Thanh toán quốc tế - Bài tập thảo luận

ppt 13 trang nguyendu 10860
Bạn đang xem tài liệu "Thanh toán quốc tế - Bài tập thảo luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptthanh_toan_quoc_te_bai_tap_thao_luan.ppt

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Bài tập thảo luận

  1. BÀI TẬP THẢO LUẬN
  2. Tình huống 1 ▪ Công ty Thắng Lợi Victory (Việt Nam) dự kiến ký hợp đồng nhập khẩu URE với công ty HELM (Đức). Sau khi thống nhất được một số điều khoản quan trọng trong HĐ về hàng hoá, giá cả , Cty Thắng Lợi chuyển cho cty HELM một bản HĐ mẫu mà cty đã từng ký với các đối tác nước ngoài khác để HELM tham khảo cho việc soạn thảo và bổ sung đầy đủ các điều khoản của HĐ giữa Thắng Lợi và Helm ▪ Ngày 10-12-2005 Thắng Lợi và Helm chính thức ký HĐ mua bán, theo đó: ✓ Cty Thắng Lợi mua 10.000 MT± 5% URE với giá 215 USD/MT CFR (Cost and Freight) cảng HCM ✓ Phương thức thanh toán L/C, ngày mở L/C chậm nhất là 20-12-2005, nếu quá hạn này L/C không được mở, bên mua phải nộp phạt 3% giá trị HĐ, tiền phạt này phải trả trong vòng 3 ngày kể từ ngày hết hạn mở L/C ▪ Ngày 12-12-2005 cty Thắng Lợi gửi cho Helm bản dự thảo giấy với những yêu cầu để mở L/C, trong đó có 7 điều thay đổi so với các điều khoản của HĐ đã ký và đề nghị cty Helm chấp nhận thay đổi đó thì mới mở L/C ▪ 14-12-2005 Helm gửi lại bản dự thảo đó và sự chấp thuận sửa 3 điều, 4 điều còn lại không đồng ý. Tiếp theo đó 2 lần nữa cty Thắng Lợi tiếp tục đàm phán đề nghị sửa đổi nhưng không được Helm chấp thuận sửa đổi các điều còn lại. ▪ Ngày 25-12-2005 L/C vẫn chưa được mở.Helm khiếu nại đòi Thắng Lợi bồi thường 3% trị giá HĐ (=64.500USD) tiền phạt. ▪ Cty Thắng Lợi bác đơn khiếu nại với lý do Helm không đưa vào HĐ những điều khoản giống như HĐ mẫu đã đưa và không có thiện chí trong việc sửa đổi HĐ để có thể mở L/C đúng hạn. Cty này cũng không trả tiền phạt ▪ Helm kiện ra trọng tài và yêu cầu cty Thắng Lợi nộp đủ số tiền phạt 64.500USD 1.Trong trườnghợp trên Công ty nào đúng, công ty nào sai? 2.Theo bạn trọng tài sẽ phán quyết ra sao?
  3. Tình huống 2 ▪ Tháng 3/2007 cty may 10 ký HĐ nhập một lô hàng nguyên liệu vải may mặc của một cty X ở Thái Lan. Trong HĐ quy định: • thanh toán bằng L/C không huỷ ngang, trả ngay. • Sau khi người bán giao hàng xong, lập bộ chứng từ và gửi qua DHL một vận đơn gốc cho cty may 10, còn 2/3 B/L gốc gửi cho NH cùng bộ chứng từ để thanh toán theo L/C ▪ Công ty may 10 đã mở L/C tại VCB theo đúng quy định của HĐ, công ty X giao hàng ▪ Hàng về tới cảng Hải Phòng trước khi VCB nhận được bộ chứng từ. May 10 đến cảng nhận hàng và mời 1 cty giám định chất lượng lô hàng. Biên bản giám định kết luận hàng kém phẩm chất. May 10 gửi đơn cùng biên bản cho VCB yêu cầu NH ngừng TT cho cty X. Đồng thời may 10 điện khiếu nại cty X về việc giao hàng kém chất lượng và yêu cầu hoặc là giao lại hàng hoá thay thế, hoặc giảm giá lô hàng rồi mới chỉ thị cho VCB trả tiền. ▪ Sau khi VCB nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của L/C, song để bảo vệ quyền lợi của KH mình, VCB đã gửi fax tuyên bố ngừng trả tiền cty X với nội dung “chúng tôi ngừng trả tiền quý ngài bởi vì người mở L/C đã tuyên bố ngừng trả tiền với lý do hàng hoá kém phẩm chất tại cảng đến”. ▪ Cty X một mặt khiếu nại VCB, mặt khác cử đại diện tại HN kiểm tra xác minh chất lượng lô hàng. Đại diện đã kết luận đúng là lô hàng kém phẩm chất. Cty X đã đồng ý giảm 2% giá hàng cho may 10. ▪ May 10 chỉ thị cho VCB thanh toán 98% trị giá L/C 1. VCB tuyên bố không thanh toán cho cty của Thái lan là đúng hay sai? 2. VCB đã vi phạm điều bao nhiêu theo UCP600? 3. Nếu VCB không chấp nhận yêu cầu của may 10 thì cty có quyền khiếu nại cty X của Thái Lan không?
  4. Tình huống 3 ▪ Tập đoàn J.Corp của Hàn Quốc ký hợp đồng nhập khẩu giầy đông của công ty G của Việt Nam. Ngân hàng phát hành L/C là NH Hàn Quốc. Người xin mở L/C là J.Corp yêu cầu trong bộ chứng từ đòi tiền phải có Giấy chứng nhận của người mua chứng nhận là đã nhận hàng tại cảng Pusan ▪ Một tháng sau khi mở tín dụng, chuyến hàng đã cập cảng Pusan đúng thời hạn giao hàng quy định của HĐ, nhưng cty G không thể lấy được Giấy chứng nhận trên của người mua. ▪ Ngân hàng mở L/C phía Hàn Quốc đã từ chối thanh toán bộ chứng từ đòi tiền đó. Mặc dù đã nhiều lần cty G gửi văn bản sang cho J.Corp. và NH Hàn Quốc yêu cầu được thanh toán nhưng đêu bị NH từ chối thanh toán ▪ Sau hơn 1 năm thương lượng, cuối cùng cty G mới nhận được thanh toán nhưng đã phải chịu những tổn thất nặng nề. 1. Trong trường hợp này L/C có thực là phương thức thanh toán đảm bảo an toàn nhất cho người XK không? 2. Bài học kinh nghiêm cần rút ra cho người XK là gì?
  5. Tình huống 4 ▪ Cty Hoà Bình ký một HĐ nhập khẩu tivi của cty D. của Hàn Quốc. Ngân hàng mở L/C là NH Agribank chi nhánh Thăng Long. NH thông báo phía Hàn Quốc là NH F. Trong nội dung về chứng từ có quy định: • Chứng từ vận tải: Bộ vận đơn đường biển sạch, đầy đủ (3/3) cùng một số chứng từ khác • Giao hàng vào 3 chuyến vào mỗi tháng 6,7,8 năm 2007 ▪ Hàng được tiến hành giao lần 1, lần 2 và thanh toán bình thường. Sau khi lô hàng thứ 3 giao xong vào tháng 8 cty D. xuất trình chứng từ đòi tiền Agribank Thăng Long. NH kiểm tra bộ chứng từ thanh toán và phát hiện có sai sót là trong vận đơn thứ 3 có ghi chú “giao hàng lên tầu” nhưng không ghi ngày giao hàng và thông báo cho cty Hoà Bình ▪ Mặc dù hàng chưa về tới cảng nhưng do thị trường tivi có xu hướng giảm giá, cty Hoà Bình không muốn nhận lô hàng này nên thông báo cho Agribank từ chối thanh toán bộ chứng từ. Sau khi nhận được điện từ chối, NH F ngay lập tức phản bác, cho rằng 2 chuyến hàng trước cũng sai sót như vậy nhưng Agribank không có ý kiến gì và vẫn tiến hành thanh toán bình thường. Theo nguyên tắc hành động nhất quán thì việc từ chối thanh toán của Agribank là không đúng.NH F yêu cầu Agribank thanh toán ngay bộ chứng từ cùng tiền lãi trả chậm 1. Agribank Thăng Long từ chối thanh toán bộ chứng từ có đúng không? 2. Quyết định trên dựa trên căn cứ nào của UCP 600? 3. Giả sử, nếu giá hàng có xu hướng tăng thì tình huống nào sẽ xảy ra?
  6. Tình huống 5 - Ngày xuất trình bộ chứng từ muộn nhất theo quy định của L/C là ngày 07/07 - Ngày 07/07, ngân hàng đóng cửa vì bị hoả hoạn - Ngày 08/07, doanh nghiệp xuất trình chứng từ 1. Hỏi bộ chứng từ xuất trình muộn này có bị coi là bất hợp lệ không? 2. Ai là người chịu trách nhiệm nếu bất khả kháng xảy ra với ngân hàng khiến doanh nghiệp không thể xuất trình chứng từ trong thời hạn có hiệu lực của L/C?
  7. Tình huống 6 ▪ Một bộ chứng từ được xuất trình theo yêu cầu của thư tín dụng, trong đó có vận đơn đường biển. Trên bề mặt của tờ vận đơn, người vận tải đã gạch ngang từ “clean” trong cụm từ “clean on board”. Cụm từ này được ghi trong vận đơn cùng với mô tả hàng hoá. ▪ Giờ làm việc của NH phát hành vào thứ 7 từ 9h00 đến 13h00. Trung tâm thư tín của NH này hoạt động 24h một ngày đã nhận được bộ chứng từ này từ NH thông báo vào lúc 13h30. Bộ phận L/C của NH phát hành nhận bộ chứng từ vào thứ 2, ngày làm việc tiếp theo. 1. Vận đơn xuất trình có được coi là “unclean” không? 2. Ngày nhận được bộ chứng từ thanh toán là ngày nào, thứ 7 hay thứ 2?
  8. Tình huống 7 Có 2 bộ chứng từ thanh toán bằng L/C được gửi đến VCB với những nội dung sau: Bộ thứ 1: - L/C quy định: Trị giá thanh toán 15,000USD - Mô tả hàng hoá trong L/C: 10MT coffee - Hoá đơn thương mại xuất trình ghi: + Trị giá 15,000USD + Khối lượng hàng: 10,5 MT Coffee Bộ thứ 2: + L/C quy định: trị giá thanh toán 15,000USD + Hàng hoá giao: 100 Set TV (máy truyền hình) + Hoá đơn thương mại ghi: - Trị giá thanh toán :15,000USD - Số lượng TV: 104 set Hỏi bộ chứng từ nào được thanh toán?
  9. Tình huống 8 + L/C quy định: - Cấm giao hàng làm nhiều lần (từng phần) - Hàng giao từ cảng Kobe (Nhật Bản) - Hàng giao là “xe hơi” nhãn hiện “ INOVA” 20 chiếc + Vận đơn xuất trình: ❖ B/L thứ nhất đề ngày cấp 07/07, ghi chuyên chở 10 chiếc xe “INOVA” từ Osaka đến cảng Saigon trên tàu Victory ❖ B/L thứ hai đề ngày cấp 07/07, ghi chuyên chở 05 chiếc xe “INOVA” từ Osaka đến cảng Saigon trên tàu Victory ❖ B/L thứ ba đề ngày cấp 15/07, ghi chuyên chở 05 chiếc xe “INOVA” từ MaCao đến cảng Saigon trên tàu Victory 1. Trường hợp trên, các vận đơn xuất trình có bất hợp lệ không? 2. Ngày giao hàng xác định là ngày nào?
  10. Tình huống 9 Công ty A xuất khẩu gạo 35% tấm cho Iran. L/C cho phép giao hàng từng phần và quy định như sau: ▪ Chuyến 1 giao 10.000MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất là ngày 01/10/2007 ▪ Chuyến 2 giao 10.000MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất 01/11/2007 ▪ Chuyến 3 giao 15.000MT gạo vụ mùa 2007, ngày giao hàng muộn nhất 01/12/2007 Công ty A không kịp thực hiện chuyến giao hàng đầu tiên. Sau đó, Cty A thực hiện hoàn chỉnh chuyến giao hàng thứ hai. Hỏi bộ chứng từ do cty A xuất trình có được chấp nhận thanh toán hay không?
  11. Tình huống 10 Một L/C quy định: ✓Phải xuất trình 03 vận đơn nhưng không nêu rõ bao nhiêu bản chính, bao nhiêu bản sao. Người xuất trình xuất trình 01 vận đơn gốc, 02 vận đơn bản sao. ✓Cảng bốc hàng là cảng Vũng Tàu nhưng B/L lại thể hiện bốc hàng tại cảng Sài Gòn. ▪Hỏi trường hợp này có bị coi là bất hợp lệ hay không? ▪Trên B/L cần phải được ghi như thế nào để ngân hàng chấp nhận thanh toán?
  12. Tình huống 11 ▪ Công ty H (Việt Nam) ký một HĐ nhập hoá chất từ cty của Trung Quốc. Trị giá thư tín dụng: 50.000 USD CIF Hải Phòng. Trong L/C quy định về mô tả hàng hoá: mã hàng 160- 4690 và 270-3210. ▪ Khi bộ chứng từ được gửi đến NH mở L/C của Việt Nam, hoá đơn thương mại có ghi ba mã hàng như sau: ▪ 160-4690 đơn giá 41,00 USD/kg ▪ 270-3210 đơn giá 32,50 USD/kg ▪ 511-74: miễn phí ▪ Điều kiện giao hàng CIF không ghi trong hoá đơn thương mại ▪ Công ty H từ chối thanh toán với lý do mô tả hàng hoá không đúng theo quy định của L/C. Và NH mở L/C cũng xác định đây là bộ chứng từ có lỗi và không thanh toán cho cty X với lý giải rằng: điều kiện giao hàng CIF Hải Phòng là một bộ phận của mô tả hàng hoá trong thư tín dụng, nếu không làm sao các bên liên quan có thể xác định điều kiện giao hàng so với quy định của thư tín dụng ▪ trả lời từ phía cty X và NH đòi tiền của Trung Quốc như sau: ▪ về mặt hàng thứ 3 mô tả trong hoá đơn thương mại không có trong L/C thì theo tinh thần UCP 600 không cấm ▪ về quy định ghi giá CIF trong hoá đơn thì điều kiện giao hàng không phải là một phần của điều kiện mô tả hàng hoá, mà đây là điều khoản không liên quan đến chứng từ, do đó không phải là sai sót. ▪ Theo em, bên nào đúng bên nào sai trong tiình huống này? ▪ Căn cứ vào các điều khoản nào của UCP 600 để giải quyết tranh chấp này?
  13. Tình huống 12 ▪ Ngày 30-8-2000 Cty Z. của Việt Nam ký HĐ nhập khẩu phương tiện vận tải từ cty Q. ở Mỹ. NH của Z. trên cơ sở HĐ có tham chiếu UCP 600 ngày 20-9-2000 đã mở L/C cho Q. hưởng lợi với giá trị là 250.000 USD. ▪ Theo quy định L/C NH VN sẽ thanh toán cho Q. số tiền là 250.000 USD qua NH của Mỹ khi người bán là Q. xuất trình bộ chứng từ gồm các loại sau: ▪ Bill of sale (văn tự bán thiết bị): chứng từ bản gốc do Q. lập có nội dung chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên mua, đươc công chứng (notarized) và hợp pháp hoá (legalized) bởi Đại sứ quán, lãnh sự Việt Nam hoặc toà án dân sự tại Mỹ ▪ Commercial Invoice: 6 bản bằng tiếng Anh do Q ký với giá trị 250.000 USD cho toàn bộ thiết bị vận tải theo điều kiện cơ sở giao hàng CÌF Hải Phòng ▪ Hull Insurance Policy: bảo hiểm thân tàu chứng nhận tổn thất toàn bộ cho 1 chuyến hành trình từ Mỹ về Hải Phòng với trị giá 272.000 USD do bên bán chịu thể hiện rõ khiếu nại sẽ được thanh toán tại VN ▪ Ngày 15-10-2000 NH phát hành L/C đã nhận được bộ chứng từ thanh toán, sau khi kiểm tra NH gửi thông báo về 3 khác biệt liên quan tới 3 loại chứng từ: ▪ hối phiếu:ngày lập hối phiếu sớm hơn ngày khởi hành tầu ▪ hoá đơn: có sự khác nhau về địa chỉ người thụ hưởng (thiếu chữ “y” của từ “Company” ▪ đơn bảo hiểm: ngày ghi trong đơn bảo hiểm muộn hơn ngày khởi hành quy định trong L/C là 4 ngày ▪ 18-10—2000, sau khi nhận thông báo của NH, cty Z có công văn gửi NH chấp nhận 3 sai biệt này vì L/C không quy định nên cty không cho là quan trọng. ▪ Ngày 20-12-2000 NH phát hành gửi thông báo sang cho NH phía người bán của Mỹ về 3 sự khác biệt trên, nhưng không nhận được ý kiến phản hôi từ phía NH này. ▪ Ngày 25-12-2000 cty Z tiếp tục đề nghị NH mở L/C thanh toán, cùng ngày này NH đã thanh toán 250.000USD cho người bán. ▪ Quá ngày giao hàng 1 tháng cty Z vẫn không nhận được hàng. Trên thưc tế lô hàng này đã bị toà án Mỹ bắt giữ đem bán đáu giá để trừ nợ của người bán. Cty Z đã khiếu nại NH phát hành L/C đòi bôi thường thiệt hại ▪ NH phát hành L/C có bị quy trách nhiệm gì về kiểm tra chứng từ không? ▪ Ai sẽ là người chịu tổn thất ở đây? NH hay người mua?