Tài liệu tập huấn quản lý rủi ro cơ bản và quản lý rủi ro thị trường

pptx 59 trang nguyendu 8000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn quản lý rủi ro cơ bản và quản lý rủi ro thị trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxtai_lieu_tap_huan_quan_ly_rui_ro_co_ban_va_quan_ly_rui_ro_th.pptx

Nội dung text: Tài liệu tập huấn quản lý rủi ro cơ bản và quản lý rủi ro thị trường

  1. TÀI LIỆU TẬP HUẤN QUẢN LÝ RỦI RO CƠ BẢN và QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG Người trình bày: Phan Đức Hùng Trưởng phòng QLRRTT BAN QLRRTT&TN – BIDV H.O Email: duchung@bidv.com.vn
  2. LỜI NÓI ĐẦU Những kiến thức gốc trong tài liệu này được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau ở trong và ngoài nước. Người chuẩn bị tài liệu này không sáng tác hay phát minh ra bất kỳ ý kiến nào. Phan Đức Hùng 2
  3. NỘI DUNG • PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO • PHẦN 2: QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 3
  4. PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO Cả cuộc đời là một quá trình quản lý rủi ro chứ không phải là xóa bỏ rủi ro Walter Wriston, cựu Chủ tịch CitiGroup 4
  5. RỦI RO LÀ GÌ? Có nhiều khái niệm, quan điểm về rủi ro: ? Nói đến “rủi ro” hay “Risk”: sự việc đã xảy ra hay chưa? ? “Rủi ro” có phải là bất khả kháng (force majeure)? ✓ Theo Wikipedia.org: Rủi ro liên quan đến giá trị dự kiến trước (expected value) của một hoặc nhiều kết quả của một hoặc nhiều sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, thông thường nói đến rủi ro người ta hay nghĩ về khía cạnh tổn thất có khả năng xảy ra của sự kiện trong tương lai hoặc cái giá phải trả (downside risk) hơn là khía cạnh lợi ích có thể có (upside risk) ✓ Quan điểm về rủi ro của Người Trung Quốc: o Thứ nhất, rủi ro là tượng trưng của “sự nguy hiểm”, đồng thời, o rủi ro còn là tượng trưng của “cơ hội”. o Chấp nhận rủi ro là chấp nhận “sự nguy hiểm” nhưng đồng thời với việc có được “cơ hội” 5
  6. RỦI RO LÀ GÌ? ISO 31000:2009 Rủi ro là những tác động (effect) của những điều không chắc chắn (uncertainty) đến việc đạt được những mục tiêu (objectives) của tổ chức. RỦI RO = (khả năng,xác suất xảy ra sự kiện) x (ảnh hưởng của sự kiện) No Risk No Gain! 6
  7. CÁC LOẠI RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG RR Mô hình RR cơ bản Nguồn nhân lực Gián đoạn HĐKD (Human Resources ) (Business Interruption) (Model Risk) (Basis Risk) An toàn vật chất (Physical Security) Thủ tục & kiểm soát Thanh khoản (Procedures &Controls) (Liquidity) Thị trường Tác nghiệp Gian lận Nguồn vốn (MARKET) (OPERATIONAL) (Fraud) (Funding) Tái cấu trúc (Restructuring) Khoảng chênh (Mismatch) Độ biến động Công nghệ thông tin Rửa tiền (Volatility) Tín dụng (Information Technology) (Money Laundering) Ban hành VBCĐ Pháp luật (CREDIT) Quan hệ Hoạt động (Regulatory) (Legal) khách hàng Thương mại (Customer (Commercial Activity) Relationships) Thông tin quản lý Quan hệ cổ đông (Management (Shareholder Relations) Information) Pháp luật / Thương mại Quan hệ nhà Ủy thác Tài chính (COMMERCIAL) cung cấp (Fiduciary) Định giá (Supplier Relationships) (LEGAL / FINANCIAL) (Pricing) Truyền thông Hợp đồng & chứng từ Tuân thủ Thương hiệu / (Communication) (Contracts & (Compliance) Danh tiếng Phát triển SP Chiến lược Documentation) Thuế (Brand / Reputation) (Taxation) (Product phân phối Development) (Distribution Strategy)
  8. VÍ DỤ PHÂN LOẠI RỦI RO Rủi ro ngoại hối Rủi ro tự doanh Rủi ro thị trường Rủi ro lãi suất Rủi ro khe hở Rủi ro chứng khoán Rủi ro giá hàng hóa Rủi ro Rủi ro thanh khoản tài chính Rủi ro theo hợp Rủi ro đối tác đồng đơn lẻ Rủi ro tín dụng Rủi ro người Rủi ro danh mục phát hành Rủi ro tác nghiệp/hoạt động Rủi ro pháp lý Rủi ro kinh doanh Rủi ro quy định Rủi ro danh tiếng 8
  9. QUẢN LÝ RỦI RO LÀ GÌ? - Quản lý rủi ro có mặt trong mọi mặt của cuộc sống. Con người luôn phải đánh đổi giữa “thu nhập dự kiến” với “tổn thất” có khả năng xảy ra. - Công tác quản lý rủi ro của một tổ chức: + Không chỉ thuộc trách nhiệm của riêng bộ phận Quản lý rủi ro. + Liên quan đến toàn bộ hoạt động của tổ chức đó: quản trị điều hành (overall governance), xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch (strategy and planning), quản lý (management), quy trình báo cáo (reporting processes), các chính sách (policies), các giá trị (values) và văn hóa (culture). 9
  10. TẠI SAO PHẢI QUẢN LÝ RỦI RO? Mục đích: - Nâng cao khả năng đạt được mục tiêu. - Thúc đẩy, hỗ trợ công tác quản lý chủ động. - Nhận thức được sự cần thiết phải “nhận diện” và “ứng xử” đối với rủi ro trong toàn bộ tổ chức. - Dễ dàng hơn trong việc xác định “cơ hội” và “thách thức”. - Đáp ứng được, phù hợp với yêu cầu, quy định của cơ quan quản lý và thông lệ quốc tế. - Nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo theo chế độ bắt buộc và tự nguyện. - Tăng cường năng lực quản trị điều hành. 10
  11. TẠI SAO PHẢI QUẢN LÝ RỦI RO? Mục đích (tiếp): - Cổ đông tín nhiệm, tin tưởng. - Tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát - Là cơ sở giúp cho việc ra quyết định và lập kế hoạch. - Phân bổ và sử dụng nguồn lực quản lý rủi ro hiệu quả. - Nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động. - Đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Tăng cường khả năng phòng ngừa tổn thất có thể xảy ra và quản lý sự cố. - Giảm thiểu tổn thất. - Nâng cao sự hiểu biết của tổ chức. - Tăng cường khả năng phục hồi của tổ chức. 11
  12. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG QLRR ISO 31000:2009 Để quản lý rủi ro hiệu quả, một tổ chức, ở tất cả các cấp quản lý phải tuân theo những những nguyên tắc sau đây. a. Quản lý rủi ro tạo ra và bảo vệ giá trị b. Quản lý rủi ro là phần không thể thiếu trong quá trình hoạt động của toàn bộ tổ chức c. Quản lý rủi ro là một phần của việc ra quyết định d. Quản lý rủi ro phải chỉ ra một cách rõ ràng và chi tiết những điều không chắc chắn (rủi ro tiềm ẩn) e. Quản lý rủi ro phải có phương pháp, có hệ thống - kết cấu, và đúng hạn 12
  13. NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG QLRR ISO 31000:2009 (tiếp) f. Quản lý rủi ro phải được dựa trên nguồn thông tin tốt nhất g. Quản lý rủi ro phải có tính linh hoạt, thích ứng, phù hợp h. Quản lý rủi ro phải tính đến cả yếu tố con người và văn hóa i. Quản lý rủi ro phải minh bạch và tổng hợp j. Quản lý rủi ro phải năng động, có tính lặp đi lặp lại và sẵn sàng thay đổi k. Quản lý rủi ro hỗ trợ cho việc liên tục cải tiến và phát triển của tổ chức 13
  14. KHUNG (KHUÔN KHỔ) QUẢN LÝ RỦI RO CAM KẾT CỦA LÃNH ĐẠO CẤP CAO (Mandate and Commitment) XÂY DỰNG KHUÔN KHỔ QLRR (Design of framework for managing Risk) Hiểu rõ cơ cấu và phạm vi của tổ chức Xây dựng chính sách QLRR Trách nhiệm thực thi chính sách Hợp nhất với toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức Nguồn lực Xây dựng mối quan hệ nội bộ và cơ cấu báo cáo Xây dựng mối quan hệ với bên ngoài và cơ cấu báo cáo LIÊN TỤC CẢI TIẾN KHUÔN KHỔ QLRR THỰC THI NHIỆM VỤ QUẢN LÝ RỦI RO (Continual improvement of the Framework) (Implementing Risk Management) Thực hiện khuôn khổ quản lý rủi ro Thực hiện quy trình quản lý rủi ro THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ LẠI KHUÔN KHỔ QLRR (Monitoring and Review of the Framework) 14
  15. QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO XÂY DỰNG PHẠM VI QUẢN LÝ THÔNG TIN THEO DÕI PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ RỦI RO GIÁM SÁT VÀ (Risk Assessment) VÀ THẢO LUẬN, NHẬN DIỆN, XÁC ĐỊNH RỦI RO TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ Ý KIẾN PHÂN TÍCH RỦI RO (Monitoring (Communication and and Review) Consultation) ĐO LƯỜNG-ĐÁNH GIÁ RỦI RO BÁO CÁO-GIẢM THIỂU RỦI RO 15
  16. MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGUYÊN TẮC – KHUÔN KHỔ - QUY TRÌNH QLRR a. Quản lý rủi ro tạo ra và bảo vệ giá trị b. Quản lý rủi ro là phần không thể CAM KẾT CỦA LÃNH ĐẠO CẤP CAO thiếu trong quá trình hoạt động (Mandate and Commitment) của toàn bộ tổ chức c. Quản lý rủi ro là một phần của XÂY DỰNG PHẠM VI QUẢN LÝ việc ra quyết định THÔNG TIN THEO DÕI GIÁM SÁT d. Quản lý rủi ro phải chỉ ra một XÂY DỰNG KHUÔN VÀ cách rõ ràng và chi tiết những KHỔ QLRR ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ điều không chắc chắn (rủi ro (Design of framework for THẢO LUẬN, (Risk Assessment) tiềm ẩn) managing Risk) TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ e. Quản lý rủi ro phải có phương Ý KIẾN (Monitoring pháp, có hệ thống - kết cấu, và NHẬN DIỆN, XÁC ĐỊNH (Communication RỦI RO and đúng hạn and Review) Consultation) f. Quản lý rủi ro phải được dựa LIÊN TỤC CẢI TIẾN THỰC THI NHIỆM trên nguồn thông tin tốt nhất KHUÔN KHỔ QLRR VỤ QLRR (Continual (Implementing Risk PHÂN TÍCH RỦI RO g. Quản lý rủi ro phải có tính linh improvement of the Management) hoạt, thích ứng, phù hợp Framework) h. Quản lý rủi ro phải tính đến cả yếu tố con người và văn hóa ĐO LƯỜNG RỦI RO i. Quản lý rủi ro phải minh bạch và tổng hợp THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ j. Quản lý rủi ro phải năng động, LẠI KHUÔN KHỔ QLRR (Monitoring and Review có tính lặp đi lặp lại và sẵn sàng of the Framework) thay đổi BÁO CÁO-GIẢM THIỂU RỦI RO k. Quản lý rủi ro hỗ trợ cho việc liên tục cải tiến và phát triển của tổ chức CÁC NGUYÊN TẮC QLRR KHUÔN KHỔ QLRR QUY TRÌNH QLRR (Principles) (Framework) (Framework) 16
  17. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ RỦI RO Hiện nay BIDV chưa có Ban Kiểm soát Hội đồng Quản trị Hội đồng Quản lý Rủi ro Kiểm toán Khẩu vị rủi ro Kiểm tra Chiến lược QLRR Giám sát Chính sách QLRR Kiểm soát ro rủi Tầng QLRR thứ ba Chính Chính QLRR sách Ban Tổng Giám đốc Ban Quản lý rủi ro & Middle office Trình tự, thủ tục QLRR Tầng QLRR Theo dõi, giám sát – đánh giá – báo thứ hai cáo Tầng QLRR thứ nhất ro rủi lý Quản Quản lý tài sản Kinh doanh Các bộ phận Treasury Tín dụng Nợ-Có chứng khoán KD khác 17
  18. MỐI QUAN HỆ CỦA BỘ PHẬN QLRR Hội đồng QLRR (Risk Committee) Phân tích BC rủi ro và thực hiện Các đơn vị KD (Analytics) (Risk Report and Practice) Quản lý Nhà nước (Front Office) Báo cáo và phân tích đánh giá Yêu cầu BC (Regulator) (Reporting and Analysis) (Enquiries) Rủi ro tổng Exposure) tổng ro Rủi thể (Risk Thông tin P/L, giá Violation) phạmvi (Limit hạn BC mức BC rủi ro và thực hiện Giám sát tài chính (P/L, price) (Risk Report and Practice) Kiểm toán (Financial Control) RM Group (Auditors) Báo cáo rủi ro Yêu cầu BC (Risk Report) QLRR (Enquiries) (Risk Management) Đơn vị tác nghiệp Trạng thái Tóm tắt QLRR Tổ chức định hạng (Back Office) (Positions) (Risk Summary) (Rating Agencies) Pháp lý/Tuân thủ/ Chính sách, QĐ BC ban hành quy định Tư vấn QLRR Khách hàng (Regulatory Reporting) (Risk Advisory) (Legal/Compl/ (Clients) Regulatory) Công nghệ thông tin (Technology Support) 18
  19. QUẢN LÝ RỦI RO LÀ GÌ? TÓM LẠI: Quản lý rủi ro là một quá trình nhận diện,xác định rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát, quản lý những vấn đề rủi ro tiềm ẩn, báo cáo và giảm thiểu rủi ro. Nhận diện/ Đo lường RR Xác định RR Measurement Identification Báo cáo/ Giảm thiểu Quản lý/ Report/Review & Kiểm soát Revision Control & Monitoring 19
  20. PHẦN 2: QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 20
  21. RỦI RO THỊ TRƯỜNG LÀ GÌ? Định nghĩa: Rủi ro thị trường là rủi ro xảy ra do sự biến động, thay đổi bất lợi của các yếu tố thị trường bao gồm: lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá hàng hóa, giá cổ phiếu làm ảnh hưởng tới giá trị của các tài sản trong và ngoại bảng cân đối tài sản của ngân hàng gây ra tổn thất đối với thu nhập và vốn của ngân hàng. Mục tiêu kép của quản lý rủi ro thị trường: - Cải thiện hoạt động tài chính của ngân hàng - Đảm bảo rằng ngân hàng không phải chịu những mức tổn thất lớn hơn khả năng chịu đựng của ngân hàng. 21
  22. RỦI RO NGOẠI HỐI Ví dụ về ngân hàng VN: - Một ngân hàng lớn của VN thua lỗ trong kinh doanh ngoại hối (EUR/USD) năm 2004 gần 500 tỷ đồng. - Một chi nhánh ngân hàng khác cũng của VN thua lỗ trong kinh doanh ngoại hối năm 2006 khoảng 4,5 triệu USD. Rủi ro tác nghiệp xảy ra trước: • Không có quy trình, quy định cụ thể, không có hạn mức giao dịch. • Không kiểm soát và báo cáo kịp thời các dấu hiệu bất thường: trạng thái phát sinh lớn, che dấu lỗ • Vi phạm một số quy định : thanh toán netting, chi nhánh giao dịch với ngân hàng khác khi không được phép • Nhân sự không có trình độ nghiệp vụ • Rủi ro ngoại hối xảy ra sau: • Do không đo lường được rủi ro nên ngân hàng không có biện pháp giảm thiểu. Tỷ giá trên thế giới biến động rất mạnh, gây thua lỗ. Ví dụ về doanh nghiệp VN: - Nhà máy xi măng Sông Gianh nhập máy móc thiết, thanh toán trả chậm bằng EUR, bị lỗ do tăng tỷ giá EUR gần 540 tỷ đồng. - Năm 2006 nhà máy Nhiệt điện Phả lại vay 36,2 tỷ JPY trong 20 năm để xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Phả Lại II, hàng năm phải trích dự phòng rủi ro biến động tăng tỷ giá JPY rất lớn. 22
  23. RỦI RO LÃI SUẤT Minh họa: - Trên bảng tổng kết tài sản của ngân hàng luôn tồn tại khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất (kỳ hạn thu nhập ròng giảm xuống. • Trường hợp khe hở âm (-): khi lãi suất tăng, tốc độ tăng thu nhập từ tài sản Có thấp hơn tốc độ tăng chi phí từ tài sản Nợ => thu nhập ròng giảm xuống. Lãi suất Khe hở TSNCLS Khe hở TSNCLS dương (+) âm (-) Tăng Giảm Ảnh hưởng của lãi suất đến thu nhập ròng của ngân hàng trên khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất 23
  24. RỦI RO GIÁ CHỨNG KHOÁN Ví dụ: - Ngân hàng Barings (Anh) với lịch sử thành lập năm 1762 đã sụp đổ vào năm 1995 do 1 người tên là Nick Leeson làm việc tại chi nhánh Singapore gây ra thua lỗ 1,3 tỷ USD trong kinh doanh (future, option) chỉ số Nikkei 225 trên thị trường chứng khoán Nhật Bản. Rủi ro tác nghiệp xảy ra trước: • Nick Leeson vừa là quản lý bộ phận kinh doanh của NH trên sàn giao dịch SIME, vừa là trưởng bộ phận thanh toán, sau đó là kế toán cho bộ phận KD của NH => Không có ai kiểm soát anh ta ở Singapore và thậm chí cả ở London. Cũng đã có những báo cáo về hoạt động kinh doanh bất thường về London nhưng không ai quan tâm, lại gửi về Singapore cho chính anh ta để “điều tra”. • Can thiệp vào hệ thống kế toán, mở tài khoản “năm số 8” để dấu lỗ. Tháng 12 năm 1994 lỗ $200 triệu nhưng báo cáo về London lãi $102 triệu. Rủi ro chứng khoán xảy ra sau: • Do không đo lường được rủi ro chứng khoán, ngân hàng không có hành động gì nhằm giảm thiểu nguy cơ. Khi xảy ra động đất ở Kobe đã gây ra sự hỗn loạn trên toàn thị trường Châu Á, chỉ số Nikkei 225 tăng rất mạnh do nhu cầu đóng trạng thái rất cao, Nick Leeson không đóng được trạng thái của mình và thua lỗ nặng => ngân hàng mất khả năng thanh khoản và sụp đổ. 24
  25. RỦI RO GIÁ HÀNG HÓA Ví dụ: - Năm 2007 tại Gia Lai có 2 doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cà phê hạt, bảo hiểm rủi ro bằng cách giao dịch trên thị trường cà phê tương lai. Tuy nhiên, vượt ra khỏi mục đích bảo hiểm, khách hàng đã đầu cơ trạng thái bằng cách bán khống các hợp đồng tương lai. Rủi ro giá hàng hóa: • Giá cà phê trên thị trường tương lai không giảm như mong đợi của khách hàng mà tăng rất mạnh, khi mua lại các hợp đồng tương lai để đóng trạng thái theo thời hạn quy định, khách hàng lỗ tổng cộng khoảng trên 1.3 triệu USD. 25
  26. MỘT SỐ SỰ KIỆN KHÁC Tên Lỗ Rủi ro -Metallgesellchaft (Đức) $1.40 tỷ RR thị trường (1993-Oil future) - Daiwa Bank (New York Br.) $1.10 tỷ RR hoạt động, RR thị trường (1995 – US Treasury bonds) - Long Term Capital $4.60 tỷ RR thị trường (1998 - Swap, equity, Management (USA) emerging market, developed countries ) - Société Générale (Pháp) €4.90 tỷ RR tác nghiệp, thị trường (2008 - Arbitrage discrepancies between equity derivatives and cash equity prices) 26
  27. QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ-CÓ ✓Hoạt động tài chính bao gồm huy động, cho vay/đầu tư và phòng ngừa rủi ro. Do đây là các giao dịch trên thị trường nên ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập từ lãi, tạo ra sự đánh đổi giữa “rủi ro” và “thu nhập từ lãi”. ✓Chức năng QLTS Nợ-Có (ALM) là chức năng quản lý rủi ro quan trọng nhất của ngân hàng, bao hàm những điều kiện mang tính phản ứng và chủ động của thị trường. ✓ Mục tiêu nhằm duy trì và tăng cường giá trị ròng của ngân hàng bằng bất cứ biện pháp nào có thể, không chỉ hạn chế phạm vi trong việc đánh giá rủi ro thuần túy mà mở rộng quá trình ra chấp nhận cả những rủi ro có thể làm tăng giá trị kinh tế của Bảng cân đối tài sản. ✓ Hội đồng quản lý tài sản Nợ-Có (Asset/Liability Management Committee – ALCO) 27
  28. QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ-CÓ Bộ phận ALM chịu trách nhiệm QLRR lãi suất và thanh khoản của ngân hàng: - Đưa ra cách đo lường đối với các rủi ro này và kiểm soát rủi ro trong phạm vi giới hạn quy định. - Xử lý các vấn đề về xác định cơ cấu hợp lý của bảng tổng kết tài sản (phục vụ chính sách kinh doanh và phát triển) và các chương trình quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản (chính sách phòng ngừa rủi ro).  Các bộ phận khác phối hợp với ALM: -Bộ phận chịu trách nhiệm huy động vốn, bộ phận chịu trách nhiệm cho vay, bộ phận Treasury chịu trách nhiệm về quản lý dòng tiền hàng ngày. - Bộ phận QLRR phối hợp giám sát các giới hạn rủi ro 28
  29. QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ-CÓ Nhiệm vụ cụ thể: 1. Quản lý khả năng thanh khoản: • Tài trợ thâm hụt • Tài sản đầu tư • Các hệ số thanh khoản 2. Đo lường và kiểm soát rủi ro lãi suất: • Báo cáo về các khoảng chênh (GAP) và NPV • Báo cáo về giá trị rủi ro (VAR) • Báo cáo về thu nhập rủi ro • Đề xuất các báo cáo về hoạt động nội bảng và ngoại bảng • Thử nghiệm giới hạn 3. Định giá điều chuyển vốn nội bộ: • Báo cáo về thu nhập và dự đoán sự biến đổi thu nhập trong tương lai cho các bộ phận kinh doanh khác nhau. • Xác định giá chuyển nhượng nội bộ. 4. Chuẩn bị tài liệu ALCO: • Báo cáo về khoảng chênh (GAP), NPV, VAR • Báo cáo thử nghiệm giả định (back testing) và thử nghiệm giới hạn (stress testing). • Mô phỏng diễn biến trong tương lai của bảng tổng kết tài sản và thu nhập/chi phí. 29
  30. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG Nhiệm vụ cụ thể: 1. Kiểm soát và phân tích rủi ro: • Theo dõi số liệu về trạng thái và giá cả • Đo lường, đánh giá rủi ro và các giá trị rủi ro • Theo dõi, giám sát và quản lý việc vi phạm các hạn mức • Tổng hợp và báo cáo về các trạng thái rủi ro (theo kênh độc lập) 2. Phân tích định lượng: • Xác định mô hình cho các sản phẩm mới liên quan • Thiết kế các mô hình định lượng mới • Thử nghiệm các mô hình mới 3. Xác minh giá: • Xác minh giá trên các sản phẩm phái sinh phức tạp • Theo dõi thay đổi trong các mô hình định giá 4. Phát triển mô hình: • Phát triển các mô hình mới cho hệ thống • Phát triển công cụ phân tích rủi ro • Duy trì số liệu lịch sử 5. Phát triển và tích hợp hệ thống: • Phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ xử lý • Chấp nhận đầu vào từ hệ thống khác • Tự động hóa thu thập số lieeij và giải thích số liệu • Phát triển cơ sở dữ liệu để hỗ trợ số liệu rủi ro 30
  31. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 1. NHẬN DIỆN/XÁC ĐỊNH RỦI RO (Risk Identification) • Phương pháp dựa trên cở sở mục tiêu: những vấn đề, những sự kiện chống lại việc đạt được mục tiêu đã đề ra đều coi là “rủi ro”. • Phương pháp dựa trên cơ sở kịch bản dự kiến. • Phương pháp dựa trên cơ sở gốc: trên cơ sở kinh nghiệm đã trải qua và những thông lệ tốt nhất. • Phương pháp biểu đồ rủi ro: kết hợp các phương pháp trên. 31
  32. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (Risk Measurement) 2.1. Giá trị nhạy cảm lãi suất: – DVO1 (Dollar value of one basis point): hay viết cách khác là PVO1 “giá trị hiện tại 1 điểm cơ bản lãi suất” hoặc BPV “giá trị hiện tại của điểm cơ bản lãi suất” - là giá trị thay đổi khi thay đổi 1 điểm cơ bản (0.01%) của lãi suất cơ bản. Nghĩa là DVO1 cho biết ứng với 0.01% lãi suất biến động (tăng hoặc giảm) thì tác động (tăng hoặc giảm thu nhập, chi phí) đối với toàn bộ danh mục tài sản có và nguồn của ngân hàng là bao nhiêu. 32
  33. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp): 2.2. Giá trị chịu rủi ro – Value at Risk (VAR): đo lường khoản tiền tối đa có thể bị mất trên một danh mục tài sản trong một khoảng thời gian nắm giữ với một độ tin cậy cho trước. 33
  34. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp): VAR được tính toán đặc trưng cho khoảng thời gian trong một ngày – gọi là thời gian nắm giữ (holding period) – và thường được tính toán với độ tin cậy 95%. Độ tin cậy 95% nghĩa là có 95% khả năng (bình quân) xảy ra thua lỗ/mất mát đối với danh mục tài sản ở mức thấp hơn mức VAR đã tính toán. Nói cách khác, VAR trả lời câu hỏi: “Giá trị lớn nhất ngân hàng có thể bị tổn thất trong khoảng thời gian xác định là bao nhiêu sao cho tổn thất thực sự cao hơn giá trị đó chỉ xảy ra với xác suất thấp, ví dụ 5%?” VÍ DỤ: giá trị chịu rủi ro VAR tính theo ngày của một danh mục là 1.2 triệu USD với độ tin cậy 95% ngĩa là chỉ có 5 ngày trong 100 ngày, tính trung bình, giá trị tổn thất tính theo ngày của danh mục sẽ cao hơn 1.2 triệu USD. 34
  35. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp): • Phương pháp tính VAR? – Phương pháp phương sai – hiệp phương sai (Variance-Covariance Method) – Phương pháp Monte-Carlo (Monte-Carlo Simulation Method) – Phương pháp mô phỏng lịch sử (Historical Simulation Method) 35
  36. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp): • Phương pháp tính VAR mô phỏng lịch sử: VAR = Trạng thái x độ biến động giá trong quá khứ - Độ dài thời gian dữ liệu lịch sử: thông thường 250 ngày làm việc (1 năm) - Độ tin cậy: 95%, 97.5% hoặc 99% (độ tin cậy càng cao, giá trị chịu rủi ro càng cao, do đó xác suất xảy ra rủi ro lớn càng thấp) - Thời gian nắm giữ: 1 ngày hoặc 10 ngày (1 ngày áp dụng để kiểm soát tuân thủ hạn mức). 36
  37. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp): TÓM LẠI:  VAR được thiết kế dành cho các ngân hàng có hoạt động kinh doanh phù hợp, là công cụ để tổng hợp các rủi ro tài chính và báo cáo Ban Lãnh đạo về các rủi ro đó và kiểm soát các giới hạn hoạt động.  VAR cũng được sử dụng để xác định xem liệu một ngân hàng đã đáp ứng yêu cầu về vốn: năm 1996, Ủy ban Basel cho phép các ngân hàng sử dụng các mô hình VAR để tính toán yêu cầu về vốn đối với các rủi ro thị trường.  Bản thân VAR không đủ hiệu quả để quản lý rủi ro: VAR phản ánh những điều kiện “thị trường bình thường”; VAR không thể cho biết tổn thất lớn nhất có thể xảy ra đối với một danh mục là bao nhiêu, như vậy VAR không được thiết kế để ứng phó với những thay đổi giá trị lớn “bất thường”. 37
  38. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp): 2.3. Hệ thống hạn mức và kiển soát giao dịch (Limit Control and Structure - LCS): Thiết lập các tham số quản lý rủi ro: – Hạn mức-Limits (VAR limits, FX trading limits, position limits ) – Kiểm soát giao dịch tiền tệ/phi tiền tệ: giới hạn phạm vi các sản phẩm hoặc hoạt động được phép thực hiện. LCS cần phải được xem xét lại hàng năm. 38
  39. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 2. ĐO LƯỜNG RỦI RO (tiếp): 2.4. Nâng cao hiệu quả/ý nghĩa đo lường rủi ro: a> Thử nghiệm giả định (Back-testing): Là quá trình đánh giá lại giả thuyết, phương pháp luận hay mục tiêu quản lý bằng cách sử dụng dữ liệu thực tế trong quá khứ để tính toán. b> Thử nghiệm giới hạn (Stress-testing): -Là phương pháp kiểm tra sự ổn định/sức chịu đựng/giới hạn của ngân hàng bằng cách áp đặt những thay đổi về giá (định trước) đối với trạng thái hiện tại trong danh mục (thời gian nắm giữ dài hơn, độ tin cậy cao hơn, giá thị trường biến động mạnh hơn ) - Stress testing được sử dụng bổ sung cho VAR để đánh giá tác động của những biến đổi bất thường về giá. 39
  40. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 3. KIỂM SOÁT / GIÁM SÁT / BÁO CÁO RỦI RO: (Risk Control & Monitoring / Reporting): • Báo cáo tổng trạng thái rủi ro của ngân hàng (VAR, các yếu tố rủi ro định tính) • Giám sát tuân thủ chính sách quản lý rủi ro, trình tự thủ tục, hạn mức và giới hạn trong kiểm soát giao dịch. • Báo cáo, giám sát và phân tích đánh giá những trường hợp vượt hạn mức. • Minh bạch hóa công tác quản lý rủi ro. • Áp dụng những thông lệ tốt nhất trong quản lý rủi ro. 40
  41. 10 THÔNG LỆ TỐT NHẤT QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG 1. Xây dựng trình tự quản lý rủi ro thị trường cẩn trọng 2. Xem xét, quan tâm của các cấp Lãnh đạo (đặc biệt là LĐ cấp cao) 3. Áp dụng thông lệ tốt nhất vào khuôn khổ quản lý rủi ro 4. Triển khai mô hình tổ chức phù hợp 5. Đầu tư vào công nghệ hiện đại 6. Sử dụng các giao dịch phòng ngừa rủi ro (Swap, IRS, FRA, Option ) 7. Thực hiện đánh giá lại theo giá thị trường (Marking to Market) 8. Xây dựng quy trình giao dịch, tác nghiệp, quản lý an toàn 9. Đo lường, giám sát và quản lý – VaR, LCS 10. Phát triển mô hình định lượng nhằm đo lường rủi ro phù hợp 41
  42. BASEL II (2006) HIỆP ƯỚC BASEL VỀ VỐN Ủy ban Giám sát ngân hàng của Ngân hàng thanh toán quốc tế ban hành Hiệp ước yêu cầu về an toàn vốn có điều chỉnh rủi ro: – 1988 lúc đầu chỉ có nội dung QLRR tín dụng (Basel I) – 1998 bổ sung rủi ro thị trường – 2006 tiếp tục bổ sung rủi ro tác nghiệp (Basel II) 42
  43. BASEL II (2006) 3TRỤ CỘT (Minimum Capital (Supervisory (Market Discipline Requirement) Review Process) Requirements) Yêu cầu về Yêu cầu vốn Quy trình đánh giá quy tắc thị tối thiểu Giám sát trường 43
  44. BASEL II (2006) BASEL 1 BASEL 2 Vốn yêu cầu tối thiểu: • Trụ cột 1: Vốn yêu cầu tối thiểu Total Capital Total Capital CAR = >= 8% CAR = >= 8% Total R-W assets Total R-W assets (Credit risk + Market risk) (Credit risk + Market risk + Operational risk) Những thay đổi chính: 1. Mở rộng hơn trọng số rủi ro và giới thiệu phương pháp tiếp cận dựa trên định hạng nội bộ (IRB). 2. Thừa nhận đầy đủ hơn về TS thế chấp. 3. Cải tiến cách giải quyết đối với cho vay chứng khoán hóa và các loại cho vay đặc biệt khác. 4. Bổ sung nội dung rủi ro tác nghiệp và giới thiệu phương pháp tiếp cận đo lường rủi ro tác nghiệp • Trụ cột 2: Đánh giá giám sát • Trụ cột 3: Quy tắc thị trường (công bố nhiều thông tin) 44
  45. KẾT LUẬN: Quản lý rủi ro thị trường hiệu quả đem lại lợi ích cho ngân hàng! • Phân bổ vốn có hiệu quả nhằm khai thác tối đa mối quan hệ rủi ro/lợi nhuận để đạt được kết quả cao nhất. • Định giá sản phẩm chính xác hơn • Cảnh báo sớm những dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn có khả năng tác động đến hoạt động kinh doanh • Giảm biến động bất thường đến thu nhập • Tăng giá trị cổ phần 45
  46. QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG TẠI BIDV
  47. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC Quản lý rủi ro thụ động . ??? Quản lý rủi ro chủ động . ✓ 47
  48. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC • Quản lý rủi ro thụ động: – Quản lý sau đối với các hoạt động kinh doanh CÓ PHÁT SINH RỦI RO. – Giám sát và quản lý giới hạn VAR. – Đơn thuần thực hiện báo cáo kết quả đã xảy ra (hàng ngày). 48
  49. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC • Quản lý rủi ro chủ động: – Quản lý trước và trong quá trình của các hoạt động kinh doanh CÓ PHÁT SINH RỦI RO. – Thực hiện giám sát trong quá trình hoạt động kinh doanh, cảnh báo những ngưỡng rủi ro – Đánh giá lại theo giá thị trường – Báo cáo rủi ro + phân tích rủi ro 49
  50. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC I. Những công việc đã đạt được: - Thay đổi mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ theo thông lệ quốc tế - dự án TA2: QLRR độc lập về mô hình, nhiệm vụ và kênh báo cáo; thực hiện QLRR trước, trong và sau quá trình hoạt động kinh doanh. - Xây dựng chính sách QLRR thị trường - Xác định một số hạn mức (Limit), kiểm soát giao dịch (LCS) - Đo lường rủi ro (Var ngoại hối, lãi suất, chứng khoán) - Thực hiện báo cáo QLRRTT hàng ngày - Nhận thức về QLRRTT đã được nâng cao - Trình độ cán bộ QLRRTT liên tục được cập nhật 50
  51. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC 1. Xây dựng mô hình tổ chức theo dự án TA: – TA1: tháng 8 năm 2004 thành lập Ban Quản lý rủi ro ➢ Gồm QLRR (Tín dụng, Thị trường, Tác nghiệp) và ISO. – TA2: năm 2008 thành lập Ban Quản lý rủi ro Tín dụng, Ban Quản lý rủi ro Thị trường & Tác nghiệp: ➢ Chức năng QLRR Tín dụng tách riêng sang Ban QLRR Tín dụng. ➢ Ban QLRRTT&TN thực hiện: QLRR Thị trường, QLRR Tác nghiệp, ISO, Phòng chống rửa tiền (AML). 51
  52. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC 2. Xây dựng chính sách QLRRTT: – Chính sách QLRRTT số 1165/QĐ-HĐQT ngày 25/11/2009 của Hội đồng Quản trị – Quy định rõ khung quản lý rủi ro thị trường, các công cụ, phương pháp quản lý được áp dụng - phù hợp với mô hình tổ chức, trình độ quản lý, trình độ công nghệ và quy mô hoạt động kinh doanh hiện tại của BIDV. – Quản lý tập trung tại HSC. – Quy định rõ trình tự thủ tục phê duyệt chính sách, mức chấp nhận rủi ro, giới hạn, hạn mức và các công cụ quản lý liên quan. 52
  53. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC 3. Đề xuất hạn mức VAR: – Quan điểm đề xuất hạn mức mới: hạn mức đưa ra những giới hạn, phạm vi cho hoạt động kinh doanh phát triển một cách an toàn, bền vững. – Hạn mức không phải liên tục điều chỉnh theo hoạt động kinh doanh cho "phù hợp với thực tế" – Hạn mức rủi ro tối đa, hạn mức rủi ro kỳ vọng cao, hạn mức rủi ro kỳ vọng thấp. 53
  54. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC 4. Tính VAR thực tế cho lãi suất, ngoại hối, trái phiếu kinh doanh theo phương pháp mô phỏng lịch sử: – Chương trình báo cáo nhanh QLRR ngoại hối, lãi suất – Sử dụng bảng tính Excel QLRR chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) – Chuẩn bị dữ liệu lịch sử: giá trái phiếu, tỷ giá USDVND, – Các công việc liên quan khác 54
  55. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC 5. Báo cáo rủi ro: – Trên cơ sở khả năng hiện có, lập báo cáo đánh giá rủi ro hàng ngày: • Phân tích trạng thái kinh doanh hiện thời • Báo cáo thực trạng rủi ro hiện thời trên từng lĩnh vực • Báo cáo các hạn mức bị vượt, các quy định LCS bị vi phạm • Thông tin thị trường (vắn tắt) • Đưa ra nhận định ngắn gọn về đánh giá rủi ro trên cơ sở trạng thái hiện thời và tình hình biến động của thị trường. – Nơi nhận: Ban Lãnh đạo và Lãnh đạo các ban liên quan. – Thực hiện báo cáo hàng ngày qua hệ thống email, báo cáo trên trang web 55
  56. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC II. Định hướng cho giai đoạn tiếp theo: - Đào tạo cán bộ: cán bộ trực tiếp làm công tác QLRR và cán bộ các bộ phận trực tiếp kinh doanh (tạo ra trạng thái có rủi ro). - Đầu tư công nghệ tiên tiến - Thực hiện kiểm soát giao dịch và hạn mức đối với những hoạt động kinh doanh tiền tệ. - Thử nghiệm khủng hoảng - Nghiên cứu, phát triển mô hình nội bộ (internal model) 56
  57. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC 1. Thử nghiệm giới hạn (stress testing): - Áp tình huống điều kiện thị trường giả định – theo chiều hướng bất lợi vào trạng thái hiện thời thực hiện thử nghiệm giới hạn nhằm kiểm tra khả năng chịu đựng của ngân hàng. - Phân tích - báo cáo. 57
  58. CHẶNG ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC 2. Đầu tư công nghệ tiến tiến: – Chương trình Treasury – Chương trình quản lý khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất. – Chương trình quản lý thanh khoản – Chương trình quản lý rủi ro thị trường. – 58
  59. Trao đổi & Thảo luận 59