Thẩm định dự án đầu tư - Phân tích rủi ro

ppt 21 trang nguyendu 10940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thẩm định dự án đầu tư - Phân tích rủi ro", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttham_dinh_du_an_dau_tu_phan_tich_rui_ro.ppt

Nội dung text: Thẩm định dự án đầu tư - Phân tích rủi ro

  1. KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÂN TÍCH RỦI RO Biên soạn bởi: TRUNG TÂM TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP KHỐI DOANH NGHIỆP Trình bày bởi:
  2. PHÂN TÍCH RỦI RO ▪ Giới thiệu về rủi ro ▪ Các công cụ phân tích rủi ro ▪ Các giải pháp hạn chế rủi ro Phân tích tín dụng 2
  3. GIỚI THIỆU VỀ RỦI RO ▪ Rủi ro là “sự mất mát hoặc tổn thương có thể xảy ra”. ▪ Với khái niệm này, nếu xác suất mất mát là 0 hoặc 1, thì không có rủi ro. Ví dụ: ❖Nếu một người không biết bơi nhảy xuống sông sâu thì cầm chắc cái chết. Mặc dù có chuyện mất mát về nhân mạng nhưng đây không phải là rủi ro vì hậu quả đã thấy trước. ❖Nếu một người biết bơi nhảy xuống sông sâu thì có thể chết hay không chết. Trong trường hợp này có sự không chắc chắn về hậu quả, tức là có rủi ro trong hành động của người này . ▪ Rủi ro dự án liên quan tới sự thấu hiểu những vấn đề tiềm tàng ở phía trước có thể xuất hiện trong dự án mà chúng sẽ cản trở sự thành công của dự án → Rủi ro dự án là khả năng xảy ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả kỳ vọng theo kế hoạch. Phân tích tín dụng 3
  4. GIỚI THIỆU VỀ RỦI RO (tt) ▪ Tại sao phải phân tích rủi ro ? Khi nói về tương lai chỉ có một điều chắc chắn là mọi thứ đều không chắc chắn!!! Phân tích tín dụng 4
  5. GIỚI THIỆU VỀ RỦI RO (tt) ▪ Tại sao phải phân tích rủi ro ? ❖Các khoản lợi nhuận của dự án được trải ra theo thời gian. ❖Đa số các biến có ảnh hưởng tới NPV đều có mức độ không chắc chắn cao. ❖Thông tin và dữ liệu cần cho các dự báo chính xác hơn là tốn kém. ❖Cần giảm khả năng thực hiện một dự án “tồi" trong khi không bỏ lỡ chấp thuận một dự án“tốt“. Phân tích tín dụng 5
  6. GIỚI THIỆU VỀ RỦI RO (tt) ▪ Tại sao phải phân tích rủi ro ? ❖Trong hoạt động kinh doanh luôn tồn tại những yếu tố ngẫu nhiên, bất định (không chắc chắn). ❖Để đối phó với các yếu tố bất định: ✓Giả định mọi việc sẽ xảy ra đúng như kế hoạch và sẵn sàng thích nghi với những biến đổi có thể có. ✓Tiên liệu và hạn chế các yếu tố bất định. ❖Các lọai môi trường ra quyết định ✓RQĐ trong điều kiện chắc chắn. ✓RQĐ trong điều kiện rủi ro. ✓RQĐ trong điều kiện không chắc chắn. Phân tích tín dụng 6
  7. CÁC LOẠI RỦI RO ▪ Các loại rủi ro ? ❖Rủi ro có tính hệ thống → Không thể đa dạng hóa. ❖Rủi ro không có tính hệ thống → Có thể đa dạng hóa. ▪ Các loại rủi ro ? ❖Rủi ro kinh doanh ❖Rủi ro tài chính ❖Rủi ro có tính chiến lược Phân tích tín dụng 7
  8. CÁC LOẠI RỦI RO (tt) ▪ Rủi ro kinh doanh là rủi ro liên quan đến thị trường sản phẩm của dự án, bao gồm: ❖Đổi mới công nghệ ✓→ Trang thiết bị, Nguyên vật liệu mới ❖Thiết kế sản phẩm ✓→ Sản phẩm thay thế ❖Bán hàng ✓→ Nhu cầu thị trường ✓→ Hoạt động của đối thủ cạnh tranh Phân tích tín dụng 8
  9. CÁC LOẠI RỦI RO (tt) ▪ Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến các thiệt hại có thể xảy ra trong thị trường tài chính. ❖Do sự thay đổi của các biến số tài chính: ✓Lãi suất; ✓Tỉ giá hối đoái; ✓Giá cả. ❖Khả năng tạo ra lợi nhuận. ❖Khả năng thanh toán nợ. ❖Khả năng thanh khoản. Phân tích tín dụng 9
  10. CÁC LOẠI RỦI RO (tt) ▪ Rủi ro có tính chiến lược là rủi ro liên quan đến các sự biến đổi cơ bản trong môi trường kinh tế và chính trị. Phân tích tín dụng 10
  11. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH RỦI RO ▪ Các công cụ phân tích rủi ro: Giới thiệu 2 công cụ phân tích rủi ro chính trong thẩm định dự án: ❖Phân tích độ nhạy ❖Phân tích tình huống Phân tích tín dụng 11
  12. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH RỦI RO (tt) ▪ Phân tích độ nhạy dự án cho thấy: ❖Những biến số chính yếu ảnh hưởng đến dự án là gì? ❖Mức độ nhạy cảm của dự án (NPV, IRR, PP ) với những biến số đó? ▪ Phân tích độ nhạy dự án nhằm cung cấp cho nhà quản lý một bức tranh dễ hiểu về các kết quả có thể xảy ra khi các biến số đầu vào/đầu ra/chi phí đầu tư ban đầu thay đổi. Phân tích tín dụng 12
  13. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH RỦI RO (tt) ▪ Phân tích độ nhạy là bước đầu tiên trong phân tích rủi ro: ❖Kiểm định độ nhạy của một kết quả dự án (NPV, IRR, PP ) theo các thay đổi giá trị của chỉ một tham số mỗi lần ❖Về cơ bản là phân tích “Điều gì xảy ra nếu như . " ❖Cho phép chúng ta kiểm định xem biến nào có tầm quan trọng như là nguồn gốc của rủi ro ❖Một biến quan trọng phụ thuộc vào: ✓Tỉ phần của nó trong tổng các lợi ích và chi phí ✓Miền giá trị có khả năng Phân tích tín dụng 13
  14. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH RỦI RO (tt) ▪ Các hạn chế của phân tích độ nhạy: ❖Miền giá trị và phân bố xác suất của các biến; ❖Phân tích độ nhạy không tập trung vào miền giá trị thực tế; ❖Phân tích độ nhạy không thể hiện các xác suất đối với từng miền. Nói chung, xác suất của các giá trị gần với giá trị trung bình là cao và xác suất nhận các giá trị thái cực là nhỏ; ❖Hướng của các tác động đối với đa số các biến, hướng tác động là rõ ràng, nhưng cũng có ngoại lệ: ✓Doanh thu tăng → NPV tăng → rõ ràng ✓Chi phí tăng → NPV giảm → rõ ràng ✓Thay đổi lạm phát → không rõ ràng Phân tích tín dụng 14
  15. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH RỦI RO (tt) ▪ Các hạn chế của phân tích độ nhạy: ❖Kiểm định mỗi lần một biến là không thực tế do có tương quan giữa các biến ❖Nếu tỉ lệ lạm phát thay đổi thì tất cả các giá đều thay đổi. ❖Nếu tỉ giá hối đoái thay đổi thì giá của hàng hoá mua bán với nước ngoài & khoản nợ bằng ngoại tệ thay đổi. Một phương pháp xử lý những tác động kết hợp hoặc có tương quan này là phân tích tình huống Phân tích tín dụng 15
  16. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH RỦI RO (tt) ▪ Phân tích tình huống thừa nhận rằng các biến nhất định có quan hệ tương hỗ với nhau. Vì thế một số nhỏ các biến có thể được thay đổi đồng thời theo một cách nhất quán. ▪ Tập hợp các hoàn cảnh có khả năng kết hợp lại để tạo ra "các trường hợp" hoặc “các tình huống” khác nhau là gì ? ❖Trường hợp xấu nhất / Trường hợp bi quan ❖Trường hợp kỳ vọng / Trường hợp ước tính tốt nhất ❖Trường hợp tốt nhất / Trường hợp lạc quan ▪ Ghi chú: Phân tích tình huống không tính tới xác suất của các trường hợp xảy ra. Phân tích tín dụng 16
  17. CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH RỦI RO (tt) ▪ Phân tích tình huống giúp giải thích & quyết định dự án 1 cách dễ dàng hơn khi các kết quả vững chắc: ❖Chấp thuận dự án nếu NPV > 0 ngay cả trong trường hợp xấu nhất ❖Bác bỏ dự án nếu NPV < 0 ngay cả trong trường hợp tốt nhất ❖Tuy nhiên, không may trường hợp hay gặp nhất lại là: NPV đôi lúc dương; NPV đôi lúc âm; →các kết quả là không dứt khoát. Phân tích tín dụng 17
  18. QUẢN LÝ RỦI RO ▪ Vấn đề: ❖Nhiều dự án có: ✓Các kinh phí đầu tư lớn; ✓Các giai đoạn chi tiền của dự án kéo dài; ✓Việc chia sẻ thông tin và công nghệ không hoàn toàn, đặc biệt là với các nhà đầu tư nước ngoài; ✓Các khác biệt trong khả năng gánh chịu rủi ro của các bên; ✓Các hợp đồng không ổn định ❖Các dự án có thể hấp dẫn khi xét tổng gộp, nhưng lại không hấp dẫn đối với một hoặc nhiều phía do những bất trắc về chia sẻ rủi ro và lợi nhuận. ▪ Kết quả là các dự án hấp dẫn không được thực hiện!!!!! Phân tích tín dụng 18
  19. PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO ▪ Tránh rủi ro: là việc không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro. ❖Ưu điểm là có thể tránh được tất cả các rủi ro. ❖Nhưng chính việc không thực hiện các hành vi để tránh rủi ro lại đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội tìm kiếm lợi nhuận. ❖Ví dụ khi dự đoán các yếu tố đầu vào sẽ lên giá → DN dự định tăng tồn trữ nguyên vật liệu nhưng lại cũng lo ngại nguy cơ giảm giá trở lại → từ bỏ ý tưởng dự trữ tồn kho và đánh mất cơ hội kiếm lời. ▪ Giảm nhẹ rủi ro: là việc làm giảm các tác hại do rủi ro tác động đến DN. Khi xảy ra rủi ro người ta tìm mọi cách để giảm bớt các tác hại của chúng. Phương pháp này thường được sử dụng để ứng phó với các loại rủi ro không thể tránh. Phân tích tín dụng 19
  20. PHƯƠNG THỨC XỬ LÝ RỦI RO (tt) ▪ Kiềm chế rủi ro: là một trong những cách xử lý rủi ro hiệu quả nhất. ❖ Thường ứng dụng trong trường hợp thiệt hại do rủi ro gây ra nhỏ nhưng cơ hội tìm kiếm lợi nhuận lại rất lớn. Trong trường hợp này người ta thường chấp nhận rủi ro để đổi lấy lợi nhuận, đồng thời tiến hành các biện pháp để kiềm chế tác hại của rủi ro. ❖ Để tiến hành phương pháp này cần phải đảm bảo nguyên tắc lợi nhuận mang lại phải lớn hơn thiệt hại do rủi ro tác động. ▪ Chuyển dịch rủi ro: là việc chuyển việc chịu hậu quả rủi ro có thể xảy ra từ một doanh nghiệp sang cho người khác bằng việc trả một khoản chi phí. Ví dụ: ❖ Một hãng kinh doanh taxi trả một khoản tiền để mua bảo hiểm cho thân vỏ xe và bảo hiểm nghề nghiệp cho lái xe. Nếu tai nạn xảy ra thì hậu quả rủi ro sẽ chuyển sang công ty bảo hiểm gánh chịu. ❖ Tương tự, một DN mua bảo hiểm cháy/nổ cho các tài sản dễ cháy/nổ của mình để phòng trường hợp cháy/nổ xảy ra sẽ không phải gánh chịu thiệt hại TS. Phân tích tín dụng 20
  21. KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP GIẢI ĐÁP THẮC MẮC