chứng từ đơn giản và chi phí ít. - Dễ dàng nhận được các khoản tài trợ xuất khẩu (ví dụ chiết khấu) hoặc tài trợ nhập khẩu.
  56. Nhược điểm: - Người bán giao hàng khi chưa được thanh toán. Thậm chí theo D/A thì người bán mất kiểm soát về hàng hóa khi hối phiếu được chấp nhận nhưng chưa được thanh toán. Việc thanh toán khi đáo hạn phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí và khả năng tài chính của người mua. - Người bán bị chiếm dụng vốn cho tới khi nhận được thanh toán từ ngân hàng. - Nếu người mua không lấy hàng, người bán phải chịu các chi phí lưu kho, lưu bãi; hàng hóa phải chuyên chở về thậm chí không còn bán được cho ai.
  57. Vai trò của ngân hàng - Ngân hàng chỉ là các trung gian chuyển/xuất trình chứng từ và thu hộ tiền, ngân hàng không có trách nhiệm cũng như không đưa ra bất kỳ cam kết thanh toán tiền hàng. Tuy nhiên ngân hàng chỉ được phép giao chứng từ cho người mua khi nhận được tiền thanh toán (D/P) hoặc nhận được chấp nhận thanh toán (D/A). - Ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra nội dung chứng từ, mà chỉ kiểm tra số lượng chứng từ so với số lượng liệt kê trên Lệnh nhờ thu, kiểm tra các chỉ thị trên Lệnh nhờ thu có rõ ràng có thực hiện được không, nếu số lượng chứng từ sai lệch hoặc chỉ thị không rõ ràng hoặc rủi ro thì ngân hàng phải thông báo ngay cho bên gửi chứng từ. - Nếu số lượng chứng từ khớp đúng, chỉ thị rõ ràng thì ngân hàng tuân thủ các chỉ thị trên lệnh nhờ thu.
  58.  Tín dụng chứng từ (thư tín dụng) là phương thức thanh toán, trong đó, ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người mua hoặc theo yêu cầu của chính mình, cam kết thanh toán không hủy ngang cho người hưởng khi người hưởng xuất trình các chứng từ theo đúng quy định của thư tín dụng.
  59.  Người yêu cầu (applicant)  Người hưởng lợi (beneficiary)  Ngân hàng phát hành (issuing bank)  Ngân hàng thông báo (advising bank)  Ngân hàng thương lượng (chiết khấu/xuất trình chứng từ/thanh toán/chấp nhận thanh toán)  Ngân hàng xác nhận (confirming bank) (nếu có)  Ngân hàng hoàn tiền (reimbursing bank) (nếu có)
  60. Sơ đồ: 9. Chấp nhận/thanh toán 8. Chứng từ NH phát hành NH thông báo/xác nhận Issuing bank Advising/confirming bank 3. Letter of Credit 10. 10. 11. phát thanh 2. 2. LC Chứng Chấp ) Yêu từ khấu hành có báo toán nhận cầu từ nếu ( Chiết LC Thông 7. 7. / / 6.Chứng 1. Hợp đồng 4. 5. Giao hàng Người yêu cầu Người hưởng Applicant Beneficiary 12. Nhận hàng
  61.  Nội dung chính của Thư tín dụng - Số L/C, ngày phát hành - Ngày và nơi hết hiệu lực (để xuất trình) - Loại thư tín dụng (không hủy ngang, chuyển nhượng, xác nhận ) - Số tiền, loại tiền thư tín dụng - Tên và địa chỉ các bên: NHPH, NHTB, NHXN (nếu có), người yêu cầu, người hưởng - Mô tả hàng hóa/dịch vụ: Tên hàng, số lượng, đơn giá, giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng (CIF, FOB, DAF ) - Các điều khoản liên quan đến việc giao hàng: thời hạn giao hàng/ngày giao hàng muộn nhất, địa điểm giao/nhận - Các chứng từ yêu cầu xuất trình theo LC - Cam kết của NHPH và chỉ dẫn gửi chứng từ
  62.  Thư tín dụng độc lập với hợp đồng cơ sở.  Các bên tham gia chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, không phụ thuộc vào hàng hóa/dịch vụ liên quan.  Được sử dụng phổ biến vì dung hòa quyền lợi cho cả người mua và người bán: Người bán chắc chắn được thanh toán khi xuất trình bộ chứng từ phù hợp, người mua chắc chắn nhận được bộ chứng từ để đi nhận hàng mới phải thanh toán.  Người mua, người bán dễ tiếp cận các khoản tài trợ của ngân hàng.  Chi phí cao hơn các phương thức khác
  63.  Trách nhiệm của Ngân hàng phát hành (điều 7 UCP 600) - Cam kết của NHPH: a. Với điều kiện bộ chứng từ yêu cầu được xuất trình tới ngân hàng chỉ định hoặc tới NHPH và việc xuất trình này phù hợp thì NHPH phải thanh toán. b. NHPH ràng buộc không hủy ngang trách nhiệm thanh toán kể thì thời điểm phát hành thư tín dụng.
  64. c. NHPH cam kết hoàn trả cho NH chỉ định khi NH chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp và đã gửi bộ chứng từ tới NHPH. Việc hoàn trả tiền cho bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng có giá trị chấp nhận hoặc trả sau là vào ngày đáo hạn cho NH chỉ định đã trả trước hoặc đã mua bộ chứng từ trước ngày đáo hạn. Cam kết hoàn trả của NHPH đối với NH chỉ định hoàn toàn độc lập với cam kết của NHPH đối với người hưởng. Trong trường hợp sửa đổi thư tín dụng: NHPH bị ràng buộc không thể hủy bỏ kể từ thời điểm phát hành sửa đổi thư tín dụng
  65.  Trách nhiệm của Ngân hàng xác nhận (điều 8 UCP 600) - Cam kết của NHXN: a. Thanh toán thư tín dụng nếu bộ chứng từ được xuất trình tới NH xác nhận hoặc tới NH chỉ định phù hợp với quy định của thư tín dụng , kể cả trong trường hợp ngân hàng PH không thanh toán b. NH XN ràng buộc không hủy ngang trách nhiệm thanh toán kể thì thời điểm xác nhận thư tín dụng.  Nếu một ngân hàng được NHPH ủy quyền hoặc yêu cầu xác nhận một thư tín dụng nhưng NH đó không đồng ý xác nhận thì phải thông báo không chậm trễ cho NHPH và có thể thông báo thư tín dụng không kèm xác nhận
  66.  Trách nhiệm của Ngân hàng thông báo (điều 9 UCP 600) – Thông báo Thư tín dụng và sửa đổi: - NHTB thông báo thư tín dụng và mọi sửa đổi mà không có bất cứ một cam kết nào về nghĩa vụ thanh toán hoặc chiết khấu. - Phải xác thực được LC và các sửa đổi LC, thông báo chính xác các điều kiện và điều khoản của LC hoặc sửa đổi đã nhận được. - Khi được yêu cầu thông báo LC hoặc sửa đổi, NHTB có quyền từ chối thực hiện nhưng phải thông báo không chậm trễ cho NH gửi. - Nếu không xác thực được LC hoặc sửa đổi LC, phải thông báo ngay cho NH gửi. Có thể thông báo LC/sửa đổi LC đó cho người hưởng nhưng phải nói rõ chưa LC/sửa đổi LC chưa được xác thực.
  67. Theo thời hạn thanh toán:  L/C trả ngay (Sight L/C)  L/C trả chậm (Usance L/C : acceptance/deferred L/C) Theo các đặc điểm riêng:  L/C xác nhận (Confirmed L/C)  L/C có thể chuyển nhượng (Transferable L/C)  L/C giáp lưng (Back to back L/C)  L/C đối ứng (Reciprocal)  L/C tuần hoàn (Revolving L/C)  L/C điều khoản đỏ (Red clause L/C)
  68.  Chi nhánh trực tiếp xử lý nghiệp vụ chuyển tiền ngoại tệ đi và đến (tại phòng KTGD của chi nhánh trên chương trình BDS và SWIFT EDITOR)  Chi nhánh trực tiếp xử lý nghiệp vụ bảo lãnh trong nước (tại phòng KHDN của chi nhánh trên chương trình Trade Finance (TF)).
  69. • Nghiệp vụ nhờ thu, L/C XNK, bảo lãnh nước ngoài chi nhánh tiếp nhận hồ sơ của khách hàng/thẩm định/cấp hạn mức tín dụng (nếu có) và chuyển hồ sơ về xử lý tại SGD. • SGD sẽ thực hiện các khâu xử lý nghiệp vụ thanh toán và gửi kết quả về chi nhánh. • Hiện tại, toàn bộ phí thu cho chi nhánh
  70.  Pháp lệnh ngoại hối VN 2006  Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006  Luật thương mại 2005  Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23 /01/2006  Luật đầu tư nước ngoài tại VN 1996  Các văn bản liên quan của BTC, BCT, HQ
  71. o QĐ số 3209/QĐ-NHCT-SGD ngày 24/12/09 về quy trình nghiệp vụ TTD mã số QT.SGD.01 o QĐ số 3210/QĐ-NHCT-SGD ngày 24/12/09 về quy trình nghiệp vụ nhờ thu mã số QT.SGD.02 o QĐ số 3213/QĐ-NHCT-SGD ngày 24/12/09 về quy định kiểm soát hệ thống báo cáo quản lý nghiệp vụ TTQT và TTTM mã số QT.SGD.01. o Văn bản hướng dẫn mở L/C at sight (718/QĐ-HĐQT- NHCT35) ngày 06/03/2009 và văn bản sửa đổi lần thứ nhất số 1182/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 24/06/2010
  72. o Văn bản mở L/C trả chậm (587/CV-NHCT35) văn bản sửa đổi lần thứ nhất số 1183/QĐ- HĐQT-NHCT35 ngày 24/06/2010 o Thông báo mức phán quyết tín dụng cho các chi nhánh o Quy định thẩm quyền phê duyệt TTTM (1107/QĐ-NHCT-SGD ngày 31/05/2010
  73. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ LC NHẬP KHẨU
  74.  1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ L/C.  2. Thẩm định/tái thẩm đinh, trình duyệt kết quả thẩm định/tái thẩm định L/C  3.Thẩm định rủi ro độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định rủi ro (trường hợp phải thẩm định rủi ro theo quy định hoặc khi người có thẩm quyền phê duyệt yêu cầu).  4. Xét duyệt hồ sơ mở L/C, ký HĐTD, HĐBĐ (nếu có); thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm đ/v HĐBĐ, thực hiện các thủ tục giao nhận TSBĐ, hồ sơ TSBĐ.  5. Nhập các thông tin về KH, hồ sơ mở L/C, TSBĐ, kiểm soát, giám sát nhập thông tin trên hệ thống INCAS.
  75.  6. Chuyển hồ sơ về SGD để xử lý.  7. Sửa đổi L/C  8. Ký hậu vận đơn/ủy quyền nhận hàng/bảo lãnh khi chưa có vận đơn xuất trình qua ngân hàng.  9. Nhận và xử lý chứng từ/điện đòi tiền  10.Thanh toán/chấp nhận thanh toán.  11. Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu/kích hoạt hồ sơ L/C nhập khẩu.  12.Lưu trữ chứng từ.
  76.  1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ từ chi nhánh  2. Phát hành L/C  3. Sửa đổi L/C  4. Phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn  5. Nhận và xử lý bộ chứng từ/điện đòi tiền  6. Thanh toán/chấp nhận thanh toán  7. Đóng hồ sơ và khôi phục hồ sơ L/C nhập khẩu  8.Lưu trữ chứng từ
  77.  Tiếp nhận và kiểm tra, thẩm định, phê duyệt hồ sơ - Hồ sơ pháp lý, hồ sơ tình hình SXKD - Hồ sơ LC: Giấy đề nghị mở L/C, hợp đồng ngoại thương, Các giấy phép ( nếu có), văn bản xác nhận của NHNN về đăng ký vay, trả nợ nước ngoài ( L/C trả chậm trung, dài hạn) - Hồ sơ đảm bảo nghĩa vụ thanh toán : cam kết thanh toán/ cam kết vay vốn, cam kết nguồn ngoại tệ, hồ sơ tài sản bảo đảm, cầm cố/thế chấp, hợp đồng bảo hiểm  Gửi hồ sơ về SGD qua fax/ scan and image,hoàn chỉnh hồ sơ  In chứng từ và lưu trữ: ◦ Kiểm tra sự khớp đúng nội dung chứng từ và các yêu cầu ◦ Ký, đóng dấu và giao chứng từ cho khách hàng
  78.  Chú ý kiểm tra hồ sơ mở L/c: ◦ Đảm bảo tính hợp lệ của các chứng từ xuất trình ◦ Giấy đề nghị mở L/c phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế, nội dung không hàm chứa các rủi ro ◦ Giấy đề nghị mở L/c phải có chữ ký đầy đủ ◦ Nội dung các tài liệu không mâu thuẫn nhau
  79.  Hồ sơ gửi về SGD: ◦ giấy đề nghị phát hành TTD ( của chi nhánh) ◦ giấy đề nghị phát hành TTD ( của khách hàng) ◦ Hợp đồng nhập khẩu hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương ◦ một số chứng từ khác theo yêu cầu  Lưu ý một số quy định riêng của NHCT trong việc mở L/C: ◦ Chọn ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận ◦ Điều kiện phát hành L/C cho phép đòi tiền bằng điện/ chỉ định ngân hàng hoàn tiền/ cho phép ghi nợ ◦ Các L/c có mức ký quỹ nhỏ hơn 100% giá trị L/C ◦ Điều khoản đặc biệt trong các L/C xác nhận,chuyển nhượng, tuần hoàn,đối ứng
  80.  Tiếp nhận hồ sơ đề nghị sửa đổi của khách hàng: giấy đề nghị sửa đổi L/C của khách hàng  Thẩm định, bổ sung hạn mức phát hành L/c trong trường hợp sửa đổi tăng tiền hoặc kéo dài thời hạn hiệu lực của L/C  Phê duyệt hồ sơ yêu cầu sửa L/c và fax/scan về SGD  In và lưu trữ chứng từ  Lưu ý: những sửa đổi liên quan đến chủ thể, đối tượng và tính pháp lý của hợp đồng
  81.  Trường hợp chưa nhận được BCT - KH phải có giấy yêu cầu trong đó cam kết sẽ thanh toán BCT ngay cả khi chứng từ có sai sót. - Nếu NHCT tài trợ : KH ký giấy nhận nợ hoặc nộp tiền hoặc cam kết thanh toán khi đến hạn  Trường hợp đã nhận được bộ chứng từ: ◦ Nếu bộ chứng từ phù hợp: CN thực hiện ký hậu và giao c. từ ◦ Nếu bộ chứng từ không phù hợp: lưu ý chỉ ký hậu khi có giấy thông báo hàng đến ( trường hợp vốn vay) ◦ Nếu NHCT tài trợ : KH ký giấy nhận nợ hoặc nộp tiền hoặc cam kết thanh toán khi đến hạn
  82.  Chi nhánh ký hậu vận đơn/ủy quyền nhận hàng  Gửi hồ sơ về SGD để phát hành bảo lãnh: - Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng ( của Cn) - Giấy đề nghị phát hành bảo lãnh nhận hàng ( của KH) - Giấy báo hàng đến, bản sao hóa đơn, vận đơn - Giấy nhận nợ, lệnh chi
  83.  Đòi tiền bằng điện ◦ Tiếp nhận điện đòi tiền ◦ Thông báo cho khách hàng ◦ Làm các thủ tục nhận nợ và gửi hồ sơ về SGD để thanh toán
  84.  Đòi tiền bằng bộ chứng từ:  Nhận bộ chứng từ cùng thông báo kết quả kiểm tra chứng từ từ SGD và thông báo ngay cho khách hàng ( 1ngày) Nếu: - Chứng từ phù hợp : Y/C KH: ◦ Nộp tiền, ký giấy nhận nợ trước khi ký hậu/uỷ quyền nhận hàng ( L/c trả ngay) ◦ Ký giấy chấp nhận thanh toán trước khi ký hậu/uỷ quyền nhận hàng ( L/c trả chậm) - Chứng từ có sai sót : đề nghị KH có ý kiến trong vòng 2 ngày làm việc: - Nếu KH chấp nhận sai sót: YC KH cung cấp văn bản chấp nhận sai sót và thực hiện như trên - Nếu KH không chấp nhận/không có ý kiến : Từ chối thanh toán và lưu giữ chứng từ đảm bảo nguyên trạng như khi nhận
  85.  Đòi tiền bằng bộ chứng từ (tiếp) ◦ Có thể trả lại bộ chứng từ nếu khách hàng/ngân hàng nước ngoài yêu cầu hoặc sau 30 ngày kể từ ngày thông báo cho khách hàng mà KH không có ý kiến  Gửi hồ sơ thanh toán về SGD  Lưu ý: trong trường hợp bộ chứng từ có sai sót, NHCT có quyền quyết định cuối cùng về việc có thanh toán bộ chứng từ hay không
  86.  Hồ sơ thanh toán trả ngay - Đề nghị thanh toán (của chi nhánh) - Giấy nhận nợ( trường hợp vay vốn) - ủy nhiệm chi ( nếu sd vốn tự có của KH) - Chấp nhận sai sót của KH (nếu có)  Hồ sơ chấp nhận thanh toán trả chậm: - Giấy đề nghị chấp nhận thanh toán - Chấp nhận thanh toán của KH (nếu có) - Giấy nhận nợ ghi rõ ngày tt là ngày đến hạn ( trường hợp vay vốn)  Trong trường hợp cho vay ( VND, ngoại tệ), lưu ý giải ngân vào tài khoản 511005003 bằng loại ngoại tệ thanh toán  SGD được quyền trích nợ TK ĐCV của chi nhánh để thanh toán trong trường hợp chi nhánh không làm thủ tục khi đến hạn
  87.  LC bị hủy bỏ bởi các bên có liên quan  LC đã thanh toán hết  LC hết hiệu lực  Bộ chứng từ bị từ chối và đã gửi trả Lưu ý: - Các hồ sơ hết hạn hiệu lực 45 ngày sẽ tự động đóng trên TF - NHCT không chấp nhận huỷ các L/C mà KH đã nhận hàng thông qua bảo lãnh, hoặc đang tranh chấp, mà chưa có sự đồng ý của các NH liên quan
  88. - Toàn bộ hồ sơ đề nghị mở LC, các văn bản của KH, hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán ngoại tệ . - Tờ trình mở/sửa đổi LC - Bản file copy LC, sửa đổi, điện thanh toán - Giấy báo nợ, báo có, phiếu điều chỉnh bút toán. - Bản copy BCT kèm covering letter, hối phiếu - Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ. - Thư bảo lãnh nhận hàng/uỷ quyền nhận hàng (nếu có)
  89.  Lưu chứng từ kế toán ◦ Bản gốc của các chứng từ: điện thanh toán, giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu thu dịch vụ, lệnh chi, giấy nhận nợ ◦ Bản gốc các phiếu điều chỉnh bút toán thủ công (nếu có) ◦ Báo cáo TF 2213P ◦ Lưu ý: CBKT chấm báo cáo TF 2213P hàng ngày đảm bảo:  Tất cả các bút toán hạch toán phải có đầy đủ chứng từ gốc hợp lệ  Các bút toán được hạch toán đúng
  90. ◦ Tiền ứng trước theo L/c hoặc ngoài L/C mà NHCT cho vay : phải có bảo lãnh tiền ứng trước ◦ Nếu hợp đồng quy định người bán phải cung cấp bảo lãnh thực hiện hợp đồng: L/c và bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải có hiệu lực song hành ◦ Tuân thủ UCP latest version ◦ Hạn chế mở L/c với điều khoản cho phép giao hàng tại bất kỳ cảng nào ngoài VN ◦ Hạn chế cho phép Drawee là NH khác ◦ Mô tả hàng hoá phải có tên chung của hàng ◦ Các L/c cho phép đòi hoàn tiền ở NH chỉ định/ tự động ghi nợ : phải trao đổi trước với SGD ◦ Quy định thời gian xuất trình chứng từ phù hợp ◦ Cẩn trọng đối với các L/C có liên quan đến các nước bị cấm vận
  91. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NHỜ THU NHẬP KHẨU
  92.  1. Tiếp nhận chứng từ nhờ thu đến  2. Gửi yêu cầu thông báo nhờ thu về SGD  3. Thông báo bộ chứng từ nhờ thu đến và xử lý chứng từ  4. Xử lý tra soát trong quá trình thực hiện nhờ thu  5. Ký hậu vận đơn/ủy quyền nhận hàng (trước khi nhận được bộ chứng từ)  6.Chấp nhận thanh toán/thanh toán nhờ thu  7. Đóng hồ sơ nhờ thu  8. Lưu trữ chứng từ
  93.  1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ  2. Thông báo chứng từ nhờ thu đến  3. Xử lý thông tin trong quá trình nhờ thu  4. Thanh toán và chấp nhận nhờ thu đến  5. Đóng hồ sơ nhờ thu  6. Lưu trữ chứng từ
  94.  Tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ nhờ thu: ◦ kiểm tra số lượng chứng từ nhận được và liệt kê, kiểm tra tính có thể thực hiện được của nhờ thu ◦ Có sự chênh lệch phải lập đề nghị SGD tra soát ◦ Đối với D/A mà vận đơn buộc phải ký hậu, đề nghị SGD lập điện tra soát yêu cầu NH gửi chứng từ uỷ quyền ký hậu  Gửi yêu cầu thông báo nhờ thu về SGD
  95.  Bộ chứng từ bị người mua từ chối thanh toán/chấp nhận TT: ◦ Lập đề nghị gửi SGD thông báo cho NH gửi chứng từ ◦ gửi trả lại chứng từ  Bộ chứng từ được người mua thanh toán/chấp nhận TT: ◦ Giao chứng từ cho khách hàng dựa trên các điều kiện:  Khách hàng nộp đủ tiền thanh toán hoặc hoàn thành thủ tục nhận nợ ( D/P)  Khách hàng có văn bản chấp nhận thanh toán nhờ thu và các phí liên quan ( nếu có0m( D/A)  Định đoạt việc TT các khoản phí của NH nước ngoài
  96. Xem xét giải quyết khi đáp ứng các điều kiện: - khách hàng truyền thống - xuất trình bản gốc hợp đồng mua bán/ chứng từ vận tải/ thông báo hàng đến - ký quỹ đủ 100% giá trị lô hàng hoặc được chi nhánh cho vay toàn bộ - Cam kết thanh toán trong trường hợp số tiền đòi thực tế lớn hơn số tiền ký quỹ
  97.  Tiếp nhận hồ sơ khách hàng và gửi đề nghị về SGD  Đến hạn thanh toán, nhắc nhở KH  CN không chịu TN nếu KH chậm thanh toán.  Lưu ý thực hiện đúng theo chỉ thị nhờ thu của ngân hàng nhờ thu: ◦ Chỉ giao chứng từ khi đáp ứng đủ các điều kiện ◦ Nếu có mâu thuẫn về thời hạn hối phiếu và điều kiện giao chứng từ hoặc không rõ ràng về điều kiện giao chứng từ thì chỉ thực hiện giao chứng từ khi thanh toán( D/P)  Cẩn thận với các giao dịch nhờ thu liên quan đến cấm vận  CN không cùng ký chấp nhận thanh toán với khách hàng
  98.  tiếp nhận hồ sơ KH  Làm các thủ tục nộp tiền/ nhận nợ để thanh toán  Gửi hồ sơ thanh toán về SGD: ◦ Giấy đề nghị TT nhờ thu ◦ Lệnh chi/Giấy nhận nợ  In kết quả xử lý giao dịch
  99.  Bộ chứng từ đã được TT hết  Đã được trả lại cho NH gửi/ chuyển cho NH khác theo chỉ thị của NH gửi chứng từ  quá 60 ngày sau ngày đến hạn thanh toán D/A mà người mua chưa thực hiện thanh toán.
  100.  lưu hồ sơ Nhờ thu  Lưu chứng từ kế toán
  101. SWIFT - Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication - SWIFT là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục đích giúp các ngân hàng thành viên trên thế giới gửi nhận thông tin liên quan đến các giao dịch về tài chính - Mỗi thành viên được cấp mã giao dịch gọi là SWIFT code. - Các thành viên gửi thông tin cho nhau dưới dạng các SWIFT message, là các bức điện được chuẩn hóa dưới dạng các trường dữ liệu, ký hiệu để máy tính có thể nhận biết và tự động xử lý giao dịch.
  102. Ví dụ: - MT103 – Thanh toán giữa các khách hàng. - MT199 – Tra soát liên quan đến điện thanh toán của khách hàng. - MT202 – Thanh toán giữa các tổ chức tài chính - MT299 – Tra soát liên quan đến thanh toán giữa các tổ chức tài chính. - MT400 – Thông báo thanh toán nhờ thu - MT412 - Chấp nhận thanh toán nhờ thu - MT499 – Tra soát liên quan đến nhờ thu
  103. - MT700 – Thư tín dụng - MT707 – Sửa đổi/hủy thư tín dụng - MT740 – Ủy quyền hoàn tiền - MT756 – Thông báo thanh toán L/C - MT760 – Bảo lãnh - MT910 – Báo có - MT900 – Báo nợ - .
  104.  SWIFT được thành lập cách đây 35 năm với 239 thành viên ở 15 nước  Đến nay, hầu hết các ngân hàng trên thế giới đã trở thành thành viên của SWIFT (8.300 thành viên là ngân hàng, các tổ chức tài chính khác ở 208 nước)
  105. CẤM VẬN Cuba, North Korea, Libya, Iraq, Iran, Burma(Myanmar), Sudan, Liberia, Zimbabwe, Syria, Cote D’Voire, Belarus Đối với các giao dịch có liên quan đến các nước, các tổ chức hoặc cá nhân thuộc danh sách theo dõi của Mỹ và Liên hợp quốc, phải liên hệ với SGD trước khi quyết định thực hiện giao dịch.
  106. + Chương trình GSM-102: Tổ chức Tín dụng Hàng hóa (CCC) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tài trợ xuất khẩu nông sản Mỹ sang các nước đang phát triển (thời hạn 1 năm, lãi suất ưu đãi cho ngân hàng nhập khẩu) + Tài trợ vốn lưu động cho khách hàng mở LC từ các tập đoàn thương mại đa quốc gia như Bunge, Cargill
  107. ❖ Cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng có quan hệ với các nước nhạy cảm ❖ Thanh toán biên mậu qua Internet Banking ❖ Thanh toán chính ngạch bằng đồng Nhân dân tệ ❖ Xử lý các giao dịch có cấu trúc phức tạp, giá trị lớn (mua bán các nhà máy lớn ở nước ngoài thông qua trung tâm đấu giá, giải pháp thanh toán cho gói thầu EPC – xây dựng các nhà máy lớn ở VN)