Thanh toán quốc tế - Đề tài Nhờ thu kèm chứng từ

doc 26 trang nguyendu 5500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế - Đề tài Nhờ thu kèm chứng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_de_tai_nho_thu_kem_chung_tu.doc

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Đề tài Nhờ thu kèm chứng từ

  1. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha LỜI MỞ ĐẦU Trong ngoại thương, việc thanh toán giữa các nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thuộc hai quốc gia khác nhau phải được tiến hành thong qua ngân hàng bằng những phương thức thanh toán nhất định. Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào tùy thuộc vào thõa thuận giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như luật lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế. Nhìn chung, trong ngoại thương hiện nay, người ta sử dụng các phương thức thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, với hai hình thức nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ, phương thức ghi sổ và phương thức tín dụng chứng từ (L/C). Bài tiểu luận của chúng tôi xin đề cập và nghiên cứu sâu hơn về phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhằm giúp các bạn – những nhân viên ngân hàng tương lai hiểu rõ hơn về một nghiệp vụ mà các ngân hàng thương mại hiện nay đang thực hiện như là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tôi rất mong được sự quan tâm và góp ý của thầy và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Nhóm 7_DH23A7 Page 1
  2. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha MỤC LỤC I. Nhờ thu kèm chứng từ 3 1. Khái niệm và quy trình nghiệp vụ 3 1.1. Khái niệm 3 1.2. Quy trình nghiệp vụ 3 2. Điều kiện trao chứng từ 5 2.1. Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P 5 2.2. Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/A 7 2.3. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ với điều kiện D/P X days sight 9 2.4. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ với điều kiện D/OT (D/TC) 9 3. Lợi ích và rủi ro đối với các bên 11 A. Lợi ích 11 - Đối với nhà xuất khẩu 11 - Đối với nhà nhập khẩu 11 - Đối với Ngân hàng gửi nhờ thu và Ngân hàng thu hộ 11 B. Rủi ro 11 - Đối với nhà xuất khẩu 12 - Đối với nhà nhập khẩu 13 - Đối với Ngân hàng gửi nhờ thu 14 - Đối với Ngân hàng thu hộ/xuất trình 14 4. Quy tắc phí nhờ thu 15 5. Lệnh nhờ thu 16 III. Các bức điện nhờ thu qua SWIFT 17 1.Giới thiệu 17 2. Các trường sử dụng trong bức điện 19 3. Ví dụ mẫu MT400 và MT410 21 Tình huống thảo luận 24 Tài liệu tham khảo 25 Bảng phân công công việc 26 Nhóm 7_DH23A7 Page 2
  3. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha I. Nhờ thu kèm chứng từ: 1. Khái niệm và quy trình nghiệp vụ: 1.1. Khái niệm: Nhờ thu kèm chứng từ là một phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu bao gồm: - Chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính. - Hoặc chỉ có các chứng từ thương mại, không có các chứng từ tài chính gửi cùng. Ngân hàng thu hộ chỉ tra bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu khi nhà nhập khẩu đã trả tiền, chấp nhận thanh toán hoặc đáp ứng các yêu cầu khác của lệnh nhờ thu. 1.2. Quy trình nghiệp vụ: Người ủy nhiệm thu 1 Người trả tiền (Principal) 2 (Drawee) 3 9 7 6 5 8 Ngân hàng gửi nhờ thu Ngân hàng thu hộ (Remitting bank) 4 (Collecting bank) (1) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản quy định áp dụng “phương thức nhờ thu kèm chứng từ”. (2) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu. (3) Nhà xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ (bao gồm chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính, nếu có) tới ngân hàng nhờ thu. (4) Ngân hàng nhờ thu lập Lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ đến ngân hàng thu hộ. (5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. Nhóm 7_DH23A7 Page 3
  4. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha (6) Nhà nhập khẩu chập nhận lệnh nhờ thu bằng một trong ba cách sau: - Thanh toán ngay (hối phiếu trả ngay, séc hoặc kỳ phiếu) (trong điều kiện D/P). - Chấp nhận hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn) (trong điều kiện D/A). - Ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận nợ (trong điều kiện D/A). (7) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu. (8) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu chấp nhận hoặc kỳ phiếu hay giấy ghi nhận nợ cho ngân hàng nhờ thu. (9) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu hoặc hoặc hối phiếu chấp nhận hoặc kỳ phiếu hay giấy ghi nhận nợ cho nhà xuất khẩu. * Về nội dung phương thức nhờ thu kèm chứng từ cũng tương tự như nhờ thu trơn chỉ khác ở mấy khâu sau: - Thứ nhất là nhà xuất khẩu không chuyển bộ chứng từ hàng hóa trực tiếp cho nhà nhập khẩu mà chỉ giao hàng cho nhà nhập khẩu còn bộ chứng từ gửi cho ngân hàng kèm với hối phiếu (nếu có) và chỉ thị nhờ thu. - Ở khâu thứ hai, khi nộp chỉ thị nhờ thu và hối phiếu vào ngân hàng nhà xuất khẩu có kèm theo bộ chứng từ hàng hóa. - Ở khâu thứ tư, khi xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu, ngân hàng không trao bộ chứng từ mà giữ bộ chứng từ để khống chế và yêu cầu nhà nhập khẩu: + Trả tiền thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu lấy hàng hóa, nếu hối phiếu ghi trả tiền với điều kiện D/P. + Chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu lấy hàng nếu hối phiếu ghi trả tiền theo điều kiện D/A. Qua nội dung và quy trình các bước tiến hành phương thức nhờ thu kèm chứng từ, chúng ta thấy rằng trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc ủy thác cho ngân hàng thu tiền còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hóa để buộc nhà nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức nhờ thu hối phiếu trơn. Tuy nhiên, thông bộ chứng từ, ngân hàng đại lý mới chỉ khống chế hàng hóa chứ chưa chắc khống chế được việc trả tiền đối với nhà nhập khẩu. Chẳng Nhóm 7_DH23A7 Page 4
  5. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha hạn, đôi khi tình hình thị trường sau khi ký hợp đồng biến động bất lợi khiến cho nhà nhập khẩu bị lỗ nếu như thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Trong tình huống như vậy, nhà nhập khẩu sẽ không thiết tha với việc nhận hàng và, do đó, việc khống chế bộ chứng từ hàng hóa trở nên vô nghĩa đối với họ. Khi đó, rất có thể họ sẽ “cố tình” kéo dài thời gian thanh toán để gây áp lực đối với nhà xuất khẩu vì nhà xuất khẩu giờ đây rơi vào tình trạng bị động và khó khăn để giải quyết lô hàng đã gởi đi. Nếu không có người nhận, chậm giải phóng tàu thì nhà xuất khẩu sẽ chịu phạt với đại lý vận tải. Nếu bóc hàng khỏi tàu sẽ phải trả thêm tiền thuê kho, còn chở hàng về sẽ tốn thêm tiền vận chuyển. Nếu bán cho người khác trong tình trạng như vậy sẽ bị ép giá. Cuối cùng nhà xuất khẩu phải giảm giá bán để nhà nhập khẩu khỏi bị lỗ và nhận hàng. Rõ ràng đây là một tình huống tệ hại đối với nhà xuất khẩu. Để tránh tình trạng này nhà xuất khẩu ngay từ khi thương lượng hợp đồng xuất khẩu phải sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. 2. Điều kiện trao chứng từ: Căn cứ vào điều kiện để ngân hàng xuất trình trao chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu nhờ thu kèm chứng từ có thể được thực hiện theo các dạng thức sau đây: 2.1. Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P (documents against payments): thanh toán đổi lấy bộ chứng từ: Phương thức này qui định người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ chứng từ. Ngân hàng Xuất trình hoặc ngân hàng Thu hộ chỉ được giao bộ chứng từ thương mại cho người nhập khẩu đi nhận hàng, sau khi người này đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền ghi trên bộ chứng từ nhờ thu hoặc hối phiếu trả ngay (at sight bill). Thông thường, người nhập khẩu phải thanh toán trong vòng ba ngày làm việc sau khi bộ chứng từ được xuất trình. Đối với điều kiện này thì trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị là “release documents against payment”. Nhóm 7_DH23A7 Page 5
  6. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha Giao hàng (2) NHÀ NHẬP KHẨU NHÀ XUẤT KHẨU 0) (Người trả tiền) Hợp đồng mua bán (Người đề nghị nhờ thu) (1) 0) Thông báo đã nhận (5) (9) (3) được bộ 0) 0) 0) Lệnh chứng từ (6) thanh nhờ thu 0) toán Ghi có trị Chứng từ giá bộ nhờ thu chứng từ kèm với chỉ Chuyển nhờ thu dẫn hình (7) giao thức nhờ 0) chứng từ thu Chứng từ nhờ thu kèm với chỉ dẫn nhờ thu (4) Ngân hàng được ủy 0) Ngân hàng nhận nhờ thu nhiệm nhờ thu (8) 0) Chuyển trả trị giá nhờ thu (1)Kí kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ” điều kiện D/P”. (2) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu. (3)Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán kèm theo Chỉ thị nhờ thu (Lệnh nhờ thu, thư ủy nhiệm) gởi ngân hàng nhờ thu, nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu (4)Ngân hàng nhờ thu, chuyển bộ chứng từ thanh toán cùng với lệnh nhờ thu do mình lập qua ngân hàng thu hộ, xuất trình, nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu (5)Ngân hàng thu hộ thong báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu (6)Người nhập khẩu trả tiền ( hối phiếu trả ngay, sec hoặc kỳ phiếu). Nhóm 7_DH23A7 Page 6
  7. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha (7)Ngân hàng Xuất trình trao bộ chứng từ thương mại để người nhập khẩu nhận hàng. (8)Chuyển tiền nhờ thu tới Ngân hàng nhờ thu. (9)Ngân hàng nhờ thu thanh toán tiền ( hoặc trao hối phiếu) cho người xuất khẩu. 2.2. Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/A (documents against acceptance): chấp nhận hối phiếu đổi lấy bộ chứng từ. Phương thức này cho phép người nhập khẩu không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người bán/người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này, người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận. Giao hàng (2) NHÀ NHẬP KHẨU NHÀ XUẤT KHẨU (Người trả tiền) Hợp đồng mua bán (Người đề nghị nhờ thu) (1) 0) Thông báo đã nhận (5) được bộ (9) (3) 0) 0) 0) Ký chứng từ (6) chấp hối phiếu Chứng Hối phiếu 0) nhận nhờ thu từ nhờ kèm với chỉ thu dẫn hình Chuyển thức nhờ (7) giao thu 0) chứng từ Chứng từ nhờ thu kèm với chỉ dẫn nhờ thu (4) Ngân hàng được ủy 0) Ngân hàng nhận nhờ thu nhiệm nhờ thu (8) 0) Chuyển giao hối phiếu đã ký chấp nhận Nhóm 7_DH23A7 Page 7
  8. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha (1)Kí kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ” điều kiện D/A”. (2) Nhà xuất khẩu gửi hàng hóa cho nhà nhập khẩu. (3)Người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán kèm theo Chỉ thị nhờ thu (Lệnh nhờ thu, thư ủy nhiệm) kèm hối phiếu gởi ngân hàng nhờ thu, nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu (4)Ngân hàng nhờ thu, chuyển bộ chứng từ thanh toán cùng với lệnh nhờ thu do mình lập qua ngân hàng thu hộ, xuất trình, nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu (5)Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ kèm hối phiếu cho nhà nhập khẩu (6)Người nhập khẩu chấp nhận hối phiếu (7)Ngân hàng Xuất trình trao bộ chứng từ thương mại để người nhập khẩu nhận hàng. (8)Chuyển hối phiếu chấp nhận tới Ngân hàng nhờ thu. (9)Ngân hàng nhờ thu trao hối phiếu đã chấp nhận cho người xuất khẩu. * Tại sao D/A rủi ro hơn D/P đối với nhà xuất khẩu? - Theo điều kiện D/P, nhà xuất khẩu kiểm soát được hàng hóa (thong qua ngân hàng) cho đến khi nhà nhập khẩu thanh toán. Nếu nhà nhập khẩu không thể thanh toán hoặc từ chối thanh toán thì nhà xuất khẩu có thể: + Kháng nghị hối phiếu và đưa nhà nhập khẩu ra tòa (trường hợp này có thể tốn kém và khó kiểm soát những gì xảy ra ở nước ngoài) + Chở hàng quay về nước; hoặc + Tìm người mua khác; hoặc + Thu xếp bán đấu giá. Đối với hai trường hợp sau, giá bán hàng hóa có thể bị giảm thấp, nhưng vẫn còn hơn là chở hàng quay về nước. Đôi khi nhà xuất khẩu có đại diện ở nước nhà nhập khẩu, họ có thể thu xếp mọi công việc. Người đại diện này thường được coi là “trong trường hợp cần thiết – CASE IN NEED”, nghĩa là Ngân hàng thu hộ sẽ liên lạc với người đó khi cần. Nhóm 7_DH23A7 Page 8
  9. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha - Theo điều kiện D/A, sau khi kiểm tra bộ chứng từ, nếu đồng ý thì nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu, nhận bộ chứng từ và đi nhận hàng, còn nhà xuất khẩu mất quyền kiểm soát hàng hóa. Nhà xuất khẩu có thể chịu những rủi ro như sau: + Nhà nhập khẩu có thể từ chối thanh toán vào ngày hối phiếu đến hạn vì: Hàng hóa không phải là hàng hóa nhà nhập khẩu yêu cầu. Nhà nhập khẩu không thể bán được số hàng hóa đó. Nhà nhập khẩu có chủ tâm lừa đảo nhà xuất khẩu. + Nhà nhập khẩu có thể bị phá sản, trong trường hợp này nhà xuất khẩu sẽ không bao giờ lấy được tiền. 2.3. Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/P X days sight: D/P X days sight là quy tắc nhờ thu, trong đó, lệnh nhờ thu quy định trong khoảng thời gian X ngày kể từ ngày bộ chứng từ xuất trình, nhà nhập khẩu trả tiền để đổi lấy bộ chứng từ. Điều kiện này được sử dụng chủ yếu trong các tình huống sau: - Trong trường hợp bộ chứng từ và hàng hóa không đến nhà nhập khẩu cùng lúc, khi bộ chứng từ tới trước để tạo kiều kiện cho nhà nhâp khẩu chỉ phải trả tiền khi hàng hóa tới đích, người xuất khẩu đồng ý để nhà nhập khẩu trả tiền trong khoảng thời gian thích hợp là X ngày sau khi bộ chứng từ được xuất trình. - Nhà xuất khẩu muốn chắc chắn là bộ chứng từ chỉ được trao khi đã nhận được tiền, tuy nhiên không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có sẵn tiền đẻ thanh toán. Do đó, nhà xuất khẩu cho pháp một khoảng thời gian là X ngày sau khi xuất trình chứng từ để nhà nhập khẩu tìm kiếm nguồn tài trợ. - Do điều kiện D/P X days sight có lợi hơn D/P đối với nhà nhập khẩu, do đó nhà xuất khẩu có thể bán được nhiều hàng hơn, tăng doanh thu và mở rộng được thị phần. 2.4. Nhờ thu kèm chứng từ với điều kiện D/OT (D/TC) (documents against orther terms and conditions). Nhìn chung điều kiện trao chứng từ D/A và D/P là phổ biến, tuy nhiên trong thực tế còn một số điều kiền trao chứng từ khác D/OT. Bao gồm: Nhóm 7_DH23A7 Page 9
  10. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha - Thanh toán từng phần: Đây là điều kiện trao chứng từ, trong đó một phần số tiền nhờ thu được thanh toán ngay, số còn lại được thanh toán theo điều kiện D/A, nghĩa là chấp nhận một hối phiếu độc lập. - Trao chứng từ đổi kỳ phiếu (promisory notes): Trong trường hợp dùng hối phiếu bị đánh thuế, thì nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể thỏa thuận dùng một kỳ phiếu thay thế. Kỳ phiếu do người nhập khẩu lập và ký với nội dung hứa trả một số tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. - Trao chứng từ đổi giấy nhận nợ (letters of undertaking to pay): Trong trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thỏa thuận dùng giấy nhận nợ thì điều kiện trao chứng từ là khi nhận được giấy nhận nợ của nhà nhập khẩu, trong đó cam kết trả một số tiền nhất định tại thời điểm trong tương lai. - Trao chứng từ trên cơ sở biên lai tín thác( signed trust receipt): Trong một số trường hợp, nhà xuất khẩu có thêt ưu tiên nhận một giấy tín thác được ký bởi người nhập khẩu thay cho các công cụ thanh toán khác, và ủy quyền cho NHTH trao chứng từ khi nhận được giấy tín thác này. - Bank undertakings (AVAL): với điều kiện này thì nhà xuất khẩu có thể đề nghị một điều khoản ghi trong hợp đồng thương mại và trong lệnh nhờ thu là:” Chỉ trao chứng từ khi hối phiếu được chấp nhận bởi người trả tiền và được NHTH bảo lãnh” để được thanh toán một cách chắc chắn hơn. Nhận xét: Trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Đã có sự ràng buộc chặc chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm. Nhóm 7_DH23A7 Page 10
  11. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha 3. Lợi ích và rủi ro đối với các bên: A. Lợi ích: 1. Đối với nhà xuất khẩu: - Nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu sau khi người này đã thanh toán hay chấp nhận thanh toán. - Nhà xuất khẩu có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tòa nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán và chứng minh được rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã thõa thuận trong hợp đồng thương mại. - Có thể chỉ định người đại diện ở nước nhà nhập khẩu thay mặt mình để giải quyết trường hợp nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán. Thẩm quyền của người đại diện phải được xác định rõ ràng. 2. Đối với nhà nhập khẩu: - Mặc dù về lý thuyết, nhà nhập khẩu phải thanh toán hay chấp nhận thanh toán khi nhận bộ chứng từ mà không được kiểm tra trước. Tuy nhiên, trong thực tế, nhà nhập khẩu thường có cơ hội kiểm tra bộ chứng từ tại Ngân hàng xuất trình trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán. - Đối với D/A, nhà nhập khẩu được sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến khi hối phiếu đến hạn thanh toán. 3. Đối với Ngân hàng gửi nhờ thu và Ngân hàng thu hộ: - Có thu nhập từ phí nhờ thu, từ các giao dịch mua bán ngoại tệ và từ các giao dịch khác có liên quan. - Tăng cường được mối quan hệ với Ngân hàng đại lý, do đó tạo ra tiềm năng về các giao dịch đối ứng. - Trừ khi nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu là khách hàng đã quen biết, ngân hàng có cơ hội mở rộng cơ sở khách hàng và hứa hẹn các quan hệ giao dịch tiềm năng khác. B. Rủi ro: 1. Đối với nhà xuất khẩu: Nhóm 7_DH23A7 Page 11
  12. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha - Trái với lệnh nhờ thu, Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Điều này có thể xảy ra ở một số quốc gia, khi mà ngân hàng ưu tiên đặt mối quan hệ với doanh nghiệp trong nước lên trên trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với doanh nghiệp bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Nếu điều này xảy ra, thì nhà xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn trong việc khiếu nại đối với Ngân hàng thu hộ. - Chữ ký chấp nhận thanh toán có thể bị giả mạo, hoặc người ký chấp nhận không có đủ thẩm quyền (vượt quyền) hay chưa được đăng ký mẫu chữ ký. - Ngân hàng gửi nhờ thu luôn giữ lập trường rằng, nếu Ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện Lệnh nhờ thu thì mọi hậu quả đều do nhà xuất khẩu phải tự gánh chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu không hề có liện quan đến việc chỉ định Ngân hàng thu hộ. - Toàn bộ hay một phần chứng từ bị thất lạc. - Số hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện) chỉ có thể được chuyển cho (hay theo lệnh của) Ngân hàng thu hộ với sự đồng ý của ngân hàng này từ trước (2 ngân hàng là đại lý của nhau). Ngoài ra, ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc lưu kho, mua bảo hiểm, giao hàng hay dỡ hàng. - Khi ngân hàng hành động để bảo vệ hàng hóa, như dàn xếp việc lưu kho, mua bảo hiểm hàng hóa thì ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về tổn thất hay hư hỏng mất mát hàng hóa. - Nhà xuất khẩu thường phải gánh chịu mọi chi phí liên quan đến công việc bảo vệ hàng hóa của ngân hàng, cho dù ngân hàng không được yêu cầu làm các công việc này. - Nhà nhập khẩu phải thanh toán để nhận bộ chứng từ, nhưng Ngân hàng thu hộ không chuyển cho Ngân hàng gửi nhờ thu để trả cho nhà xuất khẩu. Điều này có thể xảy ra, ví dụ khi Ngân hàng thu hộ không thể hoặc phải chận trễ thanh toán do các biện pháp kiểm soát ngoại hối cấm chuyển ngoại tệ ra ngoài lãnh thổ quốc gia. Nhóm 7_DH23A7 Page 12
  13. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha - Ngân hàng thu hộ chuyển tiền cho Ngân hàng gửi nhờ thu, nhưng ngân hàng này lại chậm trễ hay bị mất khả năng thanh toán, do đó nhà xuất khẩu nhận được tiền chậm hoặc không nhân được tiền. - Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay không chấp nhận thanh toán, trong khi hàng hóa đã được gửi đi từ trước. Cho dù nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu theo các hợp đồng đã ký, nhưng hành động này lại mất nhiều thời gian, trong khi đó hàng hóa có thể đã bốc dỡ và lưu kho, hoặc nhà xuất khẩu đã ra lệnh chuyên chở quay về. - Các ngân hàng không chịu trách nhiệm về bất kỳ sự chậm trễ hay thất lạc chứng từ nào. - Nếu hóa đơn thanh toán bằng ngoại tệ thì nhà xuất khẩu chịu rủi ro tỷ giá cho đến khi nhận được tiền. - Bất kỳ chi phí phát sinh nào liên quan đến nhờ thu hay chi phí lãi suất mà nhà nhập khẩu phải chịu (như đã thõa thuận), nhưng nhà nhập khẩu từ chối thanh toán, Ngân hàng thu hộ vẫn trao chứng từ cho nhà nhập khẩu theo như quy định trong Lệnh nhờ thuđể được thanh toán. Trong trường hợp này, sau khi khấu trừ mọi chi phí phát sinh liên quan đến nhờ thu, số tiền còn lại Ngân hàng thu hộ chuyển cho Ngân hàng gửi nhờ thu để thanh toán cho nhà xuất khẩu. Trường hợp ngoại lệ, phải có chỉ thị rõ ràng: “chứng từ không được trao cho nhà nhập khẩu nếu nhà nhập khẩu không thanh toán các chi phí phát sinh theo như thõa thuận” 2. Đối với nhà nhập khẩu: - Cho dù nhà nhập khẩu có cơ hội kiểm tra chứng từ trước khi thanh toán hay chấp nhận thanh toán, nhưng hàng hóa thì có thể đã không được kiểm định, chưa được bảo hiểm đầy đủ, hay không tuân theo các tiêu chuẩn ghi trong hợp đồng thương mại. Nhà nhập khẩu có thể đứng trước rủi ro khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả, có sai sót hay cố tình gian lận thương mại. Bộ vận đơn gốc có đầy đủ, hay một người nào khác đã lợi dụng chúng để đi nhận hàng? Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót, hoặc hàng hóa hay phương tiện vận tải không khớp với chứng từ. Nhóm 7_DH23A7 Page 13
  14. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha - Sau khi ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn (hay phát hành kỳ phiếu), nhà nhập khẩu có thể bị nhà xuất khẩu kiện ra tòa nếu không thanh toán khi hối phiếu đến hạn. Thậm chí nhà nhập khẩu không thể dung các lý lo “chính đáng” để bào chữa cho việc không thanh toán của mình như: nhà xuất khẩu đã không giao hàng, hay giao hàng có sai sót nghiệm trọng Điều này hàm ý, một khi nhà xuất khẩu đã ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn thì buộc phải thanh toán khi hối phiếu đến hạn một cách vô điều kiện, nếu không có thể bị kiện ra tòa. Việc không thanh toán hối phiếu đúng hạn sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến danh tiếng thương mại của con nợ (nhà nhập khẩu). - Nếu hóa đơn thanh toán bằng ngoại tệ thì nhà nhập khẩu phải chịu rủi ro tỷ giá cho đến khi thanh toán. 3. Đối với Ngân hàng gửi nhờ thu: - Nhìn chung, Ngân hàng gửi nhờ thu chỉ chịu rủi ro khi đã thanh toán cho nhà xuất khẩu vay trước khi nhận được tiền chuyển đến từ Ngân hàng xuất trình. Nếu không nhận được tiền chuyển đến thì Ngân hàng gửi nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà xuất khẩu trong việc hoàn trả tiền vay. 4. Đối với Ngân hàng thu hộ/ xuất trình: - Nếu Ngân hàng thu hộ chuyển tiền cho Ngân hàng gửi nhờ thu trước khi nhà nhập khẩu thanh toán, thì phải chịu rủi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ và không thanh toán hoặc không chấp nhận. - Nếu Ngân hàng thu hộ cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán thì có thể chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà nhập khẩu. - Chịu trách nhiệm kiểm tra chứng từ nhận được xem có đủ và phù hợp với danh mục liệt kê chứng từ gửi tới, nếu chứng từ không đủ hoặc không phù hợp thì phải báo cho Ngân hàng gửi nhờ thu để xin chỉ thị hành động. - Ngân hàng gửi nhờ thu có thể yêu cầu rằng, nếu nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán, thì Ngân hàng thu hộ thu xếp để hàng hóa được lưu kho và được bảo hiểm cho đến khi bán được cho khách hàng mới hay Nhóm 7_DH23A7 Page 14
  15. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha chuyển quay về nước. Nếu điều này xảy ra thì Ngân hàng thu hộ phải được bù đắp chi phí đầy đủ. 4. Quy tắc phí nhờ thu: 1. Các ngân hàng tham gia nhờ thu làm đúng các chỉ thị nhờ thu thì được quyền thu phí cho dù kết quả nhờ thu là như thế nào. 2. Về mặt nguyên tắc, ngân hàng sẽ thu phí ngay khi cung cấp dịch vụ thu hộ, tuy nhiên, đối với khách hàng có tài khoản tại ngân hàng, có giao dịch thường xuyên, nhưng vào thời điểm giao dịch trên tài khoản không đủ tiền trả phí, thì ngân hàng sẽ thu phí sau khi có đủ tiền trên tài khoản. Việc thu phí sau hàm ý ngân hàng đã tài trợ cho khách hàng. 3. Cơ chế trả phí: có ba cách qui định. - Toàn bộ phí do người ủy thác chịu (trả trước hoặc khấu trừ). - Phí bên nào bên ấy chịu. Để chắc chắn người nhập khẩu trả phí thì trong Lệnh nhờ thu phải có chỉ thị cụ thể: “chỉ trao chứng từ khi thu được phí”. Khi đã có chỉ thị này thì nhà nhập khẩu chỉ nhận được chứng từ khi đã thanh toán phí. Nếu chưa thu được phí mà ngân hàng thu hộ vẫn trao chứng từ cho nhà nhập khẩu thì ngân hàng thu hộ mất quyền đòi phí. Tuy nhiên, nếu trong lệnh nhờ thu chỉ có chỉ thị: “phí bên nào bên ấy chịu”, mà người nhập khẩu không trả, thì ngân hàng thu hộ vẫn trao chứng từ cho nhà nhập khẩu, và thu phí bằng cách khấu trừ vào tiền nhờ thu. Trong trường hợp này, nếu ngân hàng thu hộ không trao chứng từ cho nhà nhập khẩu vì lý do không thu được phí, thì mọi hậu quả phát sinh liên quan đến hàng hóa do ngân hàng thu hộ chịu. - Toàn bộ phí do nhà nhập khẩu chịu. Người nhập khẩu chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ phí nhờ thu cho tất cả các ngân hàng tham gia nhờ thu. Để chắc chắn rằng nhà nhập khẩu trả phí, trong Lệnh nhờ thu phải có chỉ thị: “Chỉ trao chứng từ khi đã thu đủ phí”. Nhóm 7_DH23A7 Page 15
  16. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha 5. Lệnh nhờ thu: Về thuật ngữ tiếng Anh, Lệnh nhờ thu được thể hiện theo một trong các cách sau đây: - Collection Order - Collection Instruction - Collection Schedule - Collection Letter Theo cách gọi của ICC trong URC, lệnh nhờ thu bằng tiếng Anh là “Collection Instruction”, nghĩa tiếng Việt là “Chỉ thị nhờ thu”. Vì trong “Chỉ thị nhờ thu” bao gồm nhiều chỉ thị khác nhau, do đó, để phân biệt “Chỉ thị nhờ thu” và các “Chỉ thị” khác nằm trong “Chỉ thị nhờ thu”, ta thống nhất gọi là “Lệnh nhờ thu” Lệnh nhờ thu thường được các ngân hàng in sẵn với các nội dung và điều khoản đã được tiêu chuẩn hóa. Khi khách hàng (nhà xuất khẩu) có yêu cầu thì chỉ cần điền các chỉ thị của mình vào các ô thích hợp rồi chuyển cho ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng gửi nhờ thu); trên cơ sở đó, ngân hàng gửi nhờ thu lập một Lệnh nhờ thu của mình với nội dung và các chỉ thị đúng với Lệnh nhờ thu do nhà xuất khẩu lập, rồi gửi cho Ngân hàng thu hộ. Như vậy, các chỉ thị nhờ thu từ người người ủy nhiệm, cuối cùng sẽ được xuất trình cho người trả tiền thực hiện. Tấc cả các chứng từ nhờ thu phải kèm theo một Lệnh nhờ thu, ngân hàng chỉ được thực hiện theo các chỉ thị nêu ra trong Lệnh nhờ thu. Nếu một Nhờ thu mà không có Lệnh nhờ thu đính kèm thì ngân hàng sẽ từ chối Nhờ thu này. Ngoài ra, các Ngân hàng thu hộ chỉ chấp nhận xử lý nhờ thu khi nhân được Nhờ thu từ Ngân hàng gửi nhờ thu gửi đến, nghĩa là việc người ủy nhiệm gửi trực tiếp Nhờ thu đến Ngân hàng thu hộ thì sẽ không được xử lý. Tùy luật lệ và tập quán địa phương (hay quốc gia), cũng như dịch vụ của các ngân hàng mà các chỉ thị trong Lệnh nhờ thu có thể nhiều ít khác nhau. Những chỉ thị chủ yếu trong Lệnh nhờ thu có thể bao gồm: 1. Điều kiện về trao bộ chứng từ: D/P, D/A, D/OT. Thông thường, điều kiện D/P áp dụng cho các hối phiếu thanh toán ngay, còn D/A áp dụng cho hối Nhóm 7_DH23A7 Page 16
  17. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha phiếu kỳ hạn. Tuy nhiên, trong thực tế cũng gặp các trường hợp là D/P nhưng hối phiếu lại là kỳ hạn (trong trường hợp chứng từ đến trước hàng hóa, nhà nhập khẩu kí chấp nhận hối phiếu kỳ hạn nhưng việc thanh toán và trao chứng từ lại diễn ra vào thời điểm hàng tới đích) 2. Nếu nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận (tức chứng từ không được trao) khi hàng đã tới đích, thì có lưu kho, mua bảo hiểm cho hàng hóa hay không (điều khoản lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hóa – store and insure clause). Điểm cần lưu ý là, nếu chứng từ vận tải loại Waybills chỉ định đích danh người nhận hàng là nhà nhập khẩu thì “điều khoản lưu kho và mua bảo hiểm” là thừa. 3. Các chi phí xử lý nhờ thu được khấu trừ vào khoản nhờ thu hay được thanh toán ngoài khoản nhờ thu. Nhà xuất khẩu phải chỉ ra các chỉ thị cụ thể và rõ ràng theo nhu thõa thuận trong hợp đồng mua bán. 4. Nếu không thanh toán hoặc không chấp nhận thì có kháng nghị hối phiếu hay không. 5. Thông báo không thanh toán hoặc không chấp nhận (cùng với lý do) bằng thư hay điện tín. Bằng điện thì nhanh, nhưng chi phí lại cao, và mọi chi phí cuối cùng thường lại do nhà xuất khẩu chịu. 6. Nếu điều kiện trao chứng từ là D/P, nhưng bộ chứng từ lại đến trước hàng hóa, vậy Ngân hàng thu hộ có được phép chờ cho đến khi hàng hóa tới đích rồi mới xuất trình chứng từ để thanh toán. 7. Cuối cùng là chỉ thị về thanh toán, đó là chuyển tiền bằng điện hay bằng thư. II. Các bức điện nhờ thu qua SWIFT: 1. Giới thiệu: Các mẫu điện qua Swift liên quan đến xử lý Nhờ thu trong giao dịch giữa các ngân hàng có đầu là số 4 (Category 4). Các bức điện truyền qua Swift có mã đương nhiên được áp dụng URC 522, trừ khi nói rõ là không áp dụng. Các mẫu điện trong xử lý nhờ thu bao gồm: Nhóm 7_DH23A7 Page 17
  18. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha STT Messages Messages Type Tiếng Việt Types Names 01 MT 400 Advice of Payment Thông báo thanh toán 02 MT 410 Acknowledgement Thông báo nhận được chứng từ nhờ thu 03 MT 412 Advice of Acceptance Thông báo chấp nhận thanh toán 04 MT 420 Tracer Điện hối thúc 05 MT 422 Advice of Fate and Request Thông tình trạng nhờ thu for Instructions và yêu cầu các chỉ thị mới 06 MT 430 Amendment of Instructions Sửa đổi các chỉ thị Nhóm 7_DH23A7 Page 18
  19. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha 07 MT 450 Cash Letter Credit Advice Thư thông báo ghi Có 08 MT 455 Cash Letter Credit Thư sửa đổi thông báo ghi có Adjustment Advice 09 MT 456 Advice of Dushonour Thông báo không thanh toán/ không chấp nhận thanh toán 2. Các trường sử dụng trong các bức điện: Trường 20: Số tham chiếu nhờ thu do Remitting Bank ấn định. Trường 21: Số tham chiếu nhờ thu của Collecting Bank; nếu không thể hiện thì ghi “SEE72” (xem trường 72). Trường 32a: Ngày đáo hạn, ký hiệu tiền tệ và số tiền. A = Ngày đến hạn là một ngày cố định. B = Ngày đến hạn không xác định được. K = Ngày đến hạn được thể hiện bằng một khoảng thời gian (60 ngày sau ngày nhìn thấy). Ký hiệu English Tiếng Việt D060ST 60 days after sight 60 ngày sau khi nhìn thấy D000ST At sight Nhìn thấy D000FP First presentation Xuất trình lần đầu M001ID 1 month after invoice date 1 tháng sau ngày hóa đơn Ví dụ: 32K: D000STUSD150000 Nhóm 7_DH23A7 Page 19
  20. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha Trường 33A:Ngày giá trị, ký hiệu tiền tệ và giá trị hoàn trả. Thông thường, giá trị thể hiện ở trường này bằng giá trị thể hiện ở trường 32a cộng với bất kỳ giá trị nào thể hiện ở trường 71B. Trường 52a: Thể hiện Chi nhánh hay Ngân hàng xuất trình (trong trường hợp có ngân hàng xuất trình). Trường 53a: Thể hiện tài khoản hoặc chi nhánh của ngân hàng gửi điện hoặc ngân hàng khác, thông qua đó ngân hàng gửi điện chuyển tiền thu hộ cho ngân hàng nhận điện. Nếu ở trường này không thể hiện gì, có nghĩa là một tài khoản trực tiếp bằng đồng tiền nhờ thu giữa ngân hàng gửi điện và ngân hàng nhận điện sử dụng. Trường 54a: Thể hiện chi nhánh của ngân hàng nhận điện, hoặc ngân hàng khác, tại đó tiền thu hộ được ghi Có cho ngân hàng nhận điện. Nếu ở trường 53a và 54a không thể hiện gì, có nghĩa là một tài khoản trực tiếp bằng đồng tiền nhờ thu giữa ngân hàng gửi điện và ngân hàng nhận điện được sử dụng. Trường 57a: Chỉ sử dụng trong các trường hợp tiền nhờ thu được chuyển đến ngân hàng nhận điện qua một ngân hàng không phải là ngân hàng thể hiện ở trường 54a (nghĩa là ngân hàng ở trường 54a sẽ chuyển tiền nhờ thu cho ngân hàng ở trường này để tiếp tục ghi Có cho ngân hàng nhận điện) Trường 58a: Người thụ hưởng. Thể hiện ngân hàng nhận điện đã khởi xướng nhờ thu. Đây là bên được ghi Có số tiền nhờ thu. Trường 71B: Thể hiện phần khấu trừ phí được trừ từ số tiền nhờ thu (trường 32a). Trường 72: Thông tin ngân hàng gửi điện cho ngân hàng nhận điện. /ALCHAREF/ = All charges have been refused by drawee(s) /OUCHAREF/ = Our charges have been refused by drawee(s) /UCHAREF/ = Your charges have been refused by drawee(s) Trường 73: Chi tiết của số tiền bổ sung vào số tiền gốc. /INTEREST/ = Interest collected. Nhóm 7_DH23A7 Page 20
  21. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha /RETCOMN/ = Return commission given by the NHTH. /YOURCHAR/ = NHNT’s charges collected. 3. Ví dụ mẫu điện MT400 và MT410: VÍ DỤ MẪU ĐIỆN MT 400 ( THÔNG BÁO THANH TOÁN ) Phạm vi : Mẫu điện này được Collecting Bank gửi cho Remitting Bank; hoặc Presenting Bank gửi cho Collecting Bank. Mẫu điện chuẩn : STT Status/ Tag/ Field Name/ Content/ trạng thái trường tên trường options 01 M 20 Sending Bank’s TRN 16x 02 M 21 Related Reference 16x 03 M 32a Amount Collected A, B or K 04 M 33A Proceeds Remitted 6n3a15number 05 O 52a Ordering Bank A or D 06 O 53a Sender’s Correspondent A, B or D 07 O 54a Receiver’s A, B or D Correspondent 08 O 57a Account With Bank A or D 09 O 58a Beneficiary Bank A, B or D 10 O 71B Details of Charges 6*35x Deductions 11 O 72 Sender to Receiver 6*35x Informaiton 12 O 73 Details of Amount 6*35x Added Ghi chú: M = Madatory (trường bắt buộc phải thể hiện). O = Optional (trường này có thể thể hiện hoặc không). Nhóm 7_DH23A7 Page 21
  22. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha Minh họa : VCB Hanoi gửi một thông báo thanh toán cho Citibank Newyork với các thông tin chi tiết như sau: Vietcombank’s reference : COL567 Citibank Newyork’s reference : RUY321 Amount Collected : USD 1,000,000 Terms : Payable at sight Charges : USD 250 Amendment Fee USD 300 Stamp Duty Proceeds remitted : USD 999,450 Value Date : 15 August 2007 Sơ đồ nghiệp vụ : SENDER RECEIVER (Collecting Bank – MT 400 (Remitting Bank – Vietcombank Hanoi) Citibank Newyork) SWIFT Massage Explanation Format Sender VCB Hanoi Code Massage Type 400 Receiver CITIUS33 Massage Text Sending Bank’s TRN :20:COL567 Related Reference :21:RUY321 Amount Collected :32K:D000STUSD1000000, Proceeds Remitted :33A:070815USD999450, Details of Charges :71B:/STAMP/USD300, Nhóm 7_DH23A7 Page 22
  23. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha AMENDMENT FEE USD250 End of Massage Text/ Trailer VÍ DỤ MẪU ĐIỆN MT410: MT410 ACKNOWLEDGEMENT Mẫu điện chuẩn: Sender: Receiver: 20 Sending Bank’s TRN 21 Related Reference 32a Amount Acknowledged 72 Sender to Receiver Information Ví dụ: MT 410 Acknowledgement :20: Sending Bank’sTRN COL567 :21: Related Reference RUY321 :32K: Amount Acknowledgement: D000STUSD1000000 Nhóm 7_DH23A7 Page 23
  24. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha *Tình huống thảo luận: B và M ký kết hợp đồng XNK áp dụng phương thức thanh toán nhờ thu theo điều kiện nhờ thu D/P. Sau đó, B giao hàng và nhờ ngân hàng C thu hộ tiền hàng từ M. Các tình huống có thể xảy ra sau đó: a. Do khó khăn tài chính đột xuất, M chỉ có thể thanh toán 2/3 trị giá lô hàng và được bên bán B gửi fax trực tiếp cho phép được nhận một lượng hàng tương ứng với số tiền thanh toán. Tuy nhiên B không thông báo cho ngân hàng C về sự việc này mà chỉ trả lời thông báo chứng từ nhờ thu của C số tiền đồng ý thanh toán là 2/3 trị giá hối phiếu trả ngay. Theo anh/chị, C có thể giao bộ chứng từ cho M trên cơ sở thanh toán 2/3 trị giá nhờ thu không? Giải thích. b. Do khan hiếm ngoại tệ, M chỉ có thể thanh toán tiền hàng bằng đồng bản tệ tương ứng theo tỷ giá qui đổi hiện hành. Ngân hàng C có thể chấp nhận việc này không? Giải thích. c. Giả định hàng đến cảng người mua sau bộ chứng từ 2 tuần. M có quyền yêu cầu ngân hàng chờ hàng về rồi mới thực hiện điều kiện D/P không? Tại sao? d. M muốn mượn bộ chứng từ để ra cảng kiểm tra trước xem hàng giao có phù hợp không? M có được ngân hàng C đáp ứng yêu cầu không? Tại sao? Nhóm 7_DH23A7 Page 24
  25. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha TÀI LIỆU THAM KHẢO + Giáo trình “Thanh toán quốc tế tài trợ ngoại thương”, Học viện ngân hàng – PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến + Sách “Thanh toán quốc tế” – PGS. TS. Trần Hoàng Ngân TS. Nguyễn Minh Kiều + Giáo trình “Thực hành thanh toán quốc tế”, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM – Th.S. Lê Phan Thị Diệu Thảo Nhóm 7_DH23A7 Page 25
  26. Đề tài: Nhờ thu kèm chứng từ GVHD: Th.S. Nguyễn Phước Minh Kha BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 7 Khái niệm và quy trình Hà Điều kiện trao chứng từ Chương Lợi ích và rủi ro Oanh, Mai, Khánh Lệnh nhờ thu Oanh Các bức điện nhờ thu qua SWIFT Tiền, Tâm Tổng hợp bài Oanh Làm slide Tâm, Hà Thuyết trình Oanh, Tâm Nhóm 7_DH23A7 Page 26