Thanh toán quốc tế - Chứng từ vận tải - Vận đơn

doc 60 trang nguyendu 5360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế - Chứng từ vận tải - Vận đơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docthanh_toan_quoc_te_chung_tu_van_tai_van_don.doc

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Chứng từ vận tải - Vận đơn

  1. 1. CHỨNG TỪ VẬN TẢI - VẬN ĐƠN Chứng từ vận tải là chứng từ được thành lập bởi người có trách nhiệm sau khi người bán hoàn thành việc giao hàng cho người chuyên chở tại địa điểm giao hàng quy định. Chứng từ vận tải có các chức năng: - Là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đã được ký kết. - Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở. Căn cứ vào hình vận tải chúng ta sẽ có các loại chứng từ vận tải sau: - Chứng từ vận tải đường biển - Chứng từ vận tải đường hàng không - Chứng từ vận tải container - Chứng từ vận tải đa phương thức - Chứng từ vận tải đường sắt - Chứng từ vận tải đường thủy nội địa - Chứng từ vận tải đường bộ Ứng với mỗi phương thức vận tải sẽ có chứng từ của phương thức vận tải đó. Khi ký hợp đồng ngoại thương, các bên sẽ dẫn chiếu các điều kiện thương mại (Incoterms 2000). Tùy thuộc vào địa lý của 2 quốc gia và điều kiện thương mại sẽ có những phương thức vận tải phù hợp. Loại hình phương tiện vận tải Điều kiện thương mại EXW; FCA; CPT; CIP; DAF; DDU; Có thể áp dụng mọi phương thức vận tải DDP Chỉ áp dụng cho phương thức vận tải biển FAS; FOB; CFR; CIF; DES; DEQ Incoterm 2000 qui định 2 điều kiện có thể áp dụng cho cả vận tải đa phương thức, nếu chặng cuối cùng là vận tải thủy DES; DEQ Sau đây, nhóm chỉ xin trình bày bốn hình thức cơ bản nhất của vận đơn là: vận đơn đường biển, vận đơn đường hàng không, chứng từ vận tải đa phương thức, chứng từ vận tải hãng giao nhận. 1.1. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN Vận đơn đường biển luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, hình thức này chiếm khoảng 80% về khối lượng và khoảng 65% về giá trị hàng hóa. 1
  2. 1.1.1. Khái niệm Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading- viết tắt B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng hóa được nhận để chở. Từ khái niệm trên, ta rút ra được đặc điểm của một vận đơn đường biển như sau: Hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển Là loại chứng từ sở hữu hàng hóa Người ký phát gổm có: - `Thuyền trưởng - Đại lý thuyền trưởng - Công ty vận tải - Đại lý của công ty vận tải Thời điểm cấp vận đơn: - Sau khi hàng hóa đã được bốc xếp lên tàu (Shipped on Board, or on Board, or Shipped, or Laden on board). - Sau khi hàng hóa được nhận để chuyên chở - hay nhận để bốc xếp (Received for shipment, Accepted for Carriage). 1.1.2. Chức năng của vận đơn Thứ nhất: Là biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng(thường là người xuất khẩu). Sau khi nhận hàng để chở, hoặc sau khi bốc hàng xong lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng một vận đơn làm bằng chứng là đã nhận hàng(SHIPPED ON BOARD-đã bốc xong hàng lên tàu, RECEIVED FOR SHIPMENT - đã nhận hàng để chở, để bốc hay để xếp). Sau khi phát hành vận đơn, người chuyên chở phải có trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở về số lượng cũng như tình trạng hàng hóa. Người chuyên chở được xem là hoàn thành nghĩa vụ chuyên chở khi thu hồi được một vận đơn gốc do mình phát hành (giao hàng cho người đầu tiên xuất trình vận đơn gốc). Đối với nhà xuất khẩu, do có vận đơn trong tay nên chứng minh được mình đã giao hàng cho nhà nhập khẩu(qua nhà chuyên chở) và được coi như là đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như quy định trong hợp đồng thương mại. Thứ hai: Là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Thứ ba: Là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Chức năng sở hữu hàng hóa được thể hiện ở chỗ, người nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp sẽ là người có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Vì vận đơn đường biển là chứng từ sở hữu 2
  3. hàng hóa, mà hàng hóa lại có giá trị mua bán, nên trong thực tế, người ta có thể tiến hành mua bán hàng hóa ngay cả khi hàng hóa chưa cập cảng đích bằng cách chuyển nhượng vận đơn. Điểm cần lưu ý là, vì chỉ cần xuất hiện một vận đơn gốc hợp pháp là có quyền nhận được hàng hóa tại cảng đích, trong khi đó, vận đơn lại thường được phát hành thành một bộ gồm 3 bản gốc, chính vì vậy khi mua bán vận đơn, người mua phải bảo đảm tuyệt đối là được chuyển nhượng trọn bộ vận đơn gốc như đã phát hành. Thứ tư: Là chứng từ lưu thông: là chứng từ để làm các thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, khai báo hải quan Ngoài ra, nó là một chứng cứ quan trọng để các bên liên quan tiến hành khiếu nại, kiện tụng lẫn nhau khi phát sinh các tranh chấp. Đặc biệt, khi có khiếu nại về bảo hiểm hàng hóa, thì vận đơn gốc nhất thiết phải được xuất trình. Vì giữa bảo hiểm đơn và vận đơn có chung các thông số như: tên con tàu, hành trình chuyên chở, cảng đi, cảng đích, hàng hóa 1.1.3. Hình thức của vận đơn đường biển Hiện nay chưa có một mẫu vận đơn thống nhất dùng chung trong vận tải hàng hóa bằng đường biển. Trên thực tế, vận đơn đường biển do người chuyên chở tự in ấn và phát hành cho người gửi hàng. Do đó, vận đơn đường biển rất đa dạng phong phú về nội dung và hình thức. Hình thức của vận đơn đường biển là phong phú đa dạng, không thống nhất giữa các hãng tàu, nhưng để hợp lệ về hình thức, mỗi vận đơn đường biển phải: - Được lập thành văn bản và được ký bởi người có chức năng chuyên chở. - Mặt trước vận đơn gồm các ô cột, mục với các tiêu đề in sẳn để khi lập vận đơn cho tiện dùng. Mặt sau vận đơn in các điều kiện và điều khoản chuyên chở hàng hóa của hãng tàu. - Ngôn ngữ sử dụng trong vận đơn phải thống nhất(thường là bằng tiếng Anh). Khi sử dụng vận đơn, cần chú ý các đặc điểm về hình thức khác nhau của vận đơn như sau: Về kích thước và màu sắc của vận đơn: Vận đơn thường có kích thước khổ giấy A4 và được in sẳn các nội dung cần thiết. Đối với vận đơn gốc, thường được in trên nền giấy trắng, chữ màu cả mặt trước và mặt sau, còn bản sao vận đơn thường in bằng chữ đen ở mặt trước, còn mặt sau để trống nhằm tiết kiệm chi phí in. Về hình thức ở mặt trước của vận đơn: Nhìn chung, các vận đơn của các hãng tàu khác nhau là không giống nhau về hình thức ở mặt trước. Cách bố trí sắp xếp các nội dung ở mặt trước là tùy theo từng hãng tàu. Có vận đơn có rất nhiều ô, có vận đơn lại ít ô, có vận đơn in tên địa chỉ của hãng tàu ở góc trên bên trái, có vận đơn lại in ở góc trên bên phải, thậm chí có vận đơn không in sẳn hãng tàu; có vận đơn có biểu tượng hãng tàu, có vận đơn lại không; các nội dung trên vận đơn cũng được bố trí rất khác nhau. Một số mẫu vận đơn: 3
  4. Về tiêu đề của vận đơn: Vận đơn đường biển thường có các tiêu đề sau: - Bill of Lading. - Ocean Bill of Lading. - Marine Bill of Lading. - Dea Bill of Lading. - Liner Bill of Lading. - Port to Port Bill of Lading. - Through Bill of Lading. Tiêu đề vận đơn không quyết định loại vận đơn cũng như phương thức vận chuyển, do đó, để xác định loại vận đơn cũng như phương thức vận chuyển, ta phải căn cứ vào nội dung cụ thể được ghi trên vận đơn. Điều này cũng được nói rõ trong điều 23(A) của UCP500 bằng câu “trừ phi có quy định khác trong tín dụng, nếu tín dụng yêu cầu một vận đơn đường biển từ cảng tới cảng, thì ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ cho dù có tên gọi như thế nào, miễn là có các nội dung ”. 1.1.4. Nội dung của vận đơn đường biển Một vận đơn đường biển bao gồm những ô cột, với tiêu mục in sẳn để trống như được thể hiện trong mô phỏng dưới đây: (1) Tiêu đề của vận đơn: Trong trường hợp này, vận đơn có tiêu đề thuộc loại: “Vận đơn hỗ hợp” hoặc “Từ cảng tới cảng”. (2) Số vận đơn: Mỗi vận đơn đều phải có số riêng của nó đề phân biệt với các vận đơn khác, đồng thời để ghi trên các chứng từ khác có tác dụng tham chiếu. (3) Tên công ty vận tải biển(hay người chuyên chở - Carrier): ngoài tên công ty, trên một số vận đơn còn in sẳn Logo công ty, địa chỉ kinh doanh, điện thoại, fax của công ty. (4) Người gửi hàng, người giaohàng(shipper hay consignor): người gửi hàng thường là nhà xuất khẩu hay đại lý của họ. Ô này ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người gửi hàng; ngoài ra, còn có thể ghi thêm số điện thoại, fax, telex, số hiệu tài khoản (5) Người nhận hàng (consignee): Tùy theo loại vận đơn là đích danh, theo lệnh hay vô danh mà ghi cho thích hợp. Nếu là đích danh hay theo lệnh của một người đích danh, thì ghi đầy đủ tên và dịa chỉ kinh doanh của người nhận hàng đích danh hoặc tên của người mà hàng hóa được giao theo lệnh của người này. Nếu vô danh thì để trống. (6) Bên được thông báo: Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người được thuyền trưởng hay người chuyên chở thông báo về chuyến tàu và ngày giờ tàu cập cảng đích. Ngoài tên và địa chỉ, có thể ghi thêm số điện thoại, fax, telex, Thông thường, trong ô này có một ghi chú về điều khoản miễn trách đối với thuyền trưởng hay người chuyên chở nếu như viêc thông báo không được thực hiện. Việc ghi chú này bằng các câu như: “No claim shall attach for failure to notify” hoặc “It is agreed that no responsibility shall attach to the Carrier or his Agents for failure to notify”. 7
  5. (7) Nơi nhận hàng để chở(Place of Receipt): Ghi địa điểm hàng hóa được nhận để chở. Địa điểm này có thể ở ngay cảng bốc hàng hoặc ở sâu trong đất liền. (8) Tên cảng bốc hàng lên tàu(Port of Lading). (9) Tên cảng dỡ hàng(Port of Discharge). (10) Nơi giao hàng cho người nhận hàng(Place of Delivery): Địa điểm này có thể ở ngay cảng đích hàng hoặc ở sâu trong đất liền. (11) Trên con tàu chở hàng và số hiệu chuyến tàu(Vessel and Voy.No). Chú ý, trên chứng từ, tên còn tàu thường được thể hiện bằng ký hiệu viết tắt M/V(Marine Vessel). (12) Số lượng vận đơn gốc được phát hành: Thông thường được ghi bằng số và bằng chữ, và số bản gốc tối thiểu là 3 bản. (13) Ký mã hiệu và số hiệu hàng hóa(Marks and Number). Ký mã hiệu hàng hóa còn thường được viết là “Shipping Marks”. (14) Số lượng và mô tả hàng hóa. (15) Trọng lượng cả bì. (16) Thể tích. (17) Tổng số Containers hoặc kiện hàng được ghi bằng chữ. (18) Phân khai hàng hóa ở trên do người gửi hàng thực hiện: Thực chất đây là điều khoản quy định việc kê khai hàng hóa trên vận đơn phải do người gửi hàng thực hiện và tự chịu trách nhiệm, nếu có sai sót gì thì người chuyên chở không chịu trách nhiệm, cho dù ngay cả khi người chuyên chở có ghi hộ. (19) Ghi chi tiết về cước phí vận chuyển và các phụ phí: Nếu cước phí là trả trước thì ghi “Freight prepaid/Freight paid”, còn nếu trả sau thì ghi “Freight to collect/Freight to be paid at destination”. (20) Nội dung phần này phản ánh cam kết của người chuyên chở về việc đã nhận hàng và trách nhiệm chở hàng hóa đến nơi quy định, đồng thời cũng nêu lên các trường hợp miễn trách đối với người chuyên chở. (21) Nơi và ngày tháng phát hành vận đơn. (22) Trên một số loại vận đơn, ô này được in sẳn để tiện điền vào. Vì người chuyên chở có thể nhận hàng và phát hành vận đơn vào một ngày nào đó, nhưng hàng hóa chỉ được bốc lên tàu sau đó, để phù hợp với điều kiện trong hợp đồng thương mại hay điều kiện thanh toán là vận đơn phải ghi hàng hóa đã được bốc xong lên tàu, thì sau khi bốc hàng lên tàu, người chuyên chở ghi chú thêm vào ô này. Nếu ô này không được in sẳng thì phải có ghi chú riêng trên vận đơn. (23) Người phát hành vận đơn ký tên. 8
  6. 1.1.5. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng vận đơn Thứ nhất: Tiêu đề của vận đơn thường được in sẵn và không quyết định tính chất, nội dung và loại vận đơn, do đó, về mặt lý thuyết vận đơn có thể không cần có tiêu đề hoặc có thể có tiêu đề bất cứ như thế nào. Để biết được vận đơn thuộc loại nào(Từ cảng tới cảng, Liên hợp, Theo hợp đồng thuê tàu, ), ta phải căn cứ vào các nội dung cụ thể được thể hiện trên mặt trước của vận đơn. Thứ hai: Tên công ty vận tải biển hay người chuyên chở(Shipping Company or Carrier): Bất kỳ vận đơn đường biển nào cũng phải thể hiện tên công ty vận tải biển hay người chuyên chở(đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu là Chủ tàu, đối với vận đơn liên hợp có thể là MTO). Điều này là cần thiết, bởi vì cho dù bất kỳ ai là người ký phát vận đơn(người chuyên chở, thuyền trưởng, người thay mặt hay đại lý của họ ), nhưng người chuyên chở mới đích thực là bên đại diện trong hợp đồng chuyên chở, do đó, người chuyên chở phải có trách nhiệm pháp lý về vận đơn phát hành với danh nghĩa của mình; và khi có tranh chấp về vận tải hàng hóa, thì người chuyên chở(chứ không phải người ký vận đơn) phải giải quyết. Thứ ba: Người nhận hàng(Consignee): Tùy theo việc giao hàng là đích danh, theo lệnh hay vô danh mà điền vào ô này cho thích hợp. Thông thường, trong ô này người ta in sẵn các phương án để tiện dùng trong các trường hợp khác nhau. - Nếu là giao hàng đích danh, thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người nhận hàng; ngoài ra, có thể ghi thêm các thông tin như điện thoại, fax, telex. Đồng thời, phải gạch bỏ tất cả các từ in sẵn đứng trước có nội dung như “Theo lệnh-To Order”, “Theo lệnh của-To Order Ò” hay “Hoặc theo lệnh-Or Order”. Cách ghi cụ thể như sau: Consignee Consignee Order: Consigned to Order of: Consignee or Order: Công ty XXX. Công ty XXX. Công ty XXX. Công ty XXX. Địa chỉ: Địa chỉ: Địa chỉ: Địa chỉ: Điện thoại: Điện thoại: Điện thoại: Điện thoại: Fax: Fax: Fax: Fax: - Nếu là giao hàng theo lệnh của một người đích danh, thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của người này; ngoài ra, có thể ghi thêm các thông tin như điện thoại, fax, telex. Đồng thời, nếu trên vận đơn không in sẳn các từ như “To Order”. “To Order Of” hay “Or Order” thì phải ghi thêm vào trước tên người ra lệnh nhận hàng cụm từ “Theo lệnh của – To Order Of”. Cách ghi cụ thể như sau: Consignee: Consignee Order: Consigned to Order Consignee or TO ORDER OF of: Order: Ngân hàng XXX. Ngân hàng XXX. (hoặc TO ORDER (hoặc Issuing Ngân hàng XXX. Ngân hàng XXX. OF Issuing Bank) Bank) (hoặc Issuing Bank) (hoặc Issuing Bank) 10
  7. Trong phương thức Tín dụng chứng từ, ngân hàng phát hành L/C thường quy định vận đơn phải ghi theo lệnh của mình để khống chế vận đơn, qua đó khống chế hàng hóa, người nhập khẩu phải thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán mới được ngân hàng ký hậu vận đơn để đi nhận hàng. Vận đơn theo lệnh(chủ yếu là theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C) là rất phổ biến, vì thuận tiện trong việc làm thủ tục chuyển giao vận đơn cho người mở L/C, ngoài ra nó còn rất linh hoạt trong việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp khi hàng chưa tới nơi. - Nếu người gửi hàng không muốn giao hàng cụ thể cho ai, thì có thể ghi ô này nội dung “giao hàng theo lệnh của người gửi hàng”, cụ thể như sau: Consignee: Consignee Order: Consigned to Order Consignee or TO ORDER OF of: Order: Shipper Shipper (or Consignor) (or Consignor) Shipper Shipper (or Consignor) (or Consignor) Đối với vận đơn loại này, nếu người gửi hàng không ký hậu thì chỉ có anh ta mới là người có quyền được nhận hàng tại cảng đích. Nếu người gửi hàng ký hậu để trống, thì vận đơn vô danh, nghĩa là bất cứ ai có vận đơn trong tay đều trở thành người sở hữu hợp pháp, và đều có quyền nhận hàng tại cảng đich. Nếu người gửi hàng ký hậu theo lệnh của một người đích danh, thì vận đơn trở thành vận đơn theo lệnh, và hàng hóa sẽ được giao theo lệnh của người này. Vận đơn vô danh ít được sử dụng trong thực tế, vì nó dễ bị lạm dụng để chiếm đoạt hàng hóa, nên cả người gửi hàng, ngân hàng phát hành L/C và người mở L/C đề không chấp nhận loại vận đơn này. - Nếu trong ô “người nhận hàng” là để trống(không ghi gì), thì theo tập quán quốc tế được hiểu là giao hàng theo lệnh của người gửi hàng như nói ở trên. Thứ tư: Bên được thông báo(Notify Party/Address): Ô này thương đề tên và địa chỉ của người nhập khẩu hay ngân hàng phát hành L/C, vì những người này vần được thông báo tin tức của chuyến tàu và hàng hóa khi cập cảng đích. Nếu ô này để trống, thì hiều là thông báo cho người nhận hàng. Thứ năm: Số bản vận đơn gốc phát hành: Vận đơn đường biển phát hành theo yêu cầu của người gửi hàng, thường được phát hành thành bộ gồm 3 bản gốc và một số bản sao. Vì vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hóa được lưu thông và người chuyên chở sẽ giao hàng cho ai xuất trình vận đơn hợp pháp đầu tiên tại cảng đích; do đó, người ta cần phải biết được số bản gốc vận đơn được phát hành là bao nhiêu để theo dõi và kiểm soát trong quá trình lưu thông. Số bản vận đơn gốc được ghi ở mặt trước tờ vận đơn và được ghi vừa bằng số và vừa bằng chữ. Ví dụ: Number of Orginal Bill of Lading: three/3(số bản vận đơn gốc ba/3 bản). Thứ sáu: Một số nội dung khác trên vận đơn: Ngoài các nội dung nêu trên, khi cấp vận đơn, các nội dung sau đây cũng phải được thể hiện: 11
  8. - Ký mã hiệu hàng hóa(Shipping Marks), số Container(Container Nos.), số kẹp chì(Seal Nos.): Ký mã hiệu, số container, số kẹp chì là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi ở bên ngoài hàng hóa đối với loại hàng không có bao bì và in ở trên các bao bì hàng hóa đối với loại hàng có bao bì. Các ký mã hiệu này nhằm để nhận dạng hàng hóa, thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa. Các ký mã hiệu này được ghi trên hàng hóa và bao bì như thế nào thì phải được ghi vào vận đơn như thế. - Số lượng, số chiếc hoặc trọng lượng hay số lượng: Sau khi hàng được xếp lên tàu, người chuyên chở hoặc đại lý phải điền vào vận đơn các thông số như số lượng, trọng lượng hàng hóa, số lượng container mà mình đã nhận hoặc đã xếp lên tàu. - Mô tả hàng hóa: Trên vận dơn, hàng hóa có thể chỉ cần mô tả một cách chung chung, miễn là để phân biệt được tên hàng, quy cách phẩm chất, quy cách kỹ thuật Mục đích của việc ghi ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng và mô tả hàng hóa là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao nhận hàng hóa của nhiều chủ hàng hóa tại cảng đích, tránh nhầm lẫn thiếu hụt, vì trên tàu thường xếp hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau và có nhiều loại hàng hóa có thể trông rất giống nhau. Thứ bảy: Ngày và nơi phát hành vận đơn: Nơi phát hành vận đơn có thể ghi địa chỉ của người chuyên chở hay đại lý của họ, cảng xếp hay địa điểm nào đó do hai bên thỏa thuận. Nơi phát hành vận đơn có ý nghĩa trong việc chọn luật điều chỉnh cũng như theo dõi hành trình của tàu vận chuyển hoặc xuất xứ hàng hóa. Nếu không có ghi chú riêng biệt về ngày giao hàng trên vận đơn, thì ngày phát hành vận đơn chính là ngày giao hàng, ngày nhận hàng để chở hoặc ngày bốc hàng lên tàu. Ngày phát hành vận đơn có tác dụng để các bên liên quan như: ngân hàng, người mua, người bảo hiểm xem xét việc người bán không lấy được vận đơn trước ngày hết hạn giao hàng quy định trong hợp đồng mua bán hay không nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C thì có thể sẽ không được thanh toán tiền hàng. Để lấy được vận đơn hợp lệ, có thể xảy ra các trường hợp ký lùi hoặc ký tiến vận đơn, tức là ngày ký vận đơn không đúng thực tế với ngày giao hàng. Nếu có tranh chấp xảy ra về ngày phát hành vận đơn, mà các bên đưa ra được minh chứng về việc vận đơn đã được ký lùi hay ký tiến, thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thứ tám: Các nội dung về con tàu và hành trình: - Trên vận đơn phải thể hiện rõ tên con tàu chuyên chở và số hiệu chuyến tàu. Ví dụ: o Tên tàu(O/V hoặc M/V): Ocean Vessel: PEKING SENATOR o Số hiệu chuyến tàu: Voyage No: 0028E - Nơi nhận và giao hàng, cảng bốc và cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải. Các thông tin này thường được bố trí bằng các ô có in sẳn tiêu đề với nội dung như sau: 12
  9. Place of Receipt Nơi nhận hàng để chở Port of Lading Cảng bốc hàng Port of Discharge Cảng dỡ hàng Port of Transhipment Cảng chuyển tải Place of Delivery Nơi giao hàng Để tránh tranh chấp phát sinh, khi ghi hành trình chuyên chở tren vận đơn phải căn cứ vào quy định trong hợp đồng mua bán và ngày quy định của L/C. Thứ chín: Về giao nhận hàng hóa: Trên mặt trước, vận đơn phải thể hiện rõ ràng tình trạng giao hàng. Tùy theo loại vận đơn, có thể là: - Đã bốc xong hàng lên tàu(Shipped on Board, hoặc On Board, hoặc Shipped, hoặc Laden on Board). - Nhận hàng để chở, nhận hàng để bốc, nhận hàng để xếp(Received for Shipment hoặc Accepted for Carriage). Thứ mười: Về cước phí: - Nếu cước phí được thanh toán ở cảng đi, thì trên vận đơn sẽ ghi hoặc được đóng dấu chữ: “Freight Prepaid”(cước đã trả). - Nếu thỏa thuận cước phí trả sau(tức trả lại cảng đích), thì trên vận đơn sẽ ghi nội dung: “Freight to Collect” hoặc “Freight Payable at Destination”(cước thu ở cảng đích). Trường hợp này người nhận hàng phải trả cước mới được nhận hàng; còn người chuyên chở chỉ giao hàng sau khi đã nhận được cước. Các chi phí phát sinh liên quan đến con tàu và hàng hóa di trả cước chậm do người nhận hàng chịu. Thứ mười một: Cách thức ký vận đơn: Như trên đã nêu, những người có chức năng ký phát vận đơn chủ yếu bao gồm người chuyên chở, thuyền trưởng hoặc đại lý của họ. Tuy nhiên, trong thực tế giao dịch, người chuyên chở và thuyền trưởng không thường xuyên ký mà ủy quyền cho đại lý của mình ký phát vận đơn. Trong mọi trường hợp, người ký vận đơn phải hành động nhân danh và vì lợi ích của công ty vận tải(người ký hợp đồng chuyên chở). Xuất phát từ thực tế này, trong Quy tắc UCP 500 quy định 2 đối tượng chính được ký vận đơn đường biển, đó là: - Người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở. - Thuyền trưởng hoặc đại lý của thuyền trưởng. Trong thực tế, đại đa số vận đơn được ký bởi các đại lý của hãng tàu hay công ty vận tải biển(tức người chuyên chở) vì nó phù hợp và thuận tiện trong thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác, kể cả thủ tục của ngân hàng ở các nước sở tại. Sau đây là các trường hợp ký vận đơn: 13
  10. a. Người chuyên chở hay đại lý của người chuyên chở ký vận đơn. - Nếu trên vận đơn đã in sẳn tên người chuyên chở(ví dụ đã in sẳn Carrier: HUB SHIPPING SDN BHD), thì khi ký vận đơn không cần lặp lại tên người chuyên chở nữa, mà chỉ ghi rõ chức năng của mình: “Là người chuyên chở” hay “Đại lý của ngựời chuyên chở”. Tuy nhiên, trong thực tế ta vẫn gặp trường hợp trên vận đơn đã in sẳn tên người chuyên chở, song khi ký vận đơn người ta vẫn lặp lại tên người chuyên chở(điều này là không bắt buộc nhưng được chấp nhận). Ví dụ, Người chuyên chở ký vận đơn: By: (signed) Ký bởi: (ký tên) . As the Carrier Là người chuyên chở By: (signed) Ký bởi: (ký tên) . As the Carrier: Là người chuyên chở: HUB SHIPPING SDN BHD HUB SHIPPING SDN BHD Đại lý của Người chuyên chở ký vận đơn: By: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. Ký bởi: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. .(signed) . (signed) . As Agents for(or on behalf of) the Carrier Là đại lý của Người chuyên chở By: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. Ký bởi: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. .(signed) . (signed) . As Agents for(or on behalf of) the Carrier: Là đại lý của Người chuyên chở HUB SHIPPING SDN BHD HUB SHIPPING SDN BHD - Nếu trên vận đơn không in sẳn tên người chuyên chở(không có chữ Carrier: HUB SHIPPING SDN BHD), thì khi ký vận đơn bắt buộc phải ghi đầy đủ tên người chuyên chở và chức năng của mình: Người chuyên chở ký vận đơn: By: (signed) Ký bởi: (ký tên) . As the Carrier: Là người chuyên chở: HUB SHIPPING SDN BHD HUB SHIPPING SDN BHD Đại lý của người chuyên chở ký vận đơn: By: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. Ký bởi: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. .(signed) . (signed) . As Agents for(or on behalf of) the Carrier: Là đại lý của Người chuyên chở HUB SHIPPING SDN BHD HUB SHIPPING SDN BHD By: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. Ký bởi: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. .(signed) . (signed) . As Agents for(or on behalf of) the Carrier: Là đại lý của Người chuyên chở HUB SHIPPING SDN BHD, HUB SHIPPING SDN BHD, The Carrier Là Người chuyên chở b. Thuyền trưởng hay đại lý của Thuyền trưởng ký phát vận đơn 14
  11. Vì mỗi tàu biển đích danh chỉ có một thuyền trưởng và tên con tàu luôn phải thể hiện trên vận đơn, do đó, khi ký vận đơn, thuyền trưởng không cần chỉ ra tên của mình, tuy nhiên, trong thực tế ta vẫn gặp trường hợp thuyền trưởng ký vận đơn và ghi đầy đủ tên của mình(điều này là không bắt buộc, nhưng được chấp nhận). Vì thuyền trưởng có thể có nhiều đại lý, do đó, để biết được chính xác đại lý nào đã ký vận đơn, thì khi ký vận đơn, đại lý của thuyền trưởng phải ghi rõ và đầy đủ tên và chức năng của mình. Do tên của người chuyên chở luôn phải được thể hiện trên vận đơn bằng cách in sẳn, hoặc ghi thêm, hoặc đóng dấu trên vận đơn. Do đó, khi ký vận đơn, thuyền trưởng hay đại lý của thuyền trưởng không cần lặp lại tên của người chuyên chở nữa. Thuyền trưởng ký vận đơn: By: .(signed) . Ký bởi: (ký tên) As the Master(or Captain) Là thuyền trưởng Signed by: Mr. Dox Cook Ký bởi: Ông Dox Cook As the Master(or Captain) Là thuyền trưởng (signed) (ký tên) Đại lý của thuyền trưởng ký vận đơn: By: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. Ký bởi: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. .(signed) . (signed) . As Agents for(or on behalf of) the Master Là đại lý của Thuyền trưởng By: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. Ký bởi: ASIAN PACIFIC (S) CO., LTD. .(signed) . (signed) . As Agents for(or on behalf of) the Master, Là đại lý của Thuyền trưởng, Mr. Dox Cook Ông Dox Cook Theo tổng kết của ICC, đại đa số bất hợp lệ phát sinh từ vận đơn là do cách thể hiện không đúng về chức năng, tư cách người ký phát. Do vậy, ICC đã ấn hành Position Paper No.4 để giải thích, hướng dẫn việc ký phát chứng từ vận tả, nhằm bảo đảm tính hợp lệ của chúng trong giao dịch tín dụng chứng từ. 1.1.6. Phân loại vận đơn đường biển Vận đơn đường biển rất đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức, và được sử dụng vào nhiều công việc khác nhau, đặc biệt là trong thanh toán quốc tế bằng L/C. Chính vì vậy, việc nhận biết các loại vận đơn và ý nghĩa của chúng là vấn đề hết sức quan trọng đối với những người có liên quan. Có thể dựa vào tình trạng hàng hóa, đặc điểm hành trình, ghi chú trên vận đơn, khả năng lưu thông của vận đơn để nhận biết các loại vận đơn. Cụ thể như sau: 15
  12. 1.1.6.1. Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa: Nếu căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa, thì tất cả các vận đơn đường biển được phân thành hai loại là: “Vận đơn đã bốc hàng lên tàu” và “Vận đơn nhận hàng để bốc(hay nhận hàng để chở)”. Vận đơn đã bốc hàng lên tàu(Shipped on Board B/L): Trong thương mại quốc tế, các điều kiện và cơ sở giao hàng loại FOB, CIF và CFR được sử dụng phổ biến, do đó, người mua cũng như ngân hàng phát hành L/C thường yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển loại “Đã bốc hàng lên tàu” thì mới được thanh toán tiền hàng. Cụm từ “Đã bốc hàng lên tàu – Shipped on Board” có thể được in sẳn hoặc không được in sẳn trên vận đơn. Nếu không được in sẳn, để trở thành vận đơn “đã bốc hàng lên tàu”, người phát hành sẽ ghi thêm hay đóng dấu các chữ dưới đây lên trên mặt trước của vận đơn: - “Shipped on Board”; - “On Board”; - “Shipped”; hoặc - “Laden on Board”. Như vậy, cầm vận đơn nếu có in sẵn hoặc có ghi hay đóng dấu thêm các chữ như trên thì vận đơn đó gọi là “Vận đơn đã bốc hàng lên tàu”. Khi giao hàng bằng đường biển, vận đơn “đã bốc” có giá trị chứng cứ rất lớn, nó là bằng chứng chứng minh hàng hóa đã được bốc lên tàu để chở và người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho người mua theo đúng hợp đồng thương mại. Chính vì vậy, trong thanh toán bằng L/C, nếu không có quy định gì khác thì ngân hàng chỉ chấp nhận thanh toán bộ chứng từ, trong đó vận đơn phải thuộc loại đã bốc hàng lên tàu. Vận đơn đã bốc hàng lên tàu được phát hành sau khi hàng hóa đã được bốc xong lên tàu. Tuy nhiên, việc thể hiện “đã bốc hàng lên tàu” còn phụ thuộc vào mẫu vận đơn là thuộc loại nào. Hiện nay, căn cứ vào trạng thái hàng hóa, các hãng tàu sử dụng hai loại mẫu vận đơn in sẵn như sau: */ Mẫu vận đơn đã bốc hàng lên tàu, có cụm từ in sẵn như: “Shipped on Board the above named ship in apparent ” hoặc “Shipped at the port of loading in apparent good order ”. Vận đơn nhận hàng để bốc(Received for Shipment B/L): Vận đơn nhận hàng để bốc là loại vận đơn được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng để chở và cam kết: 16
  13. - Sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định như đã ghi trên vận đơn. - Hàng hóa được vận chuyển bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn. Trong trường hợp người chuyên chở đã nhận hàng nhưng lại chưa bốc hàng lên tàu do chưa có tàu hay chưa làm xong thủ tục để xếp hàng, hoặc chưa đủ hàng để xếp đầy lên tàu thì người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở chỉ có thể cấp cho người gửi hàng một vận đơn chưa bốc hàng lên tàu. / Mẫu vận đơn nhận hàng để bốc, có cụm từ in sẵn như: “Received by the carrier the goods ”; hoặc “Accepted for carriage by the carrier the goods ” Các cách ghi chú “lên tàu”: Hiện nay, các mẫu vận đơn thường in sẳn cụm từ “nhận hàng để bốc” và trên vận đơn in sẵn ô về hành trình chuyên chở để tiện sử dụng đối với các phương án chuyên chở khác nhau. Nội dung này được thể hiện trên vận đơn như sau: Pre-carriage by: Place of receipt: RECEIVED by the Carrier the Goods as specified 1) 2) above in apparent good order and condition unless Ocean vessel & Port of loading: otherwise stated, to be transported to such place as voyage: 4) agreed authorised or permitted herein and subject to 3) all the terms and conditions appearing on the front Port of discharge: Place of and reverse of this Bill of Lading to which the 5) delivery Merchant agrees y accepting this Bill of lading, any 6) local privileges and customs notwithstanding. - Nếu vận đơn được phát hành sau khi hàng hóa được bốc lên tàu, thì ghi chú “lên tàu” phải chỉ ra ngày tháng. Ngày “lên tàu” được xem là ngày giao hàng và ngày này có thể trùng hoặc khác ngày phát hành vận đơn. Ví dụ: Pre-carriage by: Place of receipt: 1) 2) Ocean vessel & voyage: Port of loading: 3) MAERSK TRIESTE/409 4) HAI PHONG Port of discharge: Place of delivery 5) SINGAPORE 6) Shipped on Board Date 15 May 2004 - Nếu vận đơn được phát hành khi “nhận hàng để bốc”, thì khi hàng hóa đã được bốc xong lên tàu nhất thiết phải có ghi chú “lên tàu” trên vận đơn và chỉ ra ngày tháng. Tùy thuộc 17
  14. vào nơi nhận hàng để bốc là nơi nào? Trùng với cảng bốc hay ở một nơi khác với cảng bốc hàng để ghi chú cho thích hợp. Ví dụ: Nếu nơi nhận hàng để bốc trùng với cảng bốc hàng: Pre-carriage by: Place of receipt: 1) 2) HAI PHONG Ocean vessel & voyage: Port of loading: 3) MAERSK TRIESTE/409 4) HAI PHONG Port of discharge: Place of delivery 5) SINGAPORE 6) Shipped on Board M/V MAESK TRIESTE Date 15 May 2004 Vì vận đơn được phát hành khi nhận hàng để bốc(tức hàng hóa chưa thực sự được bốc lên tàu), do đó, về mặt nguyên tắc tên cảng bốc hàng và tên con tàu ghi trên vận đơn là chưa chắc chắn(có thể thay đổi). Tuy nhiên, vì nơi nhận hàng và cảng bốc hàng là trùng nhau, nên khả năng hàng hóa được bốc lên tại một cảng khác là khó xảy ra, vì vậy, khi ghi chú “lên tàu” không cần lặp lại tên cảng bốc hàng nữa. Đối với tên con tàu, vì tàu biển là linh hoạt, di chuyển thường xuyên, do đó dù tên con tàu đã được ghi trên vận đơn khi nhận hàng(mới là dự kiến), nhưng khả năng hàng hóa được bốc lên một con tàu khác là có thể xảy ra, do đó khi ghi chú “lên tàu” cần phải chỉ ra tên con tàu mà hàng hóa thực sự được bốc lên, ngay cả khi nó trùng nới tên con tàu đã được ghi sẵn trước đó khi phát hành vận đơn. Nếu nơi nhận hàng để bốc khác với cảng bốc hàng: Ngày nay, phương thức chuyên chở hàng hóa rất phát triển và rất đa dạng. Hàng hóa có thể được nhận một nơi(place of receipt) là một cảng nằm sâu trong nội địa được chuyên chở bằng con tàu nhỏ(pre-carriage by) tới cảng biển để bốc lên tàu vượt đại dương(port of loading). Quá trình này có thể gồm hai tàu liên quan đều được thể hiện trên vận đơn. Ví dụ: Pre-carriage by: Place of receipt: 1) MEKONG WEHR 2) HANOI Ocean vessel & voyage: Port of loading: 3) MAERSK TRIESTE/409 4) HAI PHONG Port of discharge: Place of delivery 5) SINGAPORE 6) Shipped on Board M/V MAERSK TRIESTE At HAI PHONG PORT Date 15 May 2004 18
  15. Trường hợp này, ghi chú “lên tàu” ngoài việc chỉ ra ngày tháng, tên con tàu mà hàng hóa đã bốc lên, còn phải chỉ ra tên cảng bốc hàng mà tại đó hàng hóa thực sự được bốc lên tàu. Điều này là cần thiết, bởi vì hàng hóa được nhận ở một nơi khác với cảng bốc hàng ghi trên vận đơn, đo đó, về nguyên tắc, sau khi nhận, hàng hóa có thể được chở đến một cảng khác để được bốc lên một con tàu khác. Để biết được chắc chắn hàng hóa thực sự được bốc lên con tàu nào và tại cảng nào thì khi ghi chú “lên tàu” cần phải chỉ ra tên cảng và tên con tàu mà hàng hóa đã thực sự được bốc lên, ngay cả khi chúng trùng với tên cảng và tên con tàu đã được ghi sẵn(dự kiến) trước đó khi phát hành vận đơn. Ngày nay, tuy ít dùng song trên thực tế ta vẫn gặp một số vận đơn có ghi sẵn các ô dự kiến về con àu và cảng bốc dỡ hàng, thì việc ghi chú “lên tàu: cũng phải chỉ ra tên con tàu, cảng bốc và cảng dỡ hàng theo quy định. Ví dụ: Pre-carriage by: Place of receipt: 1) MEKONG WEHR 2) HANOI INTENDED Ocean vessel & voyage: INTENDED Port of loading: 3) MAERSK TRIESTE/409 4) HAI PHONG INTENDED Port of discharge: Place of delivery 5) SINGAPORE 6) Shipped on Board M/V MAERSK TRIESTE At HAI PHONG PORT For Discharge at: SINGAPORE Date 15 May 2004 Quy tắc ghi chú này nhằm tránh những trường hợp đã xảy ra là một số hãng vận tải đã không bốc và dỡ hàng lên con tàu và tại cảng bốc và dỡ hàng ở các cảng theo như hợp đồng đã ký kết, bằng cách nêu ra “các cảng dự định”, “con tàu dự định” mà không phải là con tàu, cảng bốc, cảng dỡ thực sự. Do vậy, vận đơn với các nội dung “dự định” như trên sẽ không đáp ứng được điều kiện vận tải “Từ Cảng tới Cảng” nếu không ghi rõ cảng bốc và cảng dở hàng thực tế. Điểm cần chú ý là, quy tắc ghi chú “lên tàu” như trình bày ở trên là rất phổ biến và trở thành thông lệ, do đó, đối với những vận đơn cho dù đã được in sẵn cụm từ “Shipped on Board”, nhưng khi cấp vận đơn họ vẫn phải ghi chú thêm “lên tàu”, chỉ ra ngày tháng và các nội dung khác họ cho là cần thiết. Về lý thuyết, đối với vận đơn “đã bốc hàng lên tàu” thì không cần ghi chú “Shipped on Board” vì nó đã được in sẵn và ngày tháng phát hành vận đơn chính là ngày bốc hàng. Nếu “lên tàu” được ghi thêm thì không ghi ngày tháng, nhưng nếu có ghi ngày tháng thì không được ghi ngày bốc hàng khác với ngày phát hành, vì hai ngày bốc hàng của cũng một lô hàng thể hiện trên một vận đơn là khôgn logic. Tuy nhiên, trong thực tế, theo thói quen, người phát hành vận đơn vẫn thường ghi chú “lên tàu”, chỉ ra ngày tháng và các nội dung như nói ở trên. 19
  16. Trong trường hợp này, ngày ghi chú “lên tàu” được xem là ngày giao hàng cho dù nó có thể trước hoặc sau ngày phát hành vận đơn. Như vậy, nếu không có thể hiện nào khác về thời gian, thì ngày phát hành vận đơn được xem là ngày giao hàng. Nếu trên vận đơn thể hiện ngày tháng “lên tàu” khác với ngày phát hành vận đơn, thì ngày lên tàu được xem là ngày giao hàng, cho dù nó có thể trước hoặc sau ngày phát hành vận đơn. Điểm cần lưu ý là, theo quy định của ICC, thì khi ghi chú “On Board” không cần phải ký, ký tắt hoặc xác thực. Điều này được lý giải là vì ý nghĩa của việc ghi chú “On Board” là tương tự việc ghi chú về cước phí như: “freight prepaid”, “freight to collect”, “freight to be paid at destination”, nhưng các ghi chú này lại không cần phải ký, ký tắt hay xác thực nào. Tuy nhiên, người giao hàng thường vẫn yêu cầu người phát hành vận đơn phải ký, ký tắt hay xác nhận, điều này là không cần thiết. Nếu có ký hay ký xác nhận thì ngân hàng phát hành L/C cũng không xem xét. 1.1.6.2. Căn cứ vào phê chú trên vận đơn Khi nhận hàng, thuyền trưởng có thể có những phê chú(dự kháng) về tình trạng hàng hóa và/hoặc bao bì. Phê chú là căn cứ quan trọng để quy trách nhiệm cho các bên. Phê chú có thể làm cho vận đơn trở nên hoàn hảo và có thể trở nên không hoàn hảo. Trong thương mại và thanh toán quốc tế, do vai trò quan trọng của vận đơn, nên các bên tham gia bao gồm người gửi hàng, người nhận hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm và ngân hàng phát hành L/C rất quan tâm đến những phê chú này. Vận đơn hoàn hảo: là vận đơn không có phê chú xấu về hàng hóa và/hoặc bao bì. Vận đơn không hoàn hảo là vận đơn có phê chú xấu về hàng hóa và/hoặc bao bì. Chỉ những phê chú thể hiện rõ ràng về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa và/hoặc bao bì mới làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo; ví dụ, các phê chú xấu rõ ràng sau đâu sẽ làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo: - Bao bì không đáp ứng cho vận tải biển. - Một thùng bị vở. - Hàng bị ướt. - Hàng có mùi hôi. - Ký mã hiệu không rõ ràng Những phê húc không rõ ràng về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa và/hoặc bao bì không làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo, ví dụ các phê chú sau không làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo: - Bảo bì có thể không bảo đảm cho chuyên chở bằng đường biển. - Bao bì dùng lại. - Thùng được đóng đinh lại 20
  17. Vận đơn hoàn hảoTương tự, nếu từ hoàn hảo đã được ghi trên vận đơn, nhưng sau đó lại gạch bỏ, nhưng trên vận đơn không có phê chú xấu về hàng hóa và/hoặc bao bì thì vận đơn vẫn được xem là hoàn hảo. Thậm chí, ngay cả khi vận đơn có ghi là không hoàn hảo, nhưng trên vận đơn không có phê chú xấu thì cũng không bị xem là không hoàn hảo. Như vậy, để phân biệt vận đơn hoàn hảo và không hòan hảo ta phải căn cứ vào phê chú về hàng hóa và/hoặc bao bì trên vận đơn, chứ không căn cứ vào việc có ghi hay không ghi từ hoàn hảo(không hoàn hảo) trên vận đơn. Ngoài những ghi chú thêm, trên vận đơn thường có in sẳn câu như “Quality, weight, quanlity, content unknown” hay các câu có nội dung tương tự. Điều khoản này được in sẵn trên tất cả các vận đơn, nên không có giá trị pháp lý để quy trách nhiệm. Đôi khi, hàng hóa và/hoặc bao bì có khiếm khuyết, nhưng người gửi hàng muốn thuyền trưởng không có ghi chú xấu trên vận đơn để người nhập khẩu và ngân hàng phát hành L/C chấp nhận vận đơn và nhận hàng, trong trường hợp này người gửi hàng phát hành một thư bảo đảm cho thuyền trưởng. Trong thư bảo đảm, người gửi hàng cam kết sẽ bồi thường cho người chuyên chở khi hàng hóa bị tổn thất do những nguyên nhân mà người chuyên chở định ghi bảo lưu trên vận đơn, nhưng lại không ghi. Mục đích cam kết bồi thường của người gửi hàng là đẻ người chuyên chở không ghi chú xấu trên vận đơn, mà cấp vận đơn hoàn hảo. Khi chấp nhận thư bảo đảm của người gửi hàng, trách nhiệm của người chuyên chở vẫn không thay đổi đối với người nhận hàng, người thứ ba mà chỉ có giá trị nội bộ giữa người chuyên chở và người gửi hàng. Có nghĩa là, nếu hàng hóa bị tổn thất do những nguyên nhân mà người chuyên chở định ghi chú xấu trên vận đơn, nhưng rồi không ghi vì có thư bảo đảm, thì người chuyên chở vẫn phải bồi thường cho người nhận hàng, dù sau này người chuyên chở có đòi được người gửi hàng bồi thường hay không. Nếu người chuyên chở lại cố tình nhận thư bảo đảm nhằm mục đích lừa gạt một người thứ ba, nếu phát hiện ra thì họ không được hưởng bất kỳ giới hạn trách nhiệm bồi thường nào theo thông lệ quốc tế. 1.1.6.3. Căn cứ vào tính chất pháp lý về sở hữu hàng hóa:  Căn cứ tính chất pháp lý về sỡ hữu hàng hóa: . Vận đơn gốc: theo điều 17 UCB 600, chứng từ gốc bao gồm:  Bất kì chứng từ nào trên bề mặt có thể hiện chữ ký, ghi chú, đóng dấu hoặc nhãn hiệu gốc của người phát hành chứng từ trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra nó không phải chứng từ gốc.  Trừ khi chứng từ qui định ngược lại, ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ như là chứng từ gốc, nếu chứng từ: Thể hiện là được viết, đánh máy đục lỗ hoặc dán tem bằng tay của người phát hành. Thể hiện là giấy văn thư gốc của người phát hành chứng từ. Ghi là chứng từ gốc, trừ khi có tuyên bố không áp dụng đối với chứng từ xuất trình. 21
  18. . Bản sao vận đơn (vận đơn coppy): là các chứng từ có dấu coppy hoặc chứng từ không thể hiện là bản gốc. Bản sao không cần phải ký. Do hiện nay vận đơn là chứng từ in sẵn, gồm ba bản gốc và nhiều bản sao do đó việc thể hiện bản gốc và bản sao vận đơn như sau:  Cách 1: nếu là bản gốc thì in sẵn chữ Original, còn nếu là bản sao thì in sẵn chữ coppy lên mặt trước vận đơn.  Cách 2: vận đơn được in hoàn toàn giống nhau, khi phát hành, nếu là bản gốc thì đóng dấu thêm Original, nếu là bản sao thì đóng dấu coppy lên mặt trước tờ vận đơn.  Cách 3: nếu là bản gốc thì negotiable Origin, nếu là bản sao thì in coppy non_negotiable.  Cách 4: ghi thứ tự các bản vận đơn gốc như sau: first original_ bản gốc thứ nhất, second original_ bản gốc thứ hai, third original_ bản gốc thứ ba.  Cách 5: thể hiện vận đơn gốc theo thong lệ vận tải quốc tế: original_bản gốc thứ nhất, duplicate_bản gốc thứ hai, triblicete_bản gốc thứ ba. 1.1.6.4. Căn cứ vào tính lưu thông của vận đơn: Căn cứ vào tính lưu thông, vận đơn đường biển được chia thành 3 loại: - Vận đơn đích danh(Straight B/L hay B/L to named person). - Vận đơn theo lệnh(B/L to order of ) - Vận đơn vô danh(To bearer B/L). Vận đơn đích danh: Là vận đơn mà trên đó người ta ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, người chuyên chở chỉ giao hàng hco ai là người có tên trên vận đơn. Loại vận đơn này ít dùng vì nó không được chuyển nhượng, mua bán bằng phương pháp ký hậu thông thường. Nhìn chung, vận đơn đích danh được sử dụng trong những trường hợp hàng hóa là phi mậu dịch như: các cá nhân gửi ho nhau, hàng là quà biếu, hàng triển lãm hay hàng của công ty mẹ gửi cho công ty con. Trong thực tế, việc chuyển nhượng vận đơn đích danh có thể thực hiện thông qua thủ tục của pháp luật nơi diễn ra hành động chuyển nhượng(thông qua công chứng, qua xác nhận của chính quyền địa phương). Như vậy, vận đơn đích danh không thể chuyển thành vận đơn theo lệnh hay vận đơn vô danh. Vận đơn theo lệnh: Là vận đơn mà trên đó ghi giao hàng theo lệnh một người nào đó. Trong thực tế, vận đơn theo lệnh thường là: - Theo lệnh của một người đích danh (To order of a named person). Người đích danh này có thể là một cá nhận, một rổ chức hay một công ty. - Theo lệnh của ngân hàng phát hành L/C(To order of a Issuing Bank): Để kiểm soát được hàng hóa, các ngân hàng phát hành L/C thường quy định hàng hóa được giao theo lệnh của mình. - Theo lệnh của người gửi hàng(To order of the Shipper): Theo tập quán, nếu vận đơn chỉ ghi “To order of” thì cũng được hiều là giao hàng theo lệnh của người gửi hàng. Vận đơn theo lệnh được dùng phổ biến trong thương mại, vận tải và thanh toán quốc tế, vì nó được chuyển nhượng dễ dàng bằng phương pháp ký hậu thông thường. Vì vận đơn có chức năng 22
  19. là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với hàng hóa ghi trên vận đơn, do đó, nó là chứng từ có giá trị, ai sở hữu hợp pháp vận đơn thì có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Chính vì vậy, người ta có thể mua bán hàng hóa bằng cách mua bán tờ vận đơn rất linh hoạt. Vận đơn vô danh: Là vận đơn không ghi tên người nhận hàng đích danh và cũng không ghi giao hàng theo lệnh của ai. Vận đơn vô danh được chuyển nhượng đơn giản bằng cách trao tay, ai cầm vận đơn trong tay người đó là chủ sỡ hữu vận đơn và có quyền ưu cầu người chuyên chở giao hàng cho mình . vận đơn vô danh có thể chuyển thành vận đơn đích danh hay vận đơn theo lệnh. Cần chú ý là vận đơn vô danh có thể chuyển thành vận đơn đích danh hay vận đơn theo lệnh. Ngoài ra, nếu một vận đơn mà trong ô Consignee không ghi tên người nhận hàng hoặc giao hàng theo lệnh để trống, thì phải hiểu là người giao hàng theo lệnh của người gửi hàng, do đó không được xem loại vận đơn này là vận đơn vô danh. 1.1.6.5. Căn cứ vào phương thức thuê tàu: - Vận đơn tàu chợ(Liner B/L). - Vận đơn tàu chuyến bay hay vận đơn theo hợp đồng thuê tàu(Congenbill) Vận đơn tàu chợ: Tàu chợ là chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định, và theo một lịch trình đã định trước. khác với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, trên mặt sau vận đơn tàu chợ in sẵn các điều khoản và điều kiện về chuyên chở hàng hóa, còn ở mặt trước vận đơn có chữ ký của người chuyên chở. Như vậy vận đơn tàu chợ có giá trị pháp lý đầy đủ như một hợp đồng chuyên chở. Vận đơn tàu chuyến: Tàu chuyến là tàu được thuê theo chuyến để chuyên chở hàng hóa giữa các cảng, không theo một tuyến đường nhất định. Trên vận đơn hợp đồng thuê tàu chỉ dẫn chiếu đến một số điều khoản nhất định ghi ở mặt trước, các điều khoản khác được dẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu. Việc chuyển nhượng vận đơn theo hợp đồng thuê tàu phức tạp hơn so với vận đơn thông thường, vì việc chuyển nhượng phải phụ thuộc vào các nội dung qui định trong hợp đồng thuê tàu. 1.1.6.5. Căn cứ vào hành trình chuyên chở: Vận đơn đi thẳng( direct B/L): là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng bốc hàng đến hảng dỡ hàng mà không có chuyển tải dọc đường. Nếu trong vận đơn có ô “transhipment” thì phải để trống, không ghi gì. Khi hợp đồng thương mại hay L/C yêu cầu vận đơn đi thẳng(transhipment not allowed) mà trên vận đơn lại thể hiện cảng chuyển tải, thì vận đơn đó coi như không đáp ứng được yêu cầu, người bán có thể bị từ chối thanh tóan tiền hàng ghi trên vận đơn. Nếu người chuyên chở cấp vận đơn đi thẳng nhưng lại chuyển tải dọc đường, khi giao hàng tại cảng đích, nếu có tổn thất mất mát xảy ra, thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm bồi thường. Vận đơn chở suốt(Throught B/L): Là loại vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng nhiều con tàu, bởi một hay nhiều người chuyên chở, nghĩa là hàng hóa phải chuyển tải dọc đường. Vì được chuyển tải 23
  20. nên trên vận đơn chở suốt phải thể hiện là được phép chuyển tải(transhipment allowed), và phải thể hiện rõ cảng bốc, cảng dỡ, cảng chuyển tải, tên con tàu chuyển tải. Vì có nhiều người chuyên chở cùng tham gia, nên thường có một người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm về toàn bộ hành trình chuyên chở; người này được quyền cấp vận đơn chở suốt. Nếu hàng hóa được chuyên chở bởi một hãng tàu, thì khi chuyển tải các đại lý của cùng người chuyên chở sẽ làm thủ tục giao nhận với nhau bằng chứng từ cùng với danh mục hàng hóa(Manifest). Những hàng hóa được chuyên chở bởi nhiều hãng tàu khác nhau, thì khi chuyển tải, mỗi người chuyên chở cấp một vận đơn chặng(hay vận đơn địa hạt-local B/L). Manifest và Local B/L chỉ có giá trị như biên lai giao nhận hàng hóa, không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, và người gửi hàng không cần biết đến những chứng từ này. 1.1.6.6. Các loại vận đơn khác: Vận đơn rút gọn(Short B/L): Là vận đơn chỉ có nội dung ở mặt trước, mặt sau để trống. Ở mặt trước, ngoài những điều khoản có trên tờ vận đơn bình thường, còn có nguồn dẫn chiếu để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh. Vận đơn rút gọn thường được sử dụng khi thuê tàu chuyến, vì ngoài vận đồng còn có hợp đồng thuê tàu chuyến. Vận đơn hải quan(Custom’s B/L): Khi hàng hóa chưa được bốc lên tàu mà phải nhập kho hải quan để làm thủ tục, thì hải quan cấp cho chủ hàng một vận đơn gọi là vận đơn hải quan, chỉ có giá trị sử dụng để giải quyết thủ tục hải quan. Vận đơn của người giao nhận: Theo truyền thống vận đơn do người chuyên chở hay người đại diện cho họ cấp; tuy nhiên, ngày nay, người giao nhận không chỉ làm đại lý, hay ủy thác giao nhận hàng hóa đơn thuần, mà họ còn có thể cung cấp dịch vụ vận tải, nghĩa là họ còn có thêm chức năng vận tải(với vai trò là người chuyên chở MTO) Vận đơn của bên thứ ba: Là vận đơn, trên đó người gửi hàng không phải là người hưởng lợi L/C mà là người khác. Theo phương thức tín dụng chứng từ, người hưởng lợi L/C thường là người bán, tức là người giao hàng, và được thể hiện trên vận đơn là Consignor hay Shipper. Tuy nhiên, trường hợp L/C chuyển nhượng, người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ, trong đó vận đơn thể hiện người giao hàng lại là người khác(người thứ ba hay người được chuyển nhượng). Vận đơn Container: Tùy theo tính chất hàng gửi bằng container là nguyên hay lẻ, mà vận đơn có thể có là vận đơn nguyên container hay vận đơn container lẻ. - Vận đơn nguyên container (Full Container Load- FCL): Người gửi hàng gửi cho người chuyên chở những container nguyên, sau khi nhận chở, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng một vận đơn gọi là Container Bill of Lading, và nó thuộc loại vận đơn nhận hàng để bốc (Received for Shipment). Do đó để được thanh toán, trong L/C phải quy định “chấp nhận vận đơn nhận hàng để bốc- Received for Shipment Bill of Lading Acceptable). Nếu không quy định như vậy thì sau khi bốc hàng lên tàu, người gửi phải yêu cầu 24
  21. ngươig chuyên chở thay thế vận đơn “nhận hàng để bốc” bằng vận đơn “đã bốc lên tàu”- Shipped on Board. - Vận đơn container hàng lẻ (Less than Container Load- LCL): Người gửi hàng không có đủ hàng để trong 1 container, do đó sẽ có một người thu gom hàng từ những người gửi hàng lẻ, khi đó sẽ cấp cho người gửi hàng lẻ một vận đơn gọi là vận đơn gom hàng, House Bill of Lading. Đến cảng đích, người nhận hàng không xuất trình vận đơn cho hãng tàu mà xuất trình cho người đại diện hay đại lý của người gom hàng. Tương tự, trên L/C phải có ghi “vận đơn của người gom hàng được chấp nhận- House Bill of Lading Acceptable. Trong trường hợp này, chủ tàu sẽ cấp cho người gom hàng vận đơn FCL, điều chỉnh quan hệ pháp lý giữa người gom hàng và người chuyên chở mà không có chức năng là chứng từ thanh toán theo phương thức L/C. 1.2. VẬN ĐƠN HÀNG KHÔNG (AIR WAYBILLS – AWB) Vận chuyển bằng đường hàng không đóng một vai trò rất quan trọng trong buôn bán quốc tế. Càng ngày càng có nhiều hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức vận tải hàng không. Sở dĩ vận tải hàng không phát triển vì nó đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế thế giới hiện nay là vì: trước hết vận tải hàng không nhạy cảm về thời gian; khoa học kỹ thuật phát triển vận tải hàng không thích hợp với các loại hàng hóa có giá trị cao, mau hỏng, các loại hàng quí hiếm; tính an toàn và hành trình đều đặn. 1.2.1. Khái niệm: 1.2.1.1. Khái niệm: Vận đơn hàng không là một chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển. 1.2.1.2. Người lập đơn: Người gửi hàng có trách nhiệm lập vận đơn hàng không gốc và trao cho người chuyên chở cùng hàng hóa. Vận đơn hàng không do người gửi hàng lập thành ba bảng chính:  Bảng thứ nhất do người gửi hàng ký, được giao cho người vận chuyển.  Bảng thứ hai do người gửi hàng và người vận chuyển ký, được giao cho người nhận hàng.  Bảng thứ ba do người vận chuyển ký, được giao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng. Chữ ký của người nhận hàng và người gửi hàng có thể được in hoặc đóng dấu. 1.2.1.3. Tên gọi:  Chứng từ VĐHK có thể có các tiêu đề khác nhau: 25
  22. • Air waybill • Air consignment Note • House Air waybill • Air transport document  Bằng tiếng Việt, hiên nay cũng có nhiều cách gọi khác nhau như: • Không vận đơn (cách gọi của Vietnam Airlines) • Chứng từ vận tải hàng không (cách gọi của ICC trong UCP 600) • Biên lai gửi hàng hàng không • Giấy gửi hàng hàng không • Phiếu vận tải hàng không 1.2.2. Đặc điểm,chức năng: 1.2.2.1. Đặc điểm: Một bộ AWB gồm 3 bản gốc (Original) và từ 4 đến 14 bản sao, các bản gốc khác các bản copy ở màu sắc và bản gốc thì được in ở cả 2 mặt. Các bản được phân phối như sau:  Bản gốc 1: màu xanh lá cây hoặc vàng nhạt, có ghi “Original 1 – For issuing Carrier” do người gửi hàng hoặc đại lý hàng không ký tên. Người phát hành vận đơn giữ lại bản này để thanh toán và làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển.  Bản gốc số 2: màu hồng hoặc hồng nhạt, có ghi “Original 2 – For issuing Consignee” do người chuyên chở và người gửi hàng cùng ký tên, hoặc do đại lý hàng không thay mặt cả hai để ký tên. Bản này được gửi cùng với lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận hàng khi giao hàng.  Bản gốc số 3: màu xanh nhạt, có chữ “Original 3 – For issuing Shipper” có chữ ký của người chuyên chở . Bản này được trả lại cho người gửi hàng sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để chở.  Bản copy 4: màu vàng, làm biên lai giao hàng ở nơi đến.  Bản copy 5: cho sân bay đến.  Bản copy 6: cho người chuyên chở thứ 3.  Bản copy 7: cho người chuyên chở thứ 2.  Bản copy 8: cho người chuyên chở thứ 1.  Bản copy 9: cho đại lý.  Bản copy 10 và 11: phụ thêm cho người chuyên chở  Bản copy 12: cho hải quan. 1.2.2.2. Chức năng:  Thứ nhất, là biên lai nhận hàng của hãng hàng không phát hành cho người gửi hàng.  Thứ hai, là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa hãng hàng không và người chuyên chở.  Thứ ba, vận đơn hàng không là giấy chứng nhận bảo hiểm cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không khi người gửi hàng có yêu cầu.  Vì vậy vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu. Vận đơn hàng không không phải là chứng từ sỡ hữu nên vận đơn hàng không không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu thông thường, càng không thể dùng vận đơn hàng không để 26
  23. nhận hàng tại sân bay đến. Như vậy, vận đơn hàng không được sử dụng trước hết như là chứng từ xác nhận việc nhận hàng của người chuyên chở và là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở giữa hãng hàng không và cửa hàng. 1.2.3. Phân loại 1.2.3.1. Căn cứ vào người phát hành:  Vận đơn của hãng hàng không (Airline airway bill): do hãng hàng không phát hành, trên vận đơn có ghi biểu tượng và mã nhận hàng của người chuyên chở.  Vận đơn trung lập (Neutral airway bill): do người khác chứ không phải do người chuyên chở phát hành, trên vận đơn không có biểu tượng và mã nhận dạng của người chuyên chở. Vận đơn này thường do đại lý của người chuyên chở hay người giao nhận phát hành. 1.2.3.2 Căn cứ vào việc giao hàng:  Vận đơn chủ(Master Airway bill - MAWB) : do người chuyên chở hàng không cấp cho người gôm hàng để người gôm hàng có vận đơn nhận hàng ở sân bay đích. Vận đơn này dùng điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở hàng không và người gôm hàng, nó còn được dùng để làm chứng từ giao nhận hàng giữa người chuyên chở và người gôm hàng.  Vận đơn của người gôm hàng (House airway bill - HAWB): do người gôm hàng cấp cho các chủ hàng lẻ khi nhận hàng từ họ để các chủ hàng lẻ có vận đơn đi nhận hàng ở nơi đến. vận đơn này dùng để điều chỉnh mối quan hệ giữa người gôm hàng và các chủ hàng lẻ và dùng để giao nhận hàng hóa giữa người gôm hàng với các chủ hàng lẻ. 1.2.4. Nội dung: 1.2.4.1 Nội dung: 0. Từ “ Non negotiable” thể hiện không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa nên không lưu thông được. khi hàng hóa tới sân bay đích,hang hàng không sẽ thông báo cho người nhận hàng, người nhận hàng chỉ cần chứng minh mình là người đích thực có tên trên vận đơn hàng khoonglaf nhận được hàng,mà không cần xuất trình vận đơn hàng không. 1. Tên và địa chỉ của hãng hàng không nhận vận chuyển hàng hóa. 2. Tên và địa chủ số tài khoản (nếu có) của người gửi hàng (thường là người bán người xuất khẩu). 3. Tên,địa chỉ và số tài khoản(nếu có) của người nhận hàng thường là người mua người nhập khẩu. 4. Tên sân bay khởi hành và những chi tiết về lịch trình của chuyến bay (nếu cần) 5. Tên sân bay đích. 6. Declared Value for Carrige: giá trị khai báo vận chuyển. Nếu không khai báo thì ghi N.V.D ( Not Value Declared). Declared Value for Customs: thể hiện giá trị khai báo hải quan để tính thuế. Nếu không khai báo thì ghi N.V.D . 7. “Handling Information”có nội dung giống “Shipping Marks” đối với vận đơn đường biển, nghĩa là “ Ký mã hiệu hàng hóa” .Ký mã hiệu hàng hóa được ghi trên tất cả các bao,kiện của hàng hóa và trên tất cả các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng gửi đi. 8. Chỉ ra chi tiết về tính cước phí vận chuyển. 9. Mô tả khái quát về hàng hóa. 27
  24. 10. Chỉ ra cước phí đã trả trước (Prepaid hay còn được ghi PPD) hay phải thu tại sân bay đến ( collect hay còn được ghi COLL). 11. Người gửi hàng ( người xuất khẩu hay đại lý của anh ta) ký tên để xác nhận các thông tin đã khai như thể hiện trên vận đơn. 12. Thể hiện ngày tháng và nơi mà hãng hàng không nhận hàng để chở, tức là ngày tháng và nơi giao hàng (Date and Place of Shipment). 13. Chữ ký của người đại diện cho hãng hàng không tức chữ ký của người chuyên chở. Khi ký vận đơn phải ghi rõ tên chức năng của người ký. 14. Vị trí ghi số vận đơn: có thể vừa ở góc trên bên trái vừa ở góc trên bên phải, hay vừa ghi ở góc trên vừa ghi ở góc dưới đều được. 1.2.4.2 Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA: Nội dung mặt trước của vận đơn: • Số vận đơn (AWB number); • Sân bay xuất phát (Airport of departure); • Tên và địa chỉ của người phát hành vận đơn (Issuing carrier’s name and address); • Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to originals); • Tham chiếu tới các điều kiện của hợp đồng (Reference to conditions of contract); • Người gửi hàng (Shipper); • Người nhận nhàng (Consignee); • Đại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent); • Tuyến đường (Routing); • Thông tin thanh toán (Accounting information); • Tiền tệ (Currency); • Mã thanh toán cước (Charges code); • Cước phí và chi phí (Charges); • Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for carrier); • Giá trị khai báo hải quan (Declare value for customs); • Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance); • Thông tin làm hàng (Handling information); • Số kiện (Number of pieces); • Các chi phí khác (Other charges); • Cước và chi phí trả trước (Prepaid); • Cước và chi phí trả sau (collect) Ngoài ra • Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper’s certification box); • Ô dành cho người chuyên chở (Carrier’s excution box); • Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier’s use only at destination); • Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges in destination currency, for carrier’s use only) Mặt sau • Thông báo liên quan đến trách nhiệm của người chuyên chở. 28
  25. • Các điều kiện của hợp đồng:  Các định nghĩa;  Thời hạn, cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không;  Thời hạn thông báo tổn thất, khiếu nại và luật áp dụng 1.2.5 Một số lưu ý khi sử dụng vận đơn hàng không: Ghi chú “Đã bốc” (on board) : không cần thiết; chỉ cần ghi “Đã nhận hàng để chở”là đủ. Điều này là do đặc điểm trong vận tải hàng không nên không thể yêu cầu trên vận tải hàng không phải thể hiện “ on board “ được. Ngày giao hàng hay ngày gửi hàng ( shipment date) : Nếu không có thể hiện nào khác trên vận đơn, ngày phát hành vừa là ngày nhận hàng để chở vừa là ngày gửi hàng. Tuy nhiên, nếu người nhập khẩu hay ngân hàng mở L/C yêu cầu ngày gửi hàng thực tế phải được thể hiện trên vận đơn,thì người gửi hàng phải yêu cầu người chuyên chở ghi chú them trên vận đơn ngày gửi hàng thực tế như vậy. Như vậy,việc xác định ngày giao hàng của AWB theo quy tắc:  Nếu L/C yêu cầu ngày giao hàng thực tế phải được thể hiện (actual date of dispatch) : phải có một ghi chú riêng trên AWB.  Nếu L/C không yêu cầu ngày giao hàng thực tế phải được thể hiện : ngày phát hành AWB được xem là ngày giao hàng.  Nếu L/C không yêu cầu ngày giao hàng thực tế phải được thể hiện trên AWB, nhưng trên AWB lại thể hiện ghi chú riêng về ngày giao hàng,thì ngày phát hành vận đơn được coi là ngày giao hàng. Số bản gốc và phân phối bản gốc: thông thường một bộ vận đơn hàng không gồm ít nhất 3 bản gốc. Bản thứ nhất được lưu giữ tại đại lý phát hành (Issuing Agent), bản thứ hai được gửi cùng hàng hóa để giao cho người nhận hàng( Consignee), bản thứ ba giao cho người gửi hàng ( Shipper or consignor), các bản gốc còn lại (nếu có) được dùng bổ sug cho các bên liên quan ( gọi là Extra copy ) . Trọn bộ vận đơn gốc: Trong phương thức L/C,người xuất khẩu sau khi giao hàng,nhận bản gốc số 3 xuất trình cùng với các chứng từ khác để thanh toán theo L/C. Do đó,trong L/C không thể có điều khoản yêu cầu “ trọn bộ vận đơn hàng không” (Full set of Air Waybills) giống như đối với vận đơn đường biển. Hơn nữa, vì vận đơn hàng không không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, nên việc kiểm soát “ trọn bộ” là không cần thiết đối với ngân hàng mở L/C. Vấn đề chuyển tải: khi trên AWB thể hiện “chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra”(vì chuyển tải trong vận tải hàng không có thể bao gồm hành khách và hàng hóa) thì các bên liên quan cũng sẽ phải chấp nhận tập quán này, miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở chỉ dùng cùng một vận đơn duy nhất. Khác với vận đơn đường biển: trên vận đơn hàng không có một số ô dành cho người chuyên chở sử dụng (for carrier use only), ghi những dữ liệu kiểm soát và điều hành có tính nội bộ giữa các hãng hàng không hay các đại lý với nhau. Các ô này thường có tiêu đề “ chỉ dành cho người chuyên chở” ví dụ: ghi số chuyến bay (flight number),này bay (flight date ). Người gửi hàng, người nhận hàng và ngân hàng mở L/C không cần biết đến những nội dung ghi ở ô này. Phải ghi tên người chuyên chở, có chữ ký của người chuyên chở và được nhận dạng là người chuyên chở. Nếu đại lý ký chứng từ nhân danh người chuyên chở phải ghi rõ họ tên và nhận dạng đại lý 29
  26. Giao hàng trên nhiều hơn một máy bay là giao hàng từng phần, kể cả các máy bay cùng khởi hành một ngày và đến cùng một thời điểm cuối. Nếu có nhiều hơn 1 chứng từ vận tải hàng không của chuyến hàng xuất trình, được gửi từ 1 hay nhiều sân bay phù hợp với qui định trên L/C, nhưng trên cùng 1 máy bay và cùng 1 chuyến bay, đến cùng 1 địa điểm cuối cùng sẽ không bị coi là giao hàng từng phần. 1.3. Chứng từ vận tải đa phương thức 1.3.1. Định nghĩa: Vận tải đa phương thức còn được gọi là vận tải liên hợp (intermodal transport) hay vận tải hỗn hợp (combined transport). Ngày 24/8/1980 một hội nghị của Liên hiệp quốc họp tại Geneva đã thông qua công ước của Liên hợp quốc về vận tải hàng hóa đa phương thức quốc tế Công ước đã định nghĩa: - Vận tải đa phương thức là việc chuyên chở bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, theo đó hàng hóa được người vận tải đa phương thức nhận trách nhiệm để đưa từ một địa điểm đến giao ở một địa điểm thuộc một nước khác. - Người vận tải đa phương thức là “Một người tự mình hoặc thông qua một người khác thay mặt mình kí một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như là một bên chính chứ không phải là một đại lí hay là người thay mặt người gửi hàng hay những người chuyên chở tham gia vận tải đa phương thức và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng”. Sự khác biệt của vận tải liên hợp với vận tải đơn phương thức, vận tải từng cung đoạn thông thường là : a) Vận tải liên hợp dựa trên một hợp đồng đơn nhất, còn vận tải riêng lẻ từng chặng thì người có hàng phải kí kết nhiều hợp đồng, mỗi hợp đồng cho một chặng đường chuyên chở. b) Chứng từ vận tải mà người kinh doanh vận tải liên hợp (người giao nhận hay người chuyên chở) cung cấp cho chủ hàng là một chứng từ đơn nhất thể hiện cả quá trình vận tải qua nhiều cung đoạn. c) Người kinh doanh vận tải liên hợp hoạt động như một bên chính (principal) chứ không đóng vai trò đại lý của người gửi hàng hay người chuyên chở tham gia vận tải liên hợp. d) Người kinh doanh vận tải liên hợp có trách nhiệm về tổn thất hàng hóa xảy ra bất cứ lúc nào hoặc ở bất cứ cung đoạn nào trong quá trình vận tải liên hợp cũng như về chậm giao hàng. e) Người gửi hàng phải trả cho người kinh doanh vận tải liên hợp tiền cước chở suốt, bao gồm tiền cước của tất cả các phương thức vận tải đã sử dụng theo một giá chung do hai bên thỏa thuận. 30
  27. Có các loại người kinh doanh vận tải đa phương thức sau : 1. VO.MTOs (Vessel operating Multimodal Transport Operators-Người kinh doanh vận tải đa phương thức có tàu biển). Đây là những người chủ tàu, từ khi vận tải containner phát triển đã làm thêm việc gửi tiếp đường bộ, máy bay sau hành trình đường biển của mình. 2. NVO-MTOs (NonVessel Operating Multimodal Transport Operators-Người kinh doanh vận tải đa phương thức không có tàu biển). Đây là những người kinh doanh một hay nhiều phương thức vận tải khác, ngoài kinh doanh tàu biển kí hợp đồng thuê tàu biển tham gia vận tải đa phương thức. 3. Loại thứ ba là loại không có phương tiện vận tải nào, trong số đó có thể là người giao nhận, người môi giới hải quan, đôi khi có người kinh doanh kho hay công ty bốc xếp. Những người này kí hợp đồng thuê tàu biển tham gia vận tải đa phương thức nên người ta đưa vào loại NVO- MTOs. 4. Loại cuối cùng giống loại thứ ba nhưng không có phương tiện vận tải nào (đôi khi có xe vận tải đường ngắn) chuyên làm vận tải đa phương thức, chuyên kí kết hợp đồng kết nối các phương tiện vận tải, cũng được gọi là NVO-MTO. Chứng từ vận tải đa phương thức được các tổ chức giao nhận vận tải soạn thảo theo bản mẫu quy tắc của UNCTAD và ICC. Những mẫu thường dùng là: - COMBIDOC (Combined Transport Document, chứng từ vận tải hỗn hợp) do BIMCO, hội Hàng hải quốc tế và Biển Ban tích xây dựng. - Vận đơn FIATA FBL (Negotiable Multimodal Transport Bill of Lading FBL) do FIATA soạn thảo cho các hội viên FIATA sử dụng. - Chứng từ MULTIDOC do Liên hợp quốc soạn thảo ít được sử dụng. Trong vận tải đa phương thức, trách nhiệm của MTO, người kinh doanh vận tải đa phương thức như sau: - Thời hạn trách nhiệm là từ khi nhận hàng để chở đến khi giao xong hàng. Công ước quy định MTO có thể nhận hàng để chở từ người chở hàng hay người thay mặt anh ta hoặc một cơ quan có thẩm quyền hay một bên thứ ba khác mà theo luật lệ nơi nhận hàng, hàng hóa phải được gửi để vận chuyển. MTO có thể giao hàng cho người nhận hàng hoặc đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng vận tải đa phương thức hay luật lệ nơi giao hàng. - Theo Công ước, giới hạn trách nhiệm của MTO là 920SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2,75 SDR cho mỗi kilo hàng hóa cả bì bị mất hoặc hư hỏng. Nếu hành trình vận tải đa phương thức không bao gồm vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa thì trách nhiệm MTO không vượt quá 8,33 SDR cho mỗi kilo hàng bị mất, hỏng. Đối với việc chậm giao hàng thì giới hạn trách 31
  28. nhiệm là một số tiền tương đương với 2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt qua tổng số tiền cước theo hợp đồng vận tải đa phương thức. 1.3.2. Những quy định về nguyên tắc vận tải đa phương thức ở Việt Nam Ở Việt Nam, Chính phủ ban hành Nghị định số 125/2003/NĐ-CP về vận tải đa phương thức quốc tế. Ngày 29/10/2009, Chính phủ lại ban hành nghị định mới về vận tải đa phương thức, Nghị định 87/2009/NĐ-CP thống nhất quản lý Nhà nước về vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa có hiệu lực từ ngày 15/12/2009. Nghị định đã giải thích: - “Vận tải đa phương thức quốc tế” là vận tải đa phương thức từ nơi người vận tải kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại”. Về điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức, nghị định cũng quy định cụ thể: Điều kiện kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế: a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. b) Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương. c) Có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc có bảo lãnh tương đương. d) Có giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế. Về thời hạn, trách nhiệm Nghị định quy định người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về hàng hóa từ khi tiếp nhận hàng cho đến khi giao trả hàng cho người nhận hàng. Ngoài những nguyên nhân gây mất mát, hư hỏng được quy định miễn trừ, người kinh doanh vận tải đa phương thức phải bồi thường hàng hóa mất hỏng trong giới hạn trách nhiệm 666,67 SDR cho một kiện hàng hay một đơn vị, hoặc 2.00 SDR cho một kilo trọng lượng cả bì của hàng hóa mất hỏng. Trường hợp vận tải đa phương thức không bao gồm việc vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa thì trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được giới hạn bởi số tiền không quá 8,33 SDR cho một kilo trọng lượng cả bì của hàng hóa mất hỏng. Nếu người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm thì trách nhiệm được giới hạn trong số tiền không vượt quá số tiền tương đương với tiền cước vận chuyển theo hợp đồng vận tải đa phương thức. Thực hiện vận tải đa phương thức ở Việt Nam 32
  29. Việt Nam đã tiến hành vận tải liên hợp, hỗn hợp, một hình thức vận tải đa phương thức quốc tế, có kết quả tốt, không có trường hợp nào xảy ra tranh chấp hư hỏng, mất mát hàng hóa, không có khi nào phải bồi thường. Tuy nhiên, hầu hết các dịch vụ vận chuyển liên hợp, hỗn hợp chưa thực sự là vận tải đa phương thức quốc tế vì: + Chủ hàng thường chỉ yêu cầu vận chuyển từng chặng, không ủy thác vận chuyển cả quá trình. Theo những phương thức mua bán quốc tế FCA, CPT, CIP thì vận tải đa phương thức rất thích hợp nhưng chủ hàng không quen dùng. + Người giao nhận vận tải không thuyết phục được người có hàng ủy thác vận chuyển toàn bộ hành trình để kí một hợp đồng đơn nhất trong đó người kinh doanh vận tải đa phương thức (người giao nhận vận tải) chịu trách nhiệm đơn nhất thu một giá cước đơn nhất cho cả hành trình. Việt Nam đã có luật lệ rõ ràng, người kinh doanh logistics hay người kinh doanh vận tải biển có thể triển khai vận tải đa phương thức rất thuận lợi. Những công ty này có thể bàn bạc với chủ hàng vận chuyển hàng xuất khẩu cũng như hàng nhập khẩu bất cứ đi đâu đến đâu, từ đâu về, dù phải dùng nhiều phương thức vận chuyển. Song, người kinh doanh vận tải đa phương thức phải lưu ý: - Thực hiện đúng những quy định của Chính phủ, xin giấy phép đầy đủ, có vốn theo đúng quy định. - Trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức, nếu có sai sót gây tổn thất hàng hóa, người kinh doanh vận tải đa phương thức phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình, bồi thường đầy đủ cho chủ hàng. - Cân nhắc kỹ khi kí hợp đồng, tốt nhất là theo quy định của Chính phủ Việt Nam (giới hạn trách nhiệm có thấp hơn công ước của Liên hợp quốc), chỉ khi kí hợp đồng với chủ hàng nước ngoài, nếu họ đòi kí theo Công ước Liên hợp quốc, mới kí theo các quy định đó, còn nói chung vẫn cứ lấy Nghị định của Chính phủ Việt Nam làm cơ sở chính. 33
  30. 1.4. Chứng từ vận tải của hãng giao nhận (Transport Document issuued by Freight Forwarders). Theo truyền thống, vận đơn do người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của họ kí phát; tuy nhiên ngày nay hãng giao nhận không chỉ làm đại lý, ủy thác giao nhận hàng hóa đơn thuần, mà họ còn cung cấp dịch vụ vận tải, nghĩa là họ có thêm chức năng vận tải (với vai trò là người chuyên chở hay người điều hành vận tải đa phương thức). Do đó họ cũng có thể kí phát vận đơn. Hãng giao nhận ký lập chứng từ vận tải có thể là: -Nhân danh chính mình -Nhân danh hãng vận chuyển (As Carrier), hoặc với tư cách là đại lý của hãng vận chuyển (As Carrier’s agent). -Nhân danh người điều hành vận tải đa phương thức (Mutil-Modal Transport Operater- MTO), hoặc với tư cách đại lý của người điều hành vận tải đa phương thức (Mutil-Modal Transport Operater’s Agent) Khi cấp vận đơn, hãng giao nhận sử dụng thống nhất mẫu vận đơn do Liên đoàn quốc tế các hãng giao nhận hàng hóa (FIATA) phát hành. Chứng từ vận tải của FIATA được sử dụng với tiêu đề như sau: NEGOTIABLE FIATA MULTIMODAL TRANSPORT BILL OF LADING Issued suject to ICC Uniform Rules for Multimodal Transport Document ( ICC publication 481 ) Vận đơn của FIATA (FBL) đã được ICC và các ngân hàng chấp nhận. FBL tạo nên một hợp đồng chuyên chở do người giao nhận cấp với tư cách là một pháp nhân có chức năng chuyên chở hay MTO, chứ không phải là đại lý giao nhận hàng hóa thông thường. Nếu là đại lý được ủy quyền của người chuyên chở hay MTO, người giao nhận sẽ thay mặt họ kí phát vận đơn. Chứng từ vận tải của Hãng giao nhận cấp cho người gởi hàng sẽ được xem như các loại vận đơn bình thường khác được cấp bởi các hãng vận chuyển hoặc người điều hành vận tải đa phương thức, và có chức năng, giá trị pháp lý như vận đơn cùng loại. Trong trường hợp này, người giao nhận phải dùng mẫu vận đơn có ghi tên người chuyên chở /MTO cấp cho người gửi hàng. Khi kí vận đơn, người giao nhận (là đại lý) phải ghi rõ: ký bởi người giao nhận và là đại lý của người chuyên chở/MTO. Ví dụ: Signed by: .(chữ ký và tên hãng giao nhận) As Agent for (or on behalf of ) the Carrier/ the Operator Trong trường hợp hãng giao nhận nhân danh chính mình, giá trị pháp lý và chức năng của chứng từ vận tải sẽ tuỳ thụôc vào tư cách pháp lý của hãng giao nhận và mẫu của chứng từ: Nếu hãng giao nhận là thành viên của Liên hiệp hội quốc tế các Hãng giao nhận FIATA và chứng từ theo mẫu FIATA Forwarder’s B/L (FBL), chứng từ sẽ coi như B/L bình thường với đầy đủ chức năng. Khi người giao nhận chỉ là đại lý giao nhận hàng hóa đơn thuần, tức không có chức năng chuyên chở/MTO ủy quyền cấp vận đơn, thì khi giao nhận hàng hóa , người giao hàng cấp cho chủ hàng một biên lai nhận hàng của mình (Forwarding Agents Certificate of receipt – FCR ) hay chứng từ vận tải của đại lý giao nhận (Forwarding Agents Certificate of Transport – FCT ). FCR và FCT không phải là chứng từ vận tải mà chỉ là biên lai nhận hàng của đại lý giao nhận. 35
  31. MẪU FBL 36
  32. 2. Chứng từ bảo hiểm: 2.1 Khái niệm: Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm thành lập và cấp cho người được bảo hiểm làm bằng chứng cho hợp đồng bảo hiểm và điều tiết quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm. 2.2 Các loại chứng từ bảo hiểm 2.2.1 Chứng nhận bảo hiểm Chứng từ này được người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm trên cơ sở một hợp đồng bảo hiểm bao cho mỗi chuyến hàng cụ thể 2.2.2 Phiếu bảo hiểm ngỏ Phiếu bảo hiểm ngỏ được cấp theo hợp đồng bảo hiểm ngỏ khi người bảo hiểm thực hiện bảo hiểm cho từng chuyến hàng. Bảo hiểm ngỏ được dung không phải cho từng chuyến hàng mà toàn bộ lô hàng được giao trong một thời hạn xác đinh( thường là 12 tháng), hoặc không thời hạn nhưng giá trị từng chuyến hàng được giới hạn theo một số tiền nhất định. Phiếu bảo hiểm ngỏ chỉ có giá trị hiệu lực khi có guấy cam kết cấp bảo hiểm đơn của người bảo hiểm cho người được bảo hiểm. 2.2.3 Bảo hiểm đơn Chứng từ này đượck người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm làm bằng chứng cho một hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết và xác nhận các điều khoản của hợp đồng. So với hai loại chứng từ bảo hiểm trên thì bảo hiểm đơn đươch sử dụng phổ biến hơn vì nó hoàn chỉnh và có giá trị nhất đặc biệt là khi xét xử tranh chấp. 2.2.4 Phiếu bảo hiểm Phiếu bảo hiểm là chứng từ bảo hiểm tạm thời cấp cho người được bảo hiểm, do người môi giới bảo hiểm ký phát trong lúc chờ cấp bảo hiểm đơn. Phiếu bảo hiểm chỉ là sự xác thực thỏa thuận bảo hiểm, nó không có giá trị lưu thong, không có giá trị pháp lý đối với tòa án do vậy bị ngân hàng từ chối nếu L/C không cho phép. 2.2 Nội dung chứng từ bảo hiểm: 2.2.1 Giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa: Khi mua bảo hiểm, trước tiên người mua bảo hiểm phải điền vào giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa với những nội dung được in sẵn Sau khi ký tên, đóng dấu vào giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa, người được bảo hiểm chuyển giấy này cho công ty bảo hiểm. Khi hàng đã được bốc lên tàu hay được nhận để chở, công ty bảo hiểm sẽ cấp một Bảo hiểm đơn hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm là bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm đã được ký kết. 37
  33. 2.2.2 Bảo hiểm đơn và Giấy chứng nhận bảo hiểm: Trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hóa, công ty bảo hiểm sẽ phát hành một chứng từ bảo hiểm, có thể là bảo hiểm đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm. Về hình thức, thường mỗi công ty bảo hiểm thiết kế riêng cho mình mẫu chứng từ bảo hiểm, với màu sắc, cách bố trí và thể hiện các nội dung theo cách riêng của mình. Nội dung của chúng được in sẵn, thường bao gồm những mục dưới đây: -Tên và chữ ký của công ty bảo hiểm. -Tên của người mua bảo hiểm. -Các loại rủi ro được bảo hiểm. Ở đây chỉ dẫn chiếu đến các điều khoản áp dụng. -Số tiền bảo hiểm. Thông thường, đơn vị tiền tệ phải giống với đơn vị tiền tệ của hóa đơn và có giá trị bằng 110%. 10% tăng thêm là để bù đắp phần lãi dự tính cho nhà nhập khẩu. -Mô tả hàng hóa. -Nơi trả tiền bồi thường bảo hiểm, cùng với chi tiết về đại lý thụ lý các yêu cầu bồi thường bảo hiểm. -Chữ ký của người mua bảo hiểm. Chữ ký là cần thiết để giấy chứng nhận trở nên có hiệu lực. ( Cần lưu ý là các mẫu giấy chứng nhận bảo hiểm thường được ký sẵn bởi công ty bảo hiểm, người mua bảo hiểm chỉ cần điền các chi tiết và ký vào giấy chứng nhận bảo hiểm). -Ngày tháng và nơi phát hành chứng nhận bảo hiểm. Ngày tháng này phải cùng hoặc sớm hơn ngày giao hàng. Nếu ngày trên giấy chứng nhận bảo hiểm muộn hơn, nghĩa là hàng hóa đã không được bảo hiểm trong một khoảng thời gian nhất định. 2.3 Tại sao phải bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu? Trong quá trình vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu (chủ yếu bằng đường biển), người kinh doanh xuất nhập khẩu phải mua bảo hiểm cho hàng hóa vì các lý do sau đây: -Hàng hóa vận chuyển bằng đường biển thường gặp rủi ro có thể gây ra tổn thất, hư hỏng, mất mát về hàng hóa như tàu bị mắc cạn, đắm, đâm va nhau, cháy, nổ, mất tích, không giao hàng -Theo tập quán vận tải quốc tế, trách nhiệm của người vận tải là rất hạn chế, hơn nữa việc khiếu nại đòi người vận tải bồi thường rất phức tạp, khó khăn và kéo dài. -Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả, bảo vệ và tạo tâm lý an toàn đối với nhà kinh doanh. Chính vì vậy, trong hợp đồng ngoại thương, một nội dung cần được quy định giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu là: “Ai là người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa?” trong quá trình chuyên chở từ nơi nhà xuất khẩu đến nơi nhà nhập khẩu. Trong thực tế, theo thỏa thuận nhà 38
  34. xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa cho toàn bộ hành trình chuyên chở. Ví dụ, nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là FOB hay CFR, thì nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa kể từ ngày nhà xuất khẩu giao hàng qua lan can tàu cho tới nơi đến cuối cùng của hàng hóa; hoặc nếu thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIF, thì nhà xuất khẩu phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa từ khi giao hàng cho đến nơi cuối cùng của hàng hóa. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu cũng phải thỏa thuận điều kiện giao hàng là CIP (carriage and insurance paid to named destination), nghĩa là nhà xuất khẩu chỉ chịu chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến một nơi nhất định theo thỏa thuận, trách nhiệm còn lại do nha 2nha65p khẩu chịu. Để biết them về trách nhiệm của từng bên trong từng điều kiện thương mại, xin tham khảo Incoterms 2000 do ICC xuất bản năm 2000. 2.4 Những lưu ý khi sư dụng chứng từ bảo hiểm: - Trong thương mại quốc tế, ngươi mua bảo hiểm có thể là một người, còn người thụ hưởng bảo hiểm có thể là một người khác; Để làm được điều này, chứng tuuf bảo hiểm phải yêu cầu được lập là chuyển nhượng được. Ví dụ: với điều kiện giao hàng là CIF hay CIP, nhà xuất khẩu là người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm. Để bảo đảm quyền đòi bồi thường tổn thất, nhà xuát khẩu sau khi mua bảo hiểm phải ký hậu chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm cho người nhập khẩu. Từ thực tế này, trong hợp đồng thương mại (và cả trong L/C) các bên phải có điều kiện chuyển nhượng chứng từ bảo hiểm. Với điều kiện giao hang là CIF hay CIP, mà không quy định như vậy, người xuất khẩu mua bảo hiểm và được công ty bảo hiểm cấp cho một chứng từ bảo hiểm dạng không chuyển nhượng được, và khi có tổn thất xảy ra, người nhập khẩu không thể khiếu nại đòi bồi thường được, mà phải nhờ đến người xuất khẩu (là người được bảo hiểm) là người có quyền được bồi thường. Nếu nhà xuất khẩu ở xa, khác nhau về ngôn ngữ, tập quán, việc chuyển tải các thong tin gặp khó khăn, đặc biệt là nếu nhà xuất khẩu không thiện chí thì khả năng nhà nhập khẩu đòi được bồi thường là rất khó khăn và rất tốn kém. -Khi chứng từ bảo hiểm thuộc loại chuyển nhượng được, thì người mua bảo hiểm bắt buộc phải ký hậu, có như vậy thì mới đủ cơ sở pháp lý để người được người chuyển nhượng đòi tiền bồi thường. Cần chú ý là, khi điều kiện giao hang là FOB hay CFR, thì người chịu trách nhiệm mua bảo hiểm là nhà nhập khẩu. Để được ngân hàng mở L/C, nhà nhập khẩu phải cam kết mua bảo hiểm và chuyển nhượng cho ngân hàng mở L/C, có như vậy ngân hàng mở L/C mới được bảo đảm an toàn khi hàng hóa có tổn thất, trong khi vẫn phải thanh toán do bộ chứng từ nhận được là hoàn hảo, lúc này ngân hàng mở L/C là người thụ hưởng bảo hiểm. -Cũng giống như vận đơn đường biển, chứng từ bảo hieemr cũng có thể đích danh, theo lệch hay vô danh. Loại đích danh không thể chuyển nhượng được, nên không linh hoạt, do đó, nó được dung hạn chế. Loại theo lệnh rất linh hoạt, phù hợp với tính chất thương mại quốc tế, nên dùng được dùng phổ biến. Loại vô danh là loại linh hoạt nhất, nghĩa là bất cứ người nào nắm giữ nó đều trở thành người hưởng lợi bảo hiểm, do đó nó dễ bị lạm dụng. Chính vì vậy trong thực tế ít dung, nếu dung thì phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tất cả các chứng từ bảo hiểm gốc. 39
  35. -Theo quy tắc của UCP, số tiền được bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hóa đơn. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn, do các bên thỏa thuận, số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng cao. Ở đây cần giải thích: tại sao số tiền bảo hiểm tối thiểu phải là một số cố định 110% giá trị của óa đơn (hay giá trị CIP/CIF). Điều này là vì, nếu bộ chứng từ thanh toán là hoàn hảo, thì nhà nhập khẩu hay ngân hàng mở L/C phải thanh toán cho nhà xuất khẩu là 100% giá trị, 10% phụ trội bao gồm 2 phần: thứ nhất, trang trải các khoản chi phí và phí đã bỏ ra chuẩn bị cho nhập khẩu hàng hóa; thứ hai, phần còn lại bù đắp phần lợi nhuận dự tính cho nhà nhập khẩu. -Khi hợp đồng thương mại hay L/C yêu cầu giấy chứng nhận bảo hiểm hay tờ khai bảo hiểm theo một bảo hiểm bao, thì nhà xút khẩu có thể xuất trình một bảo hiêm đơn mà vẫn được chấp nhận thanh toán( vì bảo hiểm đơn có giá trị pháp lý cao hơn). - Khi hợp đồng thương mại hay L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm phải được ký hậu để trống, nhưng người hưởng lợi L/C lại xuất trình chứng từ bảo hiểm cho người cầm, tức vô danh, thì chứng từ này vẫn được chấp nhận cho nguoif thanh toán. Điều này xuất phát từ bản chất của chứng từ cho người cầm là tương đương với ký hậu để trống “endorsed in blank”. Khi người nhập khẩu hay ngân hàng mở L/C nhận được chứng từ loại này vẫn đảm bảo được quyền đòi bồi thường khi có tổn thất xảy ra, do đó cần phải được chấp nhận thanh toán. -Tất cả các bản gốc chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình: về cơ bản, bản gốc chứng từ bảo hiểm cũng giống như vận đơn đường biển là có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau. Cách thức thể hiện bản gốc trên chứng từ bảo hiểm là tương tự như trên vận đơn đường biển. Đối với vận đơn đường biển có gửi một bản gốc theo hàng hóa cho người nhận hàng, trong khi đó chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình trọn bộ. Chứng từ bảo hiểm không cần phải gửi theo hàng hóa vì nó không lien quan đến việc nhận hàng mà chỉ cần thiết cho việc lập hồ sơ đòi bồi thường. Do vậy người được bảo hiểm và ngườidduowcj chuyển nhượng phải nắm giữ trọn bộ bản gốc, tránh lạm dụng. -Ngày hệu lực của chứng từ bảo hiểm: về nguyên tắc, ngày hiệu lực của chứng từ bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng. Vì nếu muộn hơn ngày giao hàng nghĩa là hàng hóa đã không được bảo hiểm trong khảng thời gian từ khi giao hàng đến ngày bảo hiểm có hiệu lực, do đó, các bên có quyền lợi bảo hiểm có thể từ chối bộ chứng từ thanh toán. Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm, hàng hóa có thể được mua bảo hiểm ngay cả sau khi đã được giao, miễm là chứng từ bảo hiểm có thể hiện “hiêu lực bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng’. -Bảo hiểm mọi rủi ro: cho dù chứng từ bảo hiểm có điều khoản quy định “All risks Insurance Cover”, hay được thể hiện bằng “Condition A” có phạm vi bảo hiểm rộng rãi nhất, bảo đảm cho người được bảo hiểm. Tuy nhiên, về thực chất “mọi rủi ro ở đây chỉ bao gồm các rủi ro bắt nguồn từ bên ngoài như : thiên tai, sự cố bất ngờ, tổn thất từ bốc dỡ, chuyển tải Người bảo hiểm không bồi thường những khuyết tật vốn có của hàng hóa, hay tính chất tự nhiên của hàng 40
  36. hóa Những rủi ro về chiến tranh, đình công cũng không được bồi thường vì có điều kiện bảo hiểm riêng. 3. CHỨNG TỪ HÀNG HÓA (goods documents) Chứng từ hàng hóa là các chứng từ mô tả giao dich thương mại giữa người bán và người mua. Chứng từ hàng hóa có các công dụng sau : . Dùng để hoàn tất thủ tục bảo hiểm ( theo quy định của Công ty Bảo hiểm) . Dung để hoàn tất thủ tục hải quan (theo Thông tư hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan số 112/2005/TT-BTC) . Dùng để nhận hàng tại cảng . Dùng để hoàn tất thủ tục thanh toán. 3.1. HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI (Commercial Invoice) 3.1.1. Khái niệm : Hóa đơn thương mại là chứng từ do người bán thành lập yêu cầu người mua trả tiền cho hàng hóa trên hóa đơn. 1.1.2. Chức năng . Hóa đơn thương mại là chứng từ thanh toán cơ bản; . Hóa đươn thuong mại là chứng từ cơ sở để hải quan tính thuế, giám sát và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa; . Hóa đơn thương mại cung cấp chi tiết về hàng hóa cho việc theo dõi thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa, thành lập và thực hiện Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa và công tác thống kê . Hóa đơn thương mại là công cụ đảm bảo tiền vay. 3.1.3 Nội dung của hàng hóa thương mại 1. Tên địa chỉ người bán (Name and Address of Seller); 2. Tên địa chỉ người mua (Name and Address of Buyer ); 3. Số Hóa đơn thuong mại (Invoice number); 4. Ngày lập Hóa đơn thương mại (Date of Issuance); 5. Số hợp đồng, Đơn hợp đồng, Thư tín dụng (nếu có) (Contract number, Order number, Documentary credit number); 6. Mô tả hàng hóa: - Tên hàng (Commodity); - Số lượng hàng (Quantity); - Chất lượng hàng (Quality); - Giá cả (Currency code, Unit price, Total price,charge ), - Bao bì , kí hiệu mã hàng hóa (Packing, shipping mark and number), - Xuất xứ hàng hóa (Country of Orign), - Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms), - Số lượng thùng hợp, container (Number ò crates, cartons, containers) 41
  37. 7. Ghi chú về việc thanh toán (Payment); 8. Chữ kí của người bán (signature) 3.1.4 Những lưu ý về mặt nội dung của Hóa đơn thương mại : - Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư yêu cầu xuất trình một Hóa đơn thương mại, người xuất khẩu có thể xuất trình ghi tiêu đề “Invoice”, “Commercial Invoice”, “Tax invoice”, “Final Invoice”, “Consular invoice” tuy nhiên hóa đơn được xác định là “Provisinal”, “Pro-forma” hoặc có tiêu đề là “Provisinal invoice”. “Pro-forma invoice” sẽ không được chấp nhận. - Hóa đơn thương mại phải được phát hành bởi người xuất khẩu. - Hóa đơn thương mại phải được lập cho người xuất khẩu. - Hóa đơn thương mại không cần phải kí. - Mô tả hàng hóa trong Hóa đơn thườn mại phải phù hợp với (Correspond with ) mô tả trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư. Không cần phải miêu tả giống hệt (Mirror image) với mô tả ở Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư, không làm thay đổi tên gọi, tính năng, tác dụng, bản chất của hàng hóa. Hóa đơn thương mại có thể thêm vào những chi tiết như : đặc điểm, quy cách kĩ thuật, ký mã hiệu vận tải của hàng hóa nếu những chi tiết này không làm thay đổi tính năng, tác dụng, bản chất của hàng hóa và không mây thuẩn với mô tả hàng hóa qui ddingj trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư. - Hóa đơn thương mại phải ghi rõ giá trị hàng hóa được giao. Đơn giá (nếu có), loại tiền phải phù hợp với Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư. Hóa đơn phải thể hiện số tiền giảm trừ (Deductions), chiết khấu (Discount) nếu có. - Nếu điều kiện thương mại (Trade term) là một phần của mô tả hàng hóa hoặc liên quan đến số tiền trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư, mô tả hàng hóa trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư có nêu nguồn gốc của điều kiện thương mại thì Hóa đơn thương mại phải ghi rõ điều kiện thương mại, nguồn gốc của điều kiện thương mại . Các chi phí phải được tính vào trị giá của điều kiện thương mại và ghi vào Hóa đơn. Chi phí vượt giá trị này không được chấp nhận. - Dung sai về số tiền , số lượng và đơn giá hàng hóa : - Các từ “about”, “approximately”,”circa” dùng để nói về số lượng hàng hóa , số tiền , đơn giá hàng hóa trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư được hiểu là dung sai cho phép hơn hoặc kém không quá 10% so với số lượng hàng hóa , số tiền , đơn giá hàng hóa . Hóa đơn thương mại xuất trình được phép ghi chú về số lượng hàng hóa, số tiền, đơn giá hàng hóa trong dung sai cho phép. - Dung sai áp dụng cho giao hàng từng phần có thể hiểu theo một trong hai cách sau: + Dung sai áp dụng cho tổng số lượng hàng; + Dung sai áp dụng cho từng chuyến giao hàng (Nhận thức chung). - Chứng từ xuất trình phải phù hợp với quy định cụ thể về dung sai áp dụng cho từng cách. - Dung sai áp dụng cho hàng hóa có nhiều chủng loại có thể hiểu theo một trong hai cách sau : + Dung sai áp dụng cho tổng số lượng hàng; + Dung sai áp dụng cho từng mặt hàng (Nhận thức chung) - Chứng từ xuất trình phải phù hợp với quy định cụ thể về dung sai áp dụng cho từng cách. - Dung sai tăng giảm 5%: 42
  38. + Các mặt hàng chuyên chở dưới dạng rời (in bulk) áp dụng dung sai tăng giảm 5% cho số lượng hàng hóa và số tiền với điều kiện số tiền không vượt quá số tiền quy định trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư. + Các mặt hàng bách hóa, số lượng hàng hóa được tihns bằng đơn vị đóng gói (Packing unit) hoặc đơn vị riêng lẻ (Individuals items) không được áp dụng dung sai tăng giảm 5% cho số lượng hàng hóa và số tiền. - Dung sai giảm 5% : Trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư số tiền có thể được ước tính trên cơ sở thực tế cước phí vận tải (Freight) và phí bảo hiểm (Insurance) giảm so với ước tính trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư, mức giảm không quá 5%, đơn giá hàng hóa (Cost), số lượng hàng hóa (Quantity) phù hợp với quy định trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư sẽ được chấp nhận. - Giao hàng từng phần và thanh toán từng phần: giao hàng từng phần là việc giao hàng từ hai phương tiện vận tải khác nhau trở lên, người xuất khẩu được phép xuất trình chứng từ đòi tiền nhiều lần trong giới hạn về số tiền của Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư. - Giao hàng nhiều lần và thanh toán nhiều lần: + Nếu Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư quy định giao hàng nhiều lần trong những thời gian nhất định , người xuất khẩu được phép xuất trình chứng từ đòi tiền nhiều lần trong giới hạn về số tiền của Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư. + Giao hàng nhiều lần bằng nhau là cách quy định cụ thể trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư về số lượng hàng hóa được giao, số tiền là bằng nhau với kỳ hạn giao hang nhất định. Nếu người xuất khẩu không thể giao hàng cho một trong số các chuyến hàng thì Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư sẽ không còn hiệu lực cho phần hàng còn lại. + Giao hang nhiều chuyến (Partial shipment) là các quy định trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư cho phép người xuất khẩu giao ít nhất hai chuyến hàng mà không có quy định cụ thể về số lượng hàng được giao. - Số lượng hàng hóa trong Hóa đơn không được mâu thuẩn với các chi tiết về số lượng hàng trong các chứng từ khác. - Hóa đơn không được thể hiện giao hàng vượt và hàng hóa không quy định trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư.  Sau đây là một mẫu hóa đơn thương mại thông thường với những nội dung chính : 43
  39. 1) SHIPPER/ EXPORTER ( Nhà xuất khẩu): Tên và địa chỉ của đối tác chính chịu trách nhiệm xuất khẩu những hàng hoá được liệt kê. 44
  40. 2) CONSIGNEE (Người nhận hàng) : Tên và địa chỉ của cá nhân hoặc công ty mà hàng hoá được gửi đến cuối cùng . 3) INTERMEDIATE CONSIGNEE : (Trung gian) Tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm phân phối hàng hoá đến cho người nhận cuối cùng. 4) FORWARDING AGENT : (Đại lý chuyển giao/hãng vận chuyển quá cảnh Tên và địa chỉ của người được ủy quyền hợp pháp, hoạt động với vai trò là đại lý của nhà xuất khẩu. 5) COMMERCIAL INVOICE NO :Mã số hoá đơn định bởi nhà xuất khẩu. 6) CUSTOMER PURCHASE ORDER NO :Mã số đơn đặt hàng của khách hàng) 7) B/L, AWB NO. - Bill of Lading, or Air Waybill number, if known. Mã số vận đơn hàng hải hay hàng không 8) COUNTRY OF ORIGIN : Xuất xứ của hàng hoá được vận chuyển. 9) DATE OF EXPORT :Ngày xuất khẩu thực tế. 10) TERMS OF PAYMENT (điều kiện thanh toán): Mô tả những điều khoản, phương thức thanh toán, loại tiền tệ được thoả thuận giữa người mua và người bán theo hoá đơn chiếu lệ, đơn đặt hàng của khách hàng, hay tín dụng thư. 11) EXPORT REFERENCES :Dùng để trình bày những thông tin cần thiết khác, ví dụ như các mã số, yêu cầu đặc biệt về 45
  41. việc vận chuyển hàng 12) AIR/OCEAN PORT OF EMBARKATION Cảng hàng không, hay hàng hải nơi bốc hàng (đưa hàng lên tàu). 13) EXPORTING CARRIER/ROUTE : Hãng vận tải do nhà xuất khẩu chọn để vận chuyển hàng hoá. 14) PACKAGES :Mã số trên kiện, thùng cactông hay container theo mỗi dòng mô tả. 15) QUANTITY (Số lượng) : Tổng số đơn vị hàng hóa theo mỗi dòng mô tả . 16) NET WEIGHT (Khối lượng tịnh)/GROSS WEIGHT ( Khối lượng gộp:Tổng khối lựơng tịnh theo mỗi dòng mô tả./ tổng khối lượng gộp ( bao gồm cả khối lượng bao bì) theo mỗi dòng mô tả . 17) DESCRIPTION OF MERCHANDISE ( Mô tả hàng hoá) : Mô tả đầy đủ về hàng hoá được vận chuyển, loại bao bì ( thùng cacton, hộp, kiện ), trọng lượng gộp mỗi container, số lượng và đơn vị tính của hàng hoá . 18) UNIT PRICE (Đơn giá)/TOTAL VALUE (Tổng giá trị) : Giá của mỗi đơn vị hàng hoá/ tổng giá trị hàng hoá theo mỗi dòng mô tả . 19) PACKAGE MARKS (Ký mã hiệu) : Ký hiệu hay mã số để nhận biết trên container. 46
  42. 20) MISC. CHARGES (Chi phí hỗn hợp): Tất cả các loại phí mà khách hàng phải trả như: phí vận chuyển, bảo hiểm, phí đóng gói xuất khẩu, phí vận chuyển trên bộ . 21) CERTIFICATIONS (Chứng nhận) : Tất cả những chứng nhận và cam kết liên quan đến bất cứ thông tin nào trong hoá đơn mà nhà xuất khẩu yêu cầu . 22) INVOICE CURRENCY: Loại tiền tệ mà giá trị của hoá đơn được tính theo đó 23) DATE (Ngày tháng): Ngày tháng lập hoá đơn. . Ngoài mẫu trên người ta cũng có thể lập những hoá đơn thương mại với nhiều cách thức khác nhau do không có một biểu mẫu tiêu chuẩn quy định cho chung cho hóa đơn thương mại. Nhưng nội dung của một hóa đơn thương mại cơ bản vẫn đầy đủ những thông tin cần thiết như trên. Sau đây là một mẫu hóa đơn thương mại cụ thể: 47
  43. 3.1.5 Các loại Hóa đơn thương mại : 3.1.5.1 Hóa đơn tạm thời (Provisional Invoice) Hóa đơn tạm thời là hóa đơn thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp: - Giá cả hàng hóa là giá tạm tính - Số lượng và chất lượng hàng hóa được xác định tại điểm cuối của quá trình vận tải - Thanh toán từng phần hàng hóa trong hợp đồng cho phép giao hàng từng phần 3.1.5.2 Hóa đơn chính thức (final Invoice) Hóa đơn chính thức là hóa đơn thanh toán tiền hàng khi thực hiện toàn bộ hợp đồng. 3.1.5.3Hóa đơn chiếu lệ (Pro-forma Invoice) Hóa đơn chiếu lệ là hóa đơn không có giá trị để thanh toán , được dùng để : - Báo giá cho người mua tiềm năng - Đơn chào hàng cố định - Xin giấy phép nhập khẩu - Mua ngoại tệ, thanh toán chuyển tiềm trước khi giao hàng Sau đây là 1 mẫu hóa đơn chiếu lệ: 49
  44. 3.1.5.4 Hóa đơn chi tiết (Detailed Invoice) Hóa đơn chi tiết là Hóa đơn chi tiết các bộ phận giá cả của hàng hóa . 50
  45. 3.1.5.5 Hóa đơn trung lập (Neutral Invoice) Hóa đơn trung lập là Hóa đơn dùng trong mua bán qua trung gian, không ghi tên người cung cấp hàng. 3.1.5.6 Hóa đơn có xác nhận của Hải quan (Certificate Customs Invoice) Hóa đơn có xác nhận của Hải quan là một giấy chứng nhận hỗn hợp về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa. 3.1.5.7 Hóa đơn lãnh sự (Consurlar Invoice) Là Hóa đơn có sự xác nhận của Lãnh sự quán nước Nhập khẩu về số tiền ghi trong hóa đơn thể hiện giá trị thực của hàng hóa, số lượng, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu để cơ quan Hải quan nước Nhập khẩu có thể tính thuế, chống bán phá giá Hóa đơn lãnh sự có tác dụng thay thế giấy chứng nhận xuất xứ. Để có hóa dơn lãnh sự ngouiwf xuất khẩu phải trình cho Lãnh sự quán nước Nhập khẩu ba bản Hóa đơn để lãnh sự quán nước Nhập khẩu xác nhận và trả phí cho Lãnh sự quán nước Nhập khẩu. 3.2 GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (Certificate of origin) Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thự hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau phải có Giấy chứng nhận xuất xứ - Để hàng hóa đó được hưởng ưu đãi thuế hoặc các ưu đãi khác - Theo quy định của Pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 3.2.1. Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ là văn bản do tổ chức do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những quy định và những yêu cầu liên quan đến xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó. Giấy chứng nhận xuất xứ do các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cấp theo mẫu quy định. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu phải nộp cho tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực về nội dung bộ hồ sơ đó. Ở Việt Nam, Bộ thương mại là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. 3.2.2 Chức năng - Chức năng thanh toán - Chứng từ chứng từ cơ sở để cơ quan Hải quan tính thuế, giám sát và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. 51
  46. 3.2.3 Nội dung 1. Tên và địa chỉ của người bán/ người gửi hàng (Name and Address of Seller/consignor) 2. Tên và địa chỉ của người nhận hàng ( Name and Address or Buyer/consignee) 3. Mô tả hàng hóa (Description of goods) 4. Tên và địa chỉ của người sản xuất ( Name and Address of Producer) 5. Tuyên bố của người phát hành về việc xác thực nguồn gốc của hàng hóa (Country of Origin of Goods) 6. Người phát hành, chữ ký của người phát hành (Name, signature and/or stamp or seal of the certifying authority) 7. Ngày xác thực nguồn gốc của hàng hóa (Date of Issuance) 3.2.4 Những lưu ý về mặt nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ: - Người phát hành giấy chứng nhận xuất xứ phải đúng với quy định trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư về phía phát hành giấy chứng nhận xuất xứ. - Nếu không có quy định về phía phát hành giấy chứng nhận xuất xứ trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư, giấy chứng nhận xuất xứ có thể do bất cứ ai phát hành cũng được chấp nhận. - Nếu có quy định về phía phát hành giấy chứng nhận xuất xứ trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư là người xuất khẩu hoặc người sản xuất, người phát hành giấy chứng nhận xuất xứ là phòng thương mại được chấp nhận nếu trong giấy chứng nhận xuất xứ có ghi rõ tên người xuất khẩu hoặc người sản xuất mà phòng thương mại cấp giấy chứng nhận xuất xứ thay. - Giấy chứng nhận xuất xứ phải được ký, ghi ngày tháng xác thực nguồn gốc của hàng hóa. - Mô tả hàng hóa trong giấy chứng nhận xuất xứ phái có liên quan đến hàng hóa trong Hóa đơn và được phép mô tả tổng quát về hàng hóa so với mô tả hàng hóa trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư. - Thông tin về người nhận hàng trong giấy chứng nhận xuất xứ phải phù hợp với những thông tin đó trong chứng từ vân tải. Tuy nhiên, nếu Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư quy định chứng từ vận tải được phát hành: “To order”, “To order of shipper”, “To order of issuing bank”,”Consigned to issuing bank” thì giấy chứng nhận xuất xứ có thể ghi tên người nhập khẩu hoặc tên của một phía khác trong Hợp đồng mua bán hoặc Tín dụng thư là người nhận hàng. - Giấy chứng nhận xuất xứ có thể ghi tên người xuất khẩu hoặc người gửi hàng là một phía không phải là người hưởng Tín dụng thư hoặc người xuất khẩu trong hợp đồng mua bán hoặc người gửi hàng trên chứng từ vận tải. 3.2.5 Các loại giấy chứng nhận xuất xứ a. From A Đây là loại C/O dùng cho mặt hàng xuất khẩu từ các nước chậm và đang phát triển vào các nước công nghiệp phát triển (24 nước thuộc khối OECD: Austria, Germany, Norway, Belgium, Ireland, Sweden, Canada, Italy, Swizerland, Denmark, Japan, .)-xem mặt sau của C/O From A – để được hưởng thế xuất rất thấp theo Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (generalized system of preferences). GSP là một công cụ chính để giúp các nước đang phát triển giảm nghèo đói bằng cách khuyến khích xuất khẩu sang EU. Lưu ý : những nước đã có tiếp cận ưu đãi vào thi trường EU theo thỏa thuận song phương sẽ bị loại khỏi danh sách các nước hưởng lợi GSP vì họ đã có cách tiếp cận tốt với thị trường EU rồi. 52
  47. b. From X Đây là loại C/O dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước không thuộc hiệp hội cà phê thế giới. c. From O Đây là loại C/O dùng cho mặt hàng cà phê xuất khẩu sang các nước thuộc hiệp hội cà phê thế giới. d. From T Đây là loại C/O dùng cho mặt hàng dệt may xuất khẩu sang các nước thành viên EU theo Hiệp định hàng dệt may giữa Việt Nam và EU. e. From Handicrafts Đây là loại C/O dùng cho mặt hàng thủ công xuất khẩu sang các nước thành viên EU, trừ các mặt hàng dệt may thủ công lấy mẫu handblooms. f. From B Đây là loại C/O dùng cho mọi mặt hàng xuất khẩu trong các trường hợp sau: a) Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP; b) Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP nhưng không cho nhà xuất khẩu Việt Nam hưởng; c) Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho nhà xuất khẩu Việt Nam hưởng nhưng hàng hóa của nhà xuất khẩu Việt Nam không đủ tiêu chuẩn hưởng chế độ này. g. From S Đây là loại C/O dùng cho mặt hàng xuất khẩu cho Lào theo Thỏa thuận ưu đãi Việt – Lào. h. From D Đây là loại C/O dùng cho mặt hàng xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên khác của ASEAN theo hiệp định về Chương trình Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). i. From E Đây là loại C/O dùng cho mặt hàng xuất khẩu houngwr các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. 3.3 PHIẾU ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA (Packing list) Là bảng kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng hàng, container ) 53